6. Cấu trúc của đề tài
2.1.2 Tình trạng ly hôn tăng cao
Hiện nay, không chỉ Nhật Bản, tình trạng đổ vỡ trong hôn nhân ngày một gia tăng đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, có trình khoa học kĩ thuật tiên tiến. Theo như cuộc tổng điều tra dân số năm 2005 của bộ phúc lợi xã hội và nội các chính phủ, tỉ lệ ly hôn của Nhật Bản thì Nhật xếp thứ 22 trên thế giới cứ 1000 người có khoảng 2.4 người ly hôn. Đứng đầu là Nga 5.1 người, Mĩ là 4.8 người và có xu hướng ngày một tăng cao.
Tỉ lệ ly hôn hiện nay của Nhật Bản đã chiếm đến 37% trong tổng số người kết hôn, tức là cứ 3 người đã kết hôn ở Nhật sẽ có một người rơi vào tình trạng ly hôn. Đây quả là một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội và gia đình Nhật Bản. Từ tháng 4 năm 2007, tỉ lệ ly dị ở Nhật tăng đáng kể, đặc biệt ở những đôi vợ
đầu tiên phụ nữ Nhật có quyền được hưởng nửa số lương hưu của chồng nếu hôn nhân đến hồi kết. Chính do sự thay đổi này càng làm cho tỉ lệ ly hôn ở Nhật còn tăng cao hơn nữa.
Vạn người
Biểu đồ: 2.3
Thống kê dân số của bộ phúc lợi xã hội ngày 1 tháng 1 năm 2010
“Nguồn:http://hamamuratakuo.blog61.fc2.com/blog-entry-81.html”[29] Từ năm 1947 đến 2009 năm có số người ly hôn thấp nhất đó là năm 1961 và nhiều nhất đó là năm 2002. Bảng biểu: 2.1 Bảng so sánh tỉ lệ ly hôn năm 1961 và 2002 Bảng so sánh tỉ lệ ly hôn năm 1961 và 2002 Năm 1961 ( số vụ ly hôn thấp nhất) Năm 2002 (số vụ ly hôn cao nhất) Số vụ ly hôn 609323 2809836 Tỉ lệ ly hôn 0.74 2.30
Tỉ lệ gia tăng 4.18 lần 3.10 lần
Theo như bảng so sánh thống kê trên, trong vòng 41 năm từ năm 1961 đến 2002 con số ly hôn năm 2002 đã gấp 4.18 lần năm 1961, và tỉ lệ ly hôn đã gấp 3.1 lần.
Bảng biểu: 2.2
Những con số ly hôn trong vài năm gần đây
Năm Số vụ ly hôn 2009 253000 2008 251136 2007 254832 2006 257475 2005 261917 2004 27804 2003 283854 2002 289836 2001 285911 2000 264246 1999 25529 1998 243183 1997 222635 1996 206955 1995 199016
“Nguồn : Theo thống kê dân số năm 2010 của bộ phúc lợi xã hội http://www.before-divorce.com/divorcerate/”[25]
Nhìn chung, hôn nhân ngày nay rất dễ bị đổ vỡ, con số tỉ lệ ly hôn ngày càng cao. Trong khi đó tỉ lệ kết hôn ngày một giảm, những lý do được đưa ra để đi đến hôn nhân vô cùng đơn giản hoặc chẳng có chút hợp lý nào như : chia tay vì không hợp nhau, vì tình yêu không còn nữa, vì có tình yêu mới, hay vì điều kiện kinh tế… Nhưng chính các vợ chồng mới cưới có thời gian chung sống từ 0
đến 4 năm lại chiếm đến hơn 30% trong tổng số cuộc ly hôn. Bảng biểu: 2.3 Số vụ ly hôn Tỉ lệ (%) Tổng 251,136 100 0~4năm 84,198 33.5 5~9 năm 55,004 21.9 10~14năm 33,606 13.4 15~19năm 24,264 9.7 Trên 20 38,920 15.5 Không rõ 15,144 6.0
Số vụ ly hôn qua thời gian chung sống năm 2008
“Nguồn: Thống kê dân số năm 2008 của bộ phúc lợi xã hội . http://www.before-divorce.com/divorcerate/”[25]
Từ bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng đối tượng ly hôn trong xã hội Nhật Bản chiếm tỉ lệ ly hôn cao trong thời kì đầu sau khi kết hôn.
Theo như cuộc thống kê của tòa án tối cao, tỉ lệ ly hôn được thành lập do ngoại tình rất nhiều và đứng thứ hai trong tổng số cuộc ly hôn. Với 68296 trường hợp ly hôn tham gia vào cuộc điều tra khảo sát lý do dẫn đến ly hôn thì có 32930 trường hợp ly hôn do không hợp nhau chiếm 48.1%, 17118 trường hợp li hôn do ngoại tình chiếm 25%, chia tay do bạo lực là 15684 trường hợp chiếm 22.9% tổng số cuộc ly hôn.
Cũng có những trường hợp đầy đau thương và ngang trái như trong phim hay tiểu thuyết, đó mãi là vấn đề muôn thuở xảy ra xung quanh chúng ta. Nếu như chúng ta thửđọc những câu chuyện xa xưa, hay xem những bài báo
về các quốc gia khác trên thế giới thì bất cứ khi nào bất cứở đâu cũng tồn tại sự phản bội và ngoại tình. Về mặt luật pháp của Nhật Bản, hành vi ngoại tình không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn bị coi là một hành vi bất chính về mặt đạo đức. Bảng biểu: 2.4 Lý do Nam Nữ Không hợp nhau 63.20% 46.20% Ngoại tình 19.30% 27.50% Bạo lực 5.30% 30.80%
Ngược đãi về tinh thần 11.80% 23%
Phung phí 13.80% 17.50%
Đối xử không tốt với cha mẹ 17.60% 11.10% Không quan tâm gia đình 8.80% 15.70% Tính cách thất thường 14.50% 9.10% Không đưa tiền sinh hoạt 1.50% 22.00%
Bất mãn 11.10% 6.50%
Không sống chung 10.80% 3.10%
Hay rượi chè 2.20% 10.70%
Bệnh 3.40% 1.60%
Bảng số liệu biểu thị nguyên nhân dẫn đến ly hôn năm 2000
“Nguồn: cuộc điều tra thăm dò ý kiến giới trẻ từ 20 đến 34 tuổi trên toàn quốc về ly hôn http://tantei.web.infoseek.co.jp/rikon/geiin.html”[38]
Theo biểu đồ trên tỉ lệ các ông chồng chọn kết cục ly hôn với do “ không hợp nhau” chiếm tỉ lệ cao hơn các bà vợ. Thế nhưng, với lý do như “ vì bạo lực” hay “không đưa tiền sinh hoạt” thì tỉ lệ các bà vợ chọn kết cục ly hôn cao hơn. Khi thấy kết quả này chắc hẳn ai cũng phải ngạc nhiên với câu trả lời chia tay vì không hợp nhau, bởi vì theo thống kê hết 90% các cặp kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, tất nhiên họđã có thời gian yêu đương tìm hiểu nhau đáng lẽ họ
phải vô cùng hợp nhau mới đúng. Hơn nữa, không chỉ hiểu được tính cách của nhau, họ lấy nhau còn vì muốn gắn bó với nhau trọn đời trọn kiếp. Thế nhưng lý do đưa ra để đi đến ly hôn lại xuất phát từ trong mối liên hệ khắng khít tưởng như
da với thịt. Nếu như chúng ta lý luận như thế thì có thể có được những lời giải thích như: tính cách của con người có thể thay đổi sau khi kết hôn hay là sau khi sống với nhau một thời gian mới nhận ra hai trái tim không cùng một nhịp đập… Cho đến dạo gần đây lý do dẫn đến ly hôn do bạo lực đã trở thành vấn đề
thường xuyên được bàn luận trên cả các phương tiện thông tin đại chúng cũng là một sự việc cần phải chú trọng.
Những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ nhiều khi rất nhỏ nhặt, rất nhiều cặp chia tay chỉ vì cái tôi của riêng mình. Giới trẻ chỉ suy nghĩđơn giản rằng thích thì
đến không thích thì chia tay mà không biết cuộc hôn nhân tan vỡ buộc họ phải
đối mặt với nhiều hậu quả. Căn nguyên sâu xa của vấn đề là người trong cuộc không có quá trình chuẩn bị trước khi tiến tới hôn nhân. Họ ngộ nhận về tình yêu và bước vào đời sống hôn nhân với 3 số không tròn trĩnh: Không có tình yêu đích thực, không biết cách tổ chức cuộc sống và không biết cách giải quyết những vấn
đề nãy sinh.
Yêu vội, cưới gấp là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ đối với các cặp vợ chồng trẻ. Nhiều đôi không kịp trang bị cho mình những kỹ năng căn bản như sự chia sẻ, nhường nhịn và tựđiều chỉnh bản thân để thích nghi với cuộc sống hôn nhân.
Trên thực tế, có nhiều người xây dựng đời sống hôn nhân xuất phát từ động cơ kinh tế, chiều theo gia đình, thậm chí lập gia đình chỉ vì muốn trả thù ai
đó... Đến với nhau từ những lý do như vậy, gia đình tan vỡ là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, tư tưởng độc chiếm, gia trưởng của người chồng cũng đẩy hôn nhân đến vực thẳm.
Hiện nay, trào lưu ly hôn ở Nhật không chỉ xảy ra ở những cặp vợ chồng trẻ mà chính tỉ lệ những cặp vợ chồng già ở độ tuổi về hưu cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Lý do bởi vì quan hệ vợ chồng có vẻ tẻ nhạt, được biểu lộở những cặp
vợ chồng đã có tuổi, khi người chồng về hưu. Chính vào thời gian này các bà vợ
thường chấm dứt sự che giấu những bực dọc, tức giận, không hài lòng xưa kia cứ
phải giấu kín trong lòng và bắt đầu công khai phản đối chồng, không còn yêu quý và kính trọng ông ta như trước nữa. Minh chứng cho điều này là các bà thường hay dùng từ sôdaigomi (chỉ những loại rác kềnh càng to lớn), thực ra dùng để chỉ