Những vấn đề trong mối quan hệ gia đình hiện nay

Một phần của tài liệu Đề tài NHỮNG vấn đề GIA ĐÌNH NHẬT bản HIỆN đại (Trang 34)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2Những vấn đề trong mối quan hệ gia đình hiện nay

nhà vì không được vứt đi để ám chỉ người chồng. Đối với những người phụ nữ

thì chồng họ trở nên vô tích sự từ lúc người đó không còn là người kiếm tiền nuôi sống gia đình. Chấm dứt cuộc sống lao động, một ngày ở nhà không có việc gì, những người như vậy được các bà gọi bằng từ Sôdaigomi. Khi những người chồng đã về hưu đòi hỏi Meshi (cơm) ocha (trà) thì vợ ông ta, dĩ nhiên đáp lại một cách lạnh nhạt và khuyên ông ta hãy tự phục vụ cho mình. Từ sôdaigomi còn

được sử dụng trong những trường hợp khi người chồng chẳng biết gì ngoài công việc ở công sở, xí nghiệp trước đây, nay về hưu một cách im lặng, trở thành gánh nặng cho gia đình, không biết làm bất cứ việc gì trong gia đình. Hiện nay trào lưu bỏ rơi những ông chồng đã về hưu ở Nhật đang có xu hướng tăng nhanh.

Ly hôn vì bất kỳ nguyên nhân gì đi chăng nữa thì nó cũng kéo theo hậu quả đáng buồn mà ngừơi hứng chịu đầu tiên là các thành viên của gia đình đó (vợ, chồng, con cái)…Thường phụ nữ và trẻ em là những người gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề nhất. Trẻ nhỏ sau khi ly hôn thường được chăm sóc không tốt (do bố mẹ sau khi ly hôn thường đi bước nữa hoặc một trong hai người ở vậy nuôi con, vấn đề con chung, con riêng .v.v.) nên trẻ dễ bị khủng hoảng tâm lý.

Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em bỏ nhà đi lang thang và phạm tội.

2.2 NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH HIỆN NAY NAY

Trước chiến tranh, người chồng có toàn quyền đối với người vợ. quyền hành của người chồng và sự phụ thuộc của người vợ trong gia đình đã được luật pháp cũng như tập quán và đạo đức khẳng định. Người chồng có toàn quyền đối với tài sản của mình, vợ con cũng như hoạt động kinh tế, nghỉ ngơi, giải trí của họ… Người vợ chỉ có việc vâng lời tuân theo, không có sự kêu ca, phàn nàn ngay

cả khi chồng họ có “quan hệ” công khai với người phụ nữ khác. Họ là người phải chịu nhiều bất công, bất bình đẳng thậm chí còn bị xếp vào cùng một hạng với những kẻ tiểu nhân.

Tuy nhiên những cải cách sau chiến tranh được tiến hành do áp lực của các lực lượng tiến bộ, các phong trào đòi cải cách dân chủ đã dẫn đến thay đổi những điểm cơ bản trong hiến pháp điều chỉnh các mối quan hệ qua lại giữa các cặp vợ chồng. Theo các bộ luật đã được ban hành sau chiến tranh thế giới thứ II, phù hợp với điều 24 của hiến pháp thì quan hệ vợ chồng đều bình đẳng, có quyền như nhau.

Những năm sau chiến tranh có nhiều tác động quan hệ vợ chồng, do ngày càng có nhiều phụ nữ lập gia đình bị cuốn hút vào công việc sản xuất, dịch vụ v v… Điều này khách quan mà nói phần phần nào đã làm yếu đi sự phụ thuộc của họ vào chồng về mặt vật chất và do đó đã làm vị trí của họ trong gia đình bình

đẳng hơn.

Nếu như năm 1962, cả nước có có 8 triệu phụ nữ làm việc trong tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như dịch vụ, trong đó 32.7% đã có chồng thì năm 1980 số

lao động nữ đã tăng lên 13.5 triệu, trong đó 57.4% đã có chồng con. Năm 2002 có 27 triệu 330 ngàn phụ nữ làm việc trong tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như

dịch vụ, chiếm 40.85% lực lượng lao động trong xã hội, trong đó khoảng 60% đã có chồng con.

Tại Nhật Bản, 60% phụ nữ ở vào khoảng 30 tuổi tham gia thị trường lao

động nhưng đây là một con đường đầy gian nan. Thông tín viên của báo Les Echos từ Tokyo cho biết, đối với một cô nữ sinh vừa tốt nghiệp tìm được công việc đầu tiên là một kỳ công.

“Nguồn: Trần Mạnh Cát, gia đình Nhật Bản, 61”[13]

Bên cạnh đó hiện tượng tanshinfunin hay chế độ làm việc của người làm công ăn lương thời nay của Nhật Bản có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề nãy sinh trong gia đình hiện nay, như tổn thất về mặt tinh thần của các cặp vợ chồng là do nhịp độ lao động căng thẳng hàng ngày của các ông chồng. Họ thường trở

về nhà rất muộn với thể xác mỏi mệt, họ không muốn trao đổi với vợ về công việc của mình mà chỉ muốn đi ngủ ngay. Các ông chồng Nhật Bản ngày càng

cảm thấy bị áp lực do nhiều công việc chồng chất lên họ, đặt biệt là những người làm công ăn lương. Họ buộc phải làm việc đến khuya, sau giờ làm việc họ đi uống rượu (o-sake) với nhau và chơi madzan với bạn bè hoặc đồng nghiệp cùng cơ quan để thư giãn và để công việc tiến triển tốt đẹp hơn thông qua củng cố các mối quan hệ. Họ thường trở về nhà rất muộn, thương là sau 10,11 giờ đêm, vào lúc đó họ chẳng còn thời gian vui chơi với các con cái hay dạy chúng học vì lúc

đó đã đi ngủ rồi. Khi đi làm về, họ cũng chỉ còn đủ thời gian tắm rửa, ăn tối, đọc qua loa tờ báo rồi đi ngủ để ngày hôm sau lại tiếp tục một ngày làm việc mệt nhọc. Và như vậy họ cũng chẳng có đủ thời gian hỏi han, tâm sự với vợ nữa. Đối với họ trong bối cảnh như vậy, căn nhà dường như chỉ là nơi để họ về ngủ đêm

để lấy lại sức khỏe cho một ngày làm việc mới mà thôi. Thiếu sự thông cảm, sự

gắn bó vợ chồng được biểu hiện trong rất nhiều gia đình người Nhật Bản, trong mối quan hệ thụ động về mặt thể xác của các ông chồng với vợ. Tính thụ động như vậy thường do hậu quả của công việc căng thẳng hàng ngày ở công sở, nhà máy,…làm cho các ông chồng cảm thấy mệt mỏi, không muốn gần vợ.

Từ những thay đổi trong đời sống kinh tế cũng như xã hội đã làm cho gia

đình Nhật thay đổi về nhiều mặt, và xuất hiện nhiều căn bệnh trong gia đình.

2.2.1 Hiện trạng bạo lực trong gia đình

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta có rất nhiều hình thức bạo lực xảy ra. Có không ít người đang âm thầm chịu đựng vấn đề này. Bạo lực trong gia đình còn được gọi tắt là DV. D là chữ viết tắt của “Domestic = trong gia đình”, V là Violence=bạo lực. Các hình thức trong bạo lực gia đình như: chồng đánh đập vợ, cha mẹ bạo lực với con cái, con cái đối với cha mẹ, bạo lực giữa anh em … Bạo lực trong gia đình thì không thể nêu lên một cách rõ ràng, nhưng tóm lại là những hành động gây nên tổn thương không chỉ về thể chất mà cả về tinh thần.

Nhưng trong giai đoạn hiện nay từ “DV” cũng được sử dụng để gọi tình trạng bạo lực trong những quan hệ thân thiết như người yêu, đây là một hành

động xâm phạm nhân quyền không thể tha thứ. Hiện nay những hành động bạo lực rất dễ xảy ra phức tạp và dễ dàng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng,

vì vậy việc đưa ra những phương pháp giải quyết và hạn chế bạo lực trong gia

đình là vô cùng quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo như báo cáo của cục cảnh sát Tokyo, tại Nhật Bản vào năm 2006, những vụ bạo lực gia đình đã tăng một cách báo động với tổng số là 18236 vụ

hơn năm 2005 8% vượt qua cả con số kỷ lục vào năm 2002.

Thời gian gần đây Cục cảnh sát Tokyo thường ban hành những báo cáo về

tình trạng bạo lực gia đình, đó là những hoạt động nhằm củng cố về mặt luật pháp, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bình đẳng về nhân quyền xóa bỏ bạo lực trong gia đình.

Trong tổng số nạn nhân bị bạo lực thì nữ giới chiếm đến 98.8% tùy vào từng lứa tuổi khác nhau: độ tuổi 30 chiếm 37.6%, độ tuổi 20 là 21.6%, độ tuổi 40 là 20.1%, độ tuổi 50 là 5.9%. Trong đó có 908 vụ có thương tích, và số vụ có án mạng vì bạo lực trong năm đã lên tới 62 vụ.

“Nguồn:http://www.afpbb.com/article/lifeculture/life/2192030/1398704” [23] Theo tờ báo Parisien ngày 2 tháng 10 cho thấy vào năm 2007 có 166 vụ giết người mà thủ phạm và nạn nhân đang hoặc đã từng là vợ chồng. Ở Nhật vào năm 2006, con số này cũng lên đến 117 vụ, từđó cho chúng ta thấy trung bình 2- 3 ngày sẽ có 1 người bị sát hại, con số này hằng năm đều có khoảng hơn 100 vụ. Vào năm 2005 con số bạo lực được cơ quan công an can thiệp là 47500 vụ (bằng năm 2004 + 31%) và hầu nhưđối tượng bị bạo lực đó là phụ nữ. Khi họ bị chồng

đối sử bằng bạo lực mặc dù họ không phải là những con người yếu đuối nhưng

để tránh lời đàm tiếu bàn tán không hay họ thường im lặng chịu đựng không than vãn. Vì thế mà con số bạo lực, trong thực tế có thể nhiều hơn những con số kia, mặc dù cũng có trường hợp sau khi bị đánh đập họ phải tránh sang nhà bạn bè hay có cả trường hợp phải nhập viện nhưng vì yếu lòng khi những ông chồng chạy đến tỏ vẻ hối hận xin tha thứ thì hầu như những người phụ nữấy lại bỏ qua và tiếp tục cuộc sống cam chịu. Còn về phía các ông chồng vô tâm kia lại rất giỏi về mặt thuyết phục này. Trung bình mỗi ngày có khoảng 250 cuộc điện thoại đến tổng đài 3919 để tư vấn về vấn đề bạo lực trong gia đình. Tại đây mỗi ngày tiếp nhận rất nhiều lá thư vô danh bày tỏ về tình trạng gia đình, đây là tổng đài cho họ

những người bị bạo lực luật sư hoặc cả nơi lánh nạn của bà mẹ và trẻ em khi bị

bạo lực.

“Nguồn:http://www.ilyfunet.com/actualites/a-propos/642_apropos.html” [32] Theo như báo cáo của liên đoàn bảo vệ trẻ em thế giới Unicef thì bạo lực trong gia đình có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần trẻ em được công bố

ngày 1/8/2006. Theo như báo cáo này, trên thế có khoảng 375 triệu trẻ em hứng chịu bạo lực trong gia đình. Đây là số liệu được thống kê trên nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng con số thực tế được ước tính vượt qua con số này vì còn có rất nhiều trường hợp chưa được công khai. Trong số đó có cả trường hợp trẻ em bị

tổn thương nặng nề về thể xác bên cạnh đó cũng có trường hợp không hề bị tổn thương về thể xác, nhưng về mặt tinh thần thì bị tổn thương một cách nghiêm trọng. Đối với trẻ em thời kì này là một thời kì vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, việc chịu ảnh hưởng của bạo lực trong gia đình có thể gây nên những tác động xấu trong việc học tập của trẻ. Khi trưởng thành chính những trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực lại dễ trở thành thủ phạm gây nên bạo lực, hoặc dễ mắc một số bệnh tinh thần hơn các trẻ khác được nuôi dưỡng trong một môi trường yên bình. Mặt khác, có rất nhiều trẻ bị bạo lực khi trưởng thành góp sức vào công cuộc chống bạo lực gia đình và giúp đỡ những người bị

hại hết sức tích cực.

“Nguồn:http://www.hurights.or.jp/news/0608/b03.html”[31]

2.2.2 Cuộc sống của người già và trẻ nhỏ trong gia đình

Hiện nay với điều kiện kinh tế thay đổi ai nấy đều chạy theo nhịp sống thời đại thời gian dành cho gia đình bị hạn chế. Mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo lạnh nhạt. Thời gian gặp nhau của các thành viên trong gia đình hầu như rất hiếm. Chính vì không có thời gian để vợ chồng quan tâm

đến nhau, bố mẹ quan tâm đến con nhỏ, con cái quan tâm chăm sóc bố mẹ già… càng làm cho gia đình Nhật Bản trở nên dễ bị đổ vỡ, các thành viên dễ bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh xã hội đặc biệt là trẻ nhỏ.

Dạo gần đây xu hướng người mắc những căn bệnh thần kinh như khép kín (Hikikomori) hay trầm cảm (Utsubyou) ngày một tăng cao.

2.2.2.1 Căn bệnh khép kín

Hiện tượng hikikomori là hiện tượng rất thường gặp của trẻ em thời nay và đặc biệt là trẻ em Nhật Bản. Biểu hiện là sau giờ học ở trường chúng luôn kép kín chỉ ở yên trong phòng không hòa đồng không vui chơi cùng bạn bè cùng trang lứa, không gần gũi mà ngày càng xa lánh những người xung quanh ngay cả

bố mẹ chúng. Cũng có trường hợp mắc phải các chứng bệnh tâm thần hay tâm thần phân liệt phải nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên môn.

Hiện nay, giới nghiên cứu cho rằng khoảng hơn 1 triệu người mắc phải chứng bệnh khép kín, và đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đó chính là trẻ nhỏ. Bệnh khép kín (Hikikomori) đã trở thành một căn bệnh của xã hội Nhật Bản.Theo như KHJ hội nghiên cứu về tình trạng Hikikomori trên toàn quốc, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do những sự tác động từ bên ngoài như

bị trêu chọc, căng thẳng trong học tập, gặp khó khăn trong khi giao tiếp với mọi người, bị tổn thương do gia đình (bố mẹ bệnh, gia đình không hạnh phúc…), phần lớn là phát sinh từ bạo lực trong gia đình. Cũng có trường hợp không rõ nguyên nhân gây ra. Hơn 70% người mắc chứng bệnh này không ra khỏi phòng riêng của mình, hoặc họ chỉ ra ngoài vào ban đêm tránh gặp mặt mọi người, cũng có trường hợp họ bị căn bệnh này hơn 10 năm. Những đứa trẻ là trưởng nam hay trưởng nữ trong gia đình, hay những đứa trẻ có vẻ là hiền lành ngoan ngoãn là niềm tự hào của bố mẹ cũng như bản thân thì có khuynh hướng mắc phải căn bệnh khép kín nhiều hơn. Trong đó gần 90% là do bạo lực gia đình gây nên. Vì ý thức luôn phủ định tất cả những việc xảy ra trong cuộc sống nên cũng có trường hợp biểu hiện bằng những hành động như tự làm tổn thương bản thân, có ý định tự sát, bỏăn… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh thần kinh khác.

Là bậc phụ huynh của những đứa trẻ mắc phải chứng bệnh trên thì nếu không hiểu rõ được sự bất an của con cái mình, không chia sẻ chăm sóc và dạy dỗ đúng cách thì một khi nào đó chúng sẽ bị kiệt sức vì mệt mỏi. Vì chính cha mẹ là nguồn động viên và là liều thuốc tốt nhất giúp con trẻ điều chỉnh lại tinh thần mà bản thân chúng không có khả năng điều chỉnh. Hơn ai hết những người mắc phải căn bệnh trên chính bản thân họ vô cùng đau khổ. Vì thế mà

Hikikomori không chỉ là một chứng bệnh về tâm thần của từng cá nhân mà còn là một nỗi lo của cả xã hội.

Trong gia đình những ông bố hiện nay ít có thời gian dành cho việc trò chuyện gần gũi với con cái. Theo một cuộc điều tra của Nhật Bản thì những ông bố ở Tokyo dành ít thời gian để chơi với con và làm việc nhà hơn các ông bố ở

các thành phố châu Á khác. Trong số các ông bốđược hỏi ở Tokyo, chỉ có 37% dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày để chơi với con vào các ngày nghỉ cuối tuần. Con số đó ở Seoul là 50% và ở Bắc Kinh và Thượng Hải là khoảng 70%. Cuộc điều tra này được tiến hành bởi cơ quan cung cấp các dịch vụ giáo dục Benesse. Nó cũng tiết lộ rằng, các ông bốở Tokyo đi làm về muộn hơn các ông bốở các nước châu Á khác, với 40% về nhà sau 9 giờ tối so với 29% ở Seoul và một con số rất thấp là 3% ở các thành phố của Trung Quốc. Việc trò chuyện của các ông bố và con cái ít dần, trẻ em lớn lên trong môi trường cô đơn buồn tẻ làm cho chúng dễ

rơi vào tình trạng khép kín.

“Nguồn: Theo Vietnamnet/China Daily (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài NHỮNG vấn đề GIA ĐÌNH NHẬT bản HIỆN đại (Trang 34)