Một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học thiết ống, huyện bá thước

21 20 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học thiết ống, huyện bá thước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NHẰMĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ

THÔNG 2018 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIẾT ỐNG HUYỆN BÁ THƯỚC

-Người thực hiện: Dư Thị Việt Hà Chức vụ: P.hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thiết Ống SKKN Thuộc lĩnh vực: Quản lý

Trang 3

Như chúng ta đã biết đội ngũ giáo viên (GV) được xem là nguồn lực quantrọng của các cơ sở giáo dục, nhà trường và xã hội Trong một công trình nghiêncứu về giáo dục, tác giả Raja Roy Singh (1994) khẳng định: “Không một hệthống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những GV làm việc cho nó” Nhậnđịnh trên phần nào phác họa bức tranh mô tả khái quát trọng trách cao cả củangười GV, nhất là bối cảnh giáo dục đang có nhiều khởi sắc và thay đổi trongthế kỷ XXI Điều này cũng phản ánh thực tiễn phát triển giáo dục, theo đó chấtlượng giáo dục không thể cao hơn chất lượng đội ngũ GV mà chính nền giáodục ấy đã tạo ra.Chính vì vậy đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết vàxu thế mang tính toàn cầu.

Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ, đã ban hành quyếtđịnh số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoagiáo dục phổ thông Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 củaQuốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thôngnhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổthông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyểnnền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diệncả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềmnăng của học sinh”.

Công cuộc đổi mới giáo dục thời gian qua đề cập khá nhiều đến mục tiêunâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Một số chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước ngày càng quan tâm công tác bồi dưỡng GV, tạo cơ hộithúc đẩy sự chuyển biến về cách thức tổ chức quản lý nhà trường và quản lýcông tác bồi dưỡng GV nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục Chỉthị 40-CT/TW của Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục nêu rõ: “Trước yêu cầu mới của sựphát triển giáo dục thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo vàCBQL giáo dục có những hạn chế, bất cập Số lượng GV còn thiếu nhiều, đặcbiệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cơ cấu GV đang mấtcân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền Chất lượng chuyên môn,nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu…” Ngoài ra, chỉthị còn xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm là: “Tiến hành rà soát, sắpxếp lại đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảođảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệpvụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục” Trước những thay đổi trên,CBQL nhà trường cần thể hiện vai trò, trách nhiệm ngày càng cao, đồng thờităng cường hơn nữa năng lực quản lý nhà trường, quản lý công tác bồi dưỡngGV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

Nghị quyết TW2 khoá 8 của Đảng đã khẳng định: “Đội ngũ giáo viên lànhân tố quyết định chất lượng của giáo dục & đào tạo và được xã hội tôn vinh”.Bởi vì người thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc hoàn thiện nhân cách một conngười, đào tạo những con người có ý tưởng cao đẹp, những con người chân

Trang 4

chính đủ phẩm chất “Đức, Trí, Thể, Mĩ” đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Hơnai hết đội ngũ giáo viên phải là những người đi tiên phong, gánh vác sứ mạngmà lịch sử giao phó.

Là người lãnh đạo quản lý trường Tiểu học cần nhận thức đúng đắn vaitrò, vị trí, nhiệm vụ hết sức quan trọng mà xã hội đặt ra cho giáo dục Yêu cầunhà quản lý phải có kế hoạch và những biện pháp xây dựng phát triển đội ngũđạt tiêu chuẩn về chất lượng như xã hội yêu cầu Coi công tác xây dựng đội ngũgiáo viên là mục tiêu đặt lên hàng đầu và được làm thường xuyên, liên tục đểđáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018(CTGDPT 2018).

Thực tế cho chúng ta thấy ở mỗi trường Tiểu học không phải tất cả mọigiáo viên đều có trình độ và phương pháp giảng dạy như nhau (có giáo viên nổitrội về kiến thức, lại có giáo viên nổi trội về kỹ năng), mà đòi hỏi về chất lượnggiáo dục ngày một cao hơn, khắt khe hơn Là một phó hiệu trưởng phụ tráchchuyên môn trong nhà trường tôi không khỏi băn khoăn lo lắng và luôn đặt câuhỏi cho mình? Bằng cách nào để đưa chất lượng hiệu quả các hoạt động dạy &học trong nhà trường đạt kết quả cao? Trước hết người giáo viên giữ vai tròquyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệc là việc bắt tay vàothực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Ta có thể khẳng định chắcchắn rằng không có một loại công cụ máy móc nào có thể thay thế được vai tròcủa người thầy trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người Vì vậy việc xâydựng tập thể đội ngũ giáo viên là công việc vô cùng quan trọng thôi thúc bản

thân tôi xây dựng, nghiên cứu và chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng độingũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018ở trường Tiểu học Thiết Ống, huyện Bá Thước".

1.2.Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểuhọc tại trường tiểu học, từ đó xây dựng biện pháp quản lý công tác bồi dưỡngGV tiểu học phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiểu học, đápứng mục tiêu đổi mới giáo dục.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học ThiếtỐng- Bá Thước- Thanh Hóa”

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luậnPhương pháp nghiên cứu thực tiễnPhương pháp điều tra

Phương pháp trắc nghiệm

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trang 5

2 NỘI DUNG2.1 Cơ sở lí luận:

Mục tiêu chung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinhlàm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã họcvào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp,biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cáchvà đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đónggóp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường phụ thuộc vào chất lượng độingũ giáo viên, bởi nếu có những giáo viên vững về kiến thức, phương phápgiảng dạy thì mới truyền tải đầy đủ, rõ ràng sâu sắc mọi tri thức tới học sinh mộtcách tốt nhất Là người quản lý muốn xây dựng một nhà trường vững mạnh,phát triển và phát triển bền vững thì lãnh đạo nhà trường phải tạo điều kiện chođội ngũ giáo viên học tập rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năngsống và nhân cách đạo đức của mình Điều 14 Chương I Luật giáo dục đã nêurõ vai trò của đội ngũ giáo viên trong giáo dục: “Nhà giáo giữ vai trò quyết địnhtrong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập,rèn luyện, nêu gương tốt cho người học”.

Giáo viên tiểu học là người tham gia giảng dạy, là lực lượng chủ yếu giữvai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo của nhàtrường, là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của nhàtrường Vì vậy việc chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm,là ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý hiện nay.

Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục.Họ là những người khẳng định thương hiệu của nhà trường Vai trò của họ làđược hưởng ứng sự thay đổi của nhà trường, tham gia vào xây dựng và thựchiện kế hoạch chiến lược phát triển và quyết định sứ mệnh của nhà trường Thựchiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡngvà chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục về chính trị, tưtưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn.

Tóm lại: Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là những người trực tiếp

thực hiện công cuộc đổi mới GDPT Chương trình GDPT 2018 chỉ thành côngkhi đội ngũ này có đủ năng lực và có động lực đổi mới Do đó cần chuẩn bị độingũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; phối hợp thựchiện tốt công tác bồi dưỡng GV thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.Để mỗi người trong cuộc đổi mới giáo dục phổ thông không chỉ làm mới mìnhtrong tư duy giáo dục mà còn trong cả hành vi giáo dục, không chỉ làm mớimình trong phương pháp giáo dục mà còn trong cả thách thức lựa chọn phươngpháp giáo dục Chính vì vậy là người cán bộ quản lý tôi xác định rõ việc xâydựng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông2018 hiện nay là vô cùng cấp thiết, đây là việc làm thường xuyên, liên tục.

2.2 Thực trạng việc xây dựng đội ngũ ở trường Tiểu học Thiết Ống.

2.2.1.Vài nét về đặc điểm tình hình của nhà trường:

Trang 6

Năm học 2020 - 2021 Trường tiểu học Thiết Ống được sáp nhập từ trườngTiểu học Thiết Ống 1 và Trường TH Thiết Ống 2 với 39 cán bộ giáo viên Trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học: 24 đ/c (61,5%); Cao đẳng là 11đ/c (28,2%);Trung cấp là 4 đ/c (10,2%) Chia theo độ tuổi: GV từ 20 – 29 tuổi: 4 đ/c (10,1%);GV từ 30 – 39 tuổi: 7 đ/c (18%); GV từ 40 - 49 tuổi: 18 đ/c (46,2%); GV từ 55-59tuổi: 10 đ/c (25,6%) Nhà trường có truyền thống dạy tốt học tốt, đội ngũ cán bộquản lý có năng lực, đoàn kết nhất trí, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình công tác, trìnhđộ chuyên môn khá vững vàng Có 08 GV giáo viên giỏi cấp Tỉnh và nhiều giáoviên đạt GVG cấp Huyện Lãnh đạo nhà trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệuCSTĐ cấp cơ sở Bên cạnh đó là sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ngành GD&ĐT,của Đảng uỷ chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của Ban đại diện chamẹ học sinh, của phụ huynh học sinh toàn trường đã tạo điều kiện và hỗ trợ lớn chocông tác giáo dục, giảng dạy của nhà trường liên tục đạt thành tích cao.

Những thuận lợi, khó khăn:

* Thuận lợi:

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhândân, UBND huyện, UBND xã Thiết Ống, lãnh đạo nhà trường và các ban ngànhđoàn thể đóng trên địa bàn xã, nhất là việc ban hành các chủ trương, chính sáchđầu tư cho Giáo dục và Đào tạo; công tác tham mưu, quản lý, chỉ đạo của ngànhtiếp tục có nhiều đổi mới mang lại hiệu quả tích cực, tạo niềm tin và động lựccho toàn trường giữ vững kỷ cương, trách nhiệm và uy tín Đội ngũ cán bộ quảnlý giáo dục và giáo viên ổn định, đảm bảo về số lượng và chất lượng, có tinhthần học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tạo được sựđồng thuận trong việc quyết tâm chấn chỉnh kỷ cương trong dạy học có ý thứcđổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giáo dục, trong quản lý.

* Khó khăn:

Trường mới được sáp nhập từ hai đơn vị thành một đơn vị, do số lượngcán bộ giáo viên đông, số lớp, số học nhiều(Tổng số HS toàn trường là 767/28lớp), trường chia thành 3 khu Chương trình dạy học lâu nay của hai đơn vị khácnhau (1 đơn vị thực hiện dạy – học chương trình hiện hành, 1 đơn vị thực hiệndạy – học mô hình trường học mới VNEN) Do vậy nhà trường gặp rất nhiềukhó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động dạy và học

Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường mặc dù tương đối đảm bảo, song vẫncòn thiếu thốn khá nhiều về các phòng chức năng, phòng học các môn đặc thù,phòng hoạt động riêng biệt cho các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

2.2.2 Thực trạng về đội ngũ của giáo viên nhà trường.

Giáo viên mới sáp nhập và GV trẻ mới nhận công tác khi mới tiếp cận với

Mô hình trường học mới VNEN, mọi cái đều mới lạ, bỡ ngỡ đối với giáo viênvà học sinh Giáo viên chưa nắm rõ bản chất, đặc trưng của Mô hình trường họcmới VNEN, lúng túng trong việc tổ chức lớp học, cảm xúc hồi hộp, lo lâu và cóđôi chút ái ngại Bởi lẽ, giáo viên đã quen thuộc với phương pháp dạy học trướcđây, giờ mọi thứ dường như thay đổi, liệu có đạt được những thành công? Hơnnữa, năm học 2020 -2021 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục

Trang 7

phổ thông 2018 đối với lớp 1 Chương trình mới đặt ra yêu cầu mới như: Thayđổi về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục; phương pháp, hìnhthức kiểm tra, đánh giá học sinh, Điều nay có thể gây ra những khó khănbước đâu cho GV vốn đã quen với cách nghĩ, cách làm trước đây Mọi thay đổiđều liên quan đến thay đổi thói quen và nếp nghĩ đã được hình thành trước đócủa giáo viên bởi lẽ trước đây GV lên lớp chỉ việc giải quyết hết nội dung trongSGK (truyền thụ kiến thức cho học sinh) Chính vì vậy tôi đã tiến hành đánh giálại thực trạng đội ngũ của nhà trường để sẵn sàng cho những thay đổi khi thựchiện đồng thời 2 nhiệm vụ đó là: Thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 vàthực hiện mô hình trường học mới VNEN với GV mới sáp nhập và GV trẻ mớinhận công tác nhằm định hướng cho việc thực hiện Chương trình GDPT 2018.Tôi nhận thấy hầu hết GV trong trường ở các nhóm sau:

-Nhóm GV công tác khoảng 5 – 7 năm (GV từ 20 – 29 tuổi), hầu hết là GVsáng tạo, nhanh nhẹn thích đổi mới và gần gũi với học sinh Tuy nhiên, các côlại đang vướng bận nhiều chuyện gia đình, con nhỏ nên thời gian dành chochuyên môn và sự tận tâm với các nhiệm vụ đổi mới còn ít.

-Nhóm GV công tác khoảng trên dưới 10 năm (GV từ 30 – 49 tuổi )là độingũ mạnh nhất trường hiện nay cả chuyên môn và thời gian cống hiến Tuy vậy,trong số này trình độ chuyên môn và sự nhiệt tình của mỗi người lại khác nhau.

-Nhóm GV từ 50 – 55 tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dụchọc sinh và giao tiếp, xây dựng mối quan hệ hài hòa với cha mẹ các em Tuynhiên, trong nhóm này có nhiều GV ngại thay đổi trong sử dụng các phươngpháp dạy học tích cực và gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tinvào dạy học.

Mặt khác do chất lượng giáo dục của nhà trường so với yêu cầu đổi mới vềCTGDPT còn nhiều hạn chế, nên giáo viên chỉ lo tập trung nhiều cho hoạt độngdạy - học mà không hứng thú nhiều đến tổ chức các sân chơi bổ ích tạo hứng thúcho học sinh để củng cố kiến thức và phát triển năng lực, phẩm chất Đây cũnglà nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu

đổi mới hiện nay Việc kiểm tra đánh giá giáo viên, chất lượng học sinh thực

hiện còn ít chỉ chủ yếu đánh giá qua các lần kiểm tra định kì, kiểm tra thườngxuyên, đột xuất, thi giáo viên giỏi cấp trường theo kế hoạch đã xây dựng nênchưa phát hiện kịp thời những mặt đạt được để phát huy, tìm ra những mặt hạn

chế để khắc phục của giáo viên và học sinh.

Xuất phát từ thực trạng trên, để phát huy hết thế mạnh của đội ngũ GV,thúc đẩy tinh thần học hỏi, chia sẻ và hợp tác một năm học đổi mới và thànhcông tôi đã tiến hành thực hiện các giải pháp quản lý xây dựng đội ngũ giáo viênnhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và chất lượng giáo dục tiểu học khi thựchiện CTGDPT.

2.3 Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề2.3.1 Tìm hiểu tình hình đội ngũ giáo viên về các mặt.

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ mới về đơn vị, bản thân tôi đã xác định: phảicố gắng bằng mọi giá để tiếp tục thực hiện thành công mô hình trường học mớivà thực hiện hiệu quả Chương trinh GDPT 2018 Tôi bắt đầu nghiên cứu, tìm

Trang 8

hiểu trình độ chuyên môn, quá trình công tác, sở trường nguyện vọng, xu hướngphát triển (triển vọng phát triển) hoàn cảnh từng gia đình GV Việc tìm hiểu nàyphải dựa vào tiêu chuẩn, yêu cầu của mỗi cương vị công tác để thấy được mặtmạnh, mặt yếu cơ bản Có nhiều biện pháp để nắm vững tình hình đội ngũ giáoviên:

- Qua hồ sơ

- Qua trò chuyện trực tiếp- Qua thực tiễn công tác- Qua dư luận tập thể

Tóm lại: Việc nắm tình hình cán bộ, giáo viên cần được tiến hành thường xuyên

nhưng phải có trọng tâm tới từng cán bộ, từng loại hình cán bộ hay từng mặt(phẩm chất, năng lực) trong những thời gian nhất định Cần tránh những địnhkiến ban đầu, nhìn con người một cách tĩnh tại khi tiếp xúc với đối tượng haynghiên cứu hồ sơ Cần tin tưởng lạc quan vào sự tiến triển của mỗi cá nhân trongnhững hoàn cảnh, điều kiện mới Tránh sự cực đoan, phiến diện khi đánh giá cánbộ giáo viên Sau mỗi học kỳ, mỗi năm học phải tổng hợp những nhận xét, đánhgiá về từng giáo viên một cách xác đáng, đúng mực Điều quan trọng là qua đóquản lý nhà trường đánh giá đúng triển vọng của từng cá nhân và có kế hoạchbồi dưỡng.

2.3.2 Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ trong nhà trường.

Mục tiêu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghềnghiệp là nhằm đưa ra những định hướng, tầm nhìn chiến lược phát triển đội ngũGV, chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực cần thiết, các phương án thực hiện, đồngthời cụ thể hóa kế hoạch của cấp trên về công tác bồi dưỡng GV phù hợp vớitình hình nhà trường Do nhu cầu và điều kiện thực tế ở các trường, địa phươngcó những điểm khác nhau nên việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theohướng chi tiết hóa tại các cơ sở giáo dục tiểu học là nhiệm vụ quan trọng và cầnthiết Việc thực hiện biện pháp Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV cụ thể, rõ

ràng cần phải xác định được: Xác định tầm nhìn, mục tiêu bồi dưỡng GV lâu dài

trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp; Xác định nội dung, phương pháp, hình thức bồidưỡng đa dạng, phong phú, thiết thực; Xác định đối tượng, lực lượng tham gia,các điều kiện nguồn lực và cách thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả

Nội dung bản kế hoạch cần rõ ràng, đảm bảo tính khoa học, thuận lợi trongtriển khai thực hiện và theo dõi quá trình bồi dưỡng, có các phương án dựphòng, bổ sung, điều chỉnh kịp thời qua đó nâng cao hiệu quả, chất lượng quảnlý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

Bản kế hoạch phải được phổ biến thống nhất trong toàn trường đảm bảocho GV và các bộ phận chức năng nắm vững, thông suốt kế hoạch của nhàtrường, từ đó xây dựng kế hoạch cá nhân và triển khai thực hiện kế hoạch bồidưỡng phù hợp với tình hình thực tế.

Việc lập kế hoạch xây dựng đội ngũ cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Xây dựng được một đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên đủ về số lượng,loại hình.

Trang 9

+ Đồng bộ cân đối về cơ cấu Nghĩa là có sự đồng bộ về ngành nghề, trongtrường có đủ cán bộ quản lý đủ các loại giáo viên, đủ các loại nhân viên.

+ Chuẩn và đồng bộ về trình độ chuyên môn.

Tóm lại: Nhà trường cần xây dựng được bản kế hoạch bồi dưỡng GV vừa mang

tính khái quát vừa đảm bảo yếu tố chi tiết, cụ thể về công tác bồi dưỡng GV Bởivì kế hoạch này vừa là căn cứ pháp lý vừa là chương trình hành động phục vụtriển khai công tác bồi dưỡng GV trên thực tế Việc thực hiện biện pháp Xâydựng kế hoạch bồi dưỡng GV cần thấy được sự biến động về nhân sự có thể xảyra trong thời gian từ 3-5 năm về số lượng giáo viên: Số giáo viên chuyển đến, sốgiáo viên chuyển đi, số nghỉ hưu và có kế hoạch bổ sung kịp thời Cần tránhthừa định biên, nhiều người mà ít việc Điều đó chẳng những gây nên tình trạnglãng phí mà còn là nguyên nhân gây mất đoàn kết trong nội bộ.

2.3.3 Sắp xếp, sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hợp lý đáp ứngyêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

a) Sắp xếp, sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý.

Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục.Họ là những người khẳng định thương hiệu của nhà trường Vai trò của họ làđược hưởng ứng sự thay đổi của nhà trường, tham gia vào xây dựng và thựchiện kế hoạch chiến lược phát triển và quyết định sứ mệnh của nhà trường.Chính vì vậy việc sắp xếp sử dụng cán bộ, giáo viên hợp lý đạt hiệu quả cao cầnđảm bảo nguyên tắc:

+ Quán triệt việc phân công đội ngũ giáo viên đúng trình độ chuyên mônđào tạo ở trường sư phạm, bởi trường sư phạm đã trang bị rất đầy đủ cho thầy côvề tri thức cũng như tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học Đây là cơ sở để nâng caochất lượng giáo dục, xây dựng đội ngũ cốt cán cho nhà trường.

+ Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo và lợi ích học tập củahọc sinh, bố trí xen kẽ giáo viên cũ với giáo viên mới, giáo viên có chuyên mônvững và giỏi với giáo viên còn yếu về chuyên môn trong cùng khối lớp, cùngnhóm soạn bài để họ có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

+ Đảm bảo phân công giảng dạy phù hợp năng lực và trình độ đào tạo(những giáo viên có kiến thức sâu rộng và phương pháp tốt thì phân công dạylớp 4,5 và những giáo viên nắm chắc về phương pháp sẽ dạy khối 1,2,3) Trongquá trình phân công lưu ý giảm giờ cho giáo viên nữ đang có con nhỏ, giáo viêncó hoàn cảnh khó khăn.

Ví dụ:

Đối với khối lớp 1 là lớp đầu cấp, cũng là năm đầu thực hiện CTGDPT 2018.Do đó cần lựa chọn đội ngũ giảng dạy lớp 1 là những giáo viên nhiệt tình có kinhnghiệm, có trình độ, có khả năng tiếp cận, tiếp thu nhanh và có khả năng hướng dẫnhọc sinh học tập, đồng thời biết chia sẻ kinh nghiệm cho nhau trong tổ chức thực hiệngiảng dạy đảm bảo đạt hiệu quả cao (đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng được cấpchứng chỉ)

Đối với các khối 2,3,4,5 nhà trường thực hiện dạy học theo mô hìnhVNEN đã được 8 năm Hầu hết giáo viên đã thuần thục phương pháp và tổ chức

Trang 10

dạy học theo mô hình trường học mới GV linh hoạt sáng tạo để đề xuất lớp dạyvà chỉ đạo các thành viên trong tổ thực hiện tổ chức dạy học đạt hiệu quả Đồngthời thường xuyên tổ chức cho giáo viên dự giờ thăm lớp, phân công giáo viêncó chuyên môn cứng để giúp đỡ chuyên môn cho giáo viên vừa sáp nhập trường.Từ đó giúp giáo viên dần làm quen với các môn học khác và phương pháp, hìnhthức dạy học theo mô hình VNEN.

- Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là công tác tổ chức và công tác cán bộ, Ban giám hiệu cần thấu đáo ưu điểm, khuyết điểm, năng lực, hoàn cảnh của từng giáo viên để phân công đúng năng lực sở trưởng của từng người, tạo niềm tin cho chính bản thân mỗi giáo viên trong nghề nghiệp Từ đó giáo viên sẽ tự khẳng định mình bằng cách cố gắng hoàn thành nhiệm vụ

- Ngoài việc phân công giảng dạy cho giáo viên, tôi còn tham mưu cho hiệutrưởng phân công giáo viên làm kiêm nhiệm các việc khác cho phù hợp với từnggiáo viên, sao cho tất cả các công việc của nhà trường mọi giáo viên đều tham gia.Việc phân công này giúp không gây áp lực cho giáo viên mà còn phát huy đượcnăng lực, sở trường của mình, tạo được sự đồng thuận, thoái mái, giúp giáo viênan tâm công tác, tự tin trong công việc để cống hiến, hiệu quả công việc sẽ caohơn.

Tóm lại: Để việc phân công giảng dạy có hiệu quả, phải xụất phát từ yêu cầu

của việc giảng dạy và đặt quyền lợi học tập của học sinh lên trên hết Bên cạnh đó phân công giáo viên cũng cần phải vì sự tiến bộ của cả tập thể sư phạm, tạo điều kiện để người đi trước rước người đi sau, người chưa có kinh nghiệm có cơ hội học hỏi, người giỏi kèm cặp người còn yếu Đồng thời chú ý đúng mức đến khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh bằng cách không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với tình hình thực tế của trường, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy Ban giám hiệu cũng cần nắm vững công tác phân công phải đi đôi với công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên Đội ngũ giáo viên qua quá trình đào tạo chuyên mônnghiệp vụ và thông qua quá trình kiểm tra, dự giờ thăm lớp để nắm chắc hơn vềnăng lực sư phạm Đồng thời chăm lo bồi dưỡng cho những giáo viên còn hạnchế trong việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao nghiệp vụ và bố trígiảng dạy phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018 Chú ý chọn lựađội ngũ cốt cán tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là người nhiệt tình, vững vàng vềchuyên môn, có tinh thần, trách nhiệm cao Việc phân công giáo viên đứng lớpphải được tiến hành ngay từ khi kết thúc năm học liền kề với năm học mới.

b) Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV.

Công cuộc đổi mới giáo dục thời gian qua đề cập khá nhiều đến mục tiêunâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Một số chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước ngày càng quan tâm công tác bồi dưỡng GV, tạo cơ hộithúc đẩy sự chuyển biến về cách thức tổ chức quản lý nhà trường và quản lýcông tác bồi dưỡng GV nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục.Bản thân đã xác định: phải là nòng cốt trong các hoạt động chuyên môn của

Ngày đăng: 23/05/2021, 09:07

Mục lục

    2. Thông tư số 28/2020/TT- BGD ĐT về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học