Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ_LUẬT
NĂM HỌC 2012
Trang 2MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT
1 Khái niệm 5
2 Đo lường lạm phát 6
3 Phân loại lạm phát 7
3.1 Phân loại trên cơ sở định lượng
3.2 Phân loại trên cơ sở định tính
4 Nguyên nhân của lạm phát 9
4.1 Theo quan điểm triết học 9
4.2 Theo quan điểm kinh tế học 12
4.2.1 Do cầu kéo
4.2.2 Do chi phí đẩy
4.2.3 Do lạm phát ỳ
4.2.4 Các nguyên nhân khác
5 Tác động của lạm phát 16
5.1 Tác động chung toàn xã hội
5.1.1 Đối với lạm phát được dự tính trước
5.1.2 Đối với lạm phát không được dự tính trước
5.2 Tác động từng lĩnh vực 20
5.2.1 Đối với lĩnh vực sản xuất
5.2.2 Đối với lĩnh vực lưu thông
5.2.3 Đối với lĩnh vực tiền tệ tín dụng
5.2.4 Đối với chính sách kinh tế tài chính của nhà nước
6 Biện pháp khắc phục 21
7 Lạm phát và tiền tệ 24
Trang 3CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1 Lạm phát Việt Nam qua các giai đoạn 26
2 Nguyên nhân 28
3 Các phương pháp chủ yếu chống lạm phát ở Việt Nam 29
3.1 Các giải pháp tiền tệ tài chính
3.2 Các biện pháp về ngân sách nhà nước
3.3 Các biện pháp về điều hành cung cầu thị trường
3.4 Về chỉ dạo điều hành
4 Lạm phát và vấn đề xử lý lạm phát của một số nước trên thế giới_Học tập và áp dụng vào Việt Nam 33
4.1 Mỹ
4.2 Nhật
4.3 Tăng trưởng kinh tế và chống lạm phát của “ Bốn con rồng” Châu Á…
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do thực hiện đề tài
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở ViệtNam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sựnghiệp phát triển kinh tế Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát đượcthực hiện ở nhiều các quốc gia trên thế giới Càng ngày cùng với sự phát triển đadạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càngphức tạp.
Việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạmphát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
2 Mục tiêu thực hiện đề tài
Hiểu được bản chất của lạm phát, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để giảiquyết vấn đề này.
3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề lạm phát ở Việt Nam và so sánh với các nước trên thế giới.
4 Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp tất cả các phương pháp như: thống kê, phân tích, bình luận, so sánh, liệt kê,
Tập hợp các nguồn tài liệu từ sách báo, internet,
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT1 Khái niệm
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng rộng lớn đếncác mặt của đời sống kinh tế xã hội Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tụctrong mức giá chung Điều này không nhất thiết có nghĩa là giá cả của mọi hàng hóavà dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỉ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bìnhtăng lên Lạm phát vẫn có thể xảy ra khi giá của một số hàng hóa giảm, nhưng giácả của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh.
Ví dụ: Nếu nền kinh tế năm nay có lạm phát10%/năm tức là mức giá cả chung trong nền kinh tế tănglên 10% so với năm trước đó Điều đó không có nghĩa làgiá cả của tất cả các hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷlệ là 10%, mà những hàng hóa khác nhau sẽ có những tỷlệ tăng khác nhau và thậm chí có mặt hàng giá giảmhoặc giá không đổi.
Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảmsức mua của đồng tiền Trong bối cảnh lạm phát, mộtđơn vị tiền tệ mua được ngày càng ít đơn vị hàng hóa và
dịch vụ hơn Hay nói một cách khác, trong bối cảnh lạm phát chúng ta sẽ phải chingày càng nhiều tiền hơn để mau một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định
Nếu thu nhập bằng tiền không tăng kịp tốc độ trực giá, thì thu nhập thực tế, tức làtức là sức mua của thu nhập bằng tiền sẽ giảm Do vậy, thu nhập thự tế tăng lên haygiảm xuống trong thời kì lạm phát phụ thuộc vào điều gì xảy ra với thu nhập bằngtiền, tức là phải chăng các cá nhân có nhận thêm lượng tiền đã giảm giá trị đủ để bùđắp cho sự gia tăng của mức giá hay không Người dân vẫn có thể trở nên khá giảhơn khi thu nhập bằng tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá.
Một điều quan trọng mà chúng ta cần nhận thức là lạm phát không chỉ đơn thuầnlà sự gia tăng của mức giá mà đó phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá Nếu nhưchỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá thì dường như mức giá chỉ đôt ngộtbùng lên rồi lại giảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó Hiện tượng tăng giá tạm thờinhư vậy không được gọi là lạm phát.
Trong trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát, diễn ra khi mức giá chungliên tục giảm Khi đó sức mua của đồng nội tệ liên tục tăng
Trang 62 Đo lường lạm phát
Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kì nhất địnhcác nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ lạm phát được tính bằng phần trămthay đổi của mức giá chung
Mức giá chung của nền kinh tế có thể được nhìn nhận theo hai cách: Mức giá làgiá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ và mức giá cũng là giá trị của tiền.
Mức giá chung được tính bằng: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh(GDP)
Tỷ lệ lạm phát cho thời kì t được tính theo công thức sau:
tt 1 100%t
t 1
P PP
Trong đó:t
: tỷ lệ lạm phát của thời kì t ( có thể là tháng quý hoặc năm)t
P : mức giá của thời kì t
t 1
P : mức giá của thời kì trước đó
Rõ ràng là, để tính được tỷ lệ lạm phát, trước hết các nhà thống kê phải quyếtđịnh sử dụng chỉ số giá nào để phản ánh mức giá Chỉ số giá bao gồm một số loạinhư:
Chỉ số giá tiêu dùng - CPI – Consumer Price Index: phản ánh tốc độ thay đổi giácác mặt hàng tiêu dùng chính đó là: thực phẩm, quần áo, nhà ở, chất đốt, vận tải và ytế.
P QCPI
0
Trang 7P : giá hàng hóa i ở năm t
Chỉ số giá bán buôn – WPI - Wholesale Price Index
Chỉ số giá sản xuất – PPI – Producer Price Index: nhóm hàng hóa chính dùng đểtính PPI là lương thực thực phẩm, các sản phẩm thuộc ngành chế tạo và khai khoáng.Trọng số là danh số của từng loại hàng hóa trong tổng doanh số các loại hàng hóađược dùng để tính Cách tính PPI tương tự CPI:
P QPPI
Người ta thường sử dụng chỉ số điều chỉnh (GDP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đểđo lường mức giá chung Tuy nhiên, nếu mục tiêu là xác định ảnh hưởng của lạmphát đến mức sống, thì rõ ràng chỉ số giá tiêu dùng tỏ ra thích hợp hơn Trong thựctế, các số liệu công bố chính thức về lạm phát trên toàn thế giới đều được tính trêncơ sở CPI.
3 Phân loại lạm phát
Tùy theo tiêu thức dùng để phân loại lạm phát mà có các loại lạm phát khácnhau Thông thường người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định tính.
3.1 Phân loại trên cơ sở định lượng
Đó là dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, phân theo cách nàythì lạm phát có các loại sau:
Lạm phát vừa phải – Mild inflation : Là loại lạm phát ở mức một con số - dưới
10%/năm Loại lạm phát này được xem là tích cực và cần thiết vì nó có khả năng tạođiều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế.
Lạm phát vừa phải được đặc trưng bởi mức giá tăng chậm và nhìn chung có thểdự đoán trước dược vì tính tương đối ổn định Đối với các nước đang phát triển lạmphát ở mức một con số được coi là vừa phải Đó là mức lạm phát bình thường mà nềnkinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trong bối cảnh đó, mọingười vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện giao dịch và kí các hợp đồng dài hạn tínhbằng tiền vì họ tin rằng giá và chi phí của hàng hóa mà họ mua và bán sẽ khôngchênh lệch quá xa.
Lạm phát phi mã – Galloping inflation – Là loại lạm phát ở mức hai đến ba con
số, từ 10%, 100%, 900% một năm Loại lạm phát này tác động tiêu cực đến nền
Trang 8kinh tế, với những hậu quả cực kỳ khó khăn cho đời sống kinh tế, xã hội, chính trịtrong nước.
Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sangnền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầuthực hiện cải cách.
Lạm phát phi mã trong một thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tếnghiêm trọng Trong bối cảnh đó, đồng tiền bị mất giá rất nhanh, nên mọi người chỉgiữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hằng ngày Mọi người có xu hướngtich trữ hàng hóa Mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng và ngoại tệ mạnhđể làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
Siêu lạm phát – Hyper inflation : Là loại lạm phát 4 con số, từ 1000 % trở lên.
Đây thực sự là một giai đoạn cực kỳ hỗn loạn, bất ổn định kinh tế xã hội và đời sốngnhân dân.
Siêu lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã, được cácnhà kinh tế xem như là căn bệnh chết người và không hề có một chút tác động gọi làtốt nào Người ta đã dẫn ra các cuộc siêu lạm phát nổ ra điển hình ở Đức năm 1920-1923, hoặc sau chiến tranh thế giới thứ hai ởTrung quốc và Hunggari
Xem xét các cuộc siêu lạm phát xảy ra người tađã rút ra một nét chung là: Thứ nhất, tốc độ lưuthông của tiền tệ tăng lên mạnh mẽ Thứ hai, giácả tăng nhanh và vô cùng không ổn định Thứba, tiền lương thực tế biến động rất lớn thường bịgiảm mạnh Thứ tư, cùng với sự mất giá của tiềntệ mọi người có tiền đều bị tước đoạt ai có tiềncàng nhiều thì bị tước đoạt càng lớn Thứ năm, hầu hết các yếu tố của thị trường đềubị biến dạng bóp méo hoặc bị thổi phồng do vậy các hoạt động kinh doanh rơi vàotình trạng rối loạn.
Siêu lạm phát thực sự là một tai hoạ, song điều may mắn siêu lạm phát là hiện tượng cực hiếm Nó đã xảy ra trong thời kỳ chiến tranh, sau chiến tranh
Có một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát Thứ nhất, các hiện tượng nàychỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định Thứ hai, nhiều cuộc siêulạm phát đã có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến, hoặccách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ.
Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong cung
Trang 9thể trở nên không thể kiểm soát được: lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu từthuế tính theo phần trăm so với GDP, làm tăng thâm hụt ngân sách và chính phủ sẽphải dựa nhiều hơn vào phát hành tiền mà điều này đến lượt sẽ đẩy lạm phát dânglên cao hơn Dựa trên các bằng chứng lịch sử, dường như là thâm hụt ngân sách kéodài được tài trợ bằng phát hành tiền trong khoảng từ 10-12 % của GDP sẽ gây ra siêulạm phát.
3.2.Phân loại trên cơ sở định tính
Về mặt định tính lạm phát được chia làm thành nhiều loại khác nhau, tùy theotính chất của lạm phát mà người ta chia ra các loại cơ bản sau:
Lạm phát thuần túy – Pure Inflation : Đây là trường hợp đặc biệt của lạm phát,
hầu như giá cả của mọi loại hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một
Lạm phát cân bằng – Balanced inflation : Là loại lạm phát có mức giá chung tăng
tương ứng với mức tăng thu nhập.
Lạm phát được dự đoán trước – Predicted inflation : Là lạm phát mà mọi người có
thể dự đoán trước nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm.
Lạm phát không được dự đoán trước – Non Predicted inflation : Là lạm phát xảy
ra bất ngờ, ngoài sự tiên liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độtác động.
Lạm phát cao và lạm phát thấp – High inflation and Low inflation : Theo quan
điểm của Gary Smith thì lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập tăngthấp hơn tỷ lệ lạm phát Ngược lại lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng tăng caohơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát.
4 Nguyên nhân của lạm phát4.1 Theo quan điểm triết học
Xét trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùngcho toàn xã hội Ta phân chia nền kinh tế thành 4 khu vực sản xuất: khu vực 1 sảnxuất tư liệu sản xuất (TLSX), khu vực 2 sản xuất nguyên vật liệu, khu vực 3 sản xuấtnhiên liệu, và khu vực 4 sản xuất tư liệu tiêu dùng (TLTD).
Ta gọi:
NG : Tổng giá trị nguyên vật liệu sản xuất được trong 1 thời kỳ.NL : Tổng giá trị nhiên liệu sản xuất được trong 1 thời kỳ.
Trang 10P : Tổng giá trị TLTD sản xuất được trong 1 thời kỳ.
trong 1 thời kỳ
Khu vực 1: Sự hoạt động sản xuất trong ngành sản xuất TLSX với sự tham gia củamáy móc thiết bị (C1), nguyên vật liệu (NG1), nhiên liệu (NL1), sức lao động và sựhợp tác của con người trong các doanh nghiệp (V1) tạo ra TLSX (C) đủ dùng chotoàn xã hội Về mặt giá trị, ta có thể diễn đạt bằng công thức toán học sau:
C1 + NG1 + NL1 + V1 = C (1)
Khu vực 2: Sự hoạt động sản xuất trong ngành sản xuất nguyên vật liệu với sựtham gia của máy móc thiết bị (C2), nguyên vật liệu (NG2), nhiên liệu (NL2), sứclao động và sự hợp tác của con người trong các doanh nghiệp (V2) tạo ra nguyên vậtliệu (NG) đủ dùng cho toàn xã hội Về mặt giá trị, ta có thể diễn đạt bằng công thứctoán học sau:
C2 + NG2 + NL2 + V2 = NG (2)
Khu vực 3: Sự hoạt động sản xuất trong ngành sản xuất nhiên liệu với sự tham giacủa máy móc thiết bị (C3), nguyên vật liệu (NG3), nhiên liệu (NL3), sức lao động vàsự hợp tác của con người trong các doanh nghiệp (V3) tạo ra nhiên liệu (NL) đủ dùngcho toàn xã hội Về mặt giá trị, ta có thể diễn đạt bằng công thức toán học sau:
C3 + NG3 + NL3 + V3 = NL (3)
Khu vực 4: Sự hoạt động sản xuất trong ngành sản xuất TLTD với sự tham giacủa máy móc thiết bị (C4), nguyên vật liệu (Ng4), nhiên liệu (Nl4), sức lao động vàsự hợp tác của con người trong các doanh nghiệp (V4) tạo ra TLTD (P) đủ dùng chotoàn xã hội Về mặt giá trị, ta có thể diễn đạt bằng công thức toán học sau:
C4 + NG4 + NL4 + V4 = P (4)
Trang 11Với sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu cho toàn xã hội, ta có được:C1 + C2 + C3 + C4 = C (5)
NG1 + NG2 + NG3 + NG4 = NG (6)NL1 + NL2 + NL3 + NL4 = NL (7)
Tức là Tổng thu nhập bằng tiền của người lao động và lợi nhuận thu được củadoanh nghiệp trong một thời kỳ luôn bằng với Tổng giá trị tư liệu tiêu dùng sản xuấtđược trong thời kỳ đó.
Điều này chứng minh là: Nếu chúng ta (toàn xã hội) sống và tiêu xài bằng thunhập của chính mình thì chúng ta (toàn xã hội) sẽ luôn có đủ hàng hoá để mua và giácả hàng hoá sẽ không bị tăng lên.
Việc phân chia nền kinh tế thành các khu vực sản xuất khác nhau chỉ mang tínhtương đối Nhìn trên góc độ toàn xã hội thì chúng ta thấy rằng toàn xã hội sản xuất ralà để cho toàn xã hội tiêu dùng.
Bây giờ nếu Chính phủ in thêm một khối lương tiền (t) để tiêu xài và Chính phủcũng không có kế hoạch thu hồi khối lượng tiền (t) đó về, điều này sẽ làm cho tổngquỹ thu nhập bằng tiền của toàn xã hội tăng lên và sẽ là (V+t), nhưng khối lượnghàng hoá vẫn không thay đổi, do đó sẽ gây áp lực làm cho giá cả hàng hoá tăng lên,gây ra lạm phát.
Tóm lại:
Trang 121- Nếu chính phủ in tiền ra để chi tiêu thì lạm phát xảy ra là điều không thể tránhkhỏi.
2- Mở rộng hơn: Chỉ những sự tăng trưởng tín dụng do in tiền ra để cho vay tiêuxài, xây dựng cơ bản,… mới gây ra lạm phát, còn việc tăng trưởng tín dụng do in tiềnra để cho vay phát triển thương mại để giúp cho sự trao đổi hàng hóa của mọi chonhau được dể dàng và thuận tiện hơn thì không gây ra lạm phát Việc tăng trưởng tíndụng thông qua cho các doanh nghiệp thương mại vay để thực hiện việc mua bán doluôn có được hàng hóa làm vật đối chứng luôn đảm bảo được sự cân đối Tiền- Hàngnên không gây ra lạm phát.
4.2 Theo quan điểm kinh tế học
4.2.1 Do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo – Demand pull inflation: Nguyên nhân này xảy ra khi tổng
cầu trong nền kinh tế cao hơn tổng cung trong cùng thời điểm đó Trường hợp nàyxuất hiện có thể là do tổng cầu tăng nhưng tổng cung không đổi, hoặc tổng cungcũng tăng nhưng tăng không bằng tổng cầu.
Khái niệm Cầu – Demand: được hiểu khác với nhu cầu (Need), trong đó nhu cầu
là trạng thái tâm lý chỉ sự ham muốn, cần thiết, ước muốn của con người, mà nhữngcái này của con người thì vô cùng vô tận muôn màu muôn sắc, còn cầu (Demand) làlượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua tại mỗi mức giá tương ứng Do đóchúng ta không nhầm lẫn giữa nhu cầu và cầu.
Trở lại vấn đề trên, khi tổng cầu tăng như vậy tức là có nhiều người muốn mua vàsẵn sàng mua hàng hóa, trong khi đó lượng cung không tăng hoặc tăng ít hơn, thìđương nhiên trên thị trường sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, theo quy luậtcung cầu thì trong trường hợp này giá cả thị trường tăng lên là điều tất yếu Như vậyđã xuất hiện lạm phát.
Tổng cầu trong nền kinh tế bao gồm:
Nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu : (X)
Trang 13Hàng hóa nhập khẩu làm phong phú thêm hàng hóa trong nước làm giảm căngthẳng của tổng cầu nên được biểu diễn bằng dấu âm (-) trong biểu thức cộng các yếutố của tổng cầu.
Nếu gọi tổng cầu là AD thì: AD = C + I + G + X - M Tổng cầu tăng có thể domột hoặc một số các yếu trong vế bên phải của biểu thức tăng lên:
- Các hộ gia đình tăng chi tiêu do thu nhập tăng, hoặc được chính phủ giảm thuế,hoặc cảm thấy các chế độ an sinh xã hội hay bảo hỉểm tốt nên quyết định cắt giảmtiết kiệm để chi tiêu, hoặc được chính phủ tăng trợ cấp.
- Chính phủ tăng các khoản chi tiêu cho an ninh quốc phòng, tăng các khoản đầutư của chính phủ, cũng làm tăng tổng cầu.
- Các doanh nghiệp tăng đầu tư do xuất hiện nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn.- Kim ngạch XNK thay đổi theo hướng chênh lệch (X-M) ngày càng tăng do đồngnội tệ mất giá so với ngoại tệ, do chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn nên bánđược nhiều hơn, do công tác quảng cáo giới thiệu tốt hơn.
- Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ, làm lãi suất giảm,các doanh nghiệp vay tiền đầu tư nhiều hơn, bên cạnh đó dân chúng hạn chế gửi tiềnvào ngân hàng mà rút ra mua hàng hóa hay đầu tư vào chứng khoán, cũng tạo điềukiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư.
sssSSSAASAS
Trang 14Trong đồ thị tổng cung-tổng cầu, lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi có sự dịchchuyển sang bên phải của đường tổng cầu Như minh họa trong hình, sự gia tăng củamột thành tố nào đó của tổng cầu sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên phải.Do đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn, nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng caohơn và thất nghiệp thấp hơn, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với lạm phát Rõ rànglạm phát do cầu kéo sẽ không phải là vấn đề mà thực ra còn cần thiết và có lợi chonền kinh tế nếu như nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng như trong trường
lượng và việc làm sẽ tăng đáng kể Ngược lại, lạm phát do cầu kéo sẽ trở thành vấnđề thực sự nếu như toàn bộ nguồn lực đã sử dụng hết và đường tổng cung trở nên rấtdốc Khi đó, sự gia tăng tổng cầu chủ yếu đẩy lạm phát dâng cao trong khi sản lượngvà việc làm tăng lên rất ít.
4.2.2 Do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy – Cost push inflation : Lạm phát loại này xuất hiện khi
chi phí đầu vào cho sản xuất tăng hoặc năng lực sản xuất của nền kinh tế giảm sút Chi phí đầu vào tăng có thể do giá các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tănggiá Điều kiện khai thác khó khăn hơn đòi hỏi nhiều chi phí hơn; thiên tai mất mùalụt bảo động đất làm giảm năng lực sản xuất; khủng hoảng ngành dầu mỏ do các liênminh dầu mỏ tăng giá hoặc chiến tranh vùng vịnh làm tăng giá, giá dầu tăng làmtăng chi phí trong ngành năng lượng, từ đó làm tăng chi phí đầu vào trong các ngànhkhác Các chi phí sản xuất tăng làm tăng giá thành sản phẩm và buộc doanh nghiệptăng giá bán để bù đắp chi phí Giá bán tăng - tạo lạm phát Nhưng mặt khác giá bántăng, theo quy luật cung cầu sẽ làm tổng cầu giảm xuống, các doanh nghiệp sẽ cắtgiảm sản xuất sa thải nhân công Hậu quả dẫn đến cho nền kinh tế lúc này là vừa có
lạm phát lại vừa bị suy thoái.
Nếu lạm phát do cầu kéo ở mức vừa phải làmột điều kiện rất tốt cho nền kinh tế, nó sẽ kíchthích đầu tư mở rộng sản xuất, người ta còn ví nónhư một chất dầu mở dùng để bôi trơn cho bộ máykinh tế Nhưng lạm phát chi phí đẩy thì dù bất kỳmức độ nào cũng đều không tốt, vì bản thân nó đã mang trong mình sự suy thoái kinhtế Cùng một hiện tượng là lạm phát, nhưng bản chất và nguyên nhân khác nhau nêntác động của chúng là khác nhau
Trang 15
SAS1
SAS0 P1
P0
4.2.4 Các nguyên nhân khác
P
Trang 16Giữa lạm phát và lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăngtheo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiền càng thiệt Điều nàyđặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độtiền gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trưởng để mua về mọi loạihàng hóa có thể dự trữ gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hóa vàtiếp tục đẩy giá lên cao.
Giữa lạm phát và tiền tệ khi ngân sách thâm hụt lớn, các chính phủ có thể inthêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là nguyên nhân gây ra lạmphát Và một khi giá cả tăng lên thì sự thâm hụt mới nảy sinh, đòi hỏi phải in thêmmột lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt Kiểu lạm phát xoáy ốc này thườngxảy ra trong thời kì siêu lạm phát Tuy nhiên, chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằngcách vay dân thông qua bán tính phiếu Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm nênkhông có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu thâm hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả chodân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in tiền để trang trải thì khả năng có lạmphát mạnh là điều chắc chắn.
Các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước, chính sách thuế, chínhsách cơ cấu kinh tế không hợp lí Các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí đầu vào,nguyên nhân do nước ngoài.
5 Tác động của lạm phát
5.1 Tác động chung toàn xã hội
5.1.1 Đối với lạm phát được dự tính trước
Lạm phát hoàn toàn được dự tính trước là trường hợp lạm phát xảy ra đúng như dựtính từ trước của các tác nhân kinh tế Trong trường hợp này, mọi khoản vay, tiềnlương cũng như hợp đồng về các biến danh nghĩa khác nhìn chung được điều chỉnhthích ứng với tốc độ trượt giá Loại lạm phát này gây ra những tổn thất gì cho xã hội?
Thứ nhất, lạm phát hoạt động giống như một loại thuế đánh vào những người giữtiền và được gọi là thuế lạm phát Tuy nhiên chúng ta cần thận trọng phân biệt thuế
lạm phát với thuế đúc tiền Như chúng ta đã biết thâm hụt ngân sách xảy ra khi chínhphủ chi nhiều hơn thu nhập từ thuế Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng đi vayhoặc in tiền Tương tự như thuế, tiền mới phát hành cũng là một nguồn thu của chínhphủ bởi vì chi phí phát hành tiền mới rất nhỏ, trong khi chính phủ có thể sử dụng sốtiền đó để mua hàng hóa và dịch vụ Thu nhập mà chính phủ nhận được bằng cách in
tiền được gọi là thuế đúc tiền Tuy nhiên, một số người phải trả cho khoản thu nhậpđó của chính phủ Thực ra, khi in tiền mới, chính phủ đã đánh thuế lạm phát Lượng
Trang 17những đồng tiền đang lưu hành Có một điều chúng ta cần nhận thức đúng là bảnthân thuế không phải là chi phí đối với xã hội, nó chỉ là sự chuyển giao nguồn lực từcác hộ gia đình sang cho chính phủ Nhưng kinh tế học vi mô lại chỉ ra rằng hầu hếtcác loại thuế đều làm cho mọi người có động cơ thay đổi hành vi để tránh thuế vàgây biến dạng các kích thích này làm cho xã hội với tư cách một tổng thể bị tổn thất.Giống như các loại thuế khác, thuế lạm phát cũng gây ra tổn thất cho xã hội bởi vìmọi người lãng phí nguồn lực khan hiếm khi tìm cách tránh thuế Lạm phát làm tănglãi suất danh nghĩa, và do đó làm giảm cầu tiền Nếu bình quân mọi người giữ ít tiềnhơn, họ cần đến ngân hàng thường xuyên hơn để rút tiền Sự bất tiện của việc giữ íttiền hơn tạo nên chi phí mòn giày, vì việc đến ngân hàng nhiều hơn làm cho “giày”của bạn chóng mòn hơn Tuy nhiên, không nên hiểu khoản chi phí này theo nghĩađen của nó: chi phí thực tế mà bạn bỏ ra để giữ ít tiền hơn không chỉ ở chỗ giày củabạn nhanh mòn, mà là thời gian và sự tiện lợi mà bạn phải hy sinh khi giữ ít tiền hơn– cái mà bạn không phải trả khi không có lạm phát.
Thứ hai, lạm phát gây ra chi phí thực đơn Đó là những chi phí phát sinh do các
doanh nghiệp có thể phải gửi các catalô mới cho khách hàng, phân phối bảng giámới cho nhân viên bán hàng của mình, các hiệu ăn cũng phải thay đổi thực đơn mới,khi giá cả thay đổi Việc này đôi khi cũng tốn kém.
Thứ ba, lạm phát có thể tạo ra những thay đổi không mong muốn trong giá tươngđối Giả sử một doanh nghiệp có phát hành catalô chỉ thay đổi giá cả mỗi năm một
lần do phát sinh chi phí liên quan đếnviệc in và phân phối catalô, và giả sửcác doanh nghiệp khác thay đổi giá cảthường xuyên hơn Nếu trong năm cácdoanh nghiệp khác tăng giá bán cho cácsản phẩm của họ, thì giá tương đối củasản phẩm do doanh nghiệp phát hànhcatalô sẽ giảm Như chúng ta đã biếtkinh tế vi mô nhấn mạnh đến vai trò củagiá tương đối trong việc phân bổ các
nguồn lực một cách có hiệu quả Trong chừng mực mà lạm phát gây ra sự thay đổigiá cả không đều và do đó làm méo mó giá tương đối, thì sức mạnh của thị trường tựdo sẽ bị hạn chế Sự phân bổ sai lệch này cũng cần được hiểu là nội dung truyền đạtthông tin của giá cả bị suy yếu.
Thứ tư, lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân thường
trái với ý định của những người làm luật Trên thực tế, luật thuế thường không tínhđến tác động của lạm phát, và do vậy khi thu nhập danh nghĩa tăng, mọi người sẽ
Trang 18phải nộp mức thuế cao hơn, ngay cả khi thu nhập thực tế của họ không thay đổi vàdo vậy làm giảm thu nhập khả dụng của họ.
Điều này không khuyến khích mọi người làm nhiều, làm tốt và làm hiệu quả.Lạm phát có ảnh hưởng chủ yếu đến hai loại thuế đánh vào thu nhập từ tiết kiệm:
Tiền lãi vốn là thu nhập có được từ việc bán một tài sản cao hơn giá mua Lãi vốn
danh nghĩa là đối tượng chịu thuế Giả sử bạn mua một cổ phiếu giá 20 đồng và bánnó với giá 50 đồng Nếu mức giá tăng gấp đôi trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó, thìbạn chỉ thu được một khoản lãi về vốn thực tế là 10 đồng (bởi vì thực ra bạn phải báncổ phiếu với giá 40 đồng thì mới hòa vốn), nhưng bạn phải đóng thuế trên khoản thunhập danh nghĩa là 30 đồng, vì luật thuế không tính đến lạm phát.
Tiền lãi danh nghĩa cũng bị đánh thuế, cho dù một phần tiền lãi danh nghĩa đơn
thuần chỉ để bù đắp lạm phát Khi chính phủ đánh thuế theo một tỷ lệ phần trăm cốđịnh của tiền lãi danh nghĩa, thì tiền lãi suất thực tế sau thuế vẫn giảm trong điềukiện có lạm phát ngay cả khi lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh hoàn toàn cùng vớitỷ lệ lạm phát Chẳng hạn, chính phủ đánh thuế 30% thu nhập từ tiền lãi Nếu banđầu, lãi suất danh nghĩa là 10% và tỷ lệ lạm phát là 5%, thì lãi suất thực tế trướcthuế là 5% và lãi suất thực tế sau thuế là 2% [=(1-0,3)×10% -5%] Sau đó, giả sử tỷlệ lạm phát tăng lên 10% và lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh hoàn toàn theo lạmphát lên 15% để duy trì lãi suất thực tế trước thuế không thay đổi Tuy nhiên, bây giờlãi suất thực tế sau thuế giảm xuống chỉ còn 0,5 % [=(1-0,3)×15% - 10%] Bởi vìthuế đánh trên lãi vốn danh nghĩa và tiền lãi danh nghĩa, cho nên lạm phát làm giảmlợi tức thực tế sau thuế cho các khoản tiết kiệm và vì vậy lạm phát không khuyếnkhích tiết kiệm và không có lợi cho tăng trưởng kinh tế Vấn đề này có thể được giảiquyết bằng cách đưa lạm phát ra khỏi hệ thống thuế hoặc áp dụng chỉ số trượt giátrong hệ thống thuế sao cho thuế chỉ còn đánh vào thu nhập thực tế.
Cuối cùng, lạm phát gây ra sự nhầm lẫn và bất tiện Hãy tưởng tượng rằng chúng
ta tiến hành thăm dò ý kiến và đặt ra cho mọi người câu hỏi sau: “Hiện tại 1 m bằng100 cm Theo bạn, năm tới 1 m nên có độ dài bao nhiêu?” Giả sử mọi người đều trảlời một cách nghiêm túc, thì chắn chắn họ sẽ nói với chúng ta là độ dài của 1 m nămtới vẫn nên bằng 100 cm Cách làm khác chỉ phức tạp hoá vấn đề một cách khôngcần thiết Phát hiện này có gì liên quan đến lạm phát? Chúng ta đã biết tiền là đơn vịhạnh toán, tức tiền là cái mà chúng ta sử dụng để niêm yết giá và ghi các khoản nợ.Nói cách khác, tiền là thước đo chúng ta sử dụng để đo lường các giao dịch kinh tế.Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tương tự công việc của Tổng cục tiêu
Trang 19méo mó giá trị thực tế của đơn vị hạnh toán Thật là khó có thể tính toán được táchại của sự nhầm lẫn và bất tiện gắn với lạm phát Trên đây chúng ta đã thảo luậnviệc các luật thuế đo lường sai thu nhập như thế nào khi nền kinh tế có lạm phát.Điều đó cũng giống như các nhà kế toán tính sai các khoản thu nhập của doanhnghiệp khi giá cả thay đổi theo thời gian Vì lạm phát làm cho đồng tiền có sức muakhông giống nhau vào các thời điểm khác nhau, nên việc tính toán lợi nhuận củacông ty – phần chênh lệch giữa các khoản thu và chi phí - sẽ phức tạp hơn khi nềnkinh tế có lạm phát Do vậy, trong một chừng mực nào đó, lạm phát làm cho các nhàđầu tư khó phân biệt giữa các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và các doanhnghiệp làm ăn kém hiệu quả và kết quả là cản trở thị trường tài chính trong trongviệc phân bổ một cách hiệu quả các khoản tiết kiệm của nền kinh tế cho các dự ánđầu tư.
5.1.2 Đối vói lạm phát không được dự tính trước
Chúng ta đã thảo luận về những tác hại của lạm phát xảy ra ngay cả khi lạm phátổn định và được dự tính trước Tuy nhiên, lạm phát có một tác hại nữa khi nó xảy rabất ngờ không đúng như dự tính từ trước của các cá nhân trong nền kinh tế Lạm phátkhông được dự tính trước dẫn đến sự phân phối lại thu nhập giữa các thành viêntrong xã hội không theo nỗ lực, cống hiến và nhu cầu của họ Xét các hợp đồng tíndụng dài hạn Các hợp đồng tín dụng thường qui định mức lãi suất danh nghĩa dựatrên tỷ lệ lạm phát dự tính Khi tỷ lệ lạm phát thực tế khác với tỷ lệ lạm phát dự tínhthì lãi suất thực tế thực hiện và lãi suất thực tế dự tính cũng khác nhau Nếu tỷ lệ lạmphát thực tế lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự tính, thì lãi suất thực tế thực hiện thấp hơn lãisuất thực tế dự tính Điều đó có nghĩa
người tiết kiệm có thu nhập thấp hơn dựtính ban đầu, trong khi người đi vay trảvốn gốc và tiền lãi bằng những đồng tiềnkém giá trị hơn so với dự tính ban đầu.Điều đó hàm ý có sự phân phối lại của cảitừ người cho vay sang người đi vay Ngườiđi vay sẽ được lợi, còn người cho vay sẽ bịtổn thất Sự phân phối lại diễn ra theochiều hướng ngược lại khi tỷ lệ lạm phátthực tế thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự tính.Lạm phát không được dự tính trước còngây tổn thất cho những người nhận thu
nhập danh nghĩa cố định hoặc có thu nhập danh nghĩa chậm được điều chỉnh theolạm phát Công nhân và doanh nghiệp thường thoả thuận về mức lương danh nghĩa