Thực trạng sử dụng vốn ODA ở Việt Nam .doc

7 3.3K 61
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thực trạng sử dụng vốn ODA ở Việt Nam .doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực trạng sử dụng vốn ODA ở Việt Nam .doc

Trang 1

Thực trạng sử dụng vốn ODA ở Việt Nam

1 Khái niệm:

Viện trợ phát triển chính thức ODA ( Official Development Assistant)

ODA là nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ và chovay với điều kiện ưu đãi ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang vàkém phát triển được các các cơ quan chính thức của chính phủ trung ương và điạphương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổchức phi chính phủ tài trợ Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia,được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp địnhquốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hổ trợ vốn ký kết.Hiệp định kýkết hổ trợ nầy được chi phối bởi công pháp quốc tế

Theo cách thức hoàn trả ODA có ba loại:

+ Viện trợ không hoàn lại : Là loại ODA mà bên nước nhận không phải hoàn lại,nguồn vốn nầy nhằm để thực hiện các dự án ở nước nhận vốn ODA, theo sự thoả thuậntrước giữa các bên Có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sáchcủa nhà nước, dược cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Viện trợ không hoàn lại chiếm 25% tổng số ODA trên thế giới và được ưu tiên chonhững dự án về các lãnh vực như y tế, dân số, giáo dục, môi trường

+ Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi): Là loại vốn ODA với một lãi suấtưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp, tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trongtổng số vốn ODA trên thê giới Nó không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môitrường mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh vựcgiao thông vân tãi, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng làm nền tảng vững chắc cho ổnđịnh và tăng trưởng kinh tế Các điều kiện ưu đãi bao gồm:

· Lãi suất thấp

· Thời gian trả nợ dài

· Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ

+ ODA cho vay hỗn hợp: Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phầnkhông hoàn lại và tín dụng ưu đãi

* Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao BOT (Built-Operation-Transfer)

Do thiếu vốn nên Chính Phủ có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước (Built)thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (Operation) và sau cùng làchuyển giao (Transfer) lại cho nhà nước sở tại Hình thức nầy cũng được sử dụng ởVN, nhưng sau một thời gian có nhười ta có chung một nhận xét là thường các dự ándạng BOT giá thành thường được đẩy lên cao hơn thực tế nhiều do phía đầu tư biếtrằng bên đối tác thiếu vốn để xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng và có quá nhiềunước đang phát triển cần vốn.

2 Thực tiễn sử dụng vốn ODA

Vốn ODA đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế.

Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thường được nhận nhiềuODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải,truyền thông và năng lượng.

Trang 2

Hơn 4,5 tỷ USD vốn ODA với 101 dự án do Trung ương quản lý đã và đang được

thực hiện để phát triển ngành giao thông vận tải, chủ yếu tập trung cho đường bộ,đường biển và giao thông nông thôn.

Vốn ODA đã được sử dụng để khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới 3.676 km đườngquốc lộ; khôi phục và cải tạo khoảng 1.000 km đường tỉnh lộ; Quốc lộ 5, quốc lộ 1A(đoạn Hà Nội-Vinh; đoạn TP Hồ Chí Minh-Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh-Nha Trang);làm mới và khôi phục 188 cầu, chủ yếu trên các Quốc lộ 1, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18 vớitổng chiều dài 33,7 km; cải tạo và nâng cấp 10.000 km đường nông thôn và khoảng 31km cầu nông thôn quy mô nhỏ; Cầu Mỹ Thuận; xây dựng mới 111 cầu nông thôn vớitổng chiều dài 7,62 km (khẩu độ bình quân khoảng 25 – 100 m)

Vốn ODA đã đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 cho cảng Hải Phòng để có thể bốc xếp được250.000 TEV/năm; nâng cấp cảng Sài Gòn có công suất bốc xếp từ 6,8 triệu tấn/nămlên 8,5 triệu tấn/năm; xây dựng mới cảng nước sâu Cái Lân; cải tạo cảng Tiên Sa, ĐàNẵng.

Nguồn vốn ODA đầu tư cho việc phát triển ngành điện với tổng cam kết cho đến năm2003 là 3,7 tỷ USD, hiện chiếm 40,3% trong tổng vốn đầu tư với 7 nhà máy điện lớn(Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Hàm Thuận - Đa Mi, Sông Hinh, Đa Nhim, Phả Lại 2, Trà Nóc)có công suất thiết kế chiếm 40% tổng công suất của các nhà máy điện ở Việt Nam xâydựng trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 Tổng công suất phát điện tăng thêm do đầu tưbằng nguồn vốn ODA là 3.403 MW, bằng tổng công suất điện từ trước cho tới năm1995 Trong ngành năng lượng điện, vốn ODA còn đầu tư để phát triển hệ thông đườngdây và mạng lưới điện phân phối điện, bao gồm các dự án đường dây 500 KV Plâyku –Phú Lâm, đường dây 220 KV Tao Đàn – Nhà Bè, gần 50 trạm biến áp của cả nước, cảitạo nâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn ở trên 30 tỉnh và thành phố

Trong số 4,45 tỉ USD vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết danh cho Việt nam đưa ratháng 12 năm 2006, các nước tài trợ cũng dành ưu tiên viện trợ cho các lĩnh vực cơ sởhạ tầng Nhật bản, nước ở vị trí dẫn đầu với mức cam kết 890,3 triệu USD cho biết sốưu tiên này sẽ ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể là tuyến đường săt cao tốcBắc – Nam và bảo vệ môi trường Pháp với vốn viện trợ cam kết lớn thứ hai trong cácnhà tài trợ và đứng đầu khối EU là 370,4 triệu USD cũng cho biết nguồn vốn ODA sẽđược sử dụng trong bốn lĩnh vực ưu tiên là giao thông đô thị, đường sắt, môi trường(quản lý nước và rác thải), phát triển nông thôn Ngoài ra, các cam kết này cũng sẽ hỗtrợ các hoạt động trong lĩnh vực y tế và hiện đại hoá ngành tài chính Nguồn vốn ODAdành cho năng lượng điện và giao thông chiếm tới hơn 40% vốn ODA của Việt Nam.

* ODA góp phần quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.

Tổng nguồn vốn ODA dành cho giáo dục và đào tạo ước khoảng 550 triệu USD, chiếmkhoảng 8,5 – 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo, đã góp phần cải thiện chất lượngvà hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹthuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, như dự án giáo dục tiểu học, trung họcvà đại học, dự án đào tạo nghề

Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình xã hội có ýnghĩa sâu rộng như Chương trình dân số và phát triển, Chương trình tiêm chủng mởrộng, Chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình nước sạch nông thôn, Chươngtrình chăm sóc sức khỏe ban đầu, Chương trình xóa đói giảm nghèo Nhờ vậy, thứhạng của nước ta trong bảng xếp hạng các quốc gia và chỉ số phát triển con người của

Trang 3

Liên hợp quốc đều được cải thiện hàng năm.

ODA không chỉ bổ sung nguồn lực cho các chương trình xã hội mà điều quan trọng làđã góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong các lĩnh vực xã hội đòihỏi có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp dân cư, như phòng chống đại dịchHIV/AIDS, phòng chống ma túy

* ODA đã có tác dụng tích cực trong tăng cường năng lực, phát triển thể chế trênnhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng pháp luật, cải cách hành chính

Nhiều cơ quan đã được tăng cường năng lực với một lượng lớn các cán bộ được đàotạo và tái đào tạo về khoa học, công nghệ và kinh tế ODA cũng mang lại những kinhnghiệm quốc tế có giá trị đối với sự nghiệp phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế, xãhội, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước, pháp luật.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của ODA, một số bộ luật quan trọng đã được chuẩn bị đúng hạnvà được Chính phủ trình Quốc hộ thông qua góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách thể chếtrong tiến trình của Việt Nam gia nhập WTO như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, LuậtPhòng chống tham nhũng ;

Việc cải thiện và nâng cao chất lượng trang thiết bị cũng như trình độ khám chữa bệnhthông qua các dự án viện trợ không hoàn lại tại hai bệnh viện lớn là Chợ Rẫy và BạchMai và các dự án hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản trong lĩnh vực y tế cũng đã góp phầnnâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y bác sỹ cũng như trang thiết bị khám chữa bệnh,qua đó cải thiện đời sống của nhân dân, đặc biệt là dân nghèo thành thị

Thông qua chương trình tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 1 do Nhật Bản tàitrợ, Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ phát triển sản xuất cho 105 doanh nghiệp vừa vànhỏ, tạo nhiều công ăn việc làm ổn định Ngoài số vốn 216 tỷ VND cho vay lại, cácNgân hàng thực hiện tham gia đóng góp khoảng 130 tỷ VND và người vay cuối cùnggóp khoảng 256 tỷ VND, nâng tổng số vốn đầu tư cho nền kinh tế lên khoảng 602 tỷVND

* ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đóigiảm nghèo.

Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986 cho tới nay, công cuộc xoá đói giảmnghèo ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng Số liệu các cuộc điều tramức sống dân cư trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ dân nghèo đã giảm từ 58% vào năm1993 xuống còn 37% năm 1998 và 28,9% vào năm 2002 trong khi tỷ lệ nghèo lươngthực giảm từ 25% năm 1993 xuống 15% năm 1998 và 9,96% năm 2002 Trong giaiđoạn 1993-1998, tốc độ giảm nghèo đói trung bình hàng năm ở Việt Nam là 7,5%nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế trung bình là 6,4% cho cùng thời kỳ Kết quả nàycho thấy Việt Nam đã vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà nước ta đã cam kết vớithế giới Điều này cho thấy phát triển kinh tế ở Việt Nam mang tính rộng rãi, tác độnglên mọi bộ phận dân cư của cả nước

Từ năm 1998, khi Chính phủ và các nhà tài trợ nhất trí tập trung nguồn vốn ODA chophát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo thì việc phân bổ vốn ODA đãcó xu thế cân đối hơn Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, ODA chủ yếu tập trung vàocác vùng kinh tế trọng điểm Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là địa bàn thu hút ODAlớn nhất, chiếm gần 30% số vốn ODA ký kết nhưng chủ yếu tập trung vào tam giáckinh tế gồm 3 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh Vùng đồng bằng Sông CửuLong thu hút được một lượng đáng kể vốn ODA và phân bổ tương đối đồng đều giữa

Trang 4

các tỉnh trong vùng Còn vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ không có lợi thế về nhiềumặt, trong đó nguồn vốn ODA thu hút cũng ít

Khoảng 200 dự án với tổng vốn ODA hơn 3 tỷ USD đầu tư cho phát triển nông nghiệpvà nông thôn, chiếm 14.4% tổng mức ODA cam kết Các dự án ODA đã góp phầncung cấp nguồn tín dụng cho nông dân, tạo ra các ngành nghề phụ, phát triển công táckhuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, cung cấp nướcsạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học.

Thông qua chương trình viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản, trên 30 cầutrên các trục giao thông huyện lộ và tỉnh lộ đã được cải tạo và xây dựng, dự kiến trên80 cầu sẽ sớm được hoàn thành trong tương lai Thông qua các dự án sử dụng vốn vayưu đãi, đã xây mới và nâng cấp hơn 1700 km đường giao thông nông thôn, 13 nhà máynước và 357 dự án điện Dự kiến 92 dự án phát triển đường giao thông nông thôn, 48dự án cấp nước và 43 dự án thuỷ lợi sẽ được hoàn thành trước năm 2007 Các dự ánnày đã có những đóng góp quan trọng trong việc giảm đói nghèo ở nông thôn nước ta.Kết quả hai cuộc điều tra mức sống năm 1993 và 1998 cho thấy các hộ dân cư sống ởnơi có đường giao thông đi qua có mức tăng thu nhập tăng nhanh hơn những hộ dân cưsống ở những nơi không có đường giao thông Trong thời kỳ 1993-1998, mức tăng vềtiêu dùng của hộ dân cư sống ở nơi có đường giao thông đi qua cao hơn nơi không cóđường giao thông là 16%.

Bên cạnh những đóng góp tích cực, việc thu hút và sử dụng ODA trong thời gian quacũng có những mặt hạn chế chủ yếu sau:

Quá trình tổ chức thực hiện dự án gặp nhiều ách tắc, kéo dài thời gian dẫn đến tốc độgiải ngân vốn ODA chậm.

Những ách tắc chủ yếu diễn ra trong các khâu sau:

- Giải phóng mặt bằng: Theo tài liệu theo dõi của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì 80% cácdự án bị ách tắc, vướng mắc, chậm trễ là do nguyên nhân này Ví dụ, dự án Đài Truyềnhình Việt Nam, thời hạn rút vốn sắp hết mà mới giải phóng xong mặt bằng; dự án nângcáp quốc lộ 5, thời gian giải phóng mặt bằng lâu gấp 4 lần thời gian thi công côngtrình, do không có cơ chế thống nhất cho tất cả các địa phương để làm cơ sở giải quyếtcác vấn đề đền bù

- Công tác đấu thầu: Thời gian tiến hành đấu thầu thường bị kéo dài do Việt Nam mớilàm quen với nguyên tắc và điều kiện đấu thầu theo thông lệ quốc tế Các PMU thườngtự đưa ra các yêu cầu ban đầu mà không có sự tham gia của tư vấn chuyên nghiệp nênnhiều dự án gây tranh cãi, thắc mắc trong quá trình chọn nhà thầu hoặc kéo dài thờigian xét thầu

Chất lượng các nhà thầu được lựa chọn thấp, không đáp ứng được yêu cầu của dự ánđặt ra Các PMU không tiến hành xác minh những khả năng của nhà thầu như khả năngtài chính, khả năng kỹ thuật, tiến độ thi công Vì vậy, khi thực hiện xảy ra tình trạng:nhà thầu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, nội dung trong bản thiết kế chi tiết đểgiảm chi phí hoặc cần tăng tiến độ thực hiện thì phía nhà thầu không có khả năng huyđộng đủ nguồn lực về tài chính, máy móc thiết bị, con người

Giải ngân chậm dẫn tới các hậu quả sau đây:

Trang 5

+ Giải ngân vốn ODA bị kéo dài làm thay đổi các thông số của F/S của các dự án, dẫntới làm giảm hiểu quả của dự án, hạn chế khả năng trả nợ, là nguy cơ làm tăng nợ quáhạn cho Chính phủ, làm ùn đọng vốn ODA cam kết và ký kết.

+ Chậm đưa công trình vào sử dụng gây lãng phí, thất thoát nguồn lực, công trình kémhiệu quả.

+ Làm giảm tính ưu đãi của vốn vay (rút ngắn thời gian ân hạn, kéo dài thời gian trảphí cam kết)

+ Làm giảm uy tín của ta đối với các nhà tài trợ về năng lực tiếp nhận và sử dụngODA, ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận động nguồn vốn này.

Chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm

Phần lớn các chương trình dự án tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản Chất lượngmột số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm đúng những tiêu chuẩn định mứccủa bản thiết kế đặt ra Ban vận hành phải bỏ chi phí đáng kể ra để bảo dưỡng tu sửa.Nguyên nhân là trong quá trình thực hiện xảy ra thất thoát, lãng phí Thất thoát trongxây dựng cơ bản hiện nay của Việt Nam chiếm khoảng 20%-30% tổng vốn đầu tưtrong từng dự án Chẳng hạn trường hợp PMU đã không tiến hành xác minh các khảnăng khác của nhà thầu như: khả năng tài chính, kỹ thuật, tiến độ thi công nên dẫn đếntrường hợp nhiều nhà thầu đã ăn bớt, thay đổi nguyên liệu so với tiêu chuẩn kỹ thuậtcủa bản thiết kế đề ra như công trình quốc lộ 18, nhà thầu thay cát vàng bằng cát đen PMU 18 - một trong những đơn vị được ưu ái giao cho quản lý hàng trăm triệu USD từnguồn vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông,trở thành nơi sử dụng lãng phí nhất nguồn vốn ODA và là nơi chứa đựng những hànhvi tham nhũng lớn và trắng trợn chưa từng có ở Việt Nam từ trước đến nay với hàngloạt những dự án lớn nhưng đầy tai tiếng như cầu Hoàng Long (Thanh Hoá) (thất thoát4,5 tỷ đồng trong tổng kinh phí đầu tư 224 tỷ đồng), phà Minh Châu (Ba Vì, Hà Tây)do PMU 18 tự ý đưa vào dự án giao thông nông thôn - WB 2 với kinh phí trị giá64.000USD, thế nhưng khi vừa đưa vào sử dụng đã hư, hay như Quốc lộ 2 đã xuốngcấp nghiêm trọng sau 3 tháng sử dụng

Mặt khác, chất lượng, nội dung thiết kế kỹ thuật tổng thể và chi tiết không phù hợp vớithực tế, không lường hết được biến cố kỹ thuật cũng như sự thay đổi bất thường củamôi trường nên phải chỉnh sửa thiết kế hoặc thiết kế lại toàn bộ nội dung Ví dụ, dự ánđường xuyên á phải thiết kế lại gần như toàn bộ, và chậm so với thời gian tiến độ banđầu là một năm; tiểu dự án đường Tuy Phong- Nha Trang với hợp đồng R100-R200 thìkhối lượng công việc tăng lên 30% (Thay đổi đường từ 12,5m lên 18,6m và làm thêm 6đường tránh)

Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật viện trợ không hoàn lại cũng chưa đạt được hiệu quả nhưmong muốn vì dự án còn nặng về các yếu tố đầu vào (nhập xe con, đi khảo sát ở nướcngoài ), nhẹ về các kết quả đầu ra Hậu quả là nhiều dự án chồng chéo nhau về nộidung, kết quả dự án không được khai thác và sử dụng một cách thích đáng

Công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế

Quản lý nhà nước là nguyên nhân bao trùm của những hạn chế trong việc thu hút và sửdụng ODA Bất cập trong công tác quản lý nhà nước thể hiện ở việc phân cấp, phânđịnh chức năng , nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước; hệ thống chính sách vànhững văn bản pháp luật liên quan đến vốn ODA; việc thẩm định phê duyệt, bố trí vốnđối ứng, theo dõi, giám sát các dự án ODA

Trang 6

Nhìn lại thực tiễn Việt Nam thời gian qua cho thấy, tham nhũng và tham nhũng trongsử dụng ODA đã và đang trở thành vấn nạn mà Chính phủ cần thiết phải có biện phápmạnh để chấn chỉnh kịp thời khi chưa quá muộn Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cảthế giới, tham nhũng trong các lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA đã từng được cảnhbáo, nhưng có lẽ do mải say sưa với những lượng vốn ODA được cam kết ngày cànggia tăng mà chúng ta đã sao nhãng để tình trạng PMU 18 - một trong những đơn vịđược ưu ái giao cho quản lý hàng trăm triệu USD từ nguồn vốn ODA, vốn trái phiếuChính phủ để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trở thành nơi sử dụng lãng phínhất nguồn vốn ODA và là nơi chứa đựng những hành vi tham nhũng lớn và trắng trợnchưa từng có ở Việt Nam từ trước đến nay với hàng loạt những dự án lớn nhưng đầy taitiếng như cầu Hoàng Long (Thanh Hoá) (thất thoát 4,5 tỷ đồng trong tổng kinh phí đầutư 224 tỷ đồng), phà Minh Châu (Ba Vì, Hà Tây) do PMU 18 tự ý đưa vào dự án giaothông nông thôn - WB 2 với kinh phí trị giá 64.000USD, thế nhưng khi vừa đưa vào sửdụng đã hư, hay như Quốc lộ 2 đã xuống cấp nghiêm trọng sau 3 tháng sử dụng VịTổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng thì đang được xác nhận là một “con bạc lớn”“một tay chơi tầm cỡ” “một kẻ tiêu tiền mà nhiều người không thể hình dung nổi” Vậythử hỏi đó không phải là tiền tham nhũng thì lấy từ đâu? Nếu như đồng tiền do chínhbản thân ông ta làm ra bằng mồ hôi và sức lực của mình thì liệu rằng ông ta có “ăn”, có“chơi” như vậy không? Và nếu những đồng vốn ODA ở một nơi nào đó, một lĩnh vựcnào đó và tới đây vẫn bị sử dụng lãng phí như tại PMU 18 thì liệu có thể đảm bảo rằngViệt Nam không phải là một Pêru thứ hai tại Châu Á

3 Định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA

Việc sử dụng ODA sẽ định hướng vào các ưu tiên sau:

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo góp phần thực hiệnchương trình tăng trưởng toàn diện và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) và các chươngtrình xoá đói, giảm nghèo khác

Trong lĩnh vực này, cần ưu tiên ODA cho các chương trình, dự án hỗ trợ chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề để tăng thu nhập cho người nông dân;phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (hệ thống thủy lợi, lưới điện nông thôn, thông tinliên lạc, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm xá ) để hỗ trợ sảnxuất ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; tranh thủ nguồn vốn ODA để trồng mới,chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, góp phần cải thiệnmôi trường sinh thái và giảm nhẹ hậu quả thiên tai

- Đối với hạ tầng kinh tế, cần ưu tiên sử dụng ODA cho giao thông vận tải, cải thiệnđiều kiện cấp và thoát nước và vệ sinh môi trường tại các khu đô thị và khu côngnghiệp, phát triển các hệ thống thủy lợi và hệ thống phân phối điện, nhất là khu vựcnông thôn, miền núi

Trong 5 năm tới, cần tranh thủ ODA để hoàn thiện hệ thống các đường quốc lộ huyếtmạch, các cầu đường bộ trong cả nước, phát triển các tuyến đường trong khuôn khổhợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng; hỗ trợ ngành đường sắt để nâng cao năng lực chạytàu, tăng cường an toàn và cải tiến chất lượng dịch vụ; đầu tư cải tạo và xây dựng mớimột số sân bay quốc tế; cải thiện vận tải đường sông trên một số tuyến chính; phát triểnmột số cảng biển nước sâu, nhất là ở phía Nam.

Trang 7

Sử dụng ODA để phát triển hệ thống thủy lợi ở ba miền, xây dựng đê điều, kể cả đêbiển góp phần phát triển sản xuất, giảm nhẹ thiên tai.

Trong lĩnh vực năng lượng, vốn ODA sử dụng để hỗ trợ phát triển hệ thống đường dây,trạm biến thế, lưới điện phân phối, chú trọng lưới điện nông thôn, miền núi, vùng đồngbào dân tộc coi trọng nguồn năng lượng sạch (gió, mặt trời, địa nhiệt) để hỗ trợ nănglượng cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

- Đối với hạ tầng xã hội, ngoài việc sử dụng ODA để tăng cường cơ sở vật chất, kỹthuật nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học, cần sử dụng ODA, kểcả ODA vốn vay để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ một số trường đại học tạiba miền Bắc, Trung và Nam Ưu tiên kêu gọi nguồn ODA để tăng cường trang thiết bịcho các bệnh viện tuyến tỉnh, hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc gia như tiêmchủng mở rộng, chương trình phòng chống sốt rét, chương trình phòng chốngHIV/AIDS, chương trình dân số và phát triển.

Định hướng ODA hỗ trợ thực hiện chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững,nhất là các dự án góp phần giải quyết một số vấn đề môi trường bức xúc như xử lý rácthải tại các đô thị, cấp thoát nước và xử lý nước thải

- Tranh thủ nguồn vốn ODA để tăng cường năng lực con người, chú trọng ở cấp cơ sở;tập trung vốn ODA để nâng cao năng lực các trường dạy nghề, qua đó cải thiện chấtlượng đội ngũ công nhân kỹ thuật cung cấp cho khu vực kinh tế tư nhân Đẩy mạnhchuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, phát triển thể chế, nhất là cải cáchhành chính; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó ưu tiên giáo dục vàthực thi pháp luật

- Có thể sử dụng ODA cho một số chương trình dự án phát triển công nghiệp có khảnăng hoàn trả vốn vay, tạo ra công ăn, việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo Tuynhiên, cần phải được cân nhắc kỹ nếu sử dụng ODA cho các dự án sản xuất kinhdoanh, do quy định và thủ tục ODA thường kéo dài, làm mất cơ hội đầu tư Hơn nữa,nhiều nhà tài trợ cung cấp ODA có ràng buộc làm cho giá công trình cao, ảnh hưởngtới hiệu quả dự án và khả năng trả nợ vốn vay.

Ngày đăng: 17/11/2012, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan