PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦYSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC, NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN LỚP 6, THEO CHƯƠN
Trang 1PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG ĐỌC, NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN LỚP 6, THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
Người thực hiện: Trịnh Thị Hương
Trang 2TT NỘI DUNG CÁC MỤC TRANG
7 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
8 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
9 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4
10 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19
Trang 3Trong bối cảnh đó Ban chấp hành Đảng Cộng Sản Việt nam( Khóa XI) đãthông qua Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục và đào tạo Mục tiêu đổi mới của Quốc hội quy đinh: “ Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp, góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức trí thể mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” [1].
Theo tinh thần trên giáo dục phổ thông năm 2018 sẽ có nhiều thay đổi sovới chương trình giáo dục hiện hành về mọi mặt Một trong những thay đổi căn
bản nhất là lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói nghe) làm trục
chính xuyên suốt cả cấp học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh
Trong bốn kĩ năng giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh đọc, viết, nói, nghe thì kĩ năng đọc là kĩ năng quan trọng nhất được đưa lên vị trí hàng đầu.
Nhưng trên thực tế việc dạy học rèn luyện kĩ năng đọc chưa được quan
tâm đúng mức Dạy và học đọc mới được chú trong việc rèn luyện cho học sinhđọc đúng ngữ liệu, biết ngừng ngắt đúng chỗ, đọc diễn cảm mà chưa đi sâu vào
đọc hiểu chuyên sâu (đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức, đọc vận dụng, đọc
mở rộng) Học sinh cũng xem nhẹ việc đọc văn bản thường đọc qua loa, sơ sài.
Khi các em chưa đọc, chưa hiểu thì không thể có kiến thức để làm tốt các kĩnăng khác Do đó mà kết quả các bài kiểm tra chưa cao
Để đáp ứng được những yêu cầu dạy học rèn luyện kĩ năng đòi hỏi mỗigiáo viên phải tích cực học hỏi nâng cao kến thức mới về chương trình giáo dụcphổ thông 2018 Thời gian qua giáo viên đã được học tập hai mô đun và bướcđầu vận dụng vào công tác dạy học Tuy nhiên trong quá trình dạy học cònnhiều bỡ ngỡ trong việc soạn giáo án và tổ chức các hoạt động dạy học rènluyện là kĩ năng đọc Bản thân tôi cũng được tham gia các lớp tập huấn và tìmhiểu các chuyên đề chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong quá trình thựchiện và giảng dạy tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện
kĩ năng đọc cho học sinh.
Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học rèn luyện kĩ năng đọc, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong môn ngữ văn lớp 6, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.”
Với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm với đồng nghiệp để bước đầuchuẩn bị cho việc giảng dạy chính thức chương trình mới năm học 2021-2022
Trang 41.2 Mục đích nghiên cứu:
- Để học sinh thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc học đọc nhằmphát triển phẩm chất và năng lực Rèn tốt kĩ năng đọc sẽ giúp các em rèn luyện
tốt hơn các kĩ năng tiếp theo viết, nói, nghe trong bộ môn ngữ văn 6.
- Để gây hứng thú trong học tập cho HS khi học đọc hiểu các văn bảntrong chương trình ngữ văn THCS Kích thích tính tự giác và say mê học tậpmôn Ngữ văn cho học sinh
- Để các đồng nghiệp trong nhà trường có cơ sở cùng nhau nghiên cứu, thảoluận và vận dụng có hiệu quả trong công tác giảng dạy ở năm học này và những nămhọc tiếp theo
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là học lớp 6 –Trường THCS
- Vấn đề: “Một số kinh nghiệm dạy học rèn luyện kỹ năng đọc, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong môn ngữ văn lớp 6, theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018”
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này bản tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp dạy họctích cực khác nhau như:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp thực nghiệm đối chứng
- Phương pháp trao đổi, thảo luận
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo quan điểm xây dựng chương trình môn ngữ văn 2018:“ Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp đọc viết nói nghe làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và đảm bảo tính chỉnh thể sự nhất quán liên tục trong tất cả các lớp học Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về Tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản, phục vụ
trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc viết nói nghe.” [ 2 ] “ Dạy học và giáo dục phát triển Phẩm chất và Năng lực là sự tích lũy dần dần các biểu hiện, yếu tố phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành phát triển nhân cách GDPT nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận Phẩm chất, năng lực người học.
Từ chỗ quan tâm tới việc học học sinh học được gì đến chỗ quan tâm đến học
sinh làm được việc gì qua việc học Có thể thấy, dạy học và giáo dục phát triển
phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong GDPT nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói chung”. [3]
Như vậy việc dạy học rèn luyện các kĩ năng đọc viết nói nghe nhằm góp
phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh là mục tiêu cốt lõi của chương
Trang 5trình giáo dục phổ thông 2018 Trong đó kĩ năng đọc là kĩ năng quan trọng nhất
Quá trình tìm hiểu cho thấy: “Kĩ năng đọc nền tảng là biết đọc đúng từ ngữ, nhận biết chữ viết, hình ảnh, biết cách lật mở các trang sách, biết cách ngừng nghỉ, đọc diễn cảm với tốc độ hợp lý khi đọc thành tiếng và ngày đọc càng nhanh khi đọc thầm Kĩ năng đọc hiểu văn bản là biết được tác giả, hiểu được các từ ngữ trong văn bản, nắm được ý chính và các chi tiết bổ trợ, hiểu được vấn đề, nhận ra được mục đích của tác giả, liên hệ văn bản với thế giới và các văn bản khác liên quan.” [4]
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách
nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người Phẩm chất lànhững đức tính thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người Theo CT
GDPT 2018 môn ngữ văn mục tiêu chung của môn ngữ văn là: “Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính Góp phần giúp HS phát triển năng lực chung: NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo Đặc biệt môn
Ngữ văn giúp HS phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học” [5]
Trước đây, khi dạy học tiếp cận nội dung giáo viên chỉ chú trọng hìnhthành kiến thức, kĩ năng thái độ khá rõ, mục tiêu của việc học là để thi, học để
mở rộng hiểu biết được ưu tiên chứ chưa chú ý sâu việc rèn luyện kĩ năng pháttriển phẩm chất năng lực Thay vì giáo viên chủ yếu là người truyền thụ kiếnthức HS lắng nghe, và thực hiện quy định sẵn thì nay GV là người tổ chức cáchoạt động, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng,chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp GV sử dụngnhiều PPDH phù hợp với yêu cầu cần đạt về PC và NL học sinh HS chủ độngtham gia các hoạt động có nhiều cơ hội để bày tỏ ý kiến
Trong bài viết này tôi chỉ xin phép nghiên cứu và tìm hiểu sâu việc rèn
luyện kĩ năng đọc nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho các em Khi kĩ
năng đọc được thực hiện thành thạo các em sẽ làm tốt hơn ba kĩ năng còn lại là
viết, nói và nghe.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 2.2.1 Thuận lợi.
- Bản thân tôi và đồng nghiệp đã được tham gia các lớp bồi dưỡng chươngtrình giáo dục phổ thông mới 2018 nên bước đầu tiếp cận với chương trình giáodục phổ thông mới ngay trong năm học 2020 - 2021 như dạy học theo chủ đề, sửdụng nhiều phương pháp dạy học mới, cách đánh giá học sinh theo thông tư 26
- Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài nhà trường có phòng thưviện và phòng thiết bị dạy học có đầy đủ phương tiện để phục vụ công tác dạy
và học Đây là điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài
- Bản thân tôi có thể khai thác hệ thống tư liệu, tranh ảnh trên mạng Internet, tự làm một số đồ dùng để phục vụ công tác giảng dạy
Trang 6- Học sinh có đầy đủ đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo, cókhả năng truy cập vào các kênh thông tin để tìm hiểu vấn đề.
2.2.2 Khó khăn.
+ Về phía giáo viên:
- Dạy học rèn luyện kĩ năng là một phương pháp dạy học hoàn toàn mới theochương trình giáo dục mới 2018 Với giáo viên, thời gian tiếp cận ngắn, dunglượng vận dụng vào giảng dạy năm học này chưa nhiều nên còn nhiều bỡ ngỡ
- Việc đổi mới phương pháp dạy học rèn luyện kĩ năng chưa được thựchiện một cách chuyên sâu vẫn còn nặng về phương pháp dạy học truyền thốngtruyền thụ kiến thức cho học sinh Vì không có thời gian nên giáo viên chưa rènnhiều cho học sinh đọc trực tiếp văn bản ở lớp thường giao cho học sinh luyệnđọc ở nhà, nhưng lại chưa thể kiểm tra và giám sát việc đọc của các em
+ Về phía học sinh:
- Tính tự giác của học sinh còn thấp; tinh thần tự học chưa cao, lười phátbiểu, chưa mạnh dạn, tự tin trong học tập, vẫn theo xu hướng học thụ động; các emkhông tích cực, không chủ động trong việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thứcmôn học trong các tiết học; không yêu thích môn học vì cho rằng môn Ngữ văn dàidòng, học thuộc nhiều, đặc biệt là thời đại Công nghiệp hóa- hiện đại hóa ngày naycác em suy nghĩ đến tính thực tế và có xu hướng chọn các môn tự nhiên
+ Thời đại công nghệ, thông tin , học sinh không chú trọng việc đọc sách, nếuđọc cũng chỉ đọc qua loa sơ sài nên không nắm vững được kiến thức cơ bản cũngnhư kiến thức mở rộng, chuyên sâu Từ đó dẫn đến kết quả các bài đọc hiểu cũngnhư bài viết, nói và nghe trong các kì thi còn thấp
+ Học sinh lớp 6 mới chuyển từ cấp tiểu học lên cấp hai nề nếp và phươngpháp học tập cũng có nhiều thay đổi Nhiều em vẫn còn quen phương pháp học tậpcủa tiểu học nên việc rèn luyện cho các em bước đầu còn nhiều khó khăn
Từ tình hình thực tế nói trên tôi nhận thấy việc vận dụng các phương phápdạy học theo hướng đổi mới rèn luyện kĩ năng nhằm phát triển phẩm chất và nănglực học sinh là vô cùng cần thiết trong công tác giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6
2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 nêu rõ phương pháp
dạy học đọc:“ Yêu cầu học sinh đọc trực tiếp toàn bộ văn bản, chú ý quan sát các yếu tố hình thức của văn bản từ đó có ấn tượng chung và tóm tắt được nội
Trang 7dung chính của văn bản Tổ chức cho học sinh tìm kiếm, phát hiện phân tích, suy luận ý nghĩa thông tin, thông điệp quan điểm thái độ, tư tưởng tình cảm, cảm xúc được gửi gắm trong tác phẩm; hướng dẫn học sinh liên hệ so sánh giữa các văn bản; kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân học sinh để hiểu sâu sắc hơn giá trị của văn bản, biết vận dụng chuyển hóa những văn bản ấy thành niềm tin và hành vi ứng xử của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.” [6]
Như vậy để thực hiện tốt việc rèn kĩ năng đọc nhằm phát triển phẩm chất
và năng lực học sinh giáo viên cần thực hiện một số giải pháp sau:
2.3.1 Giải pháp thứ nhất là rèn kĩ thuật đọc văn bản:
- Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách vở mở rộng trên mặt bàn( hoặc trênhai tay) Giữ khoảng cách giữa mắt với sách khoảng 25cm
- Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch bản, bài thơ, bài miêu tảtốc độ 10 -120 tiếng trong 1 phút
- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 5
- Sử dụng được một số từ điển tiếng Việt thông dụng để tìm từ, nghĩa của
từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác
- Biết đọc theo những cách khác nhau ( đọc lướt, đọc kĩ)
- Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọcsách hoặc sổ tay
Ví dụ:
- Khi đọc văn bản truyện Bài học đường đời đầu tiên HS phải đọc diễn
cảm giọng các nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc…
- Tốc độ đọc 1 phút phải được 100 -120 tiếng: “Bởi tôi ăn uống điều độ
và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.” [7]
- Khi đọc truyện biết sử dụng từ điển Tiếng Việt để tra cứu các từ ngữ
chưa hiểu, khó hiểu: Như từ Hùng dũng: mạnh mẽ, can đảm và hiên ngang ( hùng : mạnh, dũng: can đảm, gan dạ) vv…
- Ghi chép lại những từ ngữ quan trọng miêu tả hình dáng, tính cách của
Dế Mèn có trong văn bản:
+ Hình dáng: Đôi càng mẫm bóng Những cái vuốt ở chân ở khoeo cứ
cứng dần và nhọn hoắt Đầu to và nổi từng tảng, rất bướng
+ Tính cách: Đi đứng oai vệ, trịnh trọng và khoan thai…
2.3.2 Giải pháp thứ hai: Rèn kĩ năng đọc trong ba giai đoạn: Trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc.
* Giai đoạn trước khi đọc ( Giai đoạn này tương ứng với phần khởi
động vào bài) Ở giai đoạn trước khi đọc, giáo viên có thể sử dụng một số các
hoạt động khởi động sau đây nhằm tăng cường hứng thú học đọc cho học sinh:
- Đưa ra một hoặc hai câu giới thiệu khái quát về nội dung của bài đọcthông qua sử dụng các câu giới thiệu, giáo cụ trực quan, trò chơi ngôn ngữ, tiêu
đề và các đề mục của bài đọc…
- Tiếp theo đặt các câu hỏi gợi mở trước khi đọc Các câu hỏi mà giáo viênđưa ra phải đề cập đến ý nghĩa tổng quát hay những ý chính của bài, chứ không
Trang 8nên đề cập đến nội dung chi tiết trong bài Điều quan trọng hơn cả, các câu hỏi đặt
ra cho học sinh phải dễ trả lời và không quá dài, khiến học sinh khó hiểu
Ví dụ: Khi dạy bài Sông nước Cà Mau giáo viên khởi động hứng thú đọc
cho học sinh giai đoạn trước khi học đọc bằng cách cho HS quan sát bức tranh
và hỏi
* Câu hỏi: Quan sát hình ảnh trên bảng kết hợp hiểu biết của em trả lời câu hỏi.
a Bức ảnh chụp cảnh gì? Em thấy cảnh đó bao giờ chưa?
b Em thử đoán xem cảnh đó thuộc vùng nào trên đất nước ta?
*Dự kiến trả lời:
- Bức ảnh chụp một khu chợ nổi trên sông Em từng thấy trên nhữngphóng sự trên tivi
- Cảnh đó em đoán thuộc miền sông nước miền Tây của vùng Tây Nam
Bộ của nước ta
* Giai đoạn trong khi đọc( Giai đoạn này tương ứng với phần đọc tìm
hiểu chung văn bản) Học sinh được hướng dẫn đọc trực tiếp văn bản Việc này
có thể được thực hiện linh hoạt tùy theo độ dài ngắn khác nhau của văn bản vàthời gian dạy đọc trên lớp miễn sao học sinh càng có nhiều cơ hội được tiếp xúctrực tiếp với văn bản càng tốt Việc đọc văn bản thường đi kèm với việc tìm hiểucác chú thích, nhận diện bố cục, âm hưởng giọng điệu chung của văn bản để từ
đó có những ấn tượng đầu tiên về văn bản Giai đoạn này giáo viên hướng dẫnhọc sinh các kĩ thuật đọc như liên hệ, hình dung, tưởng tượng, dự đoán suy luận
Ví dụ: Trong khi đọc trực tiếp văn bản Bức tranh của em gái tôi giáo
viên cần rèn cho học sinh hiểu được các nội dung sau:
- Giải thích được các từ khó có trong văn bản: mừng quýnh, thẩm định,xét nét, thôi miên
- Nhận biết được các nhân vật trong truyện : Người anh, Kiều Phương,chú Tiến Lê, con gái chú Tiến Lê, Bố mẹ
- Nhận biết được bố cục của văn bản gồm: 4 phần
P1: Từ đầu “ là được” giới thiệu về nhân vật người em
P2: Người em bí mật vẽ, tài năng được phát hiện( tiếp theo tài năng)P3: Tâm trạng thái độ của người anh( tiếp theo chọc tức tôi)
P4: Đi thi đoạt giải, người anh hối hận ( còn lại)
- Nhận biết ngôi kể: Ngôi thứ nhất; PTBĐ: Tự sự
* Giai đoạn sau khi đọc: (Đây là giai đoạn tương ứng phần đọc hiểu chi tiết văn bản) Giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng giáo viên tổ chức các hoạt
động đọc như sau:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phân tích giải thích sâu hơn vàocác bộ phận của văn bản dựa trên cái nhìn tổng thể ban đầu về văn bản giai đoạntrong khi đọc
Trang 9- Phản hồi, bình luận, đánh giá về các giá trị nội dung và hình thức củavăn bản.
- Liên hệ so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với các giá trị lịch sử,văn hóa, xã hội với trải nghiệm cá nhân học sinh….để hiểu sâu sắc hơn giá trịcủa văn bản vận dụng, chuyển hóa những giá trị ấy thành niềm tin và hành viứng xử của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày
- Tìm tòi, mở rộng theo yêu cầu đọc của chương trình, hoặc nhu cầu , thịhiếu của cá nhân
Ví dụ: Khi đọc xong văn bản Vượt thác giáo viên cần rèn cho học sinh
nắm được các nội dung :
- Phân tích cảnh thiên nhiên sông Thu Bồn, Hình ảnh nhân vật DượngHương Thư trong cảnh vượt thác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: “Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động” [8]
- Liên hệ với bối cảnh lịch sử, trải nghiệm bản thân
- Mở rộng với các tác phẩm khác cùng đề tài viết về đề tài: “Việt Nam, đất nước, con người”.
2.3.3 Giải pháp thứ ba: Rèn bốn kĩ năng đọc hiểu văn bản: Đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức, đọc liên hệ so sánh kết nối, đọc mở rộng.
+ Đọc hiểu nội dung văn bản: Thể hiện việc học sinh đọc phải nắmđược chi tiết văn bản, đề tài văn bản, chủ đề, tư tưởng, thông điệp
+ Đọc hiểu hình thức văn bản: Thể hiện học sinh đọc phải nắm được các
kiểu văn bản và thể loại, các thành tố của mỗi kiểu văn bản thể loại( câu chuyện,cốt chuyện, truyện kể, nhân vật, không gian, thời gian, người kẻ chuyện, điểmnhìn , vần thơ, nhịp thơ, lí lẽ, bằng chứng ) ngôn ngữ biểu đạt…
+ Đọc liên hệ so sánh văn bản: Khi đọc học sinh phải đọc và so sánh giữa
các văn bản, kết nối các văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, kết nối vănbản với trải nghiệm cá nhân người đọc; đọc hiểu văn bản địa phương khác
+ Đọc mở rộng văn bản : Học sinh đọc và học thuộc lòng một số đoạn
văn, văn bản văn học chọn lọc khác có cùng chủ đề, cùng thể loại…
*Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà
thơ Minh Huệ giáo viên cần rèn cho học sinh bốn kĩ năng đọc văn bản
+ Kĩ năng đọc hiểu nội dung:
- Hiểu đề tài : Bài thơ viết về đề tài Bác Hồ
- Hiểu được nội dung của bài thơ: “Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ” [9]
+ Kĩ năng đọc hiểu hình thức:
- Thể loại: Bài thơ sử dụng thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối
kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực
và cảm động ; PTBĐ : biểu cảm
Trang 10- Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu: so sánh, hoán dụ…
+ Đọc liên hệ so sánh văn bản: Liên hệ bài thơ với bối cảnh lịch sử Việt
Nam lúc bấy giờ là cuộc kháng chống pháp năm 1951 ta càng thấm thía và cảm phụctrước tình cảm của Bác Hồ Từ hình ảnh của Bác gợi ở các em tình yêu thương, niềm
tự hào về Bác và ý thức trách nhiệm của mình với quê hương đất nước
+ Đọc mở rộng văn bản: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm cácbài hát, bài thơ, câu chuyện viết về Bác Hồ Học thuộc lòng bài thơ mà em thíchnhất HS nộp lại sản phẩm mở rộng văn bản cho giáo viên sau hai tuần giaonhiệm vụ
2.3.4 Giải pháp thư tư: Thực hiện lựa chọn sử dụng phương pháp dạy học rèn kĩ năng đọc nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo quy trình sau:
Ví dụ: GV định dạy bài về truyền thuyết ở lớp 6 thì sẽ chọn các YCCĐliên quan đến truyền thuyết
- GV xác định ngữ liệu phù hợp để có thể khai thác, dạy các YCCĐ ở trên
Ví dụ: Để dạy các YCCĐ về truyền thuyết ở lớp 6 thì GV có thể chọn
ngữ liệu là truyền thuyết Thánh Gióng
- Dựa trên các YCCĐ đã xác định ngữ liệu đã chọn, GV sẽ xác định các
NL chung, NL riêng và phẩm chất chủ yếu có liên quan, có thể khai thác trênngữ liệu đã chọn
2.3.4.2 Thứ hai lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học.
Sau khi đã xác định được mục tiêu dạy học thì giáo viên cần lựa chọn nộidung dạy học đọc để đáp ứng mục tiêu đã xác định Tài liệu CTGDPT môn Ngữvăn cũng đã có quy định những nội dung dạy học chương trình ứng với các YCCĐ
Ví dụ: Tương ứng với các YCCĐ về truyền thuyết thì cũng có các nội
dung dạy học về truyền thuyết quy định trong CT lớp 6
Tuy nhiên, CT được xây dựng theo hướng mở nên các nội dung dạy họcđược quy định trong chương trình mang tính khái quát, không chi tiết Vì thế,giáo viên sẽ cần chủ động vừa căn cứ vào các nội dung khái quát đó vừa căn cứvào các YCCĐ liên quan để xây dựng nội dung dạy học Cụ thể, chi tiết, ngữ liệuđược chọn cần đảm bảo phù hợp để khai thác dầy đủ nội dung này
Ví dụ: Với việc dạy bài ở truyền thuyết lớp 6 giáo viên có thể dựa trên
YCCĐ về hình thức và thể loại truyền thuyết đã quy định trong CT như nhậnbiết được một số yếu tố của truyện Truyền thuyết như cốt truyện, nhân vật nhậnbiết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hình dáng, hànhđộng, ngôn ngữ nhân vật
2.3.4.3.Thứ ba cần lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học, ĐDDH tương ứng.
Trang 11Sau khi giáo viên đã xác định được mục tiêu cũng như lựa chọn được vàxây dựng nội dung dạy học giáo viên sẽ cần lựa chọn PPDH và KTDH, phươngtiện và thiết bị dạy học cần dùng.
Ví dụ: Bảng mô tả mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, PPDH, KTDH
+ Ngôn ngữ nhân vật
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật khăn trải bàn
Phiếuhọc tập
2.3.4.4 Thứ tư cần thiết kế các chuỗi hoạt động học theo trình tự sau Hoạt động 1: Khởi động khơi nguồn kiến thức nền: Mục đích của hoạt
động này là giúp cho HS có hứng thú tham gia học tập và kích hoạt các tri thứcnền sẵn có giúp cho học sinh chuẩn bị tốt cho việc học tập tiếp theo
Hoạt động 2: Khám phá kiến thức mới: Tùy theo mức độ phức tạp của
kiến thức và thời gian phân bổ cho hoạt động này mà giáo viên có thể tổ chứcmột chuỗi các hoạt động
Hoạt động 3: Luyện tập: Trong hoạt động này, giáo viên tổ chức luyện
tập bằng cách cho HS trả lời các câu hỏi, thực hiện các bài tập, các trò chơi
Hoạt động 4: Vận dụng: Trong hoạt động này giáo viên cho HS vậndụng các kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đòihỏi phải vận dụng cao
Hoạt động 5: Mở rộng: Trong hoạt động này giáo viên khuyến khích học
sinh tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức nhằm giúp học sinh hiểu rằngngoài kiến thức về văn bản đã học trong nhà trường còn có nhiều điều cần phảihọc hỏi khám phá,
2.3.4.5 Thứ năm đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học rèn luyện kĩ năng đọc nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh trong môn ngữ văn.
Có thể đánh giá hoạt động dạy học phát triển PC, NL HS dựa trên tiêu chí
đánh giá bài học được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ( Về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPPDH và kiểm tra đánh giá , tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng)
2.3.5 Giải pháp thứ năm: Thể hiện cụ thể giáo án thực nghiệm:
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể
về bài dạy rèn luyện kĩ năng đọc văn bản nhằm phát triển phẩm chất và năng lựccho học sinh nằm trong chương trình Ngữ văn 6 mà bản thân thực nghiệm giảngdạy tại trường Trung học cơ sở nơi mình đang công tác
Trang 12- Biết tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.
- Giới thiệu và gìn giữ các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, có lý tưởngsống và có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và tương lai dân tộc
- Chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; trungthực trong quá trình học bài và làm bài; có trách nhiệm với quê hương đất nướchơn sau khi học văn bản
- Nhận biết được chủ đề của văn bản
- Nhận biết được một số đặc điểm của truyện kí nói chung: sự việc, chitiết, yếu tố miêu tả, nghệ thuật so sánh…
- Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai cảnhthiên nhiên và con người
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bảngợi ra: tình yêu, niềm tự hào về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam qua
tư tưởng, tình cảm của tác giả
- Đọc mở rộng các văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương.Trên mạng và trong SGK
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1 Giáo viên: Đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học:
Kế hoạch bài dạy, SGK, truyện Đất rừng phương Nam, máy tính, tranh
ảnh, phiếu học tập, bút dạ màu, giấy AO…
2 Học sinh.
Trang 13- Học bài cũ, chuẩn bị cho bài mới( GVBM hướng dẫn cụ thể cho HS saumỗi tiết học)
III PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC;
1.Phương pháp : (Nêu vấn đề, vấn đáp, minh họa trực quan…)
2 Kỹ thuật : Sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, phòng tranh
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Hoạt động khởi động (Hoạt động rèn kĩ năng giai đoạn trước khi đọc)
- Mục tiêu: Đánh thức trải nghiệm của cá nhân, những tri thức nền liên quan đến bài học Tạo tâm thế cho HS chuẩn bị tiếp cận với nội dung bài học mới.
- PPDH: Trực quan, thuyết trình
- Phương tiện: tranh ảnh: Bức ảnh chụp một khu chợ nổi trên sông
- Năng lực cần đạt:
+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề: Biết suy nghĩ, trăn trở để
giải quyết nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực đặc thù : Biết đọc văn bản giai đoạn trước khi đọc.
- Phẩm chất cần đạt : Yêu nước, yêu cảnh đẹp quê hương, đất nước con
người Việt Nam
HOẠT ĐỘNG GV- HS YCCĐ VÀ DỰ KIẾNKẾT QUẢ
Hoạt động cá nhân
- Câu hỏi: Quan sát hình ảnh trên bảng kết hợp hiểu
biết của em trả lời câu hỏi.
c Bức ảnh chụp cảnh gì? Em thấy cảnh đó bao giờ
Cà Mau là vùng đất được biết đến là cực Nam của tổ
quốc với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
Đặc trưng đó của Cà Mau không chỉ được thể hiện
qua những câu dân ca đậm chất Nam Bộ " mà qua văn
bản Sông nước Cà Mau trích Đất rừng Phương Nam
I.Tổ chức khởi động
và tạo tâm thế
* Dự kiến kết quả
a Bức ảnh chụp mộtkhu chợ nổi trên sông
Em từng thấy trênnhững phóng sự trêntivi
b Cảnh đó em đoánthuộc miền sông nướcmiền Tây của vùngTây Nam Bộ của nướcta
2 Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Trang 14Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản( Rèn kĩ năng đọc trực
tiếp văn bản)
- Mục tiêu: Nêu được tiểu sử tác Đoàn Giỏi, đề tài tác phẩm, tác phẩm
chính; nêu được xuất xứ (vị trí) của văn bản; nêu được cách đọc văn bản; nêuđược bố cục văn bản
- Các phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, thuyết trình
- Các kĩ thuật dạy học: Mảnh ghép
- Năng lực cần đạt:
+ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Rèn kĩ năng đọc trực tiếp văn bản.
+ Phẩm chất cần đạt: Yêu mến tác giả và tác phẩm văn học Việt Nam.
Chăm chỉ đọc văn và tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
HOẠT ĐỘNG GV- HS DỰ KIẾN KẾT QUẢYCCĐ VÀ
- GV rèn học sinh kĩ năng đọc trực tiếp văn
bản:
+ Tư thế đọc: Đứng thẳng lưng; sách vở mở
rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay) Giữ
khoảng cách giữa mắt với sách khoảng 25cm
- GV yêu cầu học sinh nhận xét về kĩ thuật đọc
văn bản của bạn HS nhận xét kĩ thuật đọc của
bạn
- GV hỏi: Trong văn bản em thấy từ nào khó
hiểu? Giải thích nghĩa của từ đó? (có thể tham
khảo phần chú thích trong sách giáo khoa.)
I Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
địa danh ở vùng Cà Mau
- Đước: cây cao, thân gỗ
cứng, rễ chùm, mọc thànhrừng ở vùng đất ngập mặn,
có nhiều ở ven biển Nam Bộnước ta