1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự biến động đất đai do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khu vực thành phố thanh hoá tỉnh thanh hoá phục vụ phát triển bền vững

95 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 4,03 MB

Nội dung

TRỊNH VĂN TUẤN NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI DO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA KHU VỰC THÀNH PHỐ THANH HÓA – TỈNH THANH HÓA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ T

Trang 1

TRỊNH VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI DO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA KHU VỰC THÀNH PHỐ THANH HÓA

– TỈNH THANH HÓA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội - 2012

Trang 2

TRỊNH VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI DO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA KHU VỰC THÀNH PHỐ THANH HÓA

– TỈNH THANH HÓA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Chuyên ngành: Kỹ thuật Trắc địa

Mã số: 60.52.85

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Phạm Công Khải

Hà Nội - 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2012

Tác giả luận văn

Trịnh Văn Tuấn

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan 2Mục lục 2Danh mục các hình ảnh minh họa 4Danh mục các bảng biểu 7

Mở đầu 8

Chương 1

1.2 Tài nguyên đất trên thế giới và ở Việt Nam 131.3 Biến động tài nguyên đất 16

1.3.1.Nguyên nhân gây ra biến động tài nguyên đất 161.3.2 Biến động tài nguyên đất trên thế giới và ở Việt Nam 211.3.3 Biến động tài nguyên đất thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa 24

2.2.1 Tổng quan về viễn thám và GIS trong nghiên cứu tài nguyên đất 38

2.2.3.Các phương pháp đánh giá biến động 52

Trang 5

2.2.4 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 54

Chương 3

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN ĐẤT KHU VỰC THÀNH

PHỐ THANH HÓA TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 - 2012 BẰNG

PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TƯ LIỆU VIỄN THÁM VÀ GIS 633.1 Giới thiệu tổng quan về khu vực nghiên cứu 63

3.5 Biến động sử dụng đất khu vực thành phố Thanh Hóa 82

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA

Hình 1.1 Ảnh lớp phủ bề mặt trên thế giới 13

Hình 1.2 Biểu đồ phân bố diện tích đất nông nghiệp theo các lãnh thổ 14

Hình 1.3 Bản đồ phần trăm đất nông nghiệp trên thế giới 14Hình 1.4 Sơ đồ xu hướng chuyển dịch dân cư trong quá trình đô thị hoá 20

Hình 1.5 Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu 25

Hình 1.6 Thực trạng sử dụng đất (Nguồn: “Land use classification ”) 30Hình 1.7 Quy hoạch sử dụng đất (Nguồn: “Đất Việt Nam”) 31Hình 1.8 Tác động tương hỗ của các hệ kinh tế, xã hội và môi trường đối

Hình 2.1 Sự tương tác giữa hiện trạng sử dụng đất, lớp phủ bề mặt và

Hình 2.3 Đặc điểm phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên chính 43

Hình 2.4 Đồ thị phản xạ phổ của một số loại thực vật 44

Hình 2.5 Đồ thị phản xạ phổ của một số loại nước 45

Hình 2.6 Phản xạ phổ của một số loại đất 45Hình 2.7 Đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng trong đô thị

Hình 2.9 Các phương pháp đánh giá biến động (Nguồn: “Survey of

multispectral methods for land cover change analysis”) 53

Hình 2.11 Mối quan hệ giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính 57

Trang 7

Hình 2.17 Ứng dụng thuật toán logic trong tìm kiếm không gian 61

Hình 3.1 Ảnh vệ tinh SPOT khu vực thành phố Thanh Hóa hiển thị

Hình 3.2 Sơ đồ nghiên cứu biến động tài nguyên đất 65

Hình 3.3 Hiển thị ảnh bằng tổ hợp màu giả 4:3:2= red:green:blue 67Hình 3.4 Khu vực nghiên cứu được xác định theo đường địa giới hành

Hình 3.5 Phân loại ảnh bằng phương pháp không kiểm định ISO Data 70

Hình 3.6 Các bước p hân loại ảnh bằng phương pháp ISO Data 70

Hình 3.7 Sơ đồ điểm khảo sát, quan trắc được xác định trên ảnh 73Hình 3.8 Xây dựng bản đồ hiện trạng từ ảnh phân loại và các tài liệu

Hình 3.9 Phương pháp hiện chỉnh trực tiếp ngoài thực địa 76

Hình 3.10 Mối quan hệ giữa độ phân giải không gian và chi tiết phân loại 76Hình 3.11 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 thành phố Thanh

Hình 3.12 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2007 thành phố Thanh

Hóa tỉnh Thanh Hóa

79

Trang 8

Hình 3.13 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2012 thành phố Thanh

Hình 3.15 Chồng xếp bản đồ hiện trạng năm 2000 và năm 2007 83

Hình 3.16 Chồng xếp bản đồ hiện trạng năm 2007 và năm 2012 83Hình 3.17 Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2007 khu vực

Hình 3.18 Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2007-2012 khu vực

Hình 3.19 Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000, năm 2007 và

Hình 3.20 Biểu đồ xu hướng biến động sử dụng đất năm 2002, năm 2007 và

Hình 3.21 Biểu đồ biến động sử dụng đất năm 2000-2007 88

Hình 3.22 Biểu đồ biến động sử dụng đất năm 2007-2012 88

Trang 9

Bảng 3.1 Danh sách mục đích sử dụng đất trong nghiên cứu 77

Bảng 3.2 Diện tích các loại đất xác định trên bản đồ hiện trạng 81

Bảng 3.3 Ma trận biến động mục đích sử dụng đất năm 2000 và 2007 86

Bảng 3.4 Ma trận biến động mục đích sử dụng đất năm 2007 và 2012 86

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến một quá trình công nghiệp hóa và

đô thị hóa với tốc độ cao rất cao Cùng với sự phát triển của các đô thị là sự mở rộng quy mô của các thành phố, một trong những điểm nóng của sự phát triển đô thị hóa là khu vực ven đô thị, nơi đang chịu những áp lực nặng nề giữa hai xu hướng phát triển và bảo tồn, giữa lợi ích phát triển kinh tế và nhu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa và bảo đảm phát triển bền vững cho cả thành phố Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa xảy ra mạnh mẽ, ồ ạt, thiếu kiểm soát, chạy theo các lợi ích trước mắt đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến các thành phần tài nguyên-môi trường mà đối tượng bị ảnh hưởng rõ nét nhất, nhạy cảm nhất là tài nguyên đất đai Tình trạng sử dụng đất vào mục đích quy hoạch mở rộng đô thị; xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang là nguyên nhân gây ra sự chiếm dụng và suy thoái tài nguyên đất đai, có thể dẫn đến nguy cơ và ảnh hưởng đến "an ninh lương thực", nhiều thành phần môi trường bị biến động, suy thoái và ô nhiễm nhất là ở các đô thị lớn Trước thực tế

đó, cần phải có những chiến lược phát triển bền vững, phải bảo đảm mục tiêu phát triển đô thị, phát triển công nghiệp với sự bảo vệ tài nguyên đất đai, bảo

vệ các thành phần tài nguyên và môi trường Các dữ liệu và thông tin về thực trạng sự biến động tài nguyên đất đai do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở các thành phố lớn sẽ làm thức tỉnh những người có quyền ra quyết định về sự phát triển công nghiệp và đô thị; sẽ là những tư liệu quan trọng phục vụ quá trình xây dựng và điều chỉnh quy hoạch tổng thể về quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa hướng tới sự phát triển bền vững trong khu vực

Việc cần thiết hiện nay phải có một nghiên cứu đầy đủ về sự biến động đất đai

do quá trình đô thị hóa công nghiệp hóa khu vực TP Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa theo thời gian và không gian Những tư liệu, số liệu về sự biến động diện tích, sự biến động sử dụng đất là tài liệu hết sức cần thiết phục vụ quy hoạch bền vững, phục vụ điều chỉnh các chính sách và hiện trạng đô thị hóa hiện nay Chính vì vậy,

Trang 11

việc lựa chọn đề tài "Nghiên cứu sự biến động tài nguyên đất đai do quá trình đô

thị hóa, công nghiệp hóa khu vực TP Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa phục vụ cho sự phát triển bền vững" là xuất phát từ tính cấp thiết của thực tế

2 Mục đích của đề tài

- Quan trắc xác định sự biến động tài nguyên đất do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa theo không gian và thời gian Dự báo về tương lai để có định hướng phát triển quỹ đất một cách tiết kiệm và bền vững

- Thông qua kết quả nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của công nghệ Địa tin học với trọng tâm là tích hợp tư liệu Viễn thám và GIS trong nghiên cứu sự biến động Tài nguyên đất đai

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên đất thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa qua các năm 2000, 2007 và 2012

Đánh giá sự biến động tài nguyên đất của thành phố do quá trình đô thị hóa

và công nghiệp hóa giai đoạn 2000-2007 và 2007-2012

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi như sau:

- Về không gian: Khu vực thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

- Về thời gian: Đối tượng được nghiên cứu trong giai đoạn 2000-2012

- Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là đánh giá biến động tài nguyên đất do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa phục vụ quản lý và phát triển bền vững

- Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng công nghệ viễn thám kết hợp với khả năng phân tích dữ liệu không gian của hệ thống thông tin địa lý đồng thời tiến hành kiểm chứng ngoài thực địa

5 Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn phải giải quyết các nội dung chính như sau:

Trang 12

- Tổng quan về tài nguyên đất và nguyên nhân gây biến động tài nguyên đất

- Khả năng ứng dụng của các tư liệu trắc địa - bản đồ trong nghiên cứu biến động tài nguyên đất

- Xử lý các tài liệu đa thời gian

- Xử lý tư liệu viễn thám

- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa từ ảnh vệ tinh qua các năm 2000, 2007

- Sử dụng phương pháp phân tích không gian nghiên cứu sự biến động tài nguyên đất khu vực thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá chung về sự biến động tài nguyên đất khu vực thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá sự biến động tài nguyên đất phục vụ quy hoạch phát triển bền vững

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp, xử lý các thông tin và tài liệu liên quan

Phương pháp phân tích: Sử dụng các phương tiện và các công cụ tiện ích, phân tích các tư liệu, đánh giá khách quan các yếu tố để đưa ra kết luận chính xác làm cơ sở giải quyết các vấn đề đặt ra

Phương pháp so sánh: Tổng hợp các kết quả, so sánh, đánh giá, đưa ra các kết luận chính xác về vấn đề nêu ra

Phương pháp chuyên gia: Thu thập, tổng hợp và phân tích các ý kiến chuyên gia làm cơ sở đưa ra các kết luận khoa học

Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm để chứng minh cho các luận chứng khoa học đã đưa ra

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về mặt khoa học: Nghiên cứu góp phần minh chứng khả năng và hiệu quả của công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động tài nguyên đất

Trang 13

- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác quy hoạch và định hướng phát triển khu vực thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tiếp theo

8 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận được trình bày trong

93 trang với 47 hình và 10 bảng

Xin chân thành cảm ơn TS Phạm Công Khải cùng các thầy, cô giáo Bộ môn Trắc địa Mỏ, khoa Trắc địa đã chỉ dẫn, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích trong quá trình hoàn thành luận văn Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT 1.1 Khái niệm tài nguyên đất

Tài nguyên đất được xem là một vật thể sống, nó tuân theo quy luật của sự sống: phát sinh, phát triển, thoái hoá và già cỗi Ðất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông, lâm nghiệp

Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình

và thời gian

Đất đai (Land) là một vùng lãnh thổ có ranh giới, vị trí cụ thể, có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hội Bao gồm cả điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, địa chất, thực vật và động vật sống

sử dụng đất

Tài nguyên đất được phân hạng khái quát theo loại sử dụng đất chủ yếu sau:

- Đất dùng trực tiếp cho sản xuất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi cá, đất làm bãi chăn thả, đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, đất mỏ, đất làm muối, đất phục vụ cho các hồ chứa nước, ao, hồ

- Đất thổ cư, đất dùng cho kiến trúc, xây dựng như xây dựng nhà cửa, trường học, cơ quan, công xưởng, kho tàng, công viên, nơi vui chơi giải trí, từ đường, giáo đường, thành luỹ, pháo đài, doanh trại quân đội, bãi thuyền, bến cảng, căn cứ quân sự, sân bay, nghĩa trang, đình, chùa,

- Đất dùng cho giao thông, thuỷ lợi như đường sá, kênh mương, hồ đập chứa

Trang 15

nước, cảng, bờ biển, đê điều,

- Các loại đất khác như đất núi, mương lạch, sông suối,

1.2 Tài nguyên đất trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1 Tài nguyên đất trên thế giới

Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng Theo con số thống kê của FAO trong tổng diện tích 13.251 triệu ha có 11 % diện tích dùng cho sản xuất nông nghiệp, 24% diện tích là đồng cỏ và bãi chăn thả gia súc, 32% diện tích là rừng và đất rừng; còn 33% diện tích được sử dụng cho mục đích khác Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36% Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng, vv

Hình 1.1 Ảnh lớp phủ bề mặt trên thế giới

Trang 16

Hàng năm, trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích Trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số

Tiềm năng đất nông nghiệp là rất khác nhau giữa các khu vực, các nước

Hình 1.2 Biểu đồ phân bố diện tích đất nông nghiệp theo các lãnh thổ(nguồn FAO)

Hình 1.3 Bản đồ phần trăm đất nông nghiệp trên thế giới (nguồn FAO)

Trang 17

1.2.2 Tài nguyên đất ở Việt Nam

Theo thống kê, diện tích đất tự nhiên của Việt Nam vào khoảng 33121.2 nghìn ha, cơ cấu diện tích đất các khu vực như sau:

- Đồng bằng Sông Cửu Long: 4060.4 nghìn ha

Với diện tích tự nhiên như vậy, Việt Nam xếp thứ 66 trong 217 nước trên thế giới Bình quân đất tự nhiên theo đầu người trên toàn thế giới là 0,4 ha Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha, lâm nghiệp 11,58 triệu ha, đất chưa sử dụng 10 triệu ha (30,45%), đất chuyên dùng 1,5 triệu ha Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha Bình quân đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,6 ha/người Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha Đây là một hạn chế rất lớn cho phát triển Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở Việt Nam chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp, chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng suất cây trồng thấp, riêng năng suất lúa,

cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế giới

Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động Những quá trình thoái hoá đất nghiêm trọng ở Việt Nam là:

1- Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức Theo Trần Văn Ý - Nguyễn Quang Mỹ (1999) >60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức >50tấn/ha/năm;

Trang 18

2- Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng, Tỷ lệ bón phân N:P2O5 : K2O trung bình trên thế giới là 100: 33:17, còn ở Việt Nam là 100:29:7, thiếu lân và kali nghiêm trọng Việt Nam phấn đấu đến 2010 đất nông nghiệp sẽ đạt 10 triệu ha, trong đó có 4,2 - 4,3 triệu ha lúa, 2,8 - 3 triệu ha cây lâu năm, 0,7 triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo cung ứng 48 - 55 triệu tấn lương thực (cả màu); Đất lâm nghiệp đạt 18,6 triệu ha (50% độ che phủ), trong đó có 6 triệu ha rừng phòng hộ, 3 triệu ha rừng đặc dụng, 9,7 triệu ha rừng sản xuất; Cảnh quan tự nhiên (chủ yếu là sông, suối, núi đá, ) còn 1,7 triệu ha

1.2.3 Vai trò của tài nguyên đất đối với con người

Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như:

1- Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh thái và an ninh lương thực;

2- Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải;

3- Nơi cư trú của động vật đất;

4- Lọc và cung cấp nước,

5- Địa bàn cho các công trình xây dựng

Đất là tài nguyên vô giá, là vật mang và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái trên đất, trong đó có hệ sinh thái nông nghiệp hiện đang nuôi sống toàn nhân loại

Tập quán khai thác tài nguyên đất phân hoá theo cộng đồng, phụ thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu, đặc trưng tập đoàn cây trồng, đặc thù văn hoá, trình độ khoa học công nghệ, mục tiêu kinh tế

1.3 Biến động tài nguyên đất

1.3.1 Nguyên nhân gây ra biến động tài nguyên đất

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến biến động tài nguyên đất Trong phạm vi giới hạn của đề tài chỉ đi vào hai nguyên nhân chính: quá trình công nghiệp hoá và

đô thị hoá

1.3.1.1.Quá trình công nghiệp hóa

Trang 19

Công nghiệp hoá bắt đầu được biết đến từ cuối kỷ thứ 18 khi mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra Hiện nay, chúng ta đang trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 Theo K.Thurow, thì “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được đánh dấu bằng sự quá độ từ các hệ thống kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu”

Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận nguồn lực quốc gia ngày càng lớn được huy động để xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với công nghệ hiện đại chế tạo ra tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng,

có khả năng bảo đảm một nhịp độ tăng trưởng cao của toàn bộ nền kinh tế và bảo đảm sự tiến bộ kinh tế, xã hội Với quan niệm về công nghiệp hoá phản ánh một quá trình phát triển kinh tế - xã hội có những nội dung chủ yếu sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng đa dạng hoá (so với nền kinh tế nông nghiệp)

- Đổi mới kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại

- Nâng cao trình độ hiểu biết và tay nghề của người lao động

- Mở rộng quá trình đô thị hoá

- Nâng cao nhịp độ tăng trưởng và tính hiệu quả của nền kinh tế gắn với tiến bộ xã hội

Ở những nước công nghiệp mức thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người thường cao hơn rất nhiều so với những nước nông nghiệp Điều đó là động lực thúc đẩy của quá trình công nghiệp hoá ở các nước nông nghiệp, tức là việc phát triển công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng cao hơn so với các ngành khác Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hàn” với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người mỗi năm 5% Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 1995 – 2005 Năm

2005, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Hàn Quốc chỉ chiếm 3.7% GDP; trong khi

đó công nghiệp là 40.1% và dịch vụ là 56.3% Riêng lĩnh vực công nghiệp, tốc độ tăng trưởng là 7.3%

Trung Quốc có diện tích lớn thứ 3 thế giới và là nước đông dân nhất thế giới

Trang 20

Sau cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn công nghiệp hoá

toàn diện và đã thu được những thành tựu lớn lao Theo niên giám thống kê Trung

Quốc, tổng giá trị sản phẩm trong nước và cơ cấu ngành từ năm 1978 đến năm

1992 thì cơ cấu ngành nông nghiệp giảm 11.1%; công nghiệp tăng lên 12.3%;

dịch vụ tăng 2.8% Tới năm 1997, tiềm lực kinh tế của Trung Quốc đứng vị trí thứ

7 sau Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, và Italia Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung

Quốc từ 1995 – 2005 được thể hiện Hiện nay, kinh tế của Trung Quốc chỉ đứng

sau Mỹ và Nhật Bản

Bảng 1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2005

Năm

Tổng GDP (Triệu USD)

Tốc độ tăng GDP (%)

Bình quân GDP/đầu người HDI

Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc

Quá trình công nghiệp hoá tác động đến những vấn đề về xã hội và môi

trường hầu hết các thành phố, các nước trên toàn cầu, điển hình là các nước

đang phát triển trong đó có Việt Nam Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi

mới định hướng cho việc chuyển từ chủ trương thực hiện công nghiệp hoá theo

kiểu cũ sang xây dựng mô hình công nghiệp hoá theo kiểu mới phù hợp với yêu

cầu của thời đại

Từ năm 1991 đến 1995, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 8.2%,

cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và

dịch vụ với việc hình thành các vùng trọng điểm, các khu công nghiệp tập

trung và các khu chế xuất Kinh tế Việt Nam vào những năm 2001 đến 2005 tăng

Trang 21

trưởng khá cao, tỷ lệ tăng trưởng GDP cho năm 2005 là 8.4%, nếu năm 1995 mới

đạt 282.1USD thì năm 2005 GDP đầu người đã lên tới 638USD Cơ cấu kinh tế đã

có sự chuyển dịch quan trọng: nhóm ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 40.2%

(1985) xuống 20.9% (2005); nhóm ngành công nghiệp

- Xây dựng tăng từ 27.4% lên 41%; dịch vụ tăng từ 32.5% lên 38.1%

Bảng 1.2 Cơ cấu lao động xã hội theo ngành kinh tế từ năm 1990 đến

Một trong những nét đặc trưng nhất của thời đại này là hiện tượng đô thị

hoá đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với quy mô lớn và nhịp độ nhanh

chưa từng thấy

Đô thị hóa có 2 loại:

- Loại có kế hoạch phát triển

- Loại tự phát

Cùng với công nghiệp hoá, đô thị hoá được xem như một khía cạnh quan

trọng trong sự vận động đi lên của xã hội Đô thị hóa là quá trình nâng cao vai

trò, chức năng của thành phố trong sự phát triển xã hội và đó là một hiện tượng

kinh tế - xã hội phức tạp diễn ra trên một không gian rộng lớn

Đặc trưng của quá trình đô thị hoá được biểu thị thông qua các yếu tố sau:

- Sự tăng nhanh của tỷ lệ số dân đô thị trong tổng số dân

- Sự tăng lên của số lượng các đô thị đồng thời với sự mở rộng của không

gian đô thị

- Sự chuyển hoá của lao động từ giản đơn sang phức tạp

- Sự chuyển hoá về lối sống từ mật độ thấp sang mật độ cao, từ điều kiện hạ

Trang 22

tầng kỹ thuật giản đơn sang điều kiện hạ tầng kỹ thuật phức tạp

Hiện nay, tốc độ phát triển dân số đô thị ngày càng tăng là yếu tố đặc

thù của quá trình đô thị hoá

Hình 1.4 Sơ đồ xu hướng chuyển dịch dân cư trong quá trình đô thị hoá

Vào năm 1900, toàn thế giới chỉ có 10% dân số sống ở đô thị Đến năm 1950, con số này là gần 30% Vào 2007, theo thống kê của Liên hợp quốc, khoảng 3.3

tỷ người sống ở thành thị trong tổng số hơn 5.4 tỷ người, số người sống ở đô thị đã nhiều hơn so với ở nông thôn Xu thế này sẽ còn gia tăng trong những năm tới, đặc biệt là tại châu Phi và châu Á, hai khu vực mà dự kiến vào năm 2025 sẽ tập trung đa số các đô thị lớn của thế giới Cũng theo số liệu của Liên hiệp quốc thì vào năm 1890, chỉ có mỗi thành phố London có số dân trên 5 triệu người, vào năm

1950 có 8 thành phố và đến năm 2000 đã có 45 thành phố Số thành phố với số dân trên 10 triệu người cũng ngày một tăng Năm 1950, mới chỉ có New York, London và Thượng Hải, nhưng đến năm 2000, số thành phố có dân số trên 10 triệu người đã tăng lên 24 Ước tính vào năm 2050, toàn thế giới sẽ xuất hiện 27 “siêu thành phố”, tăng gần gấp đôi so với con số 19 hiện nay

Việt Nam những năm 90, cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên tới 649 và năm 2003 là

Trang 23

656 đô thị Tổng kết đến 2007, cả nước có 673 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, trên 30 thành phố trực thuộc tỉnh, 60 thị xã và trên 500 thị trấn, 26% dân số sống ở khu vực này Tốc độ gia tăng dân số đô thị ở Việt Nam từ năm 1990-2005

Bảng 1.3 Tốc độ gia tăng dân số đô thị ở Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2005

Năm Tổng số dân

(nghìn người)

Dân số ở đô thị (nghìn người)

Tỷ trọng so với tổng dân số cả nước (%)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)

Quá trình đô thị hoá của chúng ta diễn ra đang thiên vị cho tăng trưởng kinh

tế, đô thị hóa theo kiểu tự phát, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ và không được quy hoạch hợp lý đã có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường gây ô nhiêm không khí, đất, nước Nhất là nguồn tài nguyên đất dành cho phát triển đô thị đang bị khai thác kém bền vững, làm giảm diện tích cây xanh, mặt nước, gây úng ngập, cạn kiệt và suy thoái

Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ tất yếu sẽ dẫn đến sự mở rộng của không gian đô thị Mức độ đô thị hoá song hành cùng tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ công nghiệp hoá Theo Đàm Trung Phường, quá trình công nghiệp hoá nước ta qua 3 giai đoạn: giai đoạn sơ khai, giai đoạn công nghiệp hoá trung bình và giai đoạn công nghiệp hoá mạnh, từ đó đưa ra sơ đồ

dự báo phát triển không gian đô thị hoá phát triển theo tốc độ công nghiệp hóa

1.3.2 Biến động tài nguyên đất trên thế giới và ở Việt Nam

Quá trình công nghiệp hoá, đô thị đã làm đất nông nghiệp giảm đi đáng kể nhất là ở các thành phố, đô thị lớn, theo thống kê trên thế giới hàng năm mất

Trang 24

khoảng 6- 8 triệu ha đất nông nghiệp

Công nghiệp hoá và đô thị hóa làm diện tích đất nông nghiệp bị giảm nhiều nhất là ở Philippines, mất đến 50% Sau một thời gian thúc đẩy mạnh mẽ đô thị hóa và xây dựng các khu công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp trồng lúa của nước này đã giảm xuống rất thấp, chỉ 2.3 triệu ha so với 9.9 triệu ở Thái Lan

và 7.5 triệu ở Việt Nam Philippines vào những năm 1970 là nước xuất khẩu gạo nhưng sau hai thập niên đô thị hóa và công nghiệp hóa, nước này trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với con số 2 triệu tấn mỗi năm và năm 2007 con

số này lên đến 2.7 triệu tấn

Diện tích đất nông nghiệp ở nước Mỹ cũng đang ngày càng ít đi Theo nghiên cứu của Tổ chức Sự thật về đất nông nghiệp ở Mỹ, cứ mỗi phút nước này mất đi 2 mẫu Anh (1.6 ha) đất trồng trọt Nơi mất nhiều nhất là các khu vườn ở ngoại thành, nơi những vườn cây cho các loại trái cây ngon nhất đất nước đã bị thay thế bằng những khu dân cư mới, đường cao tốc và trung tâm mua sắm

Sự phát triển là tất yếu, nhưng điều đáng nói là sự phát triển thiếu quy hoạch đã làm nhiều thành phố lớn ở Mỹ rơi vào tình trạng mất đất đai dành cho trồng trọt Theo nghiên cứu, người Mỹ hiện nay sử dụng đất nhiều hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử nước này và sử dụng rất hoang phí Các bang Arkansas, New York, Illinois, Alabama và Mississippi đứng đầu danh sách những bang có diện tích đất nông nghiệp bị đô thị hóa nhiều nhất

Trung Quốc cũng không nằm ngoài quy luật với việc đẩy nhanh tốc đô thị hoá, công nghiệp hoá khiến đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp Hiện tượng này làm cho nông dân Trung Quốc chao đảo Trong 10 năm qua, đất đai của 60 triệu nông dân bị trưng dụng và 3 triệu nông dân hàng năm sẽ bị mất đất trong vòng 5 năm tới Chỉ riêng giữa năm 1999 - 2003, có tới hơn 7.6 triệu ha đất đai trồng trọt bị chiếm dụng

Như vậy, việc đảm bảo lương thực, thực phẩm cho số dân lên tới con số

8 tỷ người trên toàn thế giới vào năm 2025 thì việc khai khẩn đất nông nghiệp và

sử dụng hợp lý quỹ đất là điều cực kì quan trọng

Trang 25

Nước ta những năm gần đây đang xảy ra tình trạng thu hồi đất ồ ạt để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, các công trình giao thông, thuỷ lợi

Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình trạng đất nông nghiệp bị thu hồi giai đoạn từ 2001- 2005, tổng diện tích đất bị thu hồi cả nước đã lên tới trên 366 nghìn ha (chiếm gần 3.9% quỹ đất nông nghiệp); tức mỗi năm thu hồi hơn 73.2 nghìn ha Trong đó, hai vùng kinh tế trọng điểm bị thu hồi nhiều nhất là phía Nam và phía Bắc, tại hai vùng kinh tế này

có nhiều địa phương bị thu hồi với diện tích rất lớn như: Tiền Giang (hơn 20

000 ha), Đồng Nai (19 700 ha), Bình Dương (16 600 ha), Hà Nội (7 776 ha), Vĩnh Phúc (5 573 ha),

Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long từ năm 2000 đến nay đã xây dựng khoảng 40 khu công nghiệp với tổng diện tích lên đến 10 500ha Trong ba năm tới, còn có kế hoạch sử dụng thêm 40000ha đất nông nghiệp cho các dự án công nghiệp Theo quy hoạch sử dụng đất năm 2010, một diện tích đất lớn được chuyển thành đất chuyên dụng:

- Đất giao thông: mở rộng các trục đường giao thông lớn xuyên quốc gia (mở rộng quốc lộ1A, đường Hồ Chí Minh, ), các đường liên tỉnh, liên huyện sẽ chiếm dụng khoảng 636 089ha

- Đất xây dựng: Mở rộng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng sẽ chiếm dụng gần 227 280ha

- Đất thuỷ lợi: Nhu cầu xây dựng mới và nâng cấp các công trình dự kiến chiếm dụng gần 385 149ha

- Đất đô thị: quá trình đô thị hoá, phát triển mở rộng các thành phố sẽ

chiếm dụng khoảng 1 035 376ha

Đồng thời với việc chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích

sử dụng khác do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá thì điều đáng báo động là tình trạng suy giảm tài nguyên đất do xói mòn, sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, chua hóa và do ô nhiễm, Trên thế giới, hiện có 2 000 triệu ha đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó 1260 triệu ha tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương Việt Nam

Trang 26

hiện có 16.7 triệu ha bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu ha đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1.9 triệu

ha đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh Suy thoái chất lượng đất dẫn tới việc hoang hoá lãng phí tài nguyên đất Chỉ tính riêng ở 68 nông trường quốc doanh, 33 vùng kinh tế mới và chuyên canh trước đây đã có trên 30 000 ha sau khi khai hoang lại bị

bỏ hóa trở lại

Tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học

để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động Hoạt động canh tác và đời sống còn bị

đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất

Dân số nước ta đông và gần 80% dân cư chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp nên tài nguyên đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có một ý nghĩa hết sức quan trọng không những đối với việc phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội

1.3.3 Biến động tài nguyên đất thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

1.3.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Theo nghị định số 37/CP ngày 01 tháng 5 năm 1994 của Thủ tướng chính phủ, thành phố Thanh Hóa được thành lập

Thành phố Thanh Hóa nằm ở phía đông của tỉnh Thanh Hóa, nằm kéo dài theo hướng Bắc Nam khoảng 11,5km và nằm giữa 19046’ - 19050’ độ vĩ Bắc,

105045’ -105049’ kinh độ Đông Bao quanh bởi 4 huyện: phía Tây giáp với huyện Đông Sơn, phía Đông giáp với huyện Hoằng Hóa; phía Bắc giáp với huyện Thiệu Hóa; phía Nam giáp với huyện Quảng Xương Tổng diện tích 48,94 km2 với số dân lên tới hơn 154 300 người Thành phố Thanh Hóa bao gồm: 11 phường và 4 xã

Trang 27

Hình 1.5 Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

Trang 28

Bảng 1.4 Thống kê diện tích tự nhiên và dân số thành phố Thanh Hóa tỉnh

Thành phố Thanh Hóa là một đô thị công nghiệp với nhiều khu công nghiêp,

cụm cộng nghiệp, làng nghề như khu công nghiệp Tây bắc ga, khu công nghiệp Lễ

Môn, … và có nhiều trường Cao đẳng, Đại học: Cao đẳng y Thanh Hóa, Đại học

Hồng Đức …

1.3.3.2 Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ảnh hưởng đến sử dụng nguồn tài

nguyên đất

Thành phố Thanh Hóa có vị trí địa lý rất thuận lợi nằm trên tuyến đường

huyết mạch quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc theo hướng Bắc - Nam, đó là

lợi thế cho thành phố Thanh Hóa trong quá trình sản xuất và phát triển Cùng với

sự phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

Trang 29

hóa nông nghiệp, nông thôn của thành phố phát triển mạnh mẽ

Tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa diễn ra rất mạnh mẽ nhất là từ năm 2000 đến nay Diện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang phi nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới, kiến thiết cơ sở hạ tầng Việc chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Tuy nhiên nó cũng gây tác động không nhỏ đến những vấn đề xã hội và môi trường như:

- Ảnh hưởng đến đời sống người dân có đất bị thu hồi

- Ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực

- Ảnh hưởng đến môi trường sống và tính bền vững trong quá trình phát triển

Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay theo quy hoạch phát triển đến năm 2015, khoảng 4/5 diện tích thành phố Thanh Hóa là đô thị, diện tích nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp, khoảng 400 ha đất nông nghiệp của thành phố Thanh Hóa tiếp tục được chuyển đổi mục đích để dành cho phát triển các đô thị mới, nhà máy, khu công nghiệp Ngoài sức ép về không gian đất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá thì chất lượng đất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất lớn do lượng chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng gia tăng

1.3.3.3 Khái quát về hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất là trạng thái lớp phủ bề mặt trái đất ở một thời điểm nào đó mà việc phân chia quỹ đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người Theo Luật Đất đai năm 1993 phân chia đất đai thành 6 nhóm, trong đó có nhóm đất

đô thị Thế nhưng Luật Đất đai năm 2003 lại phân chia thành 3 nhóm chính và mỗi nhóm gồm nhiều loại đất Và đồng thời có sự khác nhau giữa hệ thống phân loại đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước năm 2003, hệ thống được sử dụng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và hệ thống theo pháp luật hiện hành

Trang 30

Bảng 1.5 Phân tích sự khác nhau của các hệ thống phân loại đất

Nội dung loại đất

STT Loại đất Theo hệ thống phân loại đất của pháp luật về đất

đai trước năm 2003

Theo hệ thống phân loại đất sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

Theo hệ thống phân loại đất của pháp luật hiện hành về đất đai

1 Đất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp; đất lâm nghiệp;

đất làm muối; đất nông nghiệp khác

Đất sản xuất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác

Đất trồng cây hàng năm (không gồm đất nương rẫy canh tác không thường xuyên); đất trồng cây lâu năm; đất nuôi trồng thuỷ sản

Đất trồng cây hàng năm (gồm cả đất nương rẫy canh tác không thường xuyên); đất trồng cây lâu năm

1.2 Đất rừng sản xuất; đất

rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất ươm cây giống

Đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng (đất ươm cây giống được chia đều ra từng loại rừng)

Đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng (không gồm đất ươm cây giống vì đất này thuộc đất nông nghiệp khác)

Đất ở; đất chuyên dùng;

đất sông suối

Đất ở; đất chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác

2.1

Đất ở

Đất ở tại đô thị thuộc đất

đô thị; Đất ở tại nông thôn thuộc đất khu dân

cư nông thôn

Đất ở gồm đất ở tại đô thị và đất ở tại nông thôn

Đất ở gồm đất ở tại đô thị và đất ở tại nông thôn

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh; đất công cộng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất mặt nước đang sử dụng vào mục đích chuyên dùng;

đất phi nông nghiệp khác

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh; đất công cộng

Đất chưa đưa vào sử dụng, núi đá không có rừng cây, đất nương rẫy canh tác không thường xuyên, đất mặt nước chưa sử dụng

Đất chưa đưa vào sử dụng, núi đá không có rừng cây

(Nguồn: “ Báo cáo của chính phủ về kế hoạch sử dụng đất năm 2005 và 2010”)

Trang 31

Theo hệ thống phân loại đất của pháp luật hiện hành về đất đai và qua khảo sát cho

thấy, thành phố Thanh Hóa có mục đích sử dụng đất chủ yếu thể hiện ở bảng 1.6

Bảng 1.6 Diện tích mục đích sử dụng đất chính tại thành phố Thanh Hóa

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1056.73

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 377.33

(Nguồn: “Bộ Tài Nguyên và Môi trường”)

Trang 32

1.4 Sử dụng bền vững tài nguyên đất

Đất có thể tự hình thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh Hệ sinh thái đất khi phát triển có những đặc thù riêng, chịu ảnh hưởng của sự tác động qua lại giữa những yếu tố hữu sinh và vô sinh Hệ sinh thái đất hoàn toàn có khả năng tự lập lại sự cân bằng giữa các quần thể sinh vật đất, giữa vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng Hệ sinh thái đất có khả năng tự điều chỉnh

để giữ được sự ổn định

Con người có tác động 2 mặt đến hệ sinh thái đất:

- Mặt tích cực góp phần tạo dựng nên sự cần bằng

- Mặt tiêu cực làm mất đi sự cân bằng

Nếu sự tác động tiêu cực của con người ảnh hưởng đến tài nguyên đất vượt quá giới hạn thì khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất cũng bị mất

đi Và lúc này đất mất sự cân bằng, mất khả năng tự điều chỉnh

Những hiện tượng mất diện tích đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, xói mòn, ô nhiễm là nguyên nhân của việc sử dụng tài nguyên đất kém bền vững Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng lớn

Sử dụng đất là kết quả của sự tương tác giữa các tham số kinh tế xã hội, tham số về tự nhiên và sự tác động của con người được thể hiện ở hình 1.8

Hình 1.6 Thực trạng sử dụng đất (Nguồn: “Land use classification ”)

QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA CON NGƯỜI

Trang 33

Trong quá khứ, kể cả những nước phát triển và các nước đang phát triển, việc

sử dụng đất thay đổi thường xuyên là kết quả của các quyết định mang tính cá nhân của mỗi người sử dụng Việc sử dụng đất không có hoạch định đã ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên đất Hiện nay, việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đã có kế hoạch và có quy hoạch cụ thể Việc lập kế hoạch phải dựa vào sự hiểu biết về môi trường tự nhiên và các loại sử dụng đất kết hợp với so sánh phân tích kinh tế - xã hội Quy hoạch sử dụng đất có hai phương pháp: Phương pháp hai bước và phương pháp song hành

Hình 1.7 Quy hoạch sử dụng đất (Nguồn: “Đất Việt Nam”)

Tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất nói riêng không phải là vô tận Sự phát triển của kinh tế, xã hội cộng với việc khai thác tài nguyên quá mức, bừa bãi đã, đang và sẽ gây thảm hoạ cho môi trường và đặc biệt là cho tài nguyên đất Vì vậy mà, việc sử dụng và quy hoạch sử dụng tài nguyên đất tiết kiệm, hiệu quả là nhu cầu cấp bách của nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới vì chiến lược phát triển bền vững

Những tham khảo ban đầu

Khảo sát cơ bản Khảo sát cơ bản

Phân loại đất đai

Phân loại đất đai định tính

và định lượng

Phân tích kinh tế và

xã hội Bước 1

Bước 2

Trang 34

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

XÃ HỘI

PTBV

Thuật ngữ "phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" Sau

đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường Bền vững

là một khái niệm không cố định nó có thể thay đổi theo không gian và thời gian bao gồm 5 thuộc tính: Tính sản xuất hiệu quả, tính an toàn, tính bảo vệ, tính bền lâu và tính chấp nhận

Khái niệm phát triển bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước nêu ra hướng vào mục tiêu tổng hoà của sự tham gia của 3 yếu tố: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường

Hình 1.8 Tác động tương hỗ của các hệ kinh tế, xã hội và môi trường đối với

phát triển bền vững (PTBV)

ƒ Về mặt kinh tế:

- Giảm mức sử dụng, tái sử dụng tài nguyên và năng lượng

- Xoá đói, giảm nghèo

- Tăng cường sử dụng công nghệ sạch và công nghệ tái chế

Trang 35

- Sử dụng sản phẩm sinh hoạt không gây tác hại đến môi trường

ƒ Về mặt xã hội:

- Ổn định tăng trưởng kinh tế

- Phát triển cuộc sống nông thôn, giảm sức ép cho đô thị

- Nâng cao dân trí

- Bảo vệ bản sắc và tính đa dạng văn hoá

- Bình đẳng giới

- Tăng cường sự tham gia của quần chúng vào các quá trình quyết định

ƒ Về mặt môi trường - tự nhiên:

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo

- Khai thác tài nguyên hợp lý, không phá vỡ thế cân bằng sinh thái

- Bảo vệ tính đa dạng sinh học

- Giảm hiệu ứng khí nhà kính

- Giảm và kiểm soát sự phát thải khí nhà kính

- Giảm thiểu sự ô nhiễm các thành tố khác của môi trường

Đối với một nước đang phát triển như nước ta, theo các chuyên gia thì phải điều hòa giữa áp lực tăng dân số, tăng trưởng về kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm đảm bảo có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu đất, dành đất tốt cho nông nghiệp Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà không làm mất nguồn nước và thoái hóa đất Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng Khi phân bố sử dụng đất cho các ngành kinh tế quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài liệu đất và đánh giá phân hạng đất đai mới xây dựng, nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giao đất, giao rừng, cho dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh nhằm xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an toàn lương thực Phát động quần chúng làm công

Trang 36

tác bảo vệ đất Đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và kế hoạch hành động bảo

vệ và sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững

Trang 37

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI

2.1 Quan điểm nghiên cứu biến động bằng tư liệu viễn thám và GIS

2.1.1 Phân loại lớp phủ bề mặt

Lập bản đồ hiện trạng lớp phủ bề mặt (Land cover) là một trong những ứng dụng quan trọng nhất và tiêu biểu nhất của viễn thám Lớp phủ bề mặt phản ánh các điều kiện và trạng thái tự nhiên trên bề mặt trái đất, ví dụ đất rừng, trảng

cỏ, xa mạc Trong khi đó sử dụng đất (land use) phản ảnh các hoạt động của con người trong việc sử dụng đất như các vùng công nghiệp, đất thổ cư, các loại hoa màu canh tác

Nói chung lớp phủ bề mặt không phải trùng khớp hoàn toàn với sử dụng đất Một đối tượng trong chú giải hiện trạng sử dụng đất có thể bao gồm một hoặc nhiều đối tượng trong chú giải bản đồ lớp phủ

Trước tiên hệ thống phân loại lớp phủ phải được thành lập Hệ thống này được phản ảnh thông qua chú giải và mô tả chi tiết của nó và các mục đích sử dụng, độ phân giải phổ cũng như không gian của tư liệu viễn thám cũng cần thiết phải được tính đến

Trình tự xử lý có thể áp dụng trong phân loại lớp phủ bề mặt bao gồm các bước chính sau:

- Hiệu chỉnh hình học

- Thu thập các số liệu vùng mẫu

- Phân loại theo phương pháp xác suất cực đại

2.1.2 Phát hiện biến động lớp phủ bề mặt

Phát hiện các biến động của lớp phủ bề mặt là một việc làm cần thiết trong việc hiện chỉnh bản đồ lớp phủ bề mặt và trợ giúp cho việc theo dõi, quản lý tài nguyên Sự biến động thông thường được phát hiện trên cơ sở so sánh tư liệu viễn thám đa thời gian hoặc giữa bản đồ cũ và bản đồ mới được hiện chỉnh theo

tư liệu viễn thám

Có hai phương pháp phát hiện biến động, đó là:

Trang 38

- So sánh hai bản đồ lớp phủ bề mặt được thành lập độc lập với nhau

- Nhấn mạnh các biến động trên cơ sở áp dụng dụng phương pháp tổ hợp màu hoặc phương pháp phân tích thành phần chính

Các biến động có thể được chia thành hai loại chính như sau:

- Biến động theo mùa

- Biến động hàng năm

Thông thường biến động theo mùa và biến động năm pha trộn với nhau rất phức tạp trong khuôn khổ một bức ảnh, do vậy người giải đoán cần sử dụng các tự liệu cùng thời gian, cùng mùa trong năm để có thể phát hiện được những biến động thực sự

Lớp phủ bề mặt, tài nguyên đất và quy hoạch sử dụng đất luôn tương tác qua lại (hình 2.1) Hoạt động sử dụng đất của con người tác động tới sự bền vững của tài nguyên đất thông qua lớp phủ bề mặt Quy hoạch sử dụng đất hợp lý, khoa học chính là công cụ hữu hiệu để bảo vệ nguồn tài nguyên đất

Hình 2.1 Sự tương tác giữa hiện trạng sử dụng đất, lớp phủ bề mặt và

tài nguyên đất

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp viễn thám để chiết xuất thông tin lớp phủ bề mặt khu vực nghiên cứu, kết hợp với việc đi khảo sát thực địa và các tài liệu khác xác định

hoạch

Trang 39

hiện trạng sử dụng đất Sử dụng hệ thống thông tin địa lý nhằm phân tích, đánh giá biến động tài nguyên đất

Dữ liệu viễn thám mang thông tin phong phú về hiện trạng lớp phủ bề mặt và

có nhiều cách tiếp cận khác nhau để chiết xuất các thông tin về hiện trạng lớp phủ

bề mặt từ viễn thám Quá trình chiết xuất thông tin từ ảnh viễn thám là một quá trình chuyển đổi thông tin ảnh thành các thông tin có ý nghĩa đối với người sử dụng Việc chiết xuất thông tin được tiếp cận theo cả hai hướng: không gian và thời gian

- Tiếp cận theo không gian cho phép chiết xuất thông tin từ ảnh ở nhiều quy

mô (cấp độ): pixel (phương pháp phân loại)

- Tiếp cận theo thời gian đánh giá biến động bề mặt lớp phủ từ các ảnh viễn thám chụp qua các giai đoạn

Hình 2.2 Phương pháp nghiên cứu

Viễn thám cung cấp thông tin nhanh, cập nhật, có chu kỳ lặp cao và đó là dữ liệu đầu vào quan trọng cho GIS Ứng dụng của công nghệ viễn thám nhằm để giám sát môi trường những ngày đầu tiên đã đề cập tới vấn đề theo dõi lớp phủ thực

GIS Viễn thám

Chiết xuất thông tin

Trang 40

vật với việc thành lập bản đồ lớp phủ thực vật Việc ứng dụng viễn thám đang ngày càng phát triển và trở thành một công cụ không thể thiếu, nhưng trong nhiều trường hợp mức độ chi tiết của thông tin đòi hỏi cao hơn nhiều so với các thông tin viễn thám có thể cung cấp Do vâỵ, việc kết hợp giữa thông tin viễn thám và thông tin điều tra, khảo sát từ thực địa là rất quan trọng nhằm nâng cao độ chính xác, mức độ chi tiết và mức độ tin cậy cho các kết quả nghiên cứu

GIS với khả năng phân tích không gian, được sử dụng để mô hình hoá quá trình biến đổi sử dụng đất Ngoài ra, GIS còn được sử dụng để phân tích biến động lớp phủ bề mặt hoặc biến động sử dụng đất nhờ việc chồng xếp bản đồ hiện trạng lớp phủ hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các thời gian khác nhau

2.2.1 Tổng quan về phương pháp viễn thám và GIS trong nghiên cứu tài nguyên đất

Hệ thống thông tin địa lí là một công cụ trong công nghệ địa tin học được hình thành từ những năm 1960 và được phát triển rộng rãi trong 10 năm trở lại đây Có thể nói hệ thống thông tin địa lí được hình thành dựa trên nền tảng hệ thống địa lí (hệ thống các bản đồ có hiển thị thông tin và thuộc tính của các đối tượng) trước đó trong lịch sử

Hệ thống địa lí được sử dụng sớm nhất vào năm 1854 bởi một người Anh tên là John Snow Ông đã mô tả sự lây lan của bệnh dịch tả ở Luân Đôn bằng cách đánh dấu các điểm dịch lên bản đồ, và cách làm của ông đã mang lại hiệu quả trong việc xác định hướng lây lan của dịch bệnh và kịp thời ngăn chặn

Năm 1962, hệ thống thông tin địa lí đầu tiên hoạt động thực sự trên thế giới được ra đời tại Canada, được phát triển bởi cục phát triển nông lâm nghiệp Canada Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) trong hơn nửa thế kỷ qua đã đi được những bước tiến dài trên toàn thế giới, được ứng dụng ở đa dạng lĩnh vực, ngành nghề và phần nào đã trở thành một công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới Sau khi vệ tinh quan sát Trái đất Landsat đầu tiên được phóng lên quỹ đạo vào năm 1972, các dữ liệu viễn thám được xem là nguồn thông tin đầu vào quan trọng của GIS nhờ những tiến bộ về kỹ thuật của nó Thông qua

Ngày đăng: 22/05/2021, 15:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Văn Cự, Ứng dụng Hệ thông tin địa lý và Viễn thám trong quản lý môi trường và tài nguyên ở Việt Nam. Thực trạng, thuận lợi và thách thức, Trung tâm Viễn thám và Geomatics VTGEO, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng Hệ thông tin địa lý và Viễn thám trong quản lý môi trường và tài nguyên ở Việt Nam
2. Lê Văn Khoa(2004), Giáo trình Đất và Môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất và Môi trường
Tác giả: Lê Văn Khoa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
3. Võ Chí Mỹ (2005), Kỹ thuật môi trường, Giáo trình sau đại học, Trường đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật môi trường
Tác giả: Võ Chí Mỹ
Năm: 2005
4. Võ Chí Mỹ (2009), Geomatics Engineering for Environmental and Natural Resources research, Lecturenote for post graduate course, Hanoi University of Mining and Geology, Hanoi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Geomatics Engineering for Environmental and Natural Resources research, Lecturenote for post graduate course
Tác giả: Võ Chí Mỹ
Năm: 2009
5. Trần Thị Băng Tâm (2006), Hệ thống thông tin địa lý, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thông tin địa lý
Tác giả: Trần Thị Băng Tâm
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2006
6. Phạm Vọng Thành – Phạm Trọng Mạnh (1996), Hệ thống thông tin địa lý và ứng dụng của chúng trong quy hoạch đô thị, NXB Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thông tin địa lý và ứng dụng của chúng trong quy hoạch đô thị
Tác giả: Phạm Vọng Thành – Phạm Trọng Mạnh
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 1996
7. Phạm Vọng Thành – Nguyễn Trường Xuân (2001), Giáo trình Công nghệ viễn thám, NXB Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công nghệ viễn thám
Tác giả: Phạm Vọng Thành – Nguyễn Trường Xuân
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2001
8. Phạm Vọng Thành (2003), Giáo trình Trắc địa ảnh – Phần đoán đọc điều vẽ ảnh, NXB Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Trắc địa ảnh – Phần đoán đọc điều vẽ ảnh
Tác giả: Phạm Vọng Thành
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2003
9. Phạm Vọng Thành (2010), Cơ sở viễn thám, NXB Đại học Nông nghiệp 10. Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000), Tổ chức hệ thống thông tin địa lýGIS và phần mềm Mapinfo 4.0, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở viễn thám", NXB Đại học Nông nghiệp 10. Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000), "Tổ chức hệ thống thông tin địa lý "GIS và phần mềm Mapinfo 4.0
Tác giả: Phạm Vọng Thành (2010), Cơ sở viễn thám, NXB Đại học Nông nghiệp 10. Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên
Nhà XB: NXB Đại học Nông nghiệp 10. Nguyễn Thế Thận
Năm: 2000
11. Nguyễn Khắc Thời và NNC (2006), Ứng dụng kỹ thuật viễn thám và công nghệ GIS trong việc đánh giá quá trình đô thị hóa ở khu vực ngoại thành Hà Nội, Đề tài NCKH cấp Bộ - Mã số: B2006-11-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng kỹ thuật viễn thám và công nghệ GIS trong việc đánh giá quá trình đô thị hóa ở khu vực ngoại thành Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Khắc Thời và NNC
Năm: 2006
12. Nguyễn Trường Xuân (2004), Công nghệ viễn thám, Bài giảng cao học, Trường đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ viễn thám, Bài giảng cao học
Tác giả: Nguyễn Trường Xuân
Năm: 2004
14. UBND tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2005-2010, Phòng Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2005-2010
13. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quy hoạch sử dụng đất TP.Thanh Hóa đến năm 2010 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w