Một trong những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – Đào tạo theo nghị quyết 29/NQTW đó là chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, tăng cườ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI
-SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI KỸ THUẬT TỔ CHỨC MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH GÓP PHẦN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH SINH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI
Người thực hiện: Trần Trí Lạc
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học
THANH HOÁ, NĂM 2021
Trang 2MỤC LỤC
Trang
1 Mở đầu
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
3 Kết luận, kiến nghị
Trang 31 Mở đầu
1 1 Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Một trong những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – Đào tạo theo nghị quyết 29/NQTW đó là chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, tăng cường năng lực thực hành, vận dụng kiến thức, giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật…
Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành công văn Số: 4612/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 trong đó
quy định Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cụ thể:
- Tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học;
- Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng
Trước đó đó GD-ĐT cũng đã ban hành công văn Số: 791/HD-BGDĐT về
hướng dẫn phát triển chương trình giáo dục phổ thông với mục đích: Khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hoạt động giáo dục của các trường phổ thông; củng cố cơ chế phối hợp và tăng cường vai trò của các trường sư phạm, trường phổ thông thực hành sư phạm
và các trường phổ thông khác trong các hoạt động thực hành, thực nghiệm sư phạm
và phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông Trong đó một trong những hoạt động trọng điểm đó là: Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh thành những bài học mới, có thể chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục và bổ sung các hoạt động giáo dục khác vào chương trình hiện hành; xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình mới của các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường
Trong những qua dưới sự hướng dẫn qua các đợt tập huấn do sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tổ chức, cũng như các văn bản chỉ đạo chuyên môn của sở, của trường về việc chủ động điều chỉnh nội dung, kế hoạch và hình thức tổ chức dạy
Trang 4học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, góp phần chuẩn bị phù hợp cho đổi mới chương trình và SGK trong thời gian tới
Xuất phát từ những nguyên nhân trên và qua quá trình thực tiễn áp dụng tôi mạnh dạn chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2020-2021 của mình là:
“ Đổi mới kỹ thuật tổ chức một số bài thực hành góp phần rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Chỉ ra được một số bất cập, khó khăn về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức,
từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới kỹ thuật tổ chức nhằm góp phần rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh lớp 10 giúp nâng cao chất lượng dạy học một số bài bài thực hành thí nghiệm trong chương trình sinh học10 – chương trình cơ bản
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Một số bài thực hành thí nghiệm sinh học 10 – cơ bàn ( nghiên cứu về: mục tiêu, chuẩn bị, nội dung và cách tiến hành, thu hoach) cụ thể là các bài sau:
- Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
- Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim
Nội dung cách tiến hành kỹ thuật tổ chức được nghiên cứu trên đối tượng học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Lợi qua năm học từ 2019-2020
Đề tài được nghiên cứu và thử nghiệm đối với học sinh lớp 10 học chương trình
cơ bản
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Quan sát phân tích, thu thập thông tin đồng nghiệp, kết quả học tập từ học sinh
- Thống kê số liệu, phân tích số liệu
- Nghiên cứu tài liệu, trao đổi với chuyên gia, trao đổi với tổ nhóm chuyên môn
- Thực nghiệm kiểm chứng
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề:
Sinh học lớp 10 bao gồm các kiến thức về sinh học tế bào và sinh học vi sinh vật Đây là những kiến thức được rút ra từ thực nghiệm Vì vậy, nếu chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức lý thuyết thôi thì chưa đủ Thông qua thực hành sẽ giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết, trau dồi kỹ năng thực hành và phát huy được óc sáng tạo của học sinh Vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới và cải tiến kỹ thuật thực hiện thí nghiệm thực hành cũng như việc tổ chức hợp lí buổi thực hành trong quá trình dạy học như thế nào, để đạt được hiệu quả dạy học cao hơn
Hiện nay, tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi trong những năm qua đã có những nỗ lực về mua sắm, bổ sung trang thiết bị cơ sở vật chất cho công tác thực hành, thí nghiệm, tuy nhiên về cơ bản thì thiết bị, hóa chất vẫn còn thiếu, đặc biệt một số loại thiết bị đắt
Trang 5tiền như kính hiển vi một số không sát với thực tế hoặc cho kết quả không rõ, do đó việc dạy học thực hành vẫn còn gặp nhiều khó khăn
Qua phân tích nội dung các bài thực hành, thí nghiệm chúng tôi thấy rằng:
- Các bài thực hành có một số nội dung khó thực hiện hoặc mục tiêu và nội dung không thống nhất, một số nội dung thực hành không tạo được hứng thú với học sinh có thể thay bằng những nội dung hoặc hình thức tổ chức khác mới mẻ và hấp dẫn hơn
- Các thí nghiệm trong sinh học 10 các bước thực hành còn chung chung không
rõ ràng; các nguyên liệu và hoá chất chưa cụ thể; các phần mục tiêu, chuẩn bị, cách tiến hành, câu hỏi thảo luận còn lộn xộn, một số tiết thời gian thực hành quá dài không thể tiến hành trong một tiết học
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Để đánh giá thực trạng công tác dạy học thực hành ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, chúng tôi đã tiên hành khảo sát lấy ý kiến 5 thầy
(cô) thuộc 3 trường khác nhau kết quả thu được như sau:
Kết quả
Số lượn g
Tỉ lệ (%)
1
Việc tổ chức dạy, học các tiết
thực hành ở đơn vị thầy (cô) như
thế nào?
Tiến hành bình thường 9 37,5
Khó khăn nhưng vẫn khắc
2
Thiết bị, hóa chất phục vụ cho
các tiết dạy thực hành ở đơn vị
thầy (cô) như thế nào?
Còn thiếu khó phục vụ cho
Còn thiếu nhưng khắc phục
Đáp ứng đầy đủ yêu cầu 6 25
3 Việc thay đổi một số nội dung,
hình thức tổ chức ở một số tiết
Trang 6thực hành để phù hợp với đặc
điểm đơn vị thầy (cô) là công
viêc:
4
Tổ(nhóm) chuyên môn thầy(cô)
đã tổ chức điều chỉnh nội dung
và hình thức tổ chức các tiết thực
hành chưa?
Có thực hiện nhưng chưa
Đã chú trọng thực hiện 6 25
Chưa thực hiện điều chỉnh 3 12,5
5
Quá trình thực hiện điều chỉnh
nội dung và hình thức tổ chức
các tiết thực hành mang lại hiệu
quả trong củng cố kiến thức, hình
thành và rèn một số kỹ năng cho
người học như thế nào? (Thông
qua thực tiễn và kết quả kiểm tra
đánh giá HS)
(chỉ những đơn vị nào có điều
chỉnh mới trả lời nội dung này)
Hiệu quả nhưng chưa rõ 5 23,8
Bảng 1: Bảng thống kê kết quả thăm dò ý kiến giáo viên ở một số trường THPT
về công tác dạy học thực hành ở đơn vị.
Từ kết quả khảo sát thực trạng dạy học thực môn sinh học ở một số trường THPT trên địa bàn , tôi nhận thấy:
- Việc tổ chức dạy học thực hành ở trường THPT hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do trang thiết bị, hóa chất chưa đáp ứng đầy đủ các giáo viên phải chủ động khắc phục để có thể dạy học tốt các tiết thực hành.
- Việc thay đổi một số nội dung, hình thức tổ chức ở một số tiết thực hành để phù hợp với đặc điểm thực tế nhà trường là công việc rất cần thiết.
- Thông qua quá trình cái tiến kỹ thuật thức tổ chức các bài thực hành thí nghiệm sinh học ở các trường THPT, có ý nghĩa quan trọng mang lại hiệu quả trong việc củng cố kiến thức, hình thành và rèn lyện các kỹ năng cho học sinh là cơ sở để hình thành nhiều phẩm chất và năng lực ở người học.
Trang 7Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giảng dạy thực hành môn
sinh học ở các trường THPT
- Điều tra thực trạng công tác dạy học thực hành môn sinh học ở một số trường THPT trên Sầm Sơn
Qua nghiên cứu nội dung các bài thực hành thí nghiệm sinh học 10 – cơ bản từ đó đề
xuất kỹ thuật tổ chức phù hợp để đánh giá hiệu quả của đề tài.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Phân tích nội dung chương trình Sinh học 10-cơ bản từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp
- Chương trình sinh học 10 cơ bản gồm có 3 phần: Phần một - Giới thiệu chung về thế giới sống, Phần hai - Sinh học tế bào và Phần ba - Sinh học vi sinh vật
- Phần một giới thiệu khái quát các cấp tổ chức sống trong sinh giới từ thấp đến cao
và những đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống Qua đó HS có thể hình dung được toàn bộ chương trình sẽ học và hình thành phương pháp học hợp lí đối với môn Sinh học.
- Phần hai được bắt đầu bằng việc giới thiệu về thành phần hóa học và cấu trúc của
tế bào (chương I và II), tiếp đến là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng xảy ra bên trong
tế bào (chương III) và cuối cùng là sự phân chia tế bào (chương IV).
- Phần ba giới thiệu các quá trình sinh học cơ bản đặc trưng ở cấp cơ thể, nhưng dành riêng cho những sinh vật có kích thước nhỏ bé mà chủ yếu là vi khuẩn, vi nấm và những ứng dụng của chúng (chương I, II) Ngoài ra, phần này còn giới thiệu về virut, tuy chúng chưa được xem là một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh (vì chưa có cấu tạo tế bào), nhưng có vai trò đặc biệt trong thế giới sống nói chung và đối với con người nói riêng (chương III).
Sau mỗi chương là các bài thực hành với mục đích củng cố kiến thức lý thuyết, rèn luyện một số kỹ năng cho HS Tuy nhiên, sự phân phối số giờ TH trong mỗi chương còn chưa thực sự hợp lý, điều đó được thể hiện qua bảng 2.
LT
Số giờ TH
Tỷ lệ LT/ TH Phần một Giới thiệu chung về thế giới sống 2 0 0/2
Phần hai Sinh học tế bào
Chương I Thành phần hoá học của tế bào. 3 0 0/3
Chương III Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế
Trang 8Tổng 13 3 3/13
Phần ba: Sinh học vi sinh vật
Chương I Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
Chương II Sinh trưởng và sinh sản của VSV 2 1 1/2
Chương III Virut và bệnh truyền nhiễm 5 0 0/5
Bảng 2: Bảng phân phối chương trình sinh học 10 – cơ bản
Qua bảng ta thấy tỉ lệ các bài thực hành/lý thuyết là 5/24, tỉ lệ là rất thấp với đặc thù môn sinh học nói chung và sinh học 10 nói riêng, hơn nữa do dịch bệnh covid -19 diễn biến phức tạp một số nội điều chỉnh để học sinh tự học, tự làm thực hành nênchưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, đó là tăng cường năng lực thực hành, vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống… Do đó, trong điều kiện hiện tại khi chưa có SGK mới, việc nâng cao chất lượng của các bài thực hành là cần thiết
2.3.2 Giải pháp điều chỉnh về hình thức tổ chức thực hành.
TT Tên bài Đề xuất điều chỉnh.
Thực hành: Thí nghiệm co và
phản co nguyên sinh.
Với các lớp chuyên, chọn bổ sung thêm hoạt động nhuộm màu thành tế bào bằng
xanhmetylen để quan sát rõ hơn, thí nghiệm hấp dẫn hơn.
Thực hành: Một số thí nghiệm về
enzim.
Nội dung 2 nếu tiến hành, thì thay bằng hình thức thí nghiệm ảo.
2.3.3 Giải pháp điều chỉnh về mục tiêu và nội dung, cụ thể trong các bài thực hành nghiên cứu.
BÀI 12 THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
Theo SGK Điều chỉnh, bổ sung
I Mục tiêu
(SGK)
I Mục tiêu
- Có thể thay mục tiêu trên (hoặc bổ sung
Trang 9II Chuẩn bị
1 Mẫu vật
- Nguyên liệu: lá thài lài tía.
2 Dụng cụ và hóa chất
- Dụng cụ, hoá chất:
+ Kính hiển vi quang học với vật kính
x10, x40 và thị kính x10 hoặc x15.
+ Lưỡi dao cạo râu, phiến kính, lá
kính.
+ Ống nhỏ giọt.
+ Nước cất, dung dịch muối loãng.
+ Giấy thấm.
III Nội dung và cách tiến hành
- Bước 1 4: tiến hành giống như
SGK
- Bước 5: Lấy tiêu bản ra khỏi kính
hiển vi và dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt
dung dịch nước muối loãng vào rìa của
lamen dùng giấy thấm đặt ở phía bên
kia của lamen.
- Bước 6: Quan sát các tế bào biểu bì
thêm) bằng mục tiêu:
+ Quan sát được hiện tượng co và phản co nguyên sinh của tế bào ở các nồng độ muối khác nhau từ đó rút ra nhận xét.
II Chuẩn bị
- Bổ sung thêm:
+ Củ hành tím, lá cây lẻ bạn (Phù hợp vùng
miền Hà Tĩnh)
+ Dung dịch muối loãng ở các nồng độ 8%, 10%, 15%, 20%
+ Xanhmetylen 1%
III Nội dung và cách tiến hành
Giáo viên có thể cho học sinh tiến hành nội dung thí nghiệm bằng một trong hai hình thức sau, tùy vào đối tượng học sinh.
* Tiến hành theo hình thức 1.
- Bước 1 4: tiến hành giống như SGK
- Bước 5: Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt dung dịch nước muối ở các nồng độ khác nhau (8%, 10%, 15%, 20%) vào rìa lamen, trên các tiêu bản khác nhau, dùng giấy thấm đặt ở phía bên
kia của lamen.(Không cần lấy tiêu bản ra khỏi
Trang 10khác nhau kể từ sau khi nhỏ dung dịch
nước muối để thấy quá trình co nguyên
sinh xảy ra như thế nào
- Bước 7 Vẽ các tế bào đang co
nguyên sinh chất quan sát được vào
vở?
- Bước 8 Sau khi thấy hiện tượng co
nguyên sinh, ta nhỏ 1 giọt nước cất vào
rìa của lamen rồi dùng giấy thấm đặt ở
phía bên kia của lamen.
- Bước 9 Đặt tiêu bản lên kính hiển vi
và quan sát tế bào.
- Bước 10 Vẽ các tế bào quan sát
được Khí khổng lúc này đóng hay
mở ?
kính)
- Bước 6: Quan sát các tế bào biểu bì ở các nồng độ khác nhau của nước muối để thấy được sự khác biệt về mức độ và tốc độ co nguyên sinh.
- Bước 7: tiến hành theo SGK (ở các tiêu bản khác nhau thì mức độ co khác nhau)
- Bước 8: tiến hành theo SGK nhưng không lấy tiêu bản ra khỏi kính.
- Bước 9,10 theo SGK.
*Tiến hành theo hình thức 2 (cho đối tượng
lớp chuyên, chọn)
- Bước 1: làm tiêu bản nhuộm tuốc
xanhmetylen (GV hướng dẫn quy trình nhuộm)
- Các bước còn lại làm tương tự như phần tiến hành cách 1.
* Nếu điều chỉnh hình thức tổ chức theo cách 2
sẽ quan sát rõ hơn do có sự nhuộm xanh của thành tế bào Ta thấy rõ tế bào chất dần dần tách khỏi thành tế bào từ các góc và sau đó ở các chỗ khác của thành tế bào, cho kết quả rất
rõ, rất thú vị đối với HS
Trang 11* Bài 15 THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
Theo SGK Điều chỉnh, bổ sung I.Thí nghiệm với enzim catalaza
1 Mục tiêu :
+ Biết cách bố trí thí nghiệm và tự
đánh giá được mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố môi trường lên hoạt tính của
enzim catalaza
+Tự tiến hành được thí nghiệm theo
quy trình đã cho trong sách giáo khoa
2 Chuẩn bị
a Mẫu vật: Một vài củ khoai tây
sống và một vài củ khoai tây đã luộc
chín
b Dụng cụ và hoá chất: Dao, ống
nhỏ giọt, dung dịch H 2 O 2 , nước đá.
3 Nội dung và cách tiến hành:
(Gồm 4 bước SGK)
I Thí nghiệm với enzim catalaza
1 Mục tiêu :
Điều chỉnh bằng mục tiêu:
+ Tự tiến hành được thí nghiệm theo quy trình
đã cho trong sách giáo khoa.
+ Quan sát và giải thích được hiện tượng từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên hoạt tính enzim catalaza.
2 Chuẩn bị
a Mẫu vật: Một vài củ khoai tây sống và một vài củ khoai tây đã luộc chín, một số lát khoai tây sống để trong tủ lạnh hoặc nước đá tầm 30 phút
b Dụng cụ và hoá chất: Dao, ống nhỏ giọt,
dung dịch H 2 O 2 , nước đá.
3 Nội dung và cách tiến hành:
Tiến trình về cơ bản giống SGK tuy nhiên để học có thể suy luận được thì giáo viên cho học sinh nắm trước cơ chế tác động của enzim catalaza bằng 2 cách sau:
+ Giáo viên trình bày thêm cơ chế tác động của enzim catalaza vào mục 2.cơ chế tác động, bài
14 enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.