1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức các hoạt động học tập trong phần hóa học hữu cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh THPT

60 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1 Lý do chọn đề tài 3 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5 Phương pháp nghiên cứu 4 6 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài 5 PHẦN II – NỘI DUNG 6 Chương 1 – Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 6 1.1 Tổng quan về đề nghiên cứu 6 1.2 Cơ sở lí luận 7 1.2.1 Lí thuyết về tự chủ 7 1.2.2 Lí thuyết về tự chủ 8 1.3 Cơ sở thực tiễn 12 1.3.1 Khái quát về địa bàn và mẫu phiếu khảo sát 12 1.3.2 Thực trạng phát triển năng lực tự học ở các trường THPT 12 1.3.3 Đánh giá thực trạng phát triển NLTC vàTH môn Hóa học tại các trường THPT nơi tôi công tác 14 Chương 2 – Thiết kế các hoạt động học tập trong phần Hóa học hữu cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh THPT 16 2.1 Chương trình Hóa học hữu cơ 12 16 2.1.1 Mục tiêu của chương trình hóa học hữu cơ 12 16 2.1.2 Nội dung của chương trình hóa học hữu cơ 12 16 2.2 Thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học 17 2.2.1 Dạng hoạt động tìm hiểu kênh hình, kênh chữ bằng văn bản 17 1 2.2.2 Dạng hoạt độngquan sát và phân tích kết quả thí nghiệm 24 2.2.3 Dạng hoạt động thực hành thí nghiệm 26 2.2.4 Dạng hoạt động giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống 28 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 33 3.1 Thực nghiệm sư phạm 33 3.2 Nhận xét của một số giáo viên tham gia dự giờ 34 3.3 Kết quả thực nghiệm 35 PHẦN III – KẾT LUẬN 37 1 Kết luận 37 2 Một số đề xuất 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung Học Phổ Thông THPT Học Sinh HS Giáo viên GV Thí nghiệm TN Hoạt động HĐ Giáo dục đào tạo GDĐT Sách giáo khoa SGK Năng lực tự học và tự chủ NLTH và TC 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa ra triết lý giáo dục “Học cả đời” với nhân tố then chốt là tính tự chủ và tự học trong học tập Người học tự chủ có thể đưa ra mục tiêu, chọn nội dung và phương pháp học, giám sát và đánh giá quá trình học của mình Nhân tố tự chủ phát huy sẽ có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần phần hoàn thiện nhân cách của chính người học Tự học, tự lĩnh hội tri thức bằng nhiều con đường khác nhau thì học sinh mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về tri thức khoa học Vì vậy cần nhà trường phổ thông thay đổi quan niệm và phương pháp học tập cho học sinh phù hợp với yêu cầu thực tiễn để có thể giúp các em trở thành người có khả năng tự chủ và tự học suốt đời Từ đó có được sự tự tin trong cuộc sống và công việc Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ” về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Một trong những điểm sáng của giai đoạn đầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho người học, kết hợp với dạy chữ, dạy người và dạy nghề Theo đó trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT cũng chỉ rõ các nhóm năng lực mà học sinh cần đạt được Trong đó thì năng lực ”tự chủ và tự học” được xem là nhóm năng lực quan trọng nhất đối với học sinh Thực tế dạy học cho thấy trình độ tiếp cận những kiến thức mới của HS còn hạn chế, khả năng tự chủ và tự học của HS chưa tốt, cách học ở đa số HS còn thụ động và phụ thuộc vào bài dạy trên lớp của GV Đa số GV chưa có phương pháp hợp lý, truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên Việc dạy học hướng tới phát triển các năng lực của người học còn ít được chú trọng, đặc biệt đối với năng lực tự chủ và tự học Đặc trưng của môn Hóa học trong nhà trường phổ thông mang tính chất tổng hợp và có tính thực tiễn cao, kiến thức Hóa học rộng nhưng thời lượng học trên lớp chỉ có giới hạn Vậy nên, việc phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Qua thực tiễn đổi mới các hoạt động học tập theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học môn Hóa học ở trường THPT nơi tôi công tác đã đạt được kết quả nhất định, với những lí do trên tôi chọn đề tài: “Tổ chức các hoạt động học tập trong phần hóa học hữu cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh THPT” 2 Mục đích nghiên cứu 3 Đề tài nghiên cứu và thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh, thông qua dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 12 Ngoài ra, thực hiện đề tài này là cơ hội tốt giúp tác giả bồi dưỡng thêm kiến thức để đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, rèn luyện năng lực tự học cho HS 3 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực tự chủ và tự học và hoạt động học tập theo định hướng phát triển NLTH làm cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài - Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Hóa học ở các trường THPT trên địa bàn huyện tôi đang giảng dạy - Thiết kế một số hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh THPT trong phần Hóa học hữu cơ lớp 12 - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết hiệu quả của việc bồi dưỡng và phát huy năng lực tự chủ và tự học cho học sinh trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 12 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Các hoạt động học tập trong phần hóa học hữu cơ lớp 12 phục vụ cho việc phát triển năng lực tự chủ và tự học của HS 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu, thiết kế các dạng hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học trong phần “Hóa học hữu cơ lớp 12” Trong đó chú trọng vào các dạng hoạt động học tập như: Hoạt động tìm hiểu tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, văn bản; Hoạt động thực hành, quan sát, phân tích kết quả thí nghiệm; Hoạt động giải quyết tình huống trong thực tiễn, đời sống - Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện nơi tôi công tác, với việc khảo sát điều tra các trường THPT trên địa bàn huyện để thấy được thực trạng phát triển năng lực tự chủ và tự học cho HS qua dạy học môn Hóa học - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 12 tại đơn vị công tác trong năm học 2019 -2020 và 2020 - 2021 5 Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 4 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp nghiên cứu quan sát các sản phẩm hoạt động của học sinh - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp thống kê 6 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài - Về lý luận: Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về năng lực tự chủ và tự học Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm, quy trình thiết kế các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học - Về thực tiễn: + Đánh giá được thực trạng năng lực tự học môn Hóa học của HS và thực trạng dạy học nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT tỉnh Nghệ An + Thiết kế các dạng hoạt động học tập theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh qua dạy phần “Hóa học hữu cơ lớp 12” + Thông qua nội dung bài viết này chúng tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Hóa học nói chung về đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực học cho học sinh hiện nay 5 PHẦN II - NỘI DUNG CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Trên thế giới Trong nền giáo dục cổ xưa, ý tưởng dạy học coi trọng người học và trao quyền tự chủ cho người học được chú ý đến từ thời cổ đại như Phương Tây cổ đại có phương pháp giảng dạy của Heraclitus (530 - 475 TCN), Socrate (Hy Lạp, 469390 TCN), Aristote (384-322 TCN) nhằm mục đích phát hiện “chân lý” bằng cách đặt câu hỏi để người học tự tìm ra kết luận Khẩu hiệu dạy học của ông là “Mục đích của giáo dục là làm cho con người tự nhận ra chính mình giữa đám đông” Đầu thế kỉ XIX xuất hiện nhiều nghiên cứu về năng lực tự chủ và tự học những nghiên cứu này thường tập trung mô tả quá trình tự học điển hình là nhà giáo dục Mỹ John Dewey Xem tự học là HS chủ động và tích cực hoạt động, học thông qua cách làm trong quá trình tự học HS vẫn tương tác với GV Đầu thế kỉ XIX, vẫn đề tư chủ và tự học đã được nhều tác giả quan tâm và đưa ra các biện pháp giúp học sinh học tập hiệu quả và hình thành năng lực tự chủ và tự học Năm 2008, giáo sư tại Đại học Warwick - Richard Smith cho rằng tự học có nghĩa là người học tự chủ Theo ông các yếu tố ảnh hưởng đến sự tự chủ của người học như: mục tiêu học tập, nội dung học tập (tài liệu), các giai đoạn học tập, phương pháp và kỹ thuật, thời gian và địa điểm, qui trình đánh giá Tác giả James H.Tronge với công trình “Những phẩm chất của người GV hiệu quả” xuất bản năm 2011, đã nhấn mạnh đến việc GV tạo lập một môi trường học tập hiệu quả cho HS 1.1.2 Việt Nam Ở Việt Nam hoạt động tự chủ và tự học được chú ý từ thời phong kiến khi mà giáo dục chưa phát triển Năng lực tự chủ và tự học được ghi nhận ở từng cá nhân kiệt xuất, tự học thành tài Đến thời kì thực dân Pháp đô hộ giáo dục nước ta vẫn còn rất hạn chế, phương pháp dạy học vẫn chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều Vấn đề tự chủ và tự học, năng lực tự chủ và tự học vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu.Từ năm 1975 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tự học được công bố Đi đầu trong lĩnh vực này phải kể đến các công trình nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Toàn, Trịnh Quốc Lập…Nhiều GV cũng có những nghiên cứu để đưa việc TH thành một hoạt động không thể thiếu trong quá trình dạy và học hiện nay.Tác giả Nguyễn Thị Thanh với đề tài: “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học môn Hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh ” trong đó tác giả tập trung vào phát triển NLTH và NL vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn Tác giả Cao Cự Giác có bài báo nghiên cứu thực trạng phát triển NLTH môn Hóa học của HS THPT 6 Như vậy, tự chủ và tự học là một khái niệm được ra đời rất sớm, lịch sử nghiên cứu về tự chủ và tự học bắt đầu muộn hơn và nó gắn liền với việc nghiên cứu người học là trung tâm của quá trình giáo dục, cho đến ngày nay vấn đề tự chủ và tự học vẫn được tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa đặc tính của người tự học, tuy nhiên với những thành công nghiên cứu bước đầu các tác giả đã xác định được tự chủ và tự học không hẳn là học một mình, tự chủ và tự học nên được diễn ra trong các cơ sở giáo dục, vị trí để học thì do người học tự quyết định, các tác giả đã tập trung vào quá trình nhận thức của chủ thể người học, tìm ra những yếu tố chi phối đến quá trình tự học để từ đó đề ra các biện pháp tác động tích cực đến quá trình tự chủ và tự học của người học 1.2 Cơ sở lí luận 1.2.1 Lý thuyết về tự chủ 1.2.2.1 Khái niệm tự chủ Thuật ngữ tự chủ của người học được sử dụng trong giáo dục từ đầu những năm 1980, khi nó được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà giáo dục Henri Holec Ông định nghĩa tự chủ của người học là khả năng người học chịu trách nhiệm về việc học của chính mình Theo quan niệm của ông, chịu trách nhiệm học tập của một người học là phải có và chịu trách nhiệm cho tất cả các quyết định liên quan đến tất cả các khía cạnh học, bao gồm cả việc xác định mục tiêu, xác định nội dung và tiến trình, lựa chọn phương pháp học, giám sát và đánh giá quá trình học Để chịu trách nhiệm cho việc của mình, người học cần phải hợp tác với giáo viên và các học sinh khác 1.2.2.2 Những kỹ năng cần có của người tự chủ Với định nghĩa như trên, người học tự chủ là người có khả năng chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc của mình và cần có một số kỹ năng cần thiết Cụ thể là: - Khả năng xác định và thiết lập mục tiêu học tập; - Khả năng lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động học tập; - Sự hiểu biết về mục đích học tập của họ; - Sự hiểu biết về quá trình học tập của chính họ; - Kiến thức về một loạt chiến lược và kỹ năng học tập; - Động lực rõ ràng, biết rõ bản thân học vì mục đích gì 1.2.2.3 Những lợi ích chính mà người học tự chủ có được Khi có được sự tự chủ trong quá trình học thì người học sẽ nhận thấy rõ những lợi ích chính mà học có được 7 Thứ nhất, người học có tính chủ động Thực tế hiện nay việc học đang cần chuyển đổi từ sự phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên sang xu hướng tăng cường khả năng tự học, tự tìm kiếm tri thức của người học Học sinh phải tự chủ, có ý thức kiểm soát cách thức, thời gian và những gì được truyền đạt Đây cũng là nền tảng của phương pháp day học tích cực hiện nay Thứ hai, người học tự chủ đạt hiệu quả cao hơn trong học tập Bởi vì họ sẽ mang tính cá nhân và tập trung hơn nên người học đạt được kiến thức họ cần để hoàn thành vai trò của họ theo cách riêng của họ Thứ ba,các kỹ năng cần thiết trong học tập tự chủ cũng là hững kỹ năng cần thiết trong tương lai, ví dụ như tại nơi làm việc Từ đó người học sẽ có thêm động lực để học tập, nuôi dưỡng ý thức học tập suốt đời, cả trong học tập và công việc Thứ tư, tăng cường khả năng tự khám phá Khám phá là cách con người bắt đầu học từ thuở sơ khai một cách tự nhiên Quan điểm này cho rằng, con người đã có quyền tự do khám phá và khám phá trước khi bắt đầu vào môi trường giáo dục chính thức, nơi mà việc học tập diễn ra theo khuôn khổ của trường học Nghiên cứu tâm lý học nói rằng, tự chủ là một nhu cầu cơ bản của con người thúc đẩy người học và nuôi dưỡng sự thích thú của họ đói với thế giớ xung quanh, tăng cảm giác tò mò trí tuệ và khao khát kiến thức 1.2.2.4 Những khả năng của người học tự chủ Học để trở thành tự chủ là một tiến trình cá nhân diễn ra dần dần và không bao giờ kết thúc Các nghiên cứu thường đồng ý rằng những khả năng quan trọng nhất là những khả năng cho phép người học tự lên kế hoạch cho hoạt động học tập của mình, theo dõi tiến độ của học và đánh giá kết quả của họ 1.2.2 Lý thuyết về tự học 1.2.2.1 Khái niệm tự học Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, tự học được định nghĩa như sau: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, … và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, rồi cảđộng cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” Và học, cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận và xử lý thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong của con người mình -Vai trò của tự học: Tự học được xem là một mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học; Rèn luyện kĩ năng tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực cho HS trong quá trình học tập; Giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời - Các mức độ tự học: + Tự học hoàn toàn (không có GV); 8 + Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập; + Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa); + Tự học qua tài liệu hướng dẫn; + Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của GV ở lớp; - Các hình thức tổ chức học sinh tự học + Tư học trên lớp + Tự học ở nhà + Tự học cá nhân + Tự học theo nhóm - Những kĩ năng cần có khi tự học +Kỹ năng định hướng + Kỹ năng lập kế hoạch học tập + Kỹ năng thực hiện kế hoạch + Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm 1.2.2.2 Năng lực tự học (NLTH) - Khái niệm năng lực tự học: Năng lực tự học (NLTH) là khả năng của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả băng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó Hay năng lực tự học là một khả năng trong đó người học là chủ thể tự giác tích cực, chủ động, độc lập (hoặc hợp tác) chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong học tập, trong cuộc sống nhằm đạt được mục đích nhất định -Cấu trúc năng lực tự học: Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Bộ GD&ĐT, 2017), cấu trúc của NLTH bao gồm 3 NL thành phần như sau: + NL xác định mục tiêu học tập, bao gồm: Xác định nhiệm vụ học tập, tự đặt mục tiêu học tập + NL lập kế hoạch và thực hiện cách học, bao gồm: Lập kế hoạch học tập, thực hiện kế hoạch học tập (chủ động tiếp nhận thông tin từ sách giáo khoa,kênh chữ, kênh hình), từ tài liệu tham khảo; lưu giữ thông tin có chọn lọc) + NL đánh giá và điều chỉnh việc học, bao gồm: Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập 1.2.2.3 Hoạt động học tập theo định hướng phát triển NLTH 9 - Khái niệm hoạt động học tập (HĐHT) theo định hướng phát triển NLTH: là hoạt động HS thực hiện các kĩ năng (KN) tự học và vận dụng các KN đóđể có thể tự tìm tòi, khám phá kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống Các HĐHT theo định hướng phát triển NLTH bao gồm: hoạt động xác định mục tiêu học tập; hoạt động lập và thực hiện kế hoạch học tập, lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp, lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng sơ đồ tư duy, bảng biểu, sơ đồ; KN thực hiện theo tiến trình khoa học trong thực hành, biết quan sát phân tích kết quả và rút ra kết luận, - Một số dạng hoạt động học tập (HĐHT) theo định hướng phát triển năng lực tự học trong dạy học Hóa học: Có nhiều dạng HĐHT được xây dựng, căn cứ vào mục đích lí luận dạy học có dạng: HĐHT khởi động, HĐHT hình thành kiến thức mới, HĐHT luyện tập - vậndụng, HĐHT mở rộng nâng cao Trên cơ sở phân tích mục tiêu và nội dung Hóa học, căn cứ vào cấu trúc của NLTH, để phát triển NL thực hiện kế hoạch học tập cho HS có thể có các dạng HĐHT sau: + Dạng hoạt động tìm hiểu kênh hình, kênh chữ bằng văn bản: Trong dạng HĐHT này, HS suy nghĩ cá nhân, hoạt động nhóm để xử lí thông tin thu thập được từ việc quan sát tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, nội dung của văn bản; từ đó giải quyết được vấn đề đặt ra và diễn đạt nội dung dưới dạng điền từ, điền bảng, điền lược đồ câm, sơđồ thiếu hoặc ở mức cao hơn HS xử lí thông tin thu thập được từ các kênh hình, kênh chữ để tóm tắt nội dung dưới dạng bảng biểu hoặc văn bản hay sơđồ, sơđồ tư duy + Dạng hoạt động thực hành, quan sát và phân tích kết quả thí nghiệm:Trong hoạt động này, học sinh suy nghĩ cá nhân, hoạt động nhóm để quan sát và lý giải các hiện tượng, kết quả thí nghiệm Xác định được bản chất của hiện tượng và tìm được các khái niệm, quá trình sinh học từ thí nghiệm Ở dạng này học sinh không trực tiếp làm thí nghiệm mà quan sát thu nhận thông tin từ thí nghiệm do GV biểu diễn, hoặc các thí nghiệm mô phỏng Đây là dạng hoạt động học tập làm nền tảng cho hoạt động thực hành thí nghiệm + Dạng hoạt động thực hành thí nghiệm: Trong dạng này thì HS suy nghĩ cá nhân, hoạt động nhóm để tự tiến hành thí nghiệm, giải quyết các vấn đề đặt ra theo một tiến trình nghiên cứu khoa học sau: quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu, thiết kế được thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và thu thập kết quả, lí giải kết quả để kết luận vấn đề + Dạng hoạt động giải quyết vấn đề trong thực tiễn, đời sống: Trong dạng HĐHT này, HS suy nghĩ cá nhân, hoạt động nhóm xử lý thông tin thu thập từ các tình huống trong thực tiễn, đời sống và nhữnghoạt động trải nghiệm để rèn luyện kĩ năng tự học 1.2.2.3 Quy trình thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học 10 Câu 6: Metyl fomiat và Etyl axetat khác nhau ở chỗ: A Phản ứng thủy phân B Phản ứng trung hòa C Phản ứng tráng gương D Phản ứng kiềm hóa Câu 7: Thành phần của dầu mau khô dung để pha sơn là triglixerit của các axit béo không no là oleic và linoleic Hãy cho biết có bao nhiêu trigixerit được tạo nên từ hai axit đó với glixerol A.6 B 3 C 5 D 4 Câu 8: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống đựng 2ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1ml dung dịch H2SO4 20%, thêm vào ống nghiệm thứ hai 2ml NaOH 30% Lắc đều cả 2 ống nghiệm Lắp ống sing hàn đồn thời đun sôi nhẹ trong 5 phút Hiện tượng thu được là: A.Ở ống nghiệm 1 chất lỏng phân thành 2 lớp; ở ống nghiệm thứ 2 chất lỏng trở thành đồng nhất B.Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng đều phân thành 2 lớp C Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng đều phân thành đồng nhất D.Ở ống nghiệm 1 chất lỏng phân thành đồng nhất; ở ống nghiệm thứ 2 chất lỏng phân thành 2 lớp 3 Mức độ vận dụng thấp Câu 1: Khi thủy phân hoàn toàn 8,8 gam một este đơn chức mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6 gam một ancol Y Tên gọi của X là A etyl axetat B propyl axetat C etyl propionat D etyl fomiat Câu 2: Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A 5 B 3 C 4 D 1 Câu 3: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch kiềm cho 2 muối và nước? A.CH3COOCH2C6H5 B CH3COOCH3 C HCOOC6H5 D C6H5COOCH3 Câu 4: Khi thuỷ phân hoàn toàn 8,8g este đơn chức mạch hở X tác dụng 100ml dd KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6g một ancol Y Tên gọi của X là: A etyl axetat B etyl propionat C etyl fomat D.propyl axetat Câu 5: Cho 4,6 gam ancol etylic tác dụng với axit fomic thì thu được bao nhiêu gam este? Biết hiệu suất đạt 75%? A 5,55g B 5,66g C 8,40g D 7,40 g Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó) Sau phản ứng thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 46 15,66 gam nước Xà phòng hóa m gam X (H = 90%) thì thu được khối lượng glixerol là A 2,760 gam B 1,242 gam C 1,380 gam D 2,484 gam Câu 7: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X bằng 250ml dung dịch KOH 1,5M, đun nóng (lượng KOH được lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 100,2 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm 2 chất Tên gọi của X là: A.Trilinolein Tripanmitin B Tristearin C Triolein D Câu 8: Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O Phần trăm số mol của vinyl axetat trongXlà: A 25% B 27,92% C 72,08% D 75% 4.Mức độ vận dụng cao Câu 1: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2 Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp Công thức phân tử của hai este trong X là: A C2H4O2 và C3H6O2 B C3H4O2 và C4H6O2 C C3H6O2 và C4H8O2 D C2H4O2 và C5H10O Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết  nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện) Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan Giá trị của m là: A 7,20 B 6,66 C 8,88 D 10,56 Câu 3:Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch Giá trị của m là A 20,15 B 20,60 C 23,35 D 22,15 Câu 4: Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 0,09 mol O2 Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z là : A 54,18% B 50,31% C 58,84% D 32,88% 47 Câu 5:Cho m gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O Giá trị của m là A 21,9 B 30,4 C 20,1 D 22,8 Câu 6: Este X có các đặc điểm sau: Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau; Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng bạc) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X) Phát biểu nào sau đây không đúng? A.Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken B.Chất X thuộc loại este no, đơn chức C.Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X, thu được sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O D.Chất Y tan vô hạn trong nước Câu 7: Để thuỷ phân hết 76,12 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 500 ml dung dịch KOH xM Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 1/10 hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 4,4352 lít CO2 ( đktc) và 3,168 gam H2 O Giá trị của x là A 2,25 B 1,65 C 2,64 D 2,43 IV KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Nội dung Thời điểm Thiết bị DH, Học liệu Công việc Hình thức Thời tổ chức lượng dạy học Khởi động Trên lớp Đầu tiết Máy tính, máy chiếu Tiết - sgk, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, bản đồ - Thảo luận nội dung chủ đề 45’ Trên lớp - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm - - Các thành viên trong nhóm tìm hiểu thu thập tài liệu ppct: 2 - Phiếu học tập Ở nhà - sgk, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh,… 48 - Các nhóm thảo luận nội dung chủ đề được phân công, thống nhất đề cương Ở nhà (dưới sự cố vấn của GV) - Các nhóm hoàn thiện nội dung, thống nhất hình thức báo cáo và cử đại diện báo cáo Ở nhà - Học sinh báo cáo kết quả làm việc - Các tư liệu - sgk - Dụng cụ thực hành - Báo cáo kết quả 45’ Trên lớp Tiết ppct: 3 - máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, … GV định hướng nội dung - Học sinh báo cáo kết quả làm việc 30’ Trên lớp Tiết ppct: 4 - máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, … GV định hướng nội dung - Tìm tòi mở rộng HS tự nghiên cứu, gv làm cố vấn hoặc tư vấn cách nghiên cứu Ở nhà Tổng kết Trên lớp 15’ ppct: 4 2 Kế hoạch cụ thể Thời gian Tiến trình dạy học Hoạt động của Hỗ trợ của học sinh giáo viên Tiết 1 HĐ1: Khởi - HS tiếp nhận bộ câu động và hỏi định hướng giao nhiệm - HS cùng thảo luận vụ để xác định các nội dung của chủ đề - HS báo cáo kết quả thảo luận - HS thành lập được nhóm Sau khi thành lập - GV nêu một số câu hỏi định hướng - GV hướng dẫn HS thảo luận để xác định nội dung của chủ đề Kết quả/ sản phẩm dự kiến Thành lập được nhóm Bản kế hoạch hoạt - GV trợ giúp HS xây động của nhóm dựng kế hoạch hoạt động của nhóm - HS hoàn thành các công việc GV giao, 49 Thời gian Tiến trình dạy học HĐ2: Thực hiện các nhiệm vụ học tập HĐ3:Báo cáo kết quả làm việc Tiết 2 của các và 3 nhóm Đánh giá kết quả thực hiện Hoạt động của Hỗ trợ của học sinh giáo viên nhóm, các thành viên trong nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể, các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc GV và HS có thể hỏi đáp thêm một số vấn đề để làm rõ nội dung chủ đề và các công việc cần thực hiện Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, HS thực hiện các nhiệm vụ theo nhóm và công việc này được thực hiện ngoài lớp học - GV trợ giúp HS trong quá trình học sinh giải quyết nhiệm vụ học tập Học sinh báo cáo kết GV nghe HS báo cáo, quả làm việc của các trợ giúp và giải đáp nhóm: trình bày báo các vấn đề HS còn cáo thông qua thuyết vướng mắc trình, thảo luận Giao thêm nhiệm vụ hoặc mở rộng thêm vấn đề cho HS tiếp tục tìm hiểu - HS làm bài tập đánh giá của GV HĐ4:Luyện - Đánh giá chéo kết quả báo cáo của các tập Tổng Tiết 3 nhóm kết Đánh giá kết quả - Đánh giá hoạt động của chủ đề của các thành viên trong nhóm Kết quả/ sản phẩm dự kiến Kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm có thể là bản word hoặc power point hoặc poster, - Sản phẩm của các nhóm HS - Phiếu đánh giá sản phẩm của HS và GV của mỗi nhóm - Báo cáo kết quả của từng nhóm V TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Hoạt động1: Khởi động và giao nhiệm vụ học tập 50 1 Mục tiêu: - Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu - Thành lập được các nhóm học tập và phân nhiệm vụ cho các nhóm - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm 2 Thời gian: tuần 1 – tiết 1 3.Cách thức tiến hành hoạt động: * Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau: - Yêu cầu học sinh nhận xét - GV nhận xét và vào chủ đề *Thành lập nhóm và xây dựng kê hoạch học tập: - GV chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm thảo luận bầu nhóm trưởng, thư kí, đặt tên cho nhóm 1,2,3) - GV: giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn xây dựng kế hoạch học tập + Nhóm 1: tìm hiểu khái niệm về este, cách gọi tên, tính chất vật lý và điều chế este 51 + Nhóm 2: tìm hiểu về tính chất hóa học của este + Nhóm 3: tìm hiểu về chất béo( khái niệm, tính chất vật lý, tính chất hóa học) - HS:Nghiên cứu phiếu học tập định hướng; lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu Xây dựng kế hoạch học tập -GV: định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch làm việc; Giải đáp thắc mắc cho HS Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu -HS: Các nhóm dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ Hoạt động 2 Hình thành kiến thức A- Học sinh và các nhóm học sinh làm việc ở nhà (tuần 1, sau tiết 1) 1 Mục tiêu: Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra: - Thu thập thông tin: Học sinh có thể tìm kiếm thông tin ở sách SGK, tranh ảnh, qua sách, báo, Internet, tiến hành thực hành thí nghiệm và qua quan sát thực tiễn - Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong đề cương nghiên cứu - Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp 2 Thời gian: HS tự sắp xếp thời gian và thực hiện nhiệm vụ 3 Cách thức tiến hành hoạt động GV: + Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề + Giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình HS: + Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của nhóm +Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau 4 Các nhóm hoàn thành sản phẩm: chuyển đến tất cả các bạn trong lớp để đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi (có thể chuyển qua email, copy hoặc in sẵn) Học sinh nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi B - Các nhóm báo cáo sản phẩm (Tuần 2 các nhóm 1, 2; Tuần 3 nhóm 3 báo cáo) 1 Mục tiêu: 52 - Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận - Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết - Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học - Rèn ý thức tự học, tự nghiên cứu, tạo hứng thú niềm say mê về môn sinh học - Có ý thức bảo vệ môi trường 2 Thời gian: Tuần 2đến 3 3 Nhiệm vụ của học sinh - Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công - Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác - Hoàn thành phiếu thu nhận thông tin cho thành viên nhóm khác 4 Nhiệm vụ của giáo viên - Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận - Quan sát, đánh giá - Hỗ trợ, cố vấn 5 Cách thức tiến hành hoạt động - GV: +phát cho HS và (các đại biểu tham dự) phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của các nhóm + Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận:Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công Nhóm 1: tìm hiểu khái niệm về este, cách gọi tên, tính chất vật lý và điều chế este Yêu cầu sản phẩm của nhóm 1: + Khái niệm về este, cách gọi tên, tính chất vật lý + Điều chế este + Trả lời các câu hỏi: Câu 1.? Viết CTHH và gọi tên este có mùi chuối chín Câu 2 Tại sao este được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm? Câu 3: Giải thích vì sao? CH3CH2COOH tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi 1440C CH3COOCH3 ít tan trong nước và có nhiệt độ sôi 680C 53 (Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận Sản phẩm: Tranh ảnh, Word, ) (1) Đại diện nhóm 1 trình bày bài thuyết trình (2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin (3) Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi (4) HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời (5) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm được báo cáo về: Nội dung; Hình thức; Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn Nhóm 2: tìm hiểu về tính chất hóa học của este Yêu cầu về sản phẩm nhóm 2: -Este có phản ứng thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm Trả lời câu hỏi: Câu 1: Vì sao phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa? Câu 2: Khi đọc thông tin trên báo Enternews.vn về cách sản xuất xà phòng.” Từ thời cổ xưa khi hóa học hữu cơ chưa ra đời con người cũng đã biết nấu xà phòng từ dầu mỡ với các chất kiềm” Bạn Hà thắc mắc tại sao lại điều chế được xà phòng bằng cách như vậy thì An giải thích: “ Mỡ là một loại chất béo mà chất béo là hợp chất este Este có phản ứng thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm Khi este thủy phân trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hóa” Bạn An đã làm thí nghiệm để giải đáp thắc mắc của bạn Hà 1.Bạn An tiến hành thí nghiệm với mục đích: Xác định tính chất hóa học của este 2.Dụng cụ và hóa chất: Dụng cụ: Giá, ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, ống sinh hàn, đèn cồn, đũa thủy tinh, cốc 500ml Hóa chất: Dung dịch etylaxetat, dung dịch H2SO4 20%, dung dịch NaOH 30%, dung dịch NaCl bão hòa 3.Cách tiến hành: -Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml etylaxetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30% - Lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đông thời đun sôi nhẹ( có thể đun cách thủy) trong khoảng 5 phút 54 -Quan sát cả 2 ống nghiệm trước khi tiến hành thì nghiệm Sau khi kết thúc thí nghiệm quan sát hiện tượng So sánh hiện tượng trước và sau khi làm thí nghiệm rồi rút ra nhận xét Em hãy tiến hành thí nghiệm các bước trên như bạn An Rút ra kết luận, viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận, sản phẩm: PowerPoint, word, kết quả thực hành thí nghiệm) (1) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin (2) GV yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi về hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành các thí nghiệm, hiện tượng quan sát được và giải thích bằng kiến thức hóa học (3) HS nhóm 2 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời (4) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 2 về: Nội dung; Hình thức; Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn 5) GV nhấn mạnh thêm: Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch còn phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều Nhóm 3: tìm hiểu về chất béo Yêu cầu sản phẩm của nhóm 3: -Khái niệm về chất béo, CTTQ - Công thức của một số chất béo -Tính chất vật lý - Tính chất hóa học Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Hãy đọc kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau: Cho một lượng chất béo rắn (tristearin), vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều Để nguội hỗn hợp thu được hỗn hợp rắn đồng nhất Rót thêm 10- 15 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp, khuấy nhẹ đó giữ yên hỗn hợp, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi trên mặt nước đó là muối natri của axit béo Từ kết luận của thí nghiệm cho biết: (1) Có phản ứng hóa học xảy ra trong kết quả thí nghiệm trên hay không? Nếu có thì sản phẩm sinh ra là chất gì? (2) Viết phương trình phản ứng minh họa? 55 (3) Phản ứng đó còn được gọi là phản ứng gì? Câu 2: Hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: Bác Hoa vốn có thói quen chiên rán bất cứ thứ gì cũng phải ngập trong dầu và số dầu thừa đó tôi thường giữ lại để lần sau chiên rán Chồng Bác thường nói Bác nên nấu ăn khoa học hơn Mỗi lần dùng nên lấy lượng vừa đủ không dùng lại lần sau nữa Nhưng vì thấy dầu chưa đen lại thừa nhiều quá nên Bác hay tiếc mà bảo là dùng lại 1-2 lần không sao hết Mới đây Bác được biết có người phụ nữ 30 tuổi ở Trung Quốc bị ung thư gan do thói quen dung dầu ăn không khoa học, Bác Hoa bắt đầu thấy lo lắng Giải thích vì sao không được dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần? (Hình thức báo cáo: bảng, thuyết trình sơ đồ + thảo luận, Sản phẩm:PowerPoint, word ) (1) HS báo cáo bằng sản phẩm HS làm thuyết trình bằng sơ đồ và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin (2) Sau khi nhóm 2 thuyết trình xong, GV yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi (3) HS nhóm 3 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời (4) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 3 về: Nội dung; Hình thức; Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn GV: nhấn mạnh them vai trò của chất béo đối với con người Hoạt động 3 Hoạt động luyện tập và vận dụng 1 Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học giải quyết bài tập và giải thích các vấn đề của thực tiễn - Phát huy cách làm việc tích cực, chủđộng, sáng tạo và các năng lực được hình hành trong quá trình học tập để học phần khác, môn khác - Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết - Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn - Thời gian: Tuần 3 tiết 3 2 Nhiệm vụ của học sinh, giáo viên + Nhiệm vụ của học sinh - Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác - Hoàn thành các bài tập dựa vào kiến thức và kỹ năng đã có + Nhiệm vụ của giáo viên 56 - Thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với năng lực học sinh - Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm - Nhận xét vàđánh giá các sản phẩm của học sinh 3 Cách thức tiến hành hoạt động Bước 1: Giáo viên khởi động tấn công não học sinh bằng trò chơi Đồng thời hoàn thành các câu hỏi củng cố lý thuyết Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các bài tập thực tiễn, thực hành kiến thức và phát huy các năng lực của hs mà GV đã giao nhiệm vụ từ tiết trước Bước 3: GV theo dõi hoạt động của HS và hỗ trợ kịp thời nếu nhận định thấy cần thiết HS hoàn thành nhiệm vụ học tập Bước 4: GV phát cho HS phiếu đánh giá và tựđánh giá sản phẩm của các nhóm Bước 5 Thu hồi lại phiếu nhận xét đánh giá của học sinh và GV Bước 6 Tổng hợp kết quả Bước 7 Thông báo kết quả, khen thưởng, cho điểm các nhóm có sản phẩm tốt và trình bày báo cáo tốt Hoạt đông 4 Hoạt động tìm tòi mở rộng - Học sinh tự tìm hiểu tài liệu trên mạng và các phương tiện thông tin đại chúng để hoàn thiện kiến thức - Trao đổi giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, học sinh và gia đình, xã hội để có hệ thống kiến thức hoàn thiện về môi trường xu quanh + Tìm hiểu công thức một số este được sủ nhiều trong cuộc sống hằng ngày như este có mùi bạc hà, mùi bưởi + Tìm hiểu cách điều chế xà phong từ dầu ăn PHỤ LỤC 3 BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Họ và tên Lớp: Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OOCCH2CH3 Tên gọi của X là: A etyl axetat B metyl propionat C metyl axetat D propyl axetat Câu 2: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây: (1) CH3CH2COOCH3 ; (2) CH3OOCCH3 ; (3) HCOOC2H5 ; (4) CH3COOH ; (5) CH3CH2COOCH3 ; (6) HOOCCH2CH2OH ; (7) CH3OOC – COOC2H5 Những chất thuộc loại este là: A (1) ; (2) ; (3) ; (4) ; (5) ; (6) C (1) ; (2) ; (3) ; (5) ; (7) C (1) ; (2) ; (4) ; (6) ; (7) D (1) ; (2) ; (3) ; (6) ; (7) 57 Câu 3: Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol ? A muối B este dơn chức C chất béo D etyl axetat Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A.chất béo không tan trong nước B.chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ C.Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố D.Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch cacbon dài không phân nhánh Câu 5 Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm khi đun nóng được gọi là? A Xà phòng hóa B Hiđrát hóa C Crackinh D Sự lên men Câu 6: Chọn phát biển sai: A.este là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, tan nhiều trong nước B este thường có mùi thơm dễ chịu C este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit ở cùng số nguyên tử C D este có khả năng hòa tan tốt các chất hữu cơ Câu 7: Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín Công thức phân tử este đó là A.C4H8O2 B C5H10O2 C C7H14O2 D C6H12O2 Câu 8: Một số este được dùng làm hương liệu mỹ phẩm, bột giặt,… là do: A Este là chất lỏng dễ bay hơi B Đều có nguồn gốc từ thiên nhiên và có thể chế tạo được C.Có mùi thơm, an toàn với người D Cả A, B, C Câu 9: Dãy các chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi của các chất tăng dần ? A CH3COOH ; CH3COOC2H5 ; CH3CH2CH2OH B CH3COOH ; CH3CH2CH2OH ; CH3COOC2H5 C CH3CH2CH2OH ; CH3COOH ; CH3COOC2H5 D CH3COOC2H5 ; CH3CH2CH2OH ; CH3COOH Câu 10: Ứng với công thức phân tử C3H6O2 có bao nhiêu este đồng phân của nhau ? A 2 B 3 C 4 D 5 Câu 11: Để biến một số dầu thành mở rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau đây ? A Hidro hóa (xt Ni) B Cô cạn ở nhiệt độ cao 58 C Làm lạnh D Xà phòng hóa Câu 12: Metyl fomiat và Etyl axetat khác nhau ở chỗ: A Phản ứng thủy phân B Phản ứng trung hòa C Phản ứng tráng gương D Phản ứng kiềm hóa Câu 13: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống đựng 2ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1ml dung dịch H2SO4 20%, thêm vào ống nghiệm thứ hai 2ml NaOH 30% Lắc đều cả 2 ống nghiệm Lắp ống sing hàn đồn thời đun sôi nhẹ trong 5 phút Hiện tượng thu được là: A Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng đều phân thành 2 lớp B Ở ống nghiệm 1 chất lỏng phân thành 2 lớp; ở ống nghiệm thứ 2 chất lỏng trở thành đồng nhất C Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng đều phân thành đồng nhất D.Ở ống nghiệm 1 chất lỏng phân thành đồng nhất; ở ống nghiệm thứ 2 chất lỏng phân thành 2 lớp Câu 14: Khi thủy phân hoàn toàn 8,8 gam một este đơn chức mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6 gam một ancol Y Tên gọi của X là A etyl axetat B propyl axetat C etyl propionat D etyl fomiat Câu 15: Cho 4,6 gam ancol etylic tác dụng với axit fomic thì thu được bao nhiêu gam este? Biết hiệu suất đạt 75%? A 5,66g B 5,55g C 8,40g D 7,40 g Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/á n B C C D A A C D D A A C B A B 59 Một số hình ảnh hoạt động nhóm của học sinh khi thực hiện dạy chủ đề 60 ... ? ?Tổ chức hoạt động học tập phần hóa học hữu lớp 12 nhằm phát triển lực tự chủ tự học cho học sinh THPT? ?? Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thiết kế hoạt động học tập theo định hướng phát triển. .. dạy học phát triển lực tự học cho học sinh mơn Hóa học trường THPT địa bàn huyện giảng dạy - Thiết kế số hoạt động học tập theo định hướng phát triển lực tự chủ tự học cho học sinh THPT phần Hóa. .. trợ học tập 1.3 Trên sở lý luận thực trạng phát triển lực tự chủ tự học cho học sinh dạy học Hóa học trường THPT địa bàn Đề tài thiết kế hoạt động dạy học nhằm phát triển lực tự chủ tự học cho học

Ngày đăng: 21/05/2021, 21:57

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    2.2. Thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học

    Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

    A- Học sinh và các nhóm học sinh làm việc ở nhà (tuần 1, sau tiết 1)

    B - Các nhóm báo cáo sản phẩm (Tuần 2 các nhóm 1, 2; Tuần 3 nhóm 3 báo cáo)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w