1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh sinh dân tộc miền núi trong dạy học môn lịch sử tại trường phổ thông dân tộc nội trú số 2 nghệ

86 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 7,42 MB

Nội dung

Thực trạng của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc qua dạy học môn Lịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An...8 Chương 2.. Nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc tr

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Đóng góp của đề tài 3

7 Cấu trúc đề tài 3

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 4

1.1 Cơ sở lí luận 4

1.1 1 Quan điểm về dạy học tích hợp 4

1.1.2 Quan điểm về bản sắc văn hóa dân tộc 4

1.1.3 Quan điểm về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc 5

1 2 Cơ sở thực tiễn: 5

1.2.1 Thực trạng của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở các trường THPT 5

1.2.2 Thực trạng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong trường phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh Nghệ An 6

1.2.3 Thực trạng của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở trưởng PTDTNT THPT số 2 Nghệ An 7

1.2.4 Thực trạng của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc qua dạy học môn Lịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An 8

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ SỐ 2 NGHỆ AN 10

2.1 Nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Lịch sử tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An 10 2.2 Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử theo hướng tích cực hóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh

Trang 2

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ TẠI TRƯỜNG PHỔ

THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT SỐ 2 NGHỆ AN 44

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 44

3.2 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 44

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 45

3.4 Nội dung thực nghiệm sư phạm 45

3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 45

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

1 Kết luận 48

2 Kiến nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 51

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải

BSVHDT: Bản sắc văn hóa dân tộc

CNTT: Công nghệ thông tin

PPDH: Phương pháp dạy học

PTDTNT: Phổ thông dân tộc nội trú

THPT: Trung học phổ thông

TN: Thực nghiệm

SGK: Sách giáo khoa

VHDT: Văn hóa dân tộc

Trang 4

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Ngày 16/1/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch

đã ban hành văn bản số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về việc Hướng dẫn sử dụng

di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên Vănbản nêu rõ: Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâmGDTX được triển khai thực hiện hàng năm ở tất cả các cấp học giáo dục phổthông và GDTX; đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quảgiữa các cơ sở giáo dục phổ thông, GDTX và các cơ quan liên quan thuộc ngànhVăn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn Cán bộ quản lý, giáo viên trường phổthông, trung tâm GDTX chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy họcphù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng

di sản văn hóa trong dạy học

Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Lịch sử năm 2018, cácvấn đề: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam; Vai trò của môn Lịch

sử với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; Cộng đồng các dân tộc ViệtNam… là những nội dung được đưa vào giảng dạy tại các trường THPT

Thực hiện hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo, và phủ hợp với nội dung vàmục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, tại các trường PTDTNT, việcgiáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho đối tượng là học sinh dân tộc miền núi đangđược đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ đặc thù, quan trọng trong các trườngPTDTNT

Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh (đặc biệt là học sinh dân tộcmiền núi) là quá trình cùng với việc lựa chọn các giá trị văn hóa tốt đẹp như trangphục truyền thống; tập quán sinh hoạt, lao động sản xuất, các làn điệu dân ca, các

lễ hội truyền thống của dân tộc, để giáo dục cho học sinh:

- Những vốn kiến thức cơ bản để hiểu biết về văn hóa dân tộc của mình, từ

đó làm thay đổi thói quen, hành vi ứng xử đối với di sản văn hóa dân tộc, đưa vốnvăn hóa thành nguồn sinh kế, nghề nghiệp tương lai cho HS

- Nhận thức đúng đắn về bản sắc văn hóa dân tộc của mình và các dân tộcanh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

- Hình thành kĩ năng về hành vi, thói quen phù hợp với chuẩn mực văn hóamang bản sắc riêng nhưng không biệt lập với các chuẩn mực chung của xã hội,không trái với quy định của pháp luật

- Có thái độ đúng đắn với giá trị bản sắc văn hóa dân tộc: củng cố và pháttriển lòng yêu quý, trân trọng giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam nóichung và dân tộc mình nói riêng

- Lĩnh hội, sáng tạo các giá trị văn hóa phù hợp và truyền bá, lan tỏa các giátrị đó đến người khác, đến cộng đồng

Trang 5

Như vậy giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh dân tộc miền núi, hoàn toàn

phù hợp với các nội dung và mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Để giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc miền núi ở trườngphổ thông dân tộc nội trú, có rất nhiều phương pháp dạy học và rất nhiều bộ mônvăn hóa thực hiện được Tuy nhiên, trong chương trình dạy học bộ môn Lịch sử ởnhà trường phổ thông có nhiều nội dung liên quan đến giáo dục văn hóa dân tộc,

do đó có thể thực hiện dạy học tích hợp lồng ghép đưa giáo dục bản sắc văn hóadân tộc thiểu số vào các bài học và các hoạt động giáo dục Các hoạt động có thểtiến hành linh hoạt trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp và vẫn đảm bảo các mụctiêu học tập nên được lựa chọn để triển khai cho học sinh

Hiện nay, việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc miềnnúi đã được các đơn vị trường học, đặc biệt là các trường PTDTNT, các bộ mônvăn hóa đưa vào dạy học cho học sinh đem lại hiệu quả cao cho việc phát triểnnăng lực, phẩm chất học sinh Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việcgiáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc miền núi trong dạy học Lịch

sử ở trường phổ thông vẫn còn bộc lộ một số bất cập khó khăn trong việc lồngghép, tích hợp lựa chọn nội dung và tổ chức giảng dạy

Xuất phát từ những phân tích ở trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh sinh dân tộc miền núi trong dạy học môn Lịch sử tại trường phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An” Tôi mạnh dạn đưa ra những kinh

nghiệm tôi đã đúc rút được trong quá trình dạy học ở trường THPT DTNT nơi tôiđang công tác để thực hiện đề tài, với mong muốn góp thêm một số ý tưởng vàbiện pháp mới trong tổ chức dạy học để nâng cao hiệu quả trong hoạt động giáodục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh Thông qua đề tài, tôi mong muốn nhậnđược sự góp ý của đồng nghiệp có thêm những đề xuất, những biện pháp hữu hiệu

và thiết thực hơn trong việc thực hiện đề tài

Cụ thể: - Thực trạng về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở trường phổthông dân tộc nội trú hiện nay

- Nội dung tích hợp và phương pháp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trongdạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Đối với giáo viên

- Củng cố, nâng cao kiến thức liên quan như: phong tục tập quán sản xuất,nhà ở, trang phục, lễ hội, trò chơi dân gian, nghệ thuật truyền thống của các dântộc Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông ở miền tây xứ Nghệ

- Nâng cao năng lực tổ chức, hoạt động, các kĩ năng dạy học

Trang 6

- Phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển năng lực, năng lực sáng tạo.

- Củng cố, vận dụng kiến thức văn hóa, lịch sử

- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Việc dạy và học môn Lịch sử lớp 10,11,12 THPT.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động tổ chức dạy học tích hợp giáo

dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc miền núi trong dạy học Lích sửcủa trường THPT dân tộc nội trú số 2 Nghệ An

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc dạy học tích hợp giáo dục bản sắc vănhóa dân tộc cho học sinh dân tộc miền núi của môn Lịch sử

- Đặc điểm, cấu trúc nội dung, chương trình môn Lịch sử lớp 10,11,12THPT;

- Nghiên cứu tiến trình dạy học theo hướng phát triển năng lực cho HS trongdạy học

- Hướng dẫn các bước tổ chức cho học sinh lớp 10,11 THPT tham gia một

số hoạt động giáo dục tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp chuyên gia

6 Đóng góp của đề tài

- Về mặt lí luận: Khái quát hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục

bản sản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc miền núi

- Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số nội dung tích hợp và phương pháp giáo

dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông dântộc nội trú số 2 Nghệ An

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần đặt vấn đề, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được trình bàygồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc giáo dục bản sắc văn hóa dân

tộc cho học sinh dân tộc miền núi trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông

Chương 2: Nội dung và phương pháp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc chohọc sinh dân tộc miền núi trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông dân tộcnội trú số 2 Nghệ An

Trang 7

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho họcsinh dân tộc miền núi trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông dân tộc nộitrú số 2 Nghệ An.

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở

TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1 Cơ sở lí luận

1.1 1 Quan điểm về dạy học tích hợp

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâmnghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Namtrong những năm gần đây Qua việc tích hợp của giáo viên trong một tiết lên lớp,học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống

và lôgic Qua đó, học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiếnthức được học trong chương trình

Chương trình giáo dục phổ thông mới đã đề ra mục tiêu đổi mới nhằm chuyểnquá trình giáo dục: Từ chủ yếu dạy chữ sang kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ vàdạy nghề; Từ chủ yếu nặng nề về đối phó với thi cử sang học để biết, để sống và làmviệc có hiệu quả; Từ chủ yếu đào tạo theo khả năng của các cơ sở giáo dục sang đàotạo đáp ứng nhu cầu xã hội, thị trường lao động và nhu cầu của người học Do đódạy học tích hợp là một xu thế dạy học phù hợp với định hướng đổi mới trên

1.1.2 Quan điểm về bản sắc văn hóa dân tộc

Bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu là sự tổng hòa những giá trị văn hóa bềnvững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc,được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tàisản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khácnhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại

Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện ở lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tựcường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình –làng xã – tổ quốc Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần

cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống.Người Việt Nam có những biểu hiện bản sắc văn hóa như trong giao tiếp, ứng xử

Bản sắc văn hóa một phần còn được thể hiện qua các di sản văn hóa Đó là

Trang 8

hoặc phi vật thể) Dù là thiên tạo nhưng nó phải được con người cảm xúc, rungđộng, thưởng thức và đặt tên theo cách hiểu của văn hóa Việt Nam Ngoài ra có rấtnhiều yếu tố khác của văn hóa như phong tục, trang phục, nghệ thuật tạo hình, vănhóa ẩm thực… cũng phản ánh bản sắc văn hóa.

1.1.3 Quan điểm về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Trong xu thế hội nhập ngày nay, bên cạnh việc phát triển kinh tế, nâng caomức sống của người dân, nâng dần vị thế của nước ta trên trường quốc tế thì vấn đềgiữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc là một trong những nhiệm vụ cấpbách hiện nay Mỗi dân tộc có sự đa dạng trong màu sắc văn hóa trong trang phục,trong ngôn ngữ, trong các lễ hội dân gian, trong các điệu múa cổ truyền, trong ẩmthực…Sự phong phú ấy phần nào nói lên tính đa dạng trong bản sắc dân tộc Ðấy làdiện mạo bề ngoài, nếu đi sâu vào văn hóa của từng tộc người càng thấy sự trầm tích

về lịch sử được ghi dấu ấn qua lời ăn tiếng nói, qua phong tục tập quán và phươngcách ứng xử Dân tộc nào cũng có những nét riêng về văn hóa Ðấy là cái đặc sắccủa mỗi dân tộc Mất đi điều đó sẽ là sai lầm không thể sửa chữa quá trình phát triển

xã hội

Hơn lúc nào hết trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc đang là nhiệm vụ cấp bách trong tiến trình công nghiệphóa và hiện đại hóa Đó là nền tảng, là cơ sở để đất nước ta hòa nhập sâu rộng vớithế giới nhưng không hòa tan, vẫn phát huy được niềm tự hào của dân tộc, bản sắcvăn hóa riêng của con người và đất nước Việt Nam Vì vậy, việc giáo dục bản sắcvăn hóa dân tộc trong các nhà trường trở nên hết sức cần thiết

- Xây dựng môi trường văn hóa, môi trường sư phạm; mối quan hệ giữađồng nghiệp với đồng nghiệp, thầy cô với giáo viên phải biểu hiện nét văn hóamẫu mực

- Tuyên truyền cho học sinh biết tự hào và trân trọng những giá trị tinh thần,đạo đức, phong tục tốt đẹp của mái trường mình, địa phương, quê hương Phát huycác giá trị văn hóa tích cực truyền thống trong cuộc sống mới

- Tổ chức hình thức hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, trải nghiệm sángtạo, câu lạc bộ nghệ thuật để thu hút học sinh tham gia góp phần giáo dục ý thức,lòng yêu văn hóa cổ truyền của dân tộc

Trang 9

- Đặc biệt, đối với môn Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân… lànhững môn với ưu thế đặc thù của mình, các thầy cô tích cực thực hiện dạy họctích hợp giới thiệu, khơi dậy những nét đẹp về văn hóa dân tộc như: Chữ viết, ngônngữ, cách ứng xử, cách đi đứng, ăn mặc, xưng hô…

Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ thế hệ học sinh, thanh thiếu niên ngày nay, chúng

ta thấy, bên cạnh cái năng động, hiện đại vẫn còn nhiều điều đáng suy ngẫm vềgiới trẻ như về đi đứng, nói năng, ăn mặc, trang phục, đầu tóc …giới trẻ có xuhướng chung là bắt chước, học theo phim nước ngoài, diễn viên, ca sĩ nổi tiếng.Những ánh mắt khó ưa, những câu nói cộc lốc, pha lộn Anh – Việt, biểu hiện cuảvăn hóa đua đòi

Điều đó cho thấy, bản thân giáo dục chưa giúp các em hiểu được cái hay cáiđẹp của văn hóa truyền thống, bản thân các em không có cơ hội tiếp xúc, trảinghiệm các giá trị văn hóa Việt, dẫn đến đời sống tinh thần của các em trở nênnghèo nàn về văn hóa Các em không có một nền tảng văn hóa nào để điều chỉnhhành vi, hay cách ứng xử trong cuộc sống Vô tình chính các em đang xa rời vớichính bản sắc văn hóa của dân tộc, tạo sự lệch kênh văn hóa với các thế hệ như ông

bà, cha mẹ, chị em Tất cả những hệ quả đó sẽ dẫn đến việc các em sẽ gặp phải saisót, sai lầm hoặc có những hành vi không có văn hóa

Rõ ràng, việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc đã được thực hiện trong cáctrường phổ thông nhưng tính hiệu quả chưa cao Việc cần có nội dung và giải pháp

để giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thường xuyên liên tục và thiết thực, có hiệuquả ở trường Phổ thông đang là một điều hết sức cần thiết

1.2.2 Thực trạng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong trường phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh Nghệ An

Tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh Nghệ An, các hoạt độnggiáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu pháttriển toàn diện cho học sinh đã được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đadạng Một trong những nội dung giáo dục được các trường học chú trọng đến làđưa những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vào những giờngoại khóa, giờ học, quy định mặc đồng phục

- Vào ngày thứ 2 đầu tuần và các dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn trong nămcác trường quy định các em học sinh đều mặc trang phục truyền thống của dân tộcmình Nếp sinh hoạt này đã được nhà trường duy trì từ nhiều năm nay, giúp các emhiểu được ý nghĩa của từng bộ trang phục

- Các nhà trường còn đưa các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gianvào hoạt động giữa giờ trải nghiệm để truyền dạy cho học sinh Qua đó, giúp họcsinh có điều kiện giao lưu, học hỏi, nâng cao ý thức giữ gìn, trân trọng những nétđẹp truyền thống của dân tộc mình và nỗ lực học tập tốt để sau này đóng góp công

Trang 10

- Giáo dục BSVHDT cho học sinh trong các trường PTDTNT được thựchiện thông qua việc tích hợp trong các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dụccông dân và tích hợp trong các chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ, chínhkhóa

Nhờ có giáo dục VHDT, học sinh của trường PTDTNT được phát triển toàndiện, trở thành những công dân có tri thức, có văn hóa Giáo dục VHDT trongtrường PTDTNT còn góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và pháttriển VHDT

Việc thực hiện giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở các trường PTDTNTNghệ An như thế còn mang tính thời vụ, chủ yếu thực hiện theo dịp lễ trong nămhọc, còn chưa đi sâu vào nội dung giáo dục cụ thể, chưa tạo điều kiện để HS đượcthể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tiếp xúc với cácgiá trị văn hóa của dân tộc khác, chưa chú trọng rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡnggiáo dục thái độ trân trọng di sản VHDT ở HS một cách có hiệu quả

1.2.3 Thực trạng của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở trưởng PTDTNT THPT số 2 Nghệ An.

HS của trường PTDTNT THPT số 2 Nghệ An bao gồm nhiều dân tộc khácnhau như dân tộc Thái, dân tộc Thổ, dân tộc Khơ Mú, dân tộc H’Mông, với nhữngkhác biệt về nhận thức, văn hóa, nếp sống, ứng xử, các em được học tập, sinhhoạt trong môi trường nội trú Chính vì vậy giáo dục học sinh hòa hợp và thânthiện vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp của trường PTDTNT THPT số 2 Nghệ An

- Nhà trường đã vận dụng các giá trị văn hóa, các sản phẩm VHDT thiểu sốđưa vào nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục văn hóa, tổ chức đời sốngnội trú cho học sinh nhằm hình thành một môi trường sống thân thiện, cởi mở,đoàn kết và đậm đà bản sắc dân tộc giúp cho học sinh cảm nhận được sự gần gũi,gắn bó như cuộc sống của gia đình ở quê hương

- Vận dụng nét văn hóa kiến trúc trong xây dựng cơ sở vật chất nhà trường,cách bài trí, sắp xếp các chỗ ăn, ở, ngủ, nghỉ của các dân tộc thiểu số vào cách bàitrí sắp xếp chỗ ở của học sinh tạo nên sự thân thiện và gần gũi Sử dụng một số vậtliệu, vật phẩm VHDT để trang trí, trưng bày, phối cảnh hình thành nét đẹp thẩm

mỹ và đậm đà bản sắc với môi trường xung quanh

- Giáo dục kỹ năng sống của học sinh dân tộc phù hợp với môi trường sống,điều kiện nơi các em đang sống phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền, xóa bỏ tậptục lạc hậu

- Mỗi năm nhà trường phát hành hai cuốn Tập san do học sinh viết bài vàbiên tập Các bài viết và trình bày tập san của các em chứa đựng nhiều nội dung vàhình ảnh về quê hương, về gia đình, về thầy cô, nhà trường và bạn bè Qua cácdòng văn dòng thơ đó thể hiện những suy nghĩ, thái độ của học sinh về cách ứng

xử, lối sống mang tính văn hóa

Trang 11

Thực tế qua một số năm giảng dạy ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2tôi thấy hiện nay một số em HS dân tộc thiểu số chưa có ý thức giữ gìn bản sắc vănhóa của dân tộc mình Qua các giờ giảng trên lớp, tôi thấy nhiều em không biết vềnét đẹp trong văn hóa của dân tộc mình Một số em không biết tiếng nói, chữ viết,phong tục tập quán riêng của dân tộc mình, đặc biệt là đối với HS dân tộc ít người

như dân tộc Thổ, H’Mông, Khơ mú Đây là một thực tế đáng báo động đòi hỏi cần

phải có những biện pháp để nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn và phát huytruyền thống bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc đặc biệt là các dân tộc thiểu sốtrong giai đoạn hiện nay

Bản thân tôi đã tiến hành điều tra 150 HS về việc hiểu biết văn hóa dân tộccủa HS trường PTDTNT THPT số 2 Nghệ An (Phụ lục 4), tôi đã thu được kết quảnhư sau như sau:

Bảng kết quả điều tra sự hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc của HS trường

Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An

S

TT Văn hóa dân tộc thiểu số

biết S

86,7

20

13,3

2 cư trúTập quán sản xuất, 0 2 3,3 1 07 1 1,3 7 3 2 5,3 1

3 Trang phục truyền

thống

20

13,3

106

70,7

24

16

4 Lễ hội, Dân ca,

Dân vũ

28

18,7

106

70,7

16

10,7

5 Trò chơi dân gian 2

9

19,3

98

65,3

23

15,3

T

ổng%

14,55

71,23

14,21 Nhìn vào bảng số liệu thăm dò trên cho thấy, sự hiểu biết của HS về bản sắcvăn hóa dân tộc còn ở mức độ biết những phong tục tập quán của dân tộc mà hàng

Trang 12

để hiểu về văn hóa dân tộc từ đó hình thành thái độ ứng xử yêu quý tự hào và trântrọng gìn giữ thì thế hệ HS thanh thiếu niên của chúng ta chưa có Điều đó có phầnlớn trách nhiệm từ gia đình, xã hội và nhiệm vụ của giáo dục, đặt ra cho các nhàtrường cần thiết phải có những giải pháp thiết thực để giáo dục bản sắc văn hóadân tộc cho học sinh DTTS ngay tại trường học của mình.

1.2.4 Thực trạng của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc qua dạy học môn Lịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An.

Việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ

An trong những năm qua đều đạt kết quả chất lượng cao Bằng chứng là kết quả thiHọc sinh giỏi Tỉnh môn Lịch sử và thi THPT quốc gia hàng năm, môn Lịch sửthường đạt giải cao và đứng vào tốp đầu của các trường trong toàn tỉnh Việc dạy

và học môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy và nâng cao chấtlượng đào tạo của nhà trường Thành công này có một phần đóng góp của công tácgiảng dạy cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng học tập, kĩ năng sống của nhàtrường đối với học sinh nói chung và môn học Lịch sử nói riêng

Vậy thực tế việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục lối sống, tìnhcảm, trách nhiệm cho Học sinh của bộ môn Lịch sử ở nhà trường như thế nào?

Trong chương trình môn Lịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2Nghệ An có lồng ghép một số kiến thức giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS.Tuy nhiên khối lượng kiến thức và thời gian học tập về giáo dục bản sắc văn hóadân tộc trong kế hoạch giảng dạy môn Lịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú

số 2 Nghệ An còn quá ít

Mặt khác, GV lại rất ít đổi mới PPDH theo hướng tích cực vào giảng dạymôn Lịch sử nói chung và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học mônLịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An cho HS nói riêng nhằmnâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS

Đi sâu tìm hiểu tôi thấy, mặc dù có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết củaviệc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dântộc cho HS Tuy vậy, thực tế GV lại chưa quan tâm đúng mức Đa số GV đều chorằng họ phải làm sao để truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn tới HS để cungcấp kiến thức kĩ năng cho Hs đi thi các kì thi học sinh giỏi và thi THPT Bản thân

họ cho rằng việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS là nhiệm vụ của nhàtrường, của tổ chức đoàn trường, của gia đình và bản thân HS tự ý thức thực hiện.Việc lồng ghép, tích hợp lựa chọn nội dung và tổ chức giảng dạy đối với họ cònquá khó khăn Vì vậy, việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc đang còn là vấn đềchưa thu hút được sự quan tâm đúng như tầm quan trọng của nó

Tìm hiểu những khó khăn mà GV gặp phải trong đổi mới PPDH môn Lịch

sử nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạyhọc môn Lịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An cho HS, tôithấy có hai nhóm khó khăn chủ yếu đó là:

Trang 13

- Những khó khăn chủ quan: là do thói quen sử dụng các PPDH truyền thống; nhận thức về những ưu - nhược điểm của từng PPDH nhất là đổi mới PPDHcòn hạn chế; chưa có các kỹ năng xây dựng và sử dụng các câu hỏi, bài tập để pháthuy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS Đa phần còn ngại khó trong việc xác định tên bài tích hợp, lựa chọn nội dung tích hợp, mục tiêu tích hợp và tổ chức thực hiện.

- Những khó khăn khách quan: Mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức vớithời gian dạy học; cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chưa đáp ứng được nhu cầuhọc tập; đánh giá giờ dạy chưa khuyến khích GV đổi mới PPDH; chính sách, cơchế quản lí giáo dục chưa khuyến khích GV; tâm lí học đối phó với thi cử của HS

Qua đây, tôi cho rằng việc sử dụng PPDH Lịch sử ở trường Phổ thông Dântộc nội trú số 2 Nghệ An còn nhiều bất cập, dẫn đến HS chưa có được những kiếnthức cần thiết về bản sắc văn hóa dân tộc của mình

Những hạn chế trên đã làm ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức và rènluyện của HS, do đó, làm giảm chức năng giáo dục giáo dưỡng văn hóa của bộmôn Lịch sử và không phát huy được lợi thế của bộ môn Lịch sử trong việc giáodục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS Như vậy, cần thiết phải có những thay đổi vềPPDH môn Lịch sử theo hướng tích cực hóa, nhằm nâng cao hiệu quả tích hợpgiáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS, đồng thời bắt kịp với việc thực hiệnchương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học 2022 đối với cấp THPT

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ TẠI TRƯỜNG

PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ SỐ 2 NGHỆ AN

2.1 Nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Lịch sử tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An.

Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử, GV tích hợp nội dung giáo dục bảnsắc văn hóa dân tộc vào trong các bài học ở chương trình Lịch sử lớp 10,11,12 cóliên quan đến các kiến thức văn hóa của dân tộc và thế giới, hoặc các tiết học Lịch

sử địa phương, để thực hiện giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho các em HS

Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy môn học, phù hợp với đặc thù của nhàtrường và yêu cầu của bộ môn, bản thân tôi đã lựa chọn nội dung tích hợp giáo dụcbản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

Tên bài học

Thời lượng

Đóng góp của các môn học

Trang 14

- Cung cấp kiến thức về văn hóa trang phục truyền thống dân tộc của người Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông

ở Nghệ An

- Giúp Hs thấy được bản sắc riêng

và nét tương đồng trong trang phục của mỗi dân tộc

- Hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh về thẩm mĩ

- Giáo dục vềtrang phục truyềnthống của đồngbào dân tộc Thái,Thổ, H’Mông,Khơ Mú ở miềnTây Nghệ An

- Địa lí: Đặc điểm kinh tế, địa lí, dân cư vùng núi miền Tây Nghệ An

- Giáo dục côngdân: chính sách kinh tế, văn hóacủa Đảng và nhà nước

- Làm thay đổi nhận thức của người dân vùng cao trong việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát gắn với phát triển kinh tế bền vững

- Giáo dục niềm tự hào và tình yêu quê hương đất nước

- Giáo dục về nghềthủ công truyềnthống của đồngbào dân tộc Thái,Thổ, Khơ Mú,H’Mông ở miềnTây Nghệ An

- Địa lí: Đặc điểm kinh tế, địa lí, dân cư vùng núi miền Tây Nghệ An

- Giáo dục côngdân: chính sách kinh tế, văn hóacủa Đảng và nhà nước đối với đồng bào dân tộc

- Giúp HS biếtđược nét tươngđồng về phong tụctập quán của cácdân tộc thiểu sốThái, Thổ, Khơ

Mú, Mông ở miềnTây Nghệ An vớivăn hóa truyền

- Giáo dục vềphong tục tậpquán: ở nhà sàn,của đồng bào dântộc Thái, Thổ,Khơ Mú, H’Mông

ở miền Tây Nghệ

An

- Môn Văn học:bài thơ Đất

Nguyễn KhoaĐiềm

- Môn Địa lí:Đặc điểm địa lí,dân cư, kinh tếvùng núi miền

Trang 15

thống của ngườiViệt.

- Góp phần vàoviệc thay đổi nhậnthức và thế ứng xửtrong không giansinh tồn của ngườidân vùng cao,chuyển từ tập quánkhai thác thiênnhiên một chiềusang tập quán đầu

tư và tái tạo thiênnhiên

- Xây dựng cho HS

ý thức bảo vệ môitrường bằng cáchphát huy văn hóatruyền thống dântộc, sống hài hòavới thiên nhiên

- Môn Giáo dụccông dân: chínhsách tôn giáo,tín ngưỡng củaĐảng và nhànước

- Giúp HS biếtđược những kiếnthức cơ bản về sảnxuất nông nghiệp,làm thủy lợi, chănnuôi của dân tộcThái

- Giáo dục họcsinh ý thức sángtạo trong lao độngsản xuất, bảo vệ tài

trường

- Giáo dục về hoạtđộng lao động sảnxuất nông nghiệpcủa đồng bào dântộc Thái ở miềnTây Nghệ An

- Môn Địa lí:Đặc điểm địa lí,dân cư, kinh tếvùng núi miềnTây Nghệ An

- Giúp HS hiểuđúng nghi thức,mục đich, ý nghĩa

và tập tục truyền

- Giáo dục về vănhóa ẩm thực, lễhội, trò chơi dângian của đồng bào

- Môn Địa lí;Đặc điểm địa lí,dân cư vùng núimiền Tây Nghệ

Trang 16

ẩm thực, lễ hội, tròchơi dân gian; củađồng bào dân tộcThái, Thổ, Khơ

Mú, H’Mông ởmiền Tây Nghệ An

- Giáo dục họcsinh lòng tự hào, ýthức bảo vệ bảnsắc văn hóa dântộc

Khơ Mú, H’Mông

ở miền Tây NghệAn

- Môn Giáo dụccông dân:Chính sách vănhóa của Đảng

- Giúp học sinh biết:

+ một vài nét về các thể loại văn hóa dân gian của người Thái, người H’Mông

+ cách chơi một sốnhạc cụ truyền thống,

+ thực hành, trình diễn một làn điệu dân ca, dân vũ dân tộc

+ biết được nền văn hóa phong phú

đa dạng của các dântộc thiểu số, đóng góp vào nền văn hóa dân tộc Việt Nam và thế giới

- Giáo dục về + văn học dân giancủa đồng bào dântộc Thái

+ về dân ca, dân

vũ của đồng bàodân tộc Thái, Thổ,Khơ Mú, H’Mông

- HS biết được bảnsắc văn hóa riêng của các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An qua một số phong tục

- Giáo dục về:

+ Tập quán sinhhoạt, cư trú, laođộng sản xuất

+ Lễ hội, trò chơi

- Địa lí: Đặcđiểm địa lí, dân

cư, kinh tế vùngnúi miền TâyNghệ An

- Văn học: các

Trang 17

An ”.- Lớp 11 –

Tiết 29

tập quán

- Rèn luyện các hình thức học tập, các kĩ năng sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức và trình bày kiến thức

- Rèn luyện kĩ năng thực hành đưa kiến thức văn hóa vào cuộc sống

- Giúp HS nhận thức đầy đủ và hệ thống hơn về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình;

khích lệ HS có trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy di sản văn hóa dân tộc

dân gian, nghệthuật truyền thống

+ Trang phụctruyền thống

tác phẩm vănthơ, chữ viếtcủa dân tộcThái, Thổ, KhơMú

- Ngoài giờ lênlớp: hướng dẫn,giúp đỡ họcsinh tìm kiếmthông tin, trìnhbày sản phẩmhọc tập, tổ chứclên lớp

Lịch sử địa

phương: Lớp 12

– Tiết 46,47

- 2tiết

- Hình thành, pháttriển kĩ năng thựchành bộ môn, gópphần định hướngnăng lực nghềnghiệp cho họcsinh

- Phát triển Năng

lực tự học, nănglực phát hiện vàgiải quyết vấn đề;

năng lực giao tiếp,năng lực hợp tác;

năng lực sử dụngngôn ngữ, diễn đạt,

- Tìm hiểu về nétđặc trưng riêngbiệt và điểm tươngđồng của mỗi dântộc qua các phongtục tập quán sinhhoạt, lối sống

- Những giải phápbảo tồn, phát triểnvăn hóa dân tộcthiểu số

- Ngoài giờ lênlớp: hướng dẫn,giúp đỡ họcsinh tìm kiếmthông tin, trìnhbày sản phẩmhọc tập, tổ chứclên lớp

Trang 18

Trải nghiệm sáng

tạo – Lớp

10,11,12

- 60phút

- Hình thành, pháttriển kĩ năng thựchành bộ môn, gópphần định hướngnăng lực nghềnghiệp cho họcsinh

- Phát triển Năng

lực tự học, nănglực phát hiện vàgiải quyết vấn đề;

năng lực giao tiếp,năng lực hợp tác;

năng lực sử dụngngôn ngữ, diễn đạt,thảo luận

- Tìm hiểu văn hóadân tộc thiểu sốNghệ An

- Ngoài giờ lênlớp: hướng dẫn,giúp đỡ họcsinh tìm kiếmthông tin, tổchức hoạt động

Nội dung tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS trong dạy họcmôn Lịch sử tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An được lực chọn,xây dựng theo mục tiêu hình thành, phát triển từng bước kĩ năng tiếp thu và thựchành của học sinh theo cấp độ lớp học, phù hợp với trình độ nhận thức và năng lựclứa tuổi của học sinh

Cụ thể, ở lớp 10, chú trọng cung cấp kiến thức, giới thiệu giá trị văn hóa gầngũi trong đời sống hằng ngày, những bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà các em

đã biết

Ở lớp 11, chú trọng hướng các em đến tiếp xúc với các nguồn sử liệu đểphân tích đánh giá và hiểu sâu sắc hơn về giá trị văn hóa dân tộc mình, hướng đếnhình thành giá trị đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh, đánh thức vào cảm xúc, tri giác,xúc cảm, tạo niềm yêu thích, hứng khởi và tự hào về văn hóa dân tộc cho HS Hìnhthành cho các em những kĩ năng để phát triển, bảo tồn văn hóa dân tộc

Đến lớp 12, tập trung vào giáo dục định hướng nghề nghiệp, trên cơ sởnhững hiểu biết về kho tàng văn hóa dân tộc thiểu số, phát hiện năng lực bản thân,

định hướng nghề nghiệp cho bản thân như các nghề: hướng dẫn viên du lịch, báo

chí, bảo tàng, sư phạm, nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, nông nghiệp, thủ công, kinh doanh… và thông qua học tập học sinh phát triển tư duy sáng tạo định hướng

các giải pháp, biện pháp để bảo tồn văn hóa dân tộc trong hiện tại và tương lai

Trang 19

2.2 Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử theo hướng tích cực hóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An.

Qua nghiên cứu thực trạng và nghiên cứu các PPDH môn Lịch sử tôi thấy

dạy học tích hợp muốn đạt hiệu quả cao thì bên cạnh PPDH phù hợp và cách thứcgiảng dạy của GV phải có những phương tiện dạy học cần thiết để hỗ trợ thì quátrình thực hiện sẽ thành công

GV có thể kết hợp linh hoạt một số PPDH sau:

Thứ 1: Phương pháp thảo luận nhóm

- Là PPDH trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành các nhóm nhỏ để

tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc, được bàn bạc, trao đổi về mộtchủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó Ở đó cá nhânkhông những được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, có cảm giác an toàn mà còn xuấthiện những hứng khởi làm tăng hiệu suất làm việc do có sự tương tác mặt đối mặtgiữa các thành viên, có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực và trách nhiệmphải giải thích vấn đề thuộc về từng cá nhân trong nhóm, hình thành kĩ năng hợptác nhóm và kĩ năng xử lí tình huống trong nhóm

- Mục tiêu của phương pháp:

+ Kiến thức của HS sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tínhkhách quan khoa học Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanhhơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm

+ HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, diễn đạt, phương pháp tư duy

+ Nhờ không khí thảo luận sôi nổi, cởi mở giúp HS thoải mái, tự tin hơntrong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến củanhững thành viên khác

+ Tạo điều kiện cho GV nhận được nhiều thông tin phản hồi từ phía HS, thuđược những tri thức kinh nghiệm qua các ý kiến phát biểu có suy nghĩ và sáng tạocủa HS

+ Như vậy nếu thảo luận nhóm được tổ chức tốt sẽ tăng cường tính tích cực,chủ động của HS, giúp HS tập trung vào bài học, phát triển được các kĩ năng tưduy, óc phê phán, các kĩ năng giao tiếp và xã hội quan trọng khác

- Cách thực hiện:

+ GV nêu chủ đề thảo luận

+ GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian và phân công vịtrí của các nhóm

Trang 20

+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhómkhác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến.

+ GV tổng kết và nhận xét

- Một số lưu ý:

+ Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau

+ Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quảthảo luận của mỗi nhóm

+ Trong khi các nhóm thảo luận, GV cần đến từng nhóm để quan sát, lắngnghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết

Ví dụ minh họa: Sau khi hoàn thành nội dung về văn hóa truyền

thống Ấn Độ trong dạy Bài: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa truyền thống Ấn

Độ - Lớp 10 – Tiết 10 giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động tìm hiểu trang

phục truyền thống của đồng bảo dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An bằng hoạtđộng thảo luận nhóm

- Mục tiêu: cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về trang phục củacác dân tộc thiểu số Việt Nam, thông quá đó, các em có nhận thức tốt về bản sắcvăn hóa riêng của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, để tự hào và yêu quý hơn đồng bàomình, quê hương, đất nước mình

- Phương pháp: Hoạt động nhóm Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗinhóm tìm hiểu trang phục của mỗi dân tộc

+ Nhóm 1: Tìm hiểu trang phục của người dân tộc Thái

+ Nhóm 2: Tìm hiểu trang phục của người dân tộc Thổ

+ Nhóm 3: Tìm hiểu trang phục của người dân tộc H’Mông

+ Nhóm 4: Tìm hiểu trang phục của người dân tộc Khơ Mú

- Hình thức: Thảo luận, trả lời câu hỏi vào phiếu học tập

- Thời gian: 5 phút

- Nội dung thảo luận:

1 Trang phục bao gồm những gì?

2 Trang phục được làm từ chất liệu nào?

3 Cách giữ gìn trang phục?

4 Biểu tượng hoa văn trên trang phục có ý nghĩa gì?

- Hoạt động: Hs tiến hành thảo luận và trình bày kết quả của mình

- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS

- Dự kiến sản phẩm:

+ Hoàn thành phiếu học tập

Trang 21

+ HS thấy đặc trưng của mỗi loại trang phục, qua tìm hiểu về trang phụctruyền thống các em có thể nhận ra văn hóa của mỗi dân tộc về lối sống, lao độngsản xuất, tình cảm, tín ngưỡng của họ

+ Học sinh lan tỏa kiến thức, hiểu biết về trang phục của dân tộc mình đếnbạn bè, có thái độ giữ gìn, trân trọng và tự hào khi được mặc trang phục dân tộcmình trong cuộc sống và học tập hàng ngày

1

Trang phục bao

gồm những gì?

- Quần, áo, mũ, váy

- Bộ quần (áo, quần,2 tà, mũ, vòng cổ, 2 thắt lưng trước

và sau và sau, 1 túi)

- Bộ váy(1 tà trước, 1 thắt lưng sau, áo, chân váy, áo,

Vải hoa, chủ yếu từ vải nhung

3 Cách giữ gìn trang phục? - Không giặt, chỉ giũ rồi phơi nắng

Trang 22

Trang phục của người H’mông

3 Cách giữ gìn trang phục? - Không giặt, chỉ giũ rồi phơi nắng

4 Biểu tượng trên trang phục

có ý nghĩa gì?

- Biểu tượng cho sự hòa hợp trường tồn củacuộc sống, quan niệm về vũ trụ, triết lý âmdương, đất trời cùng vạn vật…

Trang 23

Trang phục của người Thái

2 Trang phục được làm từ

chất liệu gì?

- Vải bông hoặc sợi đay

3 Cách giữ gìn trang phục? - Không giặt, chỉ giũ rồi phơi nắng

4 Biểu tượng trên trang

phục có ý nghĩa gì?

- Biểu tượng cho lòng yêu nước, sức mạnhđoàn kết

Trang 24

Trang phục của người Thổ

Trang 25

Trang phục của người Khơ Mú

Thứ 2: Phương pháp đóng vai

- Đây là PPDH mà người học được nhập vai vào các nhân vật, các tìnhhuống cụ thể, HS sẽ chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức và được hoạt độngtrực tiếp trong quá trình đóng vai HS được trao đổi, giao lưu với GV, với bạn bè,được thể hiện tài năng của mình trước tập thể, được hòa mình vào không khí thoảimái, sôi nổi, thân thiện của lớp học Đóng vai trong môn học Lịch sử không chỉgiúp học sinh khắc sâu kiến thức mà HS còn có cơ hội trải nghiệm không khí lịch

sử khi được hòa mình vào lịch sử và hình thành những kĩ năng quan trọng như giaotiếp, thuyết trình

- Mục tiêu của phương pháp đóng vai

+ Giúp học sinh được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏthái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn

+ Gây hứng thú và chú ý cho học sinh

+ Tạo điều kiện làm nảy sinh tư duy sáng tạo của học sinh

+ Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành viđạo đức đến chính trị - xã hội

- Cách thực hiện:

Trang 26

+ GV nêu chủ đề, chia nhóm, giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từngnhóm.

+ Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai

+ Các nhóm lên đóng vai

+ Lớp thảo luận, nhận xét về việc đóng vai của từng nhóm

+ GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống

- Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách thực hành, trình diễn, ý nghĩa của 1 nhạc

cụ, hoặc 1 điệu dân vũ dân tộc, qua đó biết được nền văn hóa phong phú đa dạngcủa các dân tộc thiểu số, đóng góp vào nền văn hóa dân tộc Việt Nam và thế giới

- Thời gian thực hiện: 20 phút

- Cách thực hiện:

+ Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, và giao nhiệm vụ

+, Nhóm 1: “Hãy hóa thân mình thành là một nghệ nhân người đồng bào dântộc Thái giới thiệu và biểu diễn một nhạc cụ hoặc một điệu dân vũ truyền thốngcủa dân tộc Thái”

+, Nhóm 2: “Hãy hóa thân mình thành là một nghệ nhân người đồng bào dântộc Thổ giới thiệu và biểu diễn một nhạc cụ hoặc một điệu dân vũ truyền thống củadân tộc Thổ”

+, Nhóm 3: “Hãy hóa thân mình thành là một nghệ nhân người đồng bào dântộc H’Mông giới thiệu và biểu diễn một nhạc cụ hoặc một điệu dân vũ truyềnthống của dân tộc H’Mông”

+ Nhóm 4: “Hãy hóa thân mình thành là một nghệ nhân người đồng bào dântộc Thái giới thiệu và biểu diễn một nhạc cụ hoặc một điệu dân vũ truyền thốngcủa dân tộc Khơ Mú”

+ Bước 2: Các nhóm thảo luận nội dung mình được giao và tập hợp ý kiếncủa các thành viên trong nhóm thành nội dung, cử đại diện nhóm lên biểu diễn

Ở hoạt động trên, ta thấy yêu cầu đưa ra cho HS là đóng vai thành một nghệnhân giới thiệu và biểu diễn một nhạc cụ hoặc một điệu dân vũ truyền thống củadân tộc Do đó đòi hỏi HS phải có vỗn kiến thức am hiểu sâu sắc về nghệ thuậttruyền thống của dân tộc, tự mình phải biết cách thực hành, biểu diễn loại hình

Trang 27

nghệ thuật đó

+ Bước 3: Sau khi các nhóm thực hiện xong, Gv đặt câu hỏi phát vấn Hs ở

nhóm khác: Sau khi nghe và quan sát các bạn biểu diễn em hãy cho biết tên của

nhạc cụ (điệu múa) là gì?

- Dự kiến sản phẩm:

+ Hs biết được một số nhạc cụ, điệu dân vũ của các dân tộc Thái, Thỏ, Khơ

Mú, H’ Mông ở miền Tây Nghệ An

+ Sau khi học xong Hs yêu thích tìm hiểu khám phá các nhạc cụ, các điệumúa dân tộc và biết thực hành, biểu diễn được nhạc cụ hoặc điệu dân vũ truyềnthống dân tộc

+ Hs lan tỏa văn hóa của mình đến với các bạn bè dân tộc khác, tạo môitrường quan hệ bạn bè gắn bó thân thiện

Link vi deo https://bitly.com.vn/w18gwj

Thứ 3: Phương pháp trực quan

- Trực quan là PPDH, trong đó GV sử dụng các phương tiện trực quan,phương tiện kỹ thuật dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của HSnhằm tổ chức cho HS tri giác một cách có chủ đích, có kế hoạch, tạo khả năng cho

HS theo dõi tiến trình và sự biến đổi diễn ra trong đối tượng quan sát trên cơ sở đónâng cao chất lượng của bài học

- Mục tiêu của phương pháp:

+ Trong khi sử dụng phương pháp trực quan GV hướng dẫn HS biết cáchtổng hợp, khái quát những tư liệu thực tế thành lí luận, tức là hình thành và phát

Trang 28

+ Phương tiện dạy học trực quan trợ giúp đắc lực cho HS năng lực nhận thứckhoa học.

+ Giúp cho HS phát triển tư duy lôgic, tư duy khoa học, phương pháp nhậnthức khoa học và cải tạo thực tiễn phục vụ lợi ích của chính họ và xã hội

+ PPDH trực quan giúp HS huy động sự tham gia của nhiều giác quan, kếthợp với lời nói, tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển năng lựcchú ý, năng lực quan sát, trí tò mò khoa học của HS

+ Đoạn video, hình ảnh đưa ra phải phù hợp với nội dung bài học

+ Hình ảnh đưa ra mang tính chất hỗ trợ cho bài giảng thêm sinh động.+ Không lạm dụng chiếu quá nhiều hình ảnh gây mất sự tập trung đến nộidung bài học của HS

+ Sau khi trình chiếu hình ảnh GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi liên quan tớinội dung bài học

Ví dụ minh họa: Khi dạy Bài 14 – Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt

Nam - Lịch sử lớp 10- Tiết 19 ( Phụ lục 3)

- Sau hoạt động tìm hiểu về quốc gia cổ đại Văn Lang – Âu Lạc, để giáo dụchọc sinh truyền thống văn hóa dân tộc trong tập quán sinh hoạt, cư trú, giáo viênnêu tình huống: Ngày nay, những phong tục tập quán nào của người Việt cổ vẫncòn duy trì trong đời sống của các đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An?

- Sau khi HS trả lời, Gv sử dụng những hình ảnh về kiến trúc nhà ở củađồng bào dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông ở miền Tây Nghệ An để HS thấyđược điểm tương đồng và khác biệt trong tập quán sinh sống của các dân tộc

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

+ Tập quán cư trú của các đồng bào dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú và H’ Mông

ở Nghệ An có điểm gì giống và khác nhau?

+ Ngày nay yếu tố nào trong tập quán ở nhà sàn của đồng bào các dân tộcthiểu số ở Nghệ An cần được nghiên cứu, thay đổi để phù hợp với mục đích pháttriển bền vững của quốc gia dân tộc?

Trang 29

- Sản phẩm dự kiến:

+ Tập quán cư trú, kiến trúc nhà ở: ở nhà sàn, nhà sàn gắn với đồng bàohàng ngàn năm, giúp họ tồn tại, phát triển và tránh được biết bao hiểm nguy bởithú dữ, bởi thiên tai khắc nghiệt

+, Người Khơ Mú sinh sống ở sườn đồi, nơi gần nguồn nước Ngôi nhà sàntruyền thống của người Khơ Mú cao từ 1 – 1,2m Nhà làm theo hướng đông namhoặc tây bắc Nhà có 1 cầu thang, có nhiều cột biểu tượng cho sự vững chắc củaswusc mạnh người đàn ông

+, Người Thái ở nhà sàn có mái dốc lợp tranh, nhà có 5-7 gian, sàn caokhoảng 1,3-2,4m Nhà có 2 cầu thang, một cho đàn ông (7 bậc), một cho phụ nữ (9bậc)

+, Người Thổ: ở nhà sàn và nhà trệt lợp tranh như người Kinh Nhà sàn dântộc Thổ gần giống nhà sàn người Mông Nay phần lớn đã ở nhà trệt theo kiểu miềnxuôi nhưng cách bố trí trong nhà vẫn theo truyền thống dân tộc mình

+, Người Mông: Nếu người Thái, Khơ mú định cư trong ngôi nhà sàn cao thìnhà người Mông thường làm rất thấp để tránh gió lùa vào Kiến trúc ngôi nhàngười Mông dù to hay nhỏ nhưng đều phải có đủ 3 gian được sắp xếp theo thứ tựgian đầu, gian giữa và gian cuối

+ Ngày nay tập quán chặt cây rừng lấy gỗ làm nhà sàn của đồng bào cầnthay đổi để bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ cuộc sống, tránh thiên tai lũ quét

+ HS khắc sâu kiến thức hiểu được tập quán sinh hoạt riêng của mỗi dân tộc.+ Đồng thời giáo dục HS về tập quán sinh hoạt gần gũi, hòa nhập với thiênnhiên và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên hiện nay Đặc biệt là việc loại

bỏ tập quán chặt cây rừng lấy gỗ làm nhà, tàn phá thiên nhiên, ảnh hưởng đến cuộcsống của cộng đồng

Thứ 4: Phương pháp dạy học dự án

- Là một phương pháp mà học sinh có nhiệm vụ học tập phức hợp, sử dụng

nhiều phương pháp học tập Học sinh thực hiện nhiệm vụ với tính tự lực rất cao:học sinh tham gia chọn đề tài, nội dung hoạt đông nhóm phù hợp với khả năng vàhứng thú của các nhóm Dạy học theo dự án giúp học sinh chuyển từ hình thức họcthụ động sang hình thức học chủ động có định hướng, từ thụ động ghi nhớ, lặp lạisang khám phá, tích hợp và trình bày; từ nghe và đáp ứng sang truyền đạt và dámchịu trách nhiệm; từ phụ thuộc vào giáo viên sang chủ động trong quá trình họctập

- Mục tiêu của phương pháp:

+ Rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng hợp tác của Học sinh

Trang 30

lí thông tin từ nhiều nguồn theo vai đảm nhận, tích lũy kiến thức và nhiều giá trịkhác nhau từ quá trình làm việc

+ Nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.+ Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh, giúp học sinh huy động kiến thứctổng hợp để thực hiện dự án, đồng thời phát triển đa dạng các kĩ năng như phântích, tổng hợp, lập kế hoạch triển khai, đánh giá …giúp các em sẽ tự tin trong quátrình học tập và cả trong cuộc sống

- Cách thực hiện:

+ Để học sinh có được động cơ và thái độ học tập đúng đắn, tự hào về vănhóa dân tộc và truyền thống lịch sử của dân tộc mình qua việc học tập, trước hếtgiáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo: cho học sinh tham gia chọn đề tài, nội dunghoạt động nhóm phù hợp với khả năng và hứng thú của từng nhóm

+ Gv hướng dẫn cụ thể cho học sinh tìm tư liệu, kiến thức, sau đó phân côngnhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm

+ Gv cần kết hợp chặt chẽ với nhiều phương pháp trò chơi, vấn đáp…

+ Học sinh có thể tìm tư liệu ngay nơi mình ở, xung quanh bạn bè làm việctheo nhóm, có trao đổi góp ý, biện luận

+ Giáo viên kiểm tra từng bước tiến độ làm việc của học sinh, đồng thời họcsinh lập báo cáo tiến độ làm việc của từng nhóm

- Một số lưu ý:

+ Giáo viên có thể kết hợp phương pháp dự án với phương pháp trò chơi,trình bày báo tường, tập san Sản phẩm của tiết học có thể là một tờ báo tường, mộttập san ảnh, hay một gian trưng bày về phong tục tập quán của dân tộc thiểu số ởmiền Tây Nghệ An

- Ví dụ minh họa: Bài Lịch sử địa phương lớp 11 – Tiết 29, GV tổ chức cho

HS thực hiện dự án dưới hình thức tổ chức một cuộc triễn lãm với chủ đề “Tìm

hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Nghệ An”

Trước khi tiết học diễn ra GV triển khai dự án sau tiết học 27 – Bài Chủ đề

“Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuốithế kỉ XIX”để HS có thời gian chuẩn bị Quá trình tiến hành dạy học dự án đượctiến hành theo các bước sau:

1 Trước khi buổi triễn lãm diễn ra:

- GV giới thiệu cho HS về chủ đề của dự án “Tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Nghệ An ” và yêu cầu của buổi triển lãm hình ảnh này là làm nổi

bật những nét đẹp trong đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền Tây NghệAn

Trang 31

- Phân công nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Ban tổ chức Nhiệm vụ: Xây dựng kịch bản chương trình, làmbảng tin và xây dựng các ấn phẩm quảng cáo giới thiệu về cuộc triễn lãm

+ Nhóm 2: Tổ chức cuộc triễn lãm qua hình ảnh, hiện vật để giới thiệu vềnhà ở , ẩm thực và hoạt động lao động sản xuất

+ Nhóm 3: Tổ chức cuộc triễn lãm qua hình ảnh, hiện vật để giới thiệu

về lễ hội, trò chơi dân gian, nghệ thuật truyền thống

+ Nhóm 4: Tổ chức cuộc triễn lãm qua hình ảnh, hiện vật để giới thiệu

về về trang phục truyền thống

- Nhiệm vụ của mỗi nhóm là: vận dụng các kiến thức đã học, kết hợp với sự

hỗ trợ của các phương tiện công nghệ để hoàn thành các sản phẩm mà GV đã đặthàng và tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm trong buổi triễn lãm; tiến hànhnhận xét, đánh giá chất lượng sản phẩm của các nhóm với nhau

- Để giúp học sinh củng cố kiến thức, GV yêu cầu Hs cả lớp viết bài thu

hoạch về : Sự khác biệt trong trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Thái,

Thổ, Khơ Mú, Mông ở Nghệ An sau buổi học Phụ lục 6

- GV giải đắp những thắc mắc về phía HS: cách tổ chức, nội dung triển khai,các kênh thông tin HS có thể khai thác và các phương tiện công nghệ HS có thểvận dụng

2 Triển khai thực hiện buổi triển lãm:

Học sinh làm việc theo nhóm đã phân công, chủ động thực hiện các nhiệm

vụ ứng với những nhiệm vụ được giao

- Nhóm 1 - nhóm tổ chức lên kịch bản chương trình và thiết kế bảng tin,catalog thể hiện được mục đích cuộc triển lãm

- Nhóm 2, 3,4, - nhóm chuyên môn tìm hiểu tài liệu để xây dựng các bàithuyết minh, sưu tầm tài liệu tranh ảnh, hiện vật trưng bày, biểu diễn chuẩn bịcho cuộc triển lãm

Trong quá trình các nhóm triển khai thực hiện, GV sẽ đóng vai trò là chuyêngia độc lập để tư vấn, góp ý thêm cho các nhóm về chất lượng sản phẩm mà HSlàm ra trước khi trưng bày

3.Trình bày dự án: Phụ lục 2

HS tổ chức buổi triễn lãm theo các vai: Ban tổ chức, MC giới thiệu buổitriển lãm, thuyết minh viên giới thiệu, diễn viên biểu diễn trình bày các sản phẩm,khách mời tham dự Theo tiến trình thực hiện: MC sẽ giới thiệu về mục đích, ýnghĩa của buổi triển lãm; sau đó khách mời sẽ đến quan sát và lắng nghe các thuyết

Trang 32

4 Đánh giá tổng kế dự án.

Để giúp HS có thế tiến hành đánh giá GV cần xây dựng các phiếu đánh giávới những tiêu chí cụ thể và cung cấp cho HS trước khi tham gia vào buổi triển

lãm Phụ lục 1: Kế hoạch hoạt động, phiếu đánh giá

5 Sản phẩm dự kiến:

- Sản phẩm trưng bày triển lãm gồm tranh ảnh, hiện vật

- Bài thuyết trình, biểu diễn, giới thiệu

- Bảng tin, bảng quảng cáo dưới thiệu chương trình

- Sản phẩm của buổi triển lãm có thể là một tờ báo tường, hay một tập san

- Bài thu hoạch của HS ( Phụ lục 6)

Trang 33

Sản phẩm tập san

Trang 34

Sản phẩm tập san

Hs tìm kiếm thông tin

Trang 35

Sản phẩm báo tường

Trang 36

Hoạt động báo cáo sản phẩm

Hoạt động báo cáo sản phẩm

Trang 37

Hoạt động báo cáo sản phẩm

Hs nêu câu hỏi trong giờ học

Trang 38

Link Vi deo : https://bitly.com.vn/w18gwj

Thứ 5: Phương pháp thuyết trình nhóm

- Dạy học chia nhóm thuyết trình được hiểu là cách dạy học, trong đó cáchọc sinh được chia nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáoviên đưa ra, từ đó HS thu được những kiến thức nhất định nào đó

- Mục tiêu: Giúp Hs phát triển kĩ năng giao tiếp, phát triển năng lực nhậnthức và tư duy của Hs, phát triển nhân cách của HS

- Cách thức thực hiện:

+ Bước 1: Chuẩn bị, gồm;

Về phía Gv: +, Lựa chọn đề tài, nội dung thực hiện

+, Xác định mục tiêu dạy học

+, Chia nhóm HS, giao chủ đề, phân công nhiệm vụ

+, Giới thiệu nguồn tìm kiếm tài liệu, thông tin kiến thức

Về phía HS:

+, Tìm kiếm thông tin, lập kế hoạch hoạt động

+, Xử lí thông tin

Trang 39

+, Lên ý tưởng, hình thành nội dung, viết bài, cử ngườithuyết trình

+ Bước 2: Triển khai thực hiện:

+, Các nhóm lần lượt trình bày

+, Cả lớp tham gia thảo luận từng nội dung mà các nhóm đã trình bày, đặtcâu hỏi những vấn đề cần giải đáp

+, Nhóm báo cáo có nhiệm vụ trả lời

+, Gv đặt thêm câu hỏi chốt, điều khiển thảo luận, và hỗ trợ nhóm báo cáotrả lời khi cần thiết

+ Bước 3: Các nhóm nhận xét đánh giá chéo kết quả làm việc của từngnhóm

+ Bước 4: Gv tổng hợp các ý kiến, tóm tắt nội dung chính của bải, Hs ghinhững nội dung quan trọng

- Kết quả:

+ Hs rất hứng thú trong suốt tiết học vì các em được theo dõi bạn mìnhthuyết trình sau đó nhận xét và đưa ra những câu hỏi mình chưa hiểu rõ về nộidung đó nhờ bạn trả lời Nếu nhóm bạn không trả lời được thì bất kì bạn nào tronglớp biết có thể giúp bạn hoặc nhờ sự hỗ trợ của giáo viên

+ Bên cạnh theo dõi bạn thuyết trình, các Hs còn lại trong lớp có thể rút kinhnghiệm cho bản thân để tự tin, mạnh dạn hơn

+ Dạy học thuyết trình sẽ giúp Hs có động cơ tự học và sáng tạo, năng độnghơn trong các tiết học

+ Việc sử dụng phương pháp thuyết trình thông qua trình chiếu Powerpoint

là một phương pháp rất tích cực Việc này phát huy được năng lực của học sinh,đòi hỏi các em phải nghiên cứu, chuẩn bị bài trước, làm bài thuyết trình cũng nhưtrả lời linh hoạt các câu hỏi chất vấn của các bạn trong lớp Các em phải thực hiệnnhiều lần để trình bày một vấn đề, khi tìm kiếm thông tin là một lần, khi viết là họclần thứ hai, khi trình bày trên lớp đồng nghĩa với việc học lần thứ ba và trả lời chấtvấn là học lại lần thứ tư Vậy rõ ràng việc học thuyết trình là rất căn bản, học sinhđược hiểu sâu về kiến thức Việc lắng nghe và tranh luận bài thuyết trình của bạncũng tạo cho các em tập trung và không khí học tập sôi nổi, sinh động hơn

Ví dụ minh họa: Thể hiện ở Phụ lục 4 và Phụ lục 5

Trang 40

Học sinh thuyết trình trong giờ Lịch sử lớp K7C2

Ngày đăng: 21/05/2021, 21:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w