1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​

163 35 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 264,43 KB

Nội dung

Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh trong các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng 48 2.4.. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý hoạt động gi

Trang 1

Kim Văn Ngói

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

Trang 2

Kim Văn Ngói

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH SÓC TRĂNG

Chuyên ngành : Quản lí giáo dục

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS VÕ THỊ BÍCH HẠNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Kim Văn Ngói

Trang 4

Qua hai năm học tập, nghiên cứu và làm luận văn, tôi đã nhận được sự độngviên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của quíthầy cô giảng viên, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình Tôi đã hoàn thành chương trìnhkhóa học Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh và hoàn thành luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng”.

Luận văn được hoàn thành là do có rất nhiều sự giúp đỡ Chúng tôi vô cùngbiết ơn:

TS Võ Thị Bích Hạnh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố HồChí Minh, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Lãnh đạo Trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương và các trườngPTDTNT trong tỉnh Sóc Trăng, các quý thầy cô đồng nghiệp và gia đình đã tận tìnhgiúp đỡ tôi hoàn thành việc thu thập, xử lý thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu vàhoàn thành luận văn của mình

Do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, trải nghiệm kinh nghiệmquản lý giáo dục chưa nhiều Vì vậy, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạnchế Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô, đồngnghiệp để luận văn được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn

Xin chân thành cám ơn!

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Kim Văn Ngói

Trang 5

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ 6 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Các Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 7

1.2.1 Quản lý 7

1.2.2 Bản sắc văn hóa dân tộc Khmer 10

1.2.3 Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer 18

1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer 19

1.3 Hoạt động giáo dục bản sắc CHDT Khmer cho HS ở trường PTDTNT 20

1.3.1 Mục tiêu của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh 21

1.3.2 Nội dung giáo dục 22

1.3.3 Phương pháp, phương tiện giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh 23 1.3.4 Hình thức giáo dục 24

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở trường PTDTNT 25

1.4.1 Vai trò của trường PTDTNT trong hoạt động giáo dục bản sắc 25

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer

ở các trường PTDTNT trong giai đoạn hiện nay 26

Trang 6

Tiểu kết chương 1 34

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH SÓC TRĂNG 36 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục ở tỉnh Sóc Trăng 36

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Sóc Trăng 36

2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục, giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng 37 2.1.3 Hệ thống mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh, đội ngũ GV, nhân viên và cơ sở vật chất của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng 39 2.2 Giới thiệu khái quát quá trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng 41

2.2.1 Mục đích khảo sát 41

2.2.2 Nội dung khảo sát 41

2.2.3 Phương pháp khảo sát 42

2.2.4 Kỹ thuật xử lý số liệu khảo sát 43

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng 44

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS 44 2.3.2 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh trong các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng 48 2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT Sóc Trăng 51

2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Khmer cho học sinh của Ban Lãnh đạo nhà trường 52

Trang 7

2.4.3 Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân

tộc Khmer cho học sinh 55

2.4.4 Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân

tộc Khmer cho học sinh 56

2.4.5 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc

văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh 58

2.4.6 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục

bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh 59

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc

văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng 60

2.5.1 Các yếu tố khách quan 60

2.5.2 Các yếu tố chủ quan 61

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng 62

2.6.1 Đánh giá kết quả đạt được và nguyên nhân 62

2.6.2 Đánh giá hạn chế và nguyên nhân 62

2.6.3 Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng 64 Tiểu kết chương 2 65

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH SÓC TRĂNG 66 3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 67

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 67

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 68

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 68

Trang 8

hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng 69

3.2.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng 69 3.2.2 Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho đội ngũ CBQL, GV, cha mẹ học sinh 72 3.2.3 Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp 77 3.2.4 Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh 82 3.2.5 Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer 84 3.2.6 Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa ngoài cộng đồng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng 86 3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp 88

3.3 Khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 89

3.3.1 Mục đích khảo sát 89

3.3.2 Nội dung khảo sát 89

3.3.3 Kết quả khảo sát 89

Tiểu kết chương 3 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC

Trang 9

Viết tắt Viết đầy đủ

Độ lệch chuẩn Điểm trung bình Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên

Giáo dục và đào tạo Học sinh

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Quan trọng

Tổ trưởng chuyên môn

Trang 10

tỉnh Sóc Trăng 39

Bảng 2.2 Thống kê cơ sở vật chất các trường Phổ thông DTNT tỉnh

Sóc Trăng 40

Bảng 2.3 Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các

trường Phổ thông DTNT tỉnh Sóc Trăng 40

Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh về

tầm quan trọng của giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh ở

các trường Phổ thông DTNT 44

Bảng 2.5 Đánh giá của HS về mức độ triển khai nội dung giáo dục bản sắc

VHDT Khmer cho học sinh trong nhà trường 46

Bảng 2.6 Đánh giá của CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về mức

độ triển khai nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh

trong nhà trường 47

Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về hình

thức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer 48

Bảng 2.8 Đánh giá của CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về sự ảnh

hưởng của các yếu tố dưới đây đến công tác tổ chức hoạt động giáodục bản sắc VHDT Khmer trong các trường PT DTNT của tỉnh Sóc

Trăng 49

Bảng 2.9 Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn

về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT

Khmer cho học sinh ở các trường Phổ thông DTNT 51

Bảng 2.10 Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn

về mức độ triển khai đối với công tác xây dựng kế hoạch hoạt độnggiáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường trong 5 năm

gần đây 52

Bảng 2.11 Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn

về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác tổ chức hoạt động

Trang 11

Bảng 2.12 Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn

về về mức độ triển khai đối với hoạt động giáo dục bản sắc VHDT

Khmer của nhà trường trong 5 năm gần đây 55

Bảng 2.13 Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn

về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT

Khmer của nhà trường trong 5 năm gần đây 56

Bảng 2.14 Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn

về về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc

VHDT Khmer của nhà trường trong 5 năm gần nhất 58

Bảng 3.1 Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản

sắc VHDT Khmer 89

Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc

Bảng 3.3 So sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các

biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer 93

Trang 12

Biểu đồ 2.1 Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý và HS về tầm quan trọng

của giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường Phổ

thông DTNT 45

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc là vấn đề sốngcòn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân tộc Bản sắcvăn hóa, giá trị truyền thống là cơ sở quan trọng để làm nên nét riêng của mỗi dântộc, tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc cùng cư trú trên một địa bàn, một lãnhthổ Người Khmer Nam Bộ nói chung và HS người Khmer nói riêng dù cộng cư vớingười Kinh và người Hoa trên một vùng đất nhưng vẫn có những nét đặc trưng vềmặt văn hóa Tuy nhiên, HS Khmer học tập và sinh hoạt trong môi trường nội trú,thay đổi hình thức hoạt động, xa rời thói quen sinh hoạt hàng ngày, hụt hẫng tìnhcảm gia đình, chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội nơi đô thị, khiếncác em dễ xa rời văn hóa truyền thống dân tộc, nhiều HS đã quên đi tiếng mẹ đẻ củamình, quên đi bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Nguy cơ đánh mấtbản sắc diễn ra âm thầm nhưng khá mạnh mẽ

Công tác giáo dục giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT trong nhà trường đãđược Đảng và nước quan tâm từ rất lâu, đặc biệt là sự ghi nhận dấu ấn đậm néttrong tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII với mục tiêu xây dựng mộtnền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc VHDT Để cụ thể hóa chủ trương đó trongcông tác giáo dục HS, chính phủ đã ban hành nghị định số 05/2011/NĐ – CP, ngày

14 tháng 01 năm 2011 về công tác dân tộc, trong đó khẳng định: “Tiếng nói, chữviết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trìnhgiảng dạy trong các trường phổ thông, trường PTDTNT, phổ thông dân tộc bán trú,trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề,trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc”.Tuy nhiên trên thực tế, việc giữ gìn tiếng nói đã cụ thể hóa thành chương trình đàotạo và có công cụ kiểm định nhưng vấn đề giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp vẫnchưa được hiện thực hóa và đo lường, đánh giá

Mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của trường PTDTNT là “tạo nguồn đào tạo cán

bộ dân tộc chất lượng cao cho tỉnh để phục vụ công tác cán bộ tại quê hương” nênngoài việc đào tạo kiến thức văn hóa còn cần giáo dục bản sắc VHDT, trong đó

Trang 14

khơi gợi lòng tự hào về truyền thống dân tộc, lịch sử quê hương vùng đồng bào dântộc là yếu tố quan trọng giúp các em phát triển tình yêu đối với quê hương Nắmđược các nội dung về giáo dục bản sắc VHDT là một điều kiện thuận lợi cho HScông tác sau này tại quê hương khi các em đã trưởng thành Do đó, ngoài nhiệm vụtăng cường chất lượng trong giảng dạy kiến thức phổ thông thì vấn đề đặt ra đối vớiđội ngũ GV của trường PTDTNT còn là nâng cao chất lượng giáo dục bản sắcVHDT cho HS Tuy nhiên, thực trạng giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở cáctrường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng hiện nay chưa toàn diện, thiếu tính hệ thống, chưasát hợp thực tế ở địa phương và chưa đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng” cho đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HScác trường PTDTNT, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dụcbản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng

4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở cáctrường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng đã đạt kết quả nhất định trong việc xây dựng kếhoạch, phối hợp các lực lượng giáo dục Tuy vậy, việc tổ chức, chỉ đạo hoạt độnggiáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng cònhạn chế Vì vậy, nếu khảo sát và đánh giá được thực trạng của hoạt động sẽ là cơ sở

đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 15

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

7.1.1 Quan điểm hệ thống – cấu trúc

Quan điểm hệ thống cấu trúc: Nghiên cứu công tác quản lý giáo dục bản sắcVHDT một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích đối tượng thànhcác bộ phận trong một chỉnh thể Kết quả nghiên cứu được trình bày một cách hệthống và có cấu trúc theo một trình tự khoa học Đồng thời các biện pháp được đềxuất phải dựa trên một quy trình cụ thể

Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc vào đề tài này, người nghiên cứu cóthể nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDTKhmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng Trong đó, nghiên cứu côngtác quản lý ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng cần nghiên cứu một hệ thống baogồm những yếu tố cấu thành như: Chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; mục tiêuquản lý; chức năng quản lý; nội dung quản lý; phương pháp quản lý; công cụ quảnlý; kết quả quản lý

Khi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt độnggiáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng, các

Trang 16

biện pháp được sắp xếp trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau và theo một chỉnh thểthống nhất.

7.1.2 Quan điểm lịch sử – logic

Quan điểm lịch sử – logic: Tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh phát triển của côngtác quản lý giáo dục bản sắc VHDT trong những khoảng thời gian và không gian cụthể với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để điều tra khách quan nhất Việc đề xuất

và khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được thực hiệntheo một trình tự khoa học

Mỗi sự vật hiện tượng đều có quá trình phát triển từ quá khứ, hiện tại và tươnglai Ba thời kỳ này có mối quan hệ mật thiết với nhau Vì thế cần dựa vào quan điểmnày để đề xuất các biện pháp cho công tác quản lý giáo dục bản sắc VHDT đảm bảophù hợp với thực tiễn, đồng thời thừa hưởng những ưu điểm, kết quả đạt được trongquá khứ cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn đọng nhằm hướng đến sự pháttriển trong tương lai

7.1.3 Quan điểm thực tiễn

Quan điểm thực tiễn: Trên cơ sở xuất phát từ các vấn đề cấp thiết của thựctrạng công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở cáctrường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng còn hạn chế, từ đó người nghiên cứu đề xuất cácbiện pháp nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý hoạtđộng giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh SócTrăng

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nhóm phương pháp này nhằm thu thập, nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị,nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác Giáo dục, những tài liệu có liên quan đếnvấn đề nghiên cứu của đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

- Nhóm này gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

+ Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu

+ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

Trang 17

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sởthực tiễn của đề tài Chủ yếu điều tra bằng phiếu hỏi: Dùng phiếu hỏi để điều trathực trạng quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ởcác trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thu thập, xử lí và phân tích các sốliệu nghiên cứu thông qua các số liệu thống kê

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được trình bày trong 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT

Khmer cho HS ở các trường PTDTNT

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho

HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho

HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng

Trang 18

Một trong năm nội dung chính của Phong trào “Xây dựng trường học thânthiện, HS tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động từ năm 2008 (Bộ Giáo dục và Đàotạo, 2008) là giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ngành GD&ĐT đã chủđộng, phối hợp tích cực với ngành Văn hóa ở các địa phương để triển khai, thựchiện nội dung này với nhiều hình thức phong phú và bước đầu đã có kết quả.

Bên cạnh đó còn có mốt số công trình nghiên cứu khác viết về di sản văn hóangười Khmer của cả khu vực Nam bộ chẳng hạn: Phân viên nghiên cứu văn hóa –nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với nhà xuất bản tổng hợp HậuGiang với “Tìm hiểu vốn văn hóa dân gian Khmer Nam bộ” xuất bản năm 1988;hay Trương Lưu - Chủ biên cuốn sách gồm nhiều tác giả viết về: “Văn hóa ngườiKhmer vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” do nhà xuất bản văn hóa dân tộc pháthành năm 1993 (Trương Lưu, 1993)

Năm 2002, tác giả Vũ Đình Mười đã đề cập đến vấn đề GD truyền thống củangười Khmer xã Lương Hòa - Châu Thành - Trà Vinh qua nghiên cứu “GD truyềnthống của người Khmer (nghiên cứu ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh TràVinh)”, đồng thời tác giả khẳng định, nghiên cứu GD truyền thống sẽ góp phần tìm

Trang 19

hiểu về văn hóa tộc người, xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định chínhsách, xây dựng phương pháp GD phù hợp cho đồng bào.

Năm 2004, tác giả Phan Xuân Biên đã đề cập đến “Vấn đề dân trí và phát triểnvăn hóa ở vùng người Khmer Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa”, tác giả khẳng định: “GD phải đi cùng với phát triển văn hóa Bảo tồn và pháthuy những tinh hoa VHDT được coi là giải pháp hàng đầu trong việc ứng xử vớingười Khmer trong tiến trình xây dựng đời sống văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước” (Phan Xuân Biên, 2004)

Năm 2013, trong công trình nghiên cứu của mình “Nét văn hóa của ngườiKhmer Nam Bộ”, tác giả Nguyễn Thành Luân đã giới thiệu văn hóa vật thể và vănhóa phi vật thể của người Khmer ở Nam Bộ

Năm 2017, tác giả Sơn Lương – Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng đã đềcập đến “Phong tục – Lễ hội của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng”, nhằm góp phầnbảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong phong tục – lễ hội tạo ra sản phẩm dulịch đặc thù trong hoạt động phát triển du lịch của địa phương và từ đó có thể giớithiệu văn hóa Khmer đến người trong nước cũng như bạn bè quốc tế

Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu nghiên cứu cũng chỉ đề cập hay phản ánh nhiềukhía cạnh khác nhau đến những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc, việc bảotồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em, cũngnhư về chủ đề người Khmer, dân tộc Khmer và văn hóa Khmer Tuy nhiên, chưa cónhững công trình nghiên cứu giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS Đặc biệt,chưa có một đề tài nào nghiên cứu nào về quản lý hoạt động GD bản sắc VHDTKhmer cho HS ở các trường DTNT tỉnh Sóc Trăng

1.2 Các Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.2.1 Quản lý

Trong khoa học quản lý, khái niệm “quản lý” được coi là một trong nhữngkhái niệm công cụ đặc biệt quan trọng Vì thế, các nhà khoa học quản lý đã đưa ranhiều khái niệm về quản lý Tùy theo cách tiếp cận, quản lý được hiểu với nhiềucách khác nhau như sau:

Trang 20

Theo Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm nămyếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lýchính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” (NguyễnQuốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2012).

Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó nhưthế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất (William - Tay Lor) (Nguyễn Duy Quý

- Chủ biên, 2006)

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: “Quản lý bao gồm: Quản có nghĩa là duy trì

ổn định, lý là làm cho phát triển Vậy quản lý là làm cho ổn định và phát triển” (Từđiển Bách khoa Việt Nam, tập 4, 2005)

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là sự tácđộng có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thểquản lý (người bị quản lý), trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạtđược mục đích của tổ chức” (Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2003) Cũngtheo đó các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý: “Quản lý là quá trìnhđạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kếhoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” (Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị

Mỹ Lộc, 2010)

Theo Phạm Viết Vượng: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lýlên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội vàhành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luậtkhách quan” (Phạm Viết Vượng - Chủ biên, 2003)

Các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo cho rằng “Quản lý

là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lýnhằm đạt mục tiêu đề ra” (Bùi Minh Hiền - Chủ biên, 2006)

Tóm lại: Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thểquản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức, thông qua công cụ và phươngpháp quản lý nhằm làm cho tổ chức đó vận hành thuận lợi và đạt được mục tiêu đềra

Trang 21

Các khái niệm trên về “quản lý” được trình bày khác nhau về ngôn từ, cáchdiễn đạt song chúng có những đặc điểm chủ yếu sau: Hoạt động quản lý là nhữngtác động có tính hướng đích (sự tác động có tổ chức, có mục đích ) của chủ thểquản lý lên khách thể quản lý bằng các chế định xã hội, bằng tổ chức nguồn nhânlực, tài lực và vật lực, phẩm chất, uy tín của cơ quan quản lý hoặc người quản lýnhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt đượcmục đích trong điều kiện môi trường luôn biến động; Hoạt động quản lý được tiếnhành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội; Hoạt động quản lý phải phù hợp vớiquy luật khách quan; Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các

cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức

- Chức năng quản lý

Quản lý là một quá trình mà chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lýtrong một tổ chức bằng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra đánh giá, dựa trênnhững nguồn lực và những điều kiện có thể nhằm đạt được mục đích của tổ chức.Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì quản lý có 4 chức năng: “Kế hoạch hóa - Tổchức - Chỉ đạo - Kiểm tra” (Đặng Quốc Bảo, 2004) Có thể khái quát 4 chức năngnhư sau:

Kế hoạch hóa là quá trình xác định mục tiêu và quyết định những biện pháptốt nhất để thực hiện mục tiêu Thực chất của kế hoạch hóa là đưa toàn bộ nhữnghoạt động vào công tác kế hoạch với mục tiêu, biện pháp, bước đi cụ thể và ấn địnhtường minh các nguồn lực, điều kiện để thực hiện mục tiêu

Tổ chức là sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những conngười, những hoạt động thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tácvới nhau một cách hợp lý

Chỉ đạo là chỉ dẫn, động viên, điều chỉnh và phối hợp các lực lượng để thựchiện kế hoạch đã đề ra

Kiểm tra là chức năng dùng để kiểm tra trạng thái của hệ thống, kiểm tra kếtquả thực hiện kế hoạch so với mục tiêu đề ra, kiểm tra còn nhằm phát hiện sai sót

để kịp thời uốn nắn, sửa chữa trong quá trình thực hiện kế hoạch

Thông tin được coi là sợi dây liên kết cả 4 chức năng của quản lý

Trang 22

1.2.2 Bản sắc văn hóa dân tộc Khmer

- Văn hóa dân tộc Khmer

Bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào cũng đều có một nền văn hóa riêng, nó ra đời

và phát triển gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc

Trong nghiên cứu về văn hóa nhiều học giả cho rằng văn hóa (hiểu theo nghĩarộng) nói chung bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần Theo nghĩa rộngnhất của nó, văn hóa bao gồm những sáng tạo về vật chất và tinh thần của conngười trong quá trình cải tạo hiện thực khách quan Những tri thức, các kết quả củahoạt động cải tạo xã hội và tự nhiên là thành phần của văn hóa Văn hóa không tựhạn chế vào một số biểu hiện của đời sống tinh thần Nó là toàn bộ cuộc sống; cảvật chất, tinh thần của từng cộng đồng người Như vậy, có thể khẳng định rằng: tất

cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa

Văn hóa tinh thần cũng được hiểu theo hai nghĩa cơ bản rộng và hẹp Theonghĩa rộng, văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị, những hoạt động tinh thầncủa con người E.B Taylor cho rằng “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó làtoàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,phong tục và những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách làmột thành viên của xã hội” (Trần Ngọc Thêm, 1997) Tiêu biểu cho cách hiểu này

là A.K Vlêđốp: “Việc coi văn hóa tinh thần chỉ là tổng hợp những giá trị tinh thần làphiến diện Văn hóa tinh thần như là sự hoạt động sáng tạo tích cực của con người,như là sự sản xuất cất giữ và sử dụng những giá trị tinh thần” (Trần Ngọc Thêm,1997)

Theo nghĩa hẹp, các tác giả cho rằng văn hóa tinh thần là những dấu ấn tinhthần, những giá trị tinh thần đặc thù của một quốc gia dân tộc nhằm phân biệt dântộc này với dân tộc khác Tiêu biểu cho cách hiểu này là khái niệm văn hóa củaUNESCO được thừa nhận rộng rãi: Văn hóa là “tổng thể sống động các hoạt độngsáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiệntại Qua hàng thế kỷ các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các

Trang 23

giá trị, truyền thống thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộckhẳng định bản sắc riêng của mình” (Thành Lê, 2001).

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do conngười, loài người sáng tạo, tích lũy thông qua hoạt động thực tiễn trong suốt quátrình lịch sử của mình Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên và văn hóa làsản phẩm đặc sắc nhất của con người Có thể nói văn hóa là sự hóa thân của đờisống, nó thấm vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nó xuyên suốt cơ thể xãhội, nó biểu hiện trình độ người, trình độ xã hội, văn minh quốc gia, văn minh nhânloại

+ Dân tộc Khmer

Đồng bào Khmer là dân tộc thiểu số, chiếm một tỉ lệ khá lớn Dân tộc Khmer

ở Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người, sống tập trung ở tại các tỉnh Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long

Cuộc sống của người Khmer gắn liền với nghề canh tác lúa nước và nhiềunghề thủ công Dân tộc Khmer có cả một kho tàng phong phú về truyện cổ và cókiến trúc chùa tháp đặc sắc Các lễ hội lớn trong năm là dịp để đồng bào KhmerNam bộ thể hiện những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc mình Tiếng nóicủa dân tộc Khmer thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer Tuy sống cùng trên mộtđịa bàn với các dân tộc Kinh, Hoa từ rất lâu nhưng hình thái cư trú của ngườiKhmer vẫn giữ được đặc điểm riêng của mình, phổ biến là hình thái cư trú theocộng đồng người với tên gọi là “phum” và “sóc” Người Khmer sinh sống bằngnhiều nghề trong đó có đánh cá, dệt, chiếu, đan lát, dệt vải, làm đường thốt nốt vàlàm gốm

Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ rất phong phú.Trong hệ thống lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ, có nhiều lễ hội đặc sắc nhưngphải kể đến các lễ lớn trong năm là Tết Chôl Chnăm Thmây và Lễ hội Ook OmBok, Người Khmer Nam Bộ hầu hết đều theo tín ngưỡng Phật giáo, hệ phái NamTông Di sản đặc sắc nhất của văn hoá Khmer cũng chính là nghệ thuật và kiến trúcchùa tháp Người Khmer lớn lên được tu dưỡng trong tinh thần Phật pháp, học giáo

Trang 24

lý Phật và học văn hoá tại chùa trước khi bước vào cuộc sống tự lập của người trưởng thành.

Trong suốt quá trình phát triển, nền văn hóa Khmer giao hòa, gắn kết với cácnền văn hóa khác ở đồng bằng sông Cửu Long Điều này góp phần tạo thành nềnvăn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam đậm đà bản sắc

- Bản sắc văn hóa dân tộc Khmer

+ Văn hóa Khmer đã duy trì những yếu tố văn hóa chung tiêu biểu cho nềnvăn hóa bản địa ở khu vực lục địa Đông Nam Á Đó là nền văn hóa của cư dân nôngnghiệp, canh tác lúa nước cổ truyền

Như trên đã phân tích, người Khmer là cư dân lâu đời, có mặt từ rất sớm trênvùng đất đồng bằng Nam Bộ Do điều kiện sinh sống đồng bằng và tập quán sảnxuất đã hình thành ở đây nền văn minh lúa nước Từ những kinh nghiệm về thủylợi, đến việc chế tạo các công cụ lao động để sản xuất, việc thờ cúng các vị thần…

đã làm cho người Khmer bản địa có một nền văn hóa được định hình và tương đốiphát triển Tuy hiện nay, nền văn hóa Khmer đã bị Phật giáo hóa cao độ, nhưng bêndưới lớp văn hóa Phật giáo đó vẫn còn tiềm ẩn những nghi lễ mang nặng màu sắcdân gian Đặc trưng nổi bật của nền văn hóa cư dân nông nghiệp canh tác lúa nước

là tính chất chậm tiến, bảo thủ và trì trệ, mang nặng bản chất thần thoại và huyền bí.+ Văn hóa Khmer Nam Bộ chịu ảnh hưởng một cách tự nguyện và sâu sắc vănhóa Ấn Độ Nói cách khác, văn hóa Khmer là một nền văn hóa có tính chất vừa bảnđịa, vừa Ấn Độ Nhưng sự kết hợp đó đã được chọn lọc cho phù hợp với nền vănhóa bản địa và đều được Khmer hóa

Các tài liệu lịch sử cho thấy, văn hóa Ấn Độ thâm nhập vào vùng đất KhmerNam Bộ, chủ yếu là Phật giáo và Bà La Môn giáo Nó được người Khmer tiếp nhận,lưu giữ và phát triển, làm cho văn hóa Phù Nam xưa mang đậm màu sắc tín ngưỡngtôn giáo Những người theo đạo Bà La Môn phần lớn là những người trong hoàngtộc, quan lại Họ thờ thần Siva, Visnu, Harihara Đa số những người theo Phật giáo

là dân thường Đại bộ phận theo tín ngưỡng Arak, Neakta, Têvada, kru Thờ cúngngười đã khuất theo truyền thống xa xưa của họ Đến thế kỷ thứ XIII, Phật giáoTiểu thừa du nhập từ trước đã nhanh chóng trở thành tôn giáo chủ đạo của cộng

Trang 25

đồng người Khmer Sự hòa quyện giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Khmer bản địadiễn ra một cách tự nguyện và sâu sắc, đã nâng văn hóa Khmer bản địa lên mộtbước phát triển rực rỡ hơn, phong phú hơn và mang bản sắc đậm đà tính cáchKhmer.

Văn hóa Ấn Độ, thông qua Phật giáo và Bà La Môn giáo, đã đến với cộngđồng người Khmer Nam Bộ, thay vì nó chiếm lĩnh, thì nó đã bị bản địa hóa, Khmerhóa thông qua một cách sàng lọc theo tính cách của dân tộc Khmer Những yếu tốvăn hóa nào tỏ ra thích nghi với yếu tố đồng bằng và đặc trưng của dân tộc Khmerthì nó tồn tại và phát triển Còn những yếu tố văn hóa nào không phù hợp với bảnchất Khmer thì nó tự mất đi hoặc chuyển sang một dạng văn hóa khác cho phù hợpvới thực tiễn xã hội ở đây Chẳng hạn, các vị thần Ấn độ như Preah Neareay thườngđược người Khmer dân gian hóa thành “Thần bốn mặt” Còn các nữ thần, trong đó

có Mê Đeng hay Yeay Khmau thì giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thầncủa đồng bào Khmer Thế giới quan phức tạp và hệ thống đẳng cấp chặt chẽ của Bà

La Môn giáo càng làm xa dần với tư tưởng của người Khmer, ý thức hệ Phật giáothể hiện sự gần gũi và dễ cảm thông hơn đối với họ Do đó, tư tưởng Phật giáo đãnhanh chóng thay thế Bà La Môn giáo và trở thành một tôn giáo chủ đạo của dântộc Khmer

Đạo Phật Tiểu thừa chi phối thế giới quan, nhân sinh quan, tập quán lễ nghi vàlối sống của người Khmer một cách sâu sắc Nhưng, đạo Phật cũng phải chấp nhậnmột sự dung hòa với những yếu tố bản địa và tập quán địa phương để tồn tại và pháttriển Chẳng hạn, việc duy trì lá phướn cá sấu (không phải của Phật giáo) trongchính điện nhà chùa và sự hiện diện của miếu Neakta vat (miếu thờ ông Tà) trongkhuôn viên nhà chùa là một điều minh chứng Hay, nhà chùa không chỉ là nơi diễn

ra các nghi lễ và giáo điều Phật giáo mà còn là trung tâm diễn ra các lễ hội dân giannhư Tết Chôl Chnăm Thmây, Ook Om Bok, Sen Đôn Ta Rõ ràng, đạo Phật Tiểuthừa ở đây đã được dân tộc hóa, dân gian hóa và trở thành một đặc điểm của tínhcách dân tộc Khmer, khác xa với đạo Phật chính thống Ấn Độ

+ Tuy sống chung với người Chân Lạp trong một thời gian dài (từ thế kỷ VIIđến thế kỷ XVIII), với một nền văn hóa cơ bản của người Campuchia, nhưng văn

Trang 26

hóa dân tộc Khmer vẫn gắn chặt và nảy nở trên địa bàn sinh tụ của mình, là vùngđất Nam bộ Thiên nhiên đồng bằng, với mảnh đất vừa rộng rãi, màu mỡ, vừa hoang

dã, khắc nghiệt, đã khiến con người phải ứng xử với nó một cách đúng đắn Từ đó,tri thức và kinh nghiệm dân gian dần dần được tích lũy, với khát vọng cao nhất làchinh phục và làm giàu đẹp mảnh đất này Khí hậu ở đây có hai mùa mưa, nắng rõrệt Mùa nắng kéo dài làm khô hạn, vạn vật bị hủy hoại, tàn phá sức sống của cây

cỏ Kế đến là mùa mưa không ngớt, gây lụt lội, nhấn chìm nhà cửa, đồng ruộng,thôn xóm Có lẽ đó là hình ảnh hiện thực được người Khmer phản ánh trong truyệnthần thoại “Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài” Câu chuyện nói lên quá trình chiếmlĩnh các giồng đất cao để lập Phum, dựng sóc – nơi cư trú phổ biến của ngườiKhmer Ngoài ra, còn có các truyền thuyết địa phương như: sự tích chiếc thuyền vỡ

ở Vũng Thơm (Sóc Trăng), sự tích Bô pil diệt cá sấu ở vàm sông Long Xuyên, sựhình thành các giồng trải dài từ Sằng Ke (Long Phú) đến giồng Rừng Gòn (MỹXuyên – Sóc Trăng) Truyền thuyết gắn với sông rạch, ao đầm, núi non gồm có: Sựtích ao Bà Om (Trà Vinh), giếng Chị giếng Em, núi Mê Đeng (núi Bà Đen – TâyNinh)… đã phản ánh mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên vùng đồng bằngNam Bộ, dưới hình thức những câu chuyện thần thoại

Nghiên cứu đời sống xã hội của người Khmer Nam Bộ nói chung và ngườiKhmer Sóc Trăng nói riêng từ việc ăn ở, cư trú, sinh hoạt, lao động sản xuất… đến

sự hiểu biết của họ về những quy luật về nắng, gió, con nước, thủy triều… cho thấyvăn hóa dân tộc Khmer đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định, song vẫn cònmang nặng dấu ấn chất phác

+ Phong cách văn hóa Khmer không chỉ được hình thành và phát triển mangđậm dấu ấn của cư dân đồng bằng, mà còn thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộcanh em một cách sâu sắc Đó chính là kết quả của quá trình giao thoa giữa ba nềnvăn hóa của ba dân tộc Khmer, Việt, Hoa cùng cộng cư trên vùng đất Nam Bộ Sựgiao thoa văn hóa diễn ra một cách toàn diện, nảy sinh từ yêu cầu thực tế cuộc sống

Nó được bắt đầu từ những yếu tố văn hóa tiến bộ Những yếu tố văn hóa của tộcngười nào tỏ ra lạc hậu so với sự tiến bộ, hoặc không phù hợp với các đặc trưng củatừng dân tộc thì sẽ không được tiếp thu Ở đây, người Việt là tộc người có số lượng

Trang 27

đông nhất, lại có nhiều loại hình văn hóa phong phú, đa dạng, tiên tiến hơn, nên đãđóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của nền văn hóa các dântộc trong quá trình giao thoa văn hóa này.

Về sinh hoạt kinh tế, người Khmer đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa của ngườiViệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp lúa nước Họ đã chia sẻ kinh nghiệm và

kỹ thuật canh tác cho nhau, từ việc chọn giống, cày bừa, gieo mạ, cấy lúa, bón phâncho đến thu hoạch… người Khmer và người Việt đều có cách làm tương đối giốngnhau

Về nhà ở, nhà sàn là truyền thống cư trú cổ truyền của người Khmer trước đây,

vì nó rất phù hợp với thiên nhiên Nam Bộ do bị lũ lụt vào mùa mưa, ngày nay, một

số vùng của người Việt cũng cất nhà sàn để ở Hay trong tập tục mai táng, nhiềungười Việt, Hoa sống trong vùng người Khmer cũng thực hiện lễ nghi, hỏa táng khi

có người chết và gửi tro (cốt) vào trong tháp của các chùa Khmer Ngược lại, ngườiKhmer cư trú ở vùng có đông người Việt, người Hoa thì chôn xác (thổ táng) chứkhông hỏa táng Tiếng nói, có rất nhiều người Khmer đều nghe, nói và hiểu đượctiếng Việt như tiếng phổ thông trong quan hệ giao tiếp Nhiều người Hoa cũng nói

và nghe được tiếng Việt và tiếng Khmer Người Việt cũng vậy, họ cũng nói, nghe

và hiểu được tiếng Hoa và tiếng Khmer Cho nên trong giao tiếp, họ chuyển từ ngônngữ này sang ngôn ngữ khác một cách tự nhiên Về mặt từ vựng, có rất nhiều từ củanhau được vay mượn, trao đổi, nhất là những từ khoa học kỹ thuật và cách mạngthường được vay mượn từ tiếng Việt trở thành ngôn ngữ phổ biến chung

Sự giao thoa về văn hóa còn ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, tôn trọng tínngưỡng của dân tộc Khmer Trước đây, việc thờ cúng ông bà thường tập trung ởchùa, nhưng ngày nay, giống như người Việt và người Hoa, người Khmer cũng lậpbàn thờ ông bà trong nhà Trên bàn thờ thường thờ mỗi người một lư hương (cắmnhang), đôi khi còn vẽ một tấm giấy đỏ viết chữ Trung Quốc Bàn thờ Phật củangười Khmer đặt ngay chính giữa ngôi nhà theo lối người Hoa chứ không nhất thiếtphải luôn quay về hướng mặt trời mọc như trước đây Ngoài ra, tượng Quan Công

Trang 28

hay tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, là những đấng siêu nhiên quen thuộc của ngườiHoa và người Việt cũng được xuất hiện trên bàn thờ của người Khmer.

Như vậy, quá trình phát triển văn hóa của người Khmer bên cạnh sự vận độngphát triển nội tại của nó, còn là kết quả tác động của sự giao thao văn hóa giữ cácdân tộc Việt – Khmer – Hoa cùng cộng cư trên vùng đất đồng bằng Nó đã du nhập,

bổ sung những yếu tố mới, kích thích sự phát triển của nền văn hóa Khmer, để từ

đó, làm phong phú thêm phong cách văn hóa Khmer trong vườn hoa văn hóa củadân tộc ở nước ta

+ Một đặc trưng nổi bật nữa của bản sắc văn hóa Khmer là nhà chùa ChùaKhmer là một loại hình văn hóa vừa mang tính vật thể, vừa mang tính phi vật thể.Chùa không chỉ là quần thể kiến trúc độc đáo bao gồm chính điện, sala, nhà tăng,cổng chùa… mà còn là nơi gắn bó chặt chẽ với từng người Khmer cả phần hồn lẫnphần xác Người Khmer từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành, rồi về già, mọi buồn,vui đều diễn ra ở chùa, đến lúc chết, xác được thiêu cũng gửi cốt vào chùa Chùa đốivới người Khmer rất quan trọng, bất cứ nơi nào có người Khmer cư trú thì nơi đóđều có chùa Chùa được xây dựng chủ yếu là do sự ủng hộ, đóng góp của nhân dântrong vùng Họ xem việc chăm sóc, xây dựng chùa là công việc tích đức, là conđường chắc chắn đưa đến sự giải thoát cho con người Cho nên người Khmer có thểđóng góp của cải vào xây chùa trong khi mình đang nghèo đói Chùa to hay nhỏ,giàu hay nghèo, cứ nhìn vào đó là thấy được phần nào đời sống của người Khmertrong khu vực chùa

Về mặt tổ chức, mỗi chùa đều có tăng trưởng trụ trì (sư cả), từ 1-2 phó gọi là

sư nhì, một vị Achar chuyên dạy giáo lý Phật giáo và một số Achar khác chuyênhướng dẫn nghi thức từng lễ hội Có ít nhất 10-15 tăng, nhiều thì khoảng 30-40tăng Ngoài ra, còn có Ban quản trị chùa do toàn thể tín đồ Phật tử nhất trí cử ra.Tùy theo chùa lớn, nhỏ mà số lượng các thành viên trong Ban quản trị chùa nhiềuhay ít, chùa lớn có thể hơn 30 người, còn chùa nhỏ có thể có từ 5-7 người, trongBan quản trị có trưởng ban và từ 1-2 phó ban Ngày xưa, tăng trưởng nắm ngân quỹcủa chùa và chủ trì điều khiển mọi việc, lễ lộc lớn nhỏ Hiện nay, tăng trưởng chỉ loquản lý điều khiển tăng đoàn, còn mọi việc khác thì do Ban quản trị gánh vác và

Trang 29

hợp tác chặt chẽ với tăng trưởng để tổ chức thực hiện Trong các chùa đều có thưviện tàng trữ các thư tịch cổ và trường dạy chữ dân tộc Có thể nói, nhà chùa làtrung tâm tôn giáo, văn hóa, xã hội của người Khmer Chùa là một nét văn hóa đặcsắc, mọi sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Khmer đều gắn với nhà chùa Nhàchùa gắn liền với các hoạt động sau đây:

Thứ nhất, chùa là nơi sinh hoạt tôn giáo thường xuyên có định kỳ của các tín

đồ Phật giáo Theo truyền thống của người Khmer, đi chùa vào các ngày mùng 5, 8,

15, 23, 30 hàng tháng (tính theo lịch Khmer, cũng giống như Âm lịch Việt Namnhưng luôn luôn sớm hơn Âm lịch Việt Nam 1 ngày) Ngày nay, do hoàn cảnh xãhội có thay đổi, công việc làm ăn sinh sống bận rộn, cho nên các tín đồ thích đi chùangày nào thì tùy theo điều kiện sinh hoạt của từng người nhưng phải đúng vào cácngày qui ước đó Riêng những người già cả và những người sùng đạo thì thường là

đi đủ các ngày nói trên Trong các ngày sinh hoạt này, tất cả các tín đồ đều mangcơm nước, hương đăng, trà quả đến chùa để cúng Lễ cúng được cử hành theo nghithức Phật giáo dưới sự hướng dẫn của vị Achar Khi xong, các tăng lại tụng kinhcảm ơn và chúc phúc cho toàn thể tín đồ thí chủ Sau đó, tất cả mọi người cùng nhau

ăn uống đàm đạo, nếu cần có trao đổi những vấn đề lớn của xã hội thì tăng trưởng,trưởng ban quản trị chùa và vị Achar là những người chủ trì để định hướng

Thứ hai, Chùa là nơi tổ chức các lễ hội mang tính tôn giáo Phật giáo Tiểu thừanhư: lễ Phật Đản, lễ nhập hạ, xuất hạ, lễ dâng y cà sa, lễ kết giới chính điện, lễ an vịtượng Phật, lễ ngàn vái… và tổ chức các lễ hội truyền thống dân gian như: Tết vàonăm mới (Chôl Chnăm Thmây), lễ cúng ông bà (Sen Đôn Ta), lễ cúng trăng (Ook

Om Bok), lễ đua ghe Ngo (Bon Om Tuk),…

Thứ ba, ngoài các lễ hội nói trên, nhà chùa mà đại diện là sư sãi còn có vai tròquan trọng trong các nghi lễ thuộc phong tục, tập quán dân gian của người Khmer

Có những nghi lễ theo tập tục Phum, sóc hàng năm như ngày lễ cúng và lênông tà vào đầu mùa mưa để cầu xin cho năm đó được mưa thuận, gió hòa, người tacũng mời sư sãi đến để tụng kinh và thực hiện các thủ tục theo Phật giáo Sau đó,đến buổi chiều mới cúng bái, cầu mưa theo nghi thức dân gian…

Trang 30

Ngay trong các nghi lễ ở từng gia đình như lễ cưới, lễ tang, cúng tuần, làmnhà, cúng vào mùa; mừng trẻ con đầy tháng, thôi nôi… người ta cũng mời tăng đến

để chứng kiến Mời ít hay nhiều là tùy theo khả năng của từng gia đình và tùy theogia chủ tổ chức lễ lớn hay nhỏ Tổ chức lễ nhỏ cũng mời khoảng hai, ba vị sư, còn

tổ chức lớn có khi mời đến cả chục vị sư sãi đến dự

Người ta quan niệm, nếu không mời được sư sãi đến tham dự thì coi như lễ ấythiếu long trọng, khiến người ta không an tâm và coi đó là một điều thiếu sót rất tolớn Ngoài ra, gia đình chủ lễ còn phải lo phần lễ vật như gạo nếp, trà, đường, sữa,nhang đèn, tiền bạc để dâng cúng cho tăng Nếu có phần tiền của khách đi đám, giađình cũng dâng hết cho tăng Làm như thế mới được phước

Tóm lại, dân tộc Khmer là một dân tộc có mặt từ rất sớm trên vùng đất Nam

Bộ, có nền văn hóa khá phát triển Đặc trưng nổi bật của bản sắc văn hóa dân tộcKhmer là tiêu biểu cho nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, chịu ảnh hưởng nặng nề,sâu sắc nhưng rất tự nguyện bởi nền văn hóa Ấn Độ, làm cho nền văn hóa Khmermang đậm màu sắc tín ngưỡng tôn giáo, mà chủ yếu là Phật giáo Tiểu thừa ĐạoPhật Tiểu thừa là tôn giáo chính của dân tộc Khmer Người Khmer thờ Phật trongchùa Chùa là một nét văn hóa đặc sắc của người Khmer Chùa là nơi tuyên truyền,phổ biến lối sống, đạo đức, tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật… cho nhân dân trongvùng Tuy nhiên, nhà chùa Khmer không bảo thủ đối với cái gì cổ xưa, lạc hậu màluôn cách tân để thích nghi với cái mới phù hợp với sự phát triển của xã hội, do đó,

nó không bị mất tín đồ, mất vai trò trung tâm Nhà chùa gắn rất chặt với đời sốngbình dân, trở thành hơi thở, nhịp tim của đồng bào dân tộc Sự gắn bó giữa ngườiKhmer với nhà chùa như là một tập tục sinh hoạt văn hóa tinh thần, vượt ra khỏiphạm vi tín ngưỡng tôn giáo Phật giáo Tất cả những điều đó đã hình thành nên sắcthái độc đáo và diện mạo riêng có của nền văn hóa dân tộc Khmer

1.2.3 Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer

Theo quan điểm lý thuyết về hoạt động, A.N.Leontiev cho rằng hoạt động “làmột tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏamãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầucủa chủ thể” (Lê Văn Hồng (Chủ biên) - Lê Ngọc Lan- Nguyễn Văn Thàng, 1995)

Trang 31

Lý thuyết về hoạt động chú trọng vai trò của chủ thể hoạt động Chủ thể (conngười) chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động (hành vi, tinh thần, trí tuệ, ) tácđộng vào đối tượng (sự vật, tri thức, ) Hoạt động của con người được phân biệtvới hoạt động của loài vật ở tính mục đích của hoạt động Nghĩa là chủ thể (conngười) thực hiện ý đồ của mình, biến cái “vật chất được chuyển vào trong đầu mỗingười được cải biến trong đó” (K.Marx) thành hiện thực Như vậy, nhờ có hoạtđộng, con người làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu cụ thể của mình.

Giáo dục (education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức,

kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế

hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu Giáo dục thường diễn radưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học

Giáo dục văn hóa dân tộc là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kếhoạch nhằm bồi dưỡng cho HS phẩm chất, năng lực, trí thức cấp thiết về giá trị vậtchất và tinh thần, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ của một dân tộc hướngtới sự phát triển toàn diện của người học trong đời sống văn hóa xã hội của chínhdân tộc đó Chính vì vậy, quan tâm đến việc giáo dục văn hóa dân tộc là một chủtrương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua

Giáo dục bản sắc VHDT là quá trình tác động hình thành cho người được giáodục những tri thức và niềm tin tương ứng về các giá trị truyền thống đặc sắc, độcđáo riêng có của dân tộc Từ đó, giúp họ có thái độ, tình cảm đúng đắn, biết thựchiện những hành động giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của văn hóa truyềnthống trong quá trình phát triển của dân tộc mình

1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer

Quản lý giáo dục chính là một quá trình tác động có định hướng của nhà quản lýgiáo dục chủ đề trong việc vận hành những nguyên lý, phương pháp chung nhất củakhoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra.Chủ thể quản lý là trung tâm thực hiện các tác động có mục đích của giáo dục Trungtâm ra quyết định điều hành và kiểm tra các hoạt động của hệ thống giáo dục theo mụctiêu đề ra Đối tượng quản lý giáo dục bao gồm nguồn nhân lực của giáo dục, cơ sở vậtchất kĩ thuật của giáo dục và các hoạt động có liên quan đến việc

Trang 32

thực hiện chức năng của giáo dục Đó chính là đối tượng chịu sự tác động của chủthể quản lý để thực hiện mục đích quản lý mà chủ thể quản lý đã đề ra.

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT là những tác động có mục đích, có

kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, GV, HS và những lực lượng giáo dụctrong và ngoài trường huy động họ tham gia và quan tâm giáo dục truyền thốngVHDT cho HS

1.2.5 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú

Trường PTDTNT là loại hình trường chuyên biệt nằm trong hệ thống giáo dụcquốc dân Nhà nước thành lập trường PTDTNT nhằm đào tạo các bậc học cho đốitượng con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng cóđiều kiện KT - XH khó khăn, là nơi đào tạo cán bộ cho các vùng dân tộc (Bộ Giáodục và Đào tạo, 2016)

Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KTXH vàcủng cố an ninh quốc phòng ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa

Trường PTDTNT là loại trường chuyên biệt mang tính phổ thông, dân tộc vànội trú Trường PTDTNT còn là nơi để thực hiện chế độ chính sách của Đảng, nhànước đối với HS phổ thông dân tộc thiểu số một cách khá đầy đủ và toàn diện nhất

1.3 Hoạt động giáo dục bản sắc CHDT Khmer cho HS ở trường PTDTNT

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mụcđích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinhhoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo

và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạtcùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhucầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Bản sắc văn hóa của người Khmer cũngvậy! Đó là sự tổng hợp của các giá trị nhân văn mà các thế hệ đã lưu truyền từ đờinày sang đời khác, là những lễ hội, những tập tục, món ăn và trang phục mangnhững hơi thở, màu sắc riêng biệt của mình Văn hóa người Khmer là một bức tranhđặc biệt trong tổng thể bức tranh của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam Vì thế,trong thời đại ngày nay, việc lưu giữ và phát huy bản sắc VHDT của người Khmer

Trang 33

cho thế hệ trẻ con em đồng bào Khmer đang là một trong những việc làm hết sứcthiết thực và cấp bách Để đạt được mục tiêu cuối cùng là bảo tồn toàn vẹn nhữnggiá trị nhân văn bất hủ của nền văn hóa Khmer, thì hoạt động giáo dục bản sắcVHDT Khmer cho HS ở trường PTDTNT là một trong những công việc trọng tâm,trọng điểm mà các nhà giáo dục cần quan tâm.

Giáo dục bản sắc VHDT Khmer là quá trình tác động hình thành cho ngườiđược GD những tri thức và niềm tin tương ứng về các giá trị truyền thống đặc sắc,độc đáo riêng có của dân tộc Khmer Nó giúp họ có thái độ, tình cảm đúng đắn, biếtthực hiện những hành động giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của văn hóatruyền thống trong quá trình phát triển của dân tộc mình

Giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT là một quá trìnhtoàn vẹn, bao gồm những thành tố sau:

1.3.1 Mục tiêu của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh

Giáo dục bản sắc VHDT Khmer ở các trường PTDTNT nhằm cung cấp cho

HS vốn hiểu biết về văn hóa truyền thống có từ lâu đời của địa phương, góp phầnbồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, nét đặc sắc văn hóa của dân tộc mình Giáodục bản sắc VHDT Khmer cho HS cần đạt được mục tiêu sau:

Về tri thức: HS hiểu biết về sự đa dạng văn hoá của 54 dân tộc anh em sinhsống, bản sắc VHDT Khmer, biết cách gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóađộc đáo đó; hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc VHDTKhmer; bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, nét đặc sắc văn hóa của dân tộcmình

Về kỹ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi trunghọc cơ sở như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức quản lý vàtham gia các hoạt động tập thể nhằm góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc VHDTKhmer; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, củng cố, phát triểncác hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và hoạt động xã hội

Về thái độ: Hình thành ở HS thái độ đúng đắn, tạo nhiều hứng thú đối với cáchoạt động giáo dục, góp phần nâng cao nhận thức về bản sắc VHDT Khmer và tinhthần tích cực trong học tập tại các trường PTDTNT; hình thành ở HS tinh thần đoàn

Trang 34

kết tập thể, khả năng làm việc nhóm của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoànthiện để trở thành một chủ thể tích cực, năng động.

1.3.2 Nội dung giáo dục

Bản sắc VHDT của người Khmer vô cùng phong phú, đa dạng Đó là sự kếttinh ngàn đời của các thế hệ cha ông, được lưu truyền và hun đúc dưới ngọn lửacháy bỏng của cả một tộc người Nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HScác trường PTDTNT bao gồm:

- Các lễ hội của người Khmer: Chôl Chnăm Thmây, Sen Đôn Ta, Bon OmTuk (Lễ hội đua ghe Ngo), Ook Om Bok – Thvai Pres Kher (Lễ đút cốm dẹp – cúngtrăng), Bun boong boc côm (Lễ thả đèn gió), Lôi protip (Lễ thả đèn nước)

- Trang phục người Khmer: Có thể nói rằng, trang phục của người Khmerluôn mang những nét đẹp riêng của một dân tộc có bề dày lịch sử lâu đời Đó là sự kếttinh của trí tuệ, tâm hồn của những người con dân tộc anh hùng vào từng đường kim,mũi chỉ Đó là những chiếc váy xampot, áo wên, áo srây hoặc áo tầm vong,… tất cảnhững bộ trang phục ấy đều mang những nét hơi thở của người Khmer, kín đáo, trangnhã, lịch thiệp Việc giáo dục cho HS về trang phục của dân tộc Khmer nhằm tác độngđến ý thức về nguồn cội, bên cạnh việc hội nhập với thế giới hiện nay cũng khôngquên đi những nét đẹp của giá trị văn hóa cổ xưa đã được kết tinh qua từng đường nétdệt thêu của tổ tông

- Ẩm thực người Khmer: Người Khmer có một nền ẩm thực vô cùng phongphú, đa dạng với những món ăn mang đậm hương vị đặc trưng mà chỉ có ở đồng bàoKhmer Người Khmer biết làm trên 20 loại bánh khác nhau như bánh tét, bánh ít, bánhxèo, bánh ú tro,… và đặc biệt là món mắm prohok, một loại mắm mang hương vị đồngquê của người Khmer

- Kiến trúc: Người Khmer có những công trình kiến trúc vô cùng đặc sắc và ấntượng, điều đáng nói nhất đó chính là các chùa chiềng của người Khmer luôn mangnhững nét đẹp vừa cổ kính, tôn nghiêm nhưng vô cùng ấn tượng với những nét chạmtrỗ, điêu khắc hình tượng của những vị thần, tượng phật,…

- Về tôn giáo, tín ngưỡng: Người Khmer cũng như cộng đồng dân tộc khácđều có tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, với những nét đẹp truyền thống được

Trang 35

lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là truyền thồng “uống nước nhớnguồn”, là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái,… Về tôn giáo, có thể nóivấn đề tôn giáo luôn gắn liền với vấn đề dân tộc Người Khmer theo đạo Phật Namtông là chính.

- Văn học, âm nhạc, các điệu múa dân gian, trò chơi dân gian: Người Khmer

có rất nhiều điệu múa dân gian đặc sắc, mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc, đó cóthể là điệu múa romvong, lămleo,… cùng với những trò chơi dân gian mang tính đoànkết cao, về văn học và âm nhạc cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt, góp phần tôthắm cho vẻ đẹp văn hóa dân tộc của đại dân tộc Việt Nam

1.3.3 Phương pháp, phương tiện giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh

- Phương pháp giáo dục bản sắc VHDT đề cập đến hệ thống cách thức tácđộng đến sự hình thành và phát triển ở HS những hành vi, thói quen hành vi giữ gìn vàphát huy bản sắc VHDT Khmer trên cơ sở ý thức và thái độ, tình cảm tích cực có liênquan đến những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Cụ thể ở những phương pháp sau:

+ Phương pháp thảo luận nhóm: là một dạng tương tác nhóm mà trong đó cácthành viên đều tự giải quyết vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt được sự hiểu biếtchung Thảo luận tạo ra cơ hội cho HS bày tỏ ý kiến và kiểm chứng ý kiến củamình, có cơ hội làm quen nhau và hiểu nhau hơn

+ Phương pháp sắm vai: phương pháp này được sử dụng nhiều để đạt mục tiêuthay đổi thái độ của HS đối với một vấn đề hay một đối tượng nào đó Phương phápsắm vai có hiệu quả trong việc rèn kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp cho HS

+ Phương pháp giải quyết vấn đề: là con đường quan trọng để phát huy tínhtích cực của HS Tuy nhiên, phương pháp này khi giải quyết vấn đề không có tínhkhuôn mẫu nên đòi hỏi HS phải tự tìm tòi, vượt qua khó khăn

+ Phương pháp giao nhiệm vụ: là đặt HS vào vị trí nhất định buộc các em phảithực hiện trách nhiệm cá nhân Trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp nên giao cho cán bộ lớp để các em chủ động điều hành các hoạt động Từ đó, sẽ

Trang 36

giúp các em tích cực chủ động, sáng tạo khả năng giải quyết mọi tình huống trong thực tế.

+ Phương pháp xêmina: Là một dạng nội hội thảo, nghiên cứu chuyên đề, cóthể hiểu đơn giản là một hình thức học tập, mà trong đó người học chủ động hoàn toàn

từ khâu chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi, thảo luận với cácthành viên khác và cuối cùng tự rút ra nội dung bài học hay vấn đề khoa học cũng như

đề xuất các ý kiến để mở rộng nội dung

+ Phương pháp tương tác trao đổi: Là phương pháp đưa ra vấn đề nhằm phân tích giải quyết vấn đề giữa trò và thầy

+ Phương pháp thể hiện phi ngôn ngữ: Đây là phương pháp dùng ngôn ngữhình thể, ánh mắt cử chỉ, điệu bộ,… để giảng dạy Phương pháp này rất thích hợptrong việc giáo dục các điệu múa dân gian, sân khấu dù kê của người Khmer,…

+ Phương pháp giả định: Là cách đưa ra các tình huống, lập luận xây dựngtrên cơ sở của tri thức đưa người lập luận đặt mình vào vị trí người tiếp thu, tìm sự lôicuốn dễ hiểu nhất trong vấn đề mà người lập luận muốn triển khai

+ Phương pháp trò chơi: Có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau củahoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như làm quen, tiếp nhận tri thức, đánh giá kếtquả, rèn các kỹ năng…

+ Phương pháp phản biện: GV sẽ đưa ra những nhận định và học sinh sẽ đứnglên phản biện, đưa ra quan điểm, chứng kiến của mình về vấn đề mà nhà giáo dục cần

đề cập đến

+ Phương pháp xử lý tình huống: Tình huống là hoàn cảnh thực tế, trong đóchứa đựng những mâu thuẫn Người ta phải đưa ra những quyết định dựa trên cơ sởcân nhắc các phương án khác nhau

- Phương tiện giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh Khmer là hệ thống nhữngcông cụ tương ứng, góp phần thực hiện có hiệu quả các phương pháp giáo dục Có thể

kể đến các phương tiện giáo dục như: các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Khmer,năng lực và phẩm chất của nhà giáo dục, ngôn ngữ của nhà giáo dục

1.3.4 Hình thức giáo dục

Hình thức tổ chức giáo dục bản sắc VHDT Khmer đề cập đến các loại hình

Trang 37

hoạt động giáo dục khác nhau ở trong và ngoài nhà trường nhằm phát huy tính tíchcực hoạt động của học sinh, góp phần thực hiện có hiệu quả mục đích, nhiệm vụ,nội dung giáo dục đã đề ra.

- Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng tích hợp nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer vào các môn học thích hợp

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa gắn với môn học có ưu thế

- Kết hợp giữa giáo dục nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội ở địa phương

- Xây dựng, tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa, lồng ghép việc giáo dục bản sắc VHDT

- Tổ chức những cuộc thi tìm hiểu kiến thức lịch sử VHDT

- Gìn giữ và phát huy, giao lưu, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong các dịp lễ tết của người Khmer

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở trường PTDTNT

1.4.1 Vai trò của trường PTDTNT trong hoạt động giáo dục bản sắc

Giáo dục bản sắc VHDT Khmer có vai trò quan trọng trong giáo dục học sinhtrong các trường PTDTNT Hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer là hoạt độnggiáo dục có mục đích nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về các giá trị VHDTKhmer Đồng thời, hoạt động này còn bồi dưỡng ở học sinh tình cảm trân trọng, yêuquý các giá trị văn hóa truyền thống, hình thành ý thức trách nhiệm giữ gìn và pháthuy bản sắc VHDT Khmer

Trường PTDTNT là nơi tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmergóp phần giáo dục toàn diện học sinh cả về trí, đức, thể, mỹ Giúp các em tìm hiểu

về bản sắc văn hóa dân tộc và vận dụng các giá trị VHDT Khmer vào các hoạt độngvăn hóa, văn nghệ, thể thao, sinh hoạt nội trú,… có đủ năng lực và phẩm chất đểphát huy các giá trị đó vào thực tế đời sống, trở thành những người lao động mới,những cán bộ ưu tú cho vùng dân tộc

Trường PTDTNT còn tạo điều kiện để học sinh được thể nghiệm các giá trịvăn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời giúp học sinh tiếp xúc, giao lưu

Trang 38

văn hóa của các dân tộc khác Thông qua các hoạt động đó, học sinh sẽ hiểu biếtnhau, tôn trọng nhau và thật sự sống với nhau bằng thái độ và tình cảm thân thiện.Nhờ sự giáo dục của nhà trường mà học sinh có được một môi trường tập thể tronglành, giúp các em gắn bó với nhau, cùng nhau trưởng thành.

Hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong trường PTDTNT không chỉ

là điều kiện để mỗi học sinh người Khmer được thể hiện những giá trị bản sắc vănhóa của dân tộc mình mà còn giúp học sinh người Kinh, Hoa được tiếp cận, giao lưuhọc hỏi với giá trị văn hóa, hiện tượng văn hóa của dân tộc Khmer Qua các hoạtđộng này, học sinh được hòa nhập với bạn bè, hiểu biết về văn hóa, lối sống của cácdân tộc Từ đó biết điều chỉnh, tiếp thu những văn hóa tích cực mà tạo nên sự hòanhập, thân thiện với tập thể, bạn bè, thầy cô Hoạt động giáo dục bản sắc VHDTKhmer tạo ra một môi trường tốt để tăng cường sự đoàn kết các dân tộc

Giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong trường PTDTNT góp phần thực hiệnbảo tồn và phát triển bản sắc VHDT Mỗi học sinh dân tộc Khmer là đại diện vănhóa của một dân tộc, một vùng quê Trường PTDTNT tạo điều kiện để học sinhđược tiếp xúc thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đểmạch chảy văn hóa không ngừng được nuôi dưỡng và lớn mạnh Trường PTDTNT

tổ chức các hoạt động tìm hiểu, thể hiện, giao lưu văn hóa để học sinh được trao đổihọc tập và cùng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị bản sắc VHDTKhmer Nhờ được tiếp xúc thường xuyên với các giá trị văn hóa mà học sinh ở cáctrường PTDTNT vẫn là người con của dân tộc Khmer, hiểu biết và giữ gìn bản sắcvăn hóa của dân tộc mình; song song đó còn giúp cho học sinh là dân tộc khác đanghọc tập tại trường hiểu hơn về dân tộc mình

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer

ở các trường PTDTNT trong giai đoạn hiện nay

- Xây dựng kế hoạch giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho HS ở các trường PTDTNT

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác địnhnhững vấn đề như nhận dạng và phân tích tình hình, bối cảnh; Dự báo các khả năng;Lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức,

Trang 39

biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình Trong mỗi kế hoạchthường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảmbảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng làquyết định xem hoạt động nào là cấp thiết tiến hành để đạt được mục tiêu đặt ra.Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer là một nội dungquan trọng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer chohọc sinh Kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer được xây dựng cụthể, chi tiết mục tiêu và biện pháp thực hiện hoạt động giáo dục bản sắc VHDTKhmer phù hợp với tình hình thực tế của trường Điều đó, sẽ giúp việc thực hiện kếhoạch dễ dàng và mang lại hiệu quả cao Nội dung của một kế hoạch hoạt động giáodục bản sắc VHDT Khmer được xây dựng gồm có:

+ Phân tích và đánh giá biểu hiện về bản sắc VHDT Khmer của học sinh, tình hình thực tế của trường về hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.+ Xác định mục tiêu hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinhphù hợp Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT, ban hành kèm theoThông tư số 01/2016/TT-BGDD ngày 15/01/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyđịnh cụ thể với từng đối tượng, từng nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục VHDT

+ Xác định đúng nội dung hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học phù hợp với thực tế và có tính khả thi

+ Xác định phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmercho học sinh phù hợp với từng nội dung, đặc điểm tâm lý, lứa tuổi học sinh dân tộc vàđiều kiện thực tế của nhà trường

+ Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong nhà trường xây dựng kế hoạch hoạtđộng giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh theo năm học, từng học kỳ của nhàtrường, cụ thể: Trên cơ sở kế hoạch tổng thể của nhà trường, tiến hành xây dựng kếhoạch giáo dục bản sắc VHDT Khmer thông qua các môn học, các buổi sinh hoạt trênlớp, các hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao - vui chơi -

giải trí; các cuộc thi tìm hiểu bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc.+ Thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục VHDT Khmer trong trườngPTDTNT tuân theo quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GD&ĐT và

Trang 40

quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT, ban hành kèm theo Thông tư số01/2016/TT-BGDD ngày 15/01/2016 của Bộ GD&ĐT Trong đó, văn bản đã quyđịnh cụ thể với từng đối tượng, từng nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục VHDT Bêncạnh đó mỗi nhà trường cần xây dựng kế hoạch và ban hành các qui chế, qui định

để thúc đẩy hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh đạt hiệu quả.Làm tốt việc xây dựng kế hoạch giúp cho cán bộ, GV và HS có căn cứ thực hiệnnhiệm vụ và là chứng cứ để người quản lý kiểm tra việc thực hiện giáo dục bản sắcVHDT Khmer trong nhà trường Từ đó có sự điều chỉnh, khen - chê kịp thời

+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trườngnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.Đây là một nội dung cần thiết bởi vì môi trường để giữ gìn và phát triển bản sắc

VHDT Khmer không thể chỉ có trong nhà trường Việc giáo dục này cần cả môitrường bên ngoài nhà trường với các lực lượng khác tham gia như: gia đình, họ tộc,Phum sóc, cộng đồng, …

+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc VHDT Khmercho đội ngũ GV Hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong trường PTDTNTđòi hỏi người tổ chức, người giảng dạy phải có chuyên môn sâu Hiện tại các trườngPTDTNT đội ngũ GV là người dân tộc thiểu số chưa nhiều, việc am hiểu phong tục,tập quán của dân tộc đã, đang và sẽ theo học tại trường không sâu sắc Đồng thờihoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cần số người tham gia đông, thuộc cáclĩnh vực khác nhau Muốn thực hiện tốt hoạt động này, cần có kế hoạch xây dựng,tuyển chọn đội ngũ cán bộ, GV có đủ năng lực, có tâm huyết và lòng nhiệt tình đểtriển khai nhiệm vụ Bên cạnh đó cũng cần hợp tác với đội ngũ chuyên gia về cáclĩnh vực liên quan để hỗ trợ cho hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhàtrường Đội ngũ chuyên gia phải là những người hiểu biết sâu, có năng lực tổ chứchoạt động giáo dục học sinh về giá trị VHDT theo từng vùng, miền

- Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT

Tổ chức là quá trình tạo lập các thành phần, cấu trúc, các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành

Ngày đăng: 23/12/2020, 21:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w