1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MÔI TRƯỜNG SINH THÁI đảo hòn MUN KHÁNH Hòa

38 784 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 205,54 KB

Nội dung

Đề tài về địa lý môi trường, chuyên ngành địa lý học.

ĐỀ TÀI: MÔI TRƯỜNG SINH THÁI ĐẢO HÒN MUN-KHÁNH HÒA Chuyên ngành Địa lí học 2 MỤC LỤC Sumary – Keyword .3 3 SUMARY Hon Mun Island and surrounding waters are ecosystems with high biodiversity. However, ecosystems, especially coral reef ecosystems, recession should implement conservation measures to restore the ecosystem in general. The potential for tourism development on the island of Hon Mun is very large. The forms of tourism can be used to Hon Mun Island is the eco tourism, resort. Type of tourism, resort to using accents diving, coral and sea fishing. KEYWORD • Marine protected area: khu bảo tồn biển. • Coral ecosystems: hệ sinh thái san hô. • Seagrass ecosystems: hệ sinh thái cỏ biển. • Intertidal ecosystems: hệ sinh thái vùng triều. • Ecological environment Hon Mun: Môi trường sinh thái đảo Hòn Mun. 4 PHẦN MỞ ĐẦU Đảo Hòn Mun là một khu bảo tồn sinh vật biển tại Nha Trang, Khánh Hòa. Khu bảo tồn biển này gồm các đảo nằm trong Vịnh Nha Trang như: Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm và Hòn Ngọc. Khu bảo tồn Hòn Mun ra đời năm 2001 với sự phối hợp của Bộ Thủy sản, UBND tỉnh Khánh Hòa và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới phối hợp thực hiện. Khu vực bảo tồn này có diện tích khoảng 160 km 2 bao gồm 38 km 2 mặt đất và 122 km 2 mặt nước biển. Theo mục đích thành lập đã được ghi trong dự án thì khu bảo tồn này nhằm Bảo tồn một mô hình điển hình về đa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe dọa và đạt được mục tiêu giúp các cộng đồng dân cư tại các đảo nâng cao đời sống và cộng tác với các bên liên quan khác để bảo vệ và quản lý có hiệu quả đang dạng sinh học biển Hòn Mun, tạo nên một mô hình hợp tác quản lý cho các khu bảo tồn biển của Việt Nam. Hệ sinh biển ở đây khá phong phú, đặc biệt ở đây có 340 trên tổng số 800 loài san hô cứng trên thế giới. Các hang đá của khu bảo tồn này là nơi làm tổ của các loại chim yến. Được gọi là Hòn Mun vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. 5 Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun_ dự án bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam chính thức ra đời. Dự án do Bộ Thủy sản, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và IUCN – Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới thực hiện. Dự án do Quỹ Môi trường toàn cầu thông qua Ngân hàng thế giới; Chính phủ Hoàng Gia Đan Mạch thông qua DANIDA và IUCN - Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới tài trợ, cùng với vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam. Khu bảo tồn biển Hòn Mun nằm trong Vịnh Nha Trang bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160km 2 bao gồm khoảng 38 km 2 mặt đất và khoảng 122 km 2 vùng nước xung quanh các đảo. Mục đích của dự án nhằm “Bảo tồn một mô hình điển hình về đa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe dọa” và đạt được các mục tiêu “giúp các cộng đồng dân cư tại các đảo nâng cao đời sống và cộng tác với các bên liên quan khác để bảo vệ và quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển tại Khu bảo tồn biển Hòn Mun, tạo nên một mô hình hợp tác quản lý cho các Khu ảo tồn biển của Việt Nam.” Kết quả khảo sát đa dạng sinh học và nơi sinh cư Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. Nó có tầm vóc quốc tế vì nó có số loài tương tự như ở trung tâm thế giới về đa dạng san hô ở khu vực ấn Độ- Thái Bình Dương. Và người ta cũng đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới. Trong những hang động đá đen của Hòn Mun hàng năm có chim yến về làm tổ. Do địa thế của đảo rất gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo đưa tới nên thích hợp với điều kiện phát triển của san hô và nhiều loại sinh vật biển nhiệt đới cũng về đây quần tụ, đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bổ ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật biển, hải dương học và du khách muốn tìm hiểu về biển. 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH KHÁNH HÒA 1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Khánh Hòa ở về phía khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa và Tây Hòa của tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp hai huyện M'Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp huyện Bắc Ái và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1.278 km đường bộ. Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°29’55" kinh độ Đông. [21] Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam. [22] Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km. 1.2. Hành chính Về mặt đơn vị hành chính, Khánh Hòa gồm có 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 6 huyện; các huyện, thị xã, thành phố lại được chia thành 35 phường 6 thị trấn và 99 xã. Hiện nay, Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa đang lập đề án đưa cả tỉnh thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2020. Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Bộ Chính Trị đã thông qua nghị quyết Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 với mục tiêu đề ra là xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành đô thị loại I trực thuộc trung ương. 7   Vạn Ninh   Ninh Hòa   Nha Trang   Diên Khánh   Cam Lâm   Cam Ranh   Khánh Vĩnh   Khánh Sơn   Trường Sa 1.3. Địa hình Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì. 1.3.1. Vùng núi và bán sơn địa Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60m. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng. Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn 1000 m, trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao 1264 m), Hòn Ngang (1128 m) và Hòn Giúp (1127 m). Dãy Vọng Phu - Tam Phong có hướng tây nam - đông bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Khánh 8 Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk. Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh thường có độ cao kém hơn, có nhiều nhánh đâm ra sát biển tạo nên nhiều cảnh đẹp, gắn với những huyền thoại dân gian và di tích lịch sử, sự kiện của địa phương. Đến phía nam và tây nam, lại xuất hiện một vùng núi rộng, với nhiều đỉnh núi cao trên 1500 m đến trên 2000m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2062m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hòa. Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm, vực, thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông. Ngoài ra, khu vực này còn có thung lũng Ô Kha, được biết đến là một vùng nguy hiểm cho hàng không. 1.3.2. Đồng bằng Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển. Chẳng những thế, địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, nên nhìn chung Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km². Cả hai đồng bằng này đều được cấu tạo từ đất phù sa cũ và mới, nhiều nơi pha lẫn sỏi cát hoặc đất cát ven biển. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. 1.3.3. Bờ biển và biển ven bờ Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Trong đó có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18-20 m, và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, trước đây được sử dụng làm căn cứ quân sự của Hoa Kỳ rồi Liên Xô (sau này là Nga) nhưng về sau được chuyển thành cảng dân sự. 9 Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp. Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền. Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra biển trong quá khứ địa chất như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu không chỉ dừng lại ở bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà (Con Rùa), mũi Đông Ba . mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước biển phủ kín. Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun . Xen giữa các đái đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi là các đồng bằng biển, đó chính là đáy các vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa, với khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích từ 160 đến 180 ngàn km², trong đó có từ 23 đến 25 đảo, bãi cạn nổi thường xuyên, với tổng diện tích 10 km². Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình chỉ rộng 0,65 km². Bãi lớn nhất là bãi Thuyền Chài, dài 30 km; rộng 5 km (ngập nước khi triều lên). Địa hình trên bề mặt các đảo rất đơn giản, chỉ là những mõm đá, vách đá vôi san hô, cao vài ba mét. 1.4. Địa chất - tài nguyên Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và ryolit, dacit có nguồn gốc mác ma xâm nhập hoặc phún trào kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa khối cổ Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại Cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Trong đại Trung sinh có 2 chu kỳ tạo sản inđôxi và kimêri có ảnh hưởng một phần đến Khánh Hòa. Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, ryolit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, đa dạng và phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Khánh Hòa có nhiều tài nguyên khoáng sản như than bùn, cao lanh, sét, sét chịu lửa, vàng sa khoáng, cát thuỷ tinh, san hô, đá granit, quặng ilmênit, nước khoáng, phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp khai thác. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên biển, bao gồm các nguồn rong, tảo thực vật, trữ lượng hải sản lớn cung cấp 10 nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hải sản; các điều kiện thuận lợi để khai thác sinh vật biển và nuôi trồng thuỷ sản. 1.5. Sông ngòi Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5–7 km có một cửa sông. Mặc dù hướng chảy cơ bản của các sông là hướng Tây - Đông, nhưng tùy theo hướng của mạch núi kiến tạo hoặc do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi đổ ra biển Đông. Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Khánh Sơn, chảy qua các xã Sơn Trung, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Thành Sơn rồi chảy về phía Ninh Thuận. Đây là con sông duy nhất của tỉnh chảy ngược dòng về phía Tây. Hai con sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh. Sông Cái có độ dài 79 km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812 m chảy qua Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Nha Trang rồi đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân) và Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Dinh bắt nguồn từ vùng núi Chư H'Mư (đỉnh cao 2.051 m) thuộc dãy Vọng Phu, có tổng diện tích lưu vực 985 km 2 , chảy qua thị xã Ninh Hòa và đổ ra đầm Nha Phu. 1.6. Khí hậu Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới xavan. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5% . 15 CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG SINH THÁI ĐẢO HÒN MUN 2.1. Kết quả khảo sát môi trường không khí và nước trên đảo Hòn Mun 2.1.1. Chất lượng môi trường không khí. bảo tồn biển Hòn Mun nằm trong Vịnh Nha Trang bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng

Ngày đăng: 10/12/2013, 01:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.3. Địa hình - MÔI TRƯỜNG SINH THÁI đảo hòn MUN KHÁNH Hòa
1.3. Địa hình (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w