ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO ĐẢO HÒN MUN

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI đảo hòn MUN KHÁNH Hòa (Trang 26 - 29)

4.1. Vị trí của du lịch Hòn Mun

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2015 đã xác định khu vực Nha Trang - Ninh Chữ là một trong 5 khu vực trọng điểm phát triển của du lịch Việt Nam ở vùng ven biển bao gồm : Hạ Long - Cát Bà, Huế - Đà Nẵng và phụ cận, Nha Trang - Ninh Chữ và phụ cận, Long Hải - Vũng Tàu - Côn Đảo và Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc. Đây là sự khẳng định về tiềm năng và vị trí của du lịch Nha Trang đối với sự phát triển của du lịch cả nước.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2015 cũng xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăngtrưởng kinh tế và phát triển xã hội của địa phương.

Khu bảo tồn Hòn Mun, với tư cách là một trong những nhóm đảo có tiềm năng du lịch đặc sắc trong vịnh Nha Trang, được xem là điểm du lịch hấp dẫn bên cạnh chức năng trọng yếu là bảo về môi trường, sinh cảnh và đa dạng sinh học của khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam.

4.2. Mục tiêu của du lịch Hòn Mun : Xây dựng và phát triển du lịch sinh thái đích thực. đích thực.

Chức năng chính của Khu bảo tồn biển Hòn Mun được quy định là bảo tồn cácgiá trị môi trường và đa dạng sinh học của hệ sinh thái biển ở khu vực này. Chính vì vậy mục tiêu chính của mọi hoạt động ở khu vực này đều phải đặt “Bảo tồn” lên trênhết.

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Chính vì vậy việc phát triển du lịch sinh thái, ngoài ý nghĩa là một loại hình du lịch hấp dẫn, được xem là một công cụ hữu hiệu trong công tác bảo tồn tự nhiên. Việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái đích thực ở khu vực này phải hướng tới :

+ Giáo dục, nâng cao nhận thức du khách về các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa ở khu vực này nhằm qua đó du khách sẽ có sự tôn trọng và những đóng góp cụ thể về vật chất cho những nỗ lực bảo tồn ở đây.

+ Tạo cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng nhằm từng bước thay đổi thói quen, nghề đánh bắt khai thác thuỷ sản tự nhiên, hạn chế những tác động tiêu cực của cộng đồng đến các hệ sinh thái tự nhiên ở khu vực này.

Tạo thêm nguồn thu cho công tác bảo tồn từ hoạt động du lịch để có thể chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển các giá trị môi trường, sinh thái của khu vực.

+ Tạo ra một sản du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương.

4.3. Những vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch Hòn Mun

Trước khi Hòn Mun được công nhận là khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam, hoạt động du lịch ở khu vực này đã từng phát triển. Tuy nhiên mục tiêu của du lịch khi đó hoàn toàn thuần tuý là kinh tế. Chính vì vậy để có thể xây dựng và phát triển du lịch sinh thái đích thực ở khu vực này với những mục tiêu đặt ra trên đây, một số vấn đề chính đặt ra cần thực hiện bao gồm :

+ Quy hoạch phát triển du lịch du lịch sinh thái : Việc thực hiện quy hoạch phải trả lời được những câu hỏi cơ bản sau :

- Có những tài nguyên du lịch sinh thái gì ?

- Khai thác những tiềm năng đó như thế nào mà không làm tổn hại đến môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên?

-Dự báo khả năng thu hút khách đến điểm du lịch này (số lượng, loại khách) ?

- Quan hệ trong phát triển du lịch sinh thái ở đây với các điểm du lịch khác ở Nha Trang/khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ như thế nào để làm tăng sự hấp dẫn du lịch chung ?

-Tổ chức không gian hoạt động du lịch ở khu vực này như thế nào để khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch, đồng thời tuân thủ các quy định của khu bảo tồn ?

- Đầu tư xây dựng những công trình gì ? Nguồn vốn ở đâu ?, Lộ trình đầu tư ? - Đánh giá tác động môi trường của phương án phát triển

chính sách thu hút đầu tư, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia cộng đồng vào các hoạt động du lịch, cơ chế đảm bảo có sự đóng góp từ du lịch cho công tác bảo tồn, v.v.

+ Xây dựng kế hoạch quản lý điểm du lịch: bao gồm việc xác định “sức chứa”của điểm du lịch, xây dựng quy chế quản lý các hoạt động du lịch phù hợp với “sức chứa”

+ Tạo điều kiện cho cộng đồng được tham gia đầy đủ vào hoạt động du lịch: Trên cơ sở những chính sách cụ thể đề xuất được các cấp có thẩm quyền chấp thuận cần tiến hành việc đào tạo kỹ năng và tạo những điều kiện vật chất ban đầu để cộng đồng có thể tham gia một cách tích cực vào các hoạt động du lịch như hướng dẫn khách, cung cấp các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú, .v.v.

+ Tuyên truyền quảng bá (có trách nhiệm): Đây được xem như một hoạt động có tính nguyên tắc mà bất kỳ một điểm du lịch sinh thái đích thực nào cũng cần phải thực hiện nghiêm túc bởi bên cạnh việc giới thiệu đầy đủ những giá trị đặc biệt về du lịch, cần cung cấp cho du khách đầy đủ những thông tin về những điều “có thể” và “không nên” làm khi đến điểm du lịch nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du khách đến môi trường và các giá trị tự nhiên ở đây. Điều này yêu cầu phải có những nghiên cứu toàn diện về các tác động có thể có từ du khách và chuẩn bị những phương thức, nội dung tuyên truyền quảng cáo phù hợp.

+ Đào tạo đội ngũ có đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu của loại hình du lịch đặc biệt này. Khác với những loại hình du lịch khác, ngoài những yêu cầu về trình độ nghiệp vụ cơ bản, các cán bộ tham gia thực hiện các hoạt động quản lý, nghiệp vụ phải nắm vững các nguyên tắc của du lịch sinh thái, am hiểu về tự nhiên và văn hoá bản địa ở khu vực này. Điều này đòi hỏi phải tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên có trình độ và kinh nghiệm về du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI đảo hòn MUN KHÁNH Hòa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w