1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát hệ thống quản lý chất lượng iso 9001 2008 tại nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam

60 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Từ, thuật ngữ viết tắt Nghĩa đầy đủ của từ, thuật ngữ cả tiếng Anh và tiếng Việt ISO International Organization for Standardization: Tổ chức quốc tế v

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ KIM CÚC

Tên đề tài:

“KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2008

TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ Thực phẩm

Khóa học : 2014 - 2018

Thái Nguyên – năm 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ KIM CÚC

Tên đề tài:

“KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2008

TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới KS Vũ Trần Độ cùng toàn thể các bác, cô chú, và các anh chị tại Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội- Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phạm Thị Ngọc Mai, giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và làm khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Công nghệ Thực phẩm cùng toàn thể thầy cô Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy

và truyền đạt các kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đã giúp

đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện khóa luận tốt nghiệp để tôi

có được kết quả như ngày hôm nay

Tôi xin kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe

Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Cúc

Trang 4

DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Từ, thuật

ngữ viết tắt Nghĩa đầy đủ của từ, thuật ngữ (cả tiếng Anh và tiếng Việt)

ISO International Organization for Standardization: Tổ chức quốc tế

về tiêu chuẩn hóa

QA Giám sát, quản lý và bảo hành chất lượng

R&D Nghiên cứu và phát triển

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

SCAR Supplier Corrective Action Report: Phiếu yêu cầu hành động

khắc phục đối với nhà cung cấp CCP Critical Control Point: Điểm kiểm soát tới hạn

HACCP Hazard Analysis Critical Points: Phân tích mối nguy và điểm

kiểm soát tới hạn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

GMP Good Manufacturing Practice: Thực hành sản xuất tốt

OH&S Occupational Health and Safety: Sức khỏe và an toàn lao động KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm

WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới

NCR Báo cáo sự không phù hợp

KPI Key Performance Indicator: Chỉ số đánh giá thực hiện công việc

GHP Good Hygiene Practices: Thực hành vệ sinh tốt

TQM Total Quality Management: Quản lý chất lượng toàn diện

CAR Corrective Action Request: Phiếu yêu cầu hành động khắc phục

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các bước xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 16 Bảng 4.1: Các chỉ tiêu đánh giá nguyên liệu thịt……… 34

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Cấu trúc của một sản phẩm hoàn chỉnh 3

Hình 2.2: Hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 15

Hình 2.3: Logo của tập đoàn C.P 20

Hình 2.4: Logo nhãn hiệu của tập đoàn CP 20

Hình 2.5: Sơ đồ bộ máy quản lý 21

Hình 2.6: Thịt gà tươi CP 28

Hình 2.7: Thịt heo CP – KUROBUTA 28

Hình 2.8: Xúc xích vealz CP 28

Hình 2.9: Xúc xích cocktail 28

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình sản xuất xúc xích 33

Hình 4.2: Trang trại nuôi gà C.P 34

Hình 4.3: Trang trại nuôi heo C.P 34

Hình 4.4: Quy trình kiểm soát hành động khắc phục – phòng ngừa 40

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC HÌNH iii

MỤC LỤC v

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Khái quát chung về quản lý chất lượng 3

2.1.1 Khái niệm về sản phẩm, chất lượng sản phẩm và vai trò của chất lượng sản phẩm 3

2.1.2 Các hệ thống quản lí chất lượng 7

2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TCVN ISO 9001:2008 10

2.2.1 Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 10

2.2.2 Lợi ích của việc áp dụng ISO 9001:2008 11

2.2.3 Nội dung chính của ISO 9001:2008 12

2.2.4 Hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 14

2.2.5 Các bước xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 chung cho các doanh nghiệp 16

2.3 Tìm hiểu về hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội – Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam 18

Trang 8

2.3.1 Tổng quan về công ty 18

2.3.2 Chính sách chất lượng của nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội 25

2.3.3 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 vào quy trình sản xuất tại nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội 26

2.3.4 Vệ sinh an toàn lao động 28

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 31

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 31

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 31

3.2 Nội dung nghiên cứu 31

3.3 Phương pháp nghiên cứu 31

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32

4.1 Kết quả 1: Khảo sát quy trình nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm xúc xích 32

4.1.1 Mục đích 32

4.1.2 Phạm vi 32

4.1.3 Trách nhiệm 32

4.1.4 Nội dung 32

4.2 Kết quả 2: Khảo sát quy trình kiểm soát hành động khắc phục – phòng ngừa 41

4.2.1 mục đích 41

4.2.2 Phạm vi áp dụng 41

4.2.3 Thuật ngữ và định nghĩa 41

4.2.4 Nội dung 42

Phần 5: KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 9

Phần 1

MỞ ĐẦU0 1.1 Đặt vấn đề

Trong xu hướng của thời đại, để tăng cường sự hội nhập nền kinh tế Tất cả các quốc gia đều không ngừng nỗ lực trong việc tận dụng cơ hội và hạn chế các mặt yếu kém để tồn tại và phát triển Nước ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh,

và người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng một cách rộng rãi, đạt yêu cầu về chất lượng

Yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của một công ty đó

là chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà công ty đó cung cấp cho khách hàng Hay nói cách khác uy tín, lợi nhuận, thị phần của công ty phụ thuộc chủ yếu vào việc sản phẩm của công ty có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hay không Hiện nay khi nền kinh tế các quốc gia trên thế giới đều hướng tới

xu thế chung là mở cửa hội nhập thì chất lượng sản phẩm chính là công cụ cạnh tranh hữu hiệu của các công ty Hệ thống quản lý chất lượng chính là kết quả của nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới nhằm mục đích giúp các công ty đạt được chất lượng sản phẩm mong muốn mà lại tiết kiệm tối đa chi phí Đặc điểm nổi bật của hệ thống quản lý chất lượng là cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý, cải tiến mọi khía cạnh liên quan đến chất lượng, hầu hết các công ty đều tạo và giữ được vị thế cho sản phẩm của mình, đảm bảo lợi nhuận cũng như nâng cao uy tín cho công ty trên thương trường

Việt Nam đã gia nhập WTO, việc xây dựng một thương hiệu sản xuất thực phẩm sạch – an toàn vệ sinh thực phẩm đang là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi công ty Chính vì vậy việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng là một

việc hết sức cần thiết Xuất phát từ lý do đó, tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 tại nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội – Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam’’

Trang 10

1.2 Mục tiêu của đề tài

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Giúp sinh viên hiểu hơn và nắm được các kiến thức đã học về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất

- Tạo cho sinh viên tác phong cũng như kỹ năng quản lý, nắm bắt công việc

- Biết được phương pháp nghiên cứu một vấn đề khoa học, xử lý, phân tích

số liệu, trình bày một bài báo cáo khoa học

- Bổ sung kiến thức thông qua hoạt động thực tiễn, trau dồi kiến thức bản thân, tích lũy kinh nghiệm thực tế, đồng thời tiếp cận công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho công việc nghiên cứu và công tác sau này

- Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu cùng lĩnh vực

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Khảo sát hệ thống quản lý chất lượng nhằm đưa ra được những biện pháp khắc phục - phòng ngừa và truy tìm, nhận biết trong quá trình sản xuất xúc xích

- Có được những đánh giá để hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm trong thực tế sản xuất

Trang 11

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái quát chung về quản lý chất lượng

2.1.1 Khái niệm về sản phẩm, chất lượng sản phẩm và vai trò của chất lượng sản phẩm

2.1.1.1 Khái niệm sản phẩm

Trong nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị trường Mỗi sản phẩm khi được sản xuất ra đều nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu nhất định, không những nhu cầu về giá trị vật chất mà cả những yếu tố về tinh thần, văn hóa của người tiêu dùng Càng ngày, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người về các loại sản phẩm với số lượng đa dạng, chất lượng cao càng nhiều

Theo ISO 9000:2000, trong phần thuật ngữ thì sản phẩm được định nghĩa là

‘‘kết quả của các hoạt động hay quá trình’’ Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ tất cả mọi hoạt động bao gồm cả những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất cụ thể và các dịch vụ Tất cả các tổ chức hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân đều có thể tạo ra và cung cấp sản phẩm của mình cho xã hội Mặt khác, bất kì một yếu tố vật chất nào hoặc một hoạt động do tổ chức nào cung cấp nhằm đáp ứng những yêu cầu bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp đều có thể được gọi là sản phẩm Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình và vô hình tương ứng với hai bộ phận cấu thành là phần cứng và phần mềm của sản phẩm 4 Cấu trúc của một sản phẩm hoàn chỉnh có thể được biểu diễn qua sơ đồ sau:

Trang 12

Phân loại sản phẩm 4

Theo nhiều mục đích sử dụng khác nhau, sản phẩm được chia thành ba loại:

- Sản phẩm dùng để đáp ứng nhu cầu của sản xuất sản phẩm,

- Sản phẩm dùng để tiêu dùng,

- Sản phẩm để bán

2.1.1.2 Khái niệm chất lượng sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều định nghĩa về chất lượng sản phẩm

được đưa ra bởi các tác giả khác nhau Tất cả khái niệm chất lượng này đều xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu, cạnh tranh và giá cả Có thể xếp chúng trong một nhóm chung gọi là ‘‘quan niệm chất lượng hướng theo thị trường’’ 4 Từ nhóm này có một số các định nghĩa sau 4: Trong lĩnh vực quản trị chất lượng, tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu - European Organization For Quality Contol cho rằng: ‘‘Chất lượng là chất phù hợp đối với yêu cầu của người tiêu dùng’’

Philip B Crosby trong quyển Chất lượng ( được dịch từ sách Quality is free) là thứ cho không đã diễn tả chất lượng như sau: ‘‘Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu’’ Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 – 1994 8 phù hợp với ISO/ DIS 8402: ‘‘Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn’’

Đối với nhà sản xuất: ‘‘Chất lượng có nghĩa là phải đáp ứng những chỉ tiêu kỹ thuật đề ra’’

Một số định nghĩa khác về chất lượng là: ‘‘Chất lượng’’ là sản phẩm không khiếm khuyết Nghĩa là sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm không phải làm lại, sửa lại khiến không phát sinh những sự cố ngoài ý muốn, làm cho khách hàng hài lòng Bất

cứ việc gì làm lại, sửa lại, giải quyết sự cố nào đối với sản phẩm thì công ty cũng phải mất chi phí, như vậy theo nghĩa này thì chất lượng là cắt giảm chi phí hay nói chính xác là cắt giảm lãng phí Vì thế chất lượng cao hơn đồng nghĩa với chi phí ít hơn 4

Trang 13

2.1.1.3 Vai trò của chất lượng trong sản xuất kinh doanh

Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập như ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Theo M.E Porter (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm và chi phí thấp Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Xu thế toàn cầu hóa, mở ra thị trường rộng lớn hơn nhưng cũng làm tăng thêm lượng cung trên thị trường Người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất, cung ứng một cách rộng rãi hơn Yêu cầu của thị trường nước ngoài rất khắt khe, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài rất mạnh, chất lượng sản phẩm cao, chi phí sản xuất lại hợp lý Điều đó đã đặt ra thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia thị trường thế giới

Chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất cho sự tham gia của sản phẩm Việt Nam vào thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta Sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra được một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm Nhờ đó mà uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao có tác động lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng Nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường nhờ chất lượng cao là cơ sở cho khả năng duy trì và mở rộng thị trường, tạo sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp 5

2.1.1.4 Một số khái niệm về Quản lý chất lượng

Theo TCVN ISO 8402: 1994 7 quản lý chất lượng là tất cả những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp khác như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng

Trong khái niệm trên chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chung về chất lượng của một tổ chức do lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra

Trang 14

Lập kế hoạch chất lượng là các hoạt động thiết lập mục tiêu và yêu cầu chất lượng cũng như yêu cầu áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng

Kiểm soát chất lượng là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng

Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo

sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng Cải tiến chất lượng là những hoạt động được thực hiện trong toàn bộ tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng

2.1.1.5 Các nguyên tắc của quản lý chất lượng

Các hoạt động trong quản lý chất lượng phải tuân theo các nguyên tắc sau 2 8: Nguyên tắc 1: (Định hướng khách hàng): Chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng Chính vì vậy việc quản lý chất lượng phải nhằm đáp ứng mục tiêu đó Quản

lý chất lượng là doanh nghiệp không ngừng tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất

Nguyên tắc 2: Lãnh đạo công ty quy định sự thống nhất về mục đích, định hướng vào môi trường nội bộ của công ty, huy động toàn bộ lực lượng để đạt được mục tiêu của công ty

Nguyên tắc 3: Việc huy động con người một cách đầy đủ sẽ tạo cho họ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện công việc, đóng góp cho sự phát triển của công ty Nguyên tắc 4: (Quan điểm quá trình): Hoạt động sẽ đạt hiệu quả hơn nếu các nguồn lực và hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình

Nguyên tắc 5: (Quan điểm hệ thống của quản lý): Việc quản lý một cách có hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực của công ty

Nguyên tắc 6: (Cải tiến liên tục): Cải tiến liên tục là mục tiêu của mọi công ty

và điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh như hiện nay

Trang 15

Nguyên tắc 7: (Quyết định dựa trên sự kiện): Các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin

Nguyên tắc 8: (Quan hệ hợp tác cùng có lợi với bên cung ứng): Thiết lập quan

hệ cùng có lợi với bên cung ứng sẽ nâng cao khả năng tạo ra giá trị cho cả hai

2.1.2 Các hệ thống quản lý chất lượng

Hệ thống TQM

Hệ thống TQM là một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, có tên tiếng anh là Total Quality Management 7 TQM là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty và của xã hội Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng cao sự thỏa mãn khách hàng ở mức độ tốt nhất Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đề ra 2

Hệ thống HACCP

HACCP là viết tắt cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point, và có nghĩa là phân tích các mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP là hệ thống phòng ngừa để kiểm soát các mối nguy, nó không phải là hệ thống đối phó mà là hệ thống chủ động tích cực để làm cho thực phẩm trở nên an toàn hơn

Năm 1950 W.E Deming đưa ra khái niệm về điều hành chất lượng sản phẩm, sau

đó ông phát triển ý tưởng chất lượng sản phẩm, sau đó ông phát triển ý tưởng này thành hệ thống điều hành chất lượng toàn diện mà thuật ngữ tiếng Anh gọi là: TQM (Total Quality Management) Năm 1960 ở Mỹ, sử dụng hệ thống điều hành chất lượng đầu tiên trong nghiên cứu thực phẩm Công ty Pillsbury bắt đầu xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng để cho các chuyến du hành vũ trụ Năm 1985 Viện hàn lâm khoa học Quốc gia Hoa kỳ (NAS) khuyến nghị tất cả các cơ quan có thẩm

Trang 16

quyền nên chấp nhận và tiếp cận với hệ thống kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm HACCP 1

Hệ thống Q-Base đề cập đến các lĩnh vực trong quản lý chất lượng: Chính sách và chỉ đạo về chất lượng, xem xét hợp đồng với khách hàng, quá trình cung ứng, kiểm soát nguyên vật liệu, kiểm soát quá trình, kiểm soát thành phẩm, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo, cải tiến chất lượng Hệ thống Q-Base là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng đã được thực thi tại New Zealand và một số quốc gia khác như Australia, Canada, Thụy Ðiển, Ðan Mạch 3

từ thị trường: khách hàng của doanh nghiệp yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường yêu cầu, cộng đồng dân cư xung quanh, cải thiện hiệu quả kinh tế của hoạt động môi trường để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh, xu thế hội nhập quốc tế

Trang 17

Lợi ích từ ISO 14000 về mặt thị trường: Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường, phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh Về mặt kinh tế: Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu mức sử dụng năng lượng, nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ, tái sử dụng các nguồn lực/ tài nguyên, tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật

về môi trường, giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường, hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khỏe được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp, giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra Về mặt quản lý rủi ro: Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra, điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm, dễ dàng hơn trong việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường, tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận, được sự đảm bảo của bên thứ ba, vượt qua rào quản kỹ thuật trong thương mại, cơ hội cho quảng cáo và quảng bá 2

ISO 22000

ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng

Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bở sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới., Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành vào ngày 01/09/2005 và năm 2008 tại Việt Nam, được chính thức thừa nhận là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN ISO 22000:2008) 2

Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Pratice): Tiêu chuẩn Thực hành sản

xuất tốt áp dụng để quản lý sản xuất trong các ngành: dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị

y tế, thực phẩm…

Trang 18

GMP là một phần của hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo kiểm soát các điều kiện về nhà xưởng (cơ sở hạ tầng), điều kiện con người và kiểm soát các quá trình sản xuất để đạt những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh cung cấp cho người tiêu dùng loại bỏ những nguy cơ nhiễm chéo và lẫn lộn

Lợi ích mà GMP mang lại là tạo phương thức quản lý chất lượng khoa học,

hệ thống và đầy đủ, giảm các sự cố, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh 2

Tiêu chuẩn GHP

GHP là viết tắt của 3 từ tiếng anh: Good Hygiene Practices, dịch là thực hành

vệ sinh tốt Một số nơi thay vì GHP lại sử dụng thuật ngữ SSOP, viết tắt của Sanitation Standard Operating Procedures Nghĩa là quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh, đôi khi gọi tắt là quy phạm vệ sinh 2

2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TCVN ISO 9001:2008

2.2.1 Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO 9001:2008

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện nay bao gồm 4 tiêu chuẩn cơ bản là:

ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu

ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng

ISO 9004:2009 Quản lý sự thành công bền vững của một tổ chức

ISO 19011:2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường

Tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 sử dụng để chứng nhận cho các hệ thống quản lý chất lượng Phiên bản ISO 9001:2008 được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành vào ngày 14 tháng 11 năm 2008 Đây là phiên bản quốc tế được nhiều tổ chức tại 175 quốc gia áp dụng như khuôn khổ đối với các hệ thống quản lý chất lượng tại các quốc gia này

ISO 9001:2008 (Quality management system): Hệ thống quản lý chất lượng- các yêu cầu, là phiên bản thứ 4 của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp - khách hàng

Trang 19

ISO 9001: 2008 không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản năm 2000 đã

bị thay thế, mà chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001:2000 dựa vào kinh nghiệm áp dụng trong 8 năm qua và đưa ra những thay đổi hướng và0o việc cải thiện nhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001:2004 về hệ thống quản lý môi trường

Áp dụng ISO 9001:2008 nhằm hướng đến khả năng cung cấp các sản phẩm một cách ổn định, đáp ứng các yêu cầu khách hàng và các yêu cầu luật định, chế định thích hợp Ngoài ra, việc áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này còn giúp cho tổ chức cải tiến liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, giảm sản phẩm hư hỏng,…

Theo thông báo chung của ISO và diễn đàn công nhận quốc tế (IAF) thì:

- 12 tháng sau khi ban hành tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tất cả chứng nhận được cấp BẮT BUỘC theo ISO 9001:2008

- 24 tháng sau khi ban hành tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tất cả chứng nhận theo ISO 9001:2000 sẽ không có giá trị 2

2.2.2 Lợi ích của việc áp dụng ISO 9001:2008

Giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm soát công việc, phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của đơn vị

Hệ thống văn bản quản lý chất lượng là phương tiện đào tạo và trao đổi kinh nghiệm, tạo nền tảng để xây dựng môi trường làm việc minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả; phòng ngừa sai lỗi, giảm thiểu công việc làm lại do đó nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc

Giúp cải tiến thường xuyên chất lượng các quá trình và sản phẩm; tăng lượng hàng hóa- dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thảo mãn các nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp

Giảm chi phí nhờ các quá trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả, có một hệ thống quản lý hiệu quả giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm- dịch vụ, giảm số lượng sản phẩm- dịch vụ không đạt yêu cầu

Trang 20

Nâng cao tinh thần nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng, đào tạo thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo, các nhân viên được đào tạo tốt hơn

Tạo dựng niềm tin của khách hàng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường nhờ nâng cao khả năng thỏa mãn khách hàng 8

2.2.3 Nội dung chính của ISO 9001:20088

 Phạm vi áp dụng

Khái quát: tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức

Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế định thích hợp Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến liên tục các hệ thống và đảm bảo

sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định được áp dụng

Áp dụng: Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này mang tính tổng quát và nhằm áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm cung cấp Khi có bất kỳ yêu cầu nào của tiêu chuẩn này không thể áp dụng được do bản chất của tổ chức và đặc thù của sản phẩm, có thể xem xét yêu cầu này như mộ ngoại lệ

Khi có ngoại lệ, việc công bố phù hợp với tiêu chuẩn này không được chấp nhận trừ khi các ngoại lệ này được giới hạn trong phạm vi các yêu cầu của điều 7,

và các ngoại lệ này không ảnh hưởng đến khả năng hay trách nhiệm của tổ chức trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, các yêu cầu luật định và chế định thích hợp

 Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi

TCVN ISO 9000: 2007, Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng

Trang 21

Yêu cầu về hệ thống tài liệu: Khái quát; sổ tay chất lượng; kiểm soát tài liệu; kiểm soát hồ sơ

 Trách nhiệm của lãnh đạo

Cam kết của lãnh đạo; hướng vào khách hàng; chính sách chất lượng; hoạch định (mục tiêu chất lượng và hoạch định hệ thống quản lý chất lượng); trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin (trách nhiệm và quyền hạn; đại diện của lãnh đạo; trao đổi thông tin nội bộ); xem xét của lãnh đạo (khái quát; đầu vào của việc xem xét; đầu ra của việc xem xét)

và phát triển; đầu vào của thiết kế và phát triển; đầu ra của thiết kế và phát triển; xem xét thiết kế và phát triển; kiểm tra xác nhận thiết kế và phát triển; xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và phát triển; kiểm soát thay đổi thiết kế và phát triển); mua hàng (quá trình mua hàng; thông tin mua hàng; kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào); sản xuất và cung cấp dịch vụ (kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ; xác nhận giá trị sử dụng của các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ); nhận biết và xác định nguồn gốc (để nhận biết sản phẩm xúc xích, tránh nhầm lẫn trong quá trình

Trang 22

sử dụng và truy tìm nguồn gốc sản phẩm khi có sự phản hổi của khách hàng về sản phẩm của nhà máy Áp dụng để nhận biết và truy tìm nguồn gốc cho tất cả các nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm sử dụng tại phân xưởng nhà máy); tài sản của khách hàng; bảo toàn sản phẩm); kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường

 Đo lường, phân tích và cải tiến

Khái quát; theo dõi và đo lường (sự thỏa mãn của khách hàng; đánh giá nội bộ; theo dõi và đo lường các quá trình; theo dõi và đo lường sản phẩm); kiểm soát sản phẩm không phù hợp; phân tích dữ liệu; cải tiến (cải tiến liên tục; hành động khắc phục: tổ chức phải thực hiện hành động nhằm loại bỏ những nguyên nhân của

sự không phù hợp để ngăn ngừa việc tái diễn Hàng động khắc phục phải tương ứng với tác động của sự không phù hợp gặp phải; hành động phòng ngừa: tổ chức phải xác định hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng Các hành động phòng ngừa được tiến hành phải tương ứng với tác động của các vấn đề tiềm ẩn)

2.2.4 Hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008

 Các tài liệu của hệ thống chất lượng ISO 9001:2008 gồm có 6:

- Các văn bản công bố về chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của công ty

- Sổ tay chất lượng

- Các thủ tục dạng văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn

- Các tài liệu cần có của doanh nghiệp để đảm bảo việc hoạch định, tác nghiệp, và kiểm soát có hiệu lực các quy trình của công ty

Trang 23

- Các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn

Các loại hồ sơ, biểu mẫu

Hình 2.2: Hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 6

 Cách xây dựng sổ tay chất lượng: sổ tay chất lượng bao gồm 6:

- Trang đầu: tên công ty, tên tài liệu, số hiệu tài liệu, số bản lần ban hành,

người soạn thảo, người phê duyệt

- Mục lục

- Giới thiệu về sổ tay chất lượng

- Các thuật ngữ và định nghĩa

- Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn

- Mô tả các quá trình của doanh nghiệp

- Phụ lục

 Cách xây dựng thủ tục: thủ tục hệ thống chất lượng là các văn bản quy

định cách thức thực hiện hay là bước thực hiện một quá trình trong doanh nghiệp

Một thủ tục gồm 6:

- Mục đích

- Phạm vi áp dụng

- Các tài liệu tham khảo

- Các định nghĩa, thuật ngữ viết tắt

- Nội dung thủ tục

- Tài liệu liên quan

Trang 24

 Cách xây dựng các hướng dẫn: là các văn bản hướng dẫn thưc hiện một hoạt động Một tài liệu hướng dẫn bao gồm 6:

- Phạm vi áp dụng

- Các kỹ năng cần thiết của người thực hiện

- Mô tả công việc

 Cách xây dựng biểu mẫu: biểu mẫu dùng để thu thập các kết quả, bằng chứng về các công việc đã thực hiện Biểu mẫu cần phải có cơ sở ngày tháng để tiện cho việc lưu trữ và truy cập dữ liệu khi cần thiết 6

2.2.5 Các bước xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Bảng 2.1: Các bước xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

2 Thành lập ban chỉ đạo ISO,

lập kế hoạch thực hiện cho

Cung cấp kiến thức chung cho toàn thể cán bộ quản lý Đào tạo:

Các yêu cầu của tiêu chuẩn

ISO 9001:2008

1/2 - 1 ngày

Chuyên gia tư vấn + Cán bộ chủ chốt của Đơn vị

Cung cấp cho các cán bộ quản lý hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn

Trang bị kiến thức cho thành viên nhóm soạn thảo để chuẩn

bị soạn thảo tài liệu của HTQL

Soạn thảo các văn bản của

HTQLCL như: Chính sách

chất lượng, Sổ tay chất lượng,

các quy trình , hướng dẫn ,

Dự kiến ≤ 30 ngày

(Phụ thuộc khả

Cán bộ chủ chốt của Đơn vị + Chuyên gia tư vấn

Tập tài liệu về hệ thống QLCL đáp ứng yêu cầu của tiêu

Trang 25

biểu mẫu, năng soạn thảo

của đơn vị hoặc cung cấp các thông tin cần thiết (đầy đủ, nhanh/ chậm, ) cho bên Tư vấn

chuẩn ISO

III Áp dụng Hệ thống tài liệu (HTTL) đã xây dựng vào hoạt động thực tế của Đơn vị

vấn

Để các thành viên biết cách áp dụng Hệ thống tài liệu vào thực tế

Đảm bảo tính hiệu lực của tài liệu được ban hành

IV Đánh giá HTQLCL theo ISO 9001:2008 (đánh giá nội bộ)

Cung cấp kiến thức

và kỹ năng cần thiết cho cán bộ làm công tác đánh giá chất lượng nội bộ

Hướng dẫn và Đánh giá nội

Kiểm tra vận hành của HTQLCL trên thực tế và so sánh với hệ thống tài liệu xem có thể chỉnh sửa lại ở đâu?

Khắc phục, cải tiến sau đánh

giá nội bộ

Phụ thuộc tình hình thực tế Đơn vị + Tư vấn

Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận của

tổ chức chứng nhận độc lập

Xem xét của lãnh đạo về

Đưa ra các quyết định liên quan đến việc áp dụng HTQLCL

V Đánh giá sơ bộ/ đánh giá

giai đoạn 1(nếu cần) 1/2 — 1 ngày

Tổ chức chứng

nghị cấp Giấy chứng nhận

Đánh giá chứng nhận/ đánh

Tổ chức chứng nhận

Khắc phục những điểm không

phù hợp (sau đánh giá chứng

nhận, nếu có)

Phụ thuộc kết quả đánh giá của

Tổ chức chứng nhận

Đơn vị + Chuyên gia Tư vấn

Hồ sơ về hành động khắc phục, gửi cho

Bản Chứng chỉ HTQLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008, được thừa nhận trên toàn cầu

Ghi chú:

Trang 26

- Các khóa đào tạo ở phần in nghiêng sẽ được thực hiện theo hình thức đào tạo tập trung tại doanh nghiệp

- Tổng số thời gian để thực hiện kế hoạch trên (không kể thời gian cho hoạt động chứng nhận) là khoảng từ 4 đến 6 tháng (tùy thuộc vào sự nỗ lực, quy mô và phạm

và thủy sản, giống heo, gà và thủy sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi giống thủy sản, nuôi gia công heo, gà và chế biến thực phẩm

Năm 1986: Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế và mở đầu tư nước ngoài

Năm 1988: Có sự tiếp xúc giữa nhóm Charoen Pokphand và đại sứ quán Việt Nam Mở văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1989: Tập đoàn Charoen Pokphand đi đến Việt Nam nhằm khảo sát thị trường và luật pháp để thiết lập chiến lược đầu tư

Năm 1991: Người lãnh đạo cao nhất của tập đoàn Charoen Pokphand đã có những cuộc gặp mặt, để bàn bạc với chính phủ Việt Nam cho những thỏa thuận đầu

tư Chủ tịch tập đoàn Charoen Pokphand đã tặng 10 tấn hạt ngô, lúa lai đến chính phủ Việt Nam

Năm 1992: C.P Group đầu tư 100% vốn trong lĩnh vực nông nghiệp

Năm 1993: Thành lập công ty TNHH Chăn nuôi C.P Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai theo giấy phép đầu tư số 545/GP ngày 11/3/1993 theo hình thức FDI

Xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi, trại gà giống và nhà máy ấp trứng số 1 tại Đồng Nai

Trang 27

Năm 1996: Tăng thêm vốn đầu tư để mở rộng doanh nghiệp Thành lập Công

ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam tại Chương Mỹ, Hà Nội Xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi Chương Mỹ, trại gà giống và nhà máy ấp trứng Hà Nội

Năm 1998: Tăng thêm vốn đầu tư để thành lập công ty hạt giống ngô (CP Seeds), nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh và nhà máy chế biến thức ăn cho tôm trong tỉnh Đồng Nai

Năm 1999: Tăng vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản Bàu Xéo, nhà máy ấp trứng số 2 tại tỉnh Đồng Nai và nhà máy thức ăn gia súc tại tỉnh Tiền Giang

Năm 2001: Xây dựng nhà máy đóng gói, chế biến thực phẩm thủy sản đông lạnh và xây dựng nhà máy chế biến gia công thức ăn trong tỉnh Đồng Nai

Năm 2002: Mở rộng doanh nghiệp đầu tư như sau:

Về chăn nuôi: Thiết lập 3 nhà máy sản xuất ấp trứng và nhà máy nuôi súc vật

ở tỉnh Đồng Nai

Về nuôi trồng thủy sản: Thành lập công ty sản xuất tôm giống ở tỉnh Bình Thuận Năm 2004: Phát triển sản xuất và phân phối thức ăn cá nước ngọt Xây dựng kho chứa và chi nhánh phân phối thức ăn thủy sản tại Thành Phố Cần Thơ

Năm 2005: Mở rộng và đầu tư thêm vào trong chăn nuôi thủy hải sản Phát triển ngành sản xuất tôm thẻ chân trắng Làm cho sản xuất ngày càng phát triển Xây dựng kho hàng phân phối thức ăn cho cá ở tỉnh Phú Thọ

Năm 2006: Phát triển ngành thực phẩm chế biến và phân phối sản phẩm chăn nuôi heo: Heo hơi, heo mảnh, trứng gà so, trứng gà thuốc bắc, Five Star, tôm chế biến, cửa hàng C.P Fresh Mart, C.P Kiosk và C.P Shop

Năm 2007: Xây dựng nhà máy thức ăn thủy sản Cần Thơ, nhà máy thức ăn chăn nuôi Bình Dương, nhà máy sơ chế bắp Eakar, Đắk Lăk

Năm 2009: Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam hợp nhất với công

ty TNHH chăn nuôi C.P Việt Nam

Năm 2010: Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm Phú Nghĩa, Hà Nội Khánh thành nhà máy thức ăn thủy sản Bến Tre

Năm 2011: Công ty TNHH Chăn nuôi C.P Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam

Trang 28

Xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi Hải Dương

Năm 2012: Xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi Bình Định

Năm 2013: Khánh thành nhà máy chế biến thủy sản Bến Tre và nhà máy tôm đông lạnh Huế

Năm 2015: Phát triển hệ thống phân phối cửa hàng thịt heo C.P

Hình 2.3: Logo của tập đoàn C.P 6 H 2.4:Logo nhãn hiệu của tập đoàn CP 6

Thông tin về Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội

Tên doanh nghiệp: Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội – Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV-FHN)

Địa chỉ: Lô CN, B3 Khu CN Phú Nghĩa, Xã Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ,

Hà Nội

Mã số thuế: 3600224423- 053 ()

Giấy phép kinh doanh: 01212000260 ()

Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Hồng Văn

Giám đốc nhà máy: Ông Sakchai Chatchaisopon

Điện thoại công ty: (+84) 0613 836 251 -9

Email: Web-info@cp.com.vn

Website: http://www.cp.com.vn/

Trang 29

2.3.1.2 Sơ đồ bộ máy quản lý 6

VỆ SINH

SẢN XUẤT

QC R&D

Trang 30

 Cụ thể chức năng  nhiệm vụ của các bộ phận trực thuộc nhà máy được thể hiện như sau:

Đại diện lãnh đạo: thiết lập, thực hiện, quản lý duy trì và cải tiến hệ thống

chất lượng Hoạch định cơ cấu tổ chức, nhu cầu nguồn lực, cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện và thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống Thu thập thông tin cho việc xem xét của lãnh đạo Báo cáo tình trạng thực hiện hệ thống quản

lý chất lượng cho ban lãnh đạo Phê duyệt các tài liệu của hệ thống theo quy trình kiểm soát tài liệu Thúc đẩy và báo cáo kết quả đánh giá nội bộ về chất lượng cho ban lãnh đạo Thiết lập quá trình trao đổi thông tin trong tổ chức

Bộ phận ISO

Soạn thảo, sửa đổi các quy trình chính trong hệ thống quản lý chất lượng Đảm bảo các tài liệu được kiểm soát theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng Cộng tác với các đoàn đánh giá nội bộ về các vấn đề liên quan tới hệ thống quản lý chất lượng Kết hợp các đoàn đánh giá để đánh giá chất lượng nội bộ và theo dõi hoạt động khắc phục phòng ngừa

Theo dõi kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng của các bộ phận

Theo dõi kết quả cuộc họp xem xét của ban lãnh đạo, theo dõi các vấn đề phát sinh của các cuộc đánh giá của cơ quan chứng nhận

Thực hiện, duy trì và cải tiến các hệ thống quản lý của công ty

Ngày đăng: 21/05/2021, 08:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Giáo trình lưu hành nội bộ của Khoa CNSH & CNTP (2017), Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Tác giả: Giáo trình lưu hành nội bộ của Khoa CNSH & CNTP
Năm: 2017
4. Ngô Phúc Hạnh (2011), Quản lý chất lượng, NXB KH & KT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng
Tác giả: Ngô Phúc Hạnh
Nhà XB: NXB KH & KT Hà Nội
Năm: 2011
5. Nguyễn Đình Phan (2005), Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB LĐ – XH Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức
Tác giả: Nguyễn Đình Phan
Nhà XB: NXB LĐ – XH Hà Nội
Năm: 2005
7. TCVN ISO 8402 – 1994, Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng – Thuật ngữ và định nghĩa, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng – Thuật ngữ và định nghĩa
8. TCVN ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
9. TCVN ISO 5814:1994, Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng – Thuật ngữ và định nghĩa, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng – Thuật ngữ và định nghĩa
1. Dương Thanh Liêm (2016), ‘’HACCP – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn’’ Khác
3. Lê Đức Thọ (2002), Giới thiệu các hệ thống chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Lâm Đồng Khác
6. Tài liệu lưu hành nội bộ của nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội (2018), Huyện Chương Mỹ, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w