BT học kỳ luật đất đai đề 10
Đề bài: Năm 2005, theo quyết định cấp đất giãn dân hộ ông A được cấp 200m2 đất ở theo sơ đồ kèm theo là ô thứ 18. UBND huyện cấp luôn giấy CNQSDĐ nhưng chưa giao đất trên thực địa. Năm 2007, UBND xã mời hộ ông A đến nhận đất tại thực địa thì không phải là ô 18 mà lại là ô thứ 19 trong sơ đồ.Ô 18 đã có người nhận là của họ vì có giấy tờ trước khi huyện cấp đất.Ông A không đồng ý và khiếu nại tới xã. UBND yêu cầu ông A phải nhận lô thứ 19 nếu không thì không giao đất nữa. Hỏi: 1. UBND xã làm như vậy có đúng không? Vì sao? 2. UBND huyện có hành vi gì sai trước khi cấp đất cho ông A. 3. Nếu vụ việc không giải quyết đúng pháp luật thì ông A có quyền khiếu nại các hành vi gì của UBND xã. 4. Ông A và ông nhận ô 18 (vì có giấy tờ) nếu xảy ra tranh chấp thì giải quyết quan hệ pháp luật nào (quan hệ tranh chấp đất đai hay quan hệ hành chính) nên giúp đỡ ông A lựa chọn trình tự giải quyết tranh chấp theo quan hệ nào là nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bài làm 1 1, UBND xã làm như vậy có đúng không?Vì sao? Trả lời: UBND xã làm như vậy là không đúng. Bởi vì, ông A đã được Nhà nước (đại diện là UBND huyện) cấp GCNQSDĐ đối với mảnh đất 200m2, tương ứng là ô thứ 18 trên sơ đồ vào năm 2005. Do vậy Ông A là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất này. Tuy nhiên, năm 2007 UBND xã mời hộ ông A đến nhận đất tại thực địa thì không phải là ô thứ 18 mà lại là ô thứ 19 trong sơ đồ. Ô 18 đã có người nhận là của họ vì có giấy tờ trước khi huyện cấp đất.UBND xã đã không giao đúng mảnh đất thuộc ô thứ 18 ghi trong GCNQSDĐ mà huyện cấp cho ông A, mà buộc ông A phải nhận ô thứ 19 trong sơ đồ. Tiếp theo, Ông A không đồng ý và khiếu nại tới xã. UBND yêu cầu ông A phải nhận ô thứ 19 nếu không thì không giao đất nữa. Ông A đã khiếu nại tới xã nhưng lại không được giải quyết và Xã đã buộc ông A nhận ô thứ 19 trong sơ đồ. Ở đây, theo khoản 1 Điều 138 luật Đất đai hiện hành thì người sử dụng đất (ông A) có quyền khiếu nại về hành vi hành chính của UBND xã. Tuy nhiên, UBND xã đã không giải quyết đơn khiếu nại của ông A mà lại tiếp tục lại có một quyết định vi phạm nữa, đó là buộc ông A phải nhận ô thứ 19, nếu không thì không giao đất nữa. Như vậy, trong trường hợp này, UBND xã đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm trái quy định của pháp luật trong giao đất, quản lý hồ sơ địa chính, thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai để xảy ra những sai sót ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (ông A). 2, UBND huyện có hành vi gì sai trước khi cấp đất cho ông A. “UBND huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho 2 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở” (Khoản 2 Điều 52 luật đất đai năm 2003). Trong tình huống này, UBND huyện đã cấp GCNQSDĐ cho hộ ông là đúng pháp luật, qua giấy tờ hợp pháp về GCNQSDĐ đó thì ông A được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp của thửa đất 200m2 tương ứng là ô thứ 18 trên sơ đồ. Do đó, đương nhiên mảnh đất ông A nhận trên thực tế cũng sẽ là mảnh đất tương ứng với ô thứ 18 trên sơ đồ. Tuy vậy, UBND huyện đã có hành động không đúng đó là: Trước khi bàn giao đất trên thực tế cho hộ ông A, UBND huyện cũng đã cấp giấy tờ liên quan tới mảnh đất thuộc ô thứ 18 trên sơ đồ (tức là mảnh đất ông A đang là chủ sở hữu) cho một hộ gia đình khác. Điều này đặt ra một câu hỏi, đó là: Tại sao trên cùng một mảnh đất lại có hai người cùng được cấp GCNQSDĐ? UBND huyên chỉ có thể cấp giấy tờ đất cho người thứ hai, nếu như có quyết định thu hồi GCNQSDĐ đối với người chủ sở hữu thứ nhất. Nhưng trong trường hợp này, UBND huyện không hề có một quyết định thu hồi nào cả. Việc làm trên của UBND huyện là chưa đúng với chủ trương và chính sách pháp luật của Nhà nước đề ra. 3, Nếu vụ việc không giải quyết đúng pháp luật thì ông A có quyền khiếu nại các hành vi gì của UBND xã. Theo khoản 4, khoản 5 điều 105 luật Đất đai năm 2003 về Quyền chung của người sử dụng đất thì ông A có quyền “được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm tới quyền sử dụng đất hợp pháp của mình” và “khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai”. Ở trường hợp này, ông A có quyền khiếu nại xã những hành vi sau: Thứ nhất, Chưa đảm bảo việc bảo hộ đất đai cho người chủ sở hữu khi bị xâm phạm tới quyền sử dụng hợp pháp của ông A. Khi mảnh đất thuộc ô thứ 18 có hai người nhận là của mình. Một bên là ông A, một bên là người nhận vì bảo 3 rằng họ có giấy tờ do huyện cấp. UBND xã đã không điều tra rõ xem giấy tờ của người thứ hai kia có hợp lệ không mà đã lại đưa ra yêu cầu buộc ông A phải nhận ô Thứ 19 trong sơ đồ. Thứ hai, Ông A không đồng ý với và khiếu nại lên xã, nhưng UBND xã đã không giải quyết vàUBND yêu cầu ông A phải nhận lô thứ 19 nếu không thì không giao đất nữa. Như vậy, Theo điều 15 luật Đất đai, UBND xã đã thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái các quy định về quản lý đất đai. 4, Ông A và ông nhận ô 18 (vì có giấy tờ) nếu xảy ra tranh chấp thì giải quyết quan hệ pháp luật nào (quan hệ tranh chấp đất đai hay quan hệ hành chính) nên giúp đỡ ông A lựa chọn trình tự giải quyết tranh chấp theo quan hệ nào là nhanh nhất, hiệu quả nhất. Ông A và ông nhận ô 18 (vì có giấy tờ) xảy ra tranh chấp thì giải quyết quan hệ pháp luật hành chính. Để giải quyết tranh chấp nhanh nhất và có hiệu quả nhất thì ông A nên lựa chọn trình tự giải quyết theo quan hệ pháp luật hành chính. Theo khoản 4 và khoản 5 Nghị định 181 /2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai thì ông A “có quyền và trách nhiệm chuyển phát hiện, kiến nghị của mình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 144 của Luật Đất đai” và “có thể gửi phát hiện, kiến nghị của mình đến các cơ quan thông tấn, báo chí; các cơ quan thông tấn, báo chí xem xét việc công bố công khai phát hiện, kiến nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng và chuyển đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 144 của Luật Đất đai để giải quyết” Đồng thời, theo khoản 2 điều 182 của Nghị định này thì “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên việc kiểm tra phát hiện các hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật. Trong thời hạn không 4 quá một (01) ngày kể từ khi phát hiện vi phạm hoặc được báo cáo có vi phạm thì phải tổ chức việc kiểm tra, lập biên bản, ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm, xử phạt hành chính theo thẩm quyền và yêu cầu tự khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu; nếu người có hành vi vi phạm không chấp hành quyết định đình chỉ thì ra quyết định cưỡng chế khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu và báo cáo bằng văn bản lên Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp”. Như vậy, trong trường hợp này ông A có thể kiến nghị nên cơ quan nhà Nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể gửi phát hiện, kiến nghị của mình đến các cơ quan thông tấn, báo chí; các cơ quan thông tấn, báo chí xem xét việc công bố công khai phát hiện, kiến nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng và chuyển đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết cho mình. Nếu như việc kiến nghị không được xem xét giải quyết thì ông A có quyền khiếu nại lên UBND xã để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Và trong trường hợp việc khiếu nại của ông A không được giải quyết thỏa đáng thì ông A có thể khởi kiện hành vi vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại UBND xã và UBND huyện. ”Trước khi khởi kiện để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải khiếu nại với cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà người khiếu nại cho là trái pháp luật, trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó hay khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án có thẩm quyền”Theo khoản 4 và khoản 5 Nghị định 181 /2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai. Bài làm của em xin được kết thúc tại đây.Do trình độ nhận thức, kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nên em đã không thể đề cập hết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong vấn đề này. Vì thế, bài tập của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo để bài làm có thể hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 1. Giáo trình luật Đất đai, Đại học luật Hà Nội, NXB Tư Pháp, 10/2005. 2. Luật đất đai năm 2003 (Đã được sửa đổi và bổ sung năm 2009), NXB Lao động. 3. Nghị định 181 /2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai. 4. Nghị định của Chính phủ số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Về quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 5. Các website: • www.google.com • www.luatsurieng.vn • www.tranhchap.batdongsan.com.vn • www.doisongphapluat.com.vn • www.luathoc.cafeluat.com.vn 6