1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định quy trình và đề xuất giải pháp phát triển chương trình đào tạo loại hình bồi dưỡng nâng cao năng lực người học theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn

6 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 102,72 KB

Nội dung

Một trong những giải pháp hàng đầu trong việc nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu người học và thực tiễn xã hội đối với loại hình bồi dưỡng là phát triển chương trình đào tạo. Để phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực người học thiết thực, có tính khả thi cần xác định quy trình, có các giải pháp khoa học, phù hợp.

Trang 1

XÁC ĐỊNH QUY TRÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LOẠI HÌNH BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỰC TIỄN

TS Nguyễn Viết Thanh Minh - ThS Hoàng Lê Minh Nhật

Trường CĐSP Thừa Thiên Huế

Tóm tắt:

Một trong những giải pháp hàng đầu trong việc nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu người học và thực tiễn xã hội đối với loại hình bồi dưỡng là phát triển chương trình đào tạo Để phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực người học thiết thực, có tính khả thi cần xác định quy trình, có các giải pháp khoa học, phù hợp Thông qua minh họa việc vận dụng quy trình và giải pháp đề xuất trong phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS môn Tiếng Anh để thấy tính hiệu quả của nghiên cứu vấn

đề này tại trường CĐSP TT Huế

Từ khóa: giải pháp, phát triển chương trình, bồi dưỡng năng lực

1 Đặt vấn đề

Hội nghị lần thứ 8, ban chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Mục tiêu của công cuộc đổi mới nhằm nâng cao năng lực người học theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay Để thực hiện tốt mục tiêu đó, đối với các trường sư phạm nói chung và trường Cao đẳng

Sư phạm nói riêng cần đẩy mạnh nhiệm vụ hàng đầu về bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo Trong đó, giáo viên là đội ngũ quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục, đội ngũ này cần được bồi dưỡng nâng cao các năng lực cần thiết theo hướng dạy học phát triển năng lực

Một trong những giải pháp hành đầu để thực hiện Nghị quyết 29: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng hội nhập quốc tế” là có được một chương trình bồi dưỡng có tính khoa học và khả thi, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong công tác đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cần có những nghiên cứu phát triển chương trình và giải pháp thực hiện hết sức khoa học, thiết thực và hiệu quả để bồi dưỡng nâng cao năng lực người học theo hướng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời gian tới Do đó vấn đề nghiên cứu xác định quy trình và đề xuất giải pháp phát triển chương trình đào tạo loại hình bồi dưỡng nâng cao năng lực người học theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn có ý nghĩa thiết thực

Trang 2

2 Nội dung

2.1 Chương trình giáo dục và phát triển chương trình

Khái niệm chương trình giáo dục là một hệ thống có hiệu lực để định hình các quá trình giáo dục trong mối liên quan với những mục tiêu dạy học đã được xác định Chương trình giáo dục là văn kiện quy định những mục tiêu (kết quả đầu ra mong đợi), những định hướng nội dung, tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá của quá trình dạy học.[1]

Chương trình giáo dục với ý nghĩa đầy đủ không chỉ bao gồm nội dung dạy học

mà còn bao gồm tất cả các hoạt động mang tính học vấn, hướng nghiệp, tình cảm và giải trí của người học trong sự hướng dẫn có thủ ý của nhà trường Một chương trình theo cách hiểu đầy đủ có ít nhất ba thành tố cơ bản: cái mà người học cần học; cách thức dạy và học; thời điểm trình bày các nội dung.[2]

Bồi dưỡng nâng cao năng lực người học là một loại hình dạy và học trong giáo dục và đào tạo, chương trình bồi dưỡng cho loại hình này cũng được xem là chương trình dạy học Do đó, chương trình bồi dưỡng năng lực cho người học cũng cần đảm bảo các thành tố như: các mục tiêu bồi dưỡng; các nội dung, những định hướng về tổ chức, phương pháp và phương tiện; những định hướng về đánh giá

Phát triển chương trình giáo dục là quá trình điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, làm mới toàn bộ hoặc một số thành tố của chương trình đã có, nhằm làm cho việc triển khai chương trình theo mục tiêu đổi mới giáo dục đặt ra đạt hiệu quả tốt nhất, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu phát triển xã hội và phát triển của cá nhân người học Việc phát triển chương trình bao gồm xây dựng chương trình, đánh giá, chỉnh sửa và hoàn thiện chương trình Có thể xem phát triển chương trình là một quá trình liên tục với 5 thành tố: phân tích nhu cầu, tình hình (need analysis); xác định mục đích và mục tiêu (defining aims and objetives); thiết kế chương trình (curriculum design); thực hiện (implementation); và đánh giá (evaluation)

Như vậy, phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực người học cho một bộ môn, chuyên ngành nào đó được hiểu như một quá trình thực hiện liên tục và kép kín

5 bước nêu trên theo một vòng tròn nhằm làm cho chương trình dạy học mới đạt được mục tiêu mà việc thiết kế chương trình hướng tới, đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực người học về bộ môn đó

2.2 Quy trình xây dựng, phát triển chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực người học

Trên cơ sở các bước xây dựng chương trình nói chung, để phát triển một chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực người học, theo chúng tôi cần thực hiện các bước

cụ thể sau: [3]

- Bước 1: Phân tích các yêu cầu đổi mới của chương trình trên cơ sở thực tiễn tình hình, nhu cầu thực tiễn của người học, của xã hội (xác định mục tiêu dạy học mới);

- Bước 2: Xác định các tiêu chí năng lực mới cần phát triển cho người học đáp ứng yêu cầu mới;

- Bước 3: Xác định các Module kiến thức phù hợp mục tiêu, tiêu chí đổi mới cần

Trang 3

phát triển;

- Bước 4: So sánh với các chương trình đào tạo nói chung và các chương bồi dưỡng đã tổ chức dạy học để chọn lọc, điều chỉnh thành các Module bồi dưỡng phù hợp nhu cầu thực tiễn của người học, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới;

- Bước 5: Tổ hợp các Module kiến thức đã được lựa chọn thành các chuyên đề bồi dưỡng phù hợp mục tiêu phát triển chương trình được đặt ra ban đầu;

- Bước 6: Đánh giá tính khả thi, thiết thực và hiệu quả của chương trình được phts triển thông qua hội đồng chuyên gia và thực tiễn.

Có thể minh họa quá trình phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên Trung học

Cơ sở môn Tiếng Anh được thực hiện tại trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế: [4]

Bước 1: Phân tích các yêu cầu đổi mới của chương trình

Trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của người học về việc bồi dưỡng phương pháp dạy học môn Tiếng Anh và kiểm tra đánh giá đối với học sinh THCS, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế đã xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS môn Tiếng Anh trên địa bàn trong nhiều năm qua, với mục tiêu bồi dưỡng và thúc đẩy quá trình phát triển nghiệp vụ giảng dạy, nâng cao năng lực sử dụng hiệu quả các hoạt động trên lớp học, tạo ra những tác động lâu dài đối với các giáo viên; qua đó giúp giáo viên tiếp tục phát triển nghiệp vụ và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh bậc THCS

Chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS môn Tiếng Anh được xây dựng đáp ứng các yêu cầu đổi mới chương trình dạy học hiện nay, cụ thể:

- Kiến thức quy định trong chương trình là những kiến thức ngôn ngữ và phương pháp có tính hệ thống, hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và thực tế giảng dạy ở các trường THCS hiện nay

- Chương trình lấy việc bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng giảng dạy, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ là trọng tâm

- Chương trình tăng cường sự tương tác giữa người dạy và người học; phát triển

và rèn luyện kỹ thuật giảng dạy tiếng, kiểm tra đánh giá và tổ chức các hoạt động dạy học với nhiều hình thức khác nhau

Bước 2: Xác định các tiêu chí năng lực cần phát triển cho người học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục

Với những yêu cầu đổi mới toàn diện về giáo dục hiện nay, đội ngũ giáo viên THCS cần được bồi dưỡng và nắm vững được các phương pháp, kỹ thuật giảng dạy các bình diện về ngôn ngữ như: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ như: nghe, nói, đọc, viết, kỹ năng tổng hợp

Ngoài ra, giáo viên THCS cần phải biết cách khai thác tài liệu (tài liệu in và điện

tử trên Internet) một cách hiệu quả để vận dụng các kỹ thuật giảng dạy một cách hợp

lý và sáng tạo

Bước 3: Xác định các nội dung kiến thức phù hợp

Để đáp ứng các yêu cầu trên, chương trình Bồi dưỡng giáo viên THCS được dự kiến xây dựng trên những nội dung sau:

Trang 4

- Kỹ năng tổng hợp (Integrated Skills);

- Kỹ thuật giảng dạy tiếng Anh (Teaching techniques);

- Kiểm tra đánh giá (Testing);

- Sử dụng trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ (Using games in language teaching);

- Xây dựng hồ sơ giảng dạy (Developing teaching porfolios);

- Phát triển nghề nghiệp (Professional development);

- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá (Extra curriculum activities)

Bước 4: So sánh với chương trình đào tạo ngành cao đẳng sư phạm Tiếng Anh tại trường CĐSP TT Huế

Với nhiệm vụ là đào tạo giáo viên THCS cho tỉnh nhà, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế đã xây dựng các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng nhằm đào tạo giáo viên THCS đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong đó, chương trình đào tạo ngành cao đẳng sư phạm Tiếng Anh đã được xây dựng với mục tiêu người học phải đạt được các

kỹ năng sau:

- Kỹ năng lập kế hoạch dạy học (từng năm học, từng học kỳ), xây dựng hồ sơ giảng dạy và giáo dục;

- Kỹ năng thiết kế bài giảng: biết xác định mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học,

dự kiến các phương pháp và đồ dùng dạy học sẽ sử dụng; biết phân bố thời gian lên lớp và tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với trình độ học sinh; biết bổ sung, hoàn thiện bài giảng;

- Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh, các phương tiện thiết bị dạy học thích hợp để đạt kết quả tốt;

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

Bước 5: Tổ hợp các Module kiến thức đã được lựa chọn thành các chuyên đề bồi dưỡng

Tiếp nối những kỹ năng đã đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm TT Huế đã chọn lọc các nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên THCS môn Tiếng Anh với các Module phù hợp với yêu cầu hiện nay:

- Module 1: Kỹ thuật giảng dạy tiếng Anh (Teaching techniques)

- Module 2: Kiểm tra đánh giá (Testing and assessment)

- Module 3: Sử dụng trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ (Using games in lan-guage teaching)

- Module 4: Phát triển nghề nghiệp (Professional development)

- Module 5: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa (Extracurriculum activities)

Bước 6: Đánh giá chương trình mới phát triển

Với 5 Modules trên, chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS môn Tiếng Anh sau khi phát triển đã được Hội đồng thẩm định đánh giá cao về:

- Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng: đáp ứng nhu cầu thực tiễn;

- Nội dung chương trình: đáp ứng mục tiêu, phù hợp trình độ bồi dưỡng;

Trang 5

- Cấu trúc chương trình: các nội dung trong chương trình được phân bổ hợp lý về

tỷ lệ lý thuyết, thực hành;

- Kế hoạch giảng dạy; hình thức đánh giá: phù hợp với người học;

- Thời lượng của chương trình: phù hợp;

- Thời lượng của từng nội dung: phù hợp;

- Phương pháp dạy và học: cập nhật với các chương trình giáo dục THCS hiện nay;

- Phương pháp đánh giá: chú trọng vào việc đánh giá bằng hình thức thực hành thông qua các bài tập nhóm, bài tập lớn, sản phẩm,…

- Yêu cầu về giáo viên giảng dạy: đạt chuẩn;

- Tài liệu học tập: có tính cập nhật cao

2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực người học

- Xác định đúng nhu cầu, tình hình thực tiễn của người học và xã hội trong xây dựng, phát triển chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực người học trên cơ sở các nhu cầu cần về nội dung, kỹ năng và tiêu chí đổi mới, phát triển Do đó, đòi hỏi khâu đánh giá nhu cầu người học phải hết sức được quan tâm, tránh những nhận định mang tính chủ quan của người làm chương trình, thông thường trước đó phải thực hiện ng-hiêm túc quá trình khảo sát, tìm hiểu tình hình thực tiễn trong một phạm vi rộng

- Phát triển chương trình theo hướng mở: Chương trình dùng cho loại hình bồi dưỡng thường bao gồm tổ hợp của các Module, tổ chức theo các chủ đề, đây là cách tổ chức chương trình theo tinh thần tích hợp, khắc phục những nhược điểm của chương trình gồm những môn học riêng biệt Tuy nhiên hạn chế của việc tích hợp là người học

có nguy cơ chỉ học các kiến thức bề nổi chủ đề mà có thể không đảm bảo sự hiểu biết sâu rộng Do đó, chọn giải pháp xây dựng chương trình theo hướng mở thường rất phù hợp Tức là: ngoài các Module cốt lõi, cần bổ sung một số Module có nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch bồi dưỡng theo hướng linh động, người học có thể tự chọn phù hợp với từng nhóm đối tượng, điều kiện địa phương hoặc tình hình thực tiễn của các khóa đào tạo Nếu đảm bảo tốt vấn đề này không những sẽ giúp ổn định về mặt chương trình bồi dưỡng mà còn góp phần đảm bảo tính kết nối giữa người học và giáo viên, giữa nhà trường và xã hội, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của quá trình bồi dưỡng của nhà trường, người học và các đơn vị sử dụng đối tượng sau đào tạo

- Biên soạn các tài liệu bồi dưỡng phù hợp, theo hướng tạo thuận lợi cho việc tự học, tự rèn luyện của đối tượng được bồi dưỡng nâng cao năng lực Tài liệu bồi dưỡng phải được đổi mới bắt kịp cùng sự phát triển chương trình và đáp ứng yêu cầu của người học về nội dung lẫn hình thức tổ chức và phương pháp, phương tiện hỗ trợ dạy học

- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình bồi dưỡng Đối với các chương trình được thực hiện lần đầu không những cần làm rõ trong đề cương chi tiết về cách thức tổ chức dạy học theo hướng

đa dạng, đổi mới phương pháp mới mà còn cần thực hiện trên đối tượng bồi dưỡng là người học có vị trí, năng lực chuyên môn chủ chốt, cán bộ quản lý chuyên môn Trên

Trang 6

cơ sở đó có những đánh giá, phản hồi tích cực, chính xác về hiệu quả, khả thi của chương trình mới

- Chú trong công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực người học Việc đánh giá chính xác năng lực đầu ra sau quá trình bồi dưỡng không những phản ánh đúng năng lực của người học mà còn mang lại thông tin phản hồi chính xác về tính khả thi, thiết thực và hiệu quả của việc xây dựng, phát triển chương trình bồi dưỡng

3 Kết luận

Thông qua việc xác định quy trình và đề xuất giải pháp phát triển chương trình đào tạo loại hình bồi dưỡng nâng cao năng lực người học theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn giúp từng bước hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển các chương trình bồi dưỡng tại trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu sẽ được tiếp tục triển khai cho tất cả các đơn vị thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế nói riêng và các trường Đại học, Cao đẳng khác nói chung nhằm thúc đẩy vấn đề phát triển chương trình đào tạo loại hình bồi dưỡng nâng cao năng lực người học theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn một cách thiết thực, hiệu quả nhất trong thời gian tới

Tài liệu tham khảo

[1] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường, Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm, 2014

[2] Nguyễn Hữu Châu, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, 2006

[3] Nguyễn Đức Vũ, Nghiên cứu xây dựng chương trình bồi dương nâng cao năng lực của giáo viên THPT, đề tài NCKH và CN cấp Bộ, ĐH Sư phạm, Đại học Huế, 2017

[4] Chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS và giáo viên Tiểu học môn Tiếng Anh, trường CĐSP TT Huế, 2018

Ngày đăng: 18/05/2021, 11:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w