Thực tiễn hoạt động thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đã góp phần giải quyết được các vấn đề phát sinh, đáp ứng được yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cá
Trang 1NGUYỄN THÀNH KHƯƠNG DUY
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ
XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN TẠI BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2020
Trang 2
NGUYỄN THÀNH KHƯƠNG DUY
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ
XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN TẠI BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS VÕ TRÍ HẢO
Tp Hồ Chí Minh - Năm 2020
Trang 3Tôi tên là Nguyễn Thành Khương Duy - là học viên lớp Cao học Khóa K28-DC chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ
Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về hoạt
động thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội và thực tiễn tại Bình Dương” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”)
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này
là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực
Học viên thực hiện
NGUYỄN THÀNH KHƯƠNG DUY
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Câu hỏi nghiên cứu 2
3 Tình hình nghiên cứu 2
4 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4.1 Mục đích nghiên cứu 5
4.2 Đối tượng nghiên cứu 5
4.3 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Các phương pháp tiến hành nghiên cứu và giá trị ứng dụng của đề tài 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH 7
1.1.1 Khái niệm thanh tra 7
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của thanh tra 9
1.1.2.1 Đặc điểm 9
1.1.2.2 Vai trò 10
1.2 HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI 11
1.2.1 Lĩnh vực kinh tế xã hội 11
Trang 51.2.3.1 Chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra hành chính
trong lĩnh vực kinh tế xã hội 16
1.2.3.2 Quyền hạn trong hoạt động thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội 17
1.2.4 Phân loại 21
1.2.4.1 Thanh tra theo kế hoạch 21
1.2.4.2 Thanh tra đột xuất 21
1.2.5 Nguyên tắc tiến hành cuộc thanh tra 22
1.2.6 Quy trình tiến hành thanh tra 23
1.2.7 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội 35
Kết luận Chương 1 39
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI TẠI THANH TRA TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 2.1 THANH TRA HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIAI ĐOẠN 2017-2019 40
2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương và nhu cầu thanh tra hành chính 40
2.1.2 Sơ lược về cơ quan Thanh tra tỉnh Bình Dương 41
2.1.3 Kết quả hoạt động thanh tra hành chính lĩnh vực KTXH của Thanh tra tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2017-2019 42
2.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 44
2.2.1 Kết quả đạt được 44
2.2.2 Một số vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật 46
Trang 62.3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật 50
2.4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA 52
Kết luận Chương 2 54
KẾT LUẬN CHUNG 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Trang 7UBND Ủy ban nhân dân
HĐTTr Hoạt động thanh tra
ĐTTr Đoàn thanh tra
KTXH Kinh tế xã hội
Trang 8Quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội là nội dung có ý nghĩa rộng lớn gồm tất cả các lĩnh vực của cơ chế chính sách, hoạt động kinh doanh sản xuất, đời sống người dân như kinh tế, tài chính, đất đai, môi trường, giáo dục, y tế, đầu tư xây dựng… Theo pháp luật Việt Nam, công tác thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý Nhà nước của nhiều cấp từ Trung ương đến địa phương Theo cách hiểu thông thường hoạt động thanh tra lĩnh vực kinh tế - xã hội được coi là một trong những phương diện hoạt động chủ yếu, trở thành một trong những nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan Thanh tra
Theo Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành gồm hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành Đối với lĩnh vực kinh tế - xã hội, công tác thanh tra thường được áp dụng dưới hình thức hoạt động thanh tra hành chính thông qua các Đoàn thanh tra liên ngành được thành lập và tiến hành là cuộc thanh tra hành chính Thực tiễn hoạt động thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đã góp phần giải quyết được các vấn đề phát sinh, đáp ứng được yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước các cấp tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại bất cập, quy định pháp luật còn chưa phù hợp…Vì vậy, Luận văn đề cập đến mội số nội dung
cơ bản về pháp luật thanh tra, hoạt động thanh tra hành chính, chỉ ra những điểm hạn chế để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật góp phần ứng dụng vào thực tiễn công tác của cơ quan Thanh tra tỉnh Bình Dương cũng như
ngành Thanh tra nói chung trong thời gian tới
Từ khóa: Thanh tra, hoạt động thanh tra, thanh tra hành chính, Đoàn thanh tra liên ngành, pháp luật về thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội
Trang 9covering all areas of the policy mechanism, production and business activities, people's lives such as economy, finance, land, environment, education, health, construction investment According to the laws of Vietnam, inspection work
is closely linked to State management activities of various levels from central to local levels According to the common understanding, the socio-economic inspection activities is considered as one of the major operational aspects, becoming one of the basic tasks of inspection agencies
According to the 2010 Inspection Law and its bylaws guide implementation, including administrative inspection activities and specialized inspection activities For the field of socio-economic, inspection activities is usually applied in the form of administrative inspection activities through interdisciplinary inspection teams established and conducted as an administrative inspection The reality of the activities of administrative inspection in the socio-economic field has contributed to solving the arising problems, meeting the requirements of the heads of state management agencies
at all levels, but the implementation process still many shortcomings and legal provisions are not appropriate Therefore, this master thesis refers to a number
of basic contents of inspection law, administrative inspection activities, pointing out the limitations from which to propose some solution for the purpose of application in the BinhDuong Inspectorate Department as well as the Inspection field in general in the coming time
Keywords: Inspection, inspection activities, administrative inspection, interdisciplinary inspection teams, law on administrative inspection in the socio-economic field
Trang 10LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
HĐTTr nói chung và HĐTTr hành chính nói riêng nằm trong chu trình của công tác quản lý Nhà nước Đối tượng của HĐTTr hành chính là các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có quan hệ trực thuộc hoặc thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản
lý Nhà nước theo cấp hành chính Theo đó, đối tượng thuộc quyền tiến hành thanh tra của Thanh tra tỉnh bao gồm cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và doanh nghiệp Nhà nước do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Các đối tượng này có quan hệ trực thuộc đối với UBND cấp tỉnh chứ không có quan hệ trực thuộc đối với Thanh tra Chính phủ hay Chính phủ Giống mục đích chung của HĐTTr, HĐTTr hành chính cũng nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản
lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan,
tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Bình Dương là một trong những tỉnh ở khu vực Đông Nam Bộ có số lượng đăng ký doanh nghiệp, các cụm khu công nghiệp và tốc độ phát triển về kinh tế hàng
năm đứng đầu của cả nước Ở nước ta, thể chế kinh tế (có thể hiểu là các luật lệ, chế
tài, phương thức vận hành nền kinh tế) được vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự
quản lý Nhà nước xã hội chủ nghĩa hướng tới mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh Thể chế kinh tế bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó tính chất xem xét, đánh giá thực hiện chính sách, pháp luật của các tổ chức, cá nhân, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định trong lĩnh vực KTXH rất quan trọng nên HĐTTr hành chính KTXH có ảnh hưởng lớn đến sự hoàn thiện thể chế kinh
tế
Kể từ khi tổ chức và HĐTTr được chính thức quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt như Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, sau là Luật Thanh tra năm 2004 và hiện nay chúng ta có Luật Thanh tra năm 2010 công tác thanh tra đã góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạm trong việc quản lý đời sống kinh tế, xã hội; đã kiến nghị xử lý và đề xuất nhiều biện pháp
để chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khiếm khuyết,
Trang 11sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tổ chức và HĐTTr hành chính trong lĩnh vực KTXH thời gian qua cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập như: Chưa có hành lang pháp lý quy định rõ mục đích, nội dung, phương pháp thực hiện; Tổ chức thanh tra còn dàn trải, thiếu tập trung, không thống nhất, HĐTTr còn chồng chéo, trùng lặp cả về phạm vi, đối tượng… Quyền hạn thanh tra còn bị hạn chế, các kết luận, kiến nghị thanh tra chưa được thực thi một cách nghiêm chỉnh và còn thiếu những biện pháp cứng rắn, chế tài đủ mạnh Một số cán bộ thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị trong thực hiện nhiệm vụ được giao Những yếu kém, bất cập trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, làm cho công tác thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý và mong mỏi của nhân dân trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của công tác cũng như những vấn đề vướng mắc đang đặt ra và có các giải pháp thích hợp trong thời gian tới, tôi đã chọn đề tài:
“Pháp luật về hoạt động thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội và thực tiễn tại Bình Dương” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Luận văn có bố
cục gồm 02 chương, nội dung từng chương có phần kết luận riêng; cuối đề tài là phần kết luận chung
2 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm hướng đến trả lời các câu hỏi:
Thứ nhất, pháp luật thực định của Việt Nam có những quy định cụ thể gì về bản chất HĐTTr, mục đích, nội dung và phương pháp tiến hành thanh tra hành chính trong lĩnh vực KTXH?
Thứ hai, thực trạng về HĐTTr hành chính trong lĩnh vực KTXH với hình thức Đoàn thanh tra liên ngành tại Thanh tra tỉnh Bình Dương thời gian qua có những thành công và hạn chế gì?
Thứ ba, thời gian tới cần có những giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của HĐTTr hành chính trong lĩnh vực KTXH tại tỉnh Bình Dương?
3 Tình hình nghiên cứu
Trang 12Thời gian qua tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật thanh tra nói chung và công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành nói riêng với nhiều góc độ khác nhau, cụ thể như sau:
Về các đề tài nghiên cứu khoa học:
- “Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Luận cứ khoa học phục vụ sửa đổi Luật thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh tra” đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2007 do Trần Văn Truyền - Tổng Thanh tra Chính phủ, làm Chủ nhiệm Đề tài
đã nghiên cứu một cách sâu rộng về tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, qua đó xác lập những luận cứ khoa học cho việc sửa đổi Luật Thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh tra, làm cơ sở tham khảo để Nhà nước ban hành Luật Thanh tra năm 2010
- “Cơ sở xác định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng” đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2010 do Nguyễn Tuấn Khanh - Trưởng phòng nghiên cứu và đào tạo, Viện khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu, tổng hợp được sơ sở lý luận về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trong việc chỉ đạo, chấp hành các quy định pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, chỉ ra được những bất cập, hạn chế và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra trách nhiệm
Về sách chuyên khảo:
- “Kỷ yếu khoa học thanh tra” từ tập 1 đến tập 8 của Viện Khoa học thanh tra phát hành năm 2003 Sách tổng hợp các báo cáo kết quả nghiên cứu, các bài viết nghiên cứu có chiều sâu từng vấn đề trong việc áp dụng pháp luật thanh tra; đưa ra
cơ sở lý luận và các phân tích, đánh giá thực tế từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng các phương pháp, biện pháp nghiệp vụ thanh tra cụ thể trong từng chuyên đề
- “Cơ chế giám sát, kiểm toán và thanh tra ở Việt Nam” do Viện Khoa học thanh tra phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp phát hành năm 2004 Công trình nghiên cứu này vừa cung cấp một cách nhìn tổng thể, vừa đề cập tới từng cơ chế cấu thành
là Giám sát, Kiểm toán và Thanh tra, cơ chế kiểm soát việc thực thi công vụ ở Việt
Trang 13Nam, có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng nền quản trị công, tác động trực tiếp, toàn diện đến công cuộc cải cách hành chính và cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài
Về các bài nghiên cứu đăng trên Báo, Tạp chí:
- Trịnh Xuân Thiện: “Suy nghĩ về các nguyên tắc HĐTTr”, Tạp chí Thanh tra,
số 03/2005 Bài viết đưa ra các nhìn nhận về quy định pháp luật các nguyên tắc hoạt động thanh tra, những cách hiểu thống nhất trong việc áp dụng nhằm đảm bảo thực hiện các nguyên tắc này trong thực tiễn công tác
- Nguyễn Ngọc Tản: “Về công tác xây dựng thể chế của ngành Thanh tra”, Tạp chí Thanh tra, số 01/2007 Bài viết tập trung phân tích vị trí, vai trò của thanh tra; đánh giá được thực trạng hoạt động xây dựng thể chế ngành Thanh tra tại Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp tổng thể, định hướng hoàn thiện thể chế ngành Thanh tra
- Nguyễn Thành Vinh: “Những bất cập trong các quy định của pháp luật về thanh tra”, Tạp chí Thanh tra, số 11/2007 Bài viết nghiên cứu, chỉ ra được những bất cập tồn tại của quy định pháp luật theo Luật Thanh tra 2004; qua đó tác giả đề ra một
số giải pháp hoàn thiện pháp luật, đóng góp ý kiến trong quá trình áp dụng pháp luật thanh tra tại Việt Nam
Về các đề tài luận án, luận văn đã bảo vệ:
- Luận án tiến sỹ “Tổ chức và hoạt động của các tổ chức Thanh tra ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp”, của nghiên cứu sinh Trịnh Xuân Thiện Đề tài đã nghiên cứu tổ chức và hoạt động của các cơ quan Thanh tra nhà nước hiện nay còn gặp nhiều bất cập chưa thật sự phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường Thực tiễn trong những năm qua cho thấy nhiều quy định pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước
Tổ chức các cơ quan thanh tra cấp và ngành chưa hợp lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chưa đầy đủ; nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan thanh tra, thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra chưa được xác định đầy đủ, rõ ràng… Từ đó, tác giả đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra các cấp từ trung ương đến địa phương
Trang 14- Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra chuyên ngành” của học viên Nguyễn Thị Kim Ngọc; “Vai trò của thanh tra Nhà nước trong quản lý việc thực hiện dự án ở nước ta hiện nay” của học viên Nguyễn Thanh Hải; “Đổi mới
tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành giáo dục” của học viên Bùi Ngọc Âu…Các đề tài nghiên cứu đã tập trung phân tích đánh giá thực trạng pháp luật của hoạt động thanh tra liên ngành, chỉ ra vai trò của cơ quan thanh tra Nhà nước, đề ra những giải pháp hoàn thiện, định hướng đổi mới trong tổ chức, hoạt động thanh tra
Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu trước đây và các quy định của pháp luật
hiện hành, tôi cho rằng việc chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hoạt động thanh
tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội và thực tiễn tại Bình Dương” sẽ góp
phần làm phong phú và sâu sắc thêm những luận cứ khoa học, cũng như cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới tổ chức, HĐTTr hành chính mà nhu cầu khách quan cuộc sống đang đặt ra
4 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích làm rõ: (1) Những vấn đề lý luận về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực kinh tế xã hội; (2) Thực trạng pháp luật về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực kinh tế xã hội; (3) Thực trạng hoạt động thanh tra trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại Tỉnh Bình Dương để từ đó đưa ra một số kiến nghị
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Các quy định pháp luật thanh tra về HĐTTr hành chính trong lĩnh vực KTXH;
tổ chức và HĐTTr hành chính của Thanh tra tỉnh Bình Dương nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế, từ đó kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực KTXH; kiến nghị, đề xuất sửa đổi,
bổ sung các quy định của pháp luật về thanh tra và các văn bản hướng dẫn có liên
quan để phù hợp với tình hình thực tế
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các tổ chức thanh tra nhà nước nói chung là vấn đề rất rộng, phức tạp, có tầm bao quát lớn Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụ thể:
- Những vấn đề lý luận về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực kinh tế xã hội
Trang 15- Thực trạng pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra hành chính trong lĩnh vực KTXH ở cấp tỉnh
- Nghiên cứu và phân tích đặc thù của hoạt động thanh tra hành chính; thực trạng về tổ chức và HĐTTr hành chính trong lĩnh vực KTXH thông qua các Đoàn thanh tra liên ngành tại tỉnh Bình Dương; đưa ra nhận xét về những ưu điểm và hạn chế, những bất cập so với quy định hiện hành trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị phù hợp
5 Các phương pháp tiến hành nghiên cứu và giá trị ứng dụng của đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói chung và công tác thanh tra nói riêng Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích các khái niệm, quy định pháp luật thực định; phương pháp tổng hợp về cơ sở lý luận, các bài viết chuyên sâu tại các tài liệu tham khảo; phương pháp thống kê số liệu báo cáo từ năm 2017 đến năm 2019; phương pháp so sánh giữa quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật cùng một số phương pháp khác để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề
Mác-Qua quá trình nghiên cứu đề tài, xây dựng một cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cho việc kiện toàn và nâng cao tổ chức và HĐTTr hành chính cấp tỉnh dựa trên sự nghiên cứu và phân tích thực trạng về tổ chức và HĐTTr nhà nước tỉnh Bình Dương Phát hiện những vấn đề khó khăn, vướng mắc, chồng chéo của HĐTTr hành chính,
từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về thanh tra nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn, hình thành một mô hình thanh tra hành chính cấp tỉnh đảm bảo về các mặt: Hoàn thiện về quy trình, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tốt về nguồn nhân lực
và có thể nhân rộng sang các tỉnh thành khác của cả nước
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
KINH TẾ XÃ HỘI 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH 1.1.1 Khái niệm thanh tra
Thanh tra theo thuật ngữ tiếng Anh - "Inspect" , từ gốc Latinh “In-Spectare”
có nghĩa là nhìn vào bên trong chỉ “một sự xem xét từ bên ngoài vào một đối tượng nhất định” Theo Từ điển Tiếng Việt:“Thanh tra (người thuộc cơ quan có thẩm
Khái niệm thanh tra được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng với nghĩa này thanh tra bao hàm việc kiểm soát để xem xét, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những việc làm trái quy định và được thực hiện bởi một chủ thể: người làm nhiệm vụ thanh tra, ĐTTr trong phạm vi, quyền hạn của một chủ thể nhất định
Năm 1961, trong bài huấn thị về công tác thanh tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai mắt sáng suốt thì người mới
sáng suốt Theo các nhà khoa học giáo dục: “Thanh tra là hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước, có chức năng duy trì các hoạt động của cơ quan hay của công chức bằng các hoạt động xem xét, thẩm định lại những hành vi của công chức, những hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở những quy định pháp lí về
“Thuật ngữ pháp lý phổ thông” do Nhà xuất bản Pháp lý in năm 1986, định nghĩa
thanh tra được xem là một biện pháp (phương pháp) của kiểm tra Nhiệm vụ thanh tra được uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm Thanh tra gắn liền với chức năng quản lý nhà nước Để làm được nhiệm vụ, Thanh tra có thể dựa vào bộ máy chuyên môn của mình và quần chúng Cơ quan Thanh tra có trách nhiệm xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo để tìm kiếm những biện pháp giải quyết thoả đáng
1 Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học NXB TP.HCM, 2002, trang 838
2 Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội
Trang 17theo quy định Ngoài HĐTTr hành chính còn có thanh tra chuyên ngành như thanh tra giao thông, tư pháp, tài nguyên khoáng sản, đất đai
Luật Thanh tra 2010, văn bản pháp lí cao nhất trong HĐTTr không nêu khái niệm thanh tra là gì nhưng có thể hiểu thanh tra là thuật ngữ dùng để chỉ HĐTTr nhà
nước, tại Điều 2 luật này nêu mục đích của HĐTTr: “Mục đích của HĐTTr nhằm
phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lí, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lí hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lí nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân” Bên cạnh đó tại Khoản 1, 2, 3 Điều 3 Luật Thanh tra năm
2010 đã giải thích từ ngữ như sau:
Khoản 1: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lí theo trình
tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành;
Khoản 2: Thanh tra hành chính là HĐTTr của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
Khoản 3: Thanh tra chuyên ngành là HĐTTr của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kĩ thuật, quy tắc quản lí thuộc ngành, lĩnh vực đó
Từ những luận điểm nêu trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm Thanh tra như sau: Thanh tra là một dạng hoạt động, là một chức năng và gắn với chu trình quản lí Nhà nước được thực hiện bởi chủ thể quản lí có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước, nhằm tác động đến đối tượng quản lí trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lí vi phạm; kiến nghị của
cơ quan thanh tra là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét lại cơ chế quản lý, chính sách pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả quản lí, góp phần hoàn thiện cơ cấu quản lí, tăng cường pháp chế bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân Thanh tra có nghĩa là sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài vào
Trang 18hoạt động của một đối tượng nhất định, không hoàn toàn độc lập mà gắn bó chặt chẽ với chủ thể quản lý Nhà nước nhưng không lệ thuộc vào chủ thể quản lý
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của thanh tra
1.1.2.1 Đặc điểm
Dựa trên khái niệm về thanh tra có thể chỉ ra 04 đặc điểm sau:
- Thanh tra hành chính luôn gắn với quản lý nhà nước: Với tư cách là một chức
năng thiết yếu của quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý nhà
nước Lênin đã nêu: “Quản lý phải có thanh tra, quản lý và thanh tra là một, không
phải là hai” Như vậy, quản lý nhà nước và thanh tra có mối quan hệ mật thiết với
nhau Trong mối quan hệ này, quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ là phương tiện, công cụ để quản lý nhà nước
- Thanh tra mang tính quyền lực nhà nước: Tính quyền lực nhà nước của HĐTTr gắn bó chặt chẽ với tính quyền uy - phục tùng, một đặc tính quan trọng của quản lý nhà nước Tính quyền lực nhà nước của HĐTTr được thể hiện ở những mặt:
Ra các quyết định bắt buộc thực hiện đối với đối tượng thanh tra về những vấn đề đã
bị thanh tra; Trong quá trình thanh tra, trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết; Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra; yêu cầu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật…
- Thanh tra mang tính khách quan: Tính khách quan của HĐTTr được biểu hiện ở chỗ mọi HĐTTr đều dựa trên cơ sở pháp luật và phải tuân theo pháp luật, không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào HĐTTr Mọi nhận định, đánh giá trong quá trình thanh tra và đưa ra kết luận thanh tra phải dựa trên chứng cứ có thật, sự kiện thực tế, không bình luận chủ quan Tính khách quan đảm bảo HĐTTr được minh bạch, khách quan, công bằng
- Thanh tra mang tính độc lập tương đối: Khác với hoạt động kiểm tra thường
do bản thân các cơ quan quản lý nhà nước tự tiến hành, HĐTTr thường được tiến hành bởi một cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định Luật Thanh tra năm 2010 đã tập trung tăng cường các nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan thanh tra cũng như người đứng đầu các cơ quan này: Các cơ quan thanh tra
có quyền chủ động tiến hành thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt; Thủ trưởng
Trang 19cơ quan thanh tra tự quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật
và chịu trách nhiệm về quyết định của mình…
1.1.2.2 Vai trò
Thanh tra có vai trò rất quan trọng trong việc:
- Thanh tra góp phần vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa: Một trong những nguyên tắc cơ bản phải được tuân thủ của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ở nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Nội dung của nguyên tắc pháp chế là sự bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ một cách tuyệt đối, không có một thực thể nào đứng trên pháp luật hay đứng ngoài pháp luật Nguyên tắc pháp chế hiện hữu ở việc chấp hành pháp luật cả từ phía các cơ quan nhà nước và từ phía các
cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu sự quản lí của nhà nước HĐTTr là hoạt động do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật Trong quản lý nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước buộc phải tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành Để đảm bảo việc “tuân thủ” này, HĐTTr có vai
trò cốt lõi HĐTTr sẽ giúp các đối tượng được thanh tra nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, nhận thức được vai trò quan trọng của chính sách phát luật của nhà nước trong giai đoạn hiện nay, từ đó hình thành ý thức tuân thủ quy định của pháp luật
- Thanh tra là một công cụ thường xuyên, không thể thiếu của các cấp lãnh đạo, quản lí nhằm góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước của các
cơ quan có thẩm quyền quản lí nhà nước Trong một phạm vi, chừng mực nhất định nào đó, hoạt động kiểm tra theo nghĩa thông thường có thể đưa lại những thông tin cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của việc tìm giải pháp phù hợp Nhưng ở một cấp độ khác của công tác quản lí nhà nước, công tác quản lí nhà nước, hoạt động kiểm tra theo nghĩa thông thường chưa đáp ứng được yêu cầu của việc tìm giải pháp phù hợp
đó Thực tiễn điều hành và quản lí nói chung và đặc biệt quản lí nhà nước nói riêng đòi hỏi phải có một phương thức kiểm tra khác với nghĩa kiểm tra thông thường đó
là thanh tra
- Thông qua HĐTTr, những vi phạm, thiếu sót sẽ kịp thời được phát hiện, khắc phục và xử lí nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật Ở đây, tác giả muốn
nhấn mạnh đến tính “kịp thời” của HĐTTr Ví dụ như trong một kì thi, những thao
tác, những thủ tục thoạt nhìn thì đơn giản nhưng nếu người tổ chức kì thi bỏ qua hoặc
Trang 20sai sót khi tiến hành thì hậu quả pháp lí của sai sót đó là có thể rất lớn Các hành vi
vi phạm pháp luật của các chủ thể tham gia kì thi nếu bị bỏ qua sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lượng của kì thi, chất lượng đào tạo của nhà trường, chất lượng nguồn nhân lực của xã hội trong tương lai Việc kịp thời phát hiện những thiếu sót, ngăn chặn và
xử lí hành vi vi phạm sẽ góp phần khắc phục những hậu quả như đã nêu trên
- Thanh tra không chỉ kiểm tra, đánh giá mà điều quan trọng chính là sự tác động đến ý thức, hành vi, trách nhiệm đến đối tượng thanh tra nhằm tư vấn, giúp đỡ, động viên để họ tiến bộ Trong lí thuyết về công tác thanh tra, kiểm tra, các nhà quản
lý thường nhấn mạnh bốn nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy Có nghĩa là trong HĐTTr, kiểm tra thì nhiệm vụ kiểm tra chỉ chiếm ¼ công việc Mục đích cuối cùng của một đợt thanh tra không phải là cán bộ thanh tra đã lập được bao nhiêu biên bản, đã xử lí được bao nhiêu đối tượng Mà mục đích cuối cùng phải là đã thực hiện theo đúng quy chế hay không Chính vì vậy, người làm công tác thanh tra phải bằng hành vi tích cực của mình tác động vào ý thức, hành vi của đối tượng thanh tra, tư vấn, giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ
- Kết quả của HĐTTr là cơ sở cho đối tượng thanh tra thực hiện việc tự điều chỉnh Việc đánh giá, kết luận chính xác, công bằng, khách quan là tiêu chí rất quan trọng của thanh tra Một nguyên tắc cơ bản của thanh tra là phản ánh đúng hiện thực khách quan HĐTTr phải phản ánh đúng cái gì đang diễn ra và diễn ra như thế nào Một khi kết luận thanh tra đã đáp ứng được nguyên tắc đó, thì nó chính là cơ sở khoa học, cơ sở pháp lí vững chắc để cho đối tượng thanh tra tự điều chỉnh, điều khiển
hành vi của mình, góp phần hoàn thiện bản thân, từ đó phấn đấu vươn lên
1.2 HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1 Lĩnh vực kinh tế xã hội
Chúng ta thường được nghe nhắc tới cụm từ “lĩnh vực kinh tế - xã hội” trong
các báo cáo tổng kết của cơ quan Nhà nước từ cấp trung ương cho đến địa phương nhưng về mặt định nghĩa vẫn chưa đưa ra một cách cụ thể Theo cách hiểu cơ bản nhất, lĩnh vực KTXH là một thuật ngữ có tính chất bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội tùy theo hình thái kinh tế của từng quốc gia trong từng giai đoạn khác nhau Tại Việt Nam, theo lý luận hành chính Nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự tham gia của Nhà nước vào đời sống KTXH và sự quản lý bằng can thiệp, điều tiết của Nhà nước ở mức độ rất lớn
Trang 21Theo đó, quản lý Nhà nước lĩnh vực KTXH mang tính toàn diện, bao quát tất
cả các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội ở khắp mọi miền đất nước thông qua việc thành lập các cơ quan Nhà nước quản lý theo ngành, lĩnh vực (các Bộ cấp Trung ương, các Sở cấp tỉnh, các phòng chuyên môn cấp huyện, cán bộ chuyên trách cấp xã); ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mang tính đặc thù, chuyên ngành như: Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân Hàng, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường…Thanh tra với bản chất là chu trình trong quá trình quản lý Nhà nước nhằm kiểm tra, đánh giá việc chấp hành chính sách pháp luật nên mặc nhiên hoạt động thanh tra cũng có chức năng, nhiệm vụ là thanh tra lĩnh vực KTXH (hay thanh tra KTXH) với loại hình thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm
vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực KTXH trong phạm vi quản lý hành chính của Nhà nước
Cuộc thanh tra lĩnh vực KTXH được tiến hành chủ yếu do yêu cầu của chỉ đạo, điều hành của công tác quản lý Nhà nước đặt ra hoặc do yêu cầu của các tổ chức trong hệ thống chính trị (Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể quần chúng) và từ các phản ảnh, đơn thư của quần chúng nhân dân, của công luận báo chí
mà người có thẩm quyền quyết định nội dung cần thanh tra
Một số loại hình thanh tra lĩnh vực KTXH có thể kể đến như: Thanh tra hoạt động của ngành ngân hàng, tài chính, dự trữ quốc gia; thanh tra việc quản lý các dự
án, các chương trình mục tiêu quốc gia; thanh tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm
y tế, an ninh xã hội; thanh tra việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai Tuỳ theo từng lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế xã hội mà trong loại hình thanh tra lĩnh vực KTXH tiếp tục được chia ra các loại hình nhỏ khác nhau như: Thanh tra kinh tế, xây dựng, giáo dục, y tế, tài chính, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng
1.2.2 Khái niệm hoạt động thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội
“Thanh tra hành chính” lần đầu được định nghĩa tại Luật Thanh tra năm 2004:
“Thanh tra hành chính là HĐTTr của cơ quan quản lý Nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp” (Khoản 2 Điều 4) Về cơ bản, khái niệm này gần với
khái niệm về “thanh tra” hay “thanh tra Nhà nước” trong Pháp lệnh Thanh tra năm
1990: “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước; là
phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa” (Điều 1)
Trang 22Kế thừa và phát triển quy định Luật Thanh tra năm 2004, Luật Thanh tra năm
2010 đã làm rõ, mở rộng hơn khái niệm thanh tra hành chính, tại Điều 3 của Luật:
“Thanh tra hành chính là HĐTTr của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm
vụ, quyền hạn được giao.”
Theo đó, thanh tra hành chính là HĐTTr mang tính nội bộ trong bộ máy Nhà nước; là thanh tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới trực thuộc; là thanh tra của chủ thể quản lý này với chủ thể quản lý khác thuộc quyền quản
lý trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao Như vậy, thanh tra hành chính mang tính giám sát nội bộ của bộ máy nhà nước hay bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước, được phân biệt với HĐTTr chuyên ngành là HĐTTr của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định pháp luật chuyên ngành, tiêu chuẩn
về chuyên môn - kỹ thuật thuộc quản lý theo ngành, lĩnh vực nghĩa là hướng ra chủ thể ngoài xã hội
Theo Điều 2, Luật Thanh tra năm 2010 đề cao mục đích phát hiện sơ hở trong
cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục Điều này đã thể hiện sự thay đổi rất cơ bản trong cách đánh giá, nhìn nhận kết quả HĐTTr Theo đó, kết quả về số vụ việc vi phạm, các hành vi vi phạm, số tiền, tài sản sai phạm không còn là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá kết quả HĐTTr nữa mà cần phải căn cứ trước hết vào kết quả phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, sau đó mới đến kết quả về số vụ việc vi phạm, các hành vi vi phạm, số tiền, tài sản vi phạm v.v… Giúp cơ quan, tổ chức thực hiện đúng quy định của pháp luật và phát huy nhân tố tích cực cũng là những mục đích quan trọng định hướng cho kết quả HĐTTr
Về mặt khái niệm, HĐTTr hành chính hướng vào nội bộ cơ quan Nhà nước với mục tiêu làm trong sách bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước tuy nhiên với vai trò Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống, KTXH, có trách nhiệm xây dựng một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân tự do kinh doanh
và có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động Để đảm bảo điều này, Nhà nước quản lý KTXH bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách xã hội; tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản đó
Trang 23Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trên thực tế, HĐTTr hành chính còn hướng đến các đối tượng ngoài xã hội (đơn vị, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về từng lĩnh vực hay nhiều lĩnh vực) thông qua việc thành lập các ĐTTr liên
ngành đối với các vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp,
nhiều ngành (Khoản 3 Điều 19, Khoản 3 Điều 20 của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thanh tra năm 2010)
Từ các quy định pháp luật và thực tế, có thể hiểu HĐTTr hành chính trong lĩnh vực KTXH là hoạt động của chủ thể thanh tra theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ; được tiến hành theo quy chế, trình tự; áp dụng các quyền được quy định tại Luật Thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong việc chấp hành pháp luật, chính sách, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý Nhà nước về KTXH Loại hình KTXH có thể kể đến như: hoạt động của ngành ngân hàng, tài chính, dự trữ quốc gia; việc quản lý các dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý và sử dụng đất đai…
1.2.3 Thẩm quyền thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội
Thanh tra ở Việt Nam luôn là một thiết chế đặt trong quyền hành pháp, phục
vụ cho công tác quản lý Nhà nước Quyền thanh tra nằm trong khuôn khổ và phản ánh quyền của cơ quan hành pháp Mặc dù, Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt quy định những quyền hạn rộng lớn, trong đó có cả những quyền tư pháp (như hỏi chứng, đình chức, bắt giam, truy tố…) nhưng thực ra, đó là Ban Thanh tra đặc biệt, ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, nên cần được trao những quyền hạn đặc biệt Còn ở những giai đoạn sau này, về bản chất của thanh tra, theo
quan điểm của Hồ Chủ tịch, thanh tra phải gắn liền với quản lý, thanh tra là tai mắt
của người quản lý, góp phần cho công tác quản lý có hiệu quả, hiệu lực hơn
Việc trao cho cơ quan thanh tra những quyền hạn gì cũng không nằm ngoài những nguyên tắc chung trong xây dựng tổ chức bộ máy Nhà nước nói trên Những quyền hạn được trao cho các cơ quan thanh tra xuất phát từ vị trí, vai trò, đặc điểm
và yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Thanh tra Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể Đối với Việt Nam, do đặc điểm về thể chế chính trị không có
sự phân chia quyền lực Nhà nước, mà tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân lao động, có sự phân công, phân nhiệm rành mạch cho các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Trong khi đó, với những
Trang 24đặc điểm, điều kiện về KTXH, truyền thống pháp lý thì thanh tra của Việt Nam cần phải được đặt thuộc khối các cơ quan thực hiện chức năng hành pháp Các cơ quan hành chính Nhà nước chỉ có thể thực hiện được sứ mệnh quản lý, điều hành khi nắm bắt được nhiệm vụ và thực hiện những nhiệm vụ đó thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng của mình HĐTTr có đặc điểm là mang tính quyền lực Nhà nước và tính tập trung cao về thứ bậc hành chính Do đó, chỉ có đặt trong cơ quan hành pháp, tác dụng của thanh tra mới được phát huy và phù hợp với tính chất nhanh chóng, kịp thời của hoạt động quản lý
HĐTTr phục vụ cho quá trình quản lý bằng việc thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Thông qua đó, giúp cho
cơ quan quản lý Nhà nước thấy được tình hình hoạt động của các cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình Trên cơ sở đó để các cơ quan quản lý Nhà nước chấn chỉnh, xử lý kịp thời các vi phạm Đồng thời, HĐTTr còn xem xét tính đúng đắn của cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm phát hiện những sơ hở, bất cập, chồng chéo để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định mới phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Vì vậy, quyền của các cơ quan có chức năng thanh tra nói chung và quyền của các chủ thể thanh tra trong HĐTTr nói riêng do phạm vi, tính chất và thực hiện trong khuôn khổ quyền hành pháp quy định và trao cho
Quyền thanh tra với những đặc điểm, tính chất của quyền hành pháp chi phối, quyết định có thể được coi là một loại quyền năng pháp lý được pháp luật trao cho các tổ chức thanh tra và người tiến hành thanh tra để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thanh tra đó Đây là những quyền mà chủ thể thanh tra - thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành, thủ trưởng cơ quan thanh tra, người ra quyết định thanh tra, trưởng ĐTTr, thành viên ĐTTr và công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành - nhân danh Nhà nước, nhân danh pháp luật buộc đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện các yêu cầu, kiến nghị hoặc các quyết định
về thanh tra Thực chất đây là những quyền nhằm bảo đảm cho các chủ thể thanh tra
có đủ điều kiện, khả năng để hoàn thành nhiệm vụ, duy trì trật tự, kỷ cương xã hội và bảo đảm những quyền cơ bản của con người
Nói đến quyền hành pháp có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là quyền thi hành pháp luật và cả việc quản lý, điều hành, lãnh đạo các hoạt động trong hầu hết
Trang 25các lĩnh vực của đời sống xã hội Quyền hành pháp có 2 tính chất cơ bản là tính chất chấp hành và tính chất hành chính, trong đó tính chấp hành (tính chất thi hành pháp luật) của hành pháp là khả năng làm cho pháp luật được thực hiện trên thực tế bằng sức mạnh của Nhà nước, hay nói cách khác là khả năng đưa pháp luật vào đời sống của các cơ quan nắm giữ quyền hành pháp Ngoài tính chất chấp hành, quyền hành pháp còn hàm chứa tính chất hành chính, đó là hoạt động quản lý, điều hành và phục
vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Tính hành chính làm cho quyền hành pháp có tính độc lập tương đối, có khả năng phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội
Đây là điểm căn bản không chỉ quy định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra mà còn là luận điểm quan trọng để pháp luật trao cho thanh tra những quyền hạn nhất định trong quá trình thực hiện chức năng thanh tra, trên cơ
sở đó phân biệt với quyền hạn của các cơ quan Nhà nước khác, chẳng hạn như các cơ quan tiến hành tố tụng Với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử là phải xem xét, xử lý đúng pháp luật đối với người có hành vi vi phạm pháp luật đến mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành
tố tụng được trao cho những quyền hạn như quyền khởi tố vụ án hình sự, quyền khởi
tố bị can, quyền bắt, khám xét hoặc trưng cầu giám định… chỉ khi pháp luật (Bộ luật
Tố tụng Hình sự) trao cho cơ quan tố tụng các quyền hạn này mới đảm bảo cho các
cơ quan đó thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật giao
1.2.3.1 Chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội
Căn cứ tính chất của HĐTTr và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thanh tra Nhà nước theo quy định Luật Thanh tra năm 2010, thẩm quyền tiến hành HĐTTr hành chính thuộc 02 nhóm chủ thể sau:
- Nhóm cơ quan thanh tra Nhà nước (quy định tại Khoản 1 Điều 4): Thanh tra
Chính Phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở, Thanh tra huyện
- Nhóm Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước (quy định tại điểm c, Khoản 2
của các Điều 15, Điều 18, Điều 21, Điều 24, Điều 27): Thủ tướng Chính Phủ, Thủ
trưởng các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND cấp huyện
Trang 26Theo đó, HĐTTr hành chính chỉ được thực hiện khi có Quyết định thanh tra
của người có thẩm quyền thuộc 02 nhóm chủ thể nêu trên (quy định tại Khoản 1 Điều
43 Luật Thanh tra năm 2010) Đối với HĐTTr hành chính trong lĩnh vực KTXH,
thẩm quyền thanh tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trong phạm
vi quản lý Nhà nước, thành lập ĐTTr liên ngành do cơ quan Thanh tra Nhà nước chủ trì phối hợp với sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, với phạm vi thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ toàn diện hoạt động hoặc một số
hoạt động nhất định của đối tượng thanh tra (quy định hướng dẫn tại Điều 19, 20 của
* Quyền yêu cầu
Trong quá trình thanh tra, khi xét thấy cần thiết, thủ trưởng các cơ quan thanh tra, thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước mà trực tiếp là người ra quyết định thanh tra; trưởng ĐTTr; thành viên ĐTTr; người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được quyền đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi với đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện một hoặc một số công việc nhất định trong khuôn khổ pháp luật quy định để thực hiện nhiệm vụ thanh tra Chẳng hạn, quyền yêu cầu cung cấp các thông tin, tài liệu, báo cáo, giải trình; yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, giải trình; yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật nhằm làm rõ nội dung thanh tra, phục vụ cho việc đánh giá, kết luận cuộc thanh tra
Với tính chất là quyền yêu cầu từ phía cơ quan thanh tra, được nhân danh quyền lực Nhà nước đưa ra các yêu cầu này theo quy định của Luật Thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phải chấp hành các yêu cầu này một cách nghiêm túc, trong trường hợp chưa thực hiện được các yêu cầu từ phía cơ quan thanh tra phải báo cáo rõ lý do khách quan chưa thực hiện được, cam kết việc thực hiện các yêu cầu này trong thời
Trang 27hạn mà ĐTTr và pháp luật cho phép Trong trường hợp cố tình không đáp ứng các yêu cầu từ phía ĐTTr, cơ quan thanh tra thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bắt buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó có nghĩa vụ phải thực hiện
Theo quy định của Luật Thanh tra, các quyền thuộc nhóm quyền yêu cầu của các chủ thể thanh tra, gồm có:
- Yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
- Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn
đề liên quan đến nội dung thanh tra
- Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phải phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của thủ trưởng cơ quan thanh tra Nhà nước hoặc của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước
- Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề (thanh tra chuyên ngành)
- Yêu cầu trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra
- Yêu cầu xử lý hành vi không thực hiện các yêu cầu, kết luận, quyết định xử
lý về thanh tra
* Quyền quyết định
Trong quá trình thanh tra, để việc tiến hành thanh tra đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu đặt ra và kịp thời xử lý những vi phạm được phát hiện qua thanh tra, pháp luật trao cho những chủ thể thanh tra, bao gồm: thủ trưởng các cơ quan Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan thanh tra, người ra quyết định thanh tra, trưởng ĐTTr, thành viên ĐTTr và công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được quyền sử dụng các quyền thuộc nhóm quyền quyết định Đặc điểm của nhóm quyền này thể hiện tính quyền uy của chủ thể thanh tra đưa ra một hoặc một số mệnh lệnh
có tính bắt buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức,
Trang 28cá nhân liên quan có nghĩa vụ phải chấp hành Chủ thể thanh tra thực hiện các quyền quyết định này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cấp trên của mình về việc ra các quyết định, nếu ra quyết định sai phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, bởi lẽ khi ban hành và tổ chức thực hiện các quyền quyết định này sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự tác động bởi quyết định đó
Theo Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quyền thuộc nhóm quyền quyết định, bao gồm:
- Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra
- Quyết định kiểm kê tài sản của đối tượng thanh tra
- Quyết định tạm đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Quyền quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc
bị thất thoát bởi hành vi trái pháp luật gây ra
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Quyết định đình chỉ, thay đổi Trưởng ĐTTr, thành viên ĐTTr khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc là người thân thích với đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra
- Quyết định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của Trưởng ĐTTr, các thành viên khác của ĐTTr
- Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử
lý kết quả thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra
* Quyền kiến nghị
Đây là quyền của người ra quyết định thanh tra, trưởng ĐTTr trong quá trình thanh tra nếu phát hiện thấy việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra hoặc cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra thì kiến nghị người có thẩm quyền thực hiện
Trang 29Khác với quyền yêu cầu, cơ sở khoa học đặt ra cho việc xác định đây là quyền kiến nghị bởi lẽ thẩm quyền quyết định những nội dung của quyền này như tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu, xử lý đối với cán bộ là thuộc về cơ quan có thẩm quyền Vì vậy, thanh tra chỉ có quyền kiến nghị để những người này thực hiện các kiến nghị đó theo quy định của pháp luật Theo Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn, các quyền thuộc nhóm quyền kiến nghị, bao gồm:
- Kiến nghị tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra Nhà nước hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra
- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán
bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra
- Kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Kiến nghị xử lý kết quả sau thanh tra
- Kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra
* Quyền kết luận, kiến nghị sau thanh tra
Kết thúc thanh tra, người ra quyết định thanh tra, trưởng ĐTTr, thành viên ĐTTr và công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải đưa ra các đánh giá, nhận xét, kết luận về nội dung thanh tra, đồng thời kiến nghị cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền các biện pháp xử lý Pháp luật đã có quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể thanh tra trong thực hiện quyền kết luận, kiến nghị này
và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết luận, kiến nghị của mình
Theo Luật Thanh tra, các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, các quyền kết luận, kiến nghị bao gồm:
- Kết luận thanh tra
- Kiến nghị xử lý kết quả thanh tra (kiến nghị xử lý về kinh tế, hành chính, hình sự)
Trang 30Trong các quyền nêu trên, quyền kết luận về nội dung thanh tra là một trong những quyền cơ bản, quan trọng của người ra quyết định thanh tra Nó phản ánh kết quả của cuộc thanh tra và sự nhận xét, đánh giá, kết luận về nội dung thanh tra của người ra quyết định thanh tra Đồng thời, qua đó đưa ra các giải pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới nội dung thanh tra Bên cạnh đó, quyền kiến nghị xử lý kết quả thanh tra của người ra quyết định thanh tra nhằm kiến nghị với cơ quan, tổ chức cá nhân có trách nhiệm trong việc xử
lý kết quả thanh tra bao gồm kiến nghị xử lý về kinh tế, hành chính và hình sự (nếu có)
1.2.4 Phân loại
Căn cứ quy định Điều 19, Điều 20 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2010, HĐTTr hành chính lĩnh vực KTXH được chia thành thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất, cụ thể:
1.2.4.1 Thanh tra theo kế hoạch
Thanh tra theo kế hoạch là cuộc thanh tra được tiến hành theo kế hoạch đã được Người có thẩm quyền phê duyệt
Định hướng chương trình thanh tra là văn bản xác định phương hướng HĐTTr trong một năm của ngành thanh tra do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ
Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong một năm do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện Định hướng chương trình thanh tra và yêu cầu quản
lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp
Chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Giám đốc sở phê duyệt Thanh tra theo chương trình, kế hoạch có thuận lợi là giúp ĐTTr chủ động trong việc bố trí thời gian và lực lượng tiến hành
1.2.4.2 Thanh tra đột xuất
Đây là cuộc thanh tra được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc
do thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao
Thanh tra đột xuất được xác định tức thời vì mới xuất hiện trong kỳ kế hoạch
Lý do dẫn đến cuộc thanh tra đột xuất là:
Những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc, nổi cộm buộc cơ quan quản lý nhà nước
Trang 31xem xét, giải quyết tức thời
Đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo của quần chúng, công luận báo chí, nhất
là các vụ, việc tiêu cực, tham nhũng cần được làm rõ
Những yêu cầu của cơ quan Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan, các đoàn thể đặt ra có tính chất bức thiết mà cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải xem xét giải quyết kịp thời
Những yêu cầu của Hội đồng bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp khi xem xét những khiếu nại, tố cáo có liên quan đối với các ứng cử viên
Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 thì Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
có thẩm quyền ra quyết định thanh tra đột xuất
Đặc điểm của những cuộc thanh tra đột xuất là hướng vào giải quyết những vấn đề bức bách, cần xem xét kết luận chính xác, cụ thể nhưng trong thời hạn tương đối ngắn, nhằm đáp ứng kịp thời cho yêu cầu của lãnh đạo, của quản lý
1.2.5 Nguyên tắc tiến hành cuộc thanh tra
Nguyên tắc tổ chức ĐTTr, tiến hành một cuộc thanh tra được quy định tại Điều
3 Thông tư 05/2014/TT-TTCP về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của ĐTTr và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành như sau:
- Việc thành lập ĐTTr phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi cuộc thanh tra Trưởng ĐTTr, thành viên ĐTTr phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định
- Trưởng ĐTTr có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động của ĐTTr; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra, trước pháp luật về kết quả cuộc thanh tra
Thành viên ĐTTr thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ĐTTr; chịu trách nhiệm trước Trưởng ĐTTr, người ra quyết định thanh tra và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
- Trưởng ĐTTr, thành viên ĐTTr phải thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát theo quy định
- Hoạt động của ĐTTr phải bảo đảm nguyên tắc chính xác, khách quan, công
Trang 32khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra
- Việc tiến hành thanh tra phải đúng nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian theo quyết định thanh tra; tuân thủ trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật thanh tra, các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật thanh tra và Thông tư này
1.2.6 Quy trình tiến hành thanh tra
Quy trình thanh tra 3 quy trình3:
Bước 1: Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra
1 Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra (sau đây gọi là đối tượng thanh tra)
2 Người được giao khảo sát, nắm tình hình có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin thu nhận được, lập báo cáo gửi người giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình Báo cáo gồm các nội dung sau:
a) Khái quát chung về mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra;
b) Kết quả khảo sát, nắm tình hình theo từng nội dung: Hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổ chức hoạt động của đối tượng thanh tra và các thông tin liên quan đến những nội dung dự kiến thanh tra;
3 Thông tư 05/2014/TT-TTCP về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của ĐTTr và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
Trang 33c) Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện
3 Thời gian khảo sát, nắm tình hình do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước quyết định nhưng không quá 15 ngày làm việc kể
từ ngày giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình
Bước 2: Ra quyết định thanh tra
1 Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát, nắm tình hình (nếu có) và chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước quyết định thanh tra và giao nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị chuyên môn của mình soạn thảo quyết định thanh tra
2 Nội dung quyết định thanh tra được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 37 Luật Thanh tra, gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra;
d) Trưởng ĐTTr và các thành viên khác của ĐTTr;
e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát hoạt động ĐTTr (nếu có)
3 Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ký quyết định thanh tra và chỉ đạo ban hành quyết định thanh tra trong thời hạn quy định của pháp luật
Bước 3: Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
1 Trưởng ĐTTr có trách nhiệm chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của ĐTTr
2 ĐTTr thảo luận dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra Những ý kiến khác nhau phải được báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét trước khi phê duyệt
3 Trưởng ĐTTr trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành
Trang 34thanh tra
4 Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định, nhưng không quá 5 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra
Bước 4: Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
1 Trưởng ĐTTr tổ chức họp ĐTTr để phổ biến, kế hoạch tiến hành thanh tra được duyệt và phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm, các thành viên của ĐTTr; thảo luận
về phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành thanh tra, sự phối hợp giữa các tổ, nhóm, các thành viên trong đoàn; tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ cho thành viên ĐTTr khi cần thiết
2 Từng thành viên ĐTTr xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo với Trưởng ĐTTr
Bước 5: Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
1 Căn cứ nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng ĐTTr có trách nhiệm chủ trì cùng các thành viên trong ĐTTr xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
2 Trưởng ĐTTr có văn bản gửi cho đối tượng thanh tra (kèm theo đề cương yêu cầu báo cáo) ít nhất 5 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra, trong văn bản phải quy định rõ cách thức báo cáo, thời gian nộp báo cáo
Bước 6: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
1 Trưởng ĐTTr có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra Thông báo phải nêu rõ về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra
2 Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm có ĐTTr, thủ trưởng
cơ quan, tổ chức và các cá nhân là đối tượng thanh tra Trong trường hợp cần thiết, Trưởng ĐTTr mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự buổi công
bố quyết định thanh tra
Tiến hành thanh tra
Bước 1: Công bố quyết định thanh tra
1 Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra, Trưởng ĐTTr có trách