1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tạm giam trong tố tụng hình sự

16 728 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 43,3 KB

Nội dung

vấn đề tạm giam trong tố tụng hình sự

Tạm giam trong tố tụng hình sự Lời nói đầu Các biện pháp ngăn chặn thường được áp dụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm răn đe, ngăn chặn bị cáo có hành động tiêu cực và đảm bảo cho quá trình tố tụng diễn ra nhanh chóng, vụ án được sớm sáng tỏ. Một trong những biện pháp ngăn chặn có tính nghiêm khắc nhất là biện pháp tạm giam. Nội dung I. Tạm giam và những quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giam Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Những biện pháp ngăn chặn cụ thể được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003 là bắt người, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. 1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm giam Điều 88 BLTTHS 2003 định nghĩa : “Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm mà có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trờ việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội.” Khái niệm này đã đưa ra một số đặc điểm của biện pháp tạm giam Chủ thể có thẩm quyền thực hiện biện pháp ngăn chặn tạm giam: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án 1 Tạm giam trong tố tụng hình sự Đối tượng của tạm giam: bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm mà có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trờ việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội Tạm giam là biện pháp ngăn chặn có tính nghiêm khắc nhất của tố tụng hình sự. Các biện pháp khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị khác để bảo đảm chỉ ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại hoặc quyền tài sản của đối tương áp dụng. Còn biện pháp tạm giam bị cách ly với xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do giao tiếp . Biện pháp tạm giữ và bắt người cũng hạn chế một số quyền công dân nhưng thời gian đối tượng bị hạn chế thường ngắn hơn so với biện pháp tạm giam. Trong vòng 24 giờ sau khi bắt người, cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả lại tự do cho người bị bắt. thời hạn tạm giữ tối đa là 9 ngày (trường hợp có gia hạn tạm giữ) còn thời hạn tạm giam lên đến 20 tháng (đối với tội đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 2 điều 120) Mục đích và Ý nghĩa Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong các giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự, mục đích đầu tiên, quan trọng nhất của biện pháp này là ngăn chặn không cho bị can, bị cáo có điều kiện tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án bởi vì phần đông bị can, bị cáo thường trốn tránh, chống cự, không tự giác chấp hành . Ngoài mục đích này, việc áp dụng biện pháp tạm giam trong từng giai đoạn tố tụng lại có những mục đích riêng nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng. Trong giai đoạn điều tra, việc tạm giam bị can tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành thu thập chứng cứ. Cơ quan điều tra có thể thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can vào bất cứ khi nào mà không phải mất thời gian triệu tập nhiều lần, đồng thời cũng giúp quản lý, giám sát bị can 2 Tạm giam trong tố tụng hình sự chặt chẽ, tránh bị can xóa dấu vết phạm tội, cưỡng ép, dụ dỗ người bị hại hoặc bị người khác làm thay đổi lời khai và đảm bảo bí mật điều tra. Việc tạm giam bị cáo sau khi tuyên án nhằm đảm bảo cho việc thi hành án sau khi bản án có hiệu lực pháp luật được thuận lợi và cũng phần nào bảo đảm an toàn cho bị cáo. Biện pháp tạm giam thể hiện sự cưỡng chế của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. 2. Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự quy định có hai đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam, đó là bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm mà có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trờ việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội. Trong đó, bị can là người đã bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng hình sự từ khi có quyết định khởi tố bị can đối với họ còn bị cáo là người bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử, bị cáo tham gia tố tụng từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp thứ nhất, áp dụng biện pháp tạm giam với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Khoản 3 điều 8 BLHS quy định “tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. 3 Tạm giam trong tố tụng hình sự Trường hợp thứ hai, áp dụng biện pháp tạm giam với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm mà có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trờ việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù. Tuy nhiên không phải bị can, bị cáo nào phạm những tội này cũng bị áp dụng tạm giam mà chỉ có những bị can, bị cáo nào mà có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trờ việc điều tra, truy tố, xét xử. Việc này sẽ căn cứ vào thân nhân bị can, bị cáo, thái độ của họ sau khi phạm tội hoặc khi áp dụng các biện pháp khác ít nghiêm khắc thì họ không chấp hành hoặc chấp hành nhưng có vi phạm. Khoản 2 điều 88 BLTTHS cũng quy định những trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp họ bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Việc quy định những trường hợp không áp dụng biện pháp ngăn chặn thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật đối với người già, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ và trẻ em, trong trường hợp này có thể áp dụng những biện pháp ngăn chặn khác. Quyền của người bị tạm giam 4 Tạm giam trong tố tụng hình sự Khi bị tạm giam, Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải đảm bảo điều kiện cần thist để bị can, bị cáo thực hiện các quyền của mình, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân theo điều 49, 50 BLTTHS. Việc quy định quyền của người bị tạm giam vừa giúp bị can, bị cáo chủ động tham gia tố tụng vừa góp phần tránh bắt giam người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Ngoài ra điều 260 BLTTHS 3. Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam Theo điều 79 (các biện pháp và căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn) và khái niệm, đặc điểm của biện pháp tạm giam, có thể xác định các căn cứ áp dụng tạm giam là: Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho hoạt đồng điều tra, truy tố, xét xử. Hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có thể là các hành vi: làm giả, tiêu hủy chứng cứ, xóa dấu vết, mua chuộc người bị hại và người thân của họ .làm sai lệch sự thật của vụ án. Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội như bị can, bị cáo có tiền án, tiền sự, tái phạm nhiều lần, phạm tội chuyên nghiệp hoặc có nhân thân không tốt, sau khi bị bắt lại đe dọa trả thù người bị hại . Để đảm bảo thi hành án. Tòa án có thể áp dụng biện pháp tạm giam để thi hành án hình sự, tránh việc bị cáo trốn hoặc gây cản trở việc thi hành án. 4. Thẩm quyền tạm giam Theo khoản 3 điều 88 và khoản 1 điều 80 BLTTHS, thì những người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam tùy thuộc vào các giai đoạn tố tụng, đó là: a. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; b. Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; c. Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử; d. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. 5. Thủ tục tạm giam 5 Tạm giam trong tố tụng hình sự Biện pháp ngăn chặn tạm giam ảnh hưởng đến một số quyền của công dân nên việc tạm giam không được tùy tiện mà phải theo thủ tục chặt chẽ được quy định tại điều 88 BLTTHS : khi tạm giam bị can, bị cáo thì phải có lệnh của những người có thẩm quyền và lệnh đó phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn và phải hoàn trả hồ sơ cho cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn. Lệnh tạm giam phải ghi rõ ngày, tháng, năm ; họ tên, chức vụ người ra lệnh; họ tên, địa chỉ người bị tạm giam; lý do và thời hạn tạm giam và giao cho người bị tạm giam 1 bản. Khi tạm giam, cơ quan ra lệnh tạm giảm phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam (chứng minh thư, hộ khẩu .) để xác định đúng người và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc biết. 6. Thời hạn tạm giam Trong từng giai đoạn tố tụng thì BLTTHS quy định những thời hạn tạm giam khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho từng giai đoạn và đặc biệt là tránh tình trạng lạm dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo. Thời hạn tạm giam để điều tra (điều 120 BLTTHS) Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại điều 120 BLTTHS: không quá 2 tháng với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; bằng với thời hạn điều tra vụ án. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì cơ quan điều tra có thể đề nghi Viện kiểm sát gia hạn tạm giam ( chậm nhất 10 ngày trước khi hết hạn tạm giam). Việc gia hạn tạm giam đối với tội 6 Tạm giam trong tố tụng hình sự phạm ít nghiêm trọng là một lần, không quá một tháng; đối với tội phạm nghiêm trọng là hai lần, lần thứ nhất không quá 2 tháng và lần thứ hai không quá 1 tháng; đối với tội phạm rất nghiêm trọng là hai lần, lần 1 không quá 3 tháng, lần 2 không quá 2 tháng; do tính chất phức tạp và nghiêm trọng, đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng việc gia hạn tạm giam có thể được gia hạn 3 lần, mỗi lần không quá 4 tháng. Như vậy, thời hạn tạm giam để điều tra tối đa đối với tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng lần lượt là ba, sáu, chín và mười sáu tháng. - Thời hạn tạm giam để truy tố (Điều 166 BLTTHS) Thời hạn tạm giam để truy tố không được quá thời hạn quyết đinh truy tố theo điều 166 BLTTHS, tức là 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng , 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định truy tố và cũng là thời hạn tạm giam để truy tố không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vậy thời hạn tối đa mà tội phạm có thể bị tạm giam để truy tố là 30 ngày với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, 45 ngày với tội phạm rất nghiêm trọng và 60 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm(điều 177 BLTTHS) Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm cũng không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm quy định tại điều 176 BLTTHS. Theo đó thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm là 30 ngày,Chánh án Tòa án có thể gia hạn thêm không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 45 ngày, có thể gia hạn không quá 15 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng; hai tháng , có thể gia 7 Tạm giam trong tố tụng hình sự hạn không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và ba tháng, có thể gia hạn không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vậy thời hạn tối đa mà tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng để xét xử sơ thẩm lần lượt là 75 ngày, 90 ngày, 120 ngày và 150 ngày. - Thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm ( điều 243 BLTTHS) Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn xét xử phúc thẩm tại điều 242 BLTTHS, tức là 60 ngày nếu Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và 90 ngày nếu Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự trung ương mở phiên tòa phúc thẩm đối với tất cả các tội phạm vì trước khi xét xử phúc thẩm bị can, bị cáo đã trải qua thời gian tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, thu thập chứng cứ. - Thời hạn tạm giam để đảm bảo thi hành án(điều 228 BLTTHS) Đối với giai đoạn xét xử sơ thẩm, đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo trừ các trường hợp bị cáo được hưởng án treo hoặc thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời giam bị tạm giam (điều 277). Nếu bị cáo bị phạt tù nhưng không bị tạm giam thì họ chỉ bị bắt tạm giam khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, Hội đồng xét xử có thể bắt tạm giam bị cáo ngay nếu có căn cứ cho thấy họ có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Thời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với giai đoạn xét xử phúc thẩm thì thời hạn tạm giam cũng là 45 ngày như giai đoạn sơ thẩm nhưng Hội đồng xét xử không thể bắt tạm giam bị cáo ngay nếu bị cáo được hoãn chấp hành hình phạt tù (điều 261) Bị cáo bị tuyên hình phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam để đảm bảo thi hành án 7. Một số quy định khác về biện pháp ngăn chặn tạm giam - Chế độ tạm giam 8 Tạm giam trong tố tụng hình sự Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn, không phải là hình phạt nên chế độ đối với người bị tạm giam được quy định riêng tại nghị định 89/NĐ-CP ngày 7/11/1998 về quy chế tạm giữ, tạm giam như tổ chức trại tạm giam, nhiệm vụ, quyền hạn của quản lý trại tạm giam, chế độ quản lý tạm giam và chế độ đối với người bị tạm giam. Việc tạm giam được bố trí theo khu vực và phân loại với phụ nữ, người chưa thành niên, người nước ngoài, người có bệnh truyền nhiễm, côn đồ, cướp tài sản, giết người, tội phạm nguy hiểm, tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, người bị Tòa án tuyên tử hình, ngườu có án phạt tù chuyển đi trại giam để đảm bảo an toàn cho người bị tạm giam, tránh xung đột và dễ dàng quản lý. Đối với những người trong một vụ án đang điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan thụ lý vụ án quyetes định giam riêng. Diện tích buồng tạm giam tối thiểu là 2m2/ người có bệ nằm bằng xi măng hoặc gạch men và có chiếu trải để nằm . - Chế độ chăm nom người thân và bảo quản tài sản của người bị tạm giam BLTTHS đã quy định về chế độ chăm nom người thân và bảo quản tài sản của người bị tạm giam tại điều 90 khi người bị tạm giam có con chưa thành niên dưới 14 tuổi hoặc có người thân thích là người tàn tật, già yếu không có người chăm sóc thì những người đó sẽ giao cho người thân thích hoặc chính quyền sở tại chăm nom; người bị tạm giam có nhà, tài sản không có người trông nom thì sẽ được áp dụng những biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng. Đây cũng là một quy định thể hiện tính nhân đạo của pháp luật đối với người bị tạm giam. - Khấu trừ thời hạn tạm giam vào hình phạt tù Điều 35 BLHS 1999 đã quy định cứ mỗi ngày tạm giam tính bằng 1 ngày tù đối với những người bị tạm giam liên tục đến khi xét xử và những người bị áp dụng BPNC khác sau một thời gian bị tạm giam. Việc khấu trừ này chỉ áp dụng đối 9 Tạm giam trong tố tụng hình sự với hình phạt tù có thời hạn, không áp dụng đối với các biện pháp khác (cảnh cáo, phạt tiền, tử hình ). Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỹ thuật của quân đội và tù chung thân thì thời hạn tạm giam được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. - Các biện pháp ngăn chặn có thể thay thế biện pháp tạm giam Các biện pháp có thể thay thế biện pháp tạm giam là bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo. II. Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam Việc áp dụng biện pháp tạm giam mang lại hiệu quả lớn trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta , giúp khám phá nhanh chóng hàng loạt vụ án và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Trong 10 năm qua, các trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý đã tiếp nhận và quản lý số đối tượng bị tạm giữ là 455.804 lượt người và số đối tượng bị tạm giam là 1.004.536 lượt người. 1 III. Những vướng mắc và vi phạm trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam và một số giải pháp 1. Những vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của BLTTHS Tuy việc thực hiện biện pháp ngăn chặn tạm giam trên thực tế rất tích cực tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp này - Bố cục sắp xếp nội dung điều luật chưa cụ thể, khó hiểu đối với nhiều người dân. Thời hạn tạm giam không sắp xếp ngay sau các quy định như khái niệm,thẩm quyền . mà lại quy định ở nhiều chương khác nhau gây khó khăn cho người dân, nhất là với người bị tạm giam, họ có thể không 1 Số liệu Báo An ninh nhân dân, Tổng kết 10 năm công tác tạm giữ, tạm giam 1 0 . Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006 1 5 Tạm giam trong tố tụng hình sự 2. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003 3. Bộ luật Hình. tạm giam - Chế độ tạm giam 8 Tạm giam trong tố tụng hình sự Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn, không phải là hình phạt nên chế độ đối với người bị tạm

Ngày đăng: 06/12/2013, 18:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w