1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BT hình sự module 1 cá nhân 2

3 432 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 13,82 KB

Nội dung

BT hình sự module 1 cá nhân 2

ĐỀ BÀI A và B thống nhất ý định trộm cắp tài sản nhà ông C. A hẹn B tối ngày 13 tháng 1 năm 2009 sẽ đi lấy tài sản. Khi A đi đến chỗ hẹn chờ mãi không thấy B nên bỏ về nhà đi ngủ. Đêm hôm đó tuy không có A nhưng B vẫn vào nhà ông C lấy được số tài sản giá trị 31.500.000 đồng. Hỏi: a. Hành vi của A có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao? b. Nếu A và B mới đến chỗ hẹn đã bị bắt thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? BÀI LÀM a. Hành vi của A không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Điều 19 bộ luật hình sự quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản”. Như vậy, để xác định hành vi phạm tội của người nào đó có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không, phải căn cứ vào các dấu hiệu như sau: + Về thời điểm: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ có thể xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành. + Về tâm lý của người thực hiện tội phạm: Việc dừng lại hành vi phạm tội này phải trên cơ sở tự nguyện và có sự dứt khoát. Tự nguyện là phải do bên trong thúc đẩy, do ý thức chủ quan của người đó, không phải do những nguyên nhân khách quan chi phối. Sự dứt khoát là phải chấm dứt hành vi một cách triệt để, không còn ý định tiếp tục thực hiện nữa. Việc A đến chỗ hẹn để đi trộm cắp tài sản là giai đoạn phạm tội chưa đạt. Căn cứ vào dấu hiệu về mặt tâm lý của người phạm tội, chia thành phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và chưa đạt đã hoàn thành. + Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt do những nguyên nhân khách quan mà người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả. + Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt mà người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân khách quan mà hậu quả đó không xảy ra. Như vậy, giai đoạn phạm tội của A là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Bời vì, do nguyên nhân khách quan ở đây là B trễ hẹn nên A đã bỏ về, khiến cho A không thực hiện được hết các hành vi khách quan để trộm cắp như kế hoạch đã định ra cùng B. Xét về phương diện tâm lý của A thì việc dừng lại hành vi phạm tội này không thỏa mãn cả hai yếu tố là tự nguyện và dứt khoát. Tự nguyện phải xuất phát từ ý thức chủ quan của A. Bản thân A không muốn thực hiện hành vi trộm cắp nữa vì có thể do lo sợ nếu không may mình bị phát hiện và sẽ bị bắt.Còn đây là trường hợp A không thấy B, vì không có đồng bọn nên A mới bỏ về. b. Nếu A và B mới đến chỗ hẹn đã bị bắt thì có phải chịu trách nhiệm hình sự. Giai đoạn thực hiện tội phạm của A và B trong trường hợp này là giai đoạn phạm tội chưa đạt. Điều 18 BLHS quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”. Như vậy, căn cứ vào dấu hiệu sau để nhận biết được giai đoạn phạm tội chưa đạt: + Về thời điểm: Bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan và dừng lại khi nó chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. + Về tâm lý: Bản thân người phạm tội vẫn muốn tội phạm hoàn thành nhưng lại không hoàn thành do các nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn của họ. Việc hai tên A và B lên kế hoạch, thống nhất và hẹn nhau tại một địa điểm để cùng đến nhà ông C thực hiện hành vi trộm cắp tài sản là những hành vi chuẩn bị phạm tội, chưa trực tiếp làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động để gây thiệt hại cho quan hệ xã hội. Nhưng khi một trong các hành vi được lên kế hoạch từ đầu, trước hết là “hẹn nhau tại một địa điểm” được thực hiện, nghĩa là A và B đã bắt đầu thực hiện tội phạm mà chúng định làm. Đến chỗ hẹn để đi trộm cắp tài sản không phải là một hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản (điều 138 BLHS) mà đây là hành vi xuất phát trước hành vi khách quan, cụ thể ở đây là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. Việc hai tên A và B bị bắt ngay tại điểm hẹn đã khiến cho chúng không thực hiện được tiếp tục hành vi chiếm đoạt tài sản. Như vậy, hành vi của A và B không thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Xét về mặt tâm lý thì A và B đều rất muốn tội phạm hoàn thành vì chúng đã lên kế hoạch từ trước đó để trộm cắp tài sản, nhưng do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn (bị bắt) nên không thực hiện được tội phạm đến cùng. Việc A và B mới đến chỗ hẹn nhưng đã bị bắt thỏa mãn hết các dấu hiệu của giai đoạn phạm tội chưa đạt, nên giai đoạn thực hiện tội phạm của A và B trong trường hợp này là giai đoạn phạm tội chưa đạt. Điều 18 BLHS quy định: “Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”. Như vậy, A và B sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự dù bị bắt trước khi thực hiện hành vi phạm tội. . trách nhiệm hình sự không? Tại sao? BÀI LÀM a. Hành vi của A không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Điều 19 bộ luật hình sự quy định:. Điều 18 BLHS quy định: “Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”. Như vậy, A và B sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

Ngày đăng: 12/12/2013, 01:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w