Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
311 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: KINH TẾ - LUẬT BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI: NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI Giảng viên hướng dẫn: Vũ Tam Hoà Nhóm thực hiện: 06 Mã lớp học phần: 2110TECO1011 HÀ NỘI – 2021 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2021 BIÊN BẢN THẢO LUẬN - Thời gian: 15h50’, ngày 22 tháng 3 năm 2021 Địa điểm: Phòng chờ sinh viên nhà C Trường Đại học Thương Mại Tổng số thành viên tham gia: 19 Nội dung buổi họp: • Nhóm trưởng và các thành viên cùng thảo luận góp ý kiến về dàn bài bài thảo luận • Nhóm trưởng phân chia công việc cho từng thành viên, cụ thể như sau: • Các thành viên đồng ý với sự phân chia công việc của nhóm trưởng STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN CÔNG VIỆC 101 Bùi Thị Thuỷ Tiên 18D160332 Thuyết trình 102 Lã Thị Thuỷ Tiên 18D160262 Nội dung phần 1.1 103 Nguyễn Thị Tình 18D160052 Nội dung phần 1.2 104 Hoàng Huyền Trang 18D160265 Nội dung phần 1.3 105 Lê Thị Trang 18D160125 Nội dung phần 1.4 106 Ngô Thu Trang 18D160335 Thuyết trình 107 Pham Hà Trang 18D160055 Nội dung phần 2.1 108 Phùng Thị Huyền Trang 18D160124 Nội dung phần 2.2 109 Trương Công Tuấn 18D160337 Nội dung phần 2.3 110 Đồng Thị Kim Tuyến 18D160056 Nội dung phần 2.4-2.5 111 Nguyễn Thị Ánh Tuyết 18D160057 Nội dung phần 2.6-2.7 112 Nguyễn Thị Vân 18D160338 Trình bày PowerPoint 113 Trần Thị Thanh Vân 18D1600127 Nội dung phần 3.1 114 Cao Hà Vy 18D160059 Nội dung phần 3.2 115 Đàm Hương Xuân 18D160200 Nội dung phần 3.3 116 Đặng Thị Hoàng Yến 18D160130 Nội dung phần 3.4-3.5 117 Trần Thị Yến 18D160201 Mở đầu- kết luận 118 Trịnh Thị Yến 18D160060 Tổng hợp word, biên bản bìa 119 Ngô Thị Thanh Hoa - 18D100255 Nội dung phần 1.5-1.6 Thời gian kết thúc: 16h30’ ngày 29 tháng 3 năm 2021 NHÓM TRƯỞNG Đàm Hương Xuân CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2021 BIÊN BẢN THẢO LUẬN - Thời gian: 15h45’, ngày 5 tháng 4 năm 2021 Địa điểm: Phòng chờ sinh viên Trường Đại học Thương Mại Tổng số thành viên tham gia: 19 Nội dung buổi họp: • Nhóm trưởng tổng hợp lại bài của tất cả các bạn • Đánh giá từng bài, chỉ ra ưu, nhược điểm • Nhắc các bạn chỉnh sửa lại bài, những chỗ còn thiếu sót • Hạn nộp bài: Ngày 10 tháng 4 năm 2021 Thời gian kết thúc: 16h30 ngày 5 tháng 4 năm 2021 NHÓM TRƯỞNG Đàm Hương Xuân MỤC LỤC MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG 1: THEO ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ 2 1.2 Quản lý thương nhân, kiểm soát hoạt động và giao dịch thương mại của các chủ thể kinh doanh .4 1.3 Quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại 5 1.4 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ, quy định chính sách, pháp luật về thương mại đối với các chủ thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ 6 1.5 Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà kinh doanh, lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng 7 CHƯƠNG 2: THEO CHỨC NĂNG QUẢN LÝ 8 2.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức chỉ đạo thực thực thi chính sách, pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại 8 2.3 Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng cấp giấy chứng nhận và quản lý, kiểm soát chất lượng hàng hoá tro đổi, dịch vụ cung ứng trên thị trường .12 2.4 Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và tình hình thực thi chính sách, pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại .14 2.5 Cấp phép kinh doanh và thu hồi các loại giấy phép kinh doanh 14 2.6 Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại 15 2.7 Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sách, pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại 16 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN LÃNH THỔ (THEO PHÂN CẤP CHO ĐỊA PHƯƠNG) 17 3.1 Ban hành các văn bản cụ thể hóa và triển khai hướng dẫn thực thi chính sách, pháp luật nhà nước về thương mại trên địa bàn: 17 3.3 Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sách, pháp luật về thương mại trên địa bàn 18 3.4 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại và xử lý các vy phạm quy định chính sách, pháp luật về thương mại trên địa bàn 19 3.5 Nội dung quản lý khác 19 19 19 KẾT LUẬN 20 MỞ ĐẦU Thương mại đã ra đời rất lâu và tồn tại qua các phương thức sản xuất xã hội Tại Việt Nam, trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại thể hiện tốt vai trò của mình ở mọi cách tiếp cận: là một hoạt động kinh tế, là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, là một ngành kinh tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước Trở thành lĩnh vực tiên phong, quan hệ thương mại đi trước mở đường cho quan hệ ngoại giao chính thức giữa các quốc gia Do đặc thù của cũng như sự phát triển nhanh chóng, ngày càng xuất hiện nhiều tiêu cực, lỗ hổng trong hoạt động thương mại làm giảm đi hiệu quả kinh tế và để lại nhiều hệ lụy Nước ta là quốc gia xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tôn trọng các quy tắc thị trường nhưng vẫn đề cao vai trò điều tiết của Nhà nước Để thực hiện tốt vai trò điều tiết cũng như khắc phục những hạn chế, hậu quả của hoạt động thương mại, Việt Nam đã tập trung chỉ đạo và thực hiện quản lý Nhà nước về Thương mại qua nhiều khía cạnh Vấn đề này sẽ được nhóm 6 tìm hiểu và trình bày trong đề tài thảo luận “Nội dung quản lý Nhà nước về Thương mại” Chúng em xin cảm ơn sự hướng dẫn của Thầy Vũ Tam Hòa – giảng viên bộ môn Quản lý Nhà nước về Thương mại 1 CHƯƠNG 1: THEO ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ 1.1 Quản lý, kiểm soát hàng hóa lưu thông và dịch vụ cung ứng trên thị trường a Quản lý, kiểm soát hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trên thị trường Quản lý việc cấp phép kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động tại thị trường trong nước và doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu Kiểm tra thủ tục, quy trình, số lượng cấp phép cho những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục được phép kinh doanh, pháp luật không cấm Quản lý, kiểm tra các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện hoặc hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật, tình hình lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ đó trên thị trường Thanh tra và kiểm soát thị trường về các hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh Nhà nước có chính sách khuyến khích kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật không cấm, tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phù hợp với yêu cầu của thị trường trong điều kiện hội nhập Khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ có lợi thế so sánh, các sản phẩm chủ lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu Nhà nước có chính sách ưu tiên nhập khẩu hàng vật tư, nguyên liệu, thiết bị máy móc, chuyển giao công nghệ mà trong nước chưa có khả năng sản xuất hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường Nhà nước cấm lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, sức khỏe con người, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, cấm các hành vi cản trở trao đổi thương mại và cạnh tranh không hợp pháp trên thị trường Trong từng giai đoạn cụ thể, Chính phủ có sửa đổi, bổ sung và công bố danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được pháp kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, cũng như danh mục các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh b Quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông và dịch vụ cung ứng trên thị trường 2 Nhà nước phải xây dựng, ban hành và công bố các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kinh doanh Ban hành và công bố các quy định hợp chuẩn của các hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật trong nước Đây là căn cứ để thẩm định và chứng nhận hàng hóa, dịch vụ hợp chuẩn, hợp quy Tiến hành kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được cấp, thẩm định chất lượng hàng hóa, dịch vụ lưu thông hoặc cung ứng trên thị trường theo các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã công bố Nhà nước phải xây dựng các hàng rào kỹ thuật và có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn hàng nhập khẩu chất lượng thấp để bảo vệ lợi ích kinh tế trong nước Mở cửa thị trường càng sâu, càng rộng không xử lý tốt nội dung này có thể sẽ để lại hậu quả xấu đối với kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc gia Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp ý chí làm giàu, đầu tư xây dựng thương hiệu, phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, vươn lên đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế Tôn vinh, nêu gương và khen thưởng kịp thời những doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt, có tính cạnh tranh và hiệu quả thị trường, kết hợp hài hòa các lợi ích và ổn định lâu dài c Quản lý và kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ Quản lý đăng ký, niêm yết giá: Nhà nước có quy định quản lý, kiểm soát việc đăng ký, kê khai và niêm yết giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ cụ thể để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong giám sát giá của người mua, người tiêu dùng và giữ ổn định giá cả thị trường Kiểm soát độc quyền: Nhà nước phải kiểm soát và ngăn chặn các hành vi thương mại không công bằng và cạnh tranh không lành mạnh bằng giá do liên kết nhóm, độc quyền nhóm của danh nghiệp dưới mọi hình thức nhằm xác lập và duy trì giá độc quyền để kiếm lời Kiểm soát chống bán phá giá: Đây là nội dung rất quan trọng được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp bán thấp hơn giá thành để cạnh tranh với hàng hóa được sản xuất từ trong nước Nhà nước phải có quy định chính sách, pháp luật về thuế chống bán phá giá và chuẩn bị tốt lực lượng chức năng có đủ trình độ, năng lực thực thi quản lý nhà nước trong quá trình hội nhập 3 Kiểm soát để chống và tiến tới xóa bảo hộ cũng như trợ cấp qua giá Đặc biệt kiểm soát giá những lô hàng hóa đấu thầu trong các hợp đồng thương mại, đầu tư gây tổn hại nhiều mặt cho kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng Kiểm soát giá gắn liền với ngăn chặn hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường, nhất là những vấn đề mới phát sinh trong hội nhập, mở cửa thị trường như “chuyển giá”, hội chứng “lỗ” 1.2 Quản lý thương nhân, kiểm soát hoạt động và giao dịch thương mại của các chủ thể kinh doanh Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Quản lý nhà nước đối với thương nhân và các chủ thể kinh tế khác có hoạt động thương mại gồm một số nội dung sau: a Nhà nước quy định các điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp phép hoạt động hoặc chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các thương nhân và doanh nghiệp có hoạt động thương mại; quy định các nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh hành vi thương mại của thương nhân và các chủ thể thương mại khác b Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng của thương nhân, các chủ thể kinh doanh khác về thương mại và cạnh tranh hợp pháp trước pháp luật.Nghiêm cấm các hành vi thương mại và cạnh tranh không lành mạnh của thương nhân cũng như các chủ thể kinh doanh khác trên thị trường c Nhà nước có chính sách khuyến khích thương nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển, làm giàu Riêng đối với một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù, nhạy cảm có chính sách riêng đối với chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước Tuy nhiên, doanh nghiệp nào cũng phải kinh doanh theo pháp luật, đảm bảo hiệu quả kinh tế và tham gia giải quyết các vấn đề anh sinh xã hội d Nhà nước tạo khung pháp lý và môi trường kinh doanh cho thương nhân, doanh nhân để tiến hành các giao dịch thương mại, thâm nhập và phát triển thị trường Nhà nước phải là người dự báo tốt và cung cấp thông tin, định hướng cho các doanh nghiệp bằng các công cụ thích hợp như chiến lược, các chính sách phát triển thị trường, thương mại e Nhà nước là người đại diện và quản lý hoạt động thương mại của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, quản lý hoạt động của thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài 4 d Quản lý, kiểm soát sự vận hành của hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại sau đầu tư theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định khác trong hệ thống chính sách quản lý của Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật Phát hiện những bất hợp lý tồn tại hoặc nhược điểm của hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại để có biện pháp xử lý hoặc điều chỉnh phù hợp, kịp thời đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 1.4 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ, quy định chính sách, pháp luật về thương mại đối với các chủ thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ Nhà nước có quy định về tổ chức và nội dung công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định chính sách, pháp luật về thương mại của thương nhân và các chủ thể thương mại khác cũng như các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại Một số nội dung kiểm tra, thanh tra chủ yếu: a Thanh tra, kiểm tra đăng ký kinh doanh (về thủ tục, quy trình, hồ sơ và giấy phép kinh doanh đã cấp) có đúng quy định pháp luật không và có phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại đã phê duyệt không b Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định chính sách, pháp luật về các hoạt động đầu tư và kinh doanh dịch vụ phân phối, xuất nhập khẩu, nhượng quyền thương mại, các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác c Thanh tra, kiểm tra năng lực kinh doanh, các báo cáo tài chính và nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước cũng như các giao dịch thương mại khác có liên quan d Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa và dịch vụ để chống hàng giả, bảo vệ chủ quyền sở hữu trí tuệ, lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và người tiêu dùng e Có biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh thương mại hàng hóa, dịch vụ theo quy định chính sách, pháp luật của Nhà nước (xử phạt hành chính, quyết định tạm ngừng kinh doanh, thu hồi giấy phép hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự) f Tổ chức thanh tra, kiểm soát phải công bố báo cáo kết quả thanh tra, xử lý và truyền thông kịp thời bằng các phương tiện thích hợp theo kế hoạch của công tác thanh tra thương mại 6 1.5 Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà kinh doanh, lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng a Các lực lượng chức năng của Nhà nước phải phối hợp tổ chức cuộc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, kinh doanh trái phép,… của một bộ phận thương nhân và chủ thể hoạt động thương mại khác trên thị trường b Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với các nhãn hàng hóa, dịch vụ, thương hiệu công ty Đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp có biện pháp tự bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ và phối hợp cơ quan hợp lý nhà nước, các lực lượng xã hội khác trong cuộc đấu tranh chống kinh doanh hàng giả, hàng nhái vi phạm bản quyền, xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà kinh doanh, lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng c Lập lại trật tự, kỷ cương thị trường và củng cố niềm tin của các nhà kinh doanh, người tiêu dùng vào vai trò quản lý Nhà nước về thương mại d Quá trình hội nhập và mở cửa thị trường có tính hai mặt Thực tiễn mặt tiêu cực như các hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng cấm và các tội phạm kinh tế khác nhau như rửa tiền, tội phạm công nghệ cao gia tăng và biểu hiện rất phức tạp Nó gây ảnh hưởng lớn và xấu đến sự phát triển lành mạnh của thị trường, nên kinh tế, xã hội và an ninh Do vậy, đây là một nội dung mang tính thời sự và nhiệm vụ rất nặng nề của các lực lượng chức năng thực thi quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta 1.6 Các nội dung quản lý khác Tổ chức và quản lý hoạt động khoa học, công nghệ thương mại, Tổ chức quản lý đào tạo và bồi dưỡng phát triển nhân lực thương mại, Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại và đầu tư Kiểm tra thực hiện các điều ước quốc tế đó tham gia và chương trình đổi mới chính sách, pháp luật liên quan thương mại theo lộ trình của cam kết hội nhập khu vực và quốc tế… 7 CHƯƠNG 2: THEO CHỨC NĂNG QUẢN LÝ Theo chức năng quản lý nhà nước, các nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thương mại được thế hiện chủ yếu ở Luật Thương mại Ngoài ra, một số luật quan trọng khác cũng quy định nội dung quản lý nhà nước liên quan tới thương mại như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các Luật chuyên ngành về dịch vụ, Dưới đây là những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về thương mại tiếp cận nghiên cứu theo chức năng quản lý (phù hợp với quy định pháp luật về thương mại của Việt Nam): 2.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức chỉ đạo thực thực thi chính sách, pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại a Nhà nước tạo lập khung pháp lý Môi trường kinh doanh, xác định địa vị pháp lý của các doanh nghiệp và chủ thể hoạt động thương mại trên thị trường Đồng thời tổ chức công bố, truyền thông, giới thiệu và hướng dẫn các doanh nghiệp về quy định chính sách, luật pháp của Nhà nước đã ban hành đối với các lĩnh vực thương mại Vai trò của công cụ pháp luật không chỉ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, có kỷ cương, trật tự mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh thương mại nâng cao tính năng động, cạnh tranh và hoạt động hiệu quả Nhà nước điều chỉnh hành vi thương mại của các doanh nghiệp, chủ thế kinh doanh bằng các văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước xử lý các mâu thuẫn và tranh chấp thương mại bằng các chế tài phù hợp với quy định luật pháp trong nước và quốc tế Khung pháp lý đối với các lĩnh vực thương mại gồm nhiều loại văn bản pháp luật và pháp quy khác nhau, có thể sắp xếp các bộ phận hợp thành như sau: Các loại luật do (Quốc hội) cơ quan lập pháp ban hành như Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học & Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đất đai, Luật Tiêu chuân & Quy chuển kà thuật, Các văn bản quản lý, quy định chính sách cụ the hoá luật do (Chính phủ) cơ quan hành pháp ban hành dưới dạng nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Các thông tư hướng dẫn của bộ chuyên ngành, liên bộ, cơ quan ngang bộ, các quyết định và chỉ thị của Bộ trưởng để thực hiện nghị định của Chính phủ, quyết định 8 và chỉ thị của Thủ tướng Ngoài ra còn có các công văn, các thông báo hướng dẫn của các bộ ngành, cơ quan ngang bộ Các văn bản quản lý của các cơ quan tư pháp - Viện Kiếm sát, Toà án để hướng dẫn, xử lý các tranh chấp thương mại, các tội phạm kinh tế vi phạm quy định chính sách, pháp luật trong nước và quốc tế về thương mại Các văn bản quản lý, chính sách của địa phương, cụ thể hoá chính sách của Trung ương và hướng dẫn thực thi quản lý nhà nước về thương mại trên phạm vị địa bàn theo phân cấp trách nhiệm Văn bản quản lý khác như các cam kết hội nhập, các thoả thuận trong các hiệp định thương mại, đầu tư, các điều ước quốc tế đã tham gia, Xây dựng và ban hành các quy định chính sách, pháp luật về thương mại có ý nghĩa tiền đề Vấn đề tiếp theo và mang tính quyết định la chức triển khai thực hiện và đưa cơ chế chính sách quản lý thương mại đó vào thực tiến Các nội dung và quá trình quản lý phải tuân thủ các nguyên tắc chung của quân lý nhà nước, đồng thời nó thể hiện rõ các phương pháp và công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước về thương mại b Tổ chức bộ máy và triển khai thực thi các quy định chính sách, pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại, đảm bảo các nguyên tắc phân công, phân cấp và phân quyền trong quản lý nhà nước Ở cấp Trung ương chủ yêu tập trung vào công tác soạn thảo để ban hành các văn bản luật và quy định chính sách cụ thể hoá luật đối với các lĩnh vực thương mại; chỉ đạo tô chức, điều hành các ngành, các cấp triển khai và phối hợp thực hiện chính sách pháp luật về thương mại; đồng thời tổ chức chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về thương mại; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành luật pháp để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý nhà nước và trật tự kỷ cương đối với kinh doanh thương mại hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi cả nước Phải tổ chức bộ máy và đảm bảo tính chuyên nghiệp để thực thi các nhiệm vụ trên theo phân công, phù hợp với thẩm quyền Ở cấp địa phương, để thực thi quản lý nhà nước trên địa bàn theo phân cấp, UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phải phân công trách nhiệm rõ ràng cho các Sở quản lý ngành, UBND cấp quận/huyện, TP trực thuộc, cấp xã/phường và quy định trách nhiệm phối hợp hoạt động quản lý Một mặt các Sở quản lý ngành của địa phương phải phối hợp theo chiều dọc với Bộ quản lý ngành ở Trung ương về chuyên 9 môn nghiệp vụ, mặt khác phải chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp, toàn diện của UBND tỉnh/thành phố về quản lý nhà nước đối với các lĩĩnh vực thương mại hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi lãnh thổ địa phương theo phân công, phân cấp quản lý 2.2 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển thương mại Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện các công cụ định hướng phát triển thương mại để hướng dẫn hoạt động kinh doanh doanh của các doanh nghiệp Các công cụ định hướng chủ yếu của Nhà nước bao gồm: Chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại trong từng giai đoạn; Các chương trình, dự án cụ thể hóa mục tiêu chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại cho một giai đoạn cụ thế; Kế hoạch phát triển thương mại hàng năm hoặc trong thời gian trung hạn, dài hạn a Chiến lược phát triển thương mại Được hiểu là quá trình đưa ra các quyết định dài hạn về mục tiêu, xác định con đường phát triển, các chính sách và giải pháp của Nhà nước phải thực hiện trong những khoảng thời gian nhất định trong tương lai, nhằm liên kết các nỗ lực của con người và tổ chức, các nguồn lực khác nhau của các cấp, các ngành và doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu đã xác định Chiến lược cũng được hiểu là những hướng dẫn tổng quát về tương lai phát triển ngành hoặc hệ thống thương mại phải hướng tới, đồng thời nó cũng chỉ ra những phương pháp, cách thức cơ bản để thực hiện những định hướng tổng quát trong đó một giai đoạn phát triển nhất định (thường có độ dài 10 năm trở lên) Để có luận cứ khoa học cho hoạch định mục tiêu và chiến lược phát triển thương mại cần phải phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài và nội tại (ngành, lĩnh vực thương mại), phân tích điểm mạnh, điểm yếu cũng như thời cơ và thách thức đối với phát triển thương mại Từ đó hình thành các giải pháp thích hợp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua các nguy cơ, đe dọa để hướng tới mục tiêu tương lai Chiến lược phát triển thương mại là phạm trù có phạm vi bao quát rộng, nó phản ánh hoạt động tư duy, suy nghĩ của các nhà quản lý có tầm nhìn về “Những điều họ muốn làm và cách thức họ muốn làm điều đó”, nhưng phải có luận chứng khoa học khách quan mới thực sự có ý nghĩa Chiến lược thường là căn cứ để xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án và chính sách phát triển thương mại trên tầm quốc gia cũng như ở các địa phương 10 Trong thực tiễn, có thể xây dựng chiến lược phát triển triển khai thương mại nói chung, chiến lược phát triển thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, chiến lược phát triển thương mại nội địa, xuất nhập khẩu và cũng có thể có chiến lược phát triển thương mại theo khu vực lãnh thổ (nông thôn, miền núi, biên giới ) b Quy hoạch triển khai thương mại Một bản luận chứng về kinh tế, kỹ thuật và tổ chức để hình thành nên các phương án phát triển thương mại theo phạm vi không gian lãnh thổ và thời gian cụ thế, đáp ứng mục tiêu xác định trong từng giai đoạn chiến lược Khi lập quy hoạch, cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản là: phải đảm bảo tính tổng thể, tính hợp lý, tính hiệu quả và bền vững Nội dung của quy hoạch phải đánh giá được hiện trạng phát triển thuơng mại, xác định các quan điểm và mục tiêu quy hoạch, các phương án tổ chức không gian và giải pháp thực hiện Quy hoạch chính thức là một trong những công cụ định hướng chủ yếu để từng bước nhà nước thực hiện hóa mục tiêu chiến lược phát triển thương mại của đất nước Trong thực tiễn, thường có các quy hoạch quan trọng như: Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại (hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, sàn giao dịch, kho cảng, bến bãi), quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng hóa, quy hoạch hệ thống phân phối hàng hóa, dịch vụ, trung tâm logistic, hội chợ triển lãm, quy hoạch phát triển thương mại điện tử, thương mại biên giới, quy hoạch phát triển thương nhân c Chương trình phát triển thương mại Được sử dụng biến phổ biến để xác định một cách đồng bộ các mục tiêu cần đạt được, các bước công việc cần tiến hành, các nguồn lực cần huy động để thực hiện ý đồ nào đó Chương trình là một bộ phận của kế hoạch hay được hiểu là phương án vận hành đưa nhiệm vụ kế hoạch phát triển thương mại vào thực tiễn Chương trình bảo đảm phối hợp một cách đồng bộ các biện pháp có liên quan trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch theo tiến độ ăn khớp và thống nhất d Dự án là tổng thể các hoạt động Các nguồn và chi phí được bố trí chặt chẽ theo thời gian và không gian nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể về phát triển thương mại Dự án và chương trình phát triển thương mại tuy khác nhau, nhưng có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Dự án là phương thức thực hiện chương trình phát triển thương mại cụ thể Mỗi chương trình bao hàm một hoặc một vài dự án Thực hiện dự án tốt sẽ góp phần thực hiện chương 11 trình thương mại phát triển có hiệu quả Từ đỏ, chương trình, dự án tác động tích cực đến thực hiện mục tiêu quy hoạch và chiến lược phát triển thương mại của từng địa phương hoặc cả nước Thực hiện có những chương trình quan trọng như sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về thương mại, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thương mại, hỗ trợ thông tin, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng thương mại(các loại chợ, hệ thống cảng, kho hàng, trung tâm thương mại, siêu thị), chương trình nâng cao năng lực hội nhập và cạnh tranh, chương trình phát triển thị trường và đưa hàng Việt về nông thôn, chương trình phát triển thương mại biên giới, chống hàng giả, buôn lậu, Mỗi chương trình có thể có những dự án nhất định Trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện, Nhà nước phải phân phối hợp tác thực thi kiểm tra, đánh giá kết quả hiện trạng và phát hiện những thứ bất cập để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các công cụ định hướng trên trong quản lý thương mại vĩ mô Đặc biệt coi trọng định hướng chiến lược phát triển thương mại trong quá trình nhập hội, từng bước nâng cao tính pháp lý và tiến tới luật hóa quy hoạch phát triển thương mại quốc gia 2.3 Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng cấp giấy chứng nhận và quản lý, kiểm soát chất lượng hàng hoá tro đổi, dịch vụ cung ứng trên thị trường Về ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng: Nhà nước phải xây dựng và ban hành danh mục các tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Phải công bố rộng rãi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng biết các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và khu vực về sản phẩm, hàng hóa Các tiêu chuẩn này liên quan tới cả khâu sản xuất và đêu thụ sản đàn hướng dẫn đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đăng ký sản Nhắn Ngành khoa học & công nghệ có trách nhiệm ban hành các văn phim có khả năng mất an toàn, đánh giá chất lượng và sự phù hợp, Công bố tiêu chuẩn trong nước và tiếp nhận tiêu chuẩn nước ngoài, hướng đến doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn chất lượng và kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Ngoài ra, ngành này còn có trách nhiệm ban hành quy định về đăng ký, đánh giá và công nhận Giải thưởng quốc gia về chất lượng hàng hoá, điều kiện và thủ tục xét tặng giải thưởnng chất lượng sản phẩm của tổ chức, cá nhân 12 Một số chuyên ngành khác như nông nghiệp, công nghiệp, lao động, thông tin viễn thông, phải xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn về đăng ký, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá đặc thù (chẳng hạn: thuốc bảo vệ thực vật thuộc ngành nông nghiệp, vật liệu nổ thuộc ngành công nghiệp, chân tay gia thuộc ngành lao động, thiết bị viễn thông thuộc ngành thông tin viễn thông) Nhà nước có quy định trách nhiệm phối hợp thực hiện nội dung quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm giữa các cơ quan soạn thảo thuộc các bộ chuyên ngành, cơ quan thẩm định tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và cơ quan công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ Đồng thời có phân cấp về quản lý, kiểm soát chất lượng hàng hoá cho cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng của các địa phương Ngoài các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, trong lĩnh vực thương mại cần thiết phải ban hành các quy chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở hạ tầng thương mại như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kho chứa hàng hóa và các điều kiện, tiêu chuẩn đối với thương nhân, cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ Về quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, công bổ hợp chuẩn, hợp quy: Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ liên quan tới nhiều khẩu trong quá trình sản xuất, chế biến, phân phối và thậm chí cả khâu tiêu dùng Kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà nước phải nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp ở tất cả các khẩu của quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đó đăng ký và được công nhận hợp chuẩn, hợp quy Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm tra, đo lường và kiểm định chất lượng để cấp giây chúng nhận sản phẩm theo đúng chuẩn, hợp quy quy chuẩn quốc gia, công nhận, chứmg nhận chất lượng sản phẩm nhập khẩu hợp chuẩn, hợp quy hoặc đạt chuẩn khu vực, quốc tế đối với sản phẩm liên doanh, liên kết với nước ngoài Kiểm tra, đánh giá các điều kiện kinh doanh và cơ sở hạ tầng thương mại hợp chuẩn Phân công trách nhiệm kiểm tra và quản lý chất lượng cho các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ có sự phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công thương và Bộ quản lý ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ, xây dựng, đồng 13 thời phân cấp quản lý nhà nước cho địa phương Phải kiểm tra, đo lường việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và công bố tiêu chuẩn ap dụng đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ 2.4 Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và tình hình thực thi chính sách, pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại Giới thiệu, phổ biến, tuyên truyền (truyền thông) và hướng dẫn các văn bản quy định chính sách, pháp luật về thương mại, các chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại cho mọi đối tượng liên quan như: cán bộ, viên chức trong bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về thương mại, các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường, người tiêu dùng và người dân Chỉ đạ o sử dụng hợp lý, có hiệu quả các hình thức tổ chức, phương tiện truyền thông để giúp các đối tượng trên tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật, các qui định chính sách một cách thuận lợi, kịp thời, chính xác Truyền thông về quy định trách nhiệm quản lý của ngành và phối hợp giữa các ngành chức năng: thông tin, văn hóa, thương mại, hải quan, khoa học và công nghệ, công an… trong việc phổ biến chính sách, pháp luật cũng như tình hình thực thi các quy định chính sách pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại Nội dung truyền thông liên quan các quy định chính sách, pháp luật về thương mại đã ban hành, các chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại đã được Nhà nước phê duyệt và những thông tin về công tác chỉ đạo của Nhà nước cũng như kết quả thực thi công tác qunr lý nhà nước của các lực lượng chức năng các cấp, các ngành Phải thông tin cả gương điển hình, mặt tốt cũng như những hạn chế, tồn tại về chấp hành chính sách, luạt pháp của doanh nghiệp, những kinh nghiệm tốt của các lực lượng chức năng được phân công thực thi trách nghiệm quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thương mại 2.5 Cấp phép kinh doanh và thu hồi các loại giấy phép kinh doanh Kinh doanh trong lĩnh vực thương mại hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến nhiều ngành như kế hoạch &đầu tư, tài nguyên và môi trường, xây dựng, giao thông vận tải, khoa học &công nghệ, thương mại, tài chính, công nghiệp, nông nghiệp… nên phải có đầu mối quản lý cấp phép thống nhất và hướng dẫn các thủ tục quy trình, lập hồ sơ đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp 14 Cấp phép kinh doanh thương mại hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp cần phải có quy định rõ ràng về phân cấp trách nhiệm và thẩm quyền của Trung ương, địa phương tùy theo đặc điểm loại hình và chủ thể kinh doanh là ở trong hay nước ngoài… Cấp phép kinh doanh cho doanh nghiệp phải đảm bảo thuận tiện về thủ tục, quy trình và đáp ứng các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật về thương mại, đầu tư, về doanh nghiệp… Nếu kiểm tra, thanh tra phát hiện doanh nghiệp kinh doanh thương mại hàng hóa, dịch vụ vi phạm các quy định của pháp luật, tùy mức độ vi phạm mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đã cấp giấy phép) có thể quyết định ngừng kinh doanh tạm thời hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật 2.6 Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại Cơ quan chức năng của quản lý nhà nước hướng dẫn các quy định về công tác thanh tra kiểm tra đối với doanh nghiệp và thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại hàng hóa dịch vụ theo quy định của pháp luật (về thanh tra, khiếu nại tố cáo, ) Nội dung chủ yếu công tác là thanh tra kiểm tra vấn đề cấp phép kinh doanh (Có đúng quy định của pháp luật không? có phù hợp với các định hướng chiến lược quy hoạch phát triển thương mại và kinh tế - xã hội không?, ); thanh tra kiểm tra việc chấp hành chính sách luật pháp đối với các lĩnh vực thương mại các điều kiện thực tế vận hành kinh doanh, và nghĩa vụ tài chính đối với đất nước Tùy theo mục đích nhiệm vụ và yêu cầu của các đợt thanh tra kiểm tra trong kế hoạch mà hình thành bộ máy, tổ chức thanh tra chuyên ngành hay liên ngành cho phù hợp Hoạt động thanh tra phải có sự phối hợp lực lượng chức năng của Trung ương và địa phương trong những trường hợp cần thiết và phải quan tâm phối hợp liên ngành tại địa phương Các cơ quan thanh tra, kiểm soát phải lập báo cáo kết quả thanh tra kiểm tra và đề suất hướng xử lý, công bố thông tin về các trường hợp doanh nghiệp vi phạm chính sách pháp luật đối với lĩnh vực thương mại cụ thể 15 2.7 Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sách, pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại Nhà nước phải kiến tạo bộ máy tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước) để triển khai các hoạt động phân tích, hoạch định chính sách, pháp luật, xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển thương mại nói chung và các lĩnh vực cụ thể nói riêng về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ Quy định phân công và hợp tác giữa các cơ quan phân tích, hoạch định và thẩm định các dự án luật, chính sách, các chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại và cơ quan quyết định ban hành, các văn bản quản lý nhà nước về thương mại Nhà nước phải thiết kế và duy trì hoạt động của bộ máy tổ chức (lực lượng chức năng) thực thi chính sách, pháp luật về thương mại Quy định phân công trách nhiệm đổ muối và phối hợp giữa các lực lượng chức năng Bộ quản lý ngành công thương với các bộ ngành khác được phân công quản lý nhà nước về hàng hóa đặc thù, giữa các Bộ quản lý ngành dịch vụ trong việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến hoặc giới thiệu các chính sách, pháp luật; hướng dẫn và công bố các tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đối với quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; cấp phép, thu hồi giấy phép kinh doanh; hướng dẫn và thực thi công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các khiếu nại, khiếu tố, các tranh chấp thương mại và vi phạm pháp luật về thương mại Quy định mối quan hệ quản lý thương mại giữa Bộ quản lý ngành ở Trung ương và Sở quản lý ngành ở địa phương theo địa bàn lãnh thổ 16 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN LÃNH THỔ (THEO PHÂN CẤP CHO ĐỊA PHƯƠNG) 3.1 Ban hành các văn bản cụ thể hóa và triển khai hướng dẫn thực thi chính sách, pháp luật nhà nước về thương mại trên địa bàn: Chính quyền địa phương cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành các văn bản cụ thể hóa nội dung trách nhiệm quản lý thương mại trên địa bàn lãnh thổ theo quy địn phân cấp và hướng dẫn của Chính phủ Các cơ quan chức năng thuộc Sở quản lý ngành của địa phương có trách nhiệm soạn thảo các văn bản quản lý trình UBND phê duyệt và ban hành theo phân công và hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ quản lý ngành thương mại Các văn bản quản lý do địa phương soạn thảo chủ yếu tập trung vào cụ thể hóa và hướng dẫn các Nghị định, quyết định của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng, các quyết định, thông tư của Bộ quản lý ngành thương mại (Công Thương) và các Bộ ngành khác có liên quan như Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường, Khoa học & Công nghệ, Giao thông, Lao động, Nội vụ, Thông tin & Truyền thôn, Nội dung một số văn bản quản lý chủ yếu liên quan tới hướng dẫn thủ tục quy trình cấp phép hoặc chứng nhận kinh doanh, đầu tư, thay đổi giấy phép kinh doanh; hướng dẫn công báo về doanh nghiệp và quảng cáo hoạt động kinh doanh; phổ biến, hướng dẫn và truyền thông cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích và hỗ trợ kinh doanh, đầu tư vào thị trường và thương mại trên địa bàn, trong đó có chính sách của địa phương; các văn bản về hướng dẫn triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các khiếu kiện và vi phạm pháp luật về thương mại trên địa bàn; các văn bản tổ chức chỉ đạo, điều hành, phân công quản lý thương mại đối với sở ngành chức năng của tỉnh và phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý cho chính quyền cấp huyện/ quận, xã/ phường trên địa bàn 3.2 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chương trình dự án phát triển thương mại, thị trường của địa phương Chính quyền cấp tỉnh /thành phố chịu trách nhiệm chính về xây dựng va quản lý các quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn phù hợp với chiến lược, quy hoạch 17 và phát triển kinh tế-xã hội đại phương và định hướng, mục tiêu chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại quốc gia Đây là một nội dung chủ yếu và quan trọng của quản lý chính quyền đối với thương mại trên địa bàn lãnh thổ Nội dung bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển thương mại địa phương và các quy hoạch riêng từng lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, loại hình thương mại truyền thống và hiện đại, các loại hạ tầng thương mại (như chợ bán buôn, bán lẻ, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, kho hàng, ), quy hoạch bố trí không gian thương mại theo phạm vi lãnh thổ, khu vực đại lý và phát triển đội ngũ thương nhân của các thành phần kinh tế trên địa bàn Để hiện thực hóa quy hoạch phát triển thương mại địa phương, chính quyền và các cơ quan chức năng Sở quản lý ngành cần phải cụ thể hóa chính sách của Chính phủ, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù của địa phương, các chương trình mục tiêu dự án, kế hoạch cụ thể cho từng thời gian của giai đoạn quy hoạch 3.3 Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sách, pháp luật về thương mại trên địa bàn Chính quyền địa phương phải kiến tạo bộ máy quản lý theo nguyên tắc quyền lực trong tay nhà nước là thống nhất, triển khai theo hướng dẫn của Chính phủ về phân công, phân cấp, về thẩm quyền và trách nhiệm đảm bảo tính hợp lý về phân công, phối hợp trong nội bộ từng cấp cũng như giữa cấp tỉnh, huyện và xã Cấp tỉnh tập trung quản lý chiến lược , quy hoạch và chính sách phát triển thương mại địa phương; cấp huyện, xã tập trung triển khai thực hiện và quản lý tác nghiệp theo phân cấp quản lý thương mại trên địa bàn Sở Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh/thành phố quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn Sở Công Thương, một mặt chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thương mại của Bộ Công Thương, mặt khác chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND tỉnh/thành phố và là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh/ thành phố về chính sách quản lý thương mại trên địa bàn Phòng Công Thương là cơ quan tham mưu và chịu trách nhiệm trước UBND Huyện/Quận về quản lý thương mại trên địa bàn Phòng Công Thương chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn quản lý thương mại của Sở Công Thương và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND huyện/quận 18 3.4 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại và xử lý các vy phạm quy định chính sách, pháp luật về thương mại trên địa bàn Hoạt động kinh doanh thương mại nói riêng, đầu tư trong các lĩnh vực thương mại nói chung diễn ra trên địa bàn lãnh thổ cụ thể ở từng địa phương Do vậy, công tác quản lý thương mại, kiểm soát thị trường gắn liền hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trên từng địa bàn lãnh thổ là rất quan trọng Cấp tỉnh phải cụ thể hóa các quy định về thanh tra của Chính phủ, về quản lý thị trường của Bộ Công Thương phù hợp với yêu cầu, nội dung phân cấp và điều kiện của địa phương về nội dung nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và các nguồn lực, phương tiện, thời gian Phối hợp công tác tổ chức, thanh tra, giám sát, quản lý thị trường giữa các bộ phận chức năng quản lý thương mại cấp tỉnh, giữa quản lý thương mại cấp tỉnh/thành phố và huyện/quận Ngoài ra, còn phải phối hợp công tác thanh tra , kiểm soát và quản lý thị trường, thương mại giữa địa phương với lực lượng chức năng của các Bộ ngành Trung ương, của địa phương nước ngoài trong các trường hợp cụ thể của kinh tế - xã hội, của mở cửa thị trường, hội nhập và hợp tác quốc tế Xử lý các kiếu nại của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người tiêu dùng Xử lý các vi phạm pháp luật về thương mại trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm theo luật định 3.5 Nội dung quản lý khác Trao đổi thông tin, hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư giữa các địa phương; hợp tác thương mại và đầu tư giữa địa phương trong nước và nước ngoài; hợp tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực thương mại của địa phương; hợp tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; phối hợp các hoạt động phòng chống tội phạm kinh tế, thương mại xuyên quốc gia;… 19 KẾT LUẬN Có thể thấy nội dung quản lý Nhà nước về Thương mại dù theo đối tượng quản lý, theo chức năng quản lý hay theo địa bàn lãnh thổ đều tiến tới mục đích hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh, sự phát triển bền vững của các hoạt động thương mại diễn ra trong thị trường Hiện nay, Nhà nước không ngừng tăng cường công tác giám sát, điều chỉnh và hoàn thiện nội dung quản lý sao cho phù hợp với thực tiễn, phù hợp với quá trình phát triển khách quan của thương mại để mang lại hiệu quả cao nhất Song song với sự nỗ lực trong quản lý của Nhà nước là sự chấp hành của các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên thị trường và sự phối kết hợp của các ban ngành địa phương cũng như toàn thể cộng đồng Trên đây là đề tài “Nội dung quản lý Nhà nước về Thương mại” của chúng em Nhóm 6 mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! 20 ... tài thảo luận ? ?Nội dung quản lý Nhà nước Thương m? ??i” Chúng em xin c? ?m ơn hướng dẫn Thầy Vũ Tam Hòa – giảng viên m? ?n Quản lý Nhà nước Thương m? ??i CHƯƠNG 1: THEO ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ 1.1 Quản lý, ki? ?m. .. NĂNG QUẢN LÝ Theo chức quản lý nhà nước, nội dung trách nhi? ?m quản lý nhà nước lĩnh vực thương m? ??i chủ yếu Luật Thương m? ??i Ngoài ra, số luật quan trọng khác quy định nội dung quản lý nhà nước. .. thời nhi? ?m vụ nặng nề lực lượng chức thực thi quản lý nhà nước thương m? ??i nước ta 1.6 Các nội dung quản lý khác Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ thương m? ??i, Tổ chức quản lý đào tạo