Phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố thực trạng và giải pháp
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hứơng toàn cầu hoá nền kinh tế diến ra sôi động, nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần từng bước hội nhập với nền kinh tế giới Đặc là với sự tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO ,thì các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có cơ hội tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế Đặc biệt là hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việc gia nhập WTO đó là điều kiện rất tốt cho việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài nhưng đó cũng là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và ngành chè nói riêng Mặc dù thời gian qua ngành chè Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động xuất khẩu và tìm kiếm thị trờng xuất khẩu nhưng kết quả thu được chưa tưong xứng với tiềm năng hiện có của ngành chè Việt Nam.
Là một trong những nứơc xuất khẩu chè lớn thế giới, nước ta có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường nhưng kết quả xuất khẩu chè vẫn chưa cao Việt Nam có mặt trên 68 nước và vùng lãnh thổ song ở những thị trường này những sản phẩm chè Việt Nam vẫn chiếm vị trí khiêm tốn Đặc ở các thị trường lớn Việt Nam chưa xâm nhập được sản phẩm chè vào mà chủ yếu nước ta có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của tại trường Nhưng kết quả xuất khẩu của ngành chè vẫn chưa để các nước nhập khẩu chè của Việt Nam rồi xuất sang các nước khác như: ấn Độ ,Trung Quốc ….lấy thương hiệu của nứơc họ chiếm hết thị trường Những yếu kém ấy là do đâu đó là một câu hỏi khó trả lời nhưng trước mắt ta thấy được một vẫn đề quan trọng là phải không ngừng tìm kiếm thị trờng cho việc xuất khẩu chè Việt Nam có thể đi khắp các nước trên thế giới
Đứng trước vấn đề đó em mạnh dạn tiến hành nghiên cứu về đề tài
“Phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố thực trạng và giải pháp”
Trang 2Chuyên đề này của em gồm ba chương:
Chương I :Tổng quan xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố ở Nước ta hiện nay
Chương II: Phân tính thực trạng xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố
Chương III:Giải pháp phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thanh phố trong thơi gian tới
Trong quá trình tim hiểu và nghiên cứu em dã nhận được sự giúp đỡ của thầy GSTS: Đặng Đình Đào giảng viên khoa thương mại trường Đaị Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và các cô Mẫn phó vụ trưởng Dịch Vụ Thương Mại thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư với các anh,chị trung Vụ đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơm !
Trang 3
Phát triển chè còn góp phần quan trọng vào quá trình phân bố lại lực lượng lao động giữa miền ngược và miền xuôi, xây dựng khu định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc phải rời khỏi lòng hồ thủy điện Sơn La…
Trên thế giới hiện nay có 20 nước có trồng và chế biến chè xuất khẩu, Việt Nam là một trong những nước trên, hiện tại Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và thứ 7 về sản lượng xuất khẩu Sản phẩm chè của Việt Nam được sản xuất ra hàng năm đã xuất khẩu tới hơn 85% tổng sản lượng, điều đó cho thấy ngành chè Việt Nam có phát triển vững chắc hay không phụ thuộc rất lớn vào việc có xuất khẩu được hay không.
Trang 42 Vị trí của ngành chè Việt Nam trong quá trình phát triển của đất nước.
2.1 Vai trò của ngành chè đối với phát triển nông nghiệp
2.1.1 Ngành chè góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn vùng đồi núi.
Chè công nghiệp là một sản phẩm có nhiều giá trị và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngành trồng trọt nói riêng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn vùng núi nói chung, ở nhiều vùng đồi núi, nhiều nơi xa xôi hẻo lánh những nơi đường sá giao thông có nhiều trở ngại, cây chè công nghiệp đã đưa đến và mang theo nhiều nét, nhiều yếu tố mới trong sản xuất và đời sống của nông dân, nhất là đối với những dân tộc thiểu số Sự phát triển sản xuất chè công nghiệp đối với Việt Nam có những vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn vùng đồi núi, thể hiện:
- Phát triển cây chè không những mang lại cho nông dân những kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăm sóc mới mà còn mang lại cho nông dân cách chế biến, cách bảo quản mới Nhiều tập quán canh tác của bà con được thay đổi tiến bộ hơn, hiệu quả hơn.
- Trồng chè đã làm tăng thu nhập của nông dân nhiều vùng hẻo lánh lên đáng kể, cuộc sống của nông dân được nâng lên Các kết cấu hạ tầng; đường sá, điện cho sinh hoạt, trường học cho các em nhỏ, trạm xá chăm sóc người đau ốm…được xây dựng ngày càng nhiều.
- Nhiều khu cụm dân cư được hình thành, nhiều thị trấn, thị tứ mới được xây dựng cùng với việc mở rộng diện tích chè.
- Thực tiễn mở rộng diện tích, phát triển việc trồng chè trong nhân dân tạo nên những vùng chè chuyên canh xuất khẩu là nhân tố góp phần thúc đẩy nâng cao trình độ và mức sống tinh thần, vật chất của
Trang 5nông dân các vùng đồi núi, đặc biệt đối với các dân tộc ít người, biến đồi núi hoang vu thành nơi tạo ra của cải góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.1.2 Ngành chè góp phần vào chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ngành nông nghiệp
Nghị quyết chính phủ số 09/2004/NQ-CP ngày 15/6/2004 “ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” đã đề ra yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải bảo đảm nhanh, hiệu quả, phát triển bền vững, đạt giá trị cao trên một đơn vị diện tích và tăng thu nhập cho nông dân Chuyển dịch cơ cấu là lựa chọn cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp căn cứ vào lợi thế về tài nguyên và nhu cầu của thị trường, trong những năm vừa qua, cây chè đã đóng góp một phần không nhỏ với chuyển dịch cơ cấu sản phẩm nghành nông nghiệp tích cực Sau khi cây mía bị mất giá, có những vùng với điều kiện “thiên thời, địa lợi”: đất đồi rộng và thoải, khí hậu ôn hòa, ấm hơn so với nhiều vùng khác đã chọn cay chè để chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhờ đó cây chè không những giúp bà con xóa đói giảm nghèo mà còn giúp nhiều hộ gia đình vươn lên khá giả Có những vùng do phát triển quá nhiều một loại cây công nghiệp dẫn đến mất cân bằng trong cơ cấu cây trồng và gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế toàn vùng, thì cây chè chính là một giải pháp hữu hiệu để chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, ví dụ, ở vùng Tây Nguyên, do nhu cầu phát triển cây cà phê quá ồ ạt dẫn đến mất cân bằng nghiêm trọng cơ cấu cây trồng Vì vậy, bộ nông nghiệp cùng các cấp các ngành ở địa phương đều thống nhất cho rằng tập trung hướng giải quyết vào cây cà phê theo hướng giảm diện tích và tăng dần tỷ trọng cây công nghiệp có lợi thế khác là cây chè.
2.1.3 Ngành chè góp phần tăng nhanh tổng sản lượng ngành nông nghiệp.
Trang 6Chè là cây trồng rất lâu đời ở Việt Nam, đến nay xác định được 33 tỉnh có khả năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên Bên cạnh ưu thế về khí hậu, đất đai của tự nhiên nhiệt đới Việt Nam có lợi cho sinh trưởng cây chè (mùa hái chè dài, thời gian kiến thiết ngắn) và các nguồn gen phong phú (chè rừng miền núi), cây chè còn có ý nghĩa to lớn đối với việc góp phần tăng nhanh tổng sản lượng ngành nông nghiệp, trồng chè cho năng suất, sản lượng cao hơn một số loại cây trồng khác như sắn, lúa nương, cây ăn quả, cây cà phê… Ở trung du miền núi người dân có tập quán trồng lúa nương với thu nhập trung bình là 1-2 triệu đồng/ha trong khi đó 1ha chè trên vùng núi khô cằn thu được 10-12 triệu đồng, gấp 10 lần so với thu nhập từ lúa nương Điều này dẫn tới quan điểm chuyển sang trồng chè thay vì trồng lúa nương trong nhân dân miền núi.
Chè là loại cây công nghiệp có thị trường và giá cả khá ổn định Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới tính bình quân theo đầu người đang ngày tăng cao, năm 1934, bình quân trên thế giới tiêu thụ mỗi người trong một năm là 0,19 kg thì đến năm 1990 con số bình quân này tăng lên đến 0,51kg Mức dao động giá chè ở thời điểm cao nhất không quá 8% đối với loại chè trung bình so với các ngành kinh tế công nông nghiệp khác Hơn nữa cây chè không kén đất cho năng suất tương đối ổn định Trồng chè đúng kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn bảo vệ môi sinh.
2.2.Vai trò cuả ngành chè đối với công nghiệp chế biến 2.2.1.Thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến.
Phát triển cây chè luôn gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nước ta Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, sản xuất chè công nghiệp bắt đầu bằng việc xây dựng nhà máy chế biến chè đầu tiên năm
Trang 71923, cùng với sự phát triển của mình, ngành chè đã đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chế biến
Chè là nguyên liệu đầu vào chính của công nghiệp chế biến chè, sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động đến công nghiệp chế biến chè Trong thời gian gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong ngành chế biến chè đã kích thích thị hiếu người tiêu dùng chè trên cả nước Số lượng chè tiêu thụ trong nước ngày một tăng lên, đã có tác dụng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong ngành chè, ngoài ra, đặc điểm sử dụng trong điều kiện tiêu dùng sản phẩm chè rất đa dạng đối với các tầng lớp khác nhau và đối với các thị trường khác nhau Mỗi dân tộc có tập quán uống chè riêng, thị hiếu và tập quán uống chè cũng thay đổi liên tục và rất đa dạng Do vậy, để sản phẩm chè có thể thâm nhập, chiếm lĩnh, duy trì và ổn định thị trường, người sản xuất chè cần phải tìm mọi cách để đa dạng hóa sản phẩm chè Sản lượng ngành chè là đầu vào cho công nghiệp chế biến chè, do đó phát triển vùng nguyên liệu chè cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến Như vậy, có thể hiểu rằng, chính sự phát triển của khoa học công nghệ đã có tác dụng kích cầu trong tiêu dùng chè, nhưng cũng chính sự đa dạng và nhu cầu tiêu dùng chè tăng nhanh cho nên đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho công nghiệp chế biến chè.
2.2.2.Đổi mới công nghệ và thiết bị của ngành công nghiệp chế biến.
Xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi theo thu nhập Thu nhập càng cao, người dân càng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm chất lượng tốt, công nghệ chế biến cao Xu hướng này đã có tác động kích thích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ để đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
Sự đổi mới liên tục và tích cực về công nghệ của ngành chè đã góp phần tích cực tăng nhanh tốc độ của quá trình đổi mới công nghệ và thiết bị của ngành công nghiệp chế biến Những năm 60, ở miền Bắc đã xây dựng
Trang 8hàng loạt nhà máy chè đen OTD lớn( 12-43 tấn/ngày) với thiết bị công nghệ chè đen và chè xanh của Trung Quốc và Liên Xô Những năm 90 lại có chè túi nhúng của Ý, thiết bị chế biến chè CTC của Ấn Độ, chè xanh dẹt bán tự động của Nhật bản Hiện nay ngành nông nghiệp chế biến của nước ta đã phát triển theo hướng không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè, đặc biệt là chế biến chè đặc sản và nghiên cứu các sản phẩm mới theo dự báo của thị trường tiêu thụ chè trong tương lai.
2.3.Vai trò của ngành chè đối với tăng trưởng xuất khẩu
2.3.1.Sản phẩm chè xuất khẩu đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu.
Cây chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, thị trường cho sản phẩm chè Việt Nam gồm có Liên xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi trong đó nhiều nhất là Irắc chiếm 30% tổng sản lượng chè xuất khẩu của cả nước và gần đây bước đầu đưa vào thị trường khó tính như Nhật Bản và Tây Âu, do đó đã đem lại một nguồn kim ngạch nhập khẩu đáng kể cho đất nước.
2.3.2.Góp phần tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Hình ảnh của một quốc gia trên thế giới không chỉ được tạo dựng bởi lịch sử, các danh lam thắng cảnh du lịch mà nhiều khi còn được tạo dựng bởi các thương hiệu nổi tiếng.
Việt Nam đang đẩy mạnh các họat động xúc tiến thương mại để quảng bá thương hiệu VINATEA trên thị trường Kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan tham tán thương mại Việt Nam ở các nước để thường xuyên thông tin thị trường, ứng dụng các tiến bộ mới trong công nghệ thông tin hiện đại để hỗ trợ việc nghiên cứu và khai thác thị trường Trong quá trình xúc tiến thương mại để xuất khẩu chè sang các nước, các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam không những đã tạo
Trang 9dựng được uy tín trên một số thị trường và dần dần tạo được mối làm ăn ở nước ngoài mà còn đã giúp đỡ được nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác khi mới bỡ ngỡ bước vào các thị trường các nước này.
2.4.Vai trò của ngành chè đối với xã hội
2.4.1 Góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo ở vùng trung du miền núi.
Hiện nay có hơn 200.000 nông dân nước ta sống chủ yếu nhờ vào nghề trồng chè- nông dân vùng trung du, đồi núi gọi cây chè là cây xóa đói giảm nghèo Gần 50 năm vừa qua, nông dân vùng đồi núi trung du các tỉnh phía Bắc nước ta đã tìm tòi thử nghiệm nhiều loại cây trồng khác nhu để tìm ra loại cây giúp họ co thu nhập ổn định để tạo lập cuộc sống Qua thực tế nhiều năm, chỉ có cây chè là thích hợp hơn cả.
So sánh hiệu quả kinh tế với các loại cây trồng khác như: Sắn, lúa nương, cây ăn quả, cây cà phê… trồng trên vùng đất gò đồi trung du, cây chè là cây có nhiều ưu thế và đã được nông dân chấp nhận Vì vậy, cây chè đã tồn tại trụ vững, và đang ngày càng phát triển về diện tích năng suất và sản lượng, không những ở các vùng gò đồi trung du mà cây chè còn phát triển đến cả những vùng núi xa xôi hẻo lánh.
2.4.2 Tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Ngành chè đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, ở các vùng nguyên liệu cũng như ở các vùng chế biến.
Ở các vùng nguyên liệu, cây chè đã giải quyết việc làm cho hàng chục vạn nông dân vùng núi Với những đặc điểm riêng trong quá trình sản xuất, cây chè còn thu hút hàng chục vạn lao động phụ.
Ở các vùng chế biến, ngoài việc tạo ra nhiều việc làm cho người dân, quy hoạch phát triển vùng sản xuất tập trung, bao gồm dản xuất nông – công nghiệp- dịch vụ, đã hình thành các cụm dân cư, nhằm góp phần cải thiện đời
Trang 10sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là tại các vung sâu vùng xa của đồng bào dân tộc, khai hoang ở trung du, miền núi phía Bắc và Tây nguyên.
II Hệ thống đánh giá phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố
1 Các yếu tố vĩ mô
1.1 Yếu tố chính trị và luật pháp
Tình hình chính trị và luật pháp của các quốc gia xuất khẩu sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu, tác động đến doanh nghiệp theo nhiều hướng khác nhau, chúng có thể tạo ra cơ hội hoặc trở ngại cho doanh nghiệp Sự ổn định về chính trị cũng như sự ủng hộ của Chính phủ về chính sách phát triển ngành là một lợi thế cho các hoạt động xuất khẩu Trong sự cạnh tranh về thị trường xuất khẩu, thành công hay không phụ thuộc vào việc Chính phủ có hỗ trợ tích cực hay không thông qua các chính sách, trong đó chính sách thuế quan và phi thuế quan….
Ảnh hưởng của các yếu tố pháp luật còn thể hiện trong việc thực thi các chính sách này Hệ thống pháp luật hoàn thiện, xử lý nghiêm minh các hình thức vi phạm sẽ đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo cho các doanh nghiệp cơ hội cạnh tranh lành mạnh, thiết lập mối quan hệ bình đẳng giữa người sản xuất và tiêu dùng, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh với xã hội và người tiêu dùng.
Cụ thể các chính sách xuất khẩu như sau:
1.1.1 Chính sách thuế quan
Công cụ chủ yếu của chính sách này là thuế xuất khẩu, nó được dùng làm công cụ để điều tiết và quản lý các hoạt động xuất khẩu Thuế này được đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm hạn chế hay khuyến khích xuất khẩu Những mặt hành của Việt Nam khi xâm nhập vào một thị trường nước ngoài phải chịu một mức thuế nhập khẩu nhất định của nước sở tại Những mặt
Trang 11hàng mà không nhận được ưu đãi của nước sở tại thì phải chịu mức thuế tương đối cao do vấp phải sự bảo hộ của ngành sản xuất trong nước Đây là một trong những khó khăn cho việc cạnh tranh của một số hàng hóa Việt Nam, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thị trường chứng khoán cho các mặt hàng này.
Thực tế cho thấy, nếu áp dụng thuế xuất khẩu để khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu sẽ dẫn đến tình trạng duy trì một ngành sản xuất kém hiệu quả, kém khả năng cạnh tranh Mặt khác, trong nền kinh tế hội nhập với việc buôn bán tự do giữa các nước có sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng hàng hóa thì việc sử dụng thuế như một công cụ quản lý xuất khẩu sẽ không còn hữu hiệu bởi thuế xuất khẩu luôn luôn làm cho giá cả hàng hóa tăng cao so với khi không đánh thuế hoặc thuế xuất khẩu thấp Và do đó làm cho khả năng mở rộng và phát triển thị trường là rất thấp.
1.1.2 Chính sách thương mại phi thuế quan
Khi sự phát triển kinh tế của thế giới đã bước đến tầm cao mới thì xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại là một tất yếu Điều này làm cho việc sử dụng chính sách thuế quan không phải là chính sách duy nhất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cộng thêm những tác động tiêu cực của nó đến hoạt động này thì nó có xu hướng giảm dần ảnh hưởng và chuyển dần các ảnh hưởng đó sang các công cụ chính sách thương mại phi thuế quan Cụ thể là:
* Quan hệ chính trị ngoại giao
Quốc gia muốn phát triển thị trường hàng xuất khẩu thì trước hết phải có đường lối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới một cách nhất quán và ổn định lâu dài, có quan hệ ngoại giao, ngoại thương thông qua các hiệp định được ký kết và triển khai cụ thể cho từng thời kỳ Sự thiết lập quan hệ ngoại
Trang 12giao, ngoại thương giữa các nước đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu và tìm thị trường đối tác.
* Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Đối với nhiều nước đang phát triển thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) là một phần quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế Các doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng tới nền kinh tế sở tại thông qua: bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, ảnh hưởng chuyển giao công nghệ, năng lực quản lý, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp vào xuất khẩu Tuy nhiên việc thu hút và sử dụng FDI ở nhiều quốc gia cho thấy khả năng FDI có đóng góp tích cực như thế nào đối với xuất khẩu còn phụ thuộc vào chính sách thu hút và sử dụng FDI của quốc gia sở tại có hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đối với những lĩnh vực có định hướng xuất khẩu hay không? Trong nhiều trường hợp, những ưu đãi của Chính phủ đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào xuất khẩu khai thác thị trường nội địa trên cơ sở sử dụng các nguồn lực chi phí thấp, đặc biệt là lao động quốc gia.
Như vậy, chính sách thu hút, sử dụng FDI sẽ có tác dụng tích cực đối với phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa nếu có những biện pháp khuyến khích về tài chính (miễn giảm thuế, thưởng xuất khẩu,….) những ưu đãi về thủ tục đối với doanh nghiệp FDI có đóng góp tích cực vào xuất khẩu.
* Quy định Hải quan
Hàng hóa xuất khẩu phải được thông quan một cách nhanh chóng Nếu hoạt động Hải quan phức tạp gây nhiều phiền hà cho người xuất khẩu thì sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu đồng thời sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển thị trường cho hàng xuất khẩu Cho nên phải hoàn thiện quy trình nghiệp vụ hải quan, áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, phân loại hàng hóa theo mức độ quan trọng để từ đó thông quan nhanh những hàng hóa thông thường.
Trang 13* Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu
Chính phủ đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị cho việc thu thập thông tin thị trường thế giới hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp giao lưu với các đối tác nước ngoài để tìm kiếm thị trường và cơ hội kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa như tham gia hội chợ quốc tế, gặp gỡ trao đổi thông tin thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài Cần có nhiều hình thức khuyến khích xuất khẩu thông qua việc phát triển quỹ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của Nhà Nước Vấn đề xúc tiến xuất khẩu phải được Nhà Nước quan tâm thích đáng và trực tiếp thực hiện bởi lẽ mỗi hoạt động riêng lẻ không thể làm tốt hoạt động mang tính chất vĩ mô này.
* Hạn ngạch xuất khẩu
Hạn ngạch là công cụ hạn chế khối lượng xuất khẩu cao nhất của mặt hàng hay một nhóm hàng Hạn ngạch xuất khẩu được dùng để bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và những mặt hàng quý hiếm Như vậy những mặt hàng áp dụng hạn ngạch xuất khẩu thì khả năng mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu cũng bị hạn chế.
1.2 Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố thuộc về kinh tế có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố mà các doanh nghiệp thường quan tâm là tín dụng xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, lạm phát.
- Tỷ giá hối đoái: Nhà Nước có thể điều chỉnh giá trị tiền Việt Nam tăng hoặc giảm so với ngoại tệ để không khuyến khích hoặc khuyến khích xuất khẩu Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng nếu dùng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu không phải trong trường hợp nào cũng tốt vì được lợi trong xuất khẩu thì sẽ bị thiệt trong nhập khẩu Do đó, cần giải quyết đúng đắn quan hệ
Trang 14tỷ giá phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế và yêu cầu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Tín dụng xuất khẩu: Nhà Nước sử dụng công cụ tín dụng như điều chỉnh lãi suất theo hướng khuyến khích cho vay đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu, hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu Cần có chính sách tín dụng dài hạn cho các dự án sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu đối với những sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài.
- Lạm phát cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển thị trường của các doanh nghiệp Khi tỷ lệ lạm phát cao giá cả hàng hóa sẽ gia tăng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh hàng hóa trên thị trường nước ngoài.
1.3 Các yếu tố văn hóa - xã hội
Các yếu tố văn hóa - xã hội như phong tục tập quán, trình độ dân trí, thị hiếu, lối sống,… ảnh hưởng nhiều đến hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Bất kỳ doanh nghiệp nào khi muốn thâm nhập thị trường nước ngoài mới đều phải nghiên cứu những yếu tố này bởi chúng có tác động sâu sắc và rộng rãi nhất đến nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Nền văn hóa tạo nên cách sống của một cộng đồng sẽ quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu muốn được thoả mãn và cách thức thoả mãn của con người trong cộng đồng đó Các quốc gia khác nhau sẽ có nền văn hóa khác nhau, do đó để thành công trong việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ văn hóa - xã hội của từng nước Qua đó sẽ phân đoạn thị trường, chọn ra những đoạn thị trường phù hợp và đưa vào đó cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lý nhằm thu lợi nhuận cao.
Trang 151.4 Các yếu tố công nghệ - kỹ thuật
Sự phát triển về công nghệ kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố đầu vào, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, phương pháp sản xuất, giá thành, vì vậy tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn, làm thuận lợi cho việc tìm kiếm thị trường mới và tăng thị phần sản phẩm của doanh nghiệp trên các thị trường hiện tại.
2 Các yếu tố vi mô
Trong khi các yếu tố vĩ mô dùng để quản lý, điều tiết, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu thì các yếu tố vi mô lại có ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định đến hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu Các yếu tố vi mô bao gồm các yếu tố sau:
2.1 Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường của các tỉnh và thành phố
Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu là một bộ phận cấu thành nên chiến lược kinh doanh của các tỉnh Nó có vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nếu như chiến lược phát triển thị trường đúng đắn nó sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các tỉnh và thành phố có khả năng xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài Ngược lại, nó không phù hợp thì sẽ làm cho hoạt động kinh doanh bị đình trệ, gặp khó khăn và có thể dẫn đến phá sản.
Tuỳ vào doanh nghiệp khác nhau, mặt hàng kinh doanh và tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình chiến lược và mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu khác nhau Có doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống nhằm tăng thị phần của mình trên thị trường đó, có doanh nghiệp lại có chiến lược xâm nhập vào khu
Trang 16vực thị trường xuất khẩu mới mà chưa ai khai thác hoặc rất ít người khai thác, lại có doanh nghiệp lựa chọn chiến lược xâm nhập thị trường có lợi nhuận cao nhưng rủi ro cao, ngược lại có doanh nghiệp lựa chọn thị trường có lợi nhuận thấp và rủi ro ít,…
Việc lựa chọn chiến lược sao cho phù hợp và có hiệu quả phụ thuộc lớn vào tiềm lực và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Bởi chiến lược có hay đến đâu, tốt đến đâu đi nữa mà doanh nghiệp không có khả năng thực hiện thì chiến lược đó cũng trở thành vô nghĩa.
2.2 Tiềm lực đánh giá tài chính của các tỉnh và thành phố cũng như tiềm lực của từng doanh nghiệp của cả nước
2.2.1 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là nhân tố đầu tiên, quyết định chủ yếu đến khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp, bởi con người là trung tâm của mọi hoạt động Có các nguồn lực khác nhưng phải có sự tác động của con người thì mới khai thác được các nguồn lực đó Đối với nguồn lực cho phát triển thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp phải quan tâm tới các chỉ tiêu như: cán bộ quản lý doanh nghiệp, số cán bộ làm công tác marketing, trình độ năng lực của họ, số lượng lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh, trình độ tay nghề của họ thể hiện qua năng suất lao động và chất lượng sản phẩm,…
2.2.2 Nguồn tài chính của doanh nghiệp
Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng sử dụng vốn và huy động vốn của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có quy mô vốn lớn sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của mình và duy trì được khả năng cạnh tranh lâu dài hơn trên trường quốc tế Mà quy mô vốn của doanh nghiệp thể hiện qua khả năng phân phối hiệu quả vốn, khả năng quản lý hoạt động các nguồn vốn
Trang 17kinh doanh Việc đánh giá quy mô vốn, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng vốn,… là tiền đề để doanh nghiệp xây dựng chiến lược, mục tiêu kinh doanh nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của mình.
2.2.3 Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường của mình bằng các sản phẩm của chính doanh nghiệp Mặt khác, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, giá thành, chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp, do đó quyết định đến việc doanh nghiệp có mở rộng quy mô được hay không Điều này có nghĩa là nó quyết định việc sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường cả về chất lượng và số lượng hay không, qua đó có cơ hội chiếm lĩnh các thị trường mới cũng như mở rộng thêm thị trường hiện có hay không?
2.2.4 Trình độ tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tất cả những yếu tố kể trên đều rất quan trọng, tác động đến khả năng phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Tuy nhiên những yếu tố đó không thể phát huy được hiệu quả của mình nếu trình độ tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu kém Đặc biệt trong hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu đòi hỏi đội ngũ quản lý phải biết tổ chức, phối kết hợp giữa các khâu một cách chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả tốt trong hoạt động này.
2.2.5 Năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và của doanh nghiệp chính là khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, ưu thế cạnh tranh của sản phẩm có thể là về chất lượng, về mẫu mã, về giá cả,… doanh nghiệp muốn
Trang 18phát triển thị trường xuất khẩu thì sản phẩm của doanh nghiệp phải có được những ưu thế cạnh tranh đó so với đối thủ của mình.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là tổng hợp các yếu tố kể trên, bao gồm: công nghệ, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của các cán bộ công nhân viên, trình độ quản lý, năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm Như vậy để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu doanh nghiệp phải phối hợp nhuần nhuyễn các yếu tố này trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.2.6 Tiềm lực vô hình
Ngày nay tiềm lực vô hình ngày càng khẳng định rõ vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển thị trường xuất khẩu Tiềm lực vô hình có thể được hiểu như hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp; mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng sản phẩm Khi uy tín của doanh nghiệp cao sẽ kéo theo sự nổi tiếng về nhãn hiệu hàng hóa, chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp vươn cao hơn, xa hơn trên các thị trường xuất khẩu mới và khẳng định chắc chắn hơn vị trí của mình trên thị trường hiện tại.
3 Các yếu tố thuộc về môi trường thế giới
3.1 Các nguyên tắc điều chỉnh thương mại quốc tế 3.1.1 Nguyên tắc hỗ trợ
Theo nguyên tắc này các nước có quan hệ ngoại thương dành cho nhau những ưu đãi nhân nhượng tương xứng trong quan hệ buôn bán dựa trên cơ sở tiềm lực của các bên tham gia Nhưng trong nhiều trường hợp các nước yếu hơn thường phải buộc chấp nhận các điều kiện do bên mạnh hơn đưa ra Trong trường hợp được tham gia tổ chức WTO thì nước ta phải tranh thủ đến mức tối đa hiệp định thương mại song phương để dành cho nhau những ưu
Trang 19đãi trong hoạt động xuất khẩu, làm như vậy cả hai bên đều tạo được thị trường cho nhau và cùng có lợi nếu như quan hệ đó bền vững, ổn định lâu dài.
Trang 203.1.2 Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Nguyên tắc này được thể hiện dưới hai dạng : Quy chế tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia.
Quy chế tối huệ quốc (MFN) là chế độ mà các nước dành cho nhau trong quan hệ kinh tế và buôn bán về mặt thuế quan, mặt hàng trao đổi, phương tiện chuyên chở, quyền lợi pháp nhân và tư nhân nước này trên lãnh thổ nước kia với mục đích chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế Đây là mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên cơ sở hiệp định, hiệp ước giữa các nước một cách bình đẳng có đi có lại Nếu nhận được quy chế tối huệ quốc hàng hóa của nước nhận sẽ có sức cạnh tranh lớn trên thị trường nước cấp Quy chế tối huệ quốc này thường do các nước phát triển áp dụng để gây áp lực kinh tế cũng như chính trị đối với những nước muốn được hưởng chúng.
Nguyên tắc đãi ngộ Quốc gia (NT) là nguyên tắc đòi hỏi các nước thành viên WTO đối xử với hàng nhập khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ tại cửa khẩu không kém phần thuận lợi so với hàng được sản xuất trong nước Cụ thể hàng hóa khi đã trả xong thuế quan và được nhập khẩu hàng hóa phải được đối xử như với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước.
3.1.3 Nguyên tắc ngang bằng dân tộc
Nguyên tắc này đòi hỏi một nước dành cho tư nhân và pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước mình một sự đối xử ngang bằng như tư nhân và pháp nhân của nước mình trong những vấn đề kinh doanh, thuế quan, hàng hải, cư trú, sự bảo vệ của pháp luật… ngoại trừ quyền bầu cử, nghĩa vụ quân sự Nguyên tắc này thường được quy định trong hiệp định kinh tế - thương mại đã được ký kết giữa hai nước.
Trang 213.2 Tình hình chính trị quân sự
Sự biến động của tình hình chính trị, quân sự trên thế giới có tác động mạnh mẽ đến tình hình cung và cầu của các nước Sự bất ổn và các cuộc chiến tranh diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới buộc các nhà xuất khẩu phải đánh giá lại các cơ hội kinh doanh trên thị trường quốc tế và phân bổ lại nguồn lực sang các thị trường khác Do vậy, trong hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, việc nghiên cứu, phân tích thường xuyên tình hình chính trị giữ một vai trò quan trọng, phục vụ cho việc tìm hiểu rõ ràng về các thông tin liên quan tới hoạt động nhập khẩu của các nước.
3.3 Tình hình chính trị và luật pháp của các nước nhập khẩu hàng hóa trên thị trường thế giới
Các yếu tố chính trị của chính quốc gia này cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của các nước có hàng hóa xuất khẩu, nó khuyến khích hoặc hạn chế quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung vào nước đío thông qua các công cụ như: hàng rào thuế quan và phi thuế quan, bảo vệ doanh nghiệp trong nước và thị trường nước ngoài thông qua các rào chắn và đề ra các chính sách kinh tế có lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
Luật pháp của mỗi nước quy định mặt hàng nào được phép kinh doanh và không được phép kinh doanh trên thị trường đó Yếu tố này không những ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của chính nước đó mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các nước có hàng hóa xuất khẩu vào nước đó Vì thế một doanh nghiệp muốn kinh doanh xuất khẩu sang thị trường nước khác phải nắm bắt được hệ thống luật pháp của chính quốc gia mình định kinh doanh Như vậy, một mặt luật pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo ra cơ hội mới, mặt khác nó đặt ra các rào chắn ngăn cản hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong việc khai thác các cơ hội và mở rộng thị trường kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Trang 22Mức độ tập trung của thị trường : CC = ∑Sin
Trong đó:
C: là hệ số tập trung của thị trường
Si: Tỷ lệ % hàng hóa của doanh nghiệp được tiêu thụ ở mức in: là số nước
Các chỉ số doanh thu, lợi nhuận
DT= Khối lượng hàng hóa bán ra x giá bán
DT tăng có thể nói đến phát triển thị trường có hiệu quả
Tuy vậy, chỉ doanh thu thì chưa đủ cơ sở để khẳng định chắn điều đó, mà còn phải xem xét khả năng doanh thu có bù đắp được chi phí không, vì vậy người ta sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận:
+ Tỷ suất doanh lợi: chỉ tiêu này có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu chè khi bỏ ra 1 đồng chi phí:
Chi phí cho hoạt động bán hàng
+ Tỷ suất lợi nhuận: cho biết 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong hoạt động xuất khẩu chè sẽ thu về bao nhiêu lợi nhuận
Trang 23T su t l i nhu nỷ ấ ợ ậ = Lợi nhuậnVốn kinh doanh+ Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
T su t ngo i tỷ ấ ạ ệ xu t kh u chèấ ẩ =
Số nội tệ bỏ ra để xuất khẩu chè
Số ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu chè
Nếu tỷ suất nogại tệ lớn hơn tỷ giá hối đoái thì nên xuất khẩu và ngược lại.
III Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố
1.Chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu ngành chè của một số nước.
*Ấn Độ.
Ấn Độ là một trong những nước có khối lượng chè xuất khẩu lớn nhất trên thế giới Ấn Độ chủ yếu là nhập nguyên liệu chè búp tươi từ các nước đặc biệt là Việt Nam rồi sau đó gia công chế biến và lấy bao gói và thương hiệu của mình để xuất khẩu sang các thị trường các nước trên thế giới Với sản lượng chè đen Ấn Độ có thể tăng 1,6%/năm và đạt 1,01 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng bình quân 2,3%/năm trong giai đoạn 2007-2015 Thị trường nhập khẩu chính là các nước thuộc Liên xô cũ, Pakistan, Anh, Ai Cập và Mỹ Hiện nay các nhà sản xuất và xuất khẩu thế giới trong đó có Ấn Độ đang trong nỗ lực kéo giá lên thông qua việc nâng cao chất lượng chè, mở rộng thị trường tiêu thụ Bên cạnh đó Ấn Độ có chương trình tái trồng chè to lớn, với diện tích khoảng 212 ngàn ha trong vòng 13 năm tới Ấn Độ đã có công nghệ chế biến chè thành viên có thể nhai hoặc hòa tan nhanh chóng trong nước nóng hoặc nước lạnh Viên chè màu hơi nâu, trọng lượng 0,3 g, có chứa 80% chè và 20% các hương liệu khác, là sản phẩm của các nhà sáng chế
Trang 24ở trung tâm nghiên cứu chè Tocklai, bang Assam, Đông Bắc Ấn Độ Chè viên cũng làm cho người ta sảng khoái như chè nước bởi chè viên có chứa các thành phần nguyên chất của chè.
Về mục tiêu tăng xuất khẩu sang các thị trường mới.
Ngành chè Ấn Độ đặt nục tiêu tăng xuất khẩu sang các thị trường mới như Pakistan, Ai Cập và Iran Hiện nay ngành chè Ấn Độ - xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Nga và các nước Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất gặp phải sự cạnh tranh mạnh từ các nhà sản xuất Srilanka và Kenia.
Mục tiêu xuất khẩu chính trong xuất khẩu chè của Ấn Độ sẽ là tăng cường khối lượng bán sang nươc láng giềng Pakistan Bên cạnh đó Ấn Độ cũng đang nỗ lực tăng cường xuất khẩu sang các thị trường truyền thống- Pakistan là thị trường tiêu thụ chè lớn thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ và Trung Quốc Mỗi năm nươc này tiêu thụ khoảng 140 triệu kg, với Kenia và Srilanka là những nước cung cấp chính Xuất khẩu chè Ấn Độ sang Pakistan đã tăng đang kể, với tổng xuất khẩu năm 2007 ước đạt 15 triệu tấn Năm 2007, khối lượng xuất khẩu sang thị trường này đã tăng đột biến từ mức chỉ 2-3 triệu kg lên tới 11 triệu kg.
Ấn Độ đang có cơ hội lớn tại thị trường Ai Cập – nước nhập khẩu khoảng 24 triệu kg chè mỗi năm Ai Cập đã cam kết sẽ nhập khẩu chè Ấn Độ thông qua các hợp đồng chính phủ kể từ tháng 4/2007 xuất khẩu chè sang Iran cũng có thể tăng đáng kể sau đợt dỡ bỏ lệnh cấm đối với nhập khẩu tất cả các loại chè tại đất nước này.
Tổng xuất khẩu của Ấn Độ năm 2007 đạt 195 triệu kg so với mức 192 triệu kg năm trước đó.
2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Trang 25Đối với nước xuất khẩu nông sản nói chung và ngành chè nói riêng là chủ yếu thì việc mở rộng thị trường xuất khẩu là cần thiết Nhưng để thực hiện tốt được hoạt động này thì doanh nghiệp sản xuất phải chú ý từ khâu nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu Sản phẩm chè là một mặt hàng có tiềm lực khá mạnh và lớn để xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên mặt hàng này được bán với giá thấp trên thị trường thế giới so với cung sản phẩm của các nước khác Việc bán giá thấp này làm giảm hiệu quả xuất khẩu mặt hàng xuất khẩu này của Việt Nam so với các nước khác và làm giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu này mà thực chất là bán rẻ nguồn tài nguyên của đất nước
Để cải thiện tình trạng này thì việc đầu tiên phải làm của ngành chè Việt Nam là nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chè xuất khẩu Việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu gắn với việc tăng chất lượng của sản phẩm và mở rộng được khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ, nhiều cấp độ và thay đổi hết sức nhanh chóng Bên cạnh đó là phải gắn với đa dạng hóa sản phẩm Đầu tư vào việc chọn giống cây con thích hợp để nuôi trồng Cần lựa chọn các giống cây con có chất lượng cao và giá trị lớn có khả năng cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt Đầu tư vào khâu chăm sóc để bảo đảm chất lượng sản phẩm Đầu tư vào khâu thu hoạch, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm Đầu tư lớn vào phát triển khoa học nông nghiệp, nên tăng tỷ lệ đầu tư trong GDP nông nghiệp và trong chi tiêu ngân sách nhà nước
Thứ hai, là đầu tư vào khâu đóng gói, bao bì, nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu trên thị trường xuất khẩu Vấn đề đóng gói sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu, của sản phẩm hấp dẫn cũng là yếu tố thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng hóa thậm chí họ phải trả giá cao Những người tiêu dùng trong điều kiện xã hội phát triển đều mong muốn các sản phẩm được đựng trong các bao bì phù hợp với các thuốc tính của sản phẩm, không bị các tác động từ bên ngoài
Trang 26Việc đầu tư bao bì, đóng gói sản phẩm có thể diễn ra trong ngắn hạn song đầu tư để có thương hiệu sản phẩm có danh tiếng và uy tín phải là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và tốn kém cả về chi phí và thời gian.
Thứ ba, làm tốt khâu công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu chè nói riêng, cần coi trọng công tác nghiên cứu và thông tin thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tổ chức và mở rộng thị trường xuất khẩu cả tầm vĩ mô và vi mô Nghiên cứu và tổ chức tốt hệ thống thông tin thường xuyên về thị trường sẽ tạo điều kiện cho người kinh doanh sản xuất, kinh doanh xuất khẩu năm bắt được những cơ hội của thị trường, đồng thời giúp các cơ quan chức năng của nhà nước nắm bắt được những diễn biến của thị trường để kịp thời ứng phó nhằm thực hiện chức năng điều hành vĩ mô đối với thị trường.
Cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước Tổ chức này có nhiệm vụ là
- Nghiên cứu về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán sinh hoạt, hệ thống pháp luật
- Xử lý thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể về các mặt: chủng loại, số lượng, giá cả chất lượng.
- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã xử lý một cách nhanh nhất cho các lãnh đạo, làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh…
Để thực hiện tốt công tác này, một mặt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ Thương mại và bộ quản lý chuyên ngành Mặt khác, các cơ quan quản lý vĩ mô cần nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán kí kết các thỏa thuận song phương và đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp phát triển thị trường.
Trang 27Theo kinh nghiệm của các nước, việc thành lập bộ phận xúc tiến thương mại là rất cần thiết để thúc đẩy xuất khẩu Tổ chức này có nhiệm vụ thu thập và nghiên cứu thông tin về thị trường ngoài nước, tổ chức triển lãm, hỗ trợ việc thực hiện các chương trình nằm trong chính sách xuất khẩu của nhà nước.
Bên cạnh đó nhiệm của ngành chè Việt Nam là không ngừng tìm kiếm thị trường mới nhưng vẫn giữ vững và ngày càng củng cố thị trường truyền thống.
Trang 281.Lịch sử phát triển của ngành chè Việt Nam.
Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á là cái nôi của cây chè Khí hậu và thổ nhưỡng của nước ta rất thích hợp cho cây chè, đặc biệt là vùng đất trung du thích hợp để trồng giống chè Shan sản xuất ra chè đen và chè xanh Ở nước ta sử dụng chè là một loại đồ uống như thói quen ẩm thực, chè còn có nhiều tác dụng phòng và chữa được nhiều loại bệnh Thói quen uống chè đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Từ xa xưa, người Việt Nam đã trồng chè với hai mục đích chính:
- Chè vườn hộ gia đình lấy lá chè tươi, được trồng tại các vùng chè Đồng bằng sông hồng, ở Hà đông và đồi chè Nghệ An.
- Chè rừng vùng núi, với thói quen uống chè mạn, lên men một nửa như vùng Hà Giang, Bắc Hà.
Đến cuối thế kỷ 19, ngoài hai loại chè trên Việt Nam còn du nhập thêm hai loại chè công nghiệp đó là giống Orthodox(OTD) và chè xanh sao chảo của trung Quốc Cùng với sự phổ biến của kỹ thuật trồng chè tại các đồn điền trông chè của thực dân pháp Đến sau năm 1954, khi hoà bình lập lại tại miền bắc, nhà nước ta chủ trương hình thành các nông trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp chè trồng các giống chè OTD xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu và chè xanh xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều giống chè khác nhau Tại trung tâm giống chè của Tổng công ty có lưu giữ hơn 100 giống chè khác nhau.
Trang 29Trong đó có nhiều giống chè được trồng phổ biến Một số giống khác đang được nghiên cứu và thuần dưỡng cho phù hợp với thổ nhưỡng của nước ta.
Đến nay, ngành chè của nuớc ta được đánh giá là một ngành xuất khẩu mũi nhọn trong nông nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung Đến hết năm 2004 đạt 119798 ha sản phẩm – 140 ngàn tấn, năng suất 1.16 tấn/ ha Xuất khẩu 105 ngàn tần trong đó tiểu ngạch 5649 tấn, chính ngạch 99351 tấn, kim ngạch 95549855 USD, giá bình quân 962 USD/ tấn Ngành chè đã đóng góp giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn bà con nông dân tải các tỉnh trung du miên núi phía Bắc và các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.
Chè Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới có lợi thế là giá thành hạ so với các đối thủ cạnh tranh khác Song vấn đề chè lại là vấn đề yếu kém Từ khâu lựa chọn giống, việc chăm sóc chế biến và đóng gói chè Mặt khác, thương hiệu chè Việt Nam hiện đang chưa xây dựng được chỗ đứng trên trường quốc tế Đó cũng là một vấn đề khó khăn chung cho các doanh nghiệp chè Việt nam khi xuất khẩu chè ra thị trường thế giới.
2.Thành tựu đạt được của ngành chè thời gian qua.
-Về nông nghiệp: Nhiều tỉnh quan tâm đến phát triển chè, coi chè là một
trong những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đã ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất chè, lãnh đạo chính quyền các cấp và các doanh nghiệp đã tổ chức rất nhiều đoàn đến tham quan học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau…làm cho người làm chè hết sức phấn khởi và yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
Diện tích chè phát triển mạnh, đến nay cả nước có 89995 ha chè, sản lượng chè búp tươi đạt 326 ngàn tấn, năng suất bình quân cả nước đạt 4,6 tấn/ha, riêng năm 2004 đã trông mới thêm được 5699 ha bằng các giống chè chọn lọc, có 7 tỉnh trồng mới thêm chè với diện tích lớn là: Hà Giang, Nghệ An, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La và Phú Thọ, đặc biệt là Nghệ An có
Trang 30tốc độ phát triển diện tích rất nhanh ( bình quân 700- 800 ha/năm ) So với năm 1997, sản lượng chè búp tươi cả nước tăng thêm được hơn 92 ngàn tấn ( tương đương với 20,5 ngàn tấn chè khô ), trong đó 8 tỉnh có tốc độ tăng sản lượng và năng suất cây trồng nhanh là: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lai Châu, Sơn La và Lâm Đồng, năng suất chè cao nhất nước ta hiện nay là Sơn La: 74,36 tạ/ha.
- Về chế biến sau thu hoạch: Đến năm 2007, cả nước có 133 nhà máy
và xưởng chế biến chè có công suất từ 6 tấn/ngày trở lên ( trong đó có 125 nhà máy chế biến từ chè búp tươi) với tổng công suất 1436 tấn tươi/ngày, năng lực chế biến 194000 – 226000 tấn chè tươi/năm ( khoảng 50 ngàn tấn khô) Ngoài ra có hàng nghìn xưởng chế biến thủ công bán cơ giới và hàng vạn lò chế biến thủ công sản xuất cả chè xanh, chè đen.
Trong tổng số 133 nhà máy chế biến chè công nghiệp có 7 nhà máy chế biến chè đen theo công nghệ CTC ( tổng công suất 150 tấn tươi/ ngày – tương đương 7100 tấn khô/năm) – chiếm tỷ lệ 16,3%; còn lại la 103 nhà máy chế biến chè đen theo công nghệ OTD ( tổng công suất 1052 tấn/ngày – tương đương 38000 tấn khô/năm) – chiếm 73,3% tổng công suất chế biến chè công nghiệp.
Trong những 5 năm qua đã có thêm 7 nhà máy chế biến chè đen hiện đại mới được xây dựng và lắp đặt thiết bị của ấn Độ (tổng công suất 190 tấn tươi/ngày, trong đó có 90 tấn tươi/ngày- chế biến theo công nghệ CTC) và một dây chuyền sản xuất chè xanh Nhật Bản tại Mộc Châu có công suất 700 tấn khô/năm.
Như vậy trong những năm qua công nghiệp chế biến chè phát triển khá mạnh, đã đáp ứng được nhu cầu chế biến chè búp tươi sản xuất ra tăng lên do tăng năng suất và mở rộng diện tích.
Chất lượng sản phẩm trong những năm qua tăng lên rõ rệt, nhất là sản phẩm của các nhà máy chế biến có công suất từ 12 tấn/ngày với thiết bị đồng
Trang 31bộ Nhiều loại trừ yếu tố chất lượng nguyên liệu chè búp tươi thì khâu chế biến đạt chất lượng trung bình của thế giới, một số nhà máy với thiết bị hiện đại của Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ đạt chất lượng loại khá.
3 Sản phẩm và thị trường.
3.1 Cơ cấu sản phẩm
Nhìn chung, ngành chè đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong việc đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm chè cho xuất khẩu và đã chú ý nhiều đến việc năng cao tỷ trọng các mặt hàng chè chất lượng cao Trong cơ cấu xuất khẩu chè của Việt Nam, chè đen chiếm tỷ trọng lớn, trung bình hơn 80% Điều này cho thấy chè đen là mặt hàng chủ lực của ngành chè Chè xanh và các mặt hàng chè khác có xu hướng giảm mặc dù gần đây nước ta đã xuất được một lượng chè sang Trung Quốc, Đài loan, Nhật Bản…Lượng chè xanh xuất khẩu giảm từ 10,2 % năm 2004 xuống còn 9,25% năm 2007, các loại chè khác ( chủ yếu là chè hộp nhỏ) giảm từ 8,55%(2004) xuống 7,71% (2007) Trong những năm tới ngành chè Việt Nam cần có những biện pháp tích cực để khắc phục tình trạng suy giảm này vì chè xanh và chè hộp nhỏ mang lại giá trị và lợi nhuận xuất khẩu cao hơn nhiều so với chè đen.
Bảng 1:Cơ cấu sản phẩm chè xuất khẩu của Việt nam.
Nguồn: Báo cáo của hiệp hội chè Việt Nam
Trang 323.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm chè
Hiện nay sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt ở hơn 60 nước và vùng lãnh thổ Các thị trường chủ yếu trong những năm qua là Irắc, Pakistan, Đài loan, Ấn độ… có thể nói rằng công tác thị trường của ngành chè đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, một số sản phẩm bắt đầu chiếm lĩnh được thị trường một cách vững chắc.
Trước năm 1991, thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam chủ yếu là các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa và một số nước Châu Á, trong đó 60% khối lượng chè được xuất khẩu sang thị trưòng Liên Xô cũ theo hiệp định thương mại giữa hai nhà nước Sau khi Liên Xô sụp đổ, xuất khẩu chè mất thị trường truyền thống và suy giảm nhanh chóng vào các năm sau đó.
Thời kỳ 2002-2007 chè Việt nam xuất khẩu sang các thị trường khá lớn và rộng khắp trên thế giới từ các nước Trung Đông đến các nước châu Âu, Bắc Mỹ, các nước châu Phi, châu Á…
Các nước nhập khẩu chè chủ yếu của Việt Nam hiện nay là Irắc, Nga, Ấn Độ, Đức, Nhật Bản, Đài Loan….
Những năm gần đây, các nước Trung Đông chiếm tỉ trọng lớn nhất và ngày càng tăng trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam Ngược lại, tỉ trọng của các nước châu Âu lại đang giảm.
Irắc là bạn hàng lâu năm của Việt Nam và hiện đang là bạn hàng lớn Những năm gần đây thị trường Irắc chiếm tới 1/3 khối lượng chè xuất khẩu của Việt nam 100% chè xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này là chè đen Thuận lợi của việc xuất khẩu chè sang thị trường Irắc nói riêng và thị trường Trung Đông nói chung là không bị cạnh tranh của các loại đồ uống có cồn và đồ uống có ga khác do quy định của tập quán tôn giáo Hơn nữa, khu vực thị trường này không có những đòi hỏi ngặt nghèo về chất lượng sản phẩm như thị trường các nước Tây Âu, Bắc Mỹ hay thị trường Nhật Bản Tuy
Trang 33nhiên, chính phủ Irắc cũng đã khá quan tâm đến vấn đề chất lượng lương thực, thực phẩm nhập khẩu Họ đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam có biện pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết là cần cải thiện chất lượng chè xuất khẩu nếu như chúng ta muốn duy trì lâu dài thị trường quan trọng này.
Trong số các nước châu Á, Nhật Bản và Đài Loan là hai bạn hàng quan trọng của Việt Nam Khối lượng chè xuất khẩu vào hai thị trường này tăng nhanh và liên tục trong vòng mấy năm qua.Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường Đài loan chủ yếu để chế biến thành chè uống liền có pha thêm hương liệu Nhật Bản là thị trường nhập khẩu chè xanh chủ yếu của Việt Nam Hơn 50% khối lượng chè xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là chè xanh
Xuất khẩu chè của Việt Nam vào thị trường Nga đã dần hồi phục sau thời kỳ bị sụt giảm Khối lượng chè xuất khẩu năm 2007 đã vượt mức của năm 1991 và đạt 4777 tấn đến năm 2007 đạt 9985 tấn tăng gần gấp đôi so với năm 2007.
Cũng như tình hình xuất khẩu chè vào thị trường Nga, xuất khẩu chè vào thị trường các nước như Đức, Ba Lan… thuộc khu vực thị trường truyền thống trước kia đã bắt đầu được khắc phục và khối lượng ngày càng tăng trong các năm Cụ thể lượng xuất khẩu sang Đức năm 2007 đạt lượng là 2055 tấn đến năm 2007 đạt 3494 tấn tăng một lượng khá cao.
Đối với thị trường Trung Quốc thời kỳ 2004-2007 lượng xuất khẩu chè Việt Nam vào nước này cũng ngày càng tăng về lượng và trị giá Cụ thể là năm 2007 đạt 500 tấn với trị giá là 838 nghìn USD đến năm 2007 đạt 5828 tấn với trị giá là 6076 nghìn USD.
Trang 34Bảng 2: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam năm 2007
Trang 35IrắcĐài LoanPakistanẤn ĐộNgaĐứcNhật BảnMỹBa lanAnh
Về sản xuất chè: Chè là loại cây trồng có chi phí đầu tư xây dựng cơ
bản khá lớn và cũng cho giá trị sản xuất khá cao so với nhiều loại cây trồng thông thường khác Theo giá hiện hành, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản cho 1 ha chè từ 34 đến trên 40 triệu đồng Tại Yên Bái, định mức chí phí đầu tư cho một ha chè giâm cành giai đoạn kiên thiết cơ bản là xấp xỉ 40 triệu đồng, trong đó: chi phí cho khai hoang là 3325608 đồng, cho thiết kế, xây dựng nương đồi là 6092408 đồng, cho trồng mới 16854652 đồng và chăm sóc chè kiến thiết cơ bản là 6008412 đồng Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho 1 ha chè Shan vùng cao giai đoạn kiến thiết cơ bản thấp hơn, chỉ có 14092650 đồng, trong đó: chi cho khai hoang là 1231650 đồng, cho thiết kế, xây dựng nương đồi là 1841440 đồng Vì vậy, những chính sách ữu đãi đầu tư, những chính sách
Trang 36khuyến khích đưa tiến bộ khoa học công nghệ (công nghệ giống, công nghệ trồng cây bóng mát, khuyến khích sử dụng hóa chất sạch…) chung ngành chè, cũng như các chính sách riêng của một sỗ địa phương có tác động khá mạnh đến đầu tư xây dựng cơ bản và quá trình khai thác nương chè Đó cũng là nhân tố rất quan trọng tác động đến nâng cao giá trị gia tăng của xuất khẩu chè.
_ Đối với chế biến: Khảo sát tình hình giá trị gia tăng trong sản xuất và
chế biến chè ở một số đơn vị cuả Tổng công ty chè Việt Nam cho thấy:
Một là giá trị gia tăng ở các đơn vị nghiên cứu có độ chênh lệch khá cao Công ty chè Sông Cầu có mức giá trị gia tăng là 4382994 đồng/tấn, trong khi đó công ty Long Phú chỉ đạt mức 2679494 đồng/ tấn, mức giá trị gia tăng bình quân của các doanh nghiệp khảo sát là 3594925 đồng/tấn
Hai là, nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của sản xuất chè rất đa dạng, nhưng giá bán chè là nhân tố có mức độ chi phối lớn nhất Long Phú có giá trị gia tăng thấp không phải do năng suất thấp mà do giá bán thấp hơn rất nhiều so với công ty chè Sông Cầu.
Trang 37
Bảng 3: Giá trị gia tăng trên một tấn chè xanh xuất khẩu.
Đơn vị tính: tấn, đồng/tấn
NSBQ(tấn)Chi phí trung gian
Giá bán(đ/tấn)
Giá trị gia tăng(đ/tấn)
Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam
Năm 1996, giá chè búp tươi chỉ mới khoảng 1.131 đ/tấn thì nay đã lên tới 2.300đ/kg Tại Thái Nguyên, giá chè búp tươi đã lên tới 2.400đ/kg Tại Lào Cai, đầu vụ giá chè búp mới khoảng 1.600-1.800đ/kg thì đến tháng 9/2007 đã tăng lên 2.150-2.700đ/kg; ở Hà Giang, đầu vụ giá khoảng 2.000đ/kg thì giữa vụ tăng đến 3.500-5.000đ/kg… Phú Thọ là điển hình nhất về sự bất cập giữa vùng nguyên liệu và hệ thống chè biến là vùng Thanh Ba- Hạ Hòa Trên 1 vùng có tổng diện tích 6149 ha, sản lượng 31.000 tấn chè búp (tương đương 6.800 tấn thành phẩm) mà có tới 49 cơ sở chế biến với công suất 544 tấn/ngày tương đương 16.300 tấn sản phẩm/năm
Trang 38II Phân tích động thái phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố
1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chè Việt Nam.
1.1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Bảng 4: Nhịp độ phát triển chè ở Việt Nam thời gian qua.
NămTổng S( HA)
S kinhdoanh( HA)
SL(tấn khô)
SLXK(tấn)
Trang 39Châu, Lào Cai, Nghệ An và Lâm Đồng Hiện nay trong ngành chè có tới 630 đơn vị, trong đó có 220 đơn vị tham gia xuất khẩu chè.
Năng suất chè: Năng suất chè tăng lên từ 40,25tạ/ha năm 1999 lên 52,0 tạ/ha vào năm 2007, đó là do nhiều giống mới đã được đưa vào sản xuất và nhiều biện pháp kỹ thuật thâm canh đã được áp dụng có hiệu quả Sản lượng chè tăng mạnh, từ 70300 tấn năm 1999 lên 100000 tấn năm 2007 tức tăng 42,25 % sau 6 năm.
Việc tăng nhanh năng suất chè là do sự thay đổi về cơ cấu giống chè và việc đẩy mạnh thâm canh Tỷ trọng các giống chè trung du và giống chè Shan tăng lên Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi giống chè là do liên doanh liên kết với nước ngoài, nhiều giống chè có năng suất cao, chất lựong tốt từ Đà loan, Trung quốc, Ấn Độ, Nhật bản Trong thâm canh, chúng ta đã chú trọngviệc trồng mới có chọn lọc; xây dựng các vùng chè tập trung; xây dựng các vùng chè có tưới, trồng cây bóng mát, cây phân xanh, bón phân hữu cơ Nhiều mô hình trông chè theo phương thức nông lâm kết hợp đã phát huy hiệu quả tốt.
Sản lượng chè: Do tăng cả diện tích và năng suất, sản lượng chè có mức tăng khá cao Năm 1990 sản lượng chè khô đạt mức 32,2 nghìn tấn năm 2007 đã tăng lên đạt 100 ngàn tấn, tăng 3,1 lần sau 15 năm Hiện nay, nước ta đứng thứ 5 thế giới về diện tích chè và đứng thứ 9 thế giới về sản lượng chè.
Có thể nói tình hình sản xuất chè của nước ta trong những năm qua có bước phát triển đáng kể Có thể nhận biết rõ hơn qua tình hình phát triển chè của một số địa phương như:
Tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng các vùng chè có giá trị kinh tế cao; đã triển khai thực hiện chiến lược phát triển các vùng chè ở nhiều huyện, xác định cây chè là mũi nhọn tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế Tỉnh đã quy hoạch 4 vùng trồng chè tập trung với các mô hình cải tạo nương chè cũ, trồng các giống chè có chất lượng, năng suất cao, khảo nghiệm cây chè Nhật, xây dựng mô hình trồng chè giâm cành, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trồng mới cho
Trang 40nông dân Nhiều vùng chè đã triển khai trồng đại trà, năng suất đạt từ 8 đến 10 tấn chè tươi/ha, thời gian thu hoạch kéo dài 9 đến 10 tháng/năm giúp đem lại nguồn thu ổn định cho người trồng Tỉnh còn xây dựng và tái phát triển được nhiều vùng chè Shan, giống chè đặc sản, ở các xã Bình Văn, Yên Hân, Yên cư (chợ mới), Bằng phúc (chợ Đồn) Chè Shan trở thành đặc sản của Bắc Kạn, được bán rộng rãi và khẳng định được chỗ đứng trên thị trường với giá bán cao từ 60000 đến 80000 đồng/kg (thời điểm tháng 8 năm 2007).
Tỉnh Lào Cai thực hiện việc nâng cao chất lựợng chè để thu hút khách hàng Nông trường chè Thanh Bình là một trong 3 đơn vị sản xuất kinh doanh chè ở Lào Cai đang làm ăn có lãi và tạo đựợc chỗ đứng trong cơ chế thị trường nhờ tìm thêm được nhiều bạn hàng mới để xuất khẩu chè ra nước ngoài Đến giữa tháng 8/2007, nông trường đã tổ chức thu mua được 460 tấn chè tươi, tăng 90 tấn so với cùng kỳ năm 2007, sản xuất được 102 tấn chè búp khô và xuất khẩu được 5 contenơ sang thị trường Trung Đông với tổng doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng Để làm được điều đó, điều quan tâm đầu tiên của nông trường là chất lượng hàng hóa Vùng nguyên liệu chè không ngừng được mở rộng, hiện diện tích đã lên đến 420 ha, tăng 3,5 lần so với năm 2004, trong đó chủ yếu là các giống chè mới: chè Shan, chè lai, chè trồng bằng phương pháp giâm cành…tập trung ở 4 xã: Thanh bình, Lùng Vai, Bản Sen và Bản Liễu Với giá thu mua từ 2004 đến là 2.100 đồng/kg (cao hơn năm 2007 tới 20%) đã tạo niềm phấn khởi cho nhiều hộ trồng chè ở đây.
Tỉng Sơn La tập trung trồng chè xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao Từ năm 1999 đến nay, cây chè mang lại nguồn lợi kinh tế cao hơn, giá cả và đầu ra tương đối ổn định so với cây trồng khác Cây chè thực sự là “ cây xóa đói giảm nghèo” đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La Hiện tại xã Vân Hồ đang có kế hoạch nâng vùng chè chất lượng cao lên khoảng 250-300 ha, trở thành vùng chuyên canh chè đặc sản để tham gia xuất khẩu