1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập luận trong các bài tranh luận văn học (khảo sát qua cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh)

128 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, các nhà nghiên cứu văn học chỉ hướng đến việc tái hiện trình tự cuộc tranh luận, quan điểm của các cá nhân chứ không phân tích về nghệ thuật tranh luận,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ MINH HÀ

LẬP LUẬN TRONG CÁC BÀI TRANH LUẬN VĂN HỌC (KHẢO SÁT QUA CUỘC TRANH LUẬN NGHỆ THUẬT

VỊ NGHỆ THUẬT, NGHỆ THUẬT VỊ NHÂN SINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, Năm 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Trọng Ngoãn

Đà Nẵng, Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những điều đã trình bày trong Luận văn

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Hà

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục luận văn 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 5

1.1 CÁC QUAN NIỆM VỀ LẬP LUẬN 5

1.1.1 Lập luận theo logic học 5

1.1.2 Lập luận trong ngôn ngữ học 8

1.2 GIỚI THIỆU VỀ CÁC BÀI TRANH LUẬN TRONG TUYỂN TẬP TRANH LUẬN VĂN NGHỆ THẾ KỶ XX 14

1.2.1 Tổng quan về cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh 16

1.2.2 Trình tự các cuộc tranh luận về nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh 16

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 22

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN VÀ CẤU TRÖC LẬP LUẬN TRONG CÁC BÀI TRANH LUẬN NGHỆ THUẬT VỊ NGHỆ THUẬT, NGHỆ THUẬT VỊ NHÂN SINH 24

2.1 LẬP LUẬN TRONG CÁC BÀI NÊU QUAN ĐIỂM 25

2.1.1 Lập luận trong toàn văn bản 25

2.1.2 Cách thức lập luận ở cấp độ đoạn văn 38

2.2 LẬP LUẬN TRONG CÁC BÀI PHẢN BÁC 45

Trang 5

2.2.1 Lập luận trong toàn văn bản 45

2.2.2 Chiến lược lập luận trong các bài phản bác 49

2.3 TÍNH LIÊN KẾT CỦA VĂN BẢN TRONG CÁC TÁC PHẨM TRANH LUẬN 51

2.3.1 Phương tiện liên kết câu 51

2.3.2 Phương tiện liên kết đoạn văn 58

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 66

CHƯƠNG 3 VAI TRÕ CỦA CÁC HÌNH THỨC LẬP LUẬN ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT TRANH LUẬN 68

3.1 NÊU BẬT HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM 68

3.1.1 Chú trọng vào tính logic trong lập luận 68

3.1.2 Lựa chọn các luận điểm, luận cứ để rút ra kết luận một cách hiệu quả 70

3.1.3 Xây dựng hướng lập luận khéo léo 72

3.2 TẠO NÊN TÍNH THUYẾT PHỤC CỦA CÁC BÀI VIẾT TRANH LUẬN 74

3.2.1 Sử dụng linh hoạt các thủ pháp lập luận 74

3.2.2 Chiến lược đánh vào tâm lý của đối phương 80

3.3 HẤP DẪN NGƯỜI ĐỌC BẰNG TÍNH TRÍ TUỆ 85

3.3.1 Khả năng định hướng và chất lượng nội dung tác phẩm 85

3.3.2 Thể hiện vốn tri thức uyên bác của người viết 87

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 89

KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

1.1 Số lượng các bài viết tranh luận Nghệ thuật vị nghệ

2.1

Kết cấu của 75 bài viết nêu quan điểm trong cuộc tranh luận "Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh"

27

2.2 Cách thức lập luận ở cấp độ văn bản của 75 bài viết

2.4 Kết cấu của 17 bài phản bác trong cuộc tranh luận

"Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh" 46

2.5

Phương thức lập luận ở cấp độ văn bản của 17 bài phản bác trong cuộc tranh luận "Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh"

48

2.6

Chiến lược lập luận của một số tác giả tham gia cuộc tranh luận "Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh"

50

2.8 Các phương tiện liên kết giữa các đoạn văn trong văn

3.1 Các thủ pháp bác bỏ trong cuộc tranh luận của tác giả

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lập luận là một thao tác tư duy đã được nhắc tới trong nghệ thuật hùng biện của mỗi cá nhân trước một vấn đề, sự việc nào đó trong đời sống hằng ngày Sau này lập luận đã được miêu tả trong logic học, được nghiên cứu trong thao tác làm văn nghị luận và được tìm hiểu ở ngữ dụng học Tuy nhiên, lập luận trong văn nghị luận ở nhà trường hiện nay chưa được phân tích một cách thấu đáo Cũng như vậy, lập luận trong các bài tranh luận văn học hầu như chưa được chạm đến trong các công trình nghiên cứu nào Do đó, tìm hiểu về lập luận trong các bài tranh luận hướng đến một đối tượng mà ở đó lập luận là phương thức tranh biện chủ yếu

Trong lịch sử văn học Việt Nam, đặc biệt vào những năm đầu của thế kỷ

XX đã nảy sinh khá nhiều cuộc tranh luận văn học như cuộc tranh luận về:

Thơ mới, thơ cũ; Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh; Dâm hay không dâm… Những cuộc tranh luận này đã được ghi nhận trong các công

trình của Vũ Đức Phúc, Mã Giang Lân và được tập hợp trong cuốn: “Tranh

luận văn nghệ Thế kỷ XX”, NXB Lao động Hà Nội, 2002 Tuy nhiên thực tế

cho thấy rằng, các nhà nghiên cứu văn học chỉ hướng đến việc tái hiện trình

tự cuộc tranh luận, quan điểm của các cá nhân chứ không phân tích về nghệ thuật tranh luận, cách thức lập luận của mỗi tác giả

Trong nghị luận văn học ở nhà trường, lập luận chủ yếu được chú trọng ở công đoạn trình bày văn bản và đoạn văn với các thao tác như: diễn dịch, quy nạp, tổng phân tổng Đối với ngữ dụng học, lập luận thường được phân tích qua ngôn ngữ hội thoại, lập luận trong các đoạn thoại giữa các nhân vật đối thoại trực tiếp theo hệ thống từ luận cứ đến kết luận Trong khi đó dưới góc

độ logic, các công trình nghiên cứu như: Khoa học lôgich của Hêghen, Giáo

Trang 8

trình Logic học đại cương của Nguyễn Như Hải đã miêu tả lập luận hết sức

phong phú như: suy lí, khẳng định, phủ định, chứng minh, bác bỏ…qua đó diện mạo của lập luận trong văn bản sẽ rất rõ ràng, minh bạch

Đó cũng là lí do mà chúng tôi muốn nghiên cứu đề tài: Lập luận trong

các bài tranh luận văn học (khảo sát qua cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh) Dưới góc độ logic học, chúng tôi hy vọng đề

tài sẽ làm sáng tỏ nghệ thuật lập luận trong các bài tranh luận văn học

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nhằm mục đích mô tả, khái quát hóa được các cách thức lập luận và chiến lược lập luận trong các bài tranh luận văn học (khảo sát qua một

cuộc tranh luận cụ thể) của hai nhóm tác giả Về chủ trương nghệ thuật vị

nghệ thuật có các tác giả như: Hoài Thanh, Thiếu Sơn, Lê Tràng Kiều…;

nhóm tác giả nghệ thuật vị nhân sinh có các “cây bút” tiêu biểu như: Hải

Triều, Hải Thanh, Hồ Xanh…Trên cơ sở đó bước đầu phân tích vai trò, hiệu quả của các hình thức lập luận đối với nghệ thuật tranh luận

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các cấu trúc lập luận trong các bài tranh luận văn học

Phạm vi khảo sát: Chúng tôi nghiên cứu lập luận trong nghị luận văn học Phạm vi tư liệu được khảo sát là các bài tranh luận văn nghệ được tập

hợp trong cuốn: “Tranh luận văn nghệ Thế kỷ XX”, tập II, NXB Lao động Hà

Nội, 2002 do nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thiện biên soạn và sưu tầm

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu nhằm chắt lọc dữ liệu quan trọng để rút ra các suy luận logic

Các thủ pháp ngôn ngữ học: Phân tích ngữ cảnh, phân tích cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn…từ đó vận dụng một số phương pháp của phân tích

Trang 9

văn bản, phân tích diễn ngôn để hiểu rõ cách thức lập luận, quan điểm của mỗi tác giả khi tham gia tranh luận

Sử dụng phương pháp phân tích so sánh, đối chiếu để nhận diện về vai trò của lập luận trong một bài văn nghị luận

5 Bố cục luận văn

Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN và TÀI LIỆU THAM KHẢO, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung

Chương 2: Phương pháp lập luận và cấu trúc lập luận trong các bài tranh

luận nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh

Chương 3: Vai trò của các hình thức lập luận đối với nghệ thuật tranh luận

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về thao tác lập luận trong các bài tranh luận văn

học, lấy cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh làm

phương tiện khảo sát, chứng minh Do đó, tài liệu nghiên cứu được chia thành hai: Tìm hiểu về lập luận trong trình bày một vấn đề và nội dung các cuộc tranh luận văn học thế kỷ XX

- Về lập luận trong trình bày một vấn đề:

(1) Lập luận trong logic học

(2) Lập luận theo quan điểm ngữ dụng học

(3) Lập luận trong văn nghị luận ở nhà trường

- Về các cuộc tranh luận:

(1) Vũ Đức Phúc – “Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930-1945)”, NXB Khoa học xã hội 1971

Vũ Đức Phúc là một cây bút chiến đấu không khoan nhượng chống các

tư tưởng tư sản trong văn nghệ Công trình nghiên cứu của ông thống nhất nhận định: chủ trương “nghệ thuật vị nhân sinh” của phái Hải Triều là đúng

Trang 10

đắn, tiến bộ còn chủ trương “nghệ thuật vị nghệ thuật” của phái Hoài Thanh

là sai lầm, quan điểm đó có hại cho sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của văn chương sau này Tác giả đã trình bày chi tiết trình tự các cuộc tranh luận một cách khách quan và mang đậm dấu ấn tư tưởng chính trị của xã hội một thời

(2) Mã Giang Lân- “Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX”, NXB Văn hóa- Thông tin Hà Nội, 2005

Công trình nghiên cứu của tác giả Mã Giang Lân bàn về những cuộc tranh luận văn học, về khoa học xã hội đã tác động đến tư duy nghệ thuật của nhà văn Tác giả đã điểm lại một vài cuộc tranh luận lớn của văn học nửa đầu thế kỷ XX, là dịp để nhìn sâu hơn, rõ hơn quá trình vận động phát triển của văn học thời kì này Ngoài ra, tác giả còn trình bày thêm một số nét về chính trị văn hóa Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ cũng như mối quan hệ của các nhà văn đối với quá trình hiện đại hóa văn học của dân tộc

(3) Nguyễn Ngọc Thiện - “Tranh luận văn nghệ Thế kỷ XX”, NXB Lao động

Hà Nội, 2002

Nhóm tác giả làm sách đã sưu tầm, tập hợp những cuộc tranh luận văn

nghệ lớn ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX , cụ thể là các cuộc tranh luận về: Quốc học; Truyện Kiều; Duy tâm hay duy vật; Thơ mới thơ cũ; Nghệ thuật vị

nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh và dâm hay không dâm trong các tác phẩm Vũ Trọng Phụng Cuốn sách đã góp phần nhìn nhận lại văn hóa, văn

nghệ thế kỷ XX, đưa ra cách nhìn mới mẻ, độc đáo về thể loại Lý luận- Phê bình văn nghệ, cùng với đội ngũ những cây bút xuất sắc trong giai đoạn này

Trang 11

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 CÁC QUAN NIỆM VỀ LẬP LUẬN

1.1.1 Lập luận theo logic học

- Trong triết học, thuật ngữ logic được dùng với nghĩa: Logic chỉ những mối liên hệ tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan Quá trình nhận thức đi "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng" (Lênin), do đó con người có được tri thức về những sự vật, hiện tượng tồn tại riêng lẻ tiến tới nhận thức cái chung, khái quát về những sự vật và mối liên hệ giữa các sự vật đó với nhau

Từ định nghĩa về logic, khái niệm ngành Logic học được G.W.F Hegel

lý giải rằng: Logic học là khoa học về tư duy, về những quy định và những

quy luật của nó, nhưng tư duy như là tư duy (nói chung) chỉ cấu thành tính xác định phổ quát hay cái tố chất, trong đó ý niệm thể hiện như là ý niệm lôgích [17, tr.101] Do đó, ý niệm cũng chính là tư duy, là một chỉnh thể đang

phát triển của các quy định và các quy luật riêng mà tự nó mang lại, chứ không phải được tìm thấy ở bản thân từ trước

Còn V.I Lênin đã chỉ ra rằng: Logic học là bộ môn khoa học nghiên cứu

nghiên cứu những quy luật của tư duy nhằm đạt tới chân lý [33, tr.103] Chủ

nghĩa duy vật biện chứng xem xét nhận thức là quá trình ý thức con người phản ánh hiện thực khách quan tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào ý thức Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng, khái quát hóa trên cơ sở các tài liệu có được do giai đoạn nhận thức cảm tính đem lại

- Tư duy có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với ngôn ngữ Trong

đó, tư duy là nội dung, đóng vai trò quyết định đối với ngôn ngữ, nội dung

Trang 12

của tư duy như thế nào thì ngôn ngữ phải thể hiện ra như thế ấy Nội dung của

tư duy biến đổi kéo theo ngôn ngữ trình bày phải biến đổi theo Ngược lại, ngôn ngữ chính là "hiện thực trực tiếp", cái vỏ vật chất của tư duy, nhằm thể hiện nội dung của tư duy ra bên ngoài, giúp con người có thể hiểu biết được nhau Ngôn ngữ càng phong phú thì việc thể hiện nội dung của tư duy càng chính xác, sinh động và đầy đủ hơn

- Ở phương diện cấu trúc, tư duy tồn tại thành hai trạng thái là nội dung

và hình thức Trong đó, nội dung của tư duy là kết quả của sự phản ánh những đặc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vào trí

óc con người Còn hình thức của tư duy chính là kết cấu bên trong của nó, tồn tại dưới các dạng: Khái niệm, phán đoán và suy luận (các phương pháp suy luận như: Trực tiếp, gián tiếp, tam đoạn luận, suy luận tương tự )

(1) Trong đó, khái niệm được hiểu là hình thức của tư duy phản ánh các dấu hiệu bản chất, sự tồn tại khác biệt của một sự vật riêng lẻ Hình thức thể hiện ra bên ngoài của khái niệm được biểu thị bằng từ hay cụm từ

(2) Phán đoán là hình thức của tư duy nhằm nêu lên sự khẳng định hay phủ định về các thuộc tính, các mối quan hệ của đối tượng Trong ngôn ngữ, phán đoán được biểu thị bằng câu Về tính chất, phán đoán có thể chân thực hay mang tính giả dối

(3) Suy luận là hình thức của tư duy, từ một hay nhiều phán đoán (gọi là tiền đề) ta có thể rút ra kết luận theo các quy tắc xác định

Trong Logic học, lập luận được hiểu gần giống suy luận Nguyễn Đức

Dân trong cuốn Logic và Tiếng Việt đã định nghĩa: "Suy luận là một quá trình

nhận thức hiện thực một cách gián tiếp: Từ một hoặc một số phán đoán đã biết chúng ta suy ra một phán đoán mới” [10, tr.143] Khi người nói tham gia tranh luận một vấn đề gì đó, không ít người khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình mà lập luận một cách luẩn quẩn, vòng vo hay thiếu kiến thức logic

Trang 13

để phản bác sự vô lý của đối phương Do đó vai trò của lập luận nhằm để

“phát hiện sự kiện, để chứng minh, để bảo vệ quan điểm của mình, để bác bỏ những ý kiến đối lập” [10,tr 144] Cơ sở của lập luận có thể dựa vào văn hóa của một cộng đồng, tâm lý và quan niệm của xã hội hay cá nhân, dựa theo nền tảng tri thức khoa học, vốn từ ngữ và những thao tác logic được vận dụng trong quá trình tư duy Trong đó:

(1) Lập luận diễn dịch được hiểu là: Là cách thức lập luận đi từ cái

chung, khái quát, phổ biến để suy ra cái riêng Đoạn văn có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu mang nội dung được suy ra từ nội dung của câu chủ đề được gọi là các luận cứ của lập luận

(2) Lập luận quy nạp: Là cách thức lập luận đi từ cái riêng đến cái chung Đoạn văn có câu chủ đề đứng ở vị trí kết thúc đoạn, là câu mang nội dung tổng quát được rút ra từ nội dung của các câu luận cứ, đây chính là kết luận của lập luận

(3) Lập luận phối hợp diễn dịch và quy nạp: Là cách thức bắt đầu bằng lập luận quy nạp đến diễn dịch và kết thúc là lập luận quy nạp Đoạn văn thường bắt đầu bằng một câu có tính khái quát, tiếp theo là những câu triển khai nội dung cụ thể và kết thúc là câu kết thúc nội dung đang trình bày

- Tư duy logic phải xây dựng trên nền tảng: (1) Tính chặt chẽ trong sự liên kết, gắn bó, không thể tách rời giữa các yếu tố hợp thành nội dung của tư duy; (2) Tính hệ thống phản ánh các nội dung lập luận được sắp xếp theo trình tự nhất định, nội dung được xác định phải là cơ sở để tìm hiểu và phát triển các nội dung phía sau, trình tự sắp xếp ấy tạo ra tính chỉnh thể, nhất quán không thể đảo ngược được; (3) Tính tất yếu tuân thủ các quy luật, quy tắc logic, đó là sự ngắn gọn, không rườm rà, luẩn quẩn trong quá trình lập luận Đặc biệt, tư duy logic phải đảm bảo tính chính xác, lập luận rõ ràng, khúc chiết tức là phản ánh đúng những đặc điểm bản chất của các đối tượng

Trang 14

Theo Logic học đại cương của Vương Tất Đạt, để rút ra kết luận đúng

đắn trong quá trình lập luận, cần phải tuân theo hai điều kiện:

(1) Các tiên đề dùng để xây dựng lập luận phải chân thực

1.1.2 Lập luận trong ngôn ngữ học

a Lập luận theo quan điểm ngữ dụng học

- Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường dùng thao tác lập luận để thuyết phục, tranh biện, chứng minh hay giải thích một vấn đề nào đó nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận mà người nói muốn đề cập tới Giáo

trình Ngữ dụng học của tác giả Đỗ Thị Kim Liên, lập luận được định nghĩa là:

Một chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận mà người nói, người viết có định hướng, có chủ đích nêu ra [20,tr.141]

Cái mà người nói hướng tới ngoài thông tin miêu tả còn là sự thể hiện một thái độ, tình cảm, sự đánh giá, nhận định, hành động nào đó

Trang 15

Lập luận có hai thành phần, đó là: Lý lẽ của lập luận, còn được gọi là

luận cứ (ký hiệu p,q); kết luận (được ký hiệu là r) Mối quan hệ của các thành

phần lập luận được thể hiện như sau: q, p →r

Lập luận là hành vi ở lời có đích thuyết phục, đây là hoạt động ngôn ngữ

có thể xuất hiện trong một diễn ngôn đơn thoại (như trong phát ngôn, văn bản viết), đoạn hội thoại giữa các nhân vật

Đặc điểm về quan hệ của lập luận: Trong bất cứ diễn ngôn nào cũng chứa yếu tố lập luận, ở đó có thể là lập luận đơn giản hay lập luận phức tạp Chẳng hạn trong văn bản, tư tưởng chủ đề của diễn ngôn là tư tưởng chủ đề

của từng đoạn văn, trong tổng thể bài viết thì các lập luận bộ phận (ký hiệu r)

hợp thành lập luận chung cho diễn ngôn, được biểu diễn như sau: r1, r2, r3 → R

Giữa các luận cứ có quan hệ định hướng lập luận Nếu các luận cứ (điều kiện q, p cùng một phạm trù) đều dẫn đến một kết luận chung thì quan hệ này được gọi là đồng hướng lập luận Quan hệ nghịch hướng lập luận khi luận cứ này hướng đến kết luận còn luận cứ kia lại phủ định kết luận đó Do đó hướng lập luận là do luận cứ có hiệu lực mạnh nhất quyết định và thông thường luận

cứ nào đứng gần với kết luận thì có hiệu lực mạnh hơn luận cứ đứng trước

- Lập luận trong ngữ dụng học có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với lẽ thường Ở đây, lẽ thường được hiểu là "những chân lý thường có tính chất kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic mang đặc thù địa phương hay dân tộc, có tính khái quát, nhờ chúng mà chúng ta xây dựng được những lập luận riêng [20, tr.158] Lẽ thường chi phối cách lập luận

có tính cá nhân Ngược lại, cách lập luận của mỗi cá nhân lại dựa vào vốn hiểu biết của cá nhân hay dựa vào ngữ cảnh giao tiếp Lẽ thường được biểu hiện rất đa dạng, phong phú ở trong xã hội, trong ứng xử, trong giao tiếp, hành vi, địa lý, giai đoạn lịch sử, nghề nghiệp, lứa tuổi, nếp nghĩ, lối sống

Trang 16

- Trong ngữ dụng học, lập luận là cách mà người nói đưa ra một số lý lẽ

(hay còn gọi là luận cứ) nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đó mà

người nói muốn hướng tới Tuy nhiên lập luận với thuyết phục và lập luận với

logic lại có sự khác nhau cần phân biệt rõ

(1) Lập luận và thuyết phục đều là chiến lược hội thoại Nếu lập luận

gồm có hai thành phần: Luận cứ và kết luận thì màn thuyết phục muốn đạt

được thành công thì đòi hỏi các yếu tố như: Cơ hội, lý lẽ (luận cứ), tính biểu

cảm của lời, thái độ người nghe Theo đó, trong quá trình thuyết phục một đối

tượng cụ thể, lập luận chỉ là một nhân tố lý lẽ, góp phần quan trọng làm nên

sự thành công của thuyết phục

(2) Trong ngữ dụng học, lập luận là một hoạt động ngôn ngữ do các hành

vi ở lời tạo ra, kết luận được rút ra từ các luận cứ và mang tính chiêm nghiệm,

phụ thuộc ngữ cảnh hay định hướng của người nói, lập luận có tính tranh biện

và không có tính tất yếu Trong khi đó, theo logic học, lập luận có tính tất yếu

dựa trên các quy tắc logic, quan hệ lập luận xảy ra giữa các mệnh đề, trên

những chân lý được đánh giá đúng/ sai Một kết luận đúng chỉ khi có các luận

cứ đúng

Đỗ Hữu Châu quan niệm cần phân biệt lập luận logic với lập luận đời

thường Tác giả cho rằng: Ngữ dụng là lĩnh vực của ngữ nghĩa không thể

đánh giá được theo tiêu chuẩn đúng/ sai logic Chứng minh bản chất ngữ dụng

của lập luận đời thường là chứng minh rằng nó không bị chi phối bởi quy tắc,

các tiêu chuẩn đánh giá của lập luận logic [8, tr.165]

b Lập luận trong văn nghị luận ở nhà trường

- Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng,

quan điểm nào đó Do đó khi trình bày ý kiến, người viết phải đưa ra hệ thống

lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục nghĩa là phải biết lập luận Trong Luyện cách lập

Trang 17

luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông, Nguyễn Quang Ninh

đã trình bày các yếu tố của lập luận như sau:

(1) Trong đó, luận cứ là những lí lẽ, những dẫn chứng được rút ra từ thực tiễn của đời sống xã hội được nhiều người thừa nhận để làm cơ sở cho việc dẫn tới kết luận Những lí lẽ, dẫn chứng ấy đưa ra nhằm mục đích giải thích, phân tích và chứng minh tạo nên tính giá trị cho kết luận

Luận cứ được chia thành hai loại:

Luận cứ thực tế: Là những lí lẽ, chân lí, nguyên lí được xã hội thừa

cứ đồng hướng nhau sẽ giúp người đọc tin vào kết luận, khẳng định kết luận Còn đối với các luận cứ đi ngược chiều với kết luận (nghịch hướng) sẽ giảm

Đây là điều mà người viết muốn người đọc chấp nhận

Cách thức lập luận:

-Lập luận diễn dịch

-Lập luận quy nạp

-Lập luận phối hợp diễn dịch

và quy nạp

Các yếu tố của lập luận

Trang 18

hiệu lực của kết luận Tuy nhiên trong các văn bản nghị luận, việc đưa ra luận

cứ nghịch hướng có tác dụng làm người tranh luận không thể lật lại vấn đề, buộc phải chấp nhận những gì mà người viết đưa ra Việc sắp xếp trật tự các luận cứ trong khi lập luận là rất cần thiết và có tính định hướng Thông thường các luận cứ đồng hướng được sắp xếp gần kết luận, luận cứ càng mạnh càng đứng gần vị trí kết luận hơn Trong khi lập luận nếu số lượng luận

cứ nghịch hướng nhiều hơn số lượng luận cứ đồng hướng thì kết luận sẽ bị giảm giá trị

(2) Kết luận lập luận: Là cái đích mà người viết muốn người đọc chấp nhận Nó được rút ra sau khi được giải thích, phân tích và chứng minh trong quá trình lập luận Kết luận đó có thể là một sự khẳng định, một sự phủ định hay bộc lộ một tình cảm, thái độ đánh giá của người viết

Kết luận được chia thành:

Kết luận tường minh: Là kết luận được trình bày trực tiếp thành câu chữ

cụ thể trong văn bản, dựa trên hệ thống luận cứ rõ ràng, mạch lạc đủ sức thể hiện cái đích tác giả muốn hướng đến

Kết luận không tường minh: Là kết luận được phát biểu một cách gián

tiếp, người đọc phải suy ra từ các luận cứ trong lập luận

(3) Cách thức lập luận: Là sự phối hợp, tổ chức, liên kết các luận cứ theo những cách thức suy luận nào đó để dẫn tới kết luận

Trong các đoạn văn nghị luận, tùy vào cách thức lập luận mà người viết

sử dụng thì vị trí kết luận có sự khác nhau Cách lập luận diễn dịch thì kết luận sẽ đứng đầu đoạn văn, đối với cách lập luận quy nạp, tổng phân hợp, kết luận đứng ở cuối đoạn văn Nói tóm lại, việc lựa chọn cách thức lập luận sẽ quyết định vị trí sắp xếp của luận cứ và kết luận trong quá trình lập luận

- Ở các sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông đều trình bày các bước để xây dựng một lập luận, đó là: Xác định được luận điểm chính xác,

Trang 19

minh bạch, tìm các luận cứ (lí lẽ và bằng chứng) thuyết phục và biết vận dụng các phương pháp luận hợp lý (phương pháp quy nạp, diễn dịch, nêu phản đề )

Các thao tác trình bày lập luận thường được đề cập trong các sách giáo khoa của bậc Trung học phổ thông như: Giải thích, chứng minh, bác bỏ, bình luận, phân tích, tổng hợp, so sánh

(1) Thao tác giải thích: Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm

để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề Việc giải thích có thể tiến hành bằng nhiều cách như: Nêu nguyên nhân xuất hiện của vấn đề, xem xét mối quan hệ giữa các khía cạnh khác nhau trong cùng một vấn đề hay chỉ ra tác động qua lại giữa vấn đề cần bàn với các vấn đề khác

(2) Thao tác chứng minh: Là thao tác nhằm tạo niềm tin và thuyết phục

người đọc tin tưởng quan điểm, ý kiến của người viết trình bày Thao tác này đòi hỏi người viết phải đưa ra những dẫn chứng chân thực, chính xác, logic để làm sáng tỏ vấn đề

(3) Thao tác bình luận: Là bàn bạc và đánh giá về sự đúng, sai, thật giả,

hay dở, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ trương, sự việc Để sử dụng thao tác lập luận bình luận cần phải: Xác định đối tượng bình luận, giới thiệu đối tượng bình luận, đề xuất ý kiến bình luận (ở bước này, cần phải phân tích đối tượng một cách cụ thể và nhìn nhận nó từ nhiều mối quan hệ)

(4) Thao tác so sánh: Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều

sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật nhằm thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng

(5) Thao tác bác bỏ: Là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan

điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, từ đó nêu ý kiến đúng của mình

để thuyết phục người nghe (người đọc)

Trang 20

(6) Thao tác phân tích: Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương

diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng

(7) Thao tác lập luận tổng hợp: Là phép lập luận rút ra cái chung từ

những điều đã phân tích Không có phân tích thì không có tổng hợp Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản

1.2 GIỚI THIỆU VỀ CÁC BÀI TRANH LUẬN TRONG TUYỂN TẬP

TRANH LUẬN VĂN NGHỆ THẾ KỶ XX

Tuyển tập Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX do nhóm làm sách Nguyễn

Ngọc Thiện sưu tầm và biên soạn, chủ ý giới thiệu các bài viết tham gia các cuộc tranh luận lớn của nước ta từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 Nhóm tác giả đã khái quát những tư tưởng, quan điểm, lập trường từ các cuộc tranh luận nhằm tìm ra những quy luật vận động của lý luận phê bình văn học nước ta lúc bấy giờ

(1) Tranh luận về Quốc học (1924-1941)

Phạm Quỳnh và Phan Khôi đều cho rằng Việt Nam không có Quốc học đích thực Các ông chủ trương thành lập “Hội chấn hưng quốc học” hay cho rằng chính chế độ khoa cử và Tống Nho không còn phù hợp với thời đại, nó đang kìm hãm sự phát triển xã hội thay vào đó nên học tập, khai thác ở các nước Phương Đông, Phương Tây

Phản bác hai quan điểm này là tác giả Lê Dư, Nguyễn Trọng Thuật, Siêu Viên…khẳng định nước ta có Quốc học

(2) Cuộc tranh luận về Truyện Kiều

Phạm Quỳnh, Phan Khôi là những người “sùng bái” Truyện Kiều với

những cái đẹp và sự cống hiến nghệ thuật của Nguyễn Du đối với nền văn chương nước nhà Nhóm tác giả Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng…đề cao

trách nhiệm của người cầm bút đối với xã hội và coi tác phẩm Truyện Kiều

Trang 21

chỉ là “truyện phong tình”, không còn phù hợp với hoàn cảnh xã hội nữa Các

ý kiến đều quan tâm đến mối quan hệ giữa nghệ thuật và nhân sinh, giữa nghệ thuật và luân lý xã hội…

(3) Tranh luận về Thơ mới, thơ cũ

Đại diện cho phái "thơ cũ" là các “cây bút” như: Vân Bằng, Chất Hằng Dương Tự, Tản Đà…các tác giả ra sức bảo vệ quan điểm sáng tác mang tính chuẩn mực, khuôn thước, quy định chặt chẽ về niêm luật từ bao đời để lại Lực lượng chủ trương "thơ mới" có các tác giả như: Phan Khôi, Lưu Trọng

Lư, Việt Sinh, Nhất Linh…Đặc biệt trong đó có sự ủng hộ, tuyên truyền tích cực của nhóm Tự lực văn đoàn

(4) Tranh luận về Duy tâm hay duy vật

Cuộc tranh luận Duy tâm hay duy vật bắt đầu từ năm 1933 giữa hai tác

giả là Hải Triều và Phan Khôi Đây là một cuộc tranh luận triết học, đa số các

ý kiến đều đồng tình với quan điểm của Hải Triều, từ đó chứng tỏ rằng tư tưởng yêu nước, tư tưởng cách mạng của các học giả được lan truyền ngày càng rộng rãi trong xã hội

(5) Tranh luận về Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh

Đại diện cho phái chủ trương thuyết “Nghệ thuật vị nghệ thuật” có tác giả tiêu biểu như: Thiếu Sơn, Hoài Thanh Phái bên kia là “chiến tuyến hợp nhất” của Hải Triều cổ vũ cho thuyết “nghệ thuật vị nhân sinh", chống lại quan điểm duy tâm, tư sản trong các sáng tác theo phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”

(6) Tranh luận về Dâm hay không dâm trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (1936-1939)

Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng như: Phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, Lục

xì; tập tiểu thuyết Dứt tình, làm đĩ… được coi là văn chương dâm uế, đây là

Trang 22

chủ đề được nhóm Tự lực văn và các nhà văn “đồng chí hướng” với Vũ Trọng Phụng (khuynh hướng “tả chân xã hội) quan tâm sâu sắc

1.2.1 Tổng quan về cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh

Cuộc tranh luận về nghệ thuật bắt đầu từ năm 1935 kéo dài đến năm

1939 Chính từ cuộc tranh luận này mà lý luận, phê bình văn học Mác xít được hình thành và ảnh hưởng đến tư tưởng của nhiều người cầm bút khác Nguyên nhân dẫn đến cuộc “bút chiến” này là xuất phát từ tình hình chính trị

và bối cảnh xã hội đất nước ta lúc bấy giờ

Giai đoạn cuối 1936-1939: Khi Pháp thực hiện chính sách dân chủ lên các nước thuộc địa, ở Việt Nam, chế độ kiểm duyệt tạm thời bị bãi bỏ, sách, báo ra đời với số lượng tăng đáng kể Báo chí của Đảng được xuất bản công khai, tuyên truyền mạnh mẽ cho đường lối chủ trương của Đảng Văn học cách mạng tồn tại bên cạnh các tác phẩm văn học hiện thực và văn học lãng mạn là điều kiện để nổ ra cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh” Với các quan điểm nghệ thuật hoàn toàn khác biệt, cuộc xung đột này không tránh khỏi trên diễn đàn báo chí công khai ở nước ta, nó

có quy mô và ý nghĩa cực kì quan trọng trong tiến trình phát triển hiện đại hóa văn học dân tộc

1.2.2.Trình tự các cuộc tranh luận về nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh

Cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh diễn ra

trong vòng 5 năm (1935-1939) thu hút 40 cây bút tham gia với hơn 90 tác phẩm Để có cái nhìn tổng quan về số lượng các bài viết, chúng tôi trình bày bảng biểu như sau:

Trang 23

Bảng 1.1 Số lượng các bài viết tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ

thuật vị nhân sinh

Số lượng bài viết

1935 Thiếu Sơn, Hoài

11

(1) Cuộc tranh luận của Hải Triều và Thiếu Sơn

Đầu năm 1935, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 38 ngày 16/2/1935, Thiếu Sơn viết bài Hai cái quan niệm về văn học, đây là tác phẩm mở đầu cho cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh Tác giả phê phán

quan điểm chịu ảnh hưởng Nho giáo muốn sứ mệnh của nghệ thuật là phụng

sự nhân sinh của các tác giả: Nguyễn Bá Học và Phạm Quỳnh

Trang 24

Để nói lên quan điểm văn học của mình, Hải Triều đã đáp lại Thiếu

Sơn bằng bài viết Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh trên báo Đời mới số ra ngày 24/3/1935 và số 7/4/1935 Bài viết này đã đưa ra một

quan niệm duy vật về nghệ thuật, đó là nghệ thuật không tách rời với đời sống, chính cuộc sống hàng ngày sẽ là nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác bất tận của mỗi nhà cầm bút Ai lấy nghệ thuật làm món “chơi riêng”, lấy nghệ thuật làm bùa mê người, đều là vô tâm hay hữu ý đã nối giáo cho những cái lực lượng phản tiến hóa”

- Giữa năm 1935, tác phẩm Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan ra đời,

đây là tác phẩm đặc sắc được giới phê bình văn học quan tâm, yêu mến và dành nhiều lời ca ngợi Nếu Thiếu Sơn khen Nguyễn Công Hoan về nghệ thuật gây cười, nghệ thuật tả chân, thủ pháp tương phản, kết cấu bất ngờ…thì Hải Triều khen tác giả này đã mở ra lối văn phóng sự, ghi lại những cảnh đời tối tăm trước sự bóc lột của giai cấp tư sản, góc độ phê bình của Hải Triều thiên về nội dung lẫn nghệ thuật (khác với Thiếu Sơn bình trên quan điểm nghệ thuật thuần túy)

(2)Cuộc tranh luận của hai phái: Đại diện là Hoài Thanh và “chiến tuyến hợp nhất” của Hải Triều

- Sau khi bài viết của Hải Triều về Kép Tư Bền được đăng tải trên mặt

báo, ngay lập tức Hoài Thanh đã vào cuộc, đáp lại Hải Triều bằng tác phẩm

Văn chương là văn chương trên Tường An số 48, ngày 13/8/1935 Bài viết thể

hiện quan điểm “ văn chương muốn gì thì trước hết cũng phải là văn chương

đã …”, khi thưởng thức một tác phẩm nên chú ý cái đẹp của nó trước, còn nội dung tư tưởng chỉ là “hình thức tạm thời” Ông không nhận mình là người đi theo chủ trương “nghệ thuật vị nghệ thuật” mà chỉ nêu ra ý kiến phản đối cách

áp đặt đòi hỏi nhà văn phải viết theo tính chất xã hội, điều này sẽ làm kìm hãm sự phát triển của các phong cách văn chương khác

Trang 25

- Hải Triều phản bác, bình phẩm về lối văn của phái Hoài Thanh: “ rất kêu mà rỗng tuếch, không có nghĩa gì”, đồng thời Hải Triều khẳng định sự ảnh hưởng của nghệ thuật đối với xã hội không thể là sự tình cờ

- Phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang vô tình đẩy cuộc tranh luận của

hai bút chiến Hoài Thanh và Hải Triều lên cao hơn, lôi cuốn nhiều người tham gia bình luận Cuộc tranh luận chia thành hai phái, đó là Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Lê Tràng Kiều, Lan Khai…Phái chủ trương “nghệ thuật vị nhân sinh” có các cây bút: Hải Triều, Hải Thanh, Hải Âu, Hải Vân, Hồ Xanh, Sơn Trà, Hỏa Sơn, Thạch Động…

- Thiếu Sơn cũng lên tiếng phê phán văn chương lãng mạn nhưng cũng không đồng ý với lối văn chương tả thực

- Để bảo vệ quan điểm của Hoài Thanh, Tiến Hóa viết bài Chung

quanh cuộc biện luận về nghệ thuật, tác giả phê phán “chiến tuyến hợp nhất”

của nhóm Hải Triều đã cố tình “dúi” Hoài Thanh vào thuyết “nghệ thuật vị nghệ thuật” Văn chương không phục vụ cho bất kỳ lý tưởng đảng phái, xã hội nào Tác giả Bửu Chi thì cho rằng “các thi văn sĩ chỉ nên biết tận tụy với

lý tưởng, sản xuất các tác phẩm đừng bận lòng vì thời cuộc trào lưu”, càng không nên vì thế mà “ép nghệ thuật phải đi lộn đường hay tầm thường hơn nữa vì miếng ăn” Tác giả Phan Văn Dật kết luận “ta nên gọi một cách giản dị nghệ thuật là nghệ thuật (xin chớ hiểu lầm với nghệ thuật vì nghệ thuật) đã nói đến nghệ thuật thì phải dụng tâm làm thế nào cho thật có nghệ thuật mà thôi”…

Có thể nói, năm 1935 là năm để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử văn học nước nhà, bởi các cuộc tranh luận dường như chưa đi vào hồi kết, cả hai phái

“nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” đều đưa ra các lý lẽ

để bảo vệ cho quan điểm của mình, sự đối lập ngày càng rõ rệt Tuy nhiên

Trang 26

bước sang năm 1936, lực lượng tham gia tranh luận đứng về phái của Hải Triều ngày một đông hơn và giành thế áp đảo trên các mặt báo

- Người “khơi mào” cho cuộc tranh luận lần này Lê Tràng Kiều của phái

“nghệ thuật vị nghệ thuật” Trên tờ báo Hà Nội, tác giả đã lên tiếng xác định lại quan niệm Nhà văn bình dân, ông cho rằng người cầm bút không nên

“gieo sự rối loạn vào trong cái óc rất giản dị của bình dân” phải chăng họ đang cần một sự vỗ về, an ủi chân thành từ các văn sĩ

- Ở phái “nghệ thuật vị nhân sinh”, các tác giả Hồ Xanh, Hải Vân đều rất

ca ngợi và tán thành quan điểm của Hải Triều với tác phẩm “Duy tâm hay duy

vật” [tờ Tiến bộ, ngày 23/1/1936) Tác giả Lâm Mộng Quang lại kết tội Phan

Văn Dật (ở phái nghệ thuật vị nghệ thuật) mang mặt nạ là người khách quan phê bình cả hai phái Thậm chí tác giả bài viết này còn ví Hoài Thanh như

“thằng trộm bò” không chịu nhận tội (ở đây Hoài Thanh không nhận mình thuộc phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”) và Phan Văn Dật "còn hơn thằng trộm bò…” vừa ăn cướp vừa la làng để cho thiên hạ lầm tưởng

- Sự tham gia đông đảo các “cây bút” đã làm cuộc tranh luận diễn ra hết sức gay gắt, cuối cùng phần ưu thế đã nghiêng về phái “nghệ thuật vị nhân sinh” “Chiến tuyến hợp nhất” mà đứng đầu là Hải Triều đã đạt được mục đích tuyên truyền cho quan điểm văn học của chủ nghĩa Mác và đẩy lùi thứ văn chương lãng mạn, thoát ly hiện thực Đây là thời kỳ văn học mang sức mạnh góp phần giáo dục tư tưởng của hàng lớp người, cổ vũ nhân dân lao động đi theo con đường đấu tranh Cách mạng của giai cấp công nhân Các tác giả đã đưa ra được mối quan hệ biện chứng giữa nghệ thuật và hoàn cảnh xã hội, mối quan hệ giữa văn học và đấu tranh giai cấp

(3)Cuộc tranh luận dần đi vào hồi kết

Năm 1939, tờ báo Tao Đàn ra đời, ở diễn đàn mới, một lần nữa cuộc tranh luận về chủ đề này dậy sóng Tác giả Thiều Quang với bài viết Nghệ

Trang 27

thuật với văn hóa đã phản đối quan điểm văn chương sinh ra phải bổ ích cho

người đời, theo ông “cái giá trị của một nhà văn là ở sự thành thực Các cây bút như: Lưu Trọng Lư, Lan Khai của phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” lên tiếng lo lắng cho sự “mất gốc” của văn chương vì chính sự Âu hóa

Phản bác quan niệm của nhóm tác giả Lưu Trọng Lư, Lan Khai, tác giả Bùi Công Trừng (người chủ trương theo thuyết “nghệ thuật vị nhân sinh”) khẳng định: “không thể có thứ văn chương nghệ thuật muôn đời không thay đổi”, nếu văn chương là sản vật của con người, thời đại thì ắt phải tự nó biến đổi theo ý của con người Tác giả Tô Vệ cho rằng dân chúng là lực lượng đông đảo trong xã hội, nền văn chương của một nước nên phục vụ mọi tầng lớp nhân dân bởi “chính họ mới là tinh thần của nước Việt Nam”

Cuộc tranh luận đang bùng nổ hết sức gay gắt thì bài viết của Trọng

Minh trên tờ Đông phương như một phát súng cuối cùng chấm dứt những

luồng ý kiến xung quanh chủ đề “nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh” Ông viết: “nghệ thuật đối với ta mới là nghệ thuật của toàn thể nhân loại, của tương lai, của nghệ thuật vĩnh viễn vì nó phụng sự giai cấp cần lao…” Tác giả nhấn mạnh không có một nghệ sĩ nào tự do, bởi không có một

cá nhân nào tồn tại biệt lập ra ngoài xã hội

Suy cho cùng, động cơ của các nhà văn đề cao thuyết “nghệ thuật vị nghệ thuật” là rất trong sáng, họ chỉ muốn nói về tính thẩm mĩ của văn chương, chú trọng về cái “đẹp” trong nghệ thuật Về nội dung sáng tác, các văn sĩ này cũng muốn chống lại áp bức bóc lột để bênh vực kẻ yếu, họ không phải nịnh bợ bọn phú hào, quay lưng với dân chúng, nhưng để hướng ngòi bút của mình theo con đường đấu tranh của giai cấp vô sản thì họ chưa sẵn sàng, thậm chí những nhà văn này đang rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc, muốn thoát

ly hiện tại để được sống trong nghệ thuật Lý luận nghệ thuật mà các nhà văn này bênh vực vô tình hạ thấp và không công nhận giá trị của các tác phẩm văn

Trang 28

chương cách mạng, tách rời vai trò của người cầm bút với vận mệnh dân tộc

Phái “nghệ thuật vị nhân sinh” trình bày rõ quan điểm duy vật và lập trường của giai cấp vô sản, với họ mỗi nhà văn là mỗi chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng đấu tranh cho tầng lớp cần lao Tuy nhiên, trong khi bảo vệ học thuyết của mình, nhóm tác giả này đã nhấn mạnh vai trò và mối quan hệ giữa văn học và đời sống, các đề tài thiên về vấn đề giai cấp mà vô tình không chú ý nhiều đến đặc trưng văn học, tính thẩm mỹ của văn chương…Có thể nói, chính bối cảnh chính trị, xã hội lúc bấy giờ đang ngày một biến chuyển,

sự tiếp xúc với nhiều học thuyết ở bên ngoài du nhập vào nước ta, trong đó đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp trình độ lý luận, nhận thức của đội ngũ trí thức được mở rộng và nâng cao Do đó sự thắng thế của phái “nghệ thuật vị nhân sinh” là điều tất yếu và phù hợp với tiến trình lịch sử của dân tộc, vận động theo quy luật phát triển của xã hội

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày về khái niệm của lập luận dưới góc độ nghiên cứu của Logic học, ngữ dụng học, trong văn nghị luận của sách giáo khoa ở nhà trường Giới thiệu 6 cuộc tranh luận văn nghệ lớn ở nước ta,

đó là: Quốc học; Truyện Kiều; Duy tâm hay duy vật; Thơ mới thơ cũ; Nghệ

thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh và dâm hay không dâm trong các tác phẩm Vũ Trọng Phụng Trong đó, chúng tôi lấy cuộc tranh luận "Nghệ

thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh" trong cuốn Tranh luận văn nghệ

thế kỷ XX (Nguyễn Ngọc Thiện) làm đối tượng khảo sát Trình tự 92 bài viết

của hơn 40 tác giả tham gia cuộc tranh luận này được sắp xếp theo yếu tố thời gian đăng tải trên các số báo từ năm 1935-1939, với các cây bút xuất sắc như: Hải Triều, Hoài Thanh, Sơn Trà, Thiếu Sơn

Trang 29

Chính vì đây là các bài viết được đăng tải trên các tờ báo, sách nghiên cứu hình thức trình bày dưới dạng văn bản, do đó trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã phân tích lập luận theo Logic học và trong văn nghị luận ở sách giáo khoa Còn đối với ngữ dụng học, lập luận chủ yếu là bàn về hội thoại, hành vi tại lời trong giao tiếp hàng ngày nên chúng tôi loại trừ khảo sát nghiên cứu lập luận theo hướng đi này

Trang 30

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN VÀ CẤU TRÚC LẬP LUẬN TRONG CÁC BÀI TRANH LUẬN NGHỆ THUẬT VỊ NGHỆ

THUẬT, NGHỆ THUẬT VỊ NHÂN SINH

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi khảo sát được 92 bài tranh luận của 40 tác giả Trong đó, các tác giả như: Hải Triều, Hải Thanh, Bùi Công Trừng, Hoài Thanh, Thiếu Sơn là những cây bút tiêu biểu với những lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén đã để lại dấu ấn đậm nét trên diễn đàn phê bình văn học của nước nhà trong những năm thập niên 30 của thế kỷ XX Mục đích lập luận chủ yếu của các tác giả là chứng minh và phản bác quan điểm của đối phương khi bàn luận về "Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh" Trong đó, các thao tác trình bày lập luận được vận dụng phổ biến đó là: diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- tổng, song hành và móc xích Để tạo nên sự thống nhất trong quá trình phân tích, chúng tôi xin khái quát hóa về các thao tác lập luận này như sau:

(1)Thao tác lập luận diễn dịch: Cách thức lập luận đi từ cái chung, khái quát, phổ biến để suy ra cái riêng Đoạn văn có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu mang nội dung được suy ra từ nội dung của câu chủ đề được gọi là các luận cứ của lập luận

(2)Thao tác lập luận quy nạp: Cách thức lập luận đi từ cái riêng đến cái chung Đoạn văn có câu chủ đề đứng ở vị trí kết thúc đoạn, là câu mang nội dung tổng quát được rút ra từ nội dung của các câu luận cứ, đây chính là kết luận của lập luận

(3)Thao tác lập luận tổng- phân- tổng: Là cách thức bắt đầu bằng lập luận quy nạp đến diễn dịch và kết thúc là lập luận quy nạp Đoạn văn thường bắt đầu bằng một câu có tính khái quát, tiếp theo là những câu triển khai nội

Trang 31

dung cụ thể và kết thúc là câu kết thúc nội dung đang trình bày

(4)Thao tác lập luận song hành: Là phương thức lập luận tạo nên sự bình đẳng giữa các luận cứ (trong đoạn văn) và các luận điểm (trong văn bản)

(5)Thao tác lập luận móc xích: Đây là đoạn văn mà các câu văn nối tiếp nhau về ý, ý câu trước là tiền đề cho câu sau Là phương thức lập luận tạo nên

sự tiếp nối phát triển nghĩa về mặt nội dung giữa các luận cứ (trong đoạn văn) hoặc giữa các luận điểm (trong văn bản) nằm liền kề nhau

2.1 LẬP LUẬN TRONG CÁC BÀI NÊU QUAN ĐIỂM

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố lập luận của một tác phẩm dựa trên kết cấu văn bản, phương thức lập luận ở cấp độ văn bản, phương thức lập luận ở cấp độ đoạn văn Từ đó rút ra cách thức lập luận phổ biến nhất mà các tác giả vận dụng trong khi nêu quan điểm tranh luận

2.1.1 Lập luận trong toàn văn bản

a Kết cấu trong các bài nêu quan điểm

Một văn bản thông thường có ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận Khảo sát 75 bài viết có mục đích nêu quan điểm, chúng tôi thu được kết quả như sau:

- Dạng 1: Phần mở đầu – Phần nội dung – Phần kết luận: Xuất hiện ở

40 bài, chiếm 53.3 %

- Dạng 2: Phần mở đầu –Phần nội dung: Xuất hiện ở 16 bài, chiếm

21.3 %

- Dạng 3: Phần nội dung – Kết luận: Xuất hiện ở 11 bài, chiếm 17.7%

- Dạng 4: Phần nội dung: Xuất hiện ở 8 bài, chiếm 10.7 %

Chúng tôi thấy rằng: 75 bài viết nêu quan điểm trong cuộc tranh luận

Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh có bố cục chủ yếu là 2

dạng: Một là dạng Mở đầu – Nội dung – Kết luận (xuất hiện 40 lần, chiếm 53.3%), hai là dạng Mở đầu – Nội dung (xuất hiện 16 lần, chiếm 21.3%) Các

Trang 32

dạng kết cấu văn bản nghị luận như: Phần nội dung, Nội dung- Kết luận

thường chiếm số lượng nhỏ

- Đối với dạng Mở đầu- Nội dung- Kết luận: Vì mục đích để người đọc hiểu được ý tưởng của mình cho nên người viết phải trình bày đầy đủ các phần: dẫn nhập, triển khai và phần thâu tóm vấn đề hoặc nâng cao vấn đề

Chẳng hạn, trong bài viết “Bệnh của nhà văn”, tác giả Hoàng Tân Dân

triển khai các ý theo dạng kết cấu Mở bài- Nội dung- Kết luận như sau:

Phần mở bài: Tác giả đặt vấn đề: Một người đa cảm tới đâu dầu cho là

giống yếu đi nữa cũng không đến nỗi: “Trông mây đôi mắt lệ tuôn đầy!”

Dạng này còn xuất hiện trong các bài viết như: Nghệ thuật với đời người;

Văn học bình dân; Nói về thi ca bình dân; Kép Tư Bền một tác phẩm thuộc về cái triều lưu "nghệ thuật vị dân sinh" ở nước ta; Bệnh của nhà văn; Câu chuyện văn chương tả chân chủ nghĩa

- Dạng Mở đầu – Nội dung: Các bài viết thường không có kết luận, vì hệ thống luận điểm ở phần nội dung đã rõ và người viết tin rằng người đọc sẽ nắm được ý tưởng của mình nên không cần thêm đoạn kết

Chẳng hạn, trong bài viết “Ngoại cảnh trong văn chương”, tác giả Hoài

Thanh triển khai các ý như sau:

Phần mở bài: Tác giả nêu vấn đề về sự ảnh hưởng của xã hội đối với

văn chương

Trang 33

Phần nội dung:

Luận điểm 1: Nhà văn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh là điều cố nhiên Luận điểm 2: Nhà văn phaỉ dung những chữ do đoàn thể tạo nhưng nhà văn sẽ cho nó một cái nghĩa khác hẳn

Luận điểm 3: Nhà văn không có phép thần không vượt ra ngoài xã hội nhưng trong con mắt nhà văn, thế giới này luôn có một hình sắc riêng

Dạng văn bản triển khai theo kết cấu Mở đầu- Nội dung còn xuất hiện ở

các bài viết như: Cần phải có một thứ văn chương mạnh mẽ hơn; Nghệ thuật

với nhân sinh; Ngoại cảnh trong văn chương; Mặt trận văn chương: Nội dung và hình thức - Chức vụ của nhà văn; Phan Văn Dật mang cái mặt nạ cãi cho bọn Hoài Thanh; Nhà văn với dân cày và dân thợ

Dưới đây là bảng thống kê về kết cấu của các bài viết nêu quan điểm:

Bảng 2.1 Kết cấu của 75 bài viết nêu quan điểm trong cuộc tranh luận

"Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh"

Kết cấu văn bản

Mở đầu – Nội dung – Kết luận

Mở đầu – Nội dung

Nội dung – Kết luận

Nội dung

1 Hai cái quan niệm về văn học X

2 Cần phải có một thứ văn chương

3 Nghệ thuật với đời người X

5 Văn học bình dân X

6 Nói về thi ca bình dân X

7 Báo Sống phê bình Kép Tư Bền X

8 Kép Tư Bền một tác phẩm thuộc

về cái triều lưu "nghệ thuật vị X

Trang 34

STT Văn bản

Kết cấu văn bản

Mở đầu – Nội dung – Kết luận

Mở đầu – Nội dung

Nội dung – Kết luận

Nội dung

dân sinh" ở nước ta

9 Bệnh của nhà văn X

11 Nghệ thuật với nhân sinh X

12 Nhà viết tiểu thuyết X

Chung quanh cuộc biện luận về

nghệ thuật: Một lời vu cáo đê

21 Nghệ thuật có nên vì trào lưu và

thời cuộc mà thay đổi đi không? X

22 Nghệ thuật với dân sinh X

23 Xin mách các nhà văn một X

Trang 35

STT Văn bản

Kết cấu văn bản

Mở đầu – Nội dung – Kết luận

Mở đầu – Nội dung

Nội dung – Kết luận

Nội dung

nguồn văn

25 Chủ nghĩa và chủ nghĩa nghệ

26 Cuốn: "Duy tâm hay duy vật"

với nhà duy vật Hải Triều X

27 Là bình dân, với bình dân, vì

bình dân X

28 Nguyên nhân phát sinh của hai

trào lưu văn nghệ ở xứ này X

30 Trả lời ông Phan Văn Hùm X

31 Phan Văn Dật mang cái mặt nạ

cãi cho bọn Hoài Thanh X

32 Thiên chức của thi sĩ X

33 Ông Tam Lang kéo xe X

34 Văn học muốn tiến hóa, phải

thoát ly tinh thân luân lý X

35 Maxime Gorki X

36 Romain Rolland X

37 Nhà văn với dân cày, dân thợ X

38 Gỡ một cái lầm cho bọn trí thức X

Trang 36

STT Văn bản

Kết cấu văn bản

Mở đầu – Nội dung – Kết luận

Mở đầu – Nội dung

Nội dung – Kết luận

Nội dung

tiểu tư sản- Văn học của Liên

bang Nga Xô-Viết

39

Trung cáo những văn sĩ trưởng

giả đã ru ngủ bình dân, hay là:

Tình cảm trong văn học bình

dân

X

40

Nhân vật văn chương lãng mạn

hay là tinh thần giai cấp tiểu tư

sản nước ta trong 3 tác phẩm: Tố

Tâm, Hồn bướm mơ tiên và

Người Sơn Nhân

X

41 Mấy đường tơ với Sông Hương X

44 Ý nghĩa văn chương X

Trang 37

STT Văn bản

Kết cấu văn bản

Mở đầu – Nội dung – Kết luận

Mở đầu – Nội dung

Nội dung – Kết luận

Nội dung

của Hải Triều)

53 Văn học và chủ nghĩa duy vật X

54 Nghệ thuật với công cuộc kiến

Lầm than, một tác phẩm đầu tiên

của nền văn tả thực xã hội ở

hóa Việt Nam X

64 Trước khi bàn về văn hóa X

65

Đi tới chủ nghĩa tả thực trong

văn chương: Những khuynh

hướng trong tiểu thuyết

X

66 Một nền văn chương Việt Nam X

67 Tính cách Việt Nam trong văn

Trang 38

STT Văn bản

Kết cấu văn bản

Mở đầu – Nội dung – Kết luận

Mở đầu – Nội dung

Nội dung – Kết luận

Nội dung

68 Tố Hữu, nhà thơ của tương lai X

69 Thiên chức của văn sĩ Việt Nam X

70 Văn chương dân chúng X

71 Một cuộc cách mạng trong văn

giới Việt Nam X

72 Một nhà văn của dân quê Ngô

Tất Tố trong Tắt đèn X

73 Cái khiếu văn chương của Karl

74 Cao vọng của tiểu thuyết X

75 Tắt đèn -Tiểu thuyết của Ngô

có 5 cách thức trình bày lập luận trong văn bản, đó là: Diễn dịch, quy nạp, phối hợp diễn dịch- quy nạp (hay còn gọi là tổng- phân- tổng), song hành, móc xích Ở mục này, chúng tôi khảo sát phương thức lập luận của 75 bài viết nêu quan điểm ở cấp độ văn bản như sau:

- Dạng lập luận diễn dịch: Xuất hiện ở 16 bài viết, chiếm 21,3 %

- Dạng lập luận quy nạp: Xuất hiện ở 11 bài viết, chiếm 14,7 %

- Dạng lập luận tổng – phân – hợp: Xuất hiện ở 40 bài, chiếm 53,3 %

Trang 39

- Dạng lập luận song hành: Xuất hiện ở 6 bài viết, chiếm 8 %

- Dạng lập luận móc xích: Xuất hiện ở 2 bài, chiếm 2,7 %

Như vậy, cách thức lập luận ở cấp độ văn bản của 75 bài viết nêu quan điểm thường xuất hiện hai dạng lập luận đó là: Dạng lập luận tổng- phân- hợp

và dạng lập luận diễn dịch

-Trong đó, cấu trúc tổng- phân- tổng được xem là kiểu kết cấu văn bản nghị luận kinh điển, thể hiện đầy đủ chức năng của văn bản, truyền tải nội dung bài viết một cách rõ ràng, trọn vẹn Cách thức lập luận này xuất hiện

trong các văn bản như: Câu chuyện văn chương tả chân chủ nghĩa; Chung

quanh cuộc biện luận về nghệ thuật; Thiên chức của văn sĩ Việt Nam; Trước khi bàn về văn hóa; Nghệ thuật với văn hóa; Văn hóa, chiến tuyến thứ ba trên mặt trận văn hóa ngày này…

- Còn ở dạng lập luận diễn dịch giúp người viết bộc lộ quan điểm và thái độ đánh giá ngay từ đầu, sau đó tiến hành phân tích, giải thích chứng minh quan điểm khi tham gia cuộc "bút chiến" về nghệ thuật Cách thức lập

luận này xuất hiện trong các văn bản như: Cái khiếu văn chương của Karl

Marx; Một nhà văn của dân quê Ngô Tất Tố trong “Tắt đèn”; Một cuộc cách mạng trong văn giới Việt Nam; Văn chương dân chúng; Một nền văn chương Việt Nam; Nhà báo và nhà văn…

Dưới đây là kết quả khảo sát của chúng tôi về các dạng lập luận ở cấp

độ văn bản của 75 bài viết nêu quan điểm

Trang 40

Bảng 2.2 Cách thức lập luận ở cấp độ văn bản của 75 bài viết

nêu quan điểm

Cách thức lập luận Diễn

dịch

Quy nạp

Phân- Tổng

Tổng-Song hành

Móc xích

1 Hai cái quan niệm về văn học X

6 Nói về thi ca bình dân X

7 Báo Sống phê bình Kép Tư Bền X

8

Kép Tư Bền một tác phẩm

thuộc về cái triều lưu "nghệ

thuật vị nhân sinh" ở nước ta

X

10 Henri Barbusse X

11 Nghệ thuật với nhân sinh X

12 Nhà viết tiểu thuyết X

13 Nghệ thuật là gì? X

14 Phỏng vấn tác giả Kép Tư Bền X

15 Câu chuyện văn chương tả chân

16 Chung quanh cuộc biện luận về

nghệ thuật: Một lời vu cáo đê hèn X

17

Chung quanh cuộc biện luận về

Ngày đăng: 15/05/2021, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w