1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính cá nhân riêng tư trong thể loại nhật kí văn học (khảo sát qua các cuốn nhật kí mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí đặng thùy trâm, nhật kí nguyễn huy tưởng, nhật kí chiến trường, nhật kí nguyễn ngọc tấn) (2017)

109 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************ CAO THỊ HOA TÍNH CÁ NHÂN RIÊNG TƯ CỦA THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC (Khảo sát qua các cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí Đặng Thùy Trâm, Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng, Nhật kí chiến trường, Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Người hướng dẫn khoa học ThS Hoàng Thị Duyên HÀ NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo - Thạc Sĩ Hoàng Thị Duyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm học nói chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả khóa luận Cao Thị Hoa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn trườngĐại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên Trong quá trình làm khóa luận, tôi có tham khảo những tài liệu có liên quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo Khóa luận không có sự trùng lặp với các khóa luận khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả khóa luận Cao Thị Hoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 5 Phương pháp nghiên cứu 5 6 Đóng góp của khóa luận 5 7 Bố cục khóa luận 5 NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH CÁ NHÂN RIÊNG TƯ VÀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC 6 1.1 Tính cá nhân riêng tư 6 1.1.1 Khái niệm 6 1.1.2 Đặc điểm của tính cá nhân riêng tư 7 1.2 Khái quát chung về thể loại nhật kí văn học 9 1.2.1 Các quan niệm về nhật kí văn học 10 1.2.2 Đặc điểm của thể loại nhật kí văn học 11 CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CÁ NHÂN RIÊNG TƯ 18 TRONG NHẬT KÍ VĂN HỌC 18 2.1 Tính cá nhân trong đời tư người viết 18 2.1.1 Những sự kiện liên quan đến đời tư người viết 18 2.1.2 Những tình cảm riêng tư của người viết 23 2.1.3 Quan điểm cá nhân 31 2.1.4 Hoài bão và lý tưởng sống 34 2.2 Những trăn trở của người viết 39 2.2.1 Những trăn trở về lẽ sống và cuộc đời 39 2.2.2 Suy tư về đất nước và con người 42 2.2.3 Suy tư, trăn trở về trách nhiệm với công việc 46 2.3 Tính cá nhân thể hiện ở điểm nhìn 53 2.3.1 Khái niệm điểm nhìn 53 2.3.2 Tính cá nhân thể hiện qua điểm nhìn 54 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Nhật kí là một thể loại khá đặc biệt trong nền văn học Việt Nam Nó được biết đến như một điển hình của sự mới mẻ và chân thật Trong những năm gần đây, hàng loạt các cuốn nhật kí được xuất bản đặc biệt là các cuốn nhật kí bước ra từ chiến tranh như: Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng đã tạo nên hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, gây sự thu hút đối với công chúng Tuy nhiên, so với các thể loại văn học khác như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ… thì nhật kí xuất hiện có phần muộn hơn nên thành tựu đạt được của thể loại này cũng chưa đáng kể Cũng chính điều đó mà lý luận về thể loại nhật kí trong văn học Việt Nam hiện nay còn rất nhiều khoảng trống cần được điền vào kịp thời để góp phần làm hoàn thiện thêm diện mạo nền văn học dân tộc Đối với các thể loại văn học khác, nếu mục đích của bài viết là để giao lưu với người khác thì trái lại, nhật kí chỉ để giao lưu với chính mình, mình viết để cho mình, nói chính mình Họ viết nhật kí không phải để in ấn, hay để quảng bá cho bản thân Ở nhật kí, không phải là nơi thể hiện tài năng, mà là sự giải tỏa tinh thần, là nơi gửi gắm tâm sự riêng tư, là chuyển tải những nỗi niềm mà không phải khi nào cũng nói thành lời Vì lẽ ấy, nên nhật kí được rất nhiều người, nhiều nhà văn dùng để bộc lộ chân tình những tâm sự riêng tư, để kí thác những suy nghĩ khó giãi bày được với người khác Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật kí Đây là một đặc điểm mà không một thể loại văn học nào hay không một loại hình nào khác có được Bên cạnh đó, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu mới chỉ ở các khía cạnh về kết cấu, ngôn ngữ mà vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm hiểu về đặc điểm quan trọng này của thể loại nhật kí văn học Xuất phát từ 1 những lý do đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Tính cá nhân riêng tư trong thể loại nhật kí văn học” 2 Lịch sử vấn đề Nhật kí là thể loại văn học đặc biệt mang tính chất cá nhân riêng tư nên từ trước những năm 2005, số lượng tác phẩm nhật kí xuất hiện trong văn học Việt Nam rất ít và vẫn là những con số rất khiêm tốn Đây cũng là một trong những nguyên nhân, vì sao nhật kí chưa thật sự thu hút được sự quan tâm của nguời đọc Chính vì vậy việc nghiên cứu nhật kí dưới góc độ đặc trưng thể loại cũng chưa được chú trọng Thật ra, các nhà nghiên cứu văn học chưa có sự quan tâm nhiều đến vấn đề về thể loại của nhật kí Cho nên những công trình nghiên cứu và những bài viết về nhật kí ở Việt Nam còn mang tính chất lẻ tẻ, rải rác trên một số trang báo phát hành hoặc trên một số trang web ở báo điện tử Họ chưa có công trình nghiên cứu văn học nào nghiên cứu chuyên sâu về đặc trưng của thể loại nhật kí Các bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sách và tìm hiểu những thông tin bên lề của tác phẩm Nhưng đến năm 2005, với sự kiện “trở về” của cuốn nhật kí “có lửa” từ nước Mỹ - Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm - tác giả là một nữ bác sĩ, liệt sĩ đã được công bố rộng rãi, tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong dư luận, vì thế một loạt các cuốn nhật kí, thư từ thời chiến được xuất bản như là một trào lưu cũng đã tạo nên một “cơn sốt” trong văn học Sự xuất hiện của một loạt các cuốn nhật kí trong khoảng ba năm (2005 – 2008) như Nhật kí mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng, Nhật kí chiến trường của Dương Thị Xuân Quý… đã thực sự “bùng nổ”, nó thu hút sự quan tâm của số đông bạn đọc ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau, đặc biệt là giới nghiên cứu phê bình Nhật kí đã và đang được tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau Một trong những công trình nghiên cứu đề cập đến thể loại nhật kí đầu tiên đó là cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, sau đó là cuốn Từ điển văn học của tập thể tác giả Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá, tiếp đến là giáo trình Lí luận văn học phần Tác phẩm và thể loại văn học do tác giả Trần Đình Sử chủ biên có đề cập đến “Nhật kí là thể loại kí mang tính chất riêng tư đời thường nhiều nhất” Tuy vậy, cuốn giáo trình chỉ mới giới thiệu sơ lược về một số đặc điểm của nhật kí Ngoài ra những năm gần đây cũng xuất hiện khá nhiều luận văn Thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, những bài đăng trên các tạp chí khoa học, chuyên đi sâu nghiên cứu về nhật kí văn học như: “Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong thể loại nhật kí văn học” [1], “Nhật kí như một thể loại văn học”[18], “Đặc trưng ngôn từ trong nhật kí Nguyễn Huy Tưởng”[2], “Nhật kí trong đời sống xã hội và trong văn học”[15],… Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu về tính cá nhân riêng tư của thể loại nhật kí văn học Vì lẽ ấy, nên việc nghiên cứu để làm phong phú thêm những đặc điểm và đặc trưng về thể loại của nhật kí là điều vô cùng cần thiết Với đề tài, bài viết đã đề cập một cách sơ lược đến đặc điểm của thể loại nhật kí đó là những ghi chép mang dấu ấn cá nhân, tính chất riêng tư của người viết về những trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày chứ không nhằm mục đích quảng bá hay sáng tác theo kiểu tác phẩm văn chương Có thể nói khóa luận của chúng tôi là một hướng đi khá mới mẻ về đặc trưng cơ bản nhất của nhật kí - tính cá nhân riêng tư của nhật kí, góp phần làm đa dạng hơn các góc độ nghiên cứu về thể loại Cho nên khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong hội đồng và các thầy cô cho ý kiến đóng góp để khóa luận hoàn thiện hơn 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận là đi sâu tìm hiểu về đời sống cá nhân của người viết về phương diện tâm tư tình cảm, những thông tin, sự việc sự kiện… trong các cuốn nhật kí văn học Để từ đó khẳng định, tính cá nhân riêng tư là một đặc điểm quan trọng của nhật kí văn học 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Từ việc tìm hiểu về cơ sở lý luận chung của nhật kí, khóa luận có nhiệm vụ làm sáng tỏ đặc điểm của tính cá nhân riêng tư trong nhật kí văn học, không chỉ giúp người đọc hiểu được những tâm sự thầm kín, những nỗi niềm trăn trở của tác giả trong cuộc sống hằng ngày mà còn giúp cho độc giả có cái nhìn đa chiều hơn về con người và xã hội 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về yếu tố cá nhân riêng tư trong thể loại nhật kí, đặc biệt là qua 5 cuốn nhật kí tiêu biểu nhất mà theo chúng tôi nó mang đậm yếu tố này: - Nhật kí Đặng Thùy Trâm - Đặng Thùy Trâm - Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc - Nhật kí chiến trường - Dương Thị Xuân Quý - Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Tưởng - Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Ngọc Tấn Ngoài ra trong khóa luận chúng tôi còn tìm hiểu, tham khảo một số tác phẩm khác để làm sáng tỏ vấn đề mà khóa luận trình bày 4.2 Phạm vi nghiên cứu Với số lượng sách viết về nhật kí chưa nhiều, chúng tôi đi khai thác đề tài trong phạm vi các cuốn nhật kí đã được xuất bản Đặc biệt là các cuốn nhật kí viết trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Đây là nguồn tư liệu đáng quý để chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về đặc điểm tính cá nhân trong nhật kí 5 Phương pháp nghiên cứu Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu:Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu… 6 Đóng góp của khóa luận Với đề tài “Tính cá nhân riêng tư của thể loại nhật kí văn học”, trên cơ sở những kiến thức lý luận chung về tính cá nhân riêng tư, chúng tôi mong muốn sẽ mang lại cái nhìn toàn diện hơn về đặc trưng của thể loại, góp phần làm đa dạng hơn góc độ nghiên cứu thể loại nhật kí, đặc biệt là ý nghĩa của nó đối với đời sống văn học Việt Nam 7 Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 2 chương Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tính cá nhân riêng tư và thể loại nhật kí văn học Chương 2: Biểu hiện của tính cá nhân riêng tư trong nhật kí văn học nghệ thuật của tác phẩm Điểm nhìn nghệ thuật sẽ cung cấp một phương tiện để người đọc hình dung cấu tạo nghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách ở đó Như vậy, có thể hiểu điểm nhìn là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cảm thụ thế giới của tác giả Nó là vị trí dùng để cảm nhận, quan sát, đánh giá 2.3.2 Tính cá nhân thể hiện qua điểm nhìn Nhật kí là loại văn ghi chép của cá nhân trong đời sống hàng ngày Do vậy, nhật kí thường công nhiên trong phát ngôn; bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã diễn ra, đã nếm trải, đã thử nghiệm Như thế, nhật kí vốn là nhu cầu cá nhân đối với những sự kiện hàng ngày khi người viết muốn được bộc bạch, tự giãi bày những điều trải nghiệm Nó chỉ xuất hiện với những cái tôi có nhu cầu thổ lộ, muốn soi vào thế giới nội tâm Từ điểm nhìn bên trong biểu hiện bằng sự quan sát, tự thú nhận của nhân vật, bằng hình thức người trần thuật tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới Đọc lại những trang nhật kí ghi chép hàng ngày của Nguyễn Huy Tưởng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc… ta dễ nhận ra sự thôi thúc thuần túy cá nhân này Với nhiều lí do, nhật kí khó có thể trở thành mối quan tâm trong sáng tác nhiều nhà văn đầu thời kỳ hiện đại hóa Đặc biệt, nhằm phơi trải “cái tôi chân thật” mà lại làm cho người đọc thú vị về cái Tôi hay học hỏi được ít nhiều, quả thực là việc khó khăn Bằng một sự cần mẫn đáng khâm phục, với những ghi chép sự kiện theo ngày tháng, Nguyễn Huy Tưởng là người đầu tên có ý thức bộc lộ thành thực cái Tôi của mình Là một nhà văn, ông đã biến việc giãi bày không chỉ là kể lể mà thực sự là công cuộc đào sâu vào bản thể, truy vấn tâm hồn mình một cách mãnh liệt Trong nhật kí của Nguyễn Huy Tưởng, điểm nhìn được trao cho chủ thể Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng được kể ở ngôi thứ nhất, người trần thuật trực tiếp xưng “tôi” - người kể chuyện Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng, là những quan sát, ghi chép và cảm nghĩ của nhân vật - người kể chuyện về diễn biến cuộc đời mình Ở đây, theo bước chân của chủ thể, những tiếp xúc, gặp gỡ, cảm nhận của nhân vật “tôi” thể hiện đậm nét thông qua cái nhìn tinh tế, sâu sắc và tỉ mỉ của mình về con người, cuộc sống của đất nước Điểm nhìn của nhân vật “tôi” mang tính bao quát, chủ thể vừa kể lại những hành động, lời nói của nhân vật và cũng có thể lí giải những mâu thuẩn tâm lý nhân vật để có thể kể lại những gì nhân vật thấy và đánh giá đến với độc giả Nhà văn đã biết kết hợp giữa cái nhìn bên ngoài với bên trong, từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp… để tạo nên bức tranh tự sự phong phú, đa dạng Ở đây, chuyện được kể dưới cái nhìn của người trong cuộc, cho nên có giá trị thuyết phục người đọc rất cao Với tư cách một thể văn còn rất mới mẻ, nhật kí Nguyễn Huy Tưởng thể hiện một cái Tôi tự khám phá bản thân mình hàng ngày Những vui, buồn, lo âu, trăn trở đều được ghi lại rất tự nhiên Điều quan trọng, tác giả được đối diện với nhân cách tư tưởng thật của mình: “Tôi quá ư là một kẻ chóng chán, chỉ hừng hực một độ rồi lại bỏ bẵng cả công việc ngay… Thi sĩ ơi! Ngươi có bớt mộng mơ… hỡi thi sĩ lai tỉnh (hãy tỉnh lại)” [20, 106], “Tôi nói rộng ra đây: tôi có cái tính rất xấu là hễ như có việc gì sắp phải làm, là tôi ngồi đứng không yên” [20, 148] Nhưng sâu sắc và thành thực hơn, luôn có một cái Tôi phản bác, tranh biện với chính mình: “Ngươi giận dữ mà làm gì? Ngươi xin lỗi nó đi cho xong chuyện? Kiêu ngạo mà làm gì?” [20, 144] Nhiều cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt khiến cả cái Tôi thể xác cũng biến đổi và giày vò: “Sáng hôm nay, tôi qua một cơn khủng hoảng Bảo ở với tôi, cất cravat của hắn vào tủ, không dùng dao cạo của tôi, không đi guốc của tôi, tức như hắn nói vào mặt tôi một cách lặng lẽ: “Của mày mày dùng, của tao, tao dùng Tao không nhờ vả gì mày cả” Cái cử chỉ ấy khích động lòng tự ái của tôi” [20, 143], “Tôi muốn làm lành biết bao! Tôi muốn đến trước mặt hắn và cầm tay xin lỗi hắn và ước ao một cuộc giảng hòa” [20, 146] Sự chân thành của những dòng chữ này không chỉ soi sáng cái Tôi nhạy cảm của tác giả mà chính người đọc cũng thức tỉnh Hóa ra, đằng sau sự bực dọc gần như vô cớ ấy, hiển hiện một nhân cách, một cái Tôi sẵn sàng vì người khác.Chủ thể với cái tôi tự mình bộc bạch đã làm cho những sự kiện, những tâm sự trong nhật ký càng chân thành, tự nhiên và xúc động Tiếp xúc qua những trang nhật kí của ông, người đọc có cảm giác như ông rút ruột ra để có những dòng tâm sự chân thật, tự nhiên về cuộc đời, về những gì ông đã trải nghiệm qua những năm tháng sống và viết Nguyễn Huy Tưởng luôn muốn giải tỏa tâm trạng, đối thoại với chính mình, trở về với con người bản năng của mình Với Nguyễn Ngọc Tấn cũng vậy, nhật kí giống như người bạn tri kỉ để anh có thể thoải mái bộc lộ tâm tình, suy nghĩ về những gì xảy ra, những khó khăn gian khổ, sự hy sinh mất mát của đồng đội hay đó còn là tình cảm anh dành cho người vợ anh hết mực thương yêu Từ điểm nhìn bên trong người đọc ta có thể đi sâu vào ngõ ngách trong tâm hồn chủ thể Qua nhật kí, anh đã tự đối thoại với chính mình để nhận ra khuyết điểm “Có một khiếm khuyết rõ nhất của mình trong thời gian này là thiếu bình tĩnh và hay nóng giận lúc khiêng vác anh em, trong lúc mọi người ở không, kêu đi làm khó khăn và không được” [16, 44] Để rồi anh tự dằn vặt bản thân vì chưa hạn chế được nó “Mấy bữa nay mình hơi buồn - Buồn vì khuyết điểm của mình không sửa được - Cái tánh không vui và hay cằn nhằn - Kỳ quá” [16, 46], “Hẹp hòi quá - Sao mấy bữa nay tệ quá! Tấn! Mày không tập được tánh thật bình tĩnh như anh Chính sao?” [16, 24] Từ điểm nhìn bên trong, ta thấy chủ thể thoải mái phát ngôn một cách vô tư, không e ngại e dè trước phát ngôn của mình “Anh tự phê, em xuống anh không giới thiệu em với mọi người nhiều - Anh đã định sẵn, và muốn lắm, nói cần thiết lắm, nhưng cái ngần ngại không mạnh dạn của anh làm anh không làm tròn nhiệm vụ Em cũng chưa mạnh dạn lắm để xáp với mọi người, mặc dầu em cố gắng thật nhiều - Em có nhiều ưu điểm lắm Cố gắng này, quen với sinh hoạt bộ đội này - Em yêu của anh xứng đáng lắm” [16, 56] Nhật kí có thể nói là thể loại văn học nói được những vấn đề sâu kín những suy nghĩ thật nhất của con người Qua các cuốn nhật kí, ta thấy mỗi tác giả lại có một điểm nhìn, một suy nghĩ khác nhau Khác với Nguyễn Huy Tưởngvà Nguyễn Ngọc Tấn, với cô gái Đặng Thùy Trâm những lúc cô đơn, mệt mỏi, nhớ nhà chị thường tâm sự qua những trang nhật kí của mình, cuốn nhật kí đã trở thành một người bạn tâm tình, ở đó chị có thể bộc lộ cảm xúc, thái độ, suy nghĩ về tất cả những điều chứng kiến, những khó khăn thiếu thốn trong công tác cứu chữa thương binh, sự day dứt khi không dành lại sự sống cho thương binh từ tay tử thần, hay những tâm tư tình cảm, nỗi buồn sự trách móc hờn giận người bạn trai vô tình, là nỗi thất vọng chán trường về sự ghen ghét đố kị của những con người hèn kém, ích kỉ trong hàng ngũ và còn thấy được một khát khao muốn cống hiến hết mình cho đất nước Do đó từ điểm nhìn bên trong, Thùy Trâm đã bộc bạch những cảm xúc của mình thành thực nhất “Còn riêng tư, không Thùy ơi, đừng nghĩ đến nữa, hãy gạt đi những áng mây đang nhóm lên ở cuối góc trời, đừng để nó nổi cơn phong ba bão táp giữa tâm hồn Thùy nhé” [23, 48] Chị luôn tự an ủi chính mình để lấy nghị lực chống chọi với mọi khó khăn gian khổ nơi chiến trường: “Mình những muốn lấy tình thương của mọi người đền đáp cho chỗ trống của tâm hồn mà không sao làm được Trái tim mình vẫn cứ bướng bỉnh đập theo nhịp độ của tuổi hai mươi, tràn đầy hi vọng, tràn đầy yêu thương Thôi hãy bình tĩnh lại với nhịp đập yên bình của mặt biển những buổi chiều lặng gió đi tm ơi” [23, 97] Từ sâu thẳm trong trái tim chi đã bộc bạch mọi nỗi niềm “Thùy ơi! Ô gái giàu yêu thương kia ơi! Đôi mắt cô đang long lanh nước mắt, dù chỉ là nước mắt tập trung của rất nhiều nỗi buồn đọng về trong đó Cô hãy cười như nụ cười luôn nở trên môi, đừng để ai đó tìm được sau nụ cười ấy một tiếng thở dài Hai lăm tuổi rồi, hãy vững vàng chín chắn với tuổi đó” [23, 97] Thậm chí khi biết tin đồng đội hi sinh chị cũng không giấu được cảm xúc tiếc thương mà nhờ cuốn nhật kí để gửi gắm tâm tư “Khiêm đã hy sinh rồi! Nghe tin mình bàng hoàng không tin là sự thật người bạn bất tử trong lòng tôi” [23, 73] Từ điểm nhìn đó, bạn đọc thấy được những suy nghĩ riêng tư thầm kín, cảm nhận thế giới theo lăng kính chủ quan của người viết, thấy được đầy đủ hơn mọi góc cạnh cuộc sống mà người viết trải qua Qua điểm nhìn bên trong chúng ta thấy được phần sâu kín trong tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ, không thể biểu lộ ra bên ngoài được bộc lộ rõ nét chân thành xúc động của các tác giả Họ tuy là những con người vĩ đại, cao đẹp nhưng đôi khi cũng có những suy nghĩ, trăn trở rất đỗi giản dị, bình thường và thật đáng trân trọng KẾT LUẬN Với đề tài khóa luận Tính cá nhân riêng tư của thể loại nhật kí văn học, tác giả khóa luận đã triển khai, làm rõ những đặc điểm và một số phương diện độc đáo về tính cá nhân riêng tư trong các cuốn nhật kí Từ kết quả nghiên cứu ban đầu, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau: 1 Nhật kí là một dạng văn xuôi ghi chép những tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống thường nhật Trong bộn bề cuộc sống, có những việc đôi khi khó có thể tâm sự với người khác thì nhật kí lại là nơi họ có thể thoải mái bộc bạch mà không cần phải e ngại hay giấu diếm Đến với nhật kí, con người được thật nhất với mình và cũng thật nhất với đời Vì vậy có thể nói, nhật kí chính là thể loại mang tnh cá nhân riêng tư, tính chân thật và rất đời thường Từ những cuốn nhật kí, người đọc có thể hiểu thêm phần nào về những gì họ trải qua, hiểu được đời sống nội tâm luôn sục sôi trong họ, và điều này chỉ có ở nhật kí mà không loại hình văn học nào có Chính vì vậy, tnh cá nhân riêng tư là một đặc điểm hấp dẫn nhất của thể loại nhật kí 2 Tính cá nhân riêng tư trong những cuốn nhật kí trước hết thể hiện ở sự riêng tư trong đời tư của họ Đó là những tình cảm riêng tư, quan điểm cá nhân, hoài bão và lý tưởng, rồi cả những am hiểu về cuộc sống, sự việc, sự kiện xoay quanh bản thân thân người viết, những gì mắt thấy tai nghe và còn cả những suy tư sâu sắc về cuộc đời và con người… Họ viết nhật kí chính là để tự giải bày, ký thác những tâm sự của mình một cách thoải mái nhất, thành thực nhất, sòng phẳng nhất Những trang nhật kí như một người bạn để trải lòng mình với nó, không những vậy họ còn mạnh dạn ghi vào nhật kí những suy nghĩ tồi tệ nhất của bản thân mà không hề e ngại Tất cả đã được ghi lại một cách thành thực và xúc động mang đậm chất riêng tư, như “tiểu vũ trụ” thu nhỏ của bản thân người đó 3 Bên cạnh việc gửi gắm những tình cảm riêng tư còn là những trăn trở suy tư về cuộc đời, về những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày dù là nhỏ nhất Đến với nhật kí, người viết đã thẳng thắn bộc bạch những băn khoăn về thời cuộc, có cả những giằng xé đớn đau đời thường về những vấn đề trong đời sống chính trị xã hội như: vấn đề cải cách ruộng đất, văn hóa văn nghệ, những thăng trầm cách mạng mà họ tham gia với tất cả sự hiến thân một cách thành thực không hề giấu diếm Các tác giả đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật để cất lên tiếng nói bức thiết của đời sống nhân sinh, đấu tranh lại những quan điểm sai lệch của một số cán bộ Ở đây họ đã nghiêm khắc soi vào bản thân để nhận rõ những khuyết điểm của mình 4 Ngoài ra từ điểm nhìn bên trong người đọc có thể hiểu được một phần về cuộc sống riêng tư của chủ thể, những nỗi niềm, tâm sự sâu kín không dễ gì có thể chia sẻ, những suy nghĩ cá nhân hoàn toàn không giống với nếp nghĩ của đương thời trong con người họ Vì là những cuốn nhật kí riêng tư những dòng cảm xúc, suy nghĩ và thái độ của chủ thể trước một vấn đề của cuộc sống mà chính bản thân họ đang chứng kiến, đã xảy ra hoặc đang xảy ra trước mắt họ chứ không hề có ý định viết nhật kí cho mọi người cùng đọc hay trở thành tác phẩm văn chương Mặc dù khi viết nhật kí họ không có ý định công bố, nhưng cùng với thời gian, những trang viết riêng tư của họ đã trở thành những tư liệu hết sức giá trị về nhiều mặt Trước hết là để tìm hiểu về cuộc đời, sau nữa là để bạn đọc có thể hiểu thêm về một thời biến động của lịch sử Qua việc tìm hiểu các cuốn nhật kí quý giá này, chúng tôi nhận thấy nó không chỉ có ý nghĩa với riêng người viết mà nó còn có ý nghĩa tỏa sáng cho thế hệ trẻ trên nhiều phương diện như đạo đức, lý tưởng sống, trách nhiệm nghề nghiệp và hơn hết là trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Minh Anh (2015), Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong thể loại nhật kí văn học, Khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Lí luận văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 2 Hoàng Thị Duyên (2015), Đặc trưng ngôn từ trong nhật kí Nguyễn Huy Tưởng, Tạp chí Khóa học xã hội Việt Nam số 10 3 Lê Bán Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2011), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 4 Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng chủ biên, 2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới 5 Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức (đồng chủ biên 2009), Giáo trình tâm lí học tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 6 Hương Lê, Xúc động nhật kí chiến trừơng, URL:htp://vanhocquenha.vn/vi-vn/113/55/xuc-dong-nhat-kychientruong/126800.html 7 Trần Thị Thanh Liêm (2007), Từ điển Hán - Việt, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 8 Nguyên Ngọc, Dương Thị Xuân Quý-Nhật kí tác phẩm, An ninh thủ đô, URL: http://anninhthudo.vn/phong-su/duong-thi-xuan-quy-nhat-ky-tacpham/343698.antd 9 Hoàng Phê (chủ biên, 1988), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 10 Nguyễn Huy Phòng, Quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng về văn hóa và con người trong sáng tạo nghệ thuật, URL:htps://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhunggoc-nhin-van-hoa/quan-niem-cua-nguyen-huy-tuong-ve-van-hoa-vacon- nguoi-trong-sang-tao-nghe-thuat 11 Dương Thị Xuân Quý (2007), Nhật kí chiến trường, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 12 Dương Thị Xuân Quý (2015), Chỗ Đứng, truyện ngắn Hoa Rừng, truyện và ký Nhật ký chiến trường và thơ, Nxb Hội nhà văn 13 Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 14 Trần Đình Sử (chủ biên), Giáo trình Lí luận văn học tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 15 Trần Đình Sử, Nhật kí trong đời sống xã hội và trong văn học, URL: https://trandinhsu.wordpress.com/2015/09/05/the-loai-nhat-ki-trongdoi-song-xa-hoi-va-trong-van-hoc/, Blog Trần Đình Sử 16 Nguyễn Ngọc Tấn (1997), Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn (1953-1955), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 17 Nguyễn Văn Thạc (2005), Mãi mãi tuổi hai mươi, (Đặng Vương Hưng sư tầm và giới thiệu), Nxb Thanh Niên, Hà Nội 18 Hoàng Thị Thảo (2014), Nhật kí như một thể loại văn học, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 19 Lê Minh Tiến, Nghĩ về hiện tượng nhật kí chiến tranh, URL: http://dantri.com.vn/dien-dan/nghi-ve-hien-tuong-nhat-ky-chien-tranh1127554297.htm, Báo Tuổi trẻ 20 Nguyễn Huy Tưởng (2016), Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng tập I, (Nguyễn Hữu Thắng biên soạn), Nxb Kim đồng, Hà Nội 21 Nguyễn Huy Tưởng (2016), Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng tập II, (Nguyễn Hữu Thắng biên soạn), Nxb Kim đồng, Hà Nội 22 Nguyễn Huy Tưởng (2016), Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng tập III, (Nguyễn Hữu Thắng biên soạn), Nxb Kim đồng, Hà Nội 23 Đặng Thùy Trâm (2005), Nhật kí Đặng Thùy Trâm, (Vương Trí Nhàn giới thiệu), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 24 URL: http://www.baodanang.vn/channel/5414/201507/duong- thi-xuan-quyvan-va-nguoi-2430896/, Báo Đà Nẵng ... chung tính cá nhân riêng tư thể loại nhật kí văn học Chương 2: Biểu tính cá nhân riêng tư nhật kí văn học NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH CÁ NHÂN RIÊNG TƯ VÀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ... này: - Nhật kí Đặng Thùy Trâm - Đặng Thùy Trâm - Mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc - Nhật kí chiến trường - Dương Thị Xuân Quý - Nhật kí Nguyễn Huy Tư? ??ng - Nguyễn Huy Tư? ??ng - Nhật kí Nguyễn Ngọc. .. nhật kí văn học 1.2.1 Các quan niệm nhật kí văn học 10 1.2.2 Đặc điểm thể loại nhật kí văn học 11 CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CÁ NHÂN RIÊNG TƯ 18 TRONG NHẬT KÍ VĂN HỌC

Ngày đăng: 31/12/2019, 13:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w