1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên

130 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 3,66 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: Lâm sản ngoài gỗ LSNG có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người, trong những năm trước đây, khi tài nguyên gỗ của rừng Việt N

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học

Lâm Đồng, ngày 20 tháng 11 năm 2018

Người cam đoan

Đinh Quốc Huy

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm Nghiệp theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 24B, giai đoạn 2016 -

2018

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được

sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau Đại Học trường Đại học Lâm Nghiệp cũng như các đồng chí cán bộ đang làm việc, người dân sống tại 2 xã Tiên Hoàng và Đồng Nai Thượng Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS Đinh Quang Tuyến - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian công tác, học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn

Lâm Đồng, tháng 11 năm 2018

Tác giả

Đinh Quốc Huy

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Trên thế giới 4

1.1.1 Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ 4

1.1.2 Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới 5

1.2 Ở trong nước 9

1.2.1 Các khái niệm về lâm sản ngoài gỗ 9

1.2.2 Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 11

1.2.3 Các chính sách về LSNG ở Việt Nam 15

1.2.4 Những nghiên cứu LSNG ở Việt Nam 20

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 25

1.3.1 Tổng quan về Vườn Quốc Gia Cát Tiên 25

1.3.1.1 Diện tích 25

1.3.1.2 Phạm vi ranh giới 27

1.3.2 Điều kiện tự nhiên 27

1.3.2.1 Khí hậu - nhiệt độ 27

1.3.2.2 Địa hình , thổ nhưỡng 28

1.3.2.3 Thủy văn 29

1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 29

1.3.4 Điều kiện về tài nguyên đa dạng sinh học 30

Trang 4

1.3.4.1 Hệ thực vật 30

1.3.4.2 Hệ động vật 31

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 33

2.1.1 Mục tiêu tổng quát 33

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 33

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 33

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 33

2.3 Nội dung nghiên cứu 34

2.4 Phương pháp nghiên cứu 34

2.4.1 Quan điểm và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 34

2.4.1.1 Quan điểm nghiên cứu 34

2.4.1.2 Cách tiếp cận của đề tài 35

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 35

2.4.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp 35

2.4.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp: 35

2.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 38

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

3.1 Tính đa dạng và hiện trạng phân bố nguồn LSNG trong khu vực nghiên cứu 41

3.1.1 Xác định tính đa dạng về thành phần loài của các nhóm cây LSNG 41 3.1.2 Đa dạng về công dụng của các loài thực vật LSNG 44

3.1.3 Hiện trạng phân bố một số loài LSNG trong tự nhiên 46

3.2 Tình hình khai thác và sử dụng nguồn LSNG 48

3.2.1 Tình hình khai thác nguồn LSNG trong khu vực nghiên cứu 48

Trang 5

3.2.2 Tình hình sử dụng một số loài LSNG 52

3.2.2.1 Nhóm cây thuốc 52

3.2.2.2 Nhóm cây ăn được 54

3.2.2.3 Nhóm cây cho sợi, vật liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ 55

3.2.2.4 Nhóm cây cho tinh dầu, dầu nhựa, tanin và màu nhuộm 57

3.2.2.5 Nhóm cây làm cảnh và cho bóng mát 58

3.2.2.6 Cây có công dụng khác 59

3.3 Thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân trong gây trồng một số loại LSNG 59

3.3.1 Thực trạng gây trồng một số loại LSNG trong khu vực nghiên cứu 59 3.3.2 Những kiến thức, kinh nghiệm gây trồng một số loại LSNG 63

3.4 Thị trường và tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG 66

3.4.1 Thị trường LSNG ở Khu vực nghiên cứu 66

3.4.2 Tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG 74

3.4.3 Khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thực vật cho LSNG 76

3.5 Các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn Lâm sản ngoài gỗ 78 3.5.1 Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, quản lý bảo vệ 79

3.5.2 Giải pháp về kỹ thuật khai thác và sử dụng LSNG 79

3.5.3 Phát triển gây trồng tại chỗ một số loài LSNG tiềm năng 81

3.5.4 Giải pháp về giống và kỹ thuật gây trồng 82

3.5.5 Giải pháp về đầu tư và liên doanh – liên kết 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

1 Kết luận 85

2 Kiến nghị 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

IUCN : International Union for Conservation of Nature: and

Natural Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên)

FAO : Food and Agriculture Organization (tổ chức lương thực

và nông nghiệp)

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Giá trị của rừng và LSNG ở một số quốc gia trên thế giới 8

Bảng 3.1 Số lượng loài, họ thực vật LSNG tại khu vực điều tra 41 Bảng 3.2 Những họ thực vật có số loài LSNG nhiều nhất trong khu vực 42

Bảng 3.4 Những thực vật LSNG có giá trị kinh tế trong khu vực 48

Bảng 3.6 Các loài cây LSNG chủ yếu được gây trồng trong khu vực 60 Bảng 3.7 Thị trường và giá bán của một số loại LSNG tại địa phương 66

Bảng 3.9 Phân tích SWOT về việc phát triển thực vật cho LSNG 76

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ hiện trạng quy hoạch mở rộng VQG Cát Tiên năm 2017 26

Hình 3.1 Kênh thị trường tiêu thụ một số sản phẩm LSNG 71

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:

Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người, trong những năm trước đây, khi tài nguyên gỗ của rừng Việt Nam còn nhiều, người dân chỉ tập trung khai thác gỗ, còn LSNG được coi như là sản phẩm phụ của rừng, do doanh thu từ nguồn lâm sản này thấp hơn so với

gỗ Nhưng hiện nay, do số lượng và chất lượng rừng đang bị suy giảm mạnh, hơn nữa chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước đã làm cho nguồn cung cấp

gỗ ngày càng khan hiếm, điều này đã tác động mạnh đến thu nhập của người dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng Lúc này, hoạt động khai thác rừng của người dân lại tập trung vào các loại LSNG Nhu cầu sản phẩm này không những ngày càng lớn đối với thị trường trong nước mà giá trị xuất khẩu của chúng ngày một tăng Ngoài ra, LSNG còn có vai trò xã hội lớn, chúng mang lại công ăn việc làm cho hàng triệu người và góp phần tích cực trong chương trình xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và miền núi Do đó, cách nhìn nhận về vai trò của nguồn tài nguyên LSNG ở Việt Nam đã thay đổi LSNG ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với sinh kế của người dân nông thôn, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa

Cũng như các nước nhiệt đới khác, rừng nước ta có nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ rất phong phú và đa dạng Hiện tại LSNG đã được coi là một nguồn tài nguyên quan trọng từ rừng, đem lại giá trị nhiều mặt cho đời sống xã hội Giá trị kinh tế - xã hội của các loài thực vật cho LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm đến giải quyết công ăn việc

làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt của người dân, đặc biệt là những dân nghèo Tuy nhiên, thông tin về các loài thực vật

Trang 10

cho LSNG có giá trị kinh tế cao còn rất tản mạn và ít ỏi, nên chưa phát huy đầy đủ các chức năng có lợi của LSNG

Phát triển LSNG đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo việc chia sẻ lợi ích từ rừng giữa nhà nước và người dân Thực

tế cho thấy, hiện trạng tài nguyên LSNG ở các vùng núi nước ta đang ngày càng suy giảm một cách nghiêm trọng Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kể trên là do thói quen khai thác và sử dụng với số lượng lớn LSNG của các cộng đồng để phục vụ nhu cầu cuộc sống, canh tác nương rẫy thiếu qui hoạch,

và sự quản lý thiếu hiệu quả làm cho các loài LSNG ngày càng suy giảm mạnh Để LSNG đóng góp quan trọng vào sự phát triển miền núi hơn nữa, cần tập trung nghiên cứu xác định các sản phẩm có khả năng mang lại thu nhập kinh tế cũng như kĩ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng gắn với quản

lý rừng bền vững, đồng thời cần xây dựng và quảng bá những mô hình trình diễn

về cung cấp LSNG để người dân học tập và làm cơ sở chuyển giao công nghệ phát triển LSNG

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 6 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc, được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên có tổng diện tích là 71.187,9 ha, trong đó, 39.544,8 ha thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, 27.260,3 ha thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng và : 4.382,8 ha thuộc địa phận tỉnh Bình Phước [18] Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu vực hiện bảo tồn được nhiều loại động, thực vật quý hiếm; là vùng quan trọng để duy trì hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng, với

hệ sinh thái đa dạng: rừng thường xanh ẩm, đồng cỏ và ngập nước, khu vực này có điều kiện khí hậu và đất đai rất thuận lợi cho phát triển các loại LSNG Tại Vườn Quốc gia Cát Tiên nói chung và tại 2 xã Tiên Hoàng, Đồng Nai

Trang 11

Thượng nói riêng các loài cây LSNG được đánh giá khá đa dạng về thành phần loài và số lượng còn nhều Nơi đây có nhiều loại LSNG có giá trị cao như: Nấm Linh Chi, Hạt Ươi, Trà My Hoa Vàng, Mật nhân, Sâm Cau, Giảo

cổ lam, các loại Song mây Vùng đệm của khu rừng đặc dụng là nơi sinh sống của đồng bào người Châu Mạ, với thói quen canh tác nương rẫy và sử dụng LSNG thiếu hợp lý đang là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khan hiếm dần các loại lâm sản quý trong tự nhiên Vì vậy việc lôi kéo người dân tham gia vào quản lý và phát triển LSNG nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho cộng đồng, ổn định cuộc sống là giải pháp hữu hiệu vừa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vừa góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản

lý tài nguyên rừng Xuất phát từ lý do đó thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực

trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm Vườn Quốc Gia Cát Tiên” Là cần thiết góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại

nêu trên

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Trên thế giới

1.1.1 Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ

LSNG được hiểu theo nhiều cách dựa vào định nghĩa của các nhà khoa học đưa ra ở các thời điểm khác nhau:

Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ được đề cập chính thức vào năm 1989, theo De.Beer (1989) đã quan niệm LSNG là “tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ mà chúng được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của loài người LSNG bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo dán, chất đốt và các nguyên liệu thô, song, mây, nứa, trúc,

Hội nghị lâm nghiệp do Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) triệu tập tháng 6 năm 1999 đã đưa ra và thông qua một khái niệm và định nghĩa khác về LSNG “Lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest product) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất

có cây rừng (wooded lands) và cây ở ngoài rừng” [25] Với định nghĩa này, LSNG bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ và củi và rộng hơn so với định nghĩa trước Trong tài liệu sách báo nước ngoài, hiện tại cả hai thuật ngữ NWFP và NTFP vẫn được dùng Song có tác giả, để hạn chế đối tượng nghiên cứu, đánh giá giá trị kinh tế của LSNG, như Jenne H De Beer thêm vào định nghĩa trên một mệnh đề, thành một định nghĩa khác như sau: “LSNG bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không phải gỗ được người ta khai thác từ

Trang 13

rừng để sử dụng” [22] Có thể hiểu được rằng khái niệm hàm ý chỉ quan tâm đến sản phẩm được khai thác để dùng Thuật ngữ “đặc sản rừng” còn hẹp hơn,

và được hiểu là những cây, con LSNG có công dụng đặc biệt và đặc hữu của Việt Nam Vì khái niệm và định nghĩa LSNG có sự khác nhau như thế nên việc vận dụng vào thực tế cũng có sự khác nhau

Như vậy, việc định nghĩa cho rõ ràng thế nào là LSNG là vấn đề khó khăn và không thể có một định nghĩa duy nhất đúng Nó có thể thay đổi chút

ít phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, quan điểm và nhu cầu khác nhau của các địa phương cũng như các thời điểm Tuy nhiên qua các khái niệm trên

có thể đưa ra những cách nhìn chung về LSNG, và qua đó giúp chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về giá trị của nó

1.1.2 Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới

Lâm sản ngoài gỗ có nhiều dạng khác nhau và rất có ích cho các hộ gia đình ở vùng nông thôn nhiệt đới Chúng có thể được phân loại như sau : Thực vật có thể ăn được, động vật có thể ăn được, sản phẩm dược liệu, các sản phẩm động thực vật không ăn được ( De.Beer&McDermott, 1998) [21] Lâm sản ngoài gỗ không chỉ thấy ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên mà còn được tìm thấy ở các cấu trúc thực vật do con người tạo nên như vườn rừng và các đồn điền

Trên thế giới đã có một số khung phân loại lâm sản ngoài gỗ (LSNG) khác nhau, có thể dựa vào dạng sống của các loài tạo ra sản phẩm như: nhóm cây gỗ, cây bụi, cây thân thảo, dạng dây leo thân gỗ, dạng dây leo thân thảo,

có thể dựa vào các sản phẩm được cung cấp hoặc khai thác…Tại Hội thảo các chuyên gia vùng về LSNG ở châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok vào tháng 11/1991 đã đưa ra được khung phân loại LSNG gồm 6 nhóm như sau:

– Nhóm 1 Các sản phẩm có sợi bao gồm: các loài cây tre, trúc, song, mây, lá và thân cây có sợi và các loại cỏ;

Trang 14

– Nhóm 2 Các sản phẩm làm thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm;

– Nhóm 3 Các sản phẩm làm thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật;

– Nhóm 4 Các sản phẩm chiết xuất gồm: gôm, nhựa, nhựa đầu, nhựa

mủ, ta nanh và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu;

– Nhóm 5 Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm như: tơ tằm, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ;

– Nhóm 6 Các sản phẩm khác như: lá Bidi (lá thị rừng dùng để gói thuốc lá ở Ấn Độ) [23]

Từ những năm 1980 trở lại đây có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được giá trị thực của thực vật cho LSNG, cũng như đã chỉ rõ vai trò to lớn của nó đối với sự nghiệp phát triển rừng bền vững Đầu tiên phải kể đến những phát hiện về khả năng đặc biệt của thực vật LSNG như phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm, năng suất kinh tế cao, ổn định, có thể kinh doanh liên tục và việc khai thác chúng thường ít phá hủy hệ sinh thái Vì vậy, bằng cách duy trì tính nguyên vẹn của rừng tự nhiên, việc bảo tồn có khai thác có thể nuôi dưỡng được tính đa dạng sinh học cơ bản và bảo vệ môi trường sinh thái Bảo tồn có khai thác sẽ cung cấp những sản phẩm cần thiết cho một bộ phận của xã hội một cách bền vững (Mendelsohn, 1992) Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) đã chỉ rõ vai trò của thực vật LSNG, theo ông: thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai thác chúng có thể luôn được thực hiện với sự tổn hại ít nhất đến rừng Thực vật LSNG quan trọng cho tính bền vững vì trong quá trình khai thác chúng vẫn đảm bảo cho rừng ở trạng thái tự nhiên Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống bởi nó có thể cung cấp nhiều dạng sản phẩm như thực vật ăn được, nhựa, thuốc nhuộm, tanin, sợi, cây làm thuốc,… và ngoài sử dụng trực tiếp người thu hái có thể đem bán,

Trang 15

trao đổi (một trong các yếu tố không thể thiếu của xã hội) Do đó, ông khẳng định rừng như là một nhà máy quan trọng của xã hội và thực vật LSNG là một trong những sản phẩm quan trọng của nhà máy này [26]

Theo tổ chức FAO, LSNG đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo

an toàn lương thực cho hộ gia đình Chúng bổ sung cho hộ gia đình các sản phẩm nông nghiệp Chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm giảm những khó khăn thiếu thốn trong “giai đoạn đói” của nhà nông LSNG có tác dụng chống lại sự thất thường và đảm bảo tính sẵn có của lương thực và thực phẩm; đồng thời cũng đóng góp một phần đáng kể vào lượng chất dinh dưỡng của hộ gia đình Chúng cũng có giá trị như là những thành phần xã hội và văn hoá Tuy nhiên, việc việc sử dụng và giá trị của LSNG là rất khác nhau từ vùng này đến vùng khác [24]

Cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị của LSNG về kinh tế rất lớn Nghiên cứu của Peter (1989) đã chỉ ra giá trị thu nhập hiện tại từ LSNG có thể lớn hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kì loại hình thức sử dụng đất nào [27] Hay như Balic và Mendelsohn (1992) đã khẳng định trong công trình nghiên cứu của mình ở một số nước nhiệt đới rằng: chỉ riêng thu nhập dược liệu từ 1ha rừng thứ sinh cũng có thu nhập cao hơn giá trị thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp trên cùng diện tích [26] Theo các tác giả này thì bảo tồn

có khai thác ít nhất của một địa phương cũng được ưu tiên hơn về mặt kinh tế

so với các loại hình sử dụng đất khác Đặc điểm quan trọng của rừng nhiệt đới

là tính đa dạng của nó Bảo tồn có khai thác là phải tạo phần lớn các thực vật sinh trưởng trong rừng Những nghiên cứu kinh tế thực vật cho thấy rừng tự nhiên nhiệt đới cung cấp một lượng lâm sản phong phú Nghiên cứu của Peter

có tới 72 loại thực vật sống trên ô mẫu rộng 2 ha mà chúng có thể là sản phẩm hàng hoá Các sản phẩm khác chưa thể lượng hoá được thuộc các loài trong y học, làm gia vị và thuốc nhuộm [27] Trong nghiên cứu của mình Mendeldohn 1992 đã khuyến cáo rằng để khai thác rừng nhiệt đới có hiệu quả

Trang 16

buộc phải thường xuyên dựa vào vô số sản phẩm Nhiều trường hợp trong khu vực hẹp người ta sẽ đôi khi bắt gặp một đám sản phẩm có giá trị cao [26] Peter et al (1989) đã tìm thấy các khu rừng có 5 loài cây có giá trị kinh tế cao

ở vùng Amazon Peru hàng năm cho ta thu nhập từ 200-6000 USD/năm [27]

Giá trị kinh tế - xã hội của LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau,

từ cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công

mỹ nghệ, đến tạo việc làm, phát triển ngành nghề thủ công nghiệp,… Tầm quan trọng của LSNG đối với các nước nhiệt đới đã được thừa nhận, như ở Thái Lan, trong năm 1987 đã xuất khẩu LSNG đạt giá trị 23 triệu USD và ở Indonesia cũng trong năm đó đạt tổng giá trị xuất khẩu LSNG lên tới 238 triệu USD (Tenne, 1987)

Các tổ chức quốc tế như FAO (1999) [25] đã đưa ra bảng giá trị của LSNG so với các giá trị khác của rừng được thể hiện ở bảng 1.1:

Bảng 1.1 Giá trị của rừng và LSNG ở một số quốc gia trên thế giới

Quốc gia Giá trị sinh

thái (%)

Giá trị lâm sản (%)

Giá trị lâm sản (%) Lâm sản gỗ LSNG

Trang 17

Như vậy, giá trị LSNG ở nhiều quốc gia được ước tính xấp xỉ bằng so với giá trị của gỗ Do đó, nếu chỉ coi gỗ là nguồn thu nhập duy nhất từ rừng thì chúng ta đã bỏ lỡ một nguồn lợi khác tương đương với nó

Theo Mendelsohn (1992) LSNG ở vùng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng cho sự bảo tồn, duy trì tính bền vững của rừng và có giá trị kinh tế Chúng quan trọng cho việc bảo tồn vì khai thác LSNG rất có giá trị Tác giả

đã khẳng định việc khai thác LSNG nên được thúc đẩy như một hứa hẹn giữa bảo tồn và phát triển rừng nhiệt đới Một ưu điểm nữa là rừng tự nhiên có thể được giữ nguyên vẹn, trong khi người dân vẫn có thể thu được lợi ích từ các khu rừng này Để bảo tồn có khai thác và đạt hiệu quả bền vững Mendelsohn

đề nghị 3 vấn đề : cần phải khuyến khích quản lý tài nguyên dài hạn, phải xác định vùng đất giành cho khai thác và cần phải xác định rõ các thành phần đầy

đủ của sản phẩm được khai thác từ rừng [26]

Nhìn chung, những nghiên cứu về LSNG đã cho thấy tiềm năng to lớn của nó ở các nước nhiệt đới Do vậy, kinh doanh thực vật LSNG đang mở ra triển vọng phát triển rừng bền vững, nó có thể kết hợp với kinh doanh rừng gỗ làm thành mô hình kinh doanh có hiệu quả trên mọi mặt

1.2 Ở trong nước

1.2.1 Các khái niệm về lâm sản ngoài gỗ

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt nam lâm sản được phân chia thành hai loại:

- Lâm sản chính (principale richesse forestière) là những sản phẩm gỗ;

- Sản phẩm phụ của rừng hay lâm sản phụ (produit secondaire de la forêt), bao gồm động vật và thực vật cho những sản phẩm ngoài gỗ

Từ 1961, lâm sản phụ được coi trọng và được mang tên đặc sản rừng

“Đặc sản rừng bao gồm cả thực vật và động vật rừng là nguồn tài nguyên giầu

có của đất nước Nó có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, trong đời sống nhân dân, quốc phòng và xuất khẩu…” ( Bộ

Trang 18

Lâm nghiệp – Kế hoạch phát triển Đặc sản rừng, 1981-1990) Theo định nghĩa đó Đặc sản rừng là một bộ phận của tài nguyên rừng nhưng chỉ tính đến những sản phẩm có công dụng hoặc giá trị đặc biệt và ngoài các loài thực vật dưới tán rừng còn bao gồm các loài cây cho gỗ đặc hữu hoặc được coi là đặc hữu của Việt Nam, như Pơ mu, Hoàng đàn, Kim giao… , như vậy thuật ngữ đặc sản cũng mang ý nghĩa kinh tế, vì không tính đến những sản phẩm không

có hoặc chưa biết giá trị Vì thế, danh mục những đặc sản rừng trong từng thời điểm cũng tập trung sự chú ý vào một số sản phẩm nhất định

Hiện nay, đã có một số nghiên cứu và khái niệm về LSNG, tuy nhiên cũng ở dạng chưa đầy đủ

Theo Lê Mộng Chân, Vũ Dũng (1992): "Thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc cao và bậc thấp phân bố trong rừng Những loài cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho các sản phẩm quý khác như nhựa thông, quả hồi, vỏ quế hoặc sợi song mây là thực vật đặc sản rừng" [7]

Theo Trần Ngọc Hải (2000): “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (hiểu theo nghĩa rộng gồm rừng

tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người Bao gồm các loại thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhựa mủ, cao su, tanin, mầu nhuộm, chất béo, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi …”[14]

Như vậy, Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác

gỗ được khai thác từ rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người Bao gồm các loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhưa dầu, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, song mây, tre nứa, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi Các loại sản phẩm ngoài gỗ sẽ ngày càng được tăng lên do sự tìm tòi, phát hiện giá trị của

chúng để phục vụ cuộc sống

Trang 19

Ở Việt Nam theo nhóm nghiên cứu của dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam cho rằng lâm sản ngoài gỗ được phân loại theo 6 nhóm tổng hợp dựa vào công dụng và nguồn gốc của lâm sản ngoài gỗ bao gồm các nhóm sau:

+ Nhóm sản phẩm cây có sợi: tre, nứa, song, mây các loại thân lá có sợi

+ Nhóm dược liệu, chất thơm và cây có chất độc

+ Nhóm những sản phẩm chiết xuất như: các loại nhựa, tanin, chất màu, dầu béo và tinh dầu…

+ Nhóm động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm như các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, ngà voi, xương, cánh kiến đỏ

+ nhóm những sản phẩm khác như: cây cảnh, lá để gói thức ăn, hàng hóa, phong lan… [9]

Cách phân loại này nhìn chung chỉ mang tính tương đối vì công dụng của một số loài lâm sản ngoài gỗ luôn có sự thay đổi, một số sản phẩm có thể phân vào nhiều nhóm khác nhau tùy lúc, tùy vào công dụng và mục đích dùng, biến đổi tùy theo tập quán của từng vùng, từng lãnh thổ…

1.2.2 Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc sử dụng LSNG đã gắn liền với sự sinh tồn của các cộng đồng dân cư đã từ lâu đời Khai thác và sử dụng LSNG đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng rừng ở Việt Nam chủ yếu là khai thác gỗ, ít

Trang 20

quan tâm đến quản lý, gây trồng, bảo vệ và phát triển LSNG Vì vậy cùng với diện tích rừng tự nhiên bị giảm thì nguồn tài nguyên LSNG cũng bị cạn kiệt

và có ảnh hưởng xấu tới cuộc sống dân cư Xuất phát từ thực tế đó, để nhận thức được vai trò to lớn và tầm quan trọng của LSNG, cũng như để khôi phục

và bảo vệ, quản lý bảo tồn nguồn tài nguyên này, nhiều công trình nghiên cứu

ở trong nước về LSNG đã được triển khai trong nhiều năm qua

Việt Nam hiện có khoảng 30/64 tỉnh có hoạt động gây trồng và thu hái LSNG từ rừng, trong đó diện tích thu hái LSNG từ rừng tự nhiên là gần 1,2 triệu ha và diện tích LSNG được gây trồng là gần 500.000 ha Các loài cây chủ yếu được gây trồng hoặc thu hái là Tre trúc, song mây, Thông lấy nhựa, Quế, Hồi, Thảo quả, Bời lời đỏ… Thực trạng khai thác còn mang tính tự phát, phân tán, chưa có quy hoạch, kỹ thuật giống và lâm sinh còn lạc hậu Các loài cây lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là Tre, Nứa, Trúc 769.411 ha (chiếm 47%); Song, mây 381.936 ha (22,4%), Thông nhựa 255.718 ha (15,6%), Quế 80.991 ha (4,9%); các cây lâm sản ngoài gỗ khác chiếm tỉ lệ không đáng kể [11]

Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam rừng nhiệt đới ở địa hình thấp không còn nguyên vẹn nữa vì phần lớn các khu rừng thấp này đã bị biến đổi do các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và định cư, làm cho sự giàu

có vốn có về tài nguyên sinh học ở đây đã bị suy thoái nghiêm trọng Cũng vì thế mà các khu rừng nguyên vẹn phần lớn chỉ còn sót lại ở các vùng núi cao, những nơi hiểm trở Đó là những nơi cư trú cuối cùng của các loài đặc hữu và các loài có nguy cơ bị tiêu diệt

Nguyên nhân gây nên sự suy giảm tài nguyên rừng, nhất là lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới: đó là sự mâu thuẫn giữa cung và cầu Tài nguyên thiên nhiên thì có hạn mà nhu cầu của nhân dân thì ngày càng tăng, một mặt là để đáp ứng cuộc sống cho số dân tăng thêm một cách nhanh chóng, mặt khác là mức độ tiêu dùng của người dân cũng tăng thêm không ngừng

Trang 21

Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp, được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm như các loài song mây, tre nứa, các loài hoa Các loài LSNG làm thức ăn như Nộc nhĩ, nấm Hương, nấm Linh chi và măng tre, trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để phục vụ cho đời sống hàng ngày vừa là hàng hóa thương mại Chúng đã từ lâu trở nên quen thuộc đối với người dân và là nguồn lương thực

và thu nhập lớn cho người dân chỉ sau Lúa, Ngô, Sắn Các loài làm thực phẩm quan trọng khác như Chè, Cà phê… đã góp phần quan trọng trong thu nhập của Việt Nam thông qua xuất khẩu

Các loài dược liệu được dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các vị thuốc Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh Chúng đóng vai trò rất quan trọng với nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều khó khăn cả về chăm sóc y tế, nguồn thuốc và phương tiện đi lại Ngoài ra, một số vị thuốc quí của Việt Nam như Hòe, sâm Ngọc linh, Quế, Ba kích, Hà thủ ô, Hoằng đằng… Nhiều loại dược liệu của Việt nam được xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước như quế, hồi, hòe

Các loài LSNG là động vật là chim, thú cũng đóng góp nhiều tích cực vào giá trị cuộc sống Chúng được dùng làm thực phẩm (thịt các loài động vật, mật ong, côn trùng), làm dược liệu (mật Gấu, cao Hổ, rắn, sừng Tê giác…), làm đồ trang sức (ngà Voi, sừng Hươu Nai, móng vuốt các loài họ Mèo…)

Còn rất nhiều loại LSNG khác chưa thống kê hết được, nhưng sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống của người dân: nhựa Tràm, tre trúc, mây, dược liệu, nấm thực phẩm, Mộc nhĩ, măng tươi, măng khô, hạt Dẻ, các loại quả rừng, các loại rau rừng, Cánh kiến đỏ, các loại củ rừng Chàm nhuộn vải, vỏ cây và quả rừng, Tắc kè, thịt thú rừng, mật ong, thức ăn gia súc, củi, lá Gồi, lá Buông, động vật rừng nuôi, thủy sản rừng ngập nước, cây rừng làm cảnh…

Trang 22

Các loại sản phẩm này hiện nay rất phân tán và khai thác theo phương thức hái lượm nên con số thống kê cụ thể còn chưa được thực hiện đầy đủ [19]

Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ cũng ít ảnh hưởng tới môi trường rừng

và công tác bảo tồn thiên nhiên hơn so với khai thác gỗ Nhìn chung, hầu hết các loại lâm sản ngoài gỗ có chu kỳ khai thác ngắn và có giá trị, nhất là thu nhập tiền mặt đối với cuộc sống thường nhật của người dân vùng rừng núi cao hơn so với gỗ Chúng lại thường được vận chuyển dễ dàng hơn gỗ nên dễ được người dân chấp nhận trong các chương trình xã hội nghề rừng, phát triển kinh tế hộ gia đình và cộng đồng Do vậy, trong nhiều năm qua Chính phủ và các ngành cũng đã quan tâm, chú ý phát triển nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, góp một phần không nhỏ đối với nền kinh tế nước nhà Nhiều loại LSNG được sử dụng cho sản xuất và đời sống của người dân, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nước ta Nó đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng địa phương miền núi và người dân tộc thiểu số có đời sống phụ thuộc chặt chẽ vào tài nguyên rừng

Trong thời gian gần đây, cùng với việc mở rộng quy mô hội nhập kinh

tế quốc tế đã mở rộng trao đổi buôn bán hàng hoá trên thị trường ngoài nước, làm phong phú chủng loại và tăng nhanh nhu cầu hàng hoá lâm sản ngoài gỗ, tạo nên những cơ hội cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, làng nghề truyền thống chế biến và kinh doanh lâm sản ngoài gỗ

Bộ NN và PTNT ước tính giá trị xuất khẩu LSNG năm 2008 là khoảng 300- 400 triệu USD, bằng gần 20% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ [9] Hiện nay LSNG Việt Nam đã được xuất khẩu sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ Xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đem lại nguồn thu khoảng 400-500 triệu USD/năm Khai thác, chế biến lâm sản ngoài gỗ đã thu hút hàng trăm nghìn lao động, chủ yếu là ở nông thôn, miền núi góp phần đáng kể vào xoá đói, giảm nghèo

ở các địa phương có rừng và đất rừng Hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam đến năm 2020, sẽ có giá trị sản xuất lâm nghiệp; giá trị lâm sản

Trang 23

ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 10-15% và đến năm 2020 đạt 700-800 triệu USD/năm [1]

Khai thác, chế biến, kinh doanh LSNG đã thu hút hàng trăm nghìn lao động, chủ yếu là ở nông thôn, miền núi góp phần đáng kể vào xóa đói giảm nghèo ở các địa phương có rừng và đất rừng Mặc dù vậy, cho đến nay, do nhiều nguyên nhân nên khai thác, chế biến lâm sản ngoài gỗ chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của lĩnh vực này; chưa tạo ra nguồn sinh kế bền vững cho người dân miền núi và quan trọng là chưa có những đóng góp đáng kể vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và tái cơ cấu ngành lâm nghiệp nói Đến nay chúng ta vẫn chưa quy hoạch tổng thể được việc bảo tồn, phát triển, khai thác và kinh doanh các loại LSNG ở nước ta Để có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của người dân từ LSNG, nhà nước và nhân dân cần phải có chiến lược phát triển về gây trồng, chế biến và tiêu thụ góp phần nâng cao đời sống của người dân miền núi

1.2.3 Các chính sách về LSNG ở Việt Nam

Trong những năm qua, mặc dù ngành lâm nghiệp đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, hệ thống chính sách có liên quan trong lĩnh vực lâm nghiệp nói chung và LSNG nói riêng đã dần từng bước được hoàn thiện, nhờ

đó mà nhiều mô hình LSNG được hình thành và phát triển, tạo công ăn, việc làm, từng bước cải thiện sinh kế cho đồng bào các dân tộc, phát triển sản xuất, phát triển làng nghề và góp phần phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, cho đến nay, phát triển LSNG chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; chủng loại

và chất lượng LSNG chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu; sản xuất lâm nghiệp chỉ tập trung đến sản xuất gỗ mà chưa quan tâm đến LSNG một cách đúng mức Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại nêu trên chính còn thiếu những chính sách phù hợp, toàn diện và thống nhất để phát triển LSNG một cách hiệu quả, bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho cộng đồng các dân tộc miền núi

Trang 24

Nhận thấy rõ tầm quan trọng của LSNG, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chương trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng trong đó có

đề cập đến nội dung quản lý LSNG Một số chính sách quan trọng đã tạo nên

sự chuyển biến về phát triển và quản lý LSNG

Trong số đó, phải kể đến việc LSNG được quy định trong Luật Bảo vệ

và Phát triển rừng (1991, 2004) Quy định này đã khẳng định Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và phát triển cây gỗ quý, cây đặc sản (Khoản 3, Điều 10) Các văn bản dưới Luật như Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 đã quy định chi tiết một số nội dung liên quan đến LSNG

Không những thế, Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam

2006-2020 đã xác định: đến năm 2006-2020, dự kiến xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm LSNG), LSNG trở thành một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị LSNG xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%; thu hút khoảng 1,5 triệu lao động và thu nhập từ LSNG chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Quyết định

số 2366/QĐ-BNN-LN ngày 17/8/2006 về việc phê duyệt “Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020” với mục tiêu đến năm 2020, LSNG trở thành một phân ngành sản xuất trong lâm nghiệp, đạt được một số chỉ tiêu: giá trị xuất khẩu tăng bình quân 10-15%, đến năm 2020 đạt 700-800 triệu USD (bằng 30-40% giá trị xuất khẩu gỗ); thu hút 1,5 triệu lao động nông thôn miền núi vào việc thu hái, sản xuất, kinh doanh LSNG; thu nhập từ

LSNG chiếm 15-20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn miền núi [1] Bảo tồn các loài LSNG có giá trị kinh tế và khoa học, hạn chế suy thoái tài nguyên Nâng cao năng lực, nhận thức của người dân và cộng đồng về bảo tồn

và phát triển LSNG

Trang 25

Để thực hiện “Đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020”, ngày 07/8/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2242/QĐ-BNN-LN về việc ban hành Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020 để làm cơ sở triển khai thực hiện “Đề

án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020”

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/2/2011 về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre, trong

đó đã quy định việc quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch các cơ sở sản xuất mặt hàng mây tre, một số chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển ngành mây tre như đất đai, đầu tư tín dụng, ưu đãi đầu tư, khoa học công nghệ, đào tạo, khai thác và hưởng lợi, thuế và thị trường tiêu thụ sản phẩm; Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, cơ chế này đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) phát triển trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng

Bộ NN&PTNT đã đưa ra các chương trình hoạt động để bảo vệ và phát triển rừng trong đó đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát triển LSNG nhằm giảm bớt áp lực về gỗ cũng như tăng cường các lợi ích từ rừng Các chương trình hoạt động cụ thể là Chương trình xây dựng mô hình trình diễn và đào tạo, huấn luyện cho chủ rừng; chương trình canh tác lâm nông kết hợp trên đất sau nương rẫy; Chương trình đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến lâm; Chương trình thông tin, tuyên truyền; và Chương trình tư vấn và dịch vụ khuyến lâm nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn và khuyến lâm

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến LSNG còn nhiều hạn chế, bất cập đó là:

Trang 26

- Các chính sách và luật chưa hoàn thiện và thống nhất về mặt phát triển LSNG Một số quy định tập trung vào phát triển trồng rừng cây gỗ nguyên liệu, ít chú ý tới phát LSNG

- Chính sách giao đất giao rừng còn nhiều bất cập Nhiều địa phương mới chú trọng việc giao đất, chưa giao rừng, hoặc mới giao đất và rừng trên giấy tờ, chưa xác định ranh giới cụ thể ngoài thực địa Nhiều diện tích đất trên

sổ sách và diện tích đất trên thực địa khác nhau, nên gặp khó khăn trong việc xác định diện tích đất để tính tiền thuê đất, đôi khi còn xảy ra tranh chấp

- Thiếu văn bản quy định cụ thể mức tiền thuê rừng đối với rừng sản xuất và trên thực tế chưa có cá nhân, tổ chức nào phải trả tiền thuê rừng sản xuất, nhưng nếu thực hiện chính sách này trong những năm tới sẽ gây khó khăn cho các chủ rừng trong phát triển LSNG

- Thực hiện chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đối với các

tổ chức của Nhà nước, rừng giao khoán thuộc quyền sở hữu của nhà nước chưa cụ thể, chưa để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phát huy quyền

tự chủ cũng như tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh LSNG

- Quy hoạch vùng chuyên canh tập trung chưa được thực hiện Nhiều diện tích đất rừng trồng LSNG chưa được quy hoạch nên việc gây trồng và phát triển LSNG còn manh mún, không thuận lợi cho quá trình quản lý, đầu

tư kinh doanh theo hướng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh

- Việc thực hiện các quyền về đất đai trong Luật đất đai chưa được thực hiện tốt, đặc biệt quyền thế chấp ngân hàng để vay vốn để phát triển sản xuất Một số diện tích đang trong quá trình chuyển nhượng ngầm không có thủ tục pháp lý rõ ràng, dẫn đến tranh chấp

- Hiểu biết của người dân về Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản hướng dẫn còn hạn chế

- Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và nhanh chóng đưa tiến bộ kỹ thuật về gây trồng, sử dụng và chế biến LSNG vào sản xuất

Trang 27

chưa đạt được nhiều thành công nhất là lĩnh vực nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao trong chọn giống, sản xuất giống gốc, công nghệ trồng rừng LSNG thâm canh

- Công tác khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc đến từng gia đình, đồng thời trợ giúp bước đầu về vốn cho người dân trồng rừng còn chậm phát triển, chưa phù hợp với thực tế địa phương

- Thiếu chính sách khuyến khích phát triển LSNG phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như chính sách hỗ trợ và phát triển hệ thống thị trường LSNG còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu Một số chính sách đến nay không còn phù hợp, cần thay thế, sửa đổi, bổ sung

- Một số chính sách liên quan có sự chồng chéo rất lớn ở một số chính sách dự án dẫn đến khó giám sát, khó để đánh giá hiệu quả, khó cho cấp cơ sở khi triển khai, dẫn đến thiếu minh bạch

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư thấp, thủ tục khó khăn, rườm rà nên người dân không mặn mà với phát triển rừng Thiếu quy định cụ thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lâm nghiệp được vay vốn ưu đãi và dài hạn theo chu kỳ cây trồng, một điều kiện rất quan trọng để doanh nghiệp

có thể hoạt động

- Đa số người dân trồng rừng cung cấp LSNG chưa hiểu rõ các chính sách ưu đãi đầu tư đối với trồng rừng cung cấp LSNG; chưa hiểu rõ chính sách khai thác, sử dụng LSNG, chủ yếu họ khai thác theo thói quen, theo truyền thống

- Cơ chế phân chia lợi ích giữa nhà nước và người dân về LSNG chưa

rõ ràng, không khuyến khích được người dân tham gia vào quá trình phát triển LSNG Chính sách hưởng lợi còn một số bất cập Một số quy định có tính khả thi chưa cao đặc biệt là vùng trồng các loài cây LSNG giá trị cao, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói Do đó chính sách hưởng lợi chưa được người dân trồng rừng quan tâm

Trang 28

- Ở một số địa phương, thực hiện chính sách lưu thông còn quy định một số thủ tục còn rườm rà, gây khó khăn cho người sản xuất, tạo tiêu cực như trong quá trình lưu thông tiêu thụ, do cần phải có giấy xác nhận nguồn gốc từ rừng trồng nên một số nơi phải đóng một số lệ phí cho quản lý thị trường nơi bán [28]

Như vậy, hệ thống các chính sách liên quan đến phát triển LSNG đã có bước phát triển nhanh, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển sản xuất LSNG theo hướng hội nhập quốc tế Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều vấn đề

có liên quan đến ban hành và thực thi chính sách, tìm hiểu thị trường cần được khắc phục theo hướng đồng bộ, minh bạch, rõ ràng mới thúc đẩy phát triển LSNG một cách hiện đại, hiệu quả và bền vững, giúp người làm nghề rừng sống và trở nên giàu có từ nghề rừng, làm cho LSNG thực sự trở thành nguồn sinh kế chủ yếu của các hộ gia đình sống trong và gần rừng

1.2.4 Những nghiên cứu LSNG ở Việt Nam

Cũng như các nước trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có một tập đoàn thực vật LSNG rất đa dạng và phong phú, LSNG từ xưa đến nay vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của các gia đình dân cư vùng trung du và miền núi nước ta, đó là điều kiện thuận lợi cho nhiều người nghiên cứu, tìm tòi cũng như áp dụng các kết quả đã được nghiên cứu và thử nghiệm trên thế giới để phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên này Nhưng thật đáng tiếc là chúng ta còn hiểu biết rất hạn chế về chúng, về cách thức khai thác và sử dụng của người dân bản địa đối với nguồn tài nguyên phong phú này Hầu như chưa có một công trình tổng quát và sâu sắc nào về loại sản phẩm này, trong khi những kiến thức bản địa được tích lũy từ xa xưa ngày đang bị mai một dần do sự ra đi của thế hệ già và nhiều nguyên nhân khác nữa Chỉ có một số ít các tổ chức, cơ quan nghiên cứu về vấn đề này

Năm 1978, Trung tâm nghiên cứu Đặc sản rừng được thành lập (thực chất là nghiên cứu về LSNG) với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển LSNG,

Trang 29

phương pháp chế biến, gây trồng lâm sản có giá trị Trung tâm này thường phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES-Đại học Quốc gia Hà nội) và Viện Kinh tế Sinh thái (ESCO-ECO) để thực hiện các dự án về sử dụng bền vững LSNG Các hoạt động nghiên cứu bao gồm: phát triển và thử nghiệm các hệ thống quản lý rừng và LSNG, nghiên cứu hệ thống sở hữu LSNG ở Việt Nam, nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số loài LSNG có giá trị kinh tế cao dựa theo nhu cầu của người dân địa phương, gây trồng một số loài tre và dược liệu Một số tổ chức khác có nghiên cứu về LSNG gồm có Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Viện Điều tra Qui hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Theo Hoàng Hòe (1998), nguồn tài nguyên LSNG ở nước ta rất lớn, có nhiều loài và có giá trị cao: số loài cây làm thuốc chiếm tới 22% tổng số loài thực vật Việt Nam, có khoảng trên 500 loài thực vật cho tinh dầu (chiếm 7,14% tổng số loài), khoảng trên 600 loài cho tanin và rất nhiều loài khác cho dầu nhờn, dầu béo, cây cảnh Bên cạnh đó, song mây, tre nứa (hiện nay, tổng diện tích tre của nước ta là 1.492.000 ha, với khoảng 4.181.800.000 cây) không chỉ là nguyên liệu xây dựng truyền thống quan trọng của nhân dân ta từ xưa tới nay mà còn là nguồn nguyên liệu rất quan trọng cho nghề thủ công mỹ nghệ, tạo ra những sản phẩm vô cùng đẹp mắt, có khả năng xuất khẩu mang lại giá trị cao [5]

Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp, được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm như các loài song mây, tre nứa, các loài hoa… Các loài LSNG làm thức ăn như mộc nhĩ, nấm hương, nấm linh chi và măng, tre, trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để phục vụ cho đời sống hàng ngày vừa là hàng hóa thương mại Chúng đã từ lâu trở nên quen thuộc đối với người dân và là nguồn lương thực và thu nhập lớn cho người dân chỉ sau lúa, ngô, sắn Các loài làm thực

Trang 30

phẩm quan trọng khác như chè, cà phê… đã góp phần quan trọng trong thu nhập của Việt Nam thông qua xuất khẩu

Các loài dược liệu dùng được dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các

vị thuốc Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh Chúng đóng vai trò rất quan trọng với nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều khó khăn cả về chăm sóc y tế, nguồn thuốc và phương tiện đi lại Ngoài ra, một số vị thuốc quí của Việt Nam như hòe, sâm Ngọc linh, quế, ba kích, hà thủ ô, hoằng đằng… Nhiều loại dược liệu của Việt nam được xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước như quế, hồi, hòe… Theo Võ Văn Chi thì

đã phát hiện được gần 2000 loài cây làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033 chi,

236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật [17]

Triệu Văn Hùng cùng các tác giả khác (2007) , đã mô tả hình thái, phân

bố, công dụng, kỹ thuật gây trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản của 299 loài LSNG Trong đó phân ra thành 6 nhóm: Nhóm cây có sợi (35 loài tre nứa, 2 loài mây và 8 loài khác); Nhóm cây làm thực phẩm (40 loài cây ăn được, 12 loài nấm); Nhóm cây thuốc (76 loài); Nhóm cây cho dầu nhựa (60 loài); Nhóm Tanin, thuốc nhuộm (19 loài); Nhóm cây bóng mát (23 loài cây hoa, 13 loài cây cảnh, 11 loài cây cảnh và cây bóng mát thân gỗ) [15]

Lê Quý Ngưu, Trần Như Đức (1998) đã tập trung mô tả về công dụng

và kĩ thuật thu hái chế biến các bài thuốc làm từ các loại thực vật trong đó có thực vật LSNG [8] Ngoài ra Ninh Khắc Bản (2003) bước đầu nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật LSNG trong tự nhiên do khai thác quá mức là một trong những dấu hiệu thông báo về tình trạng chúng đang bị đe dọa Theo ông, chúng cần được bảo tồn nguyên vị và có kế hoạch bảo tồn chuyển vị nguồn gen trong vườn hộ gia đình hay trên trang trại theo hướng sử dụng bền vững để giảm sức ép lên nguồn tài nguyên ngoài tự nhiên, góp phần bảo tồn

đa dạng sinh học

Trang 31

Còn rất nhiều loại LSNG khác chưa thống kê hết được, nhưng sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống của người dân: nhựa trám, tre trúc, mây, dược liệu, nấm thực phẩm, mộc nhĩ, măng tươi, măng khô, hạt dẻ, các loại quả rừng, các loại rau rừng, cánh kiến đỏ, các loại củ rừng chàm nhuộn vải, vỏ cây

và quả rừng, tắc kè, thịt thú rừng, mật ong, thức ăn gia súc, củi, than hầm, lá gồi, lá buông, động vật rừng nuôi, thủy sản rừng ngập, cây rừng làm cảnh… Các loại sản phẩm này hiện nay rất phân tán và khai thác theo phương thức hái lượm nên con số thống kê cụ thể còn chưa được thực hiện đầy đủ

Năm 2007, Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam đã xuất bản nhiều ấn phẩm liên quan đến các loài cây LSNG trong đó phải kể đến công trình “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” được biên soạn do một tập thể có nhiều kinh nghiệm cho từng nhóm loài cây Tài liệu này đã giới thiệu các loại LSNG có giá trị thuộc 6 nhóm là: nhóm cây có sợi, nhóm cây ăn được, nhóm cây làm thuốc, nhóm cây cho dầu và nhựa, nhóm cây cho tanin và thuốc nhuộm, nhóm cây cảnh và cây bóng mát Phần tổng quan nhóm tác giả đã đề cập chi tiết từ khái niệm LSNG, tiềm năng LSNG, quan điểm, định hướng, giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006 - 2020 Đặc biệt phần thị trường LSNG các tác giả đã cho thấy: Thị trường LSNG của Việt Nam trước giai đoạn đổi mới rất nhỏ bé, phân tán, chủ yếu là thị trường trong nước hoặc trong từng vùng nhỏ Xuất khẩu LSNG và các hàng hoá từ LSNG phát triển mạnh từ 1999 với sản phẩm do các doanh nghiệp tư nhân, các làng nghề

và cả doanh nghiệp nhà nước, trong đó đáng chú ý thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan đã tăng lên 94 nước và khu vực trong năm 2003 [3]

Song song với những nghiên cứu đó, một số chương trình được triển khai như:

1 Dự án nghiên cứu một số vấn đề kinh tế xã hội và vai trò của phụ nữ trong chế biến song, mây, tre do Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam thực hiện từ 1993- 1995

Trang 32

2 Dự án nghiên cứu thị trường địa phương cho sản phẩm ngoài gỗ ở Bắc Thái do sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Thái thực hiện

3 Dự án trồng rừng đặc sản (được lồng ghép trong chương trình 5 triệu ha rừng)

4 Dự án sử dụng bền vững các LSNG do trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản và tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thực thi với sự cộng tác của trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường (CRES), viện nghiên cứu sinh thái (ECO-ECO) Tuy nhiên, dự án này cũng chỉ mới đưa ra các khuyến nghị cho địa phương nơi tiến hành dự án là vùng đệm khu bảo tồn Kẻ Gỗ và vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, chưa thuyết minh được một cách thuyết phục bằng con số là những thực vật LSNG nào sẽ mang lại hiệu quả cao thực sự

Có thể nói, về sau này những chương trình phát triển và nghiên cứu trong nước đã thể hiện sự quan tâm hơn đối với thực vật LSNG Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực vật LSNG ở Việt Nam còn thiếu chiều sâu Do vậy, tuy

đã có nhiều nghiên cứu, chương trình dự án tiến hành ở nhiều nơi song chưa

có nơi nào thực sự phát huy cao được vai trò của thực vật LSNG

Để phát triển và sử dụng rừng nói chung và LSNG nói riêng chúng ta không chỉ giải quyết các yếu tố kỹ thuật như chọn, tạo giống, các biện pháp

kỹ thuật gây trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng, mà còn phải nghiên cứu giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan tác động qua lại với nhau Vì vậy các hướng nghiên cứu chính về LSNG tập trung biện chứng vào các vấn đề theo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu như chọn, tạo giống, gây trồng, bảo tồn, phát triển, rồi đến khai thác, chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm Song song với nó là việc điều tra, khảo sát các đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên LSNG, cộng đồng dân cư và văn hóa, phong tục, tập quán của họ Việc đề xuất các chương trình, chính sách văn bản về quản lý, khai thác và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng giữ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu LSNG

Trang 33

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1 Tổng quan về Vườn Quốc Gia Cát Tiên

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 6 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước) Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ)

và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) Hiện nay, VQG Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu vực hiện bảo tồn được nhiều loại động, thực vật quý hiếm; là vùng quan trọng để duy trì hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng, độ che phủ của rừng tự nhiên trong khu vực này lên tới 80%, với hệ sinh thái đa dạng: rừng thường xanh ẩm, đồng cỏ và ngập nước Hiện nay, Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam, đã được UNESCO ghi danh

1.3.1.1 Diện tích

Theo Quyết định số 594/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào ngày 15/04/2013, tổng diện tích rừng của VQG Cát Tiên đã được kiểm kê

là 71.187,9 ha Rừng được phân chia theo các khu vực như sau:

+ Khu Nam Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai: 39.544,8 ha

+ Khu Tây Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Bình Phước: 4.382,8 ha

+ Khu Cát Lộc thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng: 27.260,3 ha

Hiện nay thực hiện Dự án Quy hoạch mở rộng VQG Cát Tiên thì VQG Cát Tiên sẽ có tổng diện tích rừng là 82.597,4 ha gồm :

Trang 34

- Tỉnh Lâm Đồng là 27.317,1 ha trong đó khu Cát Lộc là 27.260,3 ha;

khu Đảo Tiên là 56,8 ha

- Tỉnh Bình Phước là 4.382,8 ha

- Tỉnh Đồng Nai là 50.897,4 ha trong đó khu Nam Cát Tiên là 39.544,8

ha; khu rừng phòng hộ Đắc Lua là 1.418,0 ha; khu Công ty TNHH MTV Lâm

nghiệp La Ngà là 9.934,6 ha [18]

VQG Cát Tiên nằm trên địa phận 10 xã của các huyện Cát Tiên, huyện

Bảo Lâm, Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng), huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán

(tỉnh Đồng Nai) và huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước)

Hình 1.1 Bản đồ hiện trạng quy hoạch mở rộng VQG Cát Tiên năm 2017

(Nguồn: VQG Cát Tiên, 2017)

Hình 2.3 Số loài động vật trong VQG Cát Tiên

Trang 35

1.3.1.2 Phạm vi ranh giới

* Khu Cát Lộc (tỉnh Lâm Đồng):

- Phía Bắc và Tây giáp tỉnh Đăk Nông ranh giới là sông Đồng Nai

- Phía Nam giáp huyện Cát Tiên của tỉnh Lâm Đồng

- Phía Đông giáp huyện Đạ Tẻh và huyện Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng

* Khu Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước):

- Phía Bắc giáp huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước

- Phía Nam giáp phần đất còn lại của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp

La Ngà thuộc địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

- Phía Đông giáp huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai ranh giới là sông Đồng Nai

- Phía Tây giáp Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai.[17]

Nằm ở trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa VQG Cát Tiên có 2 mùa

rõ rệt là mùa khô (từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 3, 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 4, 5 đến tháng 10, 11) [18]

Bảng 1.2 Chỉ tiêu khí hậu khu vực VQG Cát Tiên

Trang 36

Lượng mưa trung bình hàng năm (mm) 2.175

Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (mm) 1 (tháng 2)

Thời gian mưa t.bình trong mùa mưa (8 tháng) tháng 4 - 11

(Nguồn: VQG Cát Tiên, 2017) 1.3.2.2 Địa hình , thổ nhưỡng

VQG Cát Tiên nằm trong vùng địa lý sinh học chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam bộ VQG Cát Tiên có địa hình đa dạng, từ kiểu địa hình đồi núi cao, sườn dốc đến các kiểu địa hình đầm lầy Do vậy, VQG Cát Tiên là nơi hội tụ được các luồng hệ thực vật và

hệ động vật phong phú và đa dạng

Độ cao so với mặt biển: Vị trí thấp nhất là Núi Tượng (khu vực Nam Cát Tiên), cao 115 m so với mực nước biển, vị trí cao nhất ở Lộc Bắc (tỉnh Lâm Đồng), cao trên 626 m so với mực nước biển Các bầu nước ở khu Nam Cát Tiên có độ cao trung bình 125 m

Hầu hết diện tích VQG Cát Tiên có đá gốc là basalt Đây là kết quả của các hoạt động núi lửa từ xa xưa Về địa chất thủy văn, đây là vùng có tầng nước ngầm tương đối nông Mặt nước ngầm có cao trình khoảng 125 m và có khả năng khai thác lớn Nước ở những vùng này trung tính và có chất lượng nước tốt

Trang 37

Vùng ĐNN theo mùa của sông Đồng Nai có 3 loại đất feralit là:

- Đất feralit phát triển trên đất phù sa cổ

- Đất feralit phát triển trên nền đá bazan

- Đất feralit phát triển trên đá phiến sét

Ba loại đất này có mô hình phân bố rất phức tạp trong vùng ĐNN theo mùa [18]

1.3.2.3 Thủy văn

Toàn bộ hệ thủy văn của VQG Cát Tiên hoàn toàn phụ thuộc vào lực vực và dòng chảy của sông Đồng Nai

1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo thống kê số liệu điều tra dân số năm 2017, vùng đệm VQG Cát Tiên có khoảng hơn 20 vạn người của 36 xã, thị trấn, thuộc 8 huyện, 4 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông Nguyên nhân tăng dân số chủ yếu là do nạn di cư tự do từ nơi khác đến như đồng bào Châu Mạ từ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đến khu vực vùng đệm VQG Cát Tiên Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao từ vùng núi phía Bắc đến sinh sống tại những khu vực này Tỷ lệ tăng dân số cả cơ học và tự nhiên trung bình trong vùng là 3,6%/năm, trong đó cao nhất là ở xã Đăng Hà và xã Đắc Lua Tình hình dân số không ổn định làm cho an ninh, trật tự xã hội không đảm bảo, gây sức ép to lớn đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại VQG Cát Tiên

Trong vùng lõi VQG Cát Tiên còn tồn tại một số cụm dân cư Do vậy công tác quản lý vả bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính Phủ, VQG Cát Tiên đã cùng với chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các phương án chương trình ổn định dân cư cho các cụm dân

cư đang sống trong vùng lõi của VQG Cát Tiên Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của người dân sống xung quanh VQG Cát Tiên, chiếm khoảng 95- 98% [18]

Trang 38

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đời sống của người dân địa phương đã có nhiều cải thiện, đời sống được nâng lên từng bước Tuy nhiên do đời sống còn nhiều khó khăn, các vụ khai thác trộm lâm sản, săn bắt, bẫy động vật hoang dã vẫn thường xuyên xảy ra có tính phổ biến VQG Cát Tiên và chính quyền địa phương đang tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề này

1.3.4 Điều kiện về tài nguyên đa dạng sinh học

1.3.4.1 Hệ thực vật

Thành phần thực vật gồm các loài ưu thế thuộc họ Sao Dầu

(Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae) và họ Tử vi (Lythraceae) với 1.615

loài, thuộc 724 chi, 162 họ, 75 bộ

Nguồn gen đặc hữu và cây đặc hữu bản địa: 22 loài trong 12 họ, như Thiên Thiên Đồng Nai, Vệ Tuyền Ngọt thuộc họ Thiên Lý

VQG Cát Tiên được chia thành 5 kiểu rừng:

- Rừng lá rộng thường xanh: Ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ Dầu

(Dipterocarpaceae) như: dầu rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (Dipterocarpus intricatus), cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),…

- Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: Thành phần các loài cây gỗ

rụng lá trong mùa khô như bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), râm (Anogissus acminata), …

- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: Đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và nửa rụng lá Do bị tác động bởi lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào Thành phần cây gỗ thường gặp là vắp

(Mesua sp.), bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), căm xe (Xylia xylocarpa)

và hai loài tre chủ yếu là lồ ô (Bambusa procera) và mum (Gigantochloa multifloscula)

Trang 39

- Rừng tre nứa thuần loại: Đây cũng là kiểu phụ thứ sinh nhân tác Sau khi rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏ hoang hoá, các loài tre nứa xâm nhập và

phát triển Hai loài tre phổ biến là lồ ô (Bambusa procera) và mum (Gigantochloa multifloscula) chúng tạo thành các mảng rừng lớn Những nơi

ngập nước chỉ có tre La Ngà tồn tại

- Thảm thực vật đất ngập nuớc: Thảm thực vật đất ngập nuớc là sinh cảnh thích hợp của loài cá sấu nước ngọt, các loài động thực vật thuỷ sinh, các loài chim nước, các loài cá nước ngọt Thực vật ưu thế là loài cây gỗ chịunước như: đại phong tử (Hydnocarpus anthelmintica), lộc vừng (Barringtonia acutangula), săng đá (Glyptopetalum thorelii) xen lẫn với lau (Saccharum arundinaceum), cỏ đế (Sacchaarum spontaneum), [18].

1.3.4.2 Hệ động vật

Khu hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ

động vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên Số lượng về các loài động vật và tỉ lệ phần trăm của mỗi loài động vật trong tổng số các loài động vật ở VQG Cát Tiên được biểu diễn trong hình dưới đây (Hình 1.2)

Hình 1.2 Số loài động vật trong VQG Cát Tiên

(Nguồn: VQG Cát Tiên, 2017)

Trang 40

- Côn trùng: Đã ghi nhận được 756 loài, trong đó có 457 loài bướm Các nhóm côn trùng khác (bộ cánh cứng, bộ cánh vảy, bộ cánh giống,…) đã thu một số mẫu chưa định danh vì thiếu tài liệu và thiếu chuyên gia

- Cá: Gồm có khoảng 159 loài, thuộc 32 họ Trong đó có 1 loài nằm

trong Sách Đỏ của IUCN các mơn hay còn gọi là cá rồng (Scleropages formosus), 8 loài của Sách Đỏ Việt Nam như cá lăng bò (Bagriichthys obscurus), cá chài (Leptobarbus hoevenii), cá lăng nha (Hemibagrus wycki),

cá lóc bông (Ophiocephalus micropeltes),

- Lưỡng cư: Gồm có 41 loài thuộc 6 họ và 2 bộ

- Bò sát: Gồm có 94 loài thuộc 16 họ và phân họ, 3 bộ trong đó có 23

loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis), trăn gấm (Python reticulatus), trăn đất (Python molurus),…

- Chim: Gồm có 341 loài thuộc 65 họ của 18 bộ Trong đó có 31 loài quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam Các loài chim quí hiếm như hạc cổ

trắng (Ciconia episcopus), công (Pavo muticus imperator), già đẫy java (Leptoptilos javanicus), cò quắm cánh xanh (Pseudibisdavisoni), ngan cánh trắng (Cairina scutulata), …

- Loài gà so cổ hung (Arborophila davidi) là loài quý hiếm của Việt

Nam, từ lâu chúng không xuất hiện.Các nhà khoa học cho rằng chúng đã bị tuyệt chủng Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện loài này còn có mặt ở VQG Cát Tiên vào năm 1997

- Thú: Gồm có 96 loài thuộc 30 họ, 11 bộ, trong đó có 25 loài có tên

trong Sách Đỏ Việt Nam như: bò rừng (Bos javanicus), bò tót (Bos gaurus),

hổ (Panthera tigris), gấu chó (Ursus malayanus), gấu ngựa (Ursus thibetanus), voi (Elephas maximus), báo gấm (Pardofelis nebulosa), báo lửa (Catopuma temminckii), chó sói (Cuon alpinus), vượn đen má vàng

(Hylobates gabriellae), sóc bay lớn (Petaurista philiensis) [18]

Ngày đăng: 15/05/2021, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 – 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án quốc gia về bảo tồn và
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm: 2006
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2007 – 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hành động bảo tồn và
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm: 2007
3. Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam (2007), Bộ tài liệu khuyến lâm về Lâm sản ngoài gỗ. NXB Bản đồ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ tài liệu "khuyến lâm về Lâm sản ngoài gỗ
Tác giả: Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam
Nhà XB: NXB Bản đồ
Năm: 2007
4. Đặng Đình Bôi và cộng sự (2002), Bài giảng lâm sản ngoài gỗ, NXB Nông nghiệp. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng lâm sản ngoài gỗ
Tác giả: Đặng Đình Bôi và cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp. Hà Nội
Năm: 2002
5. Hoàng Hoè, Phạm Đình Thái, Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1998, Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ và "phát triển tài nguyên rừng Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Hoàng Văn Thắng (2004), Bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái ĐNN Bầu Sấu VQG Cát Tiên, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái ĐNN Bầu Sấu "VQG Cát Tiên
Tác giả: Hoàng Văn Thắng
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2004
7. Lê Mộng Chân, Vũ Dũng (1992), Giáo trình Thực vật và thực vật đặc sản rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thực vật và thực vật đặc sản rừng
Tác giả: Lê Mộng Chân, Vũ Dũng
Năm: 1992
9. Lê Ngọc Anh (2010), Sử dụng và quản lý lâm sản ngoài gỗ ở Việt nam, Sở khoa học và công nghệ Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng và quản lý lâm sản ngoài gỗ ở Việt nam
Tác giả: Lê Ngọc Anh
Năm: 2010
10. Nguyễn Hồng Quân, Phạm Xuân Phương, Vũ Long (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang ngành "lâm nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hồng Quân, Phạm Xuân Phương, Vũ Long
Năm: 2006
11. Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thúy Bình (2000), Tìm hiểu việc khai thác, sử dụng và bảo tồn lâm sản ngoài gỗ. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm "hiểu việc khai thác, sử dụng và bảo tồn lâm sản ngoài gỗ
Tác giả: Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thúy Bình
Năm: 2000
13. Phạm Xuân Hoàn (2003), Giáo trình Lâm học. NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lâm học
Tác giả: Phạm Xuân Hoàn
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2003
14. Trần Ngọc Hải (2000), Bài giảng lâm sản ngoài gỗ, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng lâm sản ngoài gỗ
Tác giả: Trần Ngọc Hải
Năm: 2000
15. Triệu Văn Hùng (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Nxb. Bản đồ, Hà Nội 16. Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm (2000), Tên cây rừng ViệtNam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam", Nxb. Bản đồ, Hà Nội 16. Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm (2000), "Tên cây rừng Việt "Nam
Tác giả: Triệu Văn Hùng (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Nxb. Bản đồ, Hà Nội 16. Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm
Nhà XB: Nxb. Bản đồ
Năm: 2000
17. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1997
18. VQG Cát Tiên (2017), Báo cáo dự án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát Tiên, giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030, VQG Cát Tiên, Tân Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo dự án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát "triển bền vững VQG Cát Tiên, giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030
Tác giả: VQG Cát Tiên
Năm: 2017
19. Vũ Văn Dũng và các cộng tác viên (2002), Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam. IUCN, Hà Nội, tháng 6.2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ "của Việt Nam
Tác giả: Vũ Văn Dũng và các cộng tác viên
Năm: 2002
20. Vũ Văn Dũng, Hoàng Hữu Nguyên và Trịnh Vỹ (2001), Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản.II. Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản
Tác giả: Vũ Văn Dũng, Hoàng Hữu Nguyên và Trịnh Vỹ
Năm: 2001
21. De Beer, J. H and McDermott, M. J. (1989), The Economic valie of non-Timber forest Products in South-east Asia, with emphasis on indonesia, Malaysia and Thailand. IUCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Economic valie of non-Timber "forest Products in South-east Asia
Tác giả: De Beer, J. H and McDermott, M. J
Năm: 1989
22. De Beer, J. H and McDermott, M. J. (1996): The economic value of non-timber forest products in Southeast Asia. IUCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: The economic value of non-timber "forest products in Southeast Asia
Tác giả: De Beer, J. H and McDermott, M. J
Năm: 1996
26. Mendelsohn (1992), Non-Timber Forest Produst, Tropical Forest Handbook Sách, tạp chí
Tiêu đề: Non-Timber Forest Produst
Tác giả: Mendelsohn
Năm: 1992

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w