Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm macromedia flash 8

95 1.6K 11
Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm macromedia flash 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm macromedia flash 8

đại học thái nguyên TRNG đại học S phạm ---------------- Nguyễn đình tâm Thiết kế sử dụng hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm macromedia flash 8 Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục THI NGUYấN - 2008 đại học thái nguyên TRNG đại học S phạm ---------------- Nguyễn đình tâm Thiết kế sử dụng hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm macromedia flash 8 CHUYấN NGNH: LL&PPDH SINH HC M S: 60.14.10 Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục NGI HNG DN KHOA HC: TS. NGUYN PHC CHNH Thái nguyên - 2008 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Phúc Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tạo mọi điều kiện để tác giả thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô trong tổ bộ môn phương pháp giảng dạy thuộc khoa Sinh – KTNN trường đại học phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tác giả nghiên cứu, học tập hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thày cô giáo tổ Sinh - hóa các trường: THPT Bố Hạ - Yên Thế - Bắc Giang; THPT Yên Thế - Yên Thế - Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi hợp tác cùng chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực nghiệm đề tài. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU . 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong GD ở một số nước trên thế giới . 8 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học ở Việt Nam . 11 1.3. Điều tra tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học . 13 1.4. Vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học sinh học 14 Chương 2. THIẾT KẾ SỬ DỤNG HÌNH ĐỘNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TẾ BÀO BẰNG PHẦN MỀM MACROMEDIA FLASH 8 2.1. Sơ lược về Flash . 21 2.2. Thiết kế hình động trong dạy học Sinh học tế bào bằng phần mềm Macromedia Flash 8. .25 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế hình động . 25 2.2.2. Quy trình thiết kế hình động bằng phần mềm Macromedia Flash 8 27 2.3. Sử dụng hình động trong dạy - học 70 2.3.1. Đưa hình động vào phần mềm Violet 70 2.3.2. Đưa hình động vào phần mềm Microsoft Office PowerPoint 72 Chương 3. THỰC NGHIỆM PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm 74 3.2. Nội dung thực nghiệm . 74 3.3. Phương pháp thực nghiệm . 74 3.4. Kết quả thực nghiệm 79 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ A. Kết luận . 84 B. Đề nghị . 85 Danh mục công trình công bố của tác giả 86 Tài liệu tham khảo . 87 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Mối quan hệ giữa GV, HS PTTQ 16 Hình 1.2. Mối quan hệ giữa phương tiện trực quan với các yếu tố cấu trúc khác của quá trinh dạy học . 18 Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm trắc nghiệm . 80 Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm trắc nghiệm . 81 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thực trạng ứng dụng tin học trong dạy học Sinh học . 14 Bảng 3.1. Các bài dạy thực nghiệm . 74 Bảng 3.2. Phiếu trắc nghiệm bài chu kì tế bào quá trình nguyên phân 76 Bảng 3.3. Phiếu trắc nghiệm bài giảm phân . 77 Bảng 3.4. Tần suất điểm trắc nghiệm 80 Bảng 3.5. Tần suất hội tụ tiến điểm trắc nghiệm 81 Bảng 3.6. Kiểm định X điểm trắc nghiệm 82 Bảng 3.7. Phân tích phương sai điểm trắc nghiệm . 83 CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TT Chữ viết tắt Xin đọc là 1. CNTT Công nghệ thông tin 2. ĐC Đối chứng 3. GV Giáo viên 4. HS Học sinh 5. KHKT Khoa học kĩ thuật 6. NST Nhiễm sắc thể 7. PPDH Phương pháp dạy học 8. PTTQ Phương tiện trực quan 9. PTDH Phương tiện dạy học 10. THPT Trung học phổ thông 11. PHT Phiếu học tập 12. QTDH Quá trình dạy học 13. SGK Sách giáo khoa 14. SH Sinh học 15. SWF Shockwave Flash 16. TN Thực nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Xuất phát từ sự phát triển của cuộc cách mạng KHKT Cuộc cách mạng KHKT của thế giới hiện nay đã làm cho lượng thông tin khoa học nói chung khoa học sinh học nói riêng tăng như vũ bão. Một kiến thức được đưa vào nhà trường như trước đây, sau 5-7 năm phát minh nay đã lạc hậu. Làm thế nào để giải quyết được mâu thuẫn vốn tiềm tàng trong giáo dục: khối lượng kiến thức tăng “siêu tốc” với quỹ thời gian học tập ở nhà trường có hạn; giáo dục cần cập nhật ngay được với những kiến thức hiện đại, nhưng để đưa kiến thức đó vào chương trình học tập cần phải có một thời gian khá lớn. Một giải pháp duy nhất đó là đổi mới PPDH: Để trong cùng một thời gian lượng thông tin được cung cấp nhiều nhất; người học được trang bị khả năng tự cập nhật với thông tin hiện đại tốt nhất. 1.2. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X” của Đảng Cộng Sản Việt Nam là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”[6]. Định hướng trên cũng được pháp chế hoá trong luật Giáo dục, mục 2 điều 4: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’[19]. Như vậy, định hướng cơ bản của đổi mới PPDH là: hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, đề cao khả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 năng tự học của người học đề cao vai trò của người thầy về khả năng dạy cho người học cách học có hiệu quả nhất [10]. Một trong những hướng tiếp cận hiện đại để thực hiện chủ trương trên là ứng dụng những thành tựu của CNTT trong dạy học. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là: “ .Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục đào tạo ở mọi cấp học, bậc học ngành học”[2]. Chỉ thị số 29/2001/CT Bộ Giáo dục đào tạo cũng đã đưa ra mục tiêu cụ thể: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo .theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giáo dục, học tập ở tất cả các bộ môn”[3]. 1.3. Xuất phát từ những ƣu điểm của viêc ứng dụng CNTT trong dạy học PTDH đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho người học hiểu nhanh, nhớ lâu các nội dung học tập. Giúp người thầy tự nguyện từ bỏ vai trò chủ thể, tiến hành bài học không phải bắt đầu bằng giảng giải, thuyết trình, độc thoại, .mà bằng vai trò đạo diễn, thiết kế, tổ chức, kích thích, trọng tài, cố vấn . trả lại cho người học vai trò là chủ thể, không phải học thụ động bằng nghe thầy giảng giải, mà học tích cực bằng hành động của chính mình nhằm mục tiêu hình thành phát triển nhân cách. “Trong những năm gần đây, do sự phát triển rất nhanh của nhiều ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, các thiết bị nghe nhìn máy tính, một yêu cầu bức bách đối với hệ thống giáo dục đào tạo là phải mau chóng ứng dụng CNTT để tạo ra một bước đột phá nhằm đổi mới các phương pháp dạy học, giúp cho người học hiểu nhanh, nhớ lâu các kiến thức mới có thể áp dụng ngay các kĩ năng tiên tiến vào công việc hàng ngày” [7]. Sự phát triển của các loại PTDH sẽ góp phần đổi mới các PPDH. Những năm gần đây, băng video, máy vi tính hệ thống phương tiện đa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 năng (Multimedia) phát triển rất nhanh, tạo điều kiện cho cá nhân hoá việc học tập; thầy giáo đóng vai trò người hướng dẫn nhiều hơn phải trực tiếp đứng giảng bài. 1.4. Xuất phát từ những ƣu điểm của phần mềm Macromedia Flash Phương pháp trực quan gắn liền với việc sử dụng các phương tiện trực quan. Ngoài các hình, tranh vẽ, các thí nghiệm thì phần mềm dạy học cũng đang dần thể hiện tính ưu việt của mình. Phần mềm dạy học là một phương tiện trực quan hữu hiệu có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, giúp thực hiện tốt việc phân hoá, cá thể hoá trong dạy học. Theo ý kiến của một số giáo viên dạy sinh học ở các trường THPT thì việc tả bằng lời hoặc tranh vẽ các quá trình sinh học như nguyên phân, giảm phân, sự vận chuyển các chất qua màng tế bào . gặp rất nhiều khó khăn, học sinh không hiểu hoặc hiểu không trọn vẹn. Khi đó, sự có mặt của các hình động trở nên rất cần thiết. Phần mềm Flashphần mềm thể hiện khá nhiều ưu điểm: Giúp tạo hình ảnh động cho tất cả các quá trình cần tả; tập tin kết xuất từ Flash hiển thị được trên hầu hết các hệ điều hành máy tính, thiết bị cầm tay, điện thoại cả tivi. Việc thiết kế sử dụng hình động tả các quá trình sinh học bằng phần mềm Flash sẽ giúp học sinh dễ tiếp thu, hiểu bài một cách sâu sắc hơn do việc thu nhận thông tin về sự vật, hiện tượng một cách sinh động, chính xác, đầy đủ. Từ đó, nâng cao hứng thú học tập môn học, nâng cao niềm tin của học sinh vào khoa học. 1.5. Xuất phát từ thực trạng dạy - học hiện nay Trong chương trình sinh học 10 có rất nhiều kiến thức về các khái niệm, cơ chế, quá trình ở cấp độ vi (vận chuyển các chất qua màng sinh chất, hô hấp tế bào, nguyên phân, giảm phân, quá trình xâm nhập của virut vào tế bào vật chủ…) khá trừu tượng đối với HS phổ thông. Để cụ thể hoá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 được những kiến thức đó GV ở các trường phổ thông hiện nay hầu hết mới chỉ dùng các tranh, ảnh tĩnh, hay những mẫu vật, hình đơn giản. Với những PTDH như vậy, người GV khó có thể dùng lời để diễn tả hết những diễn biến phức tạp trong các quá trình sinh học để giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc. Hơn nữa, việc GV chỉ tả các quá trình SH bằng lời sẽ không tạo ra được kích thích để HS tự giác, chủ động khám phá kiến thức, có nguy cơ biến giờ học quay về lối truyền thụ một chiều như trước kia. Như vậy, có thể thấy rằng muốn đổi mới PPDH thì trước tiên cần phải cải tiến PTDH, tăng cường sử dụng các PTTQ. Làm thế nào để các PTTQ có thể đáp ứng được việc thể hiện tính “động” của các quá trình sinh học vốn luôn là sự vận động của vật chất ở mọi cấp độ: từ phân tử, tế bào, cơ thể đến trên cơ thể. Hiện nay, một trong những hướng đổi mới PPDH cũng như cải tiến các PTDH đang được triển khai với nhiều ưu thế đó là ứng dụng CNTT trong dạy học. Với các phần mềm như Flash hay Gif animatior, máy tính cho phép chúng ta có thể tạo nên những bức ảnh động hay những đoạn phim hoạt hình phỏng các quá trình động diễn ra ở bất kì cấp độ nào của tổ chức sống, có thể khắc phục được mặt “tĩnh” của các PTDH hiện hành. Hoặc là từ những hình ảnh “download” trên mạng Internet, chúng ta sử dụng những phần mềm tương ứng để chỉnh sửa hoặc thiết kế lại một cách dễ dàng, phù hợp với mục đích dạy học khác nhau, rất thuận tiện. Bên cạnh đó, một trong những ứng dụng phổ biến nhất của CNTT đang được áp dụng trong dạy học hiện nay là thiết kế bài dạy trên phần mềm MS. Powerpoint; Violet ưu thế lớn nhất của các phần mềm này không phải là kênh chữ với nhiều hiệu ứng, mà quan trọng hơn là khả năng tích hợp kênh hình tĩnh hoặc động trong cùng một bài trình diễn, làm cho bài giảng hết sức sinh động, sử dụng kết hợp với các PPDH tích cực, người GV có nhiều khả năng . thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học sinh học tế bào (SH 10) bằng phần mềm Macromedia Flash 8 góp phần nâng cao chất lượng dạy học SH. Chương 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐỘNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TẾ BÀO BẰNG PHẦN MỀM MACROMEDIA FLASH 8 2.1. Sơ lược về Flash. ............................................................................

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:27

Hình ảnh liên quan

Thiết kế và sử dụng mô hình động - Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm macromedia flash 8

hi.

ết kế và sử dụng mô hình động Xem tại trang 1 của tài liệu.
Thiết kế và sử dụng mô hình động - Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm macromedia flash 8

hi.

ết kế và sử dụng mô hình động Xem tại trang 2 của tài liệu.
Trong bảng Properties, chọn độ lớn viền là 2, kiểu Solid. - Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm macromedia flash 8

rong.

bảng Properties, chọn độ lớn viền là 2, kiểu Solid Xem tại trang 49 của tài liệu.
So sỏnh số liệu trong bảng 3.4. chỳng tụi nhận thấy giỏ trị trung bỡnh điểm trắc nghiệm của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC - Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm macromedia flash 8

o.

sỏnh số liệu trong bảng 3.4. chỳng tụi nhận thấy giỏ trị trung bỡnh điểm trắc nghiệm của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC Xem tại trang 87 của tài liệu.
Bảng 3.4. Tần suất điểm trắc nghiệm - Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm macromedia flash 8

Bảng 3.4..

Tần suất điểm trắc nghiệm Xem tại trang 87 của tài liệu.
Bảng 3.5. Tần suất hội tụ tiến điểm trắc nghiệm - Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm macromedia flash 8

Bảng 3.5..

Tần suất hội tụ tiến điểm trắc nghiệm Xem tại trang 88 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan