Bài viết Đào tạo ngành Công tác xã hội ở trường Đại học Khoa học Huế: Những vấn đề đặt ra nêu lên nhu cầu của nhân viên xã hội hiện nay, tài liệu tham khảo, chương trình và nội dung đào tạo, cơ sở thực hành, cán bộ giảng dạy, việc làm sau khi ra trường.
Trang 1thần nhân đạo và lòng yêu thương đồng loại luôn luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các chính sách xã hội, các luật lệ xã hội Trên cơ sở đó, sự ra đời và phát triển của CTXH ở Việt Nam thời kỳ trước và sau đổi mới phát triển như sau:
Thời kỳ trước đổi mới:
Các hoạt động an sinh xã hội, các dịch vụ xã hội hầu như tạm ngưng Chỉ có các thiết chế lớn như bệnh viện, các trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi đã tiếp tục họat động dưới một chính quyền mới CTXH trong thời kỳ này không phát triển Tuy vậy, số lượng nhân viên CTXH đến thời điểm này đã có: 500 người huấn luyện ngắn hạn, 300 người có bằng đào tạo 2 năm, 20-25 cán sự xã hội và nhân viên, 7 thạc sĩ CTXH, 2 thạc sĩ Phát triển cộng đồng đều được đào tạo từ nước ngoài
Thời kỳ sau đổi mới:
Bên cạnh những thành tựu về mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những biểu hiện tiêu cực dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã trở thành những vấn đề xã hội bức xúc, trong đó phải kể đến các hiện tượng đói nghèo, bệnh tật, nghiện hút, mại dâm, trẻ em bị ngược đãi, trẻ em lang thang, buôn bán phụ nữ, thất nghiệp, di dân tự do… các chính sách xã hội các nội dung tuyên truyền, giáo dục CTXH đã kịp thời triển khai theo hướng các giải pháp hỗ trợ như: chương trình xóa đói giảm nghèo, công ước về quyền trẻ em, cứu trợ xã hội… trong mạng lưới CTXH không thể không
kể đến các hoạt động của các tổ chức quốc tế phi chính phủ như quỹ cứu trợ nhi đồng ở Anh, quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc… các hỗ trợ mang tính nhân đạo của họ đã góp phần vào việc xây dựng các cơ sở lý luận và các phương pháp thực hành CTXH, đặc biệt là với đối tượng trẻ em Viêt Nam Hoạt động CTXH gần đây vẫn tiếp tục được quan tâm
đã và đang đi vào chuyên nghiệp hóa theo hướng vừa đào tạo vừa thực hành
Đến năm 2000, ngoài những cán bộ có bằng cử nhân, thạc sĩ được đào tạo trong
và ngoài nước còn có hàng trăm cán bộ được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về CTXH thông qua những lớp tập huấn do các giảng viên, các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia giảng dạy Đến nay đã có hơn 30 trường đại học, cao đẳng đang đào tạo
và tuyển sinh chuyên ngành CTXH
Trang 2ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
HUẾ: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ThS Huỳnh Thị Ánh Phương
Bộ môn Nhân học & CTXH, Khoa Lịch Sử
Trường Đại học Khoa học Huế
Đất nước Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, chuyển mình lớn mạnh cùng các cường quốc năm châu Trong bức tranh phát triển ấy, nhiều vấn đề xã hội cũng nảy sinh và ngày càng phức tạp hơn như đói nghèo, suy thoái môi trường, bệnh tật, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội, tội phạm … Vì thế nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội sẽ tăng lên, đòi hỏi một lực lượng các nhà hoạt động xã hội hay công tác xã hội có trình độ chuyên môn, có kỹ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề xã hội này
Miền Trung, Việt Nam là một địa bàn có nhiều dân tộc anh em cư trú, là một trong những khu vực kinh tế chậm phát triển Đây là nơi chứa đựng nhiều rủi ro và thiệt thòi của chiến tranh, của khí hậu Vì thế nhu cầu cần có một đội ngũ chuyên nghiệp để giải quyết
và giảm thiểu những đau thương, mất mác cho người dân, để giám sát các chính sách xã hội, để giúp định hướng đúng các hành vi xã hội và giúp đỡ các cá nhân, cộng đồng thoát
ra khỏi những khó khăn và đói nghèo là rất lớn1 Từ nhu cầu cấp bách đó, năm 2005 Trường đại học Khoa học - Đại học Huế đã được bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở ngành Cử nhân Công tác xã hội với 80 sinh viên đầu tiên hệ chính quy và hơn 40 sinh viên
hệ vừa học vừa làm được chiêu sinh và đào tạo Sau 5 năm, đến nay đã có tổng cộng 385 sinh viên hệ chính quy các niên khoá (sơ đồ 1)
80
97
74
59
75
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
2005-2009 2006-2010 2007-2011 2008-2012 2009-2013
Sơ đồ 1: Số lượng sinh viên CTXH hệ chính quy qua các năm được đào tạo tại trường ĐHKH Huế
1
“Công tác xã hội ở Miền Trung, Việt Nam” PGS TS Nguyễn Văn Mạnh, 2008
Trang 3Ngay từ buổi đầu thành lập, trường Đại học Khoa học Huế đã xác định rõ công tác xã hội là ngành đào tạo mang tính nhân văn và ứng dụng cao; đào tạo ra những cán
bộ chuyên nghiệp có kiến thức và kỹ năng xã hội toàn diện trong việc cung cấp các dịch
vụ, thiết chế xã hội Với mục đích đó, nội dung và chương trình đào tạo được thiết kế một cách phù hợp và tổng hợp các kiến thức chuyên ngành và liên ngành nhằm đào tạo thế hệ sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để họ có thể trở thành cán bộ công tác xã hội có khả năng giúp đỡ những
cá nhân, cộng đồng tự giải quyết những khó khăn của bản thân và của cộng đồng, tự vươn tới những mục tiêu và mục đích phát triển Tính nhân văn thể hiện rõ qua các môn học của ngành như nhân học, tâm lý học, hành vi con người, tâm lý trị liệu lứa tuổi và thể hiện trong đặc điểm và mục tiêu nghề nghiệp mà trường cùng sinh viên hướng tới Tính ứng dụng thể hiện qua các môn học chuyên ngành mang tính thực tiễn cao như công tác
xã hội với cá nhân, nhóm, cộng đồng; mại dâm – ma tuý và những vấn đề đặt ra, an sinh xã hội, phương pháp thực hành công tác xã hội… kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Tính liên ngành thể hiện qua các môn học như Tội phạm học, chính sách xã hội, nông nghiệp nông thôn, giới và phát triển… Mỗi chương trình môn học đều kết hợp giữa lý thuyết và thực hành thực tế với thời lượng phù hợp Ngoài ra, chương trình đào tạo phân bố nhiều thời gian thực tập thực tế cho sinh viên nhằm giúp các em có thể rèn luyện các kỹ năng, vận dụng các lý thuyết đã học vào thực tiễn và xác định những vấn
đề xã hội cụ thể hơn
Hoạt động xã hội cũng là một trong những hoạt động giúp sinh viên năng động hơn, sáng tạo hơn và hiểu rõ hơn về thực tế và nghề nghiệp Hiện tại, sinh viên ngành công tác xã hội tại trường Đại học khoa học Huế đã luôn rất chủ động trong các chương trình, hoạt động xã hội tại Huế như Hội “Người Việt trẻ”, Chương trình xã hội của tỉnh, thành phố, các hoạt động xã hội vào các ngày lễ, kỷ niệm …
Hoạt động xã hội của sinh viên CTXH tại ĐH
Khoa học Huế
Trang 4Chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ đối với sinh viên các niên khoá để hiểu rõ hơn về cảm nhận của các em đối với ngành học này Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết sinh viên (85%) đều yêu thích ngành học này và hiểu rõ về mục tiêu cũng như đặc điểm của ngành nghề Các em đều hiểu rằng ngành học này có mang tính nhân văn
và ứng dụng cao; giúp các em những kỹ năng để nhận diện, phân tích và giải quyết vấn
đề xã hội, kết hợp giữa kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức con người
Tuy nhiên, vì là một ngành học mới và mang tính ứng dụng cao nên buổi đầu gặp nhiều khó khăn trong đào tạo và giảng dạy Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đưa ra những vấn đề đang là thách thức trong đào tạo ngành công tác xã hội tại trường Đại học Khoa học Huế dưới góc nhìn của cả sinh viên và đơn vị đào tạo
- Vấn đề về tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo chuyên ngành công tác xã hội đang là vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với sinh viên mà cả đối với giảng viên Hơn 90% sinh viên được phỏng vấn cho rằng nguồn tài liệu ngành công tác xã hội quá ít và đây là một khó khăn đối với sinh viên để tự học, tự nghiên cứu Thực tế, sinh viên hầu như không thể tìm được một tài liệu nào liên quan đến công tác xã hội tại thư viện trường Công tác biên tập và xuất bản giáo trình công tác xã hội tại đơn vị còn rất hạn chế Có chăng là số lượng tài liệu ít ỏi mà các cán bộ, giảng viên thu thập được từ các chuyến công tác, tham gia hội thảo chuyên ngành được lưu giữ tại phòng tư liệu của khoa Tuy nhiên, so với hơn 300 sinh viên đang theo học tại trường thì 10 đầu sách có giúp ích được gì không? Hầu hết sinh viên dựa vào các giáo trình, sách, tài liệu do giáo viên giảng dạy cung cấp và các tài liệu từ internet Hơn nữa, hầu hết các nguồn tài liệu về công tác xã hội được viết bằng tiếng nước ngoài, vì thế gây khó khăn cho sinh viên khi tham khảo
Hiện nay, cùng với các trường đại học khác trong cả nước, trường Đại học Khoa học Huế đang từng bước chuyển đổi sang cơ chế đào tạo tín chỉ; có nghĩa là đòi hỏi sinh viên tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn Trong bối cảnh này, nhu cầu về nguồn tài liệu tham khảo là vô cùng bức bách đối với sinh viên và giảng viên Đây là thách thức
Trang 5lớn không chỉ đối với trường mà còn là vấn đề chung của các đơn vị đào tạo công tác xã hội trong cả nước2
- Vấn đề về chương trình và nội dung đào tạo, cơ sở thực hành
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết sinh viên đều nhận xét rằng kết cấu chương trình đào tạo ngành công tác xã hội với 185 học trình theo chương trình niên chế và 121 tín chỉ theo chương trình đào tạo tín chỉ là phù hợp Tuy nhiên, nội dung đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết, phân bố ít thời gian cho thực hành thực tế và ít các môn chuyên ngành Nhìn ở góc độ dạy học, có thể lý giải rằng một phần vì các giảng viên chưa hiểu rõ bản chất nghề nghiệp của ngành học này, vì thế hầu hết các môn học đều mang nặng tính thuyết trình và giảng giải mà ít tập trung vào rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên Phương pháp “thầy đọc trò chép” vẫn còn rất phổ biến trong giảng dạy tại trường Nhìn ở góc độ học của sinh viên, phong cách học vẹt, chép bài được rèn luyện
từ trường phổ thông đã làm cho các em thụ động hơn, phụ thuộc nhiều vào các bài giảng của thầy cô mà chưa năng động trong việc học hỏi sách vở và thực tế
Mặt khác, do cơ sở thực hành và kinh phí đầu tư còn hạn chế nên rất khó sắp xếp cơ
sở cho sinh viên thực hành thực tế Thành phố Huế nói riêng và miền Trung nói chung có rất nhiều trung tâm, tổ chức xã hội hoạt động; tuy nhiên vấn đề liên lạc và hợp tác giữa trường và các đơn vị này còn rất hạn chế Một phần vì số lượng ít ỏi cán bộ chuyên trách, một phần vì nguồn kinh phí đào tạo quá hạn hẹp
- Vấn đề về cán bộ giảng dạy:
Thách thức lớn nhất của trường hiện nay là không có đủ giáo viên nguồn để phụ trách giảng dạy và phụ thuộc đáng kể vào nguồn giảng viên ngoài trường Hiện nay, chỉ mới có bốn giảng viên biên chế ngành công tác xã hội trong khi số lượng sinh viên trong 4 niên khoá là hơn 300 sinh viên Số lượng giáo viên hướng dẫn thực hành công tác xã hội, đặc biệt là cán bộ hướng dẫn thực hành tại cơ sở hầu như không có Vì thế, nhu cầu tăng số lượng cán bộ nguồn ngành công tác xã hội là rất cấp bách Nhận thấy những thách thức về nhu cầu nâng cao cả chất và lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, trong
2
“Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo và Phát triển công tác xã hội ở Việt Nam: Thách thức và Triền vọng”, 2008
Trang 6những năm qua trường ĐH Khoa học Huế đã tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia đào tạo sau đại học cả trong nước và ngoài nước và hy vọng trong vài năm tới có thể đáp ứng phần nào nhu cầu cán bộ hiện tại
- Vấn đề việc làm sau khi ra trường
Hiện tại, toàn bộ sinh viên hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm niên khoá đầu tiên đã ra trường và đang và sẽ góp phần vào đội ngũ cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp ở miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung Theo thống kê sơ bộ, hiện nay
đã có 23/79 sinh viên hệ chính quy ra trường tìm được việc làm, trong đó làm ở các dự
án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ (35%), các sở ban, ngành, đoàn thể địa phương như Sở lao động thương binh và xã hội, Đoàn thanh niên, UBND các cấp (30%), các viện nghiên cứu, trường học (15%), các trung tâm xã hội (10%)… Thậm chí có một số sinh viên làm việc cho các công ty bảo hiểm nước ngoài và ở các thẩm mỹ viện Có thể thấy rằng “đầu ra” của sinh viên ngành công tác xã hội là đa dạng, từ các tổ chức phi chính phủ; các ban, ngành đoàn thể về xã hội đến các viện nghiên cứu, trung tâm xã hội… Tuy nhiên, số lượng sinh viên chưa có việc làm vẫn rất đáng kể, chiếm hơn 70% Thực tế cho thấy rằng, có nhiều nguyên nhân vì sao sinh viên ngành cán bộ công tác xã hội ra trường khó tìm được việc làm mặc dù nhu cầu cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam được cho là rất lớn3 Thứ nhất, về phía cơ quan nhà nước, vì
chưa có mã nghề cho ngành CTXH nên mặc dù nhiều tỉnh, thành có triển khai thi tuyển công chức, nhưng không có chỉ tiêu cho ngành công tác xã hội Do đó, sinh viên không
thể được nộp hồ sơ tuyển dụng chính thức Thứ hai, về phía các tổ chức, cơ quan khác,
đặc biệt là các tổ chức nước ngoài họ đều yêu cầu ứng viên có trình độ ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh Đây có lẽ là hạn chế lớn nhất đối với sinh viên ngành công tác xã hội tại trường ĐH Khoa học Huế Hơn 70% sinh viên khi được hỏi về các tổ chức, cơ quan
mà họ có thể nộp đơn xin việc sau khi ra trường đều có chung một câu trả lời rằng đó là các sở, ban ngành, đoàn thể…, 20% sinh viên trả lời không biết, số ít còn lại mới đề cập đến các chương trình, dự án nước ngoài Có phải vì thế mà sinh viên chúng ta ít chú
3
Theo PGS TS Nguyễn Tiệp - ĐH LĐ-XH (trích Kỷ yếu Hội thảo “Đào tạo và Phát triển CTXH ở Việt Nam: Thách thức và triển vọng”, 2008)
Trang 7trọng đến vấn đề về trình độ ngoại ngữ và tin học khi còn ngồi trên ghế nhà trường không? Hơn nữa, nội dung đào tạo tại trường vẫn chưa chú trọng đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên Thứ ba, một số sinh viên còn rất thụ động trong tìm kiếm thông tin việc làm và đánh giá nhu cầu của xã hội về ngành nghề mình đang theo học Thậm chí, đối với sinh viên năm thứ 4 vẫn còn mơ hồ về định nghĩa ngành nghề và không biết sau khi ra trường mình có thể nộp đơn xin việc vào các
cơ quan, tổ chức nào
Trên đây là một số vấn đề đang đặt ra trong đào tạo ngành công tác xã hội tại trường đại học Khoa học Huế Làm thế nào để giải quyết những vấn đề này và cải thiện chất lượng đào tạo ngành học này để sinh viên có thể yên tâm học tập, xã hội có thể sử dụng hiệu quả nguồn lực, và các đơn vị đào tạo có thể thu hút ngày càng đông sinh viên đầu vào? Đó là những câu hỏi mà câu trả lời không đến từ một phía – nhà nước, xã hội, đơn vị đào tạo, hay sinh viên; mà cần sự hiểu rõ và hợp tác của tất cả các bên liên quan
- những người mong muốn phát triển ngành học này vì một Việt Nam phát triển công bằng và bền vững