Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học

126 372 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

- -

BÙI THỊ THU HUYỀN

CÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

- -

BÙI THỊ THU HUYỀN

CÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Mã số: 66 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐÀO THỊ VÂN

THÁI NGUYÊN - 2009

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố trong các công trình khác

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009 Tác giả

BÙI THỊ THU HUYỀN

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4.1 Mục đích nghiên cứu 5

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Phương pháp thống kê phân loại 5

5.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp 5

6 Đóng góp mới của luận văn 5

7 Cấu trúc của luận văn 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN 7

1.1.1 Khái niệm câu đố 7

1.1.2 Phân loại câu đố 9

1.3 KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT NGỮ DỤNG HỌC 15

1.3.1 Chiếu vật và các phương thức chiếu vật 15

1.3.2 Hành vi ngôn ngữ 18

1.3.3 Khái quát về hội thoại 20

1.3.4 Khái quát về lập luận 22

1.3.5 Lý thuyết về tiền giả định 25

Trang 5

2.1.2 Câu đố có dạng lời nói thông thường 37

2.2 CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT CẦU TRÚC HỘI THOẠI 39

2.2.1 Câu đố có dạng một cặp trao - đáp 39

2.2.2 Câu đố có dạng đoạn thoại 41

2.3 CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT LẬP LUẬN 43

2.3.1 Câu đố có luận cứ tường minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn 43

2.3.2 Câu đố có kết luận tường minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn 45

2.3.3 Số lượng luận cứ , kết luận trong một lập luận 47

2.3.4 Hiện tượng luận cứ đồng hướng lập luận trong câu đố 45

2.3.5 Vai trò của luận cứ trọng tâm trong lời đố có môtip giống nhau 50

2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 52

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG 53

CÂU ĐỐ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT 53

3.1 CĂN CỨ XÂY DỰNG CÂU ĐỐ 53

3.1.1.Căn cứ vào tri thức ngôn ngữ và tri thức về cuộc sống 53

3.1.2 Căn cứ vào những tri thức nền khác 62

3.2 PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG CÂU ĐỐ 94

3.2.1 Phương thức đánh lạc hướng chiếu vật 95

3.2.2 Phương thức thay thế bổ sung 108

3.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 112

KẾT LUẬN 113

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

1.1 Câu đố là một thể loại của văn học dân gian Đã từ lâu, trong đời

sống tinh thần của người lao động, câu đố chiếm một vị trí đáng kể Như mọi loại hình dân gian, câu đố len vào từng nhà, đi vào tư duy của mọi lứa tuổi, từ những em bé ngây thơ cho đến các cụ già đầu bạc Có thể nói, hoạt động đố - đáp được người lao động hưởng ứng và trở nên phổ biến ở mọi vùng miền, nhất là ở vùng nông thôn Từ Bắc chí Nam, ai ai cùng biết vài ba câu đố và không ít lần tham gia vào trò chơi đố giải

1.2 Câu đố có một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội Đố - đáp không đơn thuần chỉ là một trò chơi giải trí thông thường mà còn là

một sân chơi trí tuệ bổ ích bằng ngôn từ (chúng tôi nhấn mạnh chất trí tuệ

trong câu đố) Trên sân chơi ấy, người tham gia chơi được mài sắc năng lực tư duy, óc phán đoán đồng thời được rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trong mọi hoàn cảnh Đặc biệt đối với trẻ em, câu đố là những một trong những phương tiện đắc lực giúp trẻ có được một bộ não phát triển toàn diện Việc đưa câu đố đến cho trẻ là cách làm tốt để chúng có điều kiện phát triển nhanh về trí tuệ

1.3 Câu đố có tác dụng sư phạm, giáo dục Câu đố giúp thoả mãn óc tò mò, lòng khao khát ham hiểu biết của trẻ nhỏ Câu đố được người lớn dùng để giáo dục các em, dạy cho các em những hiểu biết thường thức trong sinh hoạt hàng ngày, trong học tập, vui chơi Hơn thế nữa, câu đố là một phương tiện hữu ích cho trẻ nhỏ và người nước ngoài học tiếng Việt Sở dĩ như vậy vì bằng việc sử dụng những hình ảnh kiểu ví von trong loại đố chữ giúp người học dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ mặt chữ

Trang 7

1.4 Đã có không ít công trình nghiên cứu về câu đố song phần lớn các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm câu đố rồi giải đáp ẩn số Cũng có một số tài liệu nghiên cứu về câu đố nhưng ở mức khái quát Chưa thấy có công trình nghiên cứu câu đố dân gian, đặc biệt nghiên cứu về câu đố dân gian của người Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học một cách bài bản

Với những căn cứ trên, chọn đề tài “Câu đố dân gian người Việt nhìn

từ góc độ ngôn ngữ học” để nghiên cứu người viết mong muốn góp thêm một

cách nhìn về câu đố dưới ánh sáng của một số lý thuyết ngôn ngữ học

2 Lịch sử vấn đề

Câu đố ra đời từ rất sớm Khó có thể ấn định một thời gian cụ thể để đánh dấu sự ra đời của câu đố Nhưng có thể khẳng định một điều rằng, khi con người lấy lao động làm lẽ sống, khi ngôn ngữ phát triển, khi nhu cầu hiểu biết thế giới xung quanh trở thành một đòi hỏi thường ngày thì khi đó câu đố ra đời

Điểm lại tình hình nghiên cứu, tư liệu của chúng tôi cho thấy có khoảng hơn 40 công trình nghiên cứu về câu đố, trong đó có 11 công trình mang tích chất sưu tập, tuyển chọn và biên soạn lại tuỳ theo mục đích của người biên soạn Số còn lại là những công trình, những bài nghiên cứu về một góc nào đó của câu đố

Có thể kể ra dưới đây một số công trình sưu tập về câu đố tiêu biểu: 1) Câu đố Việt Nam (Thiên Lữ, Võ Hồng sưu tầm), Nxb Thanh Hoá, 2000 2) Câu đố Việt Nam (Hồ Anh Thái biên soạn), Nxb Hải Phòng, 2004

3) Câu đố dân gian (Lữ Huy Nguyên, Trần Gia Linh, Nguyễn Đình Chỉnh sưu tầm), Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1989

4) Câu đố dân gian Việt Nam (Xuân Thu sưu tầm), Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1998

5) Câu đố Việt Nam (Ninh Viết Giao sưu tầm), Nxb Khoa học Xã hội, 1990

Trang 8

6) Câu đố Việt Nam (Nguyễn Văn Trung biên soạn), Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1986 7) Câu đố người Việt (Triều Nguyên biên soạn), Nxb Thuận Hoá, 2007

Trong số các công trình kể trên có ba công trình được chú ý nhiều hơn cả là công trình của các tác giả Triều Nguyên, Nguyễn Văn Trung và Ninh Viết Giao Bên cạnh việc tập hợp một số lượng khá lớn câu đố, tác giả

Nguyễn Văn Trung, còn giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc; hoàn cảnh sử dụng,

mục đích, chức năng câu đố; cách cấu tạo câu đố về mặt ngữ pháp, ngữ điệu, ngữ nghĩa Với tác giả Triều Nguyên, phần khái luận về câu đố người Việt

cho thấy cách tiếp cận câu đố ở bình diện thể loại khá toàn diện và có những

kiến giải thấu đáo Có nhiều vấn đề được đặt ra lần đầu như:“ trường và hiện

tượng xuất nhập trường trong câu đố”,“mô hình câu đố”,“câu đố tá ý”v.v

Một số tài liệu có bàn đến câu đố nhưng hết sức sơ lược dưới dạng

chương, mục, ví dụ: 1) Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên)[32]; 2) Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình Trị [60]; 3) Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu [64]; 4) Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 3) do Viện Khoa học Xã hội

Việt Nam biên soạn [65] Ngoài ra cũng thấy đây đó một số bài nghiên cứu về

câu đố như: 1) “Hiện tượng đồng dạng khác nghĩa và đồng nghĩa khác dạng

của câu đố” của tác giả Phạm Văn Tình [58]; 2)“Các hình thức chơi chữ trong câu đố”- tác giả Triều Nguyên [42]; 3)“Câu đố và tư duy nghệ thuật”

của Hồ Quốc Hùng [27]; 4)“Câu đố và văn chương bình dân” của Phạm Văn

Đang [18] Đặc biệt, theo chúng tôi được biết những khoá luận, luận văn hay luận án tiến sĩ nghiên cứu về câu đố có số lượng rất ít Mới chỉ thấy một số

công trình nghiên cứu như: “Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố Việt

Nam với trẻ em” - Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của tác giả Trần Thị Lan [34], đề

tài nghiên cứu khoa học:“Tìm hiểu về câu đố trong chương trình tiếng Việt

Tiểu học” của tác giả Đặng Thị Quỳnh [47]; Luận văn thạc sĩ “Bước đầu tìm

Trang 9

hiểu cách tri nhận thế giới của người Việt (trên ngữ liệu câu đố)” của tác giả

Nguyễn Thị Thanh Huyền [29]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về câu đố thường nặng về sưu tầm, tuy đưa ra nhận xét song đó chỉ là những gợi ý đối với người đọc Có những công trình nghiên cứu chỉ chọn một số câu đố tiêu biểu để tìm hiểu, phân tích về một phương diện nào đó Ba công trình chúng tôi vừa nhấn mạnh là có chiều sâu hơn cả

Tóm lại, tư liệu điều tra của chúng tôi cho thấy những công trình về câu đố theo cách nhìn của ngôn ngữ học không nhiều Đặc biệt, nghiên cứu câu đố dưới ánh sáng của lý thuyết ngữ dụng học lại càng hiếm Chọn đề tài này để nghiên cứu, chúng tôi muốn hiểu thêm câu đố về các phương diện như hình thức câu đố, căn cứ cũng như phương tiện xây dựng câu đố Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần bé nhỏ vào chặng đường nghiên cứu một thể loại hấp dẫn của văn học dân gian

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là câu đố dân gian người Việt đã được

biên tập, tuyển chọn trong cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 3)

của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, 2005 và cuốn

Câu đố Việt Nam của Nguyễn Văn Trung, Nxb TP HCM, 1986

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Từ góc nhìn của ngôn ngữ học, có thể nghiên cứu câu đố về nhiều phương diện, song luận văn chỉ tập trung vào ba phương diện, đó là:

- Hình thức của câu đố - Căn cứ xây dựng câu đố - Phương thức xây dựng câu đố

Trang 10

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu câu đố về các phương diện trên, luận văn muốn làm rõ thêm các kiểu câu đố xét từ phương diện hình thức và nội dung, đồng thời chỉ ra những căn cứ cũng như phương thức xây dựng câu đố Qua đó gián tiếp giúp người đọc thấy được điều kiện để giải đáp câu đố đúng, chính xác

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể sau:

- Khảo sát, phân loại câu đố căn cứ vào cấu tạo hình thức và phương thức tạo lập của chúng

- Miêu tả, phân tích các loại các kiểu câu đố đã được phân loại ở trên - Tổng kết các kết quả nghiên cứu bằng bảng biểu hoặc bằng lời

5 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

5.1 Phương pháp thống kê phân loại

Sử dụng phương pháp nghiên cứu này để thống kê các kiểu câu đố theo các tiêu chí đã định trước

5.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phương pháp nghiên cứu này được vận dụng để phân tích tư liệu thống

kê và tổng kết lại các kết quả phân tích

6 Đóng góp mới của luận văn

Nếu đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, về mặt lý luận sẽ góp thêm một cái nhìn mới về câu đố dân gian người Việt Đó là cách nhìn theo quan điểm của ngữ dụng học

Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu thêm về câu đố

Trang 11

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn chia làm

3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái quát về câu đố dân gian 1.2 Sơ lược về một số biện pháp tu từ 1.3 Khái quát lý thuyết ngữ dụng học 1.4 Kết luận chương

Chương 2: Câu đố dân gian người Việt nhìn từ bình diện hình thức

2.1 Câu đố xét theo thể loại văn bản

2.2 Câu đố xét theo lý thuyết cấu trúc hội thoại 2.3 Câu đố xét theo lý thuyết lập luận

2.4 Kết luận chương

Chương 3: Một số căn cứ và phương thức xây dựng câu đố dân gian người Việt

3.1.Căn cứ xây dựng câu đố

3.1.1 Căn cứ vào tri thức ngôn ngữ 3.1.2 Căn cứ vào các tri thức nền khác 3.2 Phương thức xây dựng câu đố

3.2.1 Phương thức đánh lạc hướng chiếu vật 3.2.2 Phương thức thay thế - bổ sung

3.3 Kết luận chương

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu hình thức, những căn cứ cũng như phương thức xây dựng câu đố, luận văn sẽ trình bày khái quát về câu đố dân gian và sơ lược về một số biện pháp tu từ, lý thuyết ngữ dụng học có liên quan

1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN 1.1.1 Khái niệm câu đố

1.1.1.1 Khái niệm

Câu đố là một thể loại của văn học dân gian Thuật ngữ câu đố được dùng từ lâu và phổ biến trong dân gian với hàm nghĩa chỉ một loại hình sáng tác của folklore Câu đố không đơn thuần là một hiện tượng ngôn ngữ, nó cũng không phải là một tác phẩm (tác phẩm hiểu theo nghĩa là một cấu trúc nghệ thuật) có các yếu tố được sắp xếp theo bố cục, diễn biến nhất định nhằm thể hiện một tư tưởng chủ đề nào đó, nhưng mỗi câu đố đều có một nội dung hoàn chỉnh, được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng Từ xưa,

Aristôt đã xếp câu đố vào lĩnh vực“sự bắt chước có tính nghệ thuật”(dẫn theo [44,244]) Do vậy Aristôt đã định nghĩa:“Câu đố là một kiểu ẩn dụ hay” và coi cái hay đặc biệt của câu đố ở chỗ “trong khi nói về cái tồn tại thực tế, câu

đố đồng thời kết hợp với cả cái hoàn toàn không thể có được”(dẫn theo

[44,244])

Về phía các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, quan niệm về câu đố của họ cũng không đi chệch hướng nghiên cứu của các bậc tiền bối

Theo tác giả Vũ Ngọc Phan:“Câu đố là một loại hình sáng tác phản ánh các

sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch (nói một đằng

Trang 13

hiểu một nẻo)” [44,257] Quan niệm này nhấn mạnh cách nói chệch trong câu

đố Tác giả Triều Nguyên trong công trình nghiên cứu Câu đố người Việt của

mình lại chú ý đến mặt cấu tạo của câu đố Ông đưa ra một cách nhìn về câu

đố như sau:“Câu đố là một thể loại văn học dân gian, gồm hai bộ phận, bộ

phận lời đố và bộ phận lời giải (vật đố); lời đố bằng văn vần, nhằm miêu tả vật đố một cách xác thực, hợp lẽ nhưng làm cho lạ hoá để khó đoán nhận; lời giải nêu tên vật đố, là những sự vật, hiện tượng phổ biến, ai cũng từng biết, từng hay” [40,28] Còn theo GS Nguyễn Văn Trung [61], quan niệm về câu

đố của tác giả dựa trên hai mặt: mặt cấu tạo và mặt xã hội Về mặt cấu tạo, câu đố có cấu trúc của một đối thoại gồm hai phần: lời đố và lời giải Lời đố là một câu hỏi dưới hình thức: tên vật có những hình dáng, đặc điểm, công dụng này hay tên vật giống như vật được nói ra là gì? Như vậy câu đố là một

định nghĩa, xét theo nội dung dựa trên khái niệm căn bản: tương tự Về mặt xã

hội, câu đố là một cuộc chơi sử dụng đồ chơi là hình ảnh, từ và ý nghĩa, là một chơi chữ nhằm mục đích giải trí tinh thần vui vẻ Thay vì chỉ đưa ra một định nghĩa, ông đề nghị đưa ra nhiều định nghĩa tuỳ theo phương diện nhìn vấn đề hoặc nhiều chiều cạnh của đối tượng Bởi theo ông những định nghĩa này không nhằm bày tỏ thực chất hay yếu tính của câu đố vì bản chất hay yếu tính của câu đố là siêu hình không ai kiểm nghiệm được Cái có thể kiểm nghiệm và quan sát được ở đây chỉ có thể là những sự mô tả yếu tố cấu tạo của câu đố mà thôi

1.1.1.2 Đặc điểm lời đố và vật đố

Có thể thấy các định nghĩa trên đều chú ý tới đặc điểm cấu tạo của câu đố Câu đố bao gồm hai bộ phận: lời đố và vật đố

a) Lời đố

Lời đố nêu đặc điểm, thuộc tính hay phẩm chất của vật đố một cách

trực tiếp hoặc gián tiếp Có lời đố miêu tả hình dáng của sự vật, ví dụ:

Trang 14

(1) Trong nhà có bà hai đầu (Cái võng)[66,537] Có lời đố nêu nguồn gốc của sự vật:

(2) Thân em xưa ở bụi tre

Mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra.(Cái quạt)[66,529]

Có lời đố nêu chức năng của vật:

(3) Đem thân che nắng cho người

Chẳng thương thì chớ lại cười không khôn ( Cái giại) [50,314]

Cũng có khi một vật đố có nhiều lời đố Mỗi lời đố lại chú ý tới đặc điểm khác nhau của sự vật

b) Vật đố

Vật đố - đối tượng phản ánh của câu đố, là các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan và phần lớn là ở nông thôn có liên quan mật thiết đến công việc lao động, sinh hoạt hàng ngày của người lao động Chẳng hạn như cái cày, bừa, hái, liềm, trâu, bò, cối xay lúa, cái vó, cái nơm v.v…Trong thiên nhiên, đối tượng quan sát của câu đố là các thực thể tự nhiên như trăng, sao, mặt trời; các loài động thực vật…Tất cả đối tượng quan sát của câu đố đều có

tính chất hiện thực – cụ thể, trực quan

Đi theo cách tiếp cận câu đố của tác giả Nguyễn Văn Trung, chúng tôi muốn làm rõ hơn nữa đặc điểm của lời đố và tính chất xã hội của câu đố

1.1.2 Phân loại câu đố

Các nhà khảo cứu thường phân biệt ba loại câu đố: câu đố bằng hình vẽ, câu đố bằng hành động và câu đố bằng lời (tiếng, chữ) Nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung cho thấy ở Việt Nam ít thấy hai loại câu đố bằng hành động và câu đố bằng hình vẽ mà chỉ thịnh hành câu đố bằng lời

Về phân loại câu đố, dựa vào kỹ thuật tạo câu đố chúng tôi nhấn mạnh

đến hai loại câu đố: Câu đố trực tiếp và câu đố gián tiếp

Trang 15

Hay đố về trạng thái đang hoạt động của con chuồn chuồn:

(5) Con gì cánh mỏng đuôi dài

Lúc bay, lúc đậu cánh thời đều giương (Con chuồn chuồn)[66,275]

câu đố đều dùng phương pháp miêu tả trực tiếp

b) Câu đố gián tiếp

Câu đố gián tiếp là câu đố sử dụng các kỹ thuật ví, so sánh, ẩn dụ trong việc xây dựng hình ảnh đố của vật đố

Ví dụ so sánh dùng các từ: như, là, bằng, vừa bằng…

(6) Vừa bằng lá tre, le the mặt nước.(Con đỉa)[66, 261]

So sánh không dùng từ: như, là, bằng…Đây là những ẩn dụ:

(7) Bốn cột đình rinh tảng đá

Hai ông tướng tá đi trước vung gươm Hai bà đi sau quạt hầu lia lịa

(Con trâu)[66,247]

Có khi vừa ẩn dụ, vừa so sánh:

(8) Mình đen như quạ, da trắng như bông

Giữa thắt cổ bồng, đít đeo nồi nước (Chõ xôi)[66,485]

1.1.3 Hoàn cảnh sử dụng câu đố

Trang 16

Tác giả Nguyễn Văn Trung nhấn mạnh ba nhân tố của hoàn cảnh sử

dụng câu đố là: con người, không gian và thời gian sử dụng Dựa vào 3 nhân

tố này, người ta chia hoàn cảnh sử dụng câu đố thành hai loại: loại không có tổ chức và loại có tổ chức

Loại không có tổ chức muốn nói tới số lượng người tham gia ít nhất

phải có hai người, nhiều từ năm sáu người trở nên, không nhất định số người Tuỳ lúc, tuỳ nơi, lúc đi làm việc ngoài đồng, lúc học chữ, lúc nhàn rỗi, ban ngày hay ban chiều, khi ngồi năm tụm ba trên phản, ngoài hè, bất cứ lúc nào người ta cũng có thể đố nhau Hoàn cảnh sử dụng thông thường phổ biến hơn cả là buổi tối sau khi ăn cơm, nhất là lúc trời rét mưa phùn, người trong nhà quây quần bên nhau nghe kể chuyện cổ tích hay ra đố hoặc tự sáng tạo ra những câu đố mới

Loại có tổ chức là loại đòi hỏi một số điều kiện về tổ chức và vật chất,

khi đó câu đố được sử dụng như một sự trình diễn Chẳng hạn câu đố trong tuồng, chèo chỉ được nói ra khi diễn kịch trên sân khấu, do những vật đóng vai thằng hề diễn Ngoài ra, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung, câu đố còn được sử dụng có tổ chức như thai chợ Thai chợ có nghĩa là những người hành nghề ra câu đố chọn một chỗ ngồi, nơi thường có đông người qua lại như chợ, bến đò, quán ăn, họ bày ra một số trò chơi, sau đó anh ta bắt đầu rao câu đố bằng cách hát lên để lôi cuốn người đến xem và tham dự cuộc chơi Ở một số tỉnh miền Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long có tục tổ chức thai đố nhân ngày lễ cúng thần của làng vào rằm tháng riêng âm lịch mỗi năm

Trong hai loại hoàn cảnh trên, loại hoàn cảnh không có tính tổ chức là thường gặp nhất trong cuộc sống sinh hoạt của người lao động

1.2 SƠ LƢỢC VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ 1.2.1 Biện pháp tu từ nhân hoá

1.2.1.1 Khái niệm

Trang 17

Nhân hoá (còn gọi là nhân cách hoá) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình [33,63]

Ví dụ (11):

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt trên vai?

(ca dao)

Khăn trong ngữ cảnh này là cái khăn có sở chỉ Nhưng nó không còn là một thứ hàng dệt thông thường, có hình dài hoặc vuông, dùng để lau chùi, chít đầu, quàng cổ hay trải bàn mà nó đã được nhân hoá, đã có hồn, có tâm thức,

biết “thương nhớ”

1.2.1.2 Hình thức cấu tạo

Về mặt hình thức, nhân hoá có thể được cấu tạo theo hai cách:

a) Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người

Ví dụ (12):

Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

(Nguyễn Du)

“Ghen”,“hờn” là hai trạng thái cảm xúc của con người được chuyển

sang miêu tả thái độ, cảm xúc của hoa, liễu Hoa, liễu được nhân cách hoá trở

thành những con người đang ganh tị với sắc đẹp của nàng Kiều

b) Coi đối tượng không phải con người như con người và tâm tình trò chuyện với nhau:

Trang 18

Ví dụ (13):

Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.(ca dao)

1.2.2 Biện pháp tu từ ẩn dụ

1.2.2.1 Khái niệm

“Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự

tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chấ ) B có tên gọi được chuyển sang dùng cho A” [33,52]

Ẩn dụ định danh là những ẩn dụ từ vựng xuất hiện do kết quả của việc

thay thế một tên gọi này bằng một tên gọi khác có hình thức đồng âm.Ví dụ :

đầu làng, chân trời, má phanh

Ẩn dụ nhận thức nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển khả

năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ

cụ thể đến trừu tượng Ví dụ: những tính từ như: lạnh lẽo, mơn mởn, vằng vặc vốn có ý nghĩa cụ thể, thường kết hợp với các danh từ như: băng tuyết, cây

cối, vầng trăng, nay được ẩn dụ hoá dùng với ý nghĩa trừu tượng, và có khả

năng kết hợp với cả những danh từ như: tâm hồn (lạnh lẽo), tuổi xuân (mơn

mởn), tấm gương (vằng vặc)

Trang 19

Ẩn dụ hình tượng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa Ví dụ hoa đồng

nghĩa với phụ nữ có nhan sắc Trong ngôn ngữ văn chương, ẩn dụ là phương thức bình giá riêng của cá nhân nhà văn

b) Căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp, có thể chia ẩn dụ thành hai loại: ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ ngữ dụng

Ẩn dụ ngôn ngữ là kiểu ẩn dụ được xây dựng trên những mối liên tưởng

khách quan vốn được phản ánh trong những dấu hiệu hàm chỉ

Ví dụ (15): Biển có nghĩa là một vùng nước mặn rộng lớn nói chung

trên bề mặt trái đất Do đó, bất cứ khối lượng to lớn trên một diện tích rộng

đều được coi là biển như biển lửa, biển lúa

Ẩn dụ ngữ dụng là kiểu ẩn dụ được xây dựng dựa vào văn cảnh cụ thể

Muốn hiểu được ẩn dụ ấy phải đặt trong khuôn khổ của câu hoặc cả văn bản

1.2.3 Biện pháp tu từ so sánh

1.2.3.1 Khái niệm

“So sánh là đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó nhằm diền tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [33,154]

Ví dụ (16):

Da đen như cột nhà cháy

Theo ví dụ (16) da đen và cột nhà cháy là hai đối tượng khác loại nhưng chúng có điểm tương đồng nhau về màu sắc là có cùng màu đen

+ Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh (cột nhà cháy)

Trang 20

Song trên thực tế nhiều so sánh không đủ cả 4 yếu tố So sánh vắng yếu

1.3 KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT NGỮ DỤNG HỌC

Sự ra đời của ngữ dụng học được xem là phản ứng của ngôn ngữ học đối với những luận điểm cực đoan của F.De Saussure Ngữ dụng học đã đưa ra một cái nhìn biện chứng về ngôn ngữ, đó là sự chú ý tới mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội Nói khác đi, ngữ dụng quan tâm sâu sắc tới sự thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ Bất cứ một yếu tố nào thuộc về ngôn ngữ (dù ở trạng thái tĩnh hay động) cũng đều có khả năng thực hiện chức năng giao tiếp Câu đố chính là một dạng thể hiện của ngôn ngữ trong trạng thái động Cho nên, câu đố có thể được coi là một trong những phương tiện dùng để giao tiếp xã hội

Khi nghiên cứu câu đố dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, chúng tôi chú ý đến một số vấn đề ngữ dụng mà những vấn đề này chính là cơ sở của việc miêu tả, phân tích câu đố trong chương 3

1.3.1 Chiếu vật và các phương thức chiếu vật

1.3.1.1 Khái niệm về hành động chiếu vật

Các nhà lôgic học rất quan tâm đến vấn đề chiếu vật trong dụng học

George Yule trong cuốn Dụng học quan niệm: “Chiếu vật là một hành động

trong đó một người nói, hay người viết sử dụng các hình thái ngôn ngữ làm cho một người nghe hay người đọc có thể nhận diện được cái gì đó”[69,43]

Như vậy, chiếu vật là một hành vi ngôn ngữ Hành vi chiếu vật này thuộc về

con người chứ không phải là việc của tự thân ngôn ngữ Yule viết :“Chúng ta

biết rằng tự thân các từ không qui chiếu đến cái gì cả Con người mới làm cái

Trang 21

việc qui chiếu đó”[69,43] Quan niệm về hành vi chiếu vật được GS Đỗ Hữu

Châu đơn giản hoá như sau:“Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ phương

tiện nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến”[8,61] Sự qui chiếu vì vậy gắn liền với mục đích và niềm tin của người

nói Để có sự quy chiếu thành công, người nghe phải có sự suy luận bởi lẽ không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa các thực thể với các từ Mặt khác, phải xác định rõ diễn ngôn đang nói về thể giới thực hay ảo, thế giới tự nhiên

hay nhân tạo để hiểu nghĩa của diễn ngôn Chẳng hạn A nói với B: “Mẹ vừa

mua cho mình một con gấu màu xanh rất đẹp” Biểu thức con gấu màu xanh

là tín hiệu ngôn ngữ để chiếu vật Tuy nhiên, B chỉ có thể xác định nghĩa

chiếu vật của cụm từ con gấu màu xanh khi xuất phát từ thế giới đồ vật nhân

tạo mà không phải từ thế giới tự nhiên

1.3.1.2 Phương thức chiếu vật

Phương thức chiếu vật là cách thức mà con người sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật Có ba phương thức chủ yếu, đó là: dùng tên riêng, dùng miêu tả xác định và dùng chỉ xuất

a) Chiếu vật bằng tên riêng

Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật Ví dụ như Lan, Mai, Đào, Hùng là tên đặt cho cá thể mỗi người Chức năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù của cá thể được gọi bằng tên riêng đó Thí dụ, tên riêng chỉ người có chức năng cơ bản là chỉ cá thể người trong phạm trù người; tên riêng của sông núi có chức năng cơ bản chỉ cá thể núi sông trong phạm trù vật thể tự nhiên Do tên riêng là tên của cá thể sự vật nên sử dụng biểu thức chiếu vật tên riêng ít phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng cuộc giao tiếp Nói cách khác, biểu thức ngôn ngữ tên riêng quy chiếu vào một sự

Trang 22

vật duy nhất Khi sử dụng biểu thức chiếu vật tên riêng, người nhận dễ dàng thực hiện thành công hành động chiếu vật

Trường hợp các sự vật trùng tên riêng cùng phạm trù, người ta thường

dùng thêm các định ngữ hoặc các “tiểu danh” sau tên riêng.Ví dụ, ta nói Linh

béo để phân biệt với Linh cận, ta nói Đồng Văn Hà Giang để phân biệt với

Đồng Văn Hà Nam

Trường hợp các sự vật trùng tên khác phạm trù, ta thêm danh từ chung

đặt trước danh từ riêng Ví dụ: cô Hồng, sông Hồng

b) Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả

Không phải sự vật nào cũng có tên riêng và không phải lúc nào tên riêng của sự vật được nói đến cũng được người phát và người nhận biết Do đó, để người nhận có thể thực hiện hành động chiếu vật thành công, người phát phải

sử dụng biểu thức chiếu vật miêu tả (BTCV miêu tả) BTCV miêu tả là "biểu

thức chiếu vật có sử dụng các từ ngữ nêu đặc điểm của sự vật" [14,506]

Ví dụ (17): Con gấu màu xanh vừa mua hôm qua bị mất rồi

Các yếu tố: xanh, mua hôm qua vừa thực hiện chức năng miêu tả, vừa

thực hiện chức năng chiếu vật

Điều chung nhất chi phối các BTCV miêu tả là các yếu tố miêu tả của BTCV miêu tả không cần thật nhiều, thật đầy đủ, chỉ cần nêu ra một vài dấu vết mà người nói cho rằng người nghe dựa vào đó sẽ xác định được nghĩa chiếu vật của biểu thức chiếu vật Những yếu tố này thường là những yếu tố có thể quan sát được ngay khi hội thoại miệng

Thêm vào đó, trật tự sắp xếp các đặc điểm trong biểu thức chiếu vật cũng đóng vai trò quan trọng để phù hợp tình huống giao tiếp Thông thường, người ta sắp xếp các đặc điểm theo trật tự từ chung tới riêng, tức là các đặc điểm của nhiều sự vật đến đặc điểm của từng cá thể sự vật Vấn đề về số

Trang 23

lượng các đặc điểm và trật tự sắp xếp chúng trong biểu thức chiếu vật miêu tả có rất nhiều khía cạnh thú vị khi nghiên cứu chúng trong câu đố

c Chiếu vật bằng chỉ xuất

Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ Quy tắc chiếu vật chỉ trỏ là sự vật được chỉ trỏ phải ở gần (trong tầm với của người chỉ và trong tầm nhìn của người chỉ và người được chỉ) đối với một vị trí được lấy làm mốc Điểm lấy làm mốc để chỉ trỏ thường là cơ thể của người chỉ tính theo hướng nhìn thẳng của người này

Bất cứ tín hiệu nào cũng có yếu tố chỉ hiệu Chỉ hiệu là tín hiệu mà mỗi lần nó xuất hiện đều gắn liền với sự có mặt của vật mà nó là tín hiệu Trong ngôn ngữ, những đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, thứ hai có tính chất chỉ hiệu vì mỗi khi chúng được dùng là người nói và người nghe cũng có mặt trong giao

tiếp Thêm vào đó, những từ như này, kia, ấy, nọ…cũng có tính chỉ hiệu Ví dụ khi ta nói cái bàn này thì từ này cho chúng ta biết rằng cụm từ cái bàn ứng

với sự vật bàn đang ở trước mắt, đang được người nói đề cập đến

Tóm lại, lý thuyết chiếu vật cũng đã được chúng tôi vận dụng để nghiên cứu cách thức xây dụng câu đố

1.3.2 Hành vi ngôn ngữ

Nói cũng là một loại hành động Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động Austin - người khởi xướng ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ - cho

rằng hành động ngôn ngữ có ba loại lớn: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và

hành vi ở lời Ngữ dụng học chủ yếu quan tâm đến hành vi ở lời Lý thuyết

hành vi ở lời cũng là một trong những căn cứ để nghiên cứu câu đố mà luận văn đã sử dụng

1.3.2.1 Khái niệm hành vi ở lời

Hành vi ở lời là hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng Hiệu quả của

một hành vi ở lời là tạo ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng ở người nhận

Trang 24

Ví dụ: ngay khi người nói (Sp1) phát ngôn Tôi hứa ngay mai tôi sẽ đến thì hành vi “hứa” đã được xác lập và thực hiện Sp1 đã bị ràng buộc vào trách

nhiệm phải thực hiện lời hứa của mình và người nghe (Sp2) có quyền chờ đợi

kết quả của lời hứa đó Như vậy, hành vi hứa đã thay đổi tư cách pháp nhân của các nhân vật giao tiếp

1.3.2.2 Các loại hành vi ở lời

Có nhiều tiêu chí để phân loại hành vi ở lời Luận văn này chỉ quan tâm

hai loại hành vi ở lời, đó là: hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp

Hành vi ở lời trực tiếp là những hành vi được thực hiện đúng với đích ở

lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng Hành vi hứa của ví dụ trên thuộc

loại hành vi ở lời trực tiếp

Hành vi ở lời gián tiếp là hành vi trong đó người nói thực hiện một

hành vi ở lời này nhưng lại làm cho người nghe (dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người) suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác Trong cuộc sống thường ngày chúng ta gặp và sử dụng thường xuyên kiểu hành vi ở lời gián tiếp này Chẳng hạn như phát ngôn có

hình thức hỏi nhưng nhằm đích chào như: Bác đi đâu về đấy ạ? Anh có khoẻ

không? Chị đi làm về à?v.v

Nhìn chung, khi giao tiếp người ta đòi hỏi phải có sự hồi đáp từ người đang đối thoại với mình Chính vì thế, tất cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi phải có sự hồi đáp Khi thực hiện một hành vi có hiệu lực ở lời, người nói có trách nhiệm với phát ngôn của anh ta và anh ta có quyền đòi hỏi người đối thoại với mình phải phản ứng lại bằng một hành vi ở lời tương ứng Thực tế sử dụng ngôn ngữ cho thấy thường gặp các cặp hành vi ngôn ngữ tương thích kiểu:

Chào ……… chào Hỏi ……… trả lời

Cám ơn …… đáp lời cám ơn Cầu khiến … chấp nhận/từ chối

Trang 25

Nhưng cũng có không ít trường hợp hành vi ở lời không đòi hỏi sự hồi đáp, thường xảy ra với hành vi cảm thán Xét trên phương diện ngữ âm,

những âm như: ối, á, ái là những âm thanh rên rỉ, những tiếng kêu của chủ thể

phát ngôn để giải toả tâm lý, cảm xúc, do đó nó không đòi hỏi phải có hồi đáp Nhưng xét về mặt ý nghĩa, khi những tiếng này được phát ra, cũng có nghĩa là Sp1 đang mong có một ai đó chia sẻ với mình, có thể Sp1 đang cần một lời khuyên hay sự an ủi Điều này cho thấy, việc nắm được những qui tắc điều khiển hành vi ở lời sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cũng là một nghệ thuật

1.3.3 Khái quát về hội thoại

1.3.3.1 Khái niệm

"Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ,

nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác”[8,201] Mỗi

tình huống giao tiếp khác nhau sẽ có những cuộc thoại khác nhau Các cuộc thoại có thể khác nhau ở các điểm sau:

- Đặc điểm thoại trường (không gian, thời gian) ở đó diễn ra cuộc hội thoại Thoại trường có thể là công cộng hoặc riêng tư Thoại trường không phải chỉ có nghĩa không gian, thời gian tuyệt đối mà gắn với khả năng can thiệp của người thứ ba

- Số lượng người tham gia: số lượng nhân vật hội thoại hay đối tác thay đổi từ hai đến một số lượng lớn Có những cuộc hội thoại tay đôi, tay ba

- Cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại: đặc điểm này của hội thoại rất khác nhau tuỳ theo các cuộc hội thoại Sự khác nhau này có thể phụ thuộc vào các yếu tố như tính chủ động hay thụ động của đối tác, sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong hội thoại

- Cuộc thoại khác nhau ở tính có đích và không có đích

- Cuộc thoại có thể khác nhau về tính có hình thức hay không

Trang 26

- Sự trao đáp: là vận động mà Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của Sp1 Cuộc hội thoại chính thức hình thành khi có sự trao đáp và trao nhận (tức đáp lời và nhận lời) Vận động trao đáp, cái cốt lõi của hội thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm, với sự thay đổi liên tục vai nói, vai nghe

Sự trao lời và sự trao đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời Thường thì hai yếu tố này đồng hành với nhau

1.3.3.3 Cấu trúc hội thoại

Theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp, hội thoại là một tổ chức tôn ti như tổ chức một đơn vị cú pháp Các đơn vị cấu trúc của hội thoại bao gồm: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại và hành vi ngôn ngữ.Trong 5 đơn vị trên, ba đơn vị đầu là những đơn vị lưỡng thoại (do hai thoại nhân tạo nên), hai đơn vị sau là đơn vị đơn thoại (do một thoại nhân nói ra)

Cuộc thoại hiểu một cách đơn giản nhất, đó là đơn vị lớn nhất bao

trùm, tính từ khi các thoại nhân gặp nhau, khởi đầu cho đến lúc chấm dứt

Đoạn thoại là một đoạn của cuộc thoại do một hoặc một số cặp thoại

liên kết với nhau về đề tài và về đích, có tính hoàn chỉnh bộ phận để có thể cùng với các đoạn thoại khác làm cho cuộc thoại đạt đích Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại có thể là: đoạn mở thoại, thân thoại, kết thoại Tổ chức của đoạn thoại mở đầu và kết thúc lệ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh giao tiếp, mục

Trang 27

đích thời gian, hoàn cảnh gặp gỡ, sự hiểu biết về nhau v.v.Đoạn mở thoại phần lớn mang tính chất đưa đẩy

Cặp thoại (cặp trao đáp) là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại

do các tham thoại tạo nên Căn cứ vào số lượng các tham thoại người ta phân loại cặp thoại thành: cặp thoại một tham thoại và cặp thoại hai tham thoại

Riêng ở cặp thoại hai tham thoại, tham thoại thứ nhất được gọi là tham thoại

dẫn nhập, tham thoại thứ hai là tham thoại hồi đáp

Ví dụ (18): Sp1: Lan ăn cơm rồi à? Sp2: Ừ, ăn rồi

Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp

thoại nhất định Tham thoại được cấu tạo nên từ hành vi ngôn ngữ

Hành vi ngôn ngữ (còn gọi là hành động phát ngôn, hành động ngôn

ngữ) là hành động được thực hiện bằng các phát ngôn

Tóm lại, lý thuyết về hội thoại được chúng tôi vận dụng để nghiên cứu

đặc điểm hình thức của câu đố

1.3.4 Khái quát về lập luận

1.3.4.1 Khái niệm lập luận

GS Đỗ Hữu Châu định nghĩa:“Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm

dẫn dắt người nghe đến việc kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới”[8,155]

Công thức của lập luận như sau:

Trong đó, p, q là luận cứ, r là kết luận

Theo định nghĩa này thì một lập luận gồm hai phần:luận cứ và kết luận

Luận cứ được diễn đạt bằng các phát ngôn Nội dung của nó có thể là

thông tin miêu tả, cũng có thể là một định luật hay một nguyên lý xử thế nào đó p q r

Trang 28

Kết luận là hệ quả rút ra từ những luận cứ Kết luận của một lập luận có

thể được tường minh bằng câu chữ nhưng cũng có khi hàm ẩn buộc Sp2 tự suy nghĩ

Dưới đây là một số ví dụ về lập luận:

(19) Vì đau tay nên tôi không thi đấu cầu lông được

(20) (Trong tình huống hai người đi mua xe đạp, một người

đưa ra nhận xét): Xe ở đây rẻ nhưng cũ

Ở ví dụ (19), (p) của lập luận là “đau tay”; (r) của lập luận là “không

thi đấu cầu lông được” Kết luận này được thể hiện dưới dạng tường minh

Trong ví dụ (20), toàn bộ phát ngôn “Xe … cũ” là luận cứ Kết luận thể

hiện dưới dạng hàm ẩn Nhờ luận cứ đó, người đi cùng có thể rút ra kết luận

của lập luận mà người này muốn đạt tới là “đừng mua”

1.3.4.2 Đặc tính của quan hệ lập luận

Quan hệ lập luận có một số đặc tính sau:

+ Quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ và kết luận Một lập luận có

thể chứa một hay hơn một luận cứ Đối với trường hợp lập luận có hơn một luận cứ, các luận cứ có thể đồng hướng lập luận cũng có thể nghịch hướng lập luận

Luận cứ đồng hướng lập luận là tất cả các luận cứ đều hướng tới kết luận

Ví dụ (21): Lan học giỏi, luôn kính trọng thầy cô lại hay giúp đỡ bạn

bè, chắc chắn sẽ được tuyên dương

Lập luận này có ba luận cứ đồng hướng với kết luận là:“học giỏi”,

“kính trọng thầy cô ” và “hay giúp đỡ bạn bè”

Luận cứ nghịch hướng lập luận là một số luận cứ không hướng tới kết

luận trong toàn bộ lập luận

Ví dụ (22): Trời mưa, nhưng hôm nay là sinh nhật cô ấy nên tôi nhất

định phải đi

Trang 29

“Trời mưa” và “sinh nhật cô ấy” là hai luận cứ của lập luận Luận cứ

đầu (trời mưa) nghịch hướng với kết luận “Tôi sẽ đi sinh nhật”(vì luận cứ này

không phù hợp với lẽ thường: trời mưa thì người ta thường không đi đâu) Còn luận cứ sau (sinh nhật cô ấy) đồng hướng với kết luận Sinh nhật cô ấy nên tôi sẽ đi dự là phù hợp lẽ thường

+ Giữa luận cứ và kết luận của lập luận có thể có kết từ để liên kết Kết từ dùng để nối luận cứ với luận cứ hoặc luận cứ với kết luận được gọi là kết tử lập luận

+ Hướng của cả lập luận là do luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh nhất trong các luận cứ quyết định Thông thường, luận cứ có hiệu lực mạnh sẽ đứng gần kết luận Do đó, nhiều khi có sự thay đổi vị trí của luận cứ dẫn đến sự thay đổi kết luận của lập luận

1.3.4.3.Cơ sở của lập luận

Lập luận hợp lí là lập luận mà quan hệ giữa luận cứ và kết luận được xây dựng trên những cơ sở nhất định

- Cơ sở để xây dựng quan hệ lập luận giữa luận cứ và kết luận là các lẽ thường Lẽ thường là những chân lý thông thường có tình chất kinh nghiệm, xem như là được mọi người thừa nhận, nhờ chúng mà ta xây dựng được lập luận Lẽ thường chính là câu thúc xã hội vô hình, có khi vô thức nhưng quy định chặt chẽ lời nói và cách xử sự của con người trong cuộc sống xã hội

- Lẽ thường có tính chất dân tộc, địa phương và tính lịch sử Các lẽ thường có thể được dân tộc này, địa phương này chấp nhận nhưng lại xa lạ và không được chấp nhận ở dân tộc hay địa phương khác, thậm chí trong một dân tộc, một địa phương được chấp nhận ở giai đoạn này nhưng không được chấp nhận ở giai đoạn khác

Đỗ Hữu Châu dẫn ra một ví dụ khá tiêu biểu cho tính địa phương của lẽ thường như sau:

Trang 30

Đầu tháng thế mà nhà X lại giết gà.[9,192]

Lập luận này rất vô lý đối với đồng bào phía Bắc nhưng lại có lý đối với đồng bào miền Nam Sở dĩ như vật vì các địa phương phía Bắc và phía Nam có những tập tục riêng Người miền Bắc quan niệm đầu tháng giết vịt là xúi quẩy nên giết gà để cúng, trong khi đó các vùng phía Nam đầu tháng lại giết vịt chứ không giết gà

- Vận dụng những lẽ thường khác nhau, người lập luận có thể dùng một luận cứ để tạo ra những kết luận khác nhau và ngược lại, dùng nhiều luận cứ khác nhau để tạo ra một kết luận

Ví dụ: với (p) là “cái này rẻ quá” có thể dẫn tới (r) là: mua đi dựa vào

lẽ thường: mua hàng nên chọn hàng rẻ mà mua; nhưng cũng có thể dẫn tới (-r)

là: đừng mua dựa vào lẽ thường: tiền nào của ấy (đồ rẻ thường có chất lượng

không cao)

Xem xét câu đố trong mối quan hệ với lập luận, có thể thấy rằng những dẫn dắt trong lời đố chính là những luận cứ để người đoán dựa vào đó tìm ra vật đố Lý thuyết về lập luận được luận văn vận dụng để nghiên cứu đác điểm hình thức của câu đố

1.3.5 Lý thuyết về tiền giả định

1.3.5.1 Khái niệm tiền giả định

xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình”[8,366]

Đỗ Hữu Châu dẫn ra ví dụ sau:

(23) Anh ta đi lấy thuốc cho vợ

Trang 31

Câu này có tiền giả định là: Anh ta đã có vợ Hiểu biết về anh ta đã có vợ được xem là không còn phải bàn cãi gì nữa Không thể có chuyện anh ta

không có vợ mà lại nói “ Anh ta đi lấy thuốc cho vợ ”

1.3.5.2 Đặc điểm của tiền giả định

Tiền giả định có một số tính chất sau:

- Tiền giả định luôn luôn đúng Tuy nhiên, trong giao tiếp thông thường không phải không có những trường hợp người nói tạo ra một phát ngôn mà ý nghĩa tường minh dựa trên một tiền giả định mang tính bịa đặt Đây là một chiến lược hội thoại, chiến lược gài bẫy tiền giả định

- Tiền giả định ít lệ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp: ở các hoàn cảnh giao

tiếp khác nhau, tiền giả định không thay đổi Chẳng hạn nói Vợ anh ta ốm

vẫn không hề thay đổi dù cho ngữ cảnh có khác nhau

- Tiền giả định phải có quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ cấu thành phát ngôn, phải có những dấu hiệu ngôn ngữ đánh dấu nó Tiền giả định ở ví dụ

(23) quan yếu với phát ngôn và được đánh dấu bằng yếu tố ngôn ngữ là từ vợ

- Ngoài ra, tiền giả định còn có một số tính chất khác như: tính kháng phủ định, tính chất không thể khử bỏ, tính chất bất biến khi phát ngôn thay đổi về hành vi ngôn ngữ tạo ra nó

1.3.5.3 Phân loại tiền giả định

Tiền giả định được chia thành nhiều loại như tiền giả định bách khoa, tiền giả định ngôn ngữ, tiền giả định ngữ dụng, tiền giả định nghĩa học v.v Liên quan đến những căn cứ xây dựng câu đố, luận văn chỉ quan tâm tới tiền giả định bách khoa

Tiền giả định bách khoa là những hiểu biết về hiện thực bên trong và bên ngoài tinh thần con người mà các nhân vật giao tiếp cùng có chung, trên

nền tảng đó mà nội dung giao tiếp hình thành và diễn tiến" [8,395]

Trang 32

tuệ mà nó còn là một hiện tượng ngôn ngữ Ngôn ngữ chính vừa là sản phẩm

của hoạt động tri nhận vừa là công cụ của hoạt động tri nhận của con người Nói theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, GS Lý Toàn Thắng nhấn

mạnh: “Ngôn ngữ - đó là cửa sổ để đi vào thế giới tinh thần của con người, đi

vào trí tuệ của nó, là phương tiện để đạt đến những bí mật của các quá trình tư duy” [51,20] Những hiện tượng ngôn ngữ đã được “ánh xạ” (theo cách nói

của tác giả Lý Toàn Thắng) như thế nào qua câu đố, đó chính là vấn đề mà chúng tôi tập trung nghiên cứu trong luận văn này

Trang 33

2.1 CÂU ĐỐ XÉT THEO THỂ LOẠI VĂN BẢN

Xét đặc điểm thể loại văn bản, câu đố có hai hình thức chủ yếu là thơ Ngoài ra còn thấy một bộ phận câu đố có dạng lời nói thông thường

2.1.1 Câu đố có dạng thơ

Trong lời đố có thể tìm thấy rất nhiều thể dạng thơ, từ thể 3 tiếng đến thể 9 tiếng, có hai thể thơ chính thống của Việt Nam là thể lục bát và song thất lục bát Ngoài ra còn có các thể thơ của Hán văn như thể ngũ ngôn, thể lục ngôn, thể thất ngôn Lời đố của câu đố có đặc điểm sau:

2.1.1.1 Lời đố có dạng thơ từ 3 đến 9 tiếng

a) Lời đố có cấu tạo là thể 3, 4 tiếng

Số lời đố theo thể 3 tiếng và 4 tiếng có 265 lời đố, chiếm 7,45% Lời đố 3, 4 tiếng thường là sự miêu tả tối giản, ngắn gọn về vật đố, đưa ra những đặc trưng tiêu biểu nhất của vật đố, dựa vào đặc trưng cơ bản đó mà người nghe dễ dàng nhận ra đó là vật nào

Ví dụ (24):

a) Thân đầy mắt

Mắt đầy thân Trước khi ăn

Trang 34

Đầu bị vặt

(Quả dứa)[66,118]

b) Già màu đỏ

Nhỏ màu xanh Ai ăn nhanh Chảy nước mắt

(Quả ớt)[66,172] c) Mắt đỏ như ngọc

Lưng trắng như bông Đi nhẹ như không Tai dài vểnh vót

(Thỏ trắng)[66,247]

Lời đố về quả ớt: ớt có hai sắc chính theo hai giai đoạn phát triển, non màu xanh, đỏ lúc chín (đôi khi màu vàng), song đặc điểm này không phải riêng ớt mới có Một số loại quả như gấc, cà chua…cũng có đặc điểm như vậy Điểm khác của ớt là có vị cay nên khi ăn rất dễ chảy nước mắt.Trường

hợp đố về quả dứa: đặc điểm “thân đầy mắt, mắt đầy thân” là đặc điểm chung

của một số loại quả và cây như quả na, cây tre Nếu chỉ dừng ở đặc điểm này

người nghe khó đoán ra Cho nên phải nhờ vào dấu hiệu “trước khi ăn đầu bị

vặt” vì khi ăn dứa người ta phải bẻ phần ngọn của quả dứa

Nhìn chung, những câu đố thể 3,4 tiếng có hình thức giống đồng dao,

b) Lời đố có cấu tạo là thể 5,6 tiếng

Số lượng lời đố ở thể 5,6 tiếng không nhiều, chỉ có 133 lời đố, chiếm 3.74% Những lời đố ở thể này nhìn chung cũng có vần điệu

Ví dụ (25):

a) Da đầy mụn, đầy rôm

Ruột đầy tôm đầy tép

Trang 35

Dáng: khi tròn khi dẹp

(Qủa bưởi)[66,86]

b) Đỏ choen choét, toét toè loe

Xanh lè lè, quặp quằm quăm

(Bắp chuối)[66,101] c) Lời đố có cấu tạo là thể thất ngôn

Thể thất ngôn là thể thơ mượn của Trung Quốc Lời đố theo thể thất ngôn có dạng 2 câu, 3 câu, 4 câu (tứ tuyệt), 5 câu và 8 câu (bát cú) Phổ biến là dạng tứ tuyệt, dạng bát cú rất ít

Thể thất ngôn dạng 2 câu thường có tính chất đối Ví dụ :

(26) Trai thanh tân mang trăm hòn đạn Gái mĩ miều mặc vạn yếm xanh

(Mo nang)[66,96]

Lời đố trên có sự đối xứng rất chỉnh về số tiếng, cách ngắt nhịp, loại từ:

“trai thanh tân” đối “gái mĩ miều” (cụm danh từ) “mang” đối “mặc” (động từ) “trăm” đối “vạn” (số từ)

“hòn đạn” đối “yếm xanh” (cụm danh từ)

Lời đố theo thể thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú có tính chất vịnh Lời đố về cái ống điếu (gồm 8 dòng thơ 7 tiếng) là lời đố có dung lượng lớn

nhất thuộc thể thất ngôn này Ví dụ:

(27) Da em mát lạnh miệng em tròn

Chà xát ngày đêm cũng chẳng mòn Dưới chống hai chân dài thòng thọc Giữa là tu huýt nhỏ con con

Vểnh râu nhắp nhắp vang lừng động

Trang 36

Chúm miệng phun phun tớt mịt mù Nghĩ lại thân em thiệt cũng sướng Công hầu khanh sướng cũng ôm hôn

(Cái ống điếu)[66,496]

Lời đố về cái ống điếu là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm

theo luật trắc vần bằng Luật thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng “da em” (BB), vần bằng ở cuối câu “hôn”(B) Mặt khác, hai câu cặp câu 3-4, 5-6 lần lượt đối nhau rất chỉnh

d) Lời đố có cấu tạo là thể 8 tiếng và 9 tiếng

Lời đố có cấu tạo là thể 8 tiếng, 9 tiếng chỉ có 114 câu đố chiếm 3.2% trong tổng số 3559 câu đố Nhìn chung ở thể thơ này các câu thơ cũng có sự hiệp vần với nhau Tuy nhiên, cách hiệp vần tương đối tự do, không cố định ở một vị trí

Chẳng hạn:

(28) Mình tròn vành vạnh, nước chảy quanh co

Trằng cộc xuống mò, cá rô lặn cả

(Ấm nước)[50,466]

(29) Không là con gái, như con gái mới kỳ

Mình đầy gai nhọn, ai ghẹo chi thẹn thò

(Cây mắc cỡ)[50,148]

Ở ví dụ (28), tiếng cuối của dòng thứ nhất (co) hiệp với tiếng thứ 4 của dòng thứ hai (mò) Đến ví dụ (29) tiếng cuối của dòng thứ nhất lại hiệp với

tiếng thứ 6 của dòng thứ hai

2.1.1.2 Lời đố có dạng thơ lục bát và song thất lục bát

a) Lời đố có dạng thơ lục bát

Khảo sát trong tuyển tập, chúng tôi thấy số lời đố có dạng lục bát (gồm

cả lục bát biến thể) chiếm số lượng rất lớn, gồm 2184 lời đố chiếm 61,37%

Trang 37

* Lời đố có dạng thơ lục bát thông thường

Ở dạng lục bát thông thường, số tiếng mỗi câu được qui định: câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát) và cứ như vậy nối tiếp nhau Cách hiệp vần là tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát, rồi tiếng cuối câu bát lại

vần với tiếng cuối câu lục Do đó, câu bát có hai vần: vần lưng ở tiếng thứ 6 và vần chân ở tiếng thứ 8 Luật bằng trắc và cách hiệp vần của thơ lục bát thể

hiện qua mô hình sau :

* B * T * B (v)

* B * T * B (v) * B(v)

( v : vần, B : bằng , T : trắc , * : tự do) Ví dụ (30):

Ngoài da lởm chởm chông gai

Bụng bọc trăm trứng ai ai cũng thèm (Quả mít)[66,154]

Lời đố dạng lục bát ngắn nhất gồm một cặp lục bát, dài nhất là 6 cặp lục bát Dưới đây là 2 ví dụ minh hoạ :

(31) Con gì nhảy nhót leo trèo

Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò (Con khỉ)[66,240]

(32) Chơi chơi cũng lựa anh hùng

Một mình đứng giữa thành chung ai ngờ Sau tui thiên hạ đều nhờ

Trước tôi dân chúng tin thờ lớn lao Trên đầu quyền quí lộc cao

Tôi mà vắng bóng, thành nào cũng tan Nhà lầu, nhà gạch, nhà sàn

Tôi mà ra khỏi tan hoang tức thì

Trang 38

Chuyên môn làm tướng chỉ huy Vài mươi tên lính nhất nhì xôn xao Cùng nhau anh trước em sau

Tôi thì đứng giữa thẳng vào Việt Nam (Chữ A)[66,685]

Thơ lục bát đã thấm nhuần vào tâm hồn người Việt bởi đó là thể thơ giản dị về qui luật, dễ làm, dễ nhớ, lại có khả năng diễn đạt ý đep trong một cung điệu êm đềm Lợi thế của lục bát về mặt hình thức chính là nó vừa đủ ngắn, vừa đủ dài, tứ thơ vừa đi qua vừa đọng lại.Có lẽ do đó người dân Việt Nam xưa và nay trong sân chơi đố đá này dễ đưa ý tưởng độc đáo của mình vào thể lục bát

* Lời đố có dạng thơ lục bát biến thể

Ngoài dạng lục bát thông thường, một số lời đố còn ở dạng lục bát biến

thể Sự biến thể này diễn ra theo hai hướng: thu bớt và mở rộng số tiếng ở cả

hai dòng lục và dòng bát Vị trí hiệp vần của các âm tiết do đó cũng có sự thay đổi

+ Thu bớt số tiếng

Hiện tượng thu bớt số tiếng thường gặp ở câu lục Khi đó, vị trí hiệp vần có sự thay đổi như sau:

Câu lục có 4 tiếng:

(33) Cột ngay chèo cong (4)

Một trăm công tử nằm trong cột chèo (8) (Buồng chuối)[66,101]

(tiếng thứ 4 của câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát)

(34) Thân duỗi thẳng băng (4)

Có lưỡi có răng, ngoạm đâu đứt đó (8) (Cái cưa)[66,356]

Trang 39

(tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ 4 câu bát)

Vị trí hiệp vần cũng tương tự như trường hợp câu lục có 5 tiếng :

(35) Tôi là bạn nông gia (5)

Thân đen đủi bẩn, nhưng mà công to (8)

(Con trâu)[66,248]

+ Mở rộng số tiếng

- Mở rộng số tiếng ở câu lục

Câu lục có 7 tiếng:

(36) Cây xanh xanh lá cũng xanh xanh (7)

Nở bông hoa trắng cho xinh lòng chàng (8) Quả ăn nóng ruột nóng gan (6) Châu lệ hai hàng con mắt đỏ hoe (8)

(Cây ớt, quả ớt)[66,172]

- Mở rộng số tiếng ở câu bát

Số tiếng của câu bát thường thấy được nới thêm thành 9,10 tiếng Sau

đây là ví dụ minh hoạ cho có hai trường hợp trên :

(37) Mỗi người, mỗi nước, mỗi nơi (6) Làm thân con gái nằm chơi trên bụng chồng (9) Đói lo thiếp để trong lòng (6) Áo mặc cho chồng thiếp chẳng bận chi (8) Thiên hạ lắm kẻ yêu vì (6) Giằng đi, kéo lại chẳng bận chi đến chàng (10)

(Cối xay lúa)[66,367] b) Lời đố có dạng thơ song thất lục bát

Lời đố dạng song thất lục bát không nhiều, có 71 lời đố (gồm cả dạng biến thể), chiếm 2%

* Lời đố ở thể song thất lục bát dạng cơ bản

Trang 40

Cấu trúc của thể song thất lục bát dạng cơ bản có 4 câu (2 câu thất, 1 câu lục, 1câu bát) cách gieo vần và phân bố thanh điệu nhưc sau :

* * * * B * T(v) * * * * T(v) * B(v) * B * T * B(v)

* B * T * B(v) T B(v) (v : vần, B : bằng , T : trắc, * : tự do) Nghĩa là : Ở dòng thất trên, tiếng thứ 5 mang thanh B

Ở dòng thất dưới,tiếng thứ 5 mang thanh T

Tiếng thứ 7 (T) của câu thất trên vần với tiềng thứ 5 (T) của câu thất dưới Tiếng thứ 7 (B) của câu thất dưới vần với tiếng thứ 6 (B) của câu lục

Tiếng thứ 6(B) của câu lục vần với tiếng thứ 6(B) của câu bát

Ví dụ lời đố về “cây mía”:

(38) Đầu mọc tóc, tóc xoè (B) đuôi phụng (T)

Thân thì dài,cái bụng(T) thì tròn (B) Lưng thì lắm mắt nhiều con(B)

Kẹp xác lấy nước, nước ngon (B) tuyệt vời (Cây mía)[66,151] * Lời đố ở thể song thất lục bát biến thể

Ngoài thể song thất lục bát cơ bản, một số lời đố ở dạng song thất lục bát biến thể Thường gặp nhất là những trường hợp sau:

- Vị trí hai dòng thất là hai dòng 4 tiếng (39) Nước vào sông đáy

Lửa cháy non cao

Đêm dài hiu hắt gió xao

Sông sâu nước cạn, non cao lửa tàu (Cây đèn)[66,491]

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:22

Hình ảnh liên quan

Dưới đây là bảng tổng kết số lượng câu đố phân loại theo thể văn bản: - Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học

i.

đây là bảng tổng kết số lượng câu đố phân loại theo thể văn bản: Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.2: Số liệu câu đố có mô hình lời đố giống nhau - Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học

Bảng 2.2.

Số liệu câu đố có mô hình lời đố giống nhau Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 3.1: Cấu tạo âm tiết tiếng Việt - Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học

Bảng 3.1.

Cấu tạo âm tiết tiếng Việt Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 3.2: Nét tƣơng đồng giữa vật đem ra đố và vật đem ra so sánh  - Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học

Bảng 3.2.

Nét tƣơng đồng giữa vật đem ra đố và vật đem ra so sánh Xem tại trang 65 của tài liệu.
Dưới đây là bảng tổng kết phương thức xây dựng câu đố dân gian người Việt:  - Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học

i.

đây là bảng tổng kết phương thức xây dựng câu đố dân gian người Việt: Xem tại trang 117 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan