Câu đố có dạng thơ

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 33 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Câu đố có dạng thơ

Trong lời đố có thể tìm thấy rất nhiều thể dạng thơ, từ thể 3 tiếng đến thể 9 tiếng, có hai thể thơ chính thống của Việt Nam là thể lục bát và song thất lục bát. Ngoài ra còn có các thể thơ của Hán văn như thể ngũ ngôn, thể lục ngôn, thể thất ngôn. Lời đố của câu đố có đặc điểm sau:

2.1.1.1. Lời đố có dạng thơ từ 3 đến 9 tiếng

a) Lời đố có cấu tạo là thể 3, 4 tiếng

Số lời đố theo thể 3 tiếng và 4 tiếng có 265 lời đố, chiếm 7,45%. Lời đố 3, 4 tiếng thường là sự miêu tả tối giản, ngắn gọn về vật đố, đưa ra những đặc trưng tiêu biểu nhất của vật đố, dựa vào đặc trưng cơ bản đó mà người nghe dễ dàng nhận ra đó là vật nào.

Ví dụ (24):

a) Thân đầy mắt

Mắt đầy thân Trước khi ăn

Đầu bị vặt. (Quả dứa)[66,118] b) Già màu đỏ Nhỏ màu xanh Ai ăn nhanh Chảy nước mắt (Quả ớt)[66,172] c) Mắt đỏ như ngọc

Lưng trắng như bông Đi nhẹ như không Tai dài vểnh vót.

(Thỏ trắng)[66,247]

Lời đố về quả ớt: ớt có hai sắc chính theo hai giai đoạn phát triển, non màu xanh, đỏ lúc chín (đôi khi màu vàng), song đặc điểm này không phải riêng ớt mới có. Một số loại quả như gấc, cà chua…cũng có đặc điểm như vậy. Điểm khác của ớt là có vị cay nên khi ăn rất dễ chảy nước mắt.Trường hợp đố về quả dứa: đặc điểm “thân đầy mắt, mắt đầy thân” là đặc điểm chung của một số loại quả và cây như quả na, cây tre. Nếu chỉ dừng ở đặc điểm này người nghe khó đoán ra. Cho nên phải nhờ vào dấu hiệu “trước khi ăn đầu bị vặt” vì khi ăn dứa người ta phải bẻ phần ngọn của quả dứa.

Nhìn chung, những câu đố thể 3,4 tiếng có hình thức giống đồng dao,

b) Lời đố có cấu tạo là thể 5,6 tiếng

Số lượng lời đố ở thể 5,6 tiếng không nhiều, chỉ có 133 lời đố, chiếm 3.74%. Những lời đố ở thể này nhìn chung cũng có vần điệu.

Ví dụ (25):

a) Da đầy mụn, đầy rôm

Dáng: khi tròn khi dẹp

Ăn: khi ngọt khi chua.

(Qủa bưởi)[66,86]

b) Đỏ choen choét, toét toè loe

Xanh lè lè, quặp quằm quăm.

(Bắp chuối)[66,101]

c) Lời đố có cấu tạo là thể thất ngôn.

Thể thất ngôn là thể thơ mượn của Trung Quốc. Lời đố theo thể thất ngôn có dạng 2 câu, 3 câu, 4 câu (tứ tuyệt), 5 câu và 8 câu (bát cú). Phổ biến là dạng tứ tuyệt, dạng bát cú rất ít.

Thể thất ngôn dạng 2 câu thường có tính chất đối. Ví dụ :

(26) Trai thanh tân mang trăm hòn đạn

Gái mĩ miều mặc vạn yếm xanh.

(Mo nang)[66,96]

Lời đố trên có sự đối xứng rất chỉnh về số tiếng, cách ngắt nhịp, loại từ:

“trai thanh tân” đối “gái mĩ miều” (cụm danh từ)

“mang” đối “mặc” (động từ)

“trăm” đối “vạn” (số từ)

“hòn đạn” đối “yếm xanh” (cụm danh từ) Lời đố theo thể thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú có tính chất vịnh. Lời đố về cái ống điếu (gồm 8 dòng thơ 7 tiếng) là lời đố có dung lượng lớn nhất thuộc thể thất ngôn này. Ví dụ:

(27) Da em mát lạnh miệng em tròn Chà xát ngày đêm cũng chẳng mòn Dưới chống hai chân dài thòng thọc Giữa là tu huýt nhỏ con con

Chúm miệng phun phun tớt mịt mù Nghĩ lại thân em thiệt cũng sướng Công hầu khanh sướng cũng ôm hôn.

(Cái ống điếu)[66,496]

Lời đố về cái ống điếu là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm theo luật trắc vần bằng. Luật thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng “da em” (BB), vần bằng ở cuối câu “hôn”(B). Mặt khác, hai câu cặp câu 3-4, 5-6 lần lượt đối nhau rất chỉnh.

d) Lời đố có cấu tạo là thể 8 tiếng và 9 tiếng

Lời đố có cấu tạo là thể 8 tiếng, 9 tiếng chỉ có 114 câu đố chiếm 3.2% trong tổng số 3559 câu đố. Nhìn chung ở thể thơ này các câu thơ cũng có sự hiệp vần với nhau. Tuy nhiên, cách hiệp vần tương đối tự do, không cố định ở một vị trí.

Chẳng hạn:

(28) Mình tròn vành vạnh, nước chảy quanh co

Trằng cộc xuống, cá rô lặn cả.

(Ấm nước)[50,466]

(29) Không là con gái, như con gái mới kỳ

Mình đầy gai nhọn, ai ghẹo chi thẹn thò.

(Cây mắc cỡ)[50,148]

Ở ví dụ (28), tiếng cuối của dòng thứ nhất (co) hiệp với tiếng thứ 4 của dòng thứ hai (). Đến ví dụ (29) tiếng cuối của dòng thứ nhất lại hiệp với tiếng thứ 6 của dòng thứ hai.

2.1.1.2. Lời đố có dạng thơ lục bát và song thất lục bát

a) Lời đố có dạng thơ lục bát

Khảo sát trong tuyển tập, chúng tôi thấy số lời đố có dạng lục bát (gồm cả lục bát biến thể) chiếm số lượng rất lớn, gồm 2184 lời đố chiếm 61,37%.

* Lời đố có dạng thơ lục bát thông thường

Ở dạng lục bát thông thường, số tiếng mỗi câu được qui định: câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát) và cứ như vậy nối tiếp nhau. Cách hiệp vần là tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát, rồi tiếng cuối câu bát lại vần với tiếng cuối câu lục. Do đó, câu bát có hai vần: vần lưng ở tiếng thứ 6

vần chân ở tiếng thứ 8. Luật bằng trắc và cách hiệp vần của thơ lục bát thể

hiện qua mô hình sau :

* B * T * B (v)

* B * T * B (v) * B(v)

( v : vần, B : bằng , T : trắc , * : tự do) Ví dụ (30):

Ngoài da lởm chởm chông gai

Bụng bọc trăm trứng ai ai cũng thèm.

(Quả mít)[66,154]

Lời đố dạng lục bát ngắn nhất gồm một cặp lục bát, dài nhất là 6 cặp lục bát. Dưới đây là 2 ví dụ minh hoạ :

(31) Con gì nhảy nhót leo trèo

Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò

(Con khỉ)[66,240]

(32) Chơi chơi cũng lựa anh hùng

Một mình đứng giữa thành chung ai ngờ Sau tui thiên hạ đều nhờ

Trước tôi dân chúng tin thờ lớn lao Trên đầu quyền quí lộc cao

Tôi mà vắng bóng, thành nào cũng tan Nhà lầu, nhà gạch, nhà sàn

Chuyên môn làm tướng chỉ huy Vài mươi tên lính nhất nhì xôn xao Cùng nhau anh trước em sau

Tôi thì đứng giữa thẳng vào Việt Nam.

(Chữ A)[66,685]

Thơ lục bát đã thấm nhuần vào tâm hồn người Việt bởi đó là thể thơ giản dị về qui luật, dễ làm, dễ nhớ, lại có khả năng diễn đạt ý đep trong một cung điệu êm đềm. Lợi thế của lục bát về mặt hình thức chính là nó vừa đủ ngắn, vừa đủ dài, tứ thơ vừa đi qua vừa đọng lại.Có lẽ do đó người dân Việt Nam xưa và nay trong sân chơi đố đá này dễ đưa ý tưởng độc đáo của mình vào thể lục bát.

* Lời đố có dạng thơ lục bát biến thể

Ngoài dạng lục bát thông thường, một số lời đố còn ở dạng lục bát biến thể. Sự biến thể này diễn ra theo hai hướng: thu bớt và mở rộng số tiếng ở cả hai dòng lục và dòng bát. Vị trí hiệp vần của các âm tiết do đó cũng có sự thay đổi.

+ Thu bớt số tiếng

Hiện tượng thu bớt số tiếng thường gặp ở câu lục. Khi đó, vị trí hiệp vần có sự thay đổi như sau:

Câu lục có 4 tiếng:

(33) Cột ngay chèo cong (4)

Một trăm công tử nằm trong cột chèo (8)

(Buồng chuối)[66,101]

(tiếng thứ 4 của câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát)

(34) Thân duỗi thẳng băng (4)

Có lưỡi có răng, ngoạm đâu đứt đó. (8)

(tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ 4 câu bát) Vị trí hiệp vần cũng tương tự như trường hợp câu lục có 5 tiếng :

(35) Tôi là bạn nông gia (5)

Thân đen đủi bẩn, nhưng công to. (8)

(Con trâu)[66,248]

+ Mở rộng số tiếng

- Mở rộng số tiếng ở câu lục Câu lục có 7 tiếng:

(36) Cây xanh xanh lá cũng xanh xanh (7) Nở bông hoa trắng cho xinh lòng chàng (8) Quả ăn nóng ruột nóng gan (6) Châu lệ hai hàng con mắt đỏ hoe. (8)

(Cây ớt, quả ớt)[66,172]

- Mở rộng số tiếng ở câu bát

Số tiếng của câu bát thường thấy được nới thêm thành 9,10 tiếng. Sau đây là ví dụ minh hoạ cho có hai trường hợp trên :

(37) Mỗi người, mỗi nước, mỗi nơi (6) Làm thân con gái nằm chơi trên bụng chồng (9) Đói lo thiếp để trong lòng (6) Áo mặc cho chồng thiếp chẳng bận chi (8) Thiên hạ lắm kẻ yêu vì (6) Giằng đi, kéo lại chẳng bận chi đến chàng. (10)

(Cối xay lúa)[66,367]

b) Lời đố có dạng thơ song thất lục bát

Lời đố dạng song thất lục bát không nhiều, có 71 lời đố (gồm cả dạng biến thể), chiếm 2%.

Cấu trúc của thể song thất lục bát dạng cơ bản có 4 câu (2 câu thất, 1 câu lục, 1câu bát) cách gieo vần và phân bố thanh điệu nhưc sau :

* * * * B * T(v) * * * * T(v) * B(v) * B * T * B(v)

* B * T * B(v) T B(v) (v : vần, B : bằng , T : trắc, * : tự do) Nghĩa là : Ở dòng thất trên, tiếng thứ 5 mang thanh B

Ở dòng thất dưới,tiếng thứ 5 mang thanh T

Tiếng thứ 7 (T) của câu thất trên vần với tiềng thứ 5 (T) của câu thất dưới. Tiếng thứ 7 (B) của câu thất dưới vần với tiếng thứ 6 (B) của câu lục

Tiếng thứ 6(B) của câu lục vần với tiếng thứ 6(B) của câu bát Ví dụ lời đố về “cây mía”:

(38) Đầu mọc tóc, tóc xoè (B) đuôi phụng (T) Thân thì dài,cái bụng(T) thì tròn (B) Lưng thì lắm mắt nhiều con(B)

Kẹp xác lấy nước, nước ngon (B) tuyệt vời. (Cây mía)[66,151]

* Lời đố ở thể song thất lục bát biến thể

Ngoài thể song thất lục bát cơ bản, một số lời đố ở dạng song thất lục bát biến thể. Thường gặp nhất là những trường hợp sau:

- Vị trí hai dòng thất là hai dòng 4 tiếng (39) Nước vào sông đáy Lửa cháy non cao

Đêm dài hiu hắt gió xao

Sông sâu nước cạn, non cao lửa tàu.

- Vị trí hai dòng thất là hai dòng 5 tiếng: (40) Sinh ra từ xứ Huế Trải ra khắp ba kì

Mềm lòng trong đám nữ nhi Trăm năm biết có duyên gì với ai..

(Chiếc nón bài thơ)[66,524]

- Vị trí hai dòng thất là hai dòng 6 tiếng:

(41) Sông không sâu nước đùng đục Dòng không uốn khúc tròn xoe Mùa đông cho chí mùa hè

Thuyền con cập bến sào tre khuấy dòng

(Nồi cơm)[66,520]

- Dòng thất đầu thu bớt còn 6 tiếng, dòng thất sau thu bớt còn 4 tiếng: (42) Cái giống trời đánh không chết

Thánh vật không toi

Dầu cho chín móc mười moi

Không sao giết hết cái nòi hại dân.

(Cỏ ngoắc ngoéo)[66,105]

- Dòng thất đầu thu bớt còn 4 tiếng, dòng thất sau thu bớt còn 5 tiếng: (43) Đầu thì dưới nước

Đuôi thì ở thượng thiên

Mang năm cánh trắng lá mềm

Nằm trong chậu nước, êm đềm chơi xuân.

(Cây thuỷ tiên)[66,190]

Nhìn chung, thể thơ song thất lục bát rất sâu sắc nhưng ít người làm và ít thơ hay. Có lẽ đây là thể loại khó làm hay vì có âm điệu cổ, khúc mắc như leo núi của hai câu thất lại hoà với âm điệu mây ngàn, du dương như nằm

võng của hai câu lục bát. Do đó trong tuyển tập, số lượng lời đố theo thể thơ này có thể đếm được trên đầu ngón tay (chỉ có 71 lời đố).

2.1.1.3. Lời đố có dạng thể thơ hỗn hợp

Ngoài những thể thơ vừa nêu trên, lời đố dạng hỗn hợp trong tuyển tập có số lượng khá nhiều, có tất cả 569 lời đố (chiếm 15.99%). Không phải ngẫu nhiên mà thể hỗn hợp lại có số lượng nhiều như vậy. Sự kết hợp của các dòng thơ 2 tiếng, 3 tiếng, 4 tiếng, 5 tiếng…với nhau rất tự do, ngẫu hứng, một mặt phản ánh lối tư duy rất phóng khoáng của người Việt, mặt khác cho thấy sự phong phú, linh hoạt của ngôn ngữ văn vần trong dân gian.

Dưới đây là một số ví dụ minh hoạ cho một số kết hợp:

(44) a) Cây chi xanh xanh

Không dám ăn Để dành uống

Người thôn quê ưa chuộng

Kẻ thành thị mến yêu. (Cây chè)[66,97]

b) Trên đầu phất cờ lau Nách bồng con nhỏ Tuổi trẻ

Râu ria hoe hoe đỏ

Tuổi già trật áo

Da thịt đỏ au . (Cây ngô)[66,168]

Ở ví dụ (44a), dạng kết hợp của câu đố là 4-3-3-5-5. Còn ví dụ (44b) dạng kết hợp của câu đố là 5-4-2-5-4-4. Ngoài ra còn bắt gặp rất nhiều câu đố có dạng kết hợp khác như 3-3-6-5-6 (câu đố về cây và quả mù u [66,156]), dạng 5-4-4-4-6 (câu đố về ong và mật ong [66,286]).

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)