Căn cứ vào những tri thức nền khác

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 67 - 99)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Căn cứ vào những tri thức nền khác

Tri thức nền là tất cả những tri thức về hiện thực, bao gồm cả những tri thức về tự nhiên và xã hội mà con người lấy làm hệ qui chiếu cho phát ngôn, diễn ngôn. Một cuộc giao tiếp chỉ có thể hình thành và diễn tiến khi các nhân vật giao tiếp có những hiểu biết chung. Ở đây, tri thức nền chính là tiền giả định bách khoa.

Để xây dựng câu đố, người đưa ra lời đố phải nắm được những tri thức nền này.

3.1.2.1. Dựa vào tri thức lịch sử

Rất nhiều câu đố, đặc biệt là đố về các hiện tượng lịch sử nhất thiết người ra đố và người giải đố phải nắm được tri thức lịch sử. Thường dấu ấn lịch sử được tô đậm và đọng lại ở những cá nhân tiêu biểu. Một số câu đố cho thấy nếu không nắm rõ tiểu sử, đặc điểm nhân cách, những biến cố lớn trong cuộc đời họ thì lời đố không đạt tính chính xác, sát thực. Trong tư liệu khảo sát về câu đố, có thể thấy hầu như toàn bộ các triều đại được tái hiện lại khá sinh động. Từ thuở xa xưa, thời vua Hùng dựng nước đến triều đại cuối cùng của nhà Nguyễn. Dưới mỗi triều đại đều có những con người anh hùng lập nhiều chiến công hiển hách làm rạng danh đất nước. Tri thức nền thuộc lĩnh vực lịch sử thể hiện trong câu đố như sau:

Trước hết, lịch sử ghi dấu ở những cá nhân tiêu biểu của từng thời đại với những sự kiện, biến cố trong cuộc đời họ mà những sự kiện này liên quan tới lịch sử nước nhà.

Ví dụ, đã có hàng loạt câu đố về hai Bà Trưng ra đời, tiêu biểu như: (82) Thù chồng nợ nước hỏi ai

Đuổi quân tham bạo, diệt loài xâm lăng Mê Linh nổi sóng đất bằng

Hát Giang ghi dâú hờn căm đến giờ.

(Hai Bà Trưng)[66,658]

Câu đố này đều nêu lên dấu tích chủ yếu của cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng như địa danh Mê Linh (quê hương của hai Bà đồng thời là kinh đô thời Trưng Nữ Vương), địa danh Sông Hát (nơi hai bà lập nhiều chiến công và cũng là nơi hai bà tuẫn tiết), tên tướng giặc Tô Định (tên Thái thú đã giết chết Thi Sách - chồng của Trưng Trắc). Hai Bà Trưng được sử sách đời đời nghi nhớ công ơn.

Cùng là phận nữ nhi, sau thời Hai Bà Trưng có một nhân vật cưỡi voi dữ đánh quân Ngô, đó là Bà Triệu:

(83) Đầu voi phất ngọn cờ vàng

Làm cho nữ giới vẻ vang oai hùng Quần thoa mà giỏi kiếm cung

Đạp luồng sóng dữ theo cùng bào huynh

(Bà Triệu)[66,657]

Lời đố là bảng tóm tắt đầy đủ về người nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh cưỡi voi chiến đấu cùng người anh Triệu Quốc Đạt. Đặc biệt, câu đố có

ý “đạp luồng sóng dữ” nhắc tới một câu nói nổi tiếng của bà: “Tôi chỉ muốn

quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng

làm tì thiếp cho người.”[2,39] .

Lời đố về Ngô Quyền:

(84) Đố ai trên Bạch Đằng Giang

Làm cho cọc nhọn, dọc ngang sáng ngời Phá quân Nam Hán tơi bời

Gươm thần độc lập, giữa trời vung lên.

(Ngô Quyền) [66,644]

Câu đố nhắc đến chiến công đánh tan quân Nam Hán của người anh hùng Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng. Lịch sử ghi lại việc ông dẫn dắt cả một đoàn binh thuyền của địch vào trận địa cọc bịt đầu sắt được bố trí sẵn trên sông Bạch Đằng.

Nói tới Đinh Bộ Lĩnh, không đặc điểm gì in sâu trong tâm khảm người Việt bằng chuyện chăn trâu, dựng cờ lau tập trận của vị Vạn Thắng Vương này:

(85) Vua nào thuở bé chăn trâu

Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành Sứ quân dẹp loạn phân tranh

Dựng nền thống nhất, sử xanh còn truyền.

(Đinh Tiên Hoàng)[66, 634]

Đinh Bộ Lĩnh - người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng là người lập nên cơ nghiệp nhà Đinh. Khi cha mất, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở. Những ngày sống ở quê, trong những lúc đi chăn trâu, Đinh Bộ Lĩnh thường bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước rồi lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên, nhờ trí thông minh, vừa có khí phách lại có tài thao lược, thấy nhân dân khổ vì loạn 12 sứ quân ông dựng cờ khởi nghĩa. Năm Mậu Thìn (968), sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân qui giang sơn về một mối, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

Đố về người anh hùng Phạm Ngũ Lão: (86) Đố ai đan sọt giữa đàng

Giáo đâm lủng vế rõ ràng không hay?

(Phạm Ngũ Lão)[66,649]

Câu đố dựa trên sự kiện lịch sử khi Hưng Đạo Vương đưa quân đi tập trận tắt đường qua làng Phù ủng (quê của Ngũ Lão) để về Thăng Long. Dân chúng dẹp sang hai bên đường cho quân trẩy qua, chỉ riêng một chàng trai đầu để trần, mặc áo rách ung dung ngồi xếp bằng tròn vót nan đan sọt. Quân lính thét! Người đó không tránh! Bị đâm 3 mũi giáo vào đùi, người ấy vẫn không nhúc nhích. Hành động của người anh hùng trẻ tuổi ấy thể hiện hào khí Đông A.

Với người anh hùng Trần Bình Trọng:

(87) Tước vương đất Bắc nào thèm

Mà quân xâm lược hầu đem dụ người Dù quỷ Nam vẫn vui tươi

Đền ơn Tổ quốc thoả đời làm trai.

(Trần Bình Trọng)[66,653]

Câu đố đưa ra chi tiết “dù qủy Nam vẫn vui tươi ” liên quan tới một câu nói nổi tiếng của ông. Khi bị giặc Nguyên bắt ông không chịu ăn. Giặc hỏi việc nước, ông không trả lời. Cuối cùng chúng dụ dỗ :“Có muốn làm vương

đất Bắc không?”.Trần Bình Trọng khảng khái:“Ta thà làm ma nước Nam chứ

không thèm làm vương đất Bắc”[ 24,250].

Một nữ tướng bất khuất, kiên cường trong lịch sử trung đại không kém Trưng Trắc, Trưng Nhị hay Bà Triệu, đó là nữ tướng Bùi Thị Xuân:

(88) Vì nhà vì nước giao tranh

Thanh gươm, yên ngựa, phá thành, đốc quân Sa cơ nào quẩn tấm thân

Mặc voi dày xéo, chết gần chồng con.

Chi tiết “mặc voi dày xéo chết gần chồng con” muốn nói tới bản lĩnh cứng cỏi của người phụ nữ họ Bùi trước hành động trả thù dã man của vua Gia Long. Giáo sĩ Bissachère – người đã mục kích được cuộc hành hình dã man này đã kể lại trong cuốn ký sự “Relation sur le Tonkin et la Cochinchine" xuất bản năm 1802 như sau:

“Bùi Thị Xuân không đổi sắc, tiến đến trước con voi như chọc tức nó. Mấy tên võ quan ra lệnh bắt bà quỳ xuống. Bà cứ thản nhiên tiến bước. Voi lùi lại. Lính cầm giáo thọc vào đùi voi, con vật xông lên giương vòi quắp lấy

bà tung lên trời. Bùi Thị xuân tắt thở… ”. Theo ghi chép của tác giả Quỳnh

Cư [3,535] thì bà bị chết thiêu theo lệnh Nguyễn Ánh vì lệnh dùng voi hành hình không thành. Còn theo Thiên Nam nhân vật chí thì Bà bị lăng trì và đốt cháy cả thi hài. Tuy vậy, trong đa số các cuốn sử chính thống hiện đại thì cái chết của Bà có chi tiết như Bissachère mô tả.

Thứ hai, lịch sử không chỉ ghi dấu ở những cá nhân tiêu biểu mà nó còn lưu giữ ở những địa danh cụ thể.

Câu đố ngoài việc phản ánh cá nhân tiêu biểu của lịch sử còn phản ảnh cả những địa danh nơi ghi dấu những chiến công hiển hách. Đó là: sông Bạch Đằng, Gò Đống Đa, Ải Chi Lăng v.v...

Sông Bạch Đằng - chứng nhân lịch sử - từng chứng kiến biết bao chiến thắng giòn giã của dân tộc Việt Nam đã ghi trong câu đố:

(89) Giữa dòng từng cắm cọc lim

Mấy đời thuyền giặc tan chìm nơi đây.

(Sông Bạch Đằng)[66,627]

Là gò Đống Đa:

(90) Nơi nào gần chốn kinh đô

Thây giặc chết, chất thành gò đống cao.

Gò Đống Đa nằm bên đường phố Tây Sơn, phường Quang Trung, thành phố Hà Nội. Tại đây năm 1789 quân Tây Sơn đã đại phá và đánh thắng quân Thanh trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa khiến thây giặc chất chất thành gò. Nơi đây có một bia đá khắc dòng chữ “ .. đánh cho sử chi Nam Quốc anh

hùng chi hữu chủ ” (đánh cho biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ).

Là ải Chi lăng nơi tướng giặc Liễu Thăng bị chém đầu: (91) Nơi nào rừng núi một màu

Cửa ải tướng giặc mất đầu lăn gô.

(Ải Chi Lăng) [66,619]

Là núi Vụ Quang (Hà Tĩnh) gắn với người anh hùng Phan Đình Phùng mưu lược trong chiến đấu:

(92) Tháo nước giết giặc nơi nào

Là căn cứ điểm anh hào khởi quân.

(Núi Vụ Quang)[66,626]

Là làng Phù Đổng gắn với sự tích người anh hùng Thánh Gióng 3 tuổi ra quân giết giặc:

(93) Nơi nào sự tích lạ kỳ

Trẻ thơ ba tuổi đã đi giết thù.

(Làng Phù Đổng) [66,624]

Câu chuyện xảy ra vào đời Hùng Vương thứ 6 khi giặc Ân hùng mạnh sang xâm lược nước ta. Một đứa trẻ suốt ba năm chỉ biết nằm ngửa đã đột nhiên thốt lên nói khi nghe tiếng sứ giả đến làng rao cầu hiền.

Đặc biệt nhất là di tích thành Cổ Loa, một chứng tích thể hiện trí tuệ quân sự tuyệt vời của tổ tiên:

(94) Nơi nào thành đắp công phu

Nỏ quý bắn giặc chết như ngả rừng.

Câu đố đề cập đến giai đoạn lịch sử thuộc đời nhà Thục (257 T – 208 T

). Thục Phán An Dương Vương hợp nhất nước Văn Lang của người Lạc Việt đặt quốc hiệu là Âu Lạc đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Ông cho xây thành Cổ Loa “thành có 9 vòng, chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giứ 6,5km, vòng trong cùng 1,6 km” [24,209]. Chi tiết “nỏ quý bắn giặc” chỉ việc tướng Cao Lỗ đã sáng chế ra nỏ liên châu bắn ra một loạt mũi tên, không giống như nỏ bình thường chỉ bắn phát một. Hơn nữa, chi tiết này còn được thần thoại hoá thành câu chuyện Thần Kim Quy hiện lên giúp An Dương Vương xây thành bằng cách rút móng chân rùa dùng để làm lẫy nỏ tạo thế thần linh cho nỏ diệt quân Triệu Đà.

Tóm lại, câu đố vễ lĩnh vực lịch sử đều dựa trên những sự kiện có thật trong lịch sử nước nhà. Mỗi câu đố là một bản tóm tắt khá đầy đủ và hoàn chỉnh về một con người, một giai đoạn lịch sử. Điểm qua có thể thấy lịch sử Việt nam trong câu đố có gần như đầy đủ các thời kì. Từ truyền thuyết Kinh Dương Vương, nhà Thục, phong kiến phương bắc đô hộ lần thứ nhất, thời Trưng Nữ Vương, phong kiến phương bắc đô hộ lần 2, nhà Triệu, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, triều Lê – Mạc, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn. Có thể nói, câu đố dân gian đã đi suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ cổ xưa đến hiện đại.

3.1.2.2. Dựa vào tri thức văn hoá - phong tục, tập quán

Mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có đặc trưng văn hoá khác nhau, có những phong tục khác nhau. Phản ánh nét văn hoá hay phong tục từng địa phương, tác giả dân gian phải am hiểu về văn hoá của địa phương đó trên cơ sở hiểu biết về nền văn hoá chung của dân tộc. Trong câu đố, có rất nhiều nét văn hoá được nói tới. Có thể điểm qua một số nét văn hoá sau:

a)Văn hoá lễ tết.

Câu đố phản ánh phong tục đón Tết của người Việt thông qua những nét văn hoá như trồng cây nêu, chơi cành đào, viết câu đối,v.v..., ví dụ:

(95) Tết đến tôi được đem trồng

Dựng thẳng trước ngõ, trước sân, trước nhà Thế rồi mùng bảy xuân ra

Mọi nhà hết tết thế là hạ tôi.(Cây nêu)[66,442]

- Thú chơi cành đào

Theo tục lệ, nhân dân ta quan niệm rằng cành đào có thể trừ được ma quỷ. Trong Nam, cây đào hiếm nên dân Việt thường cắm cành mai. Tuy nhiên theo quan niệm của người hiện đại, Tết nhất thiết phải có cành đào trong nhà. Hoa đào sẽ làm cho xuân mới ấm áp, tươi tắn hơn. Bởi vậy mới có câu đố:

(96) Không có nó

Tết không về Nở khắp nhà Cả áo bé.

(Hoa đào)[66, 120]

- Thú chơi câu đối

Bên cạnh tục trồng cây nêu, câu đố còn đề cập tới thúchơi câu đối Tết:

(97) Đôi bên hay chữ như nhau

Đồng môn, đồng cỡ, đồng màu cả đây Chào xuân đón Tết cùng ngày

Cớ sao bên ấy, bên này chọi nhau.

(Câu đối)[66,438]

Cùng với tục trồng cây nêu, người Việt xưa còn chuộng chơi câu đối mỗi khi tết đến xuân về. Chơi câu đối là một nét văn hoá đọc đáo, một thú vui tao nhã, một trò chơi trí tuệ đặc biệt của dân tộc ta. Mỗi câu đối là một công trình nghệ thuật sâu sắc về ý, tinh tế về lời, từ ngữ được đẽo gọt công phu. Ngày nay, nhiều nhà thư pháp hay dân chúng vẫn còn thú chơi câu đối tết. Không những chơi câu đối bằng chữ Hán mà còn viết bằng chữ Việt khá bay bướm.

- Tục gói bánh chưng

Tết có cây nêu, có câu đối đỏ và không thể thiếu bánh chưng xanh.Câu đố về cái bánh chưng sau đây đã gợi mở tục thờ cúng trong ngày Tết:

(98) Mình mắc áo ba lá Da trắng như bông Thắt giải lưng hồng Thờ ba ngày tết. (Bánh chưng)[66,448] b) Văn hoá thờ cúng

Tục thờ cúng của người Việt là toàn bộ các hình thức, lễ nghi cúng bái nhằm bày tỏ lòng tôn kính của các thế hệ sau với người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ. Tục thờ cúng của người Việt ra đời trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người ta chết, tin rằng con người ta chết đi là về với tổ tiên nơi chín suối. Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành, gây dựng cuộc sống cho con cháu.

Câu đố không những cho ta biết văn hoá lễ tết như đã nói trên mà còn cho biết cả văn hoá thờ cúng của người Việt qua một số trường hợp:

(99) Em là hoa cúng ở chùa

Cùng là tên một ông vua đại tài Nặng đi cho sắc đến thay

Cố đô cổ kính, chẳng hay là gì.

(Huệ, huế)[66,702]

Hoa dùng để cúng ở chùa là hoa Huệ. Tên hoa Huệ trùng với tên người anh hùng Nguyễn Huệ, cho nên câu đố còn chứa đựng tri thức lịch sử rất rõ.

Bên cạnh hoa huệ, văn hoá thờ cúng của người Việt còn thể hiện qua các loại quả như quả na, quả chuối như trong câu đố:

Để ngay bàn Phật.

( Quả chuối)[66, 99]

(101) Lưng đâu sao gọi là đầy

Việc chi mà phải đêm ngày van xin Người người sao khéo cả tin

Dâng cúng Trời, Phật được thêm phước lành.

(Quả mãng cầu (na ))[66,146]

c) Văn hoá ẩm thực

Văn hoá ẩm thực của người Việt được nói tới thông qua câu đố chủ yếu nói về tục ăn trầu và hút thuốc lào.

Câu đố sau liên quan tới tục ăn trầu của người Việt: (102) Phơn phớt môi son đỏ đỏ tươi

Gặp người ngoại quốc ắt không mời Nhạt nồng phó mặc người ưa thích Thắm mặn duyên lành phải chọn nơi.

(Miếng trầu)[66,465]

Theo quan niệm của người việt "miếng trầu là đầu câu chuyện”, miếng trầu tuy không đắt đỏ nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, ý nghĩa. Giầu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng trầu đi đôi với lời chào. Người lịch sự không “ăn trầu cách mặt” nghĩa là đã tiếp thì tiếp cho khắp vì trầu cau

“đầu trò tiếp khách”, là biểu tượng cho sự tôn kính nên được dùng phổ

biến trong các lễ tế thần, lễ cúng gia tiên, lễ tang, cưới hỏi, lễ thọ, lễ mừng. Liên quan tới miếng trầu, có rất nhiều sự vật được đem ra đố.

Trước tiên là cây cau:

(103) Cây bung xung, lá bung xoe

Là quả cau:

(104) Bắt đầu đội nón Chóp mắc áo xanh Đi quanh một vòng

Thay đội nón bằng mắc áo trắng.[66,90]

Là lá trầu không:

(105) Chặt đuôi rồi lại xẻ mình

Có ông bạc má ngồi rình một bên.[66,194]

Là miếng vỏ chay: vỏ chay khi đem nhai sẽ có màu như màu của máu: (106) Ăn thì say, nhay nhay những máu

Con cháu đòi ăn, bà chẳng cho ăn

Bà đem bà bán[66,464]

Là ống nhổ quết trầu:

(107) Anh ngồi đâu, em cũng ngồi chầu

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 67 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)