7. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Hiện tƣợng luận cứ đồng hƣớng lập luận trong câu đố
Chúng ta đã nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa các luận cứ p1, p2... với kết luận r. Khi các luận cứ có quan hệ đồng hướng lập luận có nghĩa là p1, p2 được đưa ra đều dẫn đến một r chung nào đấy, kí hiệu:
p1 r p2 r
Trong câu đố, một vật đố có nhiều lời đố là biểu hiện của hiện tượng luận cứ đồng hướng lập luận. Hầu như tất cả các vật đố trong Tổng tập đều có ít nhất là hai lời đố trở nên.Ví dụ các lời đố về “cối xay lúa” sau đây sẽ làm rõ tính chất đồng hướng lập luận của luận cứ.
(62) a) Bốn mùa xuân hạ thu đông Cởi áo đàn trẻ tôi không ngại gì Giúp người công cán nài chi Ai ghét cũng mặc, yêu vì cùng ơn.
[66,365]
b) Bưng một thúng thóc
Đổ vào thâm cung
Thâm cung có ruột tròn tròn
Có răng mọc chéo, khe mòn xoay quanh Nuôi con ở vậy một mình
[66,365]
c) Không mặt mà cũng không tai
Bốn chân hai miệng hai tai không đầu Thêm hai hàng lớn bầu bầu
Mỗi hàng trăm lưỡi răng nâu nõn nà Khi điên gầm thét vang nhà
Tiếng như lệnh vỡ, thúc mà vạn binh.
[66,366] d) Lù lù mà đứng góc nhà Hễ ai đụng đến thì oà khóc lên. [66,366] e) Mình bằng tre Ruột bằng đất Đứa ở dưới trụ tròn có khấc Đút vô lỗ mòn đứa ở trên Buồn thời hai đứa nằm im
Vui thời hai đứa chạy quên đêm ngày.
[66,367]
f) Người thì cao lớn trượng phu
Đánh rắm phù phù, ẻ cứt lỏn nhon.
[66,367]
g) Anh bên kia sông, em bên ni sông
Anh đuổi cùng vòng chẳng bắt được em.
[66,369] v.v...
Đây là 7 lời đố tiêu biểu về cái cối xay lúa. Mỗi lời đố có một hoặc hơn một luận cứ nêu một hoặc nhiều đặc điểm (và sự kết hợp ngẫu nhiên của những đặc điểm đó) của cối xay lúa.Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra những luận cứ
sát với đối tượng, không kể đến những hình ảnh gây nhiễu. Cụ thể với từng trường hợp như sau:
pa = chức năng bóc tách vỏ ( như thóc, đỗ...):“cởi áo đàn trẻ”
pb = động tác đổ lúa vào cối: “bưng một thúng ngọc/đổ vào thâm cung” = cấu tạo bên trong của thớt trên: “thâm cung có ... xoay quanh” pc = đặc điểm cấu tạo: “không mặt ... nõn nà”
= âm thanh phát ra khi quay: “khi điên gầm thét ... vạn binh” pd = vị trí thường đặt cối: “góc nhà”
= phát ra tiếng động khi quay: “hễ ai đụng đến thì oà khóc ngay” pe = chất liệu cấu tạo: “mình bằng tre/ruột bằng đất”
= tính chất mặt thớt trên (có khấc để nghiền): “đứa ở dưới trụ tròn có
khấc”
pf = hình dáng kích thước: “người thì cao lớn trượng phu” = âm thanh khi quay:“đánh rắm phù phù”
= hạt thóc vỡ rơi xuống: “ẻ cứt nhỏn nhon”
ph = vị trí hai cái tai cối tuy gần nhau nhưng không bao giờ gặp được nhau: “anh đuổi cùng vòng, chẳng bắt được em”