Mục đích của đề tài là thông qua nghiên cứu tình hình quản lý ngân sách huyện trên địa bàn huyện nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực góp phần củng cố tăng cường công tác quản lý Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tải liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Tác giả luận văn
Chữ ký
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh té tai Truong Dai hoc Thuy
Lợi, được sự đồng ý của Trường Đại học Thủy Lợi và sự nhất trí của giảng viên hướng dẫn PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân, Tác giả đã tiến hành thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế với đề tài: “Tăng cường công tác quản lý Ngân sách nhà nước huyện Tràng Định, tinh Lạng Sơn”
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, Tác giả đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các quý thầy cô, các anh chị trong tập thể lớp Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy Lợi, và các thay cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn;
PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân, Cô đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận
van nay;
Xin gửi lời cảm ơn tới những ý kiến đóng góp và sự động viên của gia đình, bạn bè, các anh/chị trong lớp cao học 24QLKTI12 trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
luận văn thạc sĩ;
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo HĐND&UBND huyện Tràng Định,
Phòng Tài Chính — Kế hoạch huyện Tràng Định, Chi cục Thuế Tràng Định và Kho bạc
Nhà nước Tràng Định đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho Tác giả nguồn tải liệu tham khảo quý báu, cảm ơn tất cả các tác giả của những cuốn sách, bài viết, công trình nghiên cứu được đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn này
Hà Nội, thắng năm 2017 Học viên
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ¿©5525 2E2EEE2EEEEEEEEEEEEEE2517121 11 re vi DANH MỤC BẢNG BIỂU - 26 2221 39 E3 E5 1 1215112111111 115 11111 vii DANH MUC CAC TU VIET TAT woicecccccccccccsccccsesescseesesssscsesssscscsessesessssesssnssessenees viii PHAN MO DAU ciecececccsccsccssccsccsescsscsesesscsescsscssssscscssesessssscssssscsssssassnsesseassesseesseeass 1 CHUONG 1 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE NGAN SACH NHA NUGC VA QUAN LY NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 3
1.1 Tổng quan về Ngân sách nhà nƯỚC + + s* + +E+k+E£E#E#EeEeEeEererrerees 3 1.1.1 Khái niệm về Ngân sách nhà nước . - + s + s+x+x+x+x+kzeeseeeesexe 3 1.1.2 Đặc điểm về Ngân sách nhà nước . + + + + sx+x+x+k+k+keeeeeeseee 4 1.1.3 Tổ chức hệ thông NSNN và phân cấp NSNN c-cccccccee 6 1.2 Ngân sách nhà nước cấp huyện trong hệ thống NSNN - 11 1.2.1 Khai niém NSNN cap huyén oo ccceceeseesesescsesescscscscssssssevevens 11 1.2.2 Dac diém NSNN cap huy6én.iw.cccccccscsessesesescseststsssscecssssssevevens 11 1.2.3 Vai trO NSNN cap HUyén eo cccccccccscccccecsssssssescscsesestsssscssssssssavavens 12
1.2.4 Nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện - 14
1.3 Nội dung quản lý NSNN cấp huyện . 61x SE SEEEEEEEsEsrerrerees l6 1.3.1 Công tác lập dự toán NSNN cấp huyện 5-56 +s+xsesesescee l6 1.3.2 Công tác chấp hành dự toán NSNN cấp huyện . - s: 19 1.3.3 Công tác kế toán, quyết toán NSNN cấp huyện . -s: 22 1.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện . - +: 24 1.4 Các nhân tổ ảnh hưởng đến công tác quản lý Ngân sách nhà nước cấp
0/5012 ẽỀẼỀắỀ Ề nắn 25
1.4.1 Co chế quản lý NSÌNN -G c1 11 SE EETHTTnnn ng rreg 25 1.4.2 Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thông NSNN 25
1.4.3 Chính sách và thể chế kinh tẾ . -+-+- 5 2 2+s+£+£££E+£z£EzEzEzrxzeze 26
1.4.4 Tổ chức bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý NSNN cấp |) (S1 paa' 26
Trang 41.5.1 Những kinh nghiệm từ các địa phương << «<< <ss52 27 1.5.2 Những công trình khoa học có liên quan đến đề tài - 29 Kết luận chương Í - - - - kkSEEEE9E9 SE SE E1 1111112111111 1xx ekrei 31 CHUONG 2 THUC TRANG VE CONG TAC QUAN LY NSNN HUYEN TRANG DINH — TINH LANG SON 00 .eeessessessessessseesnecscenecsnecuecsnecsseenecsnecueeeneesneenseeneeneetees 32
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tràng Định — Tỉnh Lạng
S0“ 32
2.1.1 Đặc điểm địa lý - tự nhiên - - «+ EEEEgEeEererrerees 32
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 32
2.2 Các cơ quan quản lý NSNN huyện Tràng Định . - - 5+<<<<<<<2 34 2.2.1 Hội đồng nhân dân huyện Tràng Định . 5 +c+cscscececee 34 2.2.2 Phòng tài chính - kế hoạch huyện Tràng Định 5-5-5 +: 35
2.2.3 Kho bạc Nhà nước Trang Định - 555552225 s+2 36
2.2.4 Chỉ cục Thuế huyện Tràng Định - 2-6 +s+x+E+EeEsEererererees 37 2.3 Thực trạng về công tác quản lý NSNN huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai 0082080201077 5 37
2.3.1 Công tác lập dự toán NSNN LccQHHHHH HH HH HH HH HH1 1xx 37 2.3.2 Công tác chấp hành dự toán NSNN -c-cccccctsesrsrererreeo 42 2.3.3 Cơng tác quyết tốn NSNN c-cs tt SE HH ng rreg 59 2.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách huyện Tràng Định 61 2.3.5 Đánh giá về công tác quản lý ngân sách huyện Tràng Định 61 Kết luận chương 2 ¿- - - k11939E9 5E E111 1111111111111 1111111 ckrki 68 CHUONG 3 GIAI PHAP TANG CUONG CONG TAC QUAN LY NGAN SACH )jP9)001909801040)080:7.0)0609))) 075 70
3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Tràng Định trong giai 0018201020200 70
Trang 53.2.1 Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN 5s + crrrrxeeeeeed 72 3.2.2 Thực hiện tốt quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN phù hợp với điều kiện của địa phương . ¿- + + s+s+k+k+ESESEE+EEkeESErkrkrkerererered 79 3.2.3 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm
0100158300783) a ae 02
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam ¿2-2 + + +E+E+k+EsESEErkrkrrsrees 8 Hình 2.1 Cơ cầu kinh tế huyện Tràng Định . (+ << St EEEEeEeEererrerees 33 Hình 2.2 So sánh các nguồn thu và xu hướng các khoản thu chính 5-5- 47 Hình 2.3 So sánh thu ngân sách huyện và thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2016 48 Hình 2.4 Cơ cầu các khoản chỉ ngân sách giai đoạn 2013-2106 . - 55-52 53 Hình 2.5 Cơ cấu các khoản chỉ chu yếu trong chỉ thường xuyên giai đoạn 2013-
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIÊU
Bảng 2.] Tổng hợp dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2013-
Bang 2.2 Tống hợp dự toán chỉ NSNN huyện Tràng Định giai đoạn năm 2013-2016.41 Bảng 2.3 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện Tràng Định
5:)80100820060/201 017 44
Bảng 2.4 Tốc độ phát triển liên hoàn thu ngân sách trên địa bàn huyện Tràng Định 54:)89/08i71502006/201 7007077 a 45
Bảng 2.5 Cơ cầu các khoản thu nội địa huyện Tràng Định giai đoạn 2013-2016 46
Bảng 2.6 Thu ngân sách huyện được hưởng theo phân cấp giai đoạn 2013 - 2016 48
Bảng 2.7 Tổng hợp chỉ ngân sách huyện Tràng Định giai đoạn 2013-2016 50
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT
CNH, HDH Công nghiệp hóa, hiện đai hóa
DTXDCB Dau tu xây dựng cơ ban HĐND Hội đồng nhân dân
KBNN Kho bạc Nhà nước
Trang 9PHAN MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách huyện có vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tôn tại và hoạt động của chính quyên huyện và cấp chính quyền cơ sở đồng thời là một công cụ để chính quyền huyện thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Tuy nhiên do ngân sách huyện là một cấp ngân sách trung gian ở giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp xã nên đôi khi ngân sách huyện chưa thể hiện được vai trò của mình đối với phát triển kinh tế - Xã hội địa phương
Đặc biệt là từ khi Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 25/06/2015 với mục tiêu và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, nhăm tăng cường tiềm lực tài chính đất nước, quản lý thống nhất nên tài chính quốc gia, xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, thúc đây
vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả Từ đó tăng tích lũy để thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng an ninh và đối ngoại Do đó ngân sách huyện cần phải xác định rõ vai trò quan trọng của mình đôi với sự phát triên của cả nước nói chung và địa phương nói riêng
Tràng Định là một huyện miền núi nằm ở phía bắc của tỉnh Lạng Sơn, có nhiều tiềm năng thế mạnh như giáp hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn và đường biên giới với Trung
Quốc, giao thông đi lại thuận lợi Tuy nhiên Tràng Định vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Điều đó được thể hiện rõ nhất trên các mặt kinh tế, xã hội,về các cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là kết cầu hạ tang, vé luc lượng sản xuất và năng suất lao động còn
yếu kém và lạc hậu Với tình trạng đó thì chưa thể đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh và đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là Huyện Tràng Định còn quá thiếu nguồn vốn vật chất, khả năng quản lý và sử dụng các nguôn vôn còn yêu kém
Do vậy để chính quyền huyện thực thi được hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế xã hội
mả nhà nước giao cho thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế địa
Trang 10ngân sách huyện đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phân đâu đối với cấp huyện Vì thế hơn bao giờ hết công tác quản lý ngân sách huyện là một nhiệm vụ luôn được quan tâm Xuất phát từ những yêu cầu và thực tiễn trên, học viên lựa chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý Ngân sách nhà nước huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài có tính cấp thiết và ý nghĩa cho luận văn của mình 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là thông qua nghiên cứu tình hình quản lý ngân sách huyện trên địa bàn huyện nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực góp phần củng cố tăng cường công tác quản lý Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý NSNN huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 3.2 Pham vi nghién citu
a Phạm vi về không gian
Công tác uản lý NSNN tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn b Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu công tác quản lý NSNN huyện Tràng Định trong giai đoạn 2013-2016 4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Trang 11CHUONG1 — CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE NGAN SACH NHÀ NUOC VA QUAN LY NGAN SACH NHA NUOC CAP HUYỆN
1.1 Tổng quan về Ngân sách nhà nước 1.1.1 Khái niệm về Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phản ánh những
mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội trong điều kiện còn tỐn tại quan hệ hàng hóa - tiền tệ và được sử dụng như một công cụ thực
hiện các chức năng của Nhà nước Điều này nghĩa là sự ra đời và tôn tại của NSNN
găn liên với sản xuât hàng hóa, với sự ra đời và tôn tại của Nhà nước
Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực thực hiện duy trì và phát triển xã hội thường quy định các khoản thu mang tính bắt buộc các đối tượng trong xã hội phải đóng góp để đảm bảo chỉ tiêu cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và các nhiệm vụ
chi của Nhà nước Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của các chế độ xã hội khác nhau, nhiều khai niệm về NSNN đã được đề cập theo các giác độ khác nhau
Dưới góc độ pháp lý, NSNN là một văn kiện lập pháp hay một đạo luật chưa đựng hay
có kèm theo một bảng kê khai các khoản thu chỉ dự liệu cho một thời gian nào đó, là
một khuôn mẫu mà các cơ quan lập pháp, hành pháp cùng các cơ quan hành chính phụ thuộc phải tuân theo
Dưới góc độ tài chính, NSNN là kế hoạch thu, chỉ tài chính hàng năm của Nhà nước
được xét duyệt theo trình tự pháp định
Theo luật ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2015 thì: “NSVN là toàn bộ các khoản
thu, chỉ của Nhà nước được dự toản và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định do cơ quan nhà nước có thâm quyên quyết định đề bảo đảm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [9]
NSNN được cơ quan lập pháp của ban hành, là hệ thống mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tải chính nhằm
Trang 12NSNN với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đơn vị hành chính sự nghiệp,
các tầng lớp dân cư, thị trường tài chính và hoạt động tài chính đối ngoại với các quốc gia khác Bản chất ngân sách gắn liền với bản chất chính trị và bản chất giai cấp cầm quyên, thông qua ngân sách nhà nước nhà nước sẽ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất đồng thời chồng độc quyên
1.1.2 Đặc điểm về Ngân sách nhà nước
NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy Nhà nước, vừa là công cụ hữu hiệu để
Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vẫn đề xã hội nên có những
đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với quyền lực kinh tế -
chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định NSNN là một bộ luật tài chính đặc biệt, bởi lẽ trong NSNN, các chủ thể của nó được
thiết lập dựa vào hệ thống các pháp luật có liên quan như hiến pháp, các luật thuế,
nhưng mặt khác, bản thân NSNN cũng là một bộ luật do Quốc hội quyết định và thông
qua hằng năm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế - xã hội có liên quan phải tuân thủ
Thứ hai, NSNN luôn gan chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa đựng lợi ích chung,
lợi ích công cộng Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu — chỉ của NSNN và hoạt động thu — chi nay nhằm mục tiêu giúp Nhà nước giải quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các nguôn tài chính quôc gia giữa Nhà nước với các tô chức kinh tê - xã hội, các tang lop dan cu
Thứ ba, NSNN là một bản dự toán thu chị Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập
NSNN và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo Thu, chỉ NSNN là cơ sở dé thực hiện các chính sách của Chính phủ Chính sách nào mà không được dự kiến trong NSNN thì sẽ
không được thực hiện Chính vì như vậy mà, việc thông qua NSNN là một sự kiện chính trị quan trọng nó biểu hiện sự nhất trí trong Quốc hội về chính sách của Nhà
Trang 13Thứ tư, NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia Hệ
thông tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung g1an tài
nhà nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kính tệ nào ngân sách nhà nước đêu phải thực hiện
Thứ hai: Ngán sách Nhà nuớc là công cụ điều tiệt thị trưởng, Bình ôn giá ca và chông lam phat
Đặc điểm nỗi bật cúa nên kinh tễ thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tôi đa, các yếu tô cơ bán của thị trưởng là cung cầu và
giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chỉ phối hoạt động của thị trường Sự mất cân đối giữa cung và câu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyên vốn của các doanh nghiện từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương nảy sang địa phương khác Việc dịch chuyên vốn
hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cầu kinh tế, nền kinh tế phát triển khong can đối
Do dé, dé dam bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng nhà nước phải sử dụng ngắn sách để can thiệp vào thị trường nhằm binh ôn giá cả thông qua công cụ
thuế và các khoản chỉ tử ngân sách nhà nước dưới các hình thức tài trợ von, tro giá và
sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài chính, Đông thời, trong quá trình điều tiết thị trường ngân sách nhà nước còn tác động đến thị trường tiên tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn qua đó
góp phân kiểm soát lam phat
Thứ bạ: Ngàn sạch Nhà nước là công cụ địmh huỏng phổi triên sạn xuái
Đề định hướng và thúc đấy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử đụng công cụ thuế và chỉ
ngân sách Băng Công cụ thuê một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác nhà
Trang 14với các khoản chỉ phát triển kinh tế, đâu tr vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tê
mũi nhọn nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng đân các nguồn vốn đâu †ư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiệt đề hình thánh cơ cầu kinh tề hợp lý
Thứ tư: Ngún sách Nhà nước là công cụ điệu chính thu nhận giữa các táng lớn ddan cư
Nên kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp đân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phôi lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư Ngân sách nha
nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử đụng để điều tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuê thu nhập luỹ tiên, thuế tiên thụ đặc biệt một mặt tạo nguồn
thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp đân cư có thu
nhập cao Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chỉ của ngân sách nhà nước như chỉ
trợ cấp, chỉ phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội: phòng chống dịch bệnh, phố cập giáo dục tiêu học, dân số và kế hoạch hoá gia đình lá nguồn bố sung thu nhập cho tâng lớp dân cư có thu nhập thấp
Các vai trò trên của Ngân sách nhà nước cho thầy tính chất quan trọng của Ngân sách nhà nước, VỚI các công cụ của nó có thê quản lý toàn điện và có hiệu quả đôi với toàn `
bộ nên kinh tế
1.1.3 Tổ chức hệ thống NSNN và phân cấp NSNN 1.1.3.1 Nguyên tắc tô chức hệ thống NSNN
Tổ chức hệ thống NSNN căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật NSNN, luật pháp hiện hành và theo yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của đất nước Theo Hiến pháp 2013, mỗi cấp hành chính có một cấp ngân sách riêng để
cung cấp phương tiện vật chất cho chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình trên lãnh thô
Nguyên tắc tô chức hệ thống NSNN dựa trên hai nguyên tắc chủ yếu sau
Trang 15những quy định của Nhà nước về quản lý, tô chức điêu hành, cũng như về các chê độ,
định chế về tài chính
Nguyên tắc tập trung dân chủ: Thể hiện qua hai mặt:
Mặt tập trung: Được biểu hiện là hầu hết, phần lớn NSNN được tập trung ở NSTW nhăm giải quyết những vẫn để kinh tế - xã hội của đất nước Mặt khác NS cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo của NS cấp trên và NS cấp trên có quyền kiểm tra, quản lý, giám sát từ khâu lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách cấp dưới
Mặt dân chủ: Thể hiện mỗi cấp chính quyền có một ngân sách theo phân cấp quản lý, có quyền quyết định, chủ động điều hành NS cấp mình trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyên câp mình một cách tự chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hệ thống NSNN ở nước ta là một nguyên tắc xuyên suốt công tác tô chức của Nhà nước được sử dụng một các linh hoạt trong từng thời ky, có lúc tăng cường tập trung
1.1.3.2Hệ thống NSNN
Trang 16NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM NGÂẦN SÁCH NGÂẦN SÁCH TRUNG ƯƠNG ĐỊA PHƯƠNG NGÂN SÁCH CẤP TỈNH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG NGÂN SÁCH CẤP XÃ VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
Hình 1.1 Hệ thông ngân sách Nhà nước Việt Nam Ngân sách địa phương bao gồm:
+ Ngân sách cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương ( gọi chung là ngân sách cấp tỉnh) + Ngân sách cấp Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là ngân sách cấp huyện) + Ngân sách cấp Xã, Phường, Thị trấn ( gọi chung là ngân sách cấp xã) 1.1.3.3 Phân cấp quản lý NSNN
Phân cấp quản lý ngân sách là quá trình Nhà nước ở Trung ương phân giao nhiệm vụ quyên hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyên địa phương trong hoạt động quản lý ngân sách
Khi nói đến phân cấp quản lý NSNN người ta thường hiểu theo nghĩa trực diện, dễ
cảm nhận đó là việc giao nhiệm vụ thu, chi giữa các cầp chính quyên Thực chât nội
Trang 17Nhà nước trung ương và các cấp chính quyền nhà nước địa phương trong việc xử lý các vẫn đề liên quan đến hoạt động của ngân sách Nhà nước
Nguyên tắc phân cấp NSNN:
Thứ nhất: đảm bảo tính thống nhất của hệ thống NSNN
Thứ hai: phân cấp thực hiện động bộ giữa cấp quản lý kinh tế -xã hội với tổ chức bộ máy hành chính Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền nhà nước trong kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của từng cấp
Thứ ba: Đàm bào vai trò chủ đạo của NSUW, đồng thời đảm bảo tính độc lập tự chủ
của NSĐP phù hợp với chỉ đạo cấp trên và điều kiện cụ thể của địa phương Thứ tư: Đảm bảo tính công băng, minh bạch trong phân cấp
Nguyên tặc phán cấp quản lý nguôn thu, nhiệm vụ chỉ và quan hệ giữa các cáp ngán sách:
Một là Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyên địa phương được phân
câp nguôn thu và nhiệm vụ chi cụ thê
Hai là Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi
quôc gia, hồ trợ địa phương chưa đảm bảo tự cân đôi được ngân sách và hô trợ có mục
tiêu cho các địa phương
Ba là Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chỉ được giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguôn thu, nhiệm vụ chỉ giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quan lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của môi câp trên địa bàn
Bốn là Nhiệm vụ chỉ thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tải chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết
định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm
Trang 18Năm là Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chỉ của mình thì phải phân bố và giao dự toán cho co quan cấp dưới được ủy quyên để thực hiện nhiệm vụ chỉ đó Cơ quan nhận kinh phí ủy quyển phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này
Sáu là Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (3%) đôi với các khoản thu phân chia giữa các câp ngân sách và sô bô sung từ ngân sách câp trên cho ngân sách câp dưới trên cơ sở bảo đảm công băng, phát triên cân đôi giữa các vùng, các địa phương
Bẩy là Trong thời kỳ ôn định ngân sách:
a) Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp
ngân sách;
b) Hăng năm, căn cứ khả năng cân đôi của ngân sách câp trên, cơ quan có thâm quyên quyết định tăng thêm sô bô sung cân đôi ngân sách từ ngân sách câp trên cho ngân
sách câp dưới so với năm đầu thời kỳ ôn định;
c) Sô bô sung có mục tiêu từ ngân sách câp trên cho ngân sách câp dưới được xác định theo nguyên tặc, tiêu chí và định mức phân bô ngân sách và các chê độ, tiêu chuân, định mức chi ngân sách; khả năng của ngân sách câp trên và khả năng cân đôi ngân sách của từng địa phương cấp dưới;
d) Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hang năm mà ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp đề tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quôc phòng, an ninh
đ) Trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách quan dẫn đến không tự đảm bảo cân đối ngân sách địa phương thì ngân sách cấp trên hô trợ ngân sách cầp dưới theo khả năng của ngân sách câp trên
Trang 19sách câp trên so với tông chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phân trăm (3%) nộp vê ngân sách câp trên đôi với các khoản thu phân chia giữa các câp ngân sách đê tăng nguôn lực cho ngân sách câp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quôc gia và phát triên đồng đều giữa các địa phương
Chín là Không được dùng ngân sách của cấp này để chỉ cho nhiệm vụ của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chỉ cho nhiệm vụ của địa phương khác, trừ các trường hợp sau:
a) Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bản trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ốn định tình hình
kinh tê - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương:
b) Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết
hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yeu cầu của cấp dưới;
e) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng
Mười là Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách trung ương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương dé bao đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương
1.2 Ngân sách nhà nước cấp huyện trong hệ thong NSNN 1.2.1 Khái niệm NSNN cấp huyện
Như đã nêu ở trên, Ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách của ngân sách địa phương và là một bộ phận cầu thành của NSNN Ngân sách huyện thực hiện vai trò vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn huyện
12.2 Đặc điểm NSNN cấp huyện
Trang 20Một là: Ngân sách huyện là một cấp ngân sách trên cấp cơ sở, vẫn chủ yếu là cấp thực hiện thu, chỉ do cấp tỉnh giao Đây là cấp nôi tiếp giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách câp xã
Hai là: Nguồn thu của ngân sách cấp huyện do Hội đồng nhân dân tỉnh phân cấp dựa trên cơ sở quy định của pháp luật, bao gồm nguồn thu tư các khoản ngân sách được hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %; thu bồ sung từ ngân sách cấp trên và thu khác
Ba là: Nhiệm vụ chỉ của ngân sách cấp huyện chủ yếu là chỉ thường xuyên, chỉ đầu tư phát triển, chi bỗ sung cho ngân sách cấp xã và chi khác theo quy định của pháp luật
Ngân sách câp huyện và ngân sách câp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cữu khoa học và công nghệ
Bốn là: Ngân sách cấp huyện không được phép bội chỉ, tức là tất cả các khoản chỉ không được vượt quá thu Khác với NS cấp tỉnh và NSTW được phép bội chỉ
Năm là: Ngân sách cấp huyện do chính quyền huyện ( Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) tô chức quản lý gắn với nhiệm vụ thu, chỉ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp huyện
1.2.3 Vai trò NSNN cấp huyện
1.2.3.1 Điều tiết kinh tế, phát triển kinh tẾ
Ngân sách cấp huyện, công cụ tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội hết sức quan trọng, tương đồng với phạm vi phát huy chức năng nhiệm vụ của
nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Huyện chỉ
có thể điều chỉnh nền kinh tế thành công khi có trong tay nguồn tài chính đảm bảo Ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng định hướng cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyên Cụ thể là:
Trang 21kinh tế
Sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyên, xây dựng thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp, thông qua thuế sẽ thực hiện vai trò định hướng
đầu tư kích thích hay kiểm chế sản xuất kinh doanh 1.2.3.2Giải quyết các vấn đề xã hội
Ngân sách cấp huyện là góp phần thực hiện các chính sách xã hội như: chỉ giáo dục
dao tao, y té, tro cap cho những người có thu nhập thấp hay hoàn cảnh đặc biệt
Thông qua thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện góp phần điều tiết thu nhập giảm chênh lệch khoảng cách giàu nghèo
Việc thu thuế gián thu trên địa bàn huyện hướng dẫn người dân tiêu dùng hợp lý
và tiết kiệm
1.2.3.3Thuc hién cdc ké hoạch kinh tế xã hội của huyện
Băng các công cụ thuê, lệ phí, vay và chính sách chi ngân sách câp huyện có thê điêu
chỉnh được giá cả, thị trường một cách chủ động, tác động mạnh đên cung - câu xã hội theo các mục tiêu đã định hướng từ trước
Trong cơ chế thị trường giá cả là do thị trường quyết định, phụ thuộc trực tiếp vào
cung câu trên thị trường Nhà nước dùng ngân sách thu được dữ trữ hàng hoá và tài chính để điều chỉnh giá cả cân bằng kịp thời, bảo vệ quyên lợi cho người tiêu dùng Quản lý ngân sách cấp huyện giúp duy trì bộ máy chính quyền huyện một cách thong nhất, gắn kết các bộ phận cùng hoạt động vì mục tiêu chung Quản lý ngân sách huyện có hiệu quả, phù hợp với các qui luật khách quan là điều kiện kiên quyết giúp giảm thiều những hạn chế trong cơ cấu tổ chức bộ máy, tạo niềm tin vào bộ máy
Trang 22vốn ngân sách trung ương phát sinh trên địa bản huyện điều hoà vốn trung ương trong những trường hợp cần thiết để cân đối hệ thông ngân sách
1.2.4 Nguồn thu, nhiệm vụ chỉ của NSNN cấp huyện 1.2.4.1Nguôồn thu NSNN cấp huyện
Nguồn thu của ngân sách cấp huyện do nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định Bao gồm các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách cấp tỉnh, NS cấp huyện va NS cấp xã; thu bố sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư, thu chuyển nguồn và thu khác
Trong đó các khoản thu được Hội đồng nhân dân tỉnh phân chia theo tỷ lệ phần trăm
gồm: [13]
a) Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò khai thác dâu, khí; b) Thuế môn bài;
e) Thuế sử dụng đất nông nghiệp; d) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; đ) Tiền sử dụng đất
©) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;
f) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
ø) Lệ phí trước bạ;
h) Thu từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh
1) Thu từ bán tài sản nhà nước, kê cả thu tiên sử dụng đât găn với tài sản trên đât do
các cơ quan, tô chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý:
k) Viện trợ không hồn lại của các tơ chức quôc tê, các tô chức khác, các cá nhân ở
nước ngoài trực tiếp cho địa phương:
Trang 23hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ,
phân còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
m) Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;
n) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp
luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;
o) Thu từ tài sản được xác lập quyên sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tô chức,
đơn vị thuộc địa phương xử ly;
p) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
q) Huy động đóng góp từ các cơ quan, tô chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
1.2.4.2 Nhiệm vụ chỉ NSNN cấp huyện
Chỉ đâu tư phát triển:
a) Đâu tư cho các dự án do địa phương quản lý
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tô chức kinh tế, các tổ chức tải chính của địa phương theo quy
định của pháp luật;
c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật Chi thường xuyên
a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; b) Sự nghiệp khoa học và công nghệ:
e) Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý; d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
Trang 24e) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; ø) Sự nghiệp thể dục thể thao;
h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường: ¡) Các hoạt động kinh tế;
k) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tô chức chính trị và các tô chức chính
trị - xã hội; hô trợ hoạt động cho các tô chức chính trị xã hội - nghê nghiệp, tô chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định
của pháp luật;
m) Các khoản chỉ khác theo quy định của pháp luật Chỉ chuyền nguôn sang năm sau
Chỉ bô sung cân đối ngân sách, bồ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp xã
Chỉ hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm ôn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương
1.3 Nội dung quản lý NSNN cấp huyện
Quản lý NSNN là hoạt động của các chủ thể quản lý NSNN thông qua việc sử dụng có chủ đích các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển
hoạt động của NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định [17]
Đối với quản lý NSNN cấp huyện: Chủ thể là các co quan nhà nước cấp huyện được
giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng NSNN Đối tượng của quản ly NSNN là các hoạt động thu chi của NSNN trên địa bàn huyện
Quản lý NSNN cấp huyện gồm các bước: Lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán, kế toán và quyết tốn ngân sách, cơng tác thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện [16] 1.3.1 Công tác lập dự toán NSNN cấp huyện
Trang 25Lập dự toán là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành, quản lý NSNN cấp huyện
Lập dự toán là công cụ để điều chỉnh quá trình kinh tế - xã hội của Nhà nước
Lập dự toán NSNN cấp huyện là lập kế hoạch thu, chỉ NSNN trên địa ban huyện trong
một năm ngân sách Kết quả của khâu này là dự toán NSNN cấp huyện được Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân nhân giao nhiệm vụ thu — chi
1.3.1.2Yêu câu dự toán NSNN cấp huyện
Dự toán NSNN cấp huyện phải được tổng hợp theo từng khoản thu, chỉ va theo co cau chi đầu tư phát triển, chỉ thường xuyên, dự phòng ngân sách, chi bố sung ngân sách cấp dưới
Dự toán NSNN cấp huyện được xây dựng dựa trên cơ sở của kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và có tác động tích cực đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
Dự toán NSNN các cấp phải được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chỉ theo đúng biêu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thấm quyền quy định
1.3.1.3Căn cứ lập dự toán
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đăng giới và nhiệm vụ cụ thê của chính quyền câp huyện
Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bô ngân sách, chê độ, tiêu chuân, định mức chi ngân sách nhà nước
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ ngân sách và tý lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định và mức bố sung cân đối ngân sách của ngân sách câp tỉnh bô sung cho ngân sách câp huyện
Thông tư hướng của Bộ tài chính về việc dự toán ngân sách nhà nước năm sau, các
văn bản hướng dân của các Bộ và chính quyên địa phương
Trang 26Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước
Sơ kiêm tra dự tốn thu, chi ngân sách thông báo cho các câp, các cơ quan, tô chức,
đơn vị có liên quan
1.3.1.4Trình tự, thời gian lập dự toán NSNN cấp huyện
Trình tự lập dự toán NSNN thực hiện theo luật Ngân sách và các văn bản
hướng dẫn
Đối với lập dự toán NSNN cấp huyện còn phải căn cứ vào quy định của UBND tỉnh hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm sau về yêu câu, nội dung, thời gian thực hiện
lập dự toán
Đối với lập dự toán NSNN cấp huyện thực hiện theo trình tự và thời gian như sau:
Trước ngày 15 tháng 6 hàng năm: UBND cấp huyện nhận hướng dẫn xây dựng dự tốn và thơng báo số kiểm tra dự toán thu — chỉ ngân sách năm sau từ UBND cấp tỉnh Sau đó UBND cấp huyện thực hiện hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán ngân
sách năm sau đền từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND câp xã
Các đơn vị, tô chức tiên hành lập dự toán ngân sách của đơn vị mình, việc lập dự toán phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, căn cứ vào các chính sách, chê độ, tiêu chuân định mức và căn cứ vào chủ trương, kê hoạch phát triên kinh tê -xã hội của
huyện
Trước ngày 20 tháng 7 hàng năm: UBND cấp tỉnh tổng hợp dự toán ngân sách địa phương năm sau gửi Bộ Tài Chính, Bộ kế hoạch & đầu tư và các cơ quan quản lý liên quan
Trước ngày 20 tháng 9 hàng năm: Bộ tài chính chủ trì, tổng hợp và lập dự toán thu — chỉ NSNN, phương án phân bố NSTW báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đề cho ý kiến
Trang 27Trước ngày 20 tháng II, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chỉ ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Trước ngày 10 tháng 12, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bồ ngân sách cấp tỉnh năm sau Hội đồng nhân dân cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là 10 ngày, kế từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bô ngân sách
Tức là trong vòng 10 ngày HĐND cấp tỉnh quyết định phân bố dự toán ngân sách địa phương UBND huyện nhận quyết định giao dự toán thu chỉ NSNN từ UBND tỉnh, Phòng tài chính - kế hoạch huyện có nhiệm tham mưu giúp UBND huyện trình HĐND huyện ra Nghị quyết phê chuẩn dự toán NSNN huyện
Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định dự toán ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao dự toán ngân sách năm sau cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp
Trước ngày 31 tháng 12, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan
khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp phải hoàn thành việc giao dự toán ngân
sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc vả Ủy ban nhân dân cấp dưới [15] [19]
Láp lại dự toản NSNN: Trong trường hợp dự toán ngân sách địa phương, phương án
phân bổ ngân sách địa phương chưa được HĐND quyết định, UBND) lập lại dự toán
ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình, trình HĐND vào thời gian do HĐND quy định, nhưng không được chậm hơn thời hạn chính phủ quy định 1.3.2 Công tác chấp hành dự toán NSNN cấp huyện
1.3.2.1Y nghĩa của việt chấp hành dự toán NSNN
Trang 28điều kiện để thực hiện các khoản thu, chi đã ghi trong kế hoạch nhằm phải triển kinh tế - xã hội của địa phương
1.3.2.2Nội dung chấp hành dự toán NSNN
Phòng tài chính — kế hoach huyện căn cứ vào quyết định của UBND huyện về việc giao dự toán NSNN năm sau thông báo phân bố dự toán ngân sách gửi cho các đơn vị
trực thuộc, đồng thời gửi cho Chi cục thuế huyện và Kho bạc nhà nước huyện để phối
hợp thực hiện Khi nhận được quyết định của UBND huyện và thông báo của Phòng
Tài chính - Kế hoạch huyện thì các đơn vị, tô chức có liên quan thực hiên ngay công tác thu — chi ngân sách thuộc nhiệm vụ được g1ao
Tổ chức thu NSNN: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp với Chi cục thuế huyện vả các cơ quan được giao nhiệm vụ thu ngân sách ( gọi chung là cơ quan thu) tổ chức quản lý và thực hiện các phương án, biện pháp thu thuế, phí, lệ phí và các khoản
thu khác theo quy định của Luật NSNN, các luật về thuế và các quy định khác của
pháp luật về thu ngân sách nhà nước
Các khoản thu của NSNN phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước trường hợp
được phép thu qua cơ quan ủy nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vảo KBNN theo quy định của Bộ Tài chính
Cơ quan thu có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tô chức, cá nhân nộp day
đủ, đúng hạn các khoản thu phải nộp vào NSNN Trong quá trình thực hiện phát hiện các hành vi vi phạm quy định về thu NSNN thì cơ quan thu thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật
Kho bạc Nhà nước huyện mở tài khoản tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn để
tập trung các khoản thu của NSNN; hạch toán day du, kip thoi cac khoan thu va diéu
tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định
Tổ chức chỉ NSNN: Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và yêu cầu thực hiện
Trang 29Các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện mở tài khoản dự toán, tiền gui tai Kho bac Nha nước huyện Việc thực hiện chi ngân sách phải chấp hành đúng chế độ kiêm soát chi của Kho bạc
Kho bạc Nhà nước huyện kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy
định của pháp luật và thực hiện chỉ ngân sách khi có đủ các điều kiện sau:
Thứ nhát: Đã có trong dự toán chỉ ngân sách được giao, trừ trường tạm cấp, ứng trước Thứ hai: Đúng chế độ tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thấm quyền quy định
Thứ ba: Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chỉ thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc thông qua ký phê duyệt trên chứng từ chi NSNN
Thứ tr: Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định
Thực hiện báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước
Cơ quan thu ở huyện định ky báo cáo Phòng Tài chính — Kế hoạch huyện và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Kho bạc Nhà nước huyện định kỳ báo cáo Phòng Tài chính - Kế hoach huyện và các
cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chỉ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
Đơn vị dự toán cấp I định kỳ báo cáo Phòng Tài chính — Kế hoach huyện và
các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chỉ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
Phòng Tài chính - Kế hoach huyện định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và các cơ
quan có liên quan về việc thực hiện thu, chỉ ngân sách địa phương: báo cáo Sở tải
chính về tình hình sử dụng các khoản bố sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên theo quy định của pháp luật
Trang 30huyện tình hình thực hiện ngân sách địa phương tại kỳ họp cuối năm và báo cáo đánh
giá bố sung tại kỳ họp giữa năm sau
Ủy ban nhân dân huyện định kỳ báo cáo Sở tài chính tỉnh về thực hiện thu, chỉ ngân sách địa phương
Điều chính dự toán ngân sách: Trong quá trình chấp hành ngân sách, nếu có sự thay
đôi về nguồn thu và nhiệm vụ chi hoặc có một số nhiệm vụ phát sinh đột xuất nằm
ngồi dự tốn thì phải thực hiện điều chỉnh dự toán ngân sách như sau: Phòng tài chính - kế hoạch huyện tổng hợp báo cáo UBNN huyện xem xét trình HĐND huyện tại kỳ họp gần nhất phê duyệt Sau khi có nghị quyết phê chuẩn của HĐND huyện, UBND
huyện ra quyết định điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các đơn vỊ, tô chức trực thuộc
Quá trình thực hiện khâu chấp hành dự toán ngân sách huyện luôn có sự giám sát của
nhân dân, HĐND huyện; có sự kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý tài chính của các
cơ quan thu, Phòng tài chính — kế hoạch huyện, KBNN Huyện, Sở tài chính tỉnh để
giúp cho UBND huyện phát hiện được những sai sót, kịp thời điều chỉnh cho đúng với các quy định của Nhà nước
1.3.3 Cơng tác kế tốn, quyết toán NSNN cấp huyện 1.3.3.1Y nghĩa của quyết toán NSNN
Quyết toàn NSNN là khâu cuối cùng xác định kết quả thực hiện các khoản thu, chỉ đã chỉ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình quản lý NSNN Quyết toán NSNN được thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhìn nhận
lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ra những bài học kinh nghiệm cho
công tác quản lý NSNN
1.3.3.2 Nội dung kế toán, quyết toán NSNN cấp huyện
Các cơ quan, tô chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đên thu, chi ngân sách nhà nước
phải tơ chức hạch tốn kê toán, báo cáo và quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng chế độ kế toán nhà nước và quy định của Luật NSNN
Trang 31quan, tô chức, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp không chấp hành đúng chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, báo cáo tài chính khác và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình
Kho bạc Nhà nước huyện tô chức hạch toán kê toán ngân sách nhà nước; tông hợp sô
liệu thu, chi ngân sách nhà nước, báo cáo Phòng Tài chính — Kê hoạch huyện và các cơ
quan có liên quan theo chế độ quy định
Quyết toán NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc theo luật định, đảm bảo số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đây đủ và kịp thời Nội dung báo cáo quyết toán phải theo đúng các nội dung được ghi trong dự toán được giao và chỉ tiết theo mục lục NSNN Đồng thời thực hiện đúng trình tự lập, gửi xét duyệt báo cáo quyết toán NSNN năm theo quy định
1.3.3.3 Trình tự quyết toán NSNN cấp huyện
Lập quyết toán NSNN thường được thực hiện theo phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên
Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới ( ví dụ: Phòng Giáo dục và đảo tạo huyện là đơn vị dự toán cấp trên duyệt quyết toán đối với
các Trường học trực thuộc là đợn vị dự toán cấp dưới)
Phòng Tài chính — kế hoạch huyện thâm định, xét duyệt quyết toán ngân sách đối với các đơn vị dự toán cấp I cùng cấp Tổng hợp, báo cáo quyết toán thi, chỉ ngân sách huyện trình UBND huyện dé gửi ban Kinh tế - xã hội của HĐND huyện thấm tra, đồng thời gửi Sở Tài chính tỉnh UBND huyện gửi báo cáo thường trực HĐND huyện quyết toán ngân sách để cho ý kiến, sau khi có ý kiến của trường trực HĐND huyện, UBND huyện trình HĐND huyện xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách
Sau khi HĐND huyện phê chuyển quyết toán ngân sách huyện, UBND gửi báo cáo quyết toán ngân sách cho UBND tỉnh và Sở Tài chính
Trang 32tác quyết toán ngân sách huyện được thực hiện xong trước 30 tháng 6 hàng năm sau năm ngân sách trước
1.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện
1.3.4.1 nghĩa của công tác thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện
Trong một quy trình công việc nào, dù được thực hiện tốt đến đâu nhưng cũng không
tránh được những sai sót Quá trình thực hiện ngân sách không phải là ngoại lệ, thực tế
đã có nhiều sai sót, vi phạm cố tình hoặc vô tình trong quá trình thực hiện ngân sách gây ra những hậu quả nghiệm trọng Do đó công tác thanh tra, kiểm tra NSNN giúp
phát hiện và xử lý những sai sót, vi phạm để đảm bảo cho NSNN được thực hiện một cách an toàn, chính xác, minh bạch
1.3.4.2Nội dung công tác thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện
Trong phạm vi nhiệm vụ quyên hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm kiêm tra việc thực hiện các chê độ thu, chi và quản lý
ngân sách, quản lý tài sản của Nhà nước
HĐND huyện thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện NSNN đối với các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện bằng cách thành lập các đoàn kiểm tra tài chính, ngân sách Thực hiện kiểm tra thường xuyên định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện kết hợp với các phòng ban liên quan thực hiện kiểm tra công tác chấp hành NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện để kịp thời phát hiện sai sót và hướng dẫn các đơn vị thực hiện thu, chỉ NSNN đúng quy
định
Phòng Thanh tra huyện thực hiện thanh tra quá trình thực hiện ngân sách nhà nước từ
khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và khâu quyết toán của cơ quan tài chính Phòng Thanh tra thường thực hiện thanh tra sau khi đã quyết toán NSNN mà có dấu hiệu vi
phạm hoặc có đơn thư khiếu nại về quá trình thực hiện ngân sách Khi phát hiện sai sót, vi phạm sẽ thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm như thu hồi cho ngân sách, dé
Trang 33Quá trình thực hiện ngân sách cấp huyện còn chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan cấp trên như Sở Tài chính tỉnh, Thanh tra tỉnh, HĐND tỉnh, Bộ tài chính, kiểm
toán nhà nước đều nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm đảm bảo
cho quá trình thực hiện NSNN đúng luật
1.4 Các nhân tố ảnh hướng đến công tác quản lý Ngân sách nhà nước cấp huyện
1.4.1 Cơ chế quản lý NSNN
Cơ chế quản lý NSNN là hệ thống các nguyên tắc, các hình thức và phương pháp quản lý điều hành NSNN trong từng giai đoạn phát triển kinh tế -xã hội Cơ chế quản lý NSNN bao gồm cơ chế thu, chỉ ngân sách, cân đối ngân sách, cấp phát ngân sách Do đó cơ chế quản lý NSNN phải tránh tư tưởng bao cấp, bao biện, đặt biệt phải xóa bỏ tư tưởng cơ chế xin cho trong quản lý NSNN Cơ chế quản lý NSNN phải tạo ra môi trường để thu hút, kích thích sự tham gia của các nguồn lực tài chính khác để bố sung cho nguồn lực NSNN
1.4.2 Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thông NSNN
Phân cấp quản lý ngân sách là quá trình Nhà nước trung ương phân giao nhiệm vụ, quyên hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyên địa phương trong hoạt động quản lý
ngân sách [ Ió]
Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyên hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu chỉ của ngân sách Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN
với các hoạt động kinh tế - xã hội ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm tạo sự chủ
động và nâng cao tính tự chủ của từng địa phương Phân cấp quản lý NSNN không chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế phân cấp quản lý về hành chính Mỗi cấp
chính quyên đêu có các nhiệm vụ cân được đảm bảo băng
nguôn tài chính nhât định, các nhiệm vụ đó do mỗi câp trực tiêp đề xuât và bô trí chi tiêu sẽ có hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuông
Ngân sách câp huyện là một câp ngân sách hoàn chỉnh với nguôn thu và nhiệm vụ chi
Trang 34tỉnh Tuy nhiên theo luật NSNN quy định đôi với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thì Quốc hội quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa trung ương và địa phương, HĐND tỉnh quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện ( ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã) Do đó quy mô ngân sách, khả năng tự cân đối của ngân sách cấp huyện phụ thuộc vào phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chỉ của tỉnh đối với huyện Do đó quản lý điều hành ngân sách huyện phụ thuộc rất lớn vào phân cấp quản lý ngân sách từ Trung ương đến Tỉnh
1.4.3 Chính sách và thể chế kinh tỄ
Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài Ở Việt Nam trong thời gian gần đây tiếp tục thực hiện chính sách đôi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thanh phân, thực hiện chính sách
kinh tế mở đi đơi với hồn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô đã
thục đây mạnh mẽ nên kinh tế phát triển, từ đó gia tăng các nguồn lực cho NSNN, một chính sách tài khóa đúng đăn sẽ giúp cho NSNN được sử dụng một cách hiệu quả nhất thúc đây tăng trưởng và phát triển bên vững
1.4.4 Tổ chức bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý NSNN cấp huyện
Tổ chức bộ máy Nhà nước và trình độ cán bộ là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả thực thi công vụ Tổ chức bộ máy tỉnh ngọn với đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ là yếu tô quan trong trong quản lý NSNN, giúp cho NSNN được quản lý, thực hiện một cách trơn tru, minh bạch, đạt hiệu quả cao góp phần thúc đấy sự phát triển kinh tế - xã hội Ngược lại tổ chức bộ máy quản lý NSNN công kênh, chức năng nhiệm vụ
chéng chéo, con người, đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, lạc hậu trong tổ chức điều hành dẫn đến những sai lầm trong
quá trình thực thi công vụ, hiệu quả quản lý NSNN thấp, cản trở đến sự phát
triển kinh tế - xã hội
1.4.5 Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN
Trang 35cụ rất quan trọng dé chu thé quản lý có thể theo dõi, phân tích, trao đối về tình hình thực hiện NSNN được nhanh chóng chính xác và đưa ra các biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao
1.5 Cơ sở thực tiễn về quản lý NSNN
15.I Những kinh nghiệm từ các địa phương
Huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn
Bắc Sơn là huyện miễn núi vùng cao thuộc tỉnh Lạng Sơn, có đường quốc lộ IB đi
qua, cách trung tâm Thành phố Lạng Sơn 85 km, cách thành phố Thái Nguyên 75 km Tổng diện tích tự nhiên 698km, trong đó diện tích đất lâm nghiệp và khả năng lâm nghiệp chiếm 3/4 tông tiện tích Dân số hiện nay là khoảng 68.000 người Toàn huyện có 19 x4 va 1 thi tran Co cau kinh tế được xác định là: nông lâm nghiệp — Công nghiệp — dịch vụ Trong đó sản xuất nông lâm nghiệp vẫn là chủ yếu
Đề công tác quản lý ngân sách được tốt, Phòng tài chính — kế hoạch huyện đã làm tốt công tác lập dự toán ngân sách địa phương, cơ sở để xây dựng dự toán thực hiện trên
cơ sở thảo luận trực tiếp với đơn vị nên đã bám sát với thực tế và tính hợp lý của dự
toán, quán triệt việc tiết kiệm các khoản chỉ thường xuyên, ưu tiên cho chỉ sự nghiệp giáo dục — đảo tạo, chỉ sự nghiệp y tế, chỉ cho công tác xóa đói giảm nghèo,
Đề hoàn thành dự toán thu được giao hàng năm uỷ ban nhân dân huyện đã dé ra Co chế điều hành ngân sách, ra sức chỉ đạo quyết liệt các cấp các ngành từ huyện đến cơ sở, củng cô lực lượng thu, tìm ra các giải pháp khai thác hết nguồn thu vào ngân sách
Trước hết là tập trung quản lý chặt các hộ kinh doanh cá thể, đưa vào số bộ thuế để
quản lý thu; thực hiện theo dõi quản lý chặt các các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phân, đảm bảo thu đúng thu đủ thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, nhất là tập trung thất thu trên khâu lưu thông và tập trung lực lượng quản lý thu đối với các hộ, doanh nghiệp thu mua thuốc lá lá của nông dân theo thời vụ, thuế xây dựng cơ bản tư nhân, các loại phí, thuế tài nguyên trong khai thác lâm sản, khai
thác mỏ các loại; thực hiện chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn
Trang 36xây dựng các cơ sở hạ tang kỹ thuật, Một mặt tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh và các bộ,
ngành trung ương: mặt khác huyện đã thực hiện quy hoạch và bán đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội
Huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn
Lộc Bình là một huyện miễn núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, giáp với tỉnh Quang Tây (Trung Quốc), cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 20km Huyện có diện tích 998 kmỂ và dân số khoản 86.000 người Huyện có 27 xã và 02 thị trấn Huyện có khu du lịch sinh thái Mẫu Sơn, Khu công nghiệp Than Na Dương và cửa khẩu quốc gia là ba
nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cơ cầu kinh tế của huyện là:
nông lâm nghiệp — Công nghiệp — dịch vụ trong đó ngành dịch vụ đang phát triển rất
nhanh ở dịch vụ du lịch và dịch vụ vận tải hàng hóa
Quan lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện được thực hiện nghiêm túc Đối với
công tác thu: Phòng Tài chính - kế hoạch phối hợp với chỉ Cục thuế thực hiện công tác quản lý thu Tập trung thu thuế cơng thương nghiệp ngồi quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh lớn, thu phí lệ phí xuất nhập cảnh thu phí bến bãi ở cửa khẩu, ngoài ra còn tổ chức công tác ủy nhiệm thu thuế đối với các khoản thuế nhà đất, thuế môn bài, .Nhờ đó huyện đã tập trung thu ngân sách đây đủ, kịp thời,
hạn chế thất thu
Công tác quản lý chỉ ngân sách: Huyện đã thực hiện khoán biên chế, khoán chỉ hành chính theo nghị quyết điều hành ngân sách của HĐND tỉnh Nhờ đó các đơn vị dự toán đã chủ động trong việc sử dụng kinh phí, chủ động sắp xếp bộ máy để đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức Huyện luôn quan tâm đến
việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với kế hoạch phát triển các ngành một các phù hợp việc triển khai các dự án đầu tư được cân nhắc kỹ, tính toán đảm bảo có hiệu quản.Chỉ bồ trí vốn đầu tư phát triển cho các dự án cấp bách và có tính khả thi cao, tránh tình trạng bố trí vồn tràn lan gây thất thoát vốn, hiệu quả thực hiện không cao, lại gây tình trạng nợ đọng
Trang 37Từ kinh nghiệm của một số địa phương và thực tiễn quản lý NSNN cấp huyện, có thể
rút ra một sô bài học như sau:
Một là, luôn tuân thủ và siết chặt ký luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, kiểm soát chặt chẽ quy trình ngân sách từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN Hai là, luôn gắn NSNN với mục tiêu phát triển KT-XH của huyện, của tỉnh Cần quan
tâm bồ trí vốn cho những lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, xây
dựng đường giao thông, chú trọng bố trí vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bên vững nhằm thúc đây phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao đời sông của nhân dân
Ba là, Trong công tác thu thuế cần phải tuyên truyền phố biến cho các doanh nghiệp, người
dân nhận thấy được quyền lợi, nghĩa vụ trong việc kê khai nộp thuế Cải tiễn công tác thu
thuế, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu, thực hiện tốt quy chế phối hợp thu
giữa Chi cục thuế, Kho bạc và Ngân hàng thương mại để tạo thuận lợi cho người dân,
doanh nghiệp kê khai nộp thuế
Bốn là, Tăng cương kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện những vi phạm và ngăn ngừa
những hành vi vi phạm có thể xảy ra, đảm bảo sử dụng NSNN đúng mục đích, đối tượng,
mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ
1.5.2 Những công trình khoa học có liên quan đến để tai
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cà các công trình nghiên cứu của những tác giả đi trước để làm nền tảng cho những nhận định được trình bày trong đề tài nghiên cữu này Cụ thể là:\
" Lê Hải Ngọc Châu, 2016.“ Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế - DHQGHN
Trang 38nhăm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh [6]
“" Lê Mạnh Hiên, 2014 “ Hoàn thiện quan lý ngân sách nhà nước tại huyện Diễn
Cháu tính Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tẾ - DHQGHN
Luận văn đã trình bảy một số vẫn dé lý luận cơ bản về quản lý NSNN cấp huyện, đã phân tích, đánh giá thực trang quản lý ngân sách huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ an trong giai đoạn 2010-2014 va đã để xuất một số giải pháp nhăm hoàn thiện quản lý NSNN
trên địa bàn huyện Diễn Châu như: Thực hiện tốt chu trình quản lý NSNN, nâng cao chất lượng công tác lập dự tốn, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các
nguồn thu, phát triển, khai thác và nuôi dưỡng các nguồn thu mới, nâng cao vai trò
kiểm soát chỉ quan Kho bạc Nhà nước [7]
" Hoàng Văn Khá, 2015 “ Quản lý ngắn sách nhà nước tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hung
Yên”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tẾ - DHQGHN
Luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về ngân sách Nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước Luận văn cũng đã đề cập đến các phương pháp nghiên cữu trong thực hiện luận văn Phân tích thực trạng về quản lý NSNN tại huyện Yên Mỹ và nêu rõ
những kết quả đạt được và nguyên nhân của những mặc chưa đạt được Từ đó đề ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên mà chủ yếu là giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức quản lý
ngân sách [4|
" Tô Thiện Hiền, 2012 “ Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nươc tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tâm nhìn đến năm 2020” Luận án Tiến sỹ Trường Dai học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Luận án đã đề cập đến lĩnh vực ngân sách nhà nước ở An Giang, nêu những lý luận cơ
bản về NSNN như lịch sử hình thành, bản chất, chức năng, vai trò của NSNN Trên cơ
Trang 39đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quản quản lý NSNN tỉnh An Giang trong thời gian tới, góp phần đấy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách vững chắc [20]
Kết luận chương 1
Trang 40CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VE CONG TAC QUAN LY NSNN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH - TĨNH LẠNG SƠN
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tràng Định — Tỉnh Lang Sơn 2.1.1 Đặc điểm địa lý - tự nhiên
Tràng Định là huyện vùng cao biên giới năm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 67 km theo đường quốc lộ 4A Huyện có diện tích 995km” năm giữa thung lũng bên bờ sông Bắc Khê, thị trấn Thất Khê là đầu mối của các tuyến giao thông sang Trung Quốc, lên Cao Băng, nối với đường 1B từ huyện Bình Gia đi tỉnh Thái Nguyên, đường quốc lộ 3B nối với tinh Bac Kan va đường về thành phố Lạng Sơn
Vi tri dia ly la mot thé mạnh nỗi bật của Tràng Định, thuận lợi cho việc giao lưu trao đôi hàng hóa, dịch vụ với Trung Quốc và thúc đây các hoạt động thương mại — du lịch
trên địa bàn huyện
Huyện Tràng Định có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi Hàng năm chia
thành hai mùa rõ rệt Mùa nóng, âm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 Mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh và rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
2.1.2 Tinh hình kinh tế - xã hội huyện Tràng Dinh, tinh Lang Sơn
2.1.2.1 Dân số
Năm 2016 dân số là 61.878 người, mật độ dân số 62,19 người/km2, thấp hơn mật độ chung của tỉnh Sự phân bố dân cư tương đối đồng đều giữa các xã trong huyện là điều kiện thuận lợi cho sự đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội
2.1.2.2 Kinh té
Kinh tế huyện giai đoạn 2011 - 2015 phát triển khá, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,8%, trong đó ngành nông — lâm nghiệp tăng 6,12%, công nghiệp — xây dựng tăng 14,72%, dịch vụ tăng 14,01% Cơ câu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (Tăng tỷ trọng các