1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu lịch sử việt nam p.2

94 529 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

ĐỀ TÀI: LƯƠNG THẾ VINH Người thực hiện: Thân Thị Liên Lớp: A3K18 I. TIỂU SỬ Lương thế Vinh, tên chữ Cảnh Nghị, tên hiệu Thụy Hiên, sinh ngày mồng 1 tháng 8 năm Tân Dậu (1441) trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Cao Hương, nay là làng Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vũ Bản, tỉnh Nam Định. Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim. II. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP Năm 21 tuổi, Lương thế Vinh đi thi Hương, đậu Giải nguyên khoa Nhâm Ngọ (1462). Năm 1463, về kinh thi Hội, Lương thế Vinh đậu thứ hai trong số 44 vị tân khoa chọn từ 1400 cống sĩ dự thi. Tiếp theo đó là cuộc thi Đình cho 44 vị tân khoa, Lương thế Vinh đậu Trạng nguyên, đứng đầu 44 vị Tiến sĩ. Ra làm quan, Lương thế Vinh là một bậc đại sĩ phu thanh liêm cương trực, chỉ trong 4 năm làm quan trong triều đã ba lần viết hặc tấu khiến nhà vua phải cách chức ba tên ba đại thần vì tội tham nhũng, ăn hối lộ, và vô luân. Ông có tài ngoại giao, thường giúp cho nhà vua việc văn từ bang giao với nước ngoài. Lương thế Vinh còn là một nhà giáo dục giỏi. Ông đã đề nghị nhà vua cải cách việc học hành thi cử , đưa việc học xuống tận nông thôn, cần quan tâm đến cả việc dạy tri thức và đạo đức. Ông là người đứng đầu Viện Hàn lâm, đồng Bí thơ giám trông coi kho sách của nhà vua, dạy học ở Quốc tử giám, còn là Tư huấn của Sùng văn quán và Tú Lâm cục, là những trường đào tạo nhân tài. Đặc biệt, Lương thế Vinh rất chú trọng đến môn toán, đến việc dạy toán và học toán. Ông đã biên soạn cuốn “Toán pháp đại thành” dày 160 trang, là cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên ở nơớc ta. Bản cửu chương và bàn tính của ông rất thông dụng trong công sở và trong nhân dân. Dân quý mến gọi ông là Trạng Lường, tức là ông Trạng giỏi tính toán, đo lường. III. THÀNH TỰU Lương thế Vinh còn có những công trình về âm nhạc nhơ bộ Đồng Văn chuyên hợp xướng và bộ Nhã nhạc chuyên hòa tấu bằng nhạc khí, dùng trong quốc lễ và triều hội. Tác phẩm Hý phường phả lục của ông là tác phẩm lí luận đầu tiên về nghệ thuật sân khấu chèo ở nước ta. Cuối đời , Lương thế Vinh về trí sĩ ở quê nhà và soạn cuốn “Thích điển giáo khoa Phật kinh thập giới” , chú giải hai tác phẩm Nam tông tự pháp đồ và Thiền môn giáo khoa của sơ Thường Chiếu đời Lý . Cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lương thế Vinh đời đời được truyền tụng. Bức hoành phi “thiên hạ tri danh” đặt ở chính đường đền thờ Lương thế Vinh nói lên điều đó. Tóm lại ông là một nhà bác học vừa có tài cao học rộng ,vừa có đức độ hơn người .Cuộc đời của ông rất đáng cho thế hệ trẻ hiện nay học tập và noi gương. ĐỀ TÀI: CÁC CHÚA TRỊNH Người thực hiện: Trần Thị Phương Linh Lớp: A3K18 Chúa Trịnh (1545 – 1787) (chữ Hán: 鄭主 (Trịnh chủ, Trịnh chúa)) là tập đoàn phong kiến kiểm soát quyền lực nhà nước Đại Việt thời nhà Hậu Lê, khi nhà vua không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị. Bộ máy triều đình lúc này hoạt động theo thể chế lưỡng đầu I. LỊCH SỬ HỌ TRỊNH 1. Quá trình hình thành họ Trịnh Biện Thượng nằm bên bờ tả dòng sông Mã đoạn hạ lưu chảy qua huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hoá), đó là nơi khởi sinh của dòng họ Trịnh với 12 đời chúa. 2. Bối cảnh lịch sử “Phù Lê diệt Mạc” “Phi đế phi bá, quyền khuynh thiên hạ” Nắm quyền trong triều đình Nam triều nhà Lê, trước hết Trịnh Kiểm lo đối phó với các con của Nguyễn Kim để củng cố quyền lực. Ông đầu độc giết con cả của Kim là Nguyễn Uông. Người con thứ là Nguyễn Hoàng sợ hãi xin xuống trấn giữ vùng Thuận Hóa - Quảng Nam ở phía Nam. Trịnh Kiểm cho rằng giết cả hai anh em Hoàng sẽ mang tiếng, mà Thuận - Quảng là nơi xa xôi, “ô châu ác địa” nên bằng lòng cho Hoàng vào đó để mượn tay nhà Mạc giết Hoàng. Từ đó Trịnh Kiểm nắm toàn bộ quyền hành của nhà Lê, xây dựng sự nghiệp cho họ Trịnh. II. CÁC ĐỜI CHÚA TRỊNH Chúa Ở ngôi Đời vua Ghi chú Thế Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm 1545-1570 Lê Trang Tông (1533-1548) Lê Trung Tông (1548-1556) Lê Anh Tông (1556-1573) Trịnh Cối 1570 Lê Anh Tông Năm 1570 đầu hàng nhà Mạc, được Mạc Kính Điển phong làm Trung Lương Hầu Thành Tổ Triết vương Trịnh Tùng 1570-1623 Lê Anh Tông Lê Thế Tông (1573-1599) Lê Kính Tông (1599-1619) Lê Thần Tông (1619-1643) Thu phục Đông Kinh 1593 Văn Tổ Nghị vương Trịnh Tráng 1623-1652 Lê Chân Tông (1643-1649) Lê Thần Tông (lần hai:1649- 1662) Hoằng Tổ Dương vương Trịnh Tạc 1653-1682 Lê Thần Tông Lê Huyền Tông (1663-1671) Lê Gia Tông (1672-1675) Lê Hy Tông (1676-1704) Chiêu Tổ Khang vương Trịnh Căn 1682-1709 Lê Hy Tông Lê Dụ Tông (1705-1729) Hy Tổ Nhân vương Trịnh Cương 1709-1729 Lê Dụ Tông Lê Đế Duy Phường (1729-1732) Dụ Tổ Thuận vương Trịnh Giang 1729-1740 Lê Đế Duy Phường Lê Thuần Tông (1732-1735) Lê Ý Tông (1735-1740) Bị phế truất 1740, mất 1762 Nghị Tổ Ân vương Trịnh Doanh 1740-1767 Lê Ý Tông Lê Hiển Tông (1740-1786) Thánh Tổ Thịnh vương Trịnh Sâm 1767-1782 Lê Hiển Tông Điện Đô vương Trịnh Cán 9-10/1782 Lê Hiển Tông Bị phế làm Cung quốc công và mất sau loạn kiêu binh 1782 Đoan Nam vương Trịnh Khải 10/1782-1786 Lê Hiển Tông Có tên cũ là Trịnh Tông Án Đô vương Trịnh Bồng 9/1786-9/1787 Lê Mẫn Đế Trốn mất tích sau 1787 III. TRỊ NƯỚC 1. Dẹp tàn dư họ Mạc Dù Mạc Mậu Hợp và sau đó là Mạc Toàn bị bắt và bị giết thì thế lực của nhà Mạc chưa bị tiêu diệt hết. Các vùng như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng vẫn thuộc quyền quản lý của nhiều người như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung cho tới năm 1623. Nhà Minh, vì muốn duy trì thế Nam Bắc triều ở Đại Việt có lợi cho họ nên can thiệp để họ Mạc được cát cứ ở Cao Bằng. Vì vậy cháu Mạc Kính Điển là Kính Khoan và con Khoan là Kính Vũ vẫn cát cứ ở Cao Bằng, dù về cơ bản, họ Trịnh đã làm chủ Bắc Bộ và Bắc Trung bộ. Khi nhà Minh sụp đổ (1644), các vua Nam Minh - tàn dư nhà Minh - vẫn ủng hộ họ Mạc. Họ Mạc nối nhau trấn giữ ở đây trong nhiều năm. Mãi đến khi nhà Minh mất hẳn (1662) về tay nhà Thanh, họ Trịnh mới ra tay dẹp họ Mạc. Tới năm 1677, chúa Trịnh Tạc sai tướng Đinh Văn Tả đi đánh, việc trấn giữ Cao Bằng của họ Mạc mới chấm dứt. 2. Trịnh – Nguyễn phân tranh Sau khi Nguyễn Hoàng xuống phía Nam đã xây dựng căn cứ và phát triển thành một thế lực độc lập, hình thành chính quyền của họ Nguyễn. Tuy các chúa Nguyễn vẫn hợp tác với chúa Trịnh để chống nhà Mạc và vẫn đứng danh nghĩa là thần tử nhà Lê, nhưng thực tế các chúa Nguyễn vẫn cai trị các tỉnh biên giới phía Nam Đại Việt với một chính quyền độc lập. Hơn thế nữa, họ đã có công mở rộng lãnh thổ Đại Việt lên gấp đôi về phía Nam. Sau khi đánh bại nhà Mạc, sự độc lập của các chúa Nguyễn ngày càng trở nên khó chịu đối với các chúa Trịnh. 3. Dẹp yên khởi nghĩa nông dân Các chúa Trịnh từ Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương đều là những chúa giỏi cai trị. Sau khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn và Trịnh-Mạc chấm dứt, Bắc Hà yên ổn thịnh trị. Các chúa Trịnh cai trị khá tốt, luôn giữ hư danh cho vua nhà Lê. Tuy nhiên họ là người lựa chọn ra vua, họ thay thế vua khi họ thích và họ cũng có quyền cha truyền con nối để chỉ định nhiều quan chức hàng đầu trong triều đình. Không giống như các chúa Nguyễn, những người thường gây chiến với Chân Lạp và Xiêm La, các chúa Trịnh giữ quan hệ hòa bình hữu hảo với các nước láng giềng 4. Lê bại Trịnh vong .Tây Sơn khởi nghĩa Hòa bình lâu dài với Đàng Trong kết thúc khi cuộc nổi dậy Tây Sơn ở phía nam chống lại chúa Nguyễn bùng nổ. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn được chúa Trịnh Sâm coi là một cơ hội để kết liễu chúa Nguyễn ở miền nam Việt Nam. Năm 1774, Trịnh Sâm cử lão tướng quận Việp Hoàng Ngũ Phúc mang quân tấn công và chiếm Phú Xuân. Quân Trịnh tiếp tục tiến về phía nam trong khi quân Tây Sơn chiếm các thành khác ở trong nam. Các chúa Nguyễn giữ Gia Định tới tận khi nó bị chiếm vào năm 1777 và dòng họ nhà Nguyễn gần như bị tiêu diệt. Lần đầu tiên bờ cõi của Lê-Trịnh được mở rộng đến Quảng Nam. “Truyền tộ bát đại, tiêu tường khởi vạ” Họ Trịnh từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm là truyền được 8 đời chúa. Năm 1782, Trịnh Sâm qua đời. Ngay từ khi Sâm còn sống đã diễn ra cuộc tranh giành ngôi thế tử giữa con trưởng Trịnh Tông và con thứ Trịnh Cán. Cán còn nhỏ nên thực chất đó là phe Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Tuyên phi lôi kéo quận Huy là Hoàng Đình Bảo (cháu Hoàng Ngũ Phúc). Vì Tuyên phi được sủng ái nên Trịnh Cán được lập làm thế tử. Khi Sâm mất, Trịnh Cán lên thay, quận Huy phụ chính. Quân kiêu binh giúp Trịnh Tông làm binh biến giết chết quận Huy, phế bỏ Trịnh Cán và đưa Tông lên ngôi chúa, đổi tên là Khải. Tuy nhiên từ khi Trịnh Khải lên ngôi, chính sự cũng không sáng sủa. Quân kiêu binh cậy công làm càn, cướp của, phá phách kinh đô, kể cả nhà các quan lại. Trịnh Khải không dẹp nổi. 5. Vua chúa cùng chạy Tây Sơn không muốn trở thành kẻ bầy tôi của các chúa Trịnh và sau một vài năm củng cố quyền lực ở phía nam, tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ tiến ra phía bắc Đại Việt vào giữa năm 1786 với một đội quân đông đảo. Quân Trịnh bị quân Tây Sơn đánh bại và chúa Trịnh Khải phải chạy về phía bắc rồi sau đó bị bắt và tự vẫn. Quân Tây Sơn rút về, sau đó các bầy tôi cũ lại lập con Trịnh Giang là Trịnh Bồng lên ngôi. Vua Lê mới là Chiêu Thống muốn chấn hưng nhà Lê nên triệu Nguyễn Hữu Chỉnh đang trấn thủ Nghệ An ra giúp. Chỉnh đánh tan quân Trịnh, Trịnh Bồng bỏ đi mất tích. Tuy nhiên sau đó Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm ra giết Chỉnh rồi đến lượt Nhậm lại mưu cát cứ ở Bắc Hà khiến Lê Chiêu Thống phải bỏ đi lưu vong, chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh. Vua Càn Long điều một đội quân lớn tới Đại Việt nhằm tái lập vua Lê. Quân Thanh chiếm được Thăng Long năm 1788 nhưng sau đó bị Nguyễn Huệ giáng cho một đòn nặng nề đầu năm 1789. Quân Thanh thua to, rút chạy. Nguyễn Huệ -lúc ấy đã là hoàng đế Quang Trung - sau đó được vua Thanh công nhận và chính thức thay họ Lê cai trị nước Đại Việt. Chiêu Thống lưu vong và mất (1793) ở Trung Quốc. Các chúa Trịnh cầm quyền từ năm 1545 đến năm 1787, tổng cộng 243 năm, được 10 đời chúa. Nếu kể cả Trịnh Cối và Trịnh Cán là có 12 chúa. Xét ra đời Trịnh Khải, Trịnh Bồng ngắn và rối ren nên thường chỉ tính 8 đời cầm quyền vững vàng, thịnh trị của họ Trịnh từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm như lời “sấm ngữ”. III. ĐÁNH GIÁ Các chúa Trịnh đã tránh một số vấn đề quản lý triều đình bằng cách lựa chọn người giỏi nhất từ thế hệ trẻ họ Trịnh để cai trị đất nước. Thứ bậc anh em không được họ Trịnh coi trọng nhiều và đã có lời nói rằng đứa con thứ hai sẽ trở thành người lãnh đạo tốt hơn. Giống như các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn sau này, các chúa Trịnh cũng gặp phải vấn đề với các cuộc nổi dậy của nông dân và việc không có ruộng đất đã trở thành một nguồn gốc gây nên các vấn đề cho triều đình. Các chúa Trịnh chú ý tới việc giữ vững các quan hệ tốt với Trung Quốc và giữ gìn xã hội Khổng giáo hơn các chúa Nguyễn. Những người châu Âu hầu như không có lãi khi buôn bán với các chúa Trịnh, cả người Hà Lan (năm 1637) và người Anh (năm 1673) đều đã lập thương điếm nhỏ ở trung tâm Thăng Long nhưng không phát triển được. Vào những năm sau này khi nhà Nguyễn nổi lên và cai trị toàn bộ Việt Nam, các chúa Trịnh đã bị đánh giá thấp, thậm chí lên án trong chính sử, điển hình là sách "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục". Nếu nhìn nhận khách quan hơn, phần lớn các chúa Trịnh đều là những người tài. Chỉ trừ Trịnh Giang, các chúa từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm đều là những vị chúa tài ba, do đó đã hoàn thành việc đánh dẹp và cai trị phía Bắc Việt Nam, giữ cho xã hội Đại Việt ổn định trong gần 2 thế kỷ. Chiến tranh Trịnh-Nguyễn diễn ra trong 45 năm giữa thế kỷ 17 nhưng trong thời gian đó Bắc Hà không có cuộc bạo loạn, chống đối nào của nông dân. ĐỀ TÀI: BÙI THỊ XUÂN Người thực hiện: Nông Thị Hương Linh Lớp: A3K18 I. TIỂU SỬ Bùi Thị Xuân (?- 1802) quê ở thôn Xuân Hòa, tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Qui Nhơn (nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Bà là con gái của Bùi Đắc Chí, gọi Bùi Đắc Tuyên bằng chú, Bùi Thị Nhạn bằng cô.( Bà Nhạn là vợ cả của Nguyễn Huệ, mẹ ruột của vua Cảnh Thịnh và là một nữ tướng trong Tây Sơn ngũ phụng thư) Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, bà được theo việc nghiên bút.Tuy nhiên địa thế và phong thổ nơi bà sinh trưởng đã có tác động không nhỏ đến nhân cách của bà. Thuở nhỏ thay vì làm bạn với đường kim, mũi chỉ thêu thùa, với cây đàn tỳ bà thánh thót, cô Xuân đi… học võ với thầy Đô thống Ngô Mạnh ở Thuần Truyền. Trong các môn sinh nam nữ, khả năng võ nghệ của Bùi Thị Xuân nổi bật, học đâu hiểu đó, đặc biệt giỏi môn song kiếm, do đó bà được phụ cho làm chức trưởng môn. Theo tương truyền, ngoài giỏi võ, Bùi Thị Xuân còn là người có nhan sắc, khéo tay, biết cả chữ thánh hiền, viết chữ rất đẹp. Là phận gái thân bồ liễu nhưng ở bà không chỉ hội tụ đủ yếu tố cần thiết của người phụ nữ thời phong kiến với luân lý Tam tòng – Tứ đức, mà những phẩm chất trí, dũng, liệt… của trang nam nhi tuấn kiệt cũng hiện diện nơi bà, đưa bà trở thành một trong những danh tướng huyền thoại thời Tây Sơn, thậm chí là cả sử Việt cổ kim. II. CUỘC ĐỜI Với tài nghệ cộng với lòng dũng cảm; vợ chồng bà nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong công cuộc đánh đuổi quân Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ dậu 1789 và so tranh quyết liệt với quân Nguyễn Ánh hơn 10 năm … Với tài nghệ (ngoài tài kiếm thuật, bà còn giỏi bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi) cộng với lòng dũng cảm, Bùi Thị Xuân cùng chồng nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong công cuộc đánh đuổi khoảng 20 vạn quân Xiêm trên đoạn sông Rạch Gầm- Xoài Mút (Tiền Giang) năm 1785, trận đại phá quân Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu 1789. Trong các vị tướng tài thuộc hàng rường cột của nhà Tây Sơn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân là những người sớm tham gia cuộc khởi nghĩa, họ đã gắn bó thủy chung trong tình riêng và trung nghĩa với sự nghiệp chung. Nói về mối tình của Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân cũng là mối tình hiếm có. Trước hết, họ gặp nhau trong hoàn cảnh ngẫu nhiên mà như tiền định. Đó là một lần Bùi Thị Xuân cùng vài cô học trò đi săn ở vùng núi Thuận Ninh gặp một tráng sĩ đang đánh nhau với một mãnh hổ. Cả hai bên đã quần thảo nhau rất lâu, con hổ mình đầy thương tích nhưng còn rất hăng, còn tráng sĩ cũng máu me đầy mình, sức sắp đuối. Để cứu tráng sĩ, Bùi Thị Xuân hét lên một tiếng rút song kiếm nhảy vào giao đấu với hổ. Mặc dù con hổ nhanh lẹ tránh những đường kiếm và vồ chụp tới tấp, nhưng cuối cùng cũng bị một nhát kiếm nơi vai và gầm lên một tiếng rung chuyển núi rừng rồi bỏ chạy. Lúc này Bùi Thị Xuân mới lo băng bó cho tráng sĩ và hỏi tên, thì được đáp: Trần Quang Diệu. Thoát chết, Trần yêu cầu đưa mình về Kiên Mỹ, nhà Nguyễn Nhạc. Thực ra, lúc này cả ba người: Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và Nguyễn Nhạc mới gặp mặt nhau, chứ trước đây họ chỉ nghe tên. Từ đó, cả ba người càng trở nên thân thiết, Nguyễn Nhạc đã đứng ra làm chủ hôn, hợp thành đôi lứa cho Diệu và Xuân, để từ đây đôi vợ chồng này gắn bó suốt đời với sự nghiệp nhà Tây Sơn. III. CON NGƯỜI 1. Bùi Thị Xuân : Nữ tướng tài ba Trong hàng tướng lĩnh của vua Quang Trung cũng có khá nhiều nữ tướng. Nổi bật hơn cả là 5 vị, thường gọi là "Tây Sơn ngũ phụng thư". Đứng đầu là Đô đốc Bùi Thị Xuân, tên rất quen thuộc trong sử sách. Bà Xuân người làng Xuân Hòa, nay thuộc xã Bình Phú, huyện Tây Sơn. Bà xinh đẹp, giỏi võ nghệ, thường sử dụng song kiếm. Đô đốc Nguyễn Thị Dung, người làng Phổ Lạc, nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Bà là em ruột quan Thái bảo Nguyễn Văn Xuân và là vợ Đô đốc Trương Đăng Đồ (người thôn Mỹ Khê, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh). Trương Đăng Đồ vừa là văn thần vừa là võ tướng của Quang Trung. Nữ tướng Huỳnh Thị Cúc, người làng Dương Quang, nay thuộc xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức. Bà là em ruột Đô đốc Huỳnh Văn Thuận, một vị tướng giỏi của quân Tây Sơn. Nữ tướng Bùi Thị Nhạn là con út của ông Bùi Đắc Lương, một nhà giàu ở thôn Xuân Hòa. Bà là cô họ của Đô đốc Bùi Thị Xuân nhưng tuổi cùng trang lứa. Theo tác giả "Nhà Tây Sơn" là Quách Tấn - Quách Giao thì "Bùi Thị Nhạn kết duyên cùng Nguyễn Huệ sau khi bà Phạm Thị Liên (vợ trước của ông) qua đời." Nữ tướng Trần Thị Lan là em ruột bà Trần Thị Huệ (vợ đầu của Nguyễn Nhạc), người thôn Trường Định, huyện Tuy Viễn. Bà rất giỏi võ nghệ, kiếm thuật, luyện thân đi nhẹ như chim én nên có tên hiệu Ngọc Yến. Bà là vợ Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết. Bùi Thi Xuân quy phục được voi, giải thích của Cân quắc anh hùng truyện cũng có khác với lời truyền khẩu. Theo đó thì có một lần Bùi Thị Xuân đang dạo chơi săn bắn gần khe núi bỗng thấy cây cối rung chuyển, gió thổi ào ào rồi một tiếng rống thảm thiết vang lên. Dưới khe một con voi trắng bị một con mãng xà khổng lồ quấn chặt đang dẫy dụa chờ chết. Động lòng trắc ẩn, nàng múa thương xông vào đâm phọt óc con trăn lớn. Voi trắng thoát chết liền rập đầu tạ ơn cứu mạng rồi bỗng nhiên rống lên mấy tiếng vang động cả núi rừng. Từ đâu bỗng thấy tiếng động rầm rầm, một bầy voi rừng chạy đến bên voi trắng. Hóa ra, Bùi Thị Xuân đã cứu một con voi chúa. Từ đó nàng thần phục cả đàn voi, dẫn về nhà nuôi dưỡng huấn luyện. Khi theo về với Tây Sơn, Bùi Thị Xuân đã có trong tay cả một đàn voi chiến. Mặc dù có nhiều tình tiết hư cấu với những dị bản khác nhau, nhưng những truyền thuyết trên đây có cốt lõi sự thật là đều thể hiện Bùi Thị Xuân là một phụ nữ võ nghệ tài giỏi, có ý chí kiên cường và lòng dũng cảm vô song. 2. Tính Cách Của Một Nữ Tướng a) Có tấm lòng thương dân Gặp năm mất mùa, nhiều phủ huyện ở trấn Quảng Nam sinh loạn, quan quân địa phương không kiềm chế nổi. Triều thần lập tức tiến cử Bùi Thị Xuân ra nơi đó làm Trấn thủ. Đến nơi, bà tự mình đi thị sát khắp các hạt, rồi cho mở kho phát chẩn. Thấy viên quan nào chiếm công vi tư, ăn của hội lộ .bà đều thẳng tay cách chức, chọn người tài đức lên thay. Ngoài ra, bà còn ra lệnh bãi bỏ các cuộc truy lùng những nhóm người nổi dậy, và mạnh dạn ra tuyên cáo rằng: Ai vác cày bừa, nông cụ thì được coi là dân lành .Vì thế nạn trộm cướp và chống đối ở Quảng Nam (nhất là ở huyện Quế Sơn) nhanh chóng chấm dứt, dân chúng lại được yên ổn làm ăn . b) Không vì tình riêng Thái Bùi Đắc Tuyên, người làng Xuân Hòa, huyện Tuy Viễn, là cậu của vua Cảnh Thịnh, và là chú của Đô đốc Bùi Thị Xuân. Năm 1795, vì ông bị Võ Văn Dũng giết chết vì tội chuyên quyền. Bấy giờ, có nhiều người nghi ngại Bùi Thị Xuân, vì bà là cháu ruột của Đắc Tuyên. Nhưng khác với những gì xầm xì, bà đã không hề thù oán người giết chú ruột mình, cũng như lợi dụng sự rối ren đó mà đi theo đối phương hay tìm nơi cát cứ c) Bại trận vẫn hiên ngang Ngoài thái độ hiên ngang khi bị hành hình, người ta còn truyền rằng khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt, chúa Nguyễn Ánh bèn sai người áp giải đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí: Ta và Nguyễn Huệ ai hơn? Bà trả lời: Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn manh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng. Chúa Nguyễn gằn giọng: Người có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh? Bà đáp: Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc Hà… Thế rồi vào ngày 6 tháng 11 năm Nhâm Tuất (20-11-1802, các sách ghi không đồng nhất, có sách ghi là 2/ 11, có sách ghi là 30/11), vua tôi nhà Tây Sơn trong đó có Bùi Thị Xuân cùng chồng con bị đưa ra pháp trường tại Phú Xuân. Chồng bà bị xử tội lột da, còn bà cùng con gái độc nhất 15 tuổi tên Trần Bích Xuân bị xử voi giày (bãi chém An Hoà, ngoại ô Huế, ở đó khoảng 200 tướng lĩnh của nhà Tây Sơn đã hiên ngang ra pháp trường ) [...]... nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc ĐỀ TÀI: HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM Người thực hiện: Đinh Thị Trà Ly Lớp: A3K18 I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Lịch sử phong trào Hướng đạo Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử đất nước Tuy chỉ là một phong trào thuần túy giáo dục thanh thiếu niên, nhưng Hướng đạo Việt Nam cũng bị lôi cuốn vào những biến động của đất nước 1 Giai đoạn 1930... Quang đế lên làm vua ĐỀ TÀI: TRẦN QUỐC TOẢN Người thực hiện: Lương Quỳnh Nga Lớp: A3K18 I TIỂU SỬ Trần Quốc Toản, vị anh hùng trẻ tuổi mà chúng ta được học trong các bài học lịch sử khi còn nhỏ, là một tấm gương sáng cho bao thế hệ trẻ Việt Nam suốt hơn 700 năm qua Bài học lịch sử thuở nào về cuộc đời Trần Quốc Toản, chúng ta đã từng được học về Trần Quốc Toản trong các bài học lịch sử ở bậc Trung học như... phương Nam mở đất ĐỀ TÀI: TRẦN THỊ DUNG Người thực hiện: Trần Trà Mi Lớp: A3K18 I TIỂU SỬ Trần Thị Dung (?-1259) là hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, vợ vua Lý Huệ Tông, mẹ của nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam là Lý Chiêu Hoàng Sau khi Lý Huệ Tông mất, bà trở thành vợ thái Trần Thủ Độ của nhà Trần Bà sinh ra trong triều đại nhà Trần - là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, ... thuộc dòng dõi của Trần Bình Trọng quê ở Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh Đất quê ông nay thuộc tỉnh Thanh Hóa Ông sinh năm Canh Tuất (1370) (tư liệu này là của các tác giả Sổ tay nhân vật lịch sử Việt Nam. -H.: Giáo dục, 1990.-Tr.19) Nếu các tác giả Sổ tay nhân vật lịch sử Việt Nam đúng thì năm 1389, tức là năm ông mới 19 tuổi, đã được triều đình phong làm tướng cầm đầu đội quân Long Tiệp và được Nhà vua đích... Truyền thống Hướng đạo Việt Nam đầu tiên tại miền Bắc kể từ năm 1954 nhằm tái lập phong trào Hướng đạo nhưng chưa có kết quả vào lúc đó Trưởng Hoàng Đạo Thúy mất ngày 14/2/1994, ông là một trong hai người đồng sáng lập Hướng đạo Việt Nam, đã cố gắng nhưng chưa hoàn thành tâm nguyện trong việc tái lập Hội Hướng đạo Việt Nam trước khi mất Cho đến hiện nay, rất nhiều đơn vị Hướng đạo Việt Nam tự phát thành... HuyềnTrân Công Chúa tại một điểm phía Nam thành phố Huế, nhưng do chiến tranh và những biến thiên của lịch sử nên đến nay không còn nữa Nhân kỷ niệm 700 năm Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 - 2006); được sự đồng ý của UBND Tỉnh, Công ty Du lịch Hương Giang đã góp phần xây dựng Trung tâm Văn hoá Huyền Trân Đây là một công trình văn hoá du lịch mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh, được bắt nguồn từ... tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam và các thành viên khác của Hội - Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội VI NGUYÊN TẮC CỦA... Hướng đạo Việt Nam được chính thức thành lập, một cuộc họp bạn toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội (khu đại học xá Bạch Mai) để đánh dấu sự kiện này 2 Giai đoạn 1946 - 1954 - Năm 1946, Hội nghị Trưởng toàn quốc đã thống nhất phong trào Hướng đạo của 3 miền Nam, Trung, Bắc dưới tên Hội Hướng đạo Việt Nam và thành lập Bộ Tổng Ủy viên Hội Tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam Dân chủ... và Tráng - Năm 1957, Hội Hướng đạo Việt Nam được công nhận là hội viên của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (World Organization of Scouting Movement) Tháng 4 năm này, Hội Nữ Hướng đạo Việt Nam được thành lập - Năm 1958, Trại trường Quốc gia Tùng Nguyên được thành lập tại Đà Lạt là nơi đào tạo hầu hết các trưởng của thế hệ 1958-1975 - Năm 1959 Hướng đạo Việt Nam góp mặt tại Trại Họp bạn Hướng... chức Hướng đạo tại các quốc gia mình định cư hoặc thành lập các đơn vị,tổchức Hướng đạo Việt Nam riêng II THỰC TẾ PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO TRONG NƯỚC TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY Hội Hướng đạo Việt Nam, có trụ sở tại 18 Bùi Chu, Sài Gòn đã tự ngưng hoạt động từ sau ngày thống nhất đất nước 1975 Sau thời kỳ đổi mới từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu mở cửa và có nhiều thay đổi để hội nhập với thế giới Các cựu Hướng đạo sinh . Hướng đạo Việt Nam g p mặt tại Trại H p bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 10 tại núi Makiling (Phipippines). Cuối năm 1959, Trại h p bạn Toàn quốc có 2. 500 trại. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Lịch sử phong trào Hướng đạo Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử đất nước. Tuy chỉ là một phong trào thuần túy giáo

Ngày đăng: 04/12/2013, 18:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w