TÀI LIỆU LỊCH SỬ VIỆT NAM THAM KHẢO

24 156 1
TÀI LIỆU LỊCH SỬ VIỆT NAM THAM KHẢO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỐ CỤC LỜI NÓI ĐẦU au thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc, thực dân Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Chúng thay đổi bố trí lực lượng, thay đổi cách đóng quân, thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Từ chỗ tập trung quân tiến công ồ ạt vào ăn cứ hậu phương của ta hòng nhanh chóng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, địch chuyển sang bình định cũng cố vùng tạm chiếm, thi hành chiến lược “chiến tranh tổng lực”, đánh phá cơ sở kinh tế, chính trị và lực lượng hậu bị của kháng chiến. S Cách mạng Việt Nam muốn đạt được thắng lợi đòi hỏi phải có một hậu phương vững mạnh, đáp ứng yêu cầu chi viện sức người, sức của và cả tinh thần chính trị cho tiền tuyến. Phải nỗ lực bồi đắp và phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần dồi dào của chế độ mới, của cả dân tộc để phục vụ sự nghiệp kháng chiến. Xây dựng hậu phương kháng chiến thực chất là xây dựng một chế độ mới ưu việt – chế độ dân chủ cộng hòa trên nền tảng dân chủ mới. 1 Để đạt được đều đó, Đảng, Nhà nước và cả nhân dân ta phải củng cố và ra sức xây dựng hơn nữa hậu phương kháng chiến mà trước mắt là về kinh tế, văn hóa- giáo dục và ngoại giao. PHẦN CHI TIẾT I. KINH TẾ 1. GIAI ĐOAN 1948 – 1950. ền kinh tế của ta vốn nghèo nàn lạc hậu do chế độ cũ để lại, lại bị địch tăng cường phá hoại bằng mọi thủ đoạn tàn bạo, song nhu cầu của kháng chiến ngày càng lớn cho nên mặt trận kinh tế cũng không kém phần gay gắt. N Việc xây dựng nền kinh tế của ta được Đảng nêu ra những nội dung cụ thể và toàn diện. Đảng ta cho rằng nền kinh tế kháng chiến có ba hình thức chủ yếu là “kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác xã và kinh tế quốc doanh”, ngoài ra có thêm hình thức “công tư hợp doanh”. Điểm đáng chú ý là việc xác định các hình thức kinh tế đó đã được thực hiện có kết quả trong kháng chiến, chuẩn bị cơ sở cho các hình thức đó phát triển, hoàn thiện trong những giai đoạn sau. 2 Nhiệm vụ của nhân dân ta là phải nỗ lực xây dựng nền kinh tế kháng chiến có tính chất dân chủ nhân dân, có khả năng tự túc, tự cấp, vừa đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc kháng chiến, vừa từng bước cải thiện đời sống của quân đội, cán bộ và nhân dân, vừa phải đấu tranh chống lại sự phá hoại của địch. a. Nông Nghiệp Nông nghiệp giữ vị trí hàng đầu trong nền kinh tế kháng chiến. Đảng ta cho rằng phải chú trọng nhất là nông nghiệp rồi mới đến công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và kỹ nghệ. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. 1 _______________________________ 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH – TẠP CHÍ LỊCH SỬ ĐẢNG – ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM-NHỮNG TRANG SỬ VẺ VANG (1930 – 2002). NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÀ NỘI-2003. Tr 152. Đảng và chính phủ đã động viên nông dân, cán bộ, bộ đội đẩy mạnh thi đua canh tác, đắp đê, chống hạn hán, lũ lụt, cải tiến kĩ thuật, khai hoang, phục hóa, chống sâu bệnh, đầu tư vốn cho nông dân vay, phân phối giống, tổ chức đổi công, hợp tác trong sản xuất. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp đã thu được những kết quả quan trọng. Theo thống kê của Bộ Canh Nông, tại Bắc Bộ và Liên khu IV, năm 1948 diện tích lúa mùa là 1.030.611 hécta, thu hoạch được 1.346.569 tấn, diện tích vụ chiêm là 63.511 hécta, thu hoạch được 78.971 tấn. Ngô trồng được 71.639 hécta, thu hoạch được 85.048 tấn. Ở Nam Bộ, đã cày cấy được 2.000.000 hécta, trên tổng số 2.300.000 hécta diện tích. Năm 1950, từ Liên khu IV trở ra, tổng sản lượng thu hoạch được ở các vùng tự do và căn cứ du kích là 2.414.830 tấn. Để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, nông dân có ruộng đất cày cấy, thu hẹp dần chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, Đảng và Chính phủ đã thực hiện một đường lối riêng biệt của Việt Nam về cách mạng ruộng đất bằng những phương pháp cải cách dần dần để sửa đổi chế độ ruộng đất ở nông thôn như 3 tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian đem chia cho nông dân không có hoặc thiếu ruộng; tạm cấp ruộng đất vắng chủ; giảm tô, giảm tức và chia lại ruộng công cho công bằng, hợp lí. Chính phủ ban hành hàng loạt sắc lệnh về ruộng đất: - Sắc lệnh 78/SL ngày 14-7-1949, quy định mức giảm địa tô là 25% so với mức tô trước Cách mạng tháng Tám, lập Hội đồng giảm tô cấp tỉnh. - Sắc lệnh số 25/SL ngày 13-2-1950 về việc sử dụng ruộng đất vắng chủ trong thời kì kháng chiến. - Sắc lệnh số 26/SL ngày 15-2-1950 về việc lập ban giảm tô xã. - Sắc lệnh 88/SL ngày 22-5-1950, quy định những điểm chính về lĩnh canh ruộng đất. - Sắc lệnh số 89/SL về việc giảm lãi, xóa nợ, hoãn nợ đối với những việc vay mượn trước đây; Sắc lệnh số 90/SL ngày 22/5/1950, cấm bỏ hoang ruộng đất có chủ từ trước đến nay vẫn chưa được trồng trọt. Hội đồng giảm tô, giảm tức, Ban giảm tô, giảm tức xã được thành lập; phần lớn ruộng đất do nông dân lĩnh canh đã được giảm tô 25%. Tính từ năm 1945 đến năm 1949, nông dân đã được chia 177.000 hécta ruộng đất các loại, trong đó ruộng đất của thực dân Pháp là 18.400 hécta, ruộng đất của địa chủ là 39.600 hécta, ruộng đất công và bán công là 119.000 hécta. Từ năm 1949 trở đi, số ruộng đất được chia cho nông dân càng nhiều hơn, nhất là sau khi Sắc lệnh về ruộng đất do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí được ban hành, chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ bị thu hẹp dần. Đây là một bước đi đúng đắn trong việc thực hiện chính sách ruộng đất của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tình hình sở hữu ruộng đất ở nông thôn trong các vùng tự do đã có sự biến đổi cách mạng khá lớn. Các hình thức tổ đổi công, hợp công và mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cũng đã được Nhà nước hướng dẫn tổ chức. Cuối năm 1949, chưa kể ở Liên khu V, cả nước đã có 18.921 tổ đổi công và hợp công, 982 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1950, cả nước có 25.491 tổ đổi công và hợp công, 1562 hợp tác xã. Một số biện pháp kĩ thuật được áp dụng rộng rãi. b. Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp, Thương Nghiệp, Tài Chính. 4 Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước rất chú trọng xây dựng và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, tài chính. Trong những tháng đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, công nhân đã di chuyển máy móc, vật tư nguyên liệu ra các vùng tự do, các khu căn cứ (riêng công nhân quân giới đã chuyển 4 vạn tấn máy móc, vật tư). Đó là vốn vật chất đầu tiên để xây dựng công nghiệp kháng chiến. Những xí nghiệp quốc phòng và dân dụng có quy mô thích hợp đã lần lượt được xây dựng trong các vùng tự do và vùng căn cứ kháng chiến. Công nghiệp quốc phòng là hệ thống công nghiệp quan trọng nhất trong thời kì kháng chiến. Đến cuối năm 1947, công nghiệp quốc phòng của Việt Nam đã có hàng loạt nhà máy, xí nghiệp thuộc quyền quản lý của Cục quân giới Bộ Quốc phòng và Ban vũ khí dân quân, Công an, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, công đoàn các khu, tỉnh. Cục Quân giới quản lí 89 xưởng và 12 công trường. Đến cuối năm 1947, có 24.000 công nhân làm việc trong ngành công nghiệp quân giới. Đến năm 1950, công nghiệp quân giới nước ta có 150 nhà máy, công xưởng và hàng trăm công trường hoặc tổ vũ khí với số công nhân là 25.000 người. Chỉ tính từ năm 1946 đến năm 1950, các xưởng quân giới từ Liên khu IV trở ra đã sản xuất được 1323 tấn vũ khí, đạn dược các loại, trong đó có kiểu súng cối các cỡ 60 li, 120 li, súng SKZ…Các xưởng quân khu, quân dược cũng được thành lập. Đến năm 1949, đã có 21 cơ sở quân dược với 1200 công nhân và 20 cơ sở quân nhu với 1700 công nhân. Ngành giao thông công chính có 600 công nhân. Nhịp độ sản xuất vũ khí đạn dược phát triển rất mạnh. Tính theo trọng lượng tấn và lấy chỉ số năm 1946 là 100, thì nhịp độ sản xuất vũ khí đạn dược ở Liên khu IV trở ra tăng như sau: năm 1946 là 100, năm 1947 là 707, năm 1948 là 1044 và năm 1949 là 3544. Công nghiệp kinh tế quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp phục vụ quốc phòng và dân sinh cũng được xây dựng và phát triển như khai khoáng, hóa chất, cơ khí, dệt, giấy, diêm, xà phòng, đồ gốm, chè, thuốc lá, đường,… Những cố gắng và kết quả đạt được của quân và dân ta trong xây dựng và phát triển kinh tế kháng chiến, tự cấp tự túc là hết sức to lớn. Tuy nhiên, tình hình nhiều 5 lúc, nhiều nơi vẫn còn gặp khó khăn nghiêm trọng, nhất là ở vùng núi xa xôi hẻo lánh, hoặc ở những vùng có chiến sự ác liệt. Ở những vùng xảy ra chiến sự (Việt Bắc, Tây Bắc, Bình Trị Thiên, Tây Nguyên,…) đời sống nhân dân, bộ đội rất kham khổ, thiếu thốn. Nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất quốc phòng và một số nhu cầu thiết yếu khác ngày càng khan hiếm. Nguồn động viên về tài chính từ năm 1947 đến năm 1950 chủ yếu là thuế điền thổ, thuế môn bài, công trái kháng chiến, quỹ tham gia kháng chiến,…Tổng số thu ngân sách năm 1947 là 1158 triệu đồng, năm 1948 là 2.851 triệu, năm 1949 là 5.031 triệu và năm 1950 là 1.203,3 triệu đồng. c. Giao Thông Vận Tải và Bưu Điện Giao thông vận tải và Bưu điện giữ vai trò quan trọng trong chiến đấu, kinh tế và dân sinh.Để phục vụ cho nhu cầu chiến đấu và sản xuất, ở các vùng tự do, ta đã từng bước sửa chữa và mở đường, khôi phục và phát triển giao thông vận tải. Ở Liên khu V, ngay từ đầu năm 1948, ta đã bắt đầu khôi phục tuyến đường sắt từ An Tân (Tam Kì, Quảng Nam) đến La Hai (Đồng Xuân, Phú Yên) dài 300km. Ở Liên khu IV, ta xây dựng đoạn đường sắt La Khê - Lò Vàng dài 30km, mở thêm gần 300km đường xuyên sơn. Trên cả nước, một hệ thống giao thông thủy, bộ đã dần dần hình thành, lúc chạy qua hậu phương, khi len lõi qua vùng địch hậu. Đến năm 1950, ngành giao thông đường sắt đã có 5000 công nhân hoạt động; công nhân vận tải các loại khác có 7000 công nhân hoạt động. Từ đầu năm 1950, đã có trên 2600 km đường ô tô được sửa chữa, hơn 1,6 triệu ngày công được huy động vào mặt trận giao thông vận tải. Công nhân đã đào đắp được 452.000 km 3 đất đá, làm 5.325 m cầu các loại trong năm 1950. Trong 3 năm đầu kháng chiến, trên 9000 công nhân bưu điện đã chuyển hơn 35 triệu bức thư và công văn (trong đó có trên 12 triệu thư, báo) vào vùng địch hậu. Từ phá đường để cản bước tiến quân giặc hồi đầu kháng chiến, đến nay lại mở đường để tiến công giặc, điều đó đã phản ánh bước phát triển đi lên của cuộc kháng chiến. 2. GIAI ĐOAN 1951 – 1953 6 Kháng chiến càng phát triển, yêu cầu về kinh tế tài chính càng cao, nhu cầu cung cấp cho mặt trận quân sự ngày càng lớn. Những thắng lợi giành được trên mặt trận kinh tế trong những năm 1948-1950 tuy to lớn, nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến. Từ năm 1950, các chiến dịch đánh vận động ngày càng nhiều, do đó nhu cầu cung cấp cho kháng chiến tăng lên gấp bội. Riêng trong Chiến dịch Biên Giới, để bảo đảm chiến đấu cho gần 30.000 người tham gia chiến dịch, ta phải chuẩn bị 2.250 tấn lương thực, 190 tấn súng đạn, 660 tấn các loại thực phẩm, quân trang, quân dụng và huy động hơn 120.000 dân công (tương đương với 1.700.000 ngày công). Trừ 100 tấn lương thực, thực phảm huy động tại chỗ, còn toàn bộ phải huy động hơn 50.000 dân công kết hợp với bộ đội vận tải ô tô và một số xe thô sơ vận chuyển từ hậu phương tới. Trong khi đó, kinh tế tài chính của ta còn gặp nhiều khó khăn (năm 1950, tổng số thu chỉ bằng 23% tổng số chi). Nước ta bị chia cắt thành nhiều vùng; nền kinh tế trong căn cứ địa Việt Bắc rất thấp kém, rừng núi chiếm nhiều, đất canh tác ít, lại bị địch bao vây phong tỏa. phá hoại. Việc tổ chức và chính sách kinh tế, tài chính của ta còn mang nặng tính du kích, chưa có quản lý thống nhất. Do vậy, nhân dân tuy hăng hái đóng góp cho kháng chiến, nhưng tiền của còn rải rác ở các địa phương. Phần thu của Nhà nước không đảm bảo cho số chi ngày càng tăng của cuộc kháng chiến. Năm 1951, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, Thiên tai, lũ lụt xảy ra làm cho mùa màng ở nhiều nơi bị thiệt hại nặng. Riêng tỉnh Nghệ An bị thiệt hại từ 20 đến 40% hoa màu; Hà Tĩnh hư hỏng 80% diện tích khoai lang, 40% diện tích lúa, 1.000 tấn muối bị ngập nước. Bình-Trị-Thiên gần như bị mất trắng, giặc Pháp lại ra sức tàn phá, riêng trong một trận càn ở huyện Phong Điền, chúng bắn chết một lúc 300 con trâu, bò, Vấn đề thiếu lương thực trước đây hầu như chỉ đặt ra đối với Việt Bắc, lúc này trở thành khó khăn chung của cả nước. Tình hình trên đòi hỏi phải có sự chuyển hướng mạnh mẽ về kinh tế, tài chính. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách và biện pháp mới toàn diện và có hiệu quả cao hơn trước. Nắm vững phương châm “tất cả để chiến thắng” 1 , 7 Đảng đã nêu ra nhiệm vụ “phát triển kinh tế đảm bảo cung cấp” 2 , tích cực phá âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” 3 của địch. Để phát triển tiềm lực kháng chiến, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ I (3/1951) xác định: Muốn chiến trường kì phải luôn luôn tăng cường tiềm lực kinh tế, tài chính; phải coi kinh tế, tài chính là nhiệm vụ rất quan trọng; các cấp phải tăng cường lãnh đạo kinh tế; chính sách kinh tế là tăng gia sản xuất, chính sách tài chính là tăng thu giảm chi, giúp đỡ tư sản dân tộc kinh doanh, phát triển công thương, mở mang mậu dịch với nước bạn…. __________________________ 1. TRẦN BÁ ĐỆ (chủ biên)- NGUYỄN XUÂN MINH- LÊ CUNG- NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG – GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 – 1975). NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-2007. Tr 67. 2. TRẦN BÁ ĐỆ (chủ biên)- NGUYỄN XUÂN MINH- LÊ CUNG- NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG – GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 – 1975). NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-2007. Tr 67. 3. TRẦN BÁ ĐỆ (chủ biên)- NGUYỄN XUÂN MINH- LÊ CUNG- NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG – GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 – 1975). NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-2007. Tr 67. Tháng 4/1951, Hội đồng Chính phủ mở cuộc vận động “Thi đua sản xuất, lập công” nhằm phục vụ nhu cầu kháng chiến. Chính phủ quyết định thành lập và kiện toàn các cơ quan lãnh đạo kinh tế: Khuyến nông, Khai hoang, Tín dụng, Lâm chính, Địa chính, Thủy nông,… Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế kháng chiến. Từ năm 1952, Đảng và Chính phủ đã phát động một cuộc vận động toàn dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. “Thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là bồi dưỡng và tích trữ lực lượng dồi dào để kháng chiến lâu dài, để chuẩn bị đầy đủ chuyển sang tổng phản công, để đưa kháng chiến đến hoàn toàn thắng lợi” 1 . Phong trào sản xuất và tiết kiệm được nhân dân hưởng ứng rộng rãi. Cán bộ các cơ quan, xí nghiệp, học sinh và quân đội cũng tham gia sản xuất lương thực và thực phẩm. Nhờ có những biện pháp tích cực trên, sản xuất lương thực không ngừng tăng lên. Tính riêng trong vùng tự do, năm 1951, sản xuất được 2.727.600 tấn lương thực, năm 1952 tăng lên 2.852.000 tấn và năm 1953 là 2.916.000 tấn. 8 Tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất từng bước theo đường lối riêng biệt của Việt Nam, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đảng và Nhà Nước ta đã đẩy mạnh việc thực hiện khẩu hiệu “ Người cày có ruộng” 2 . Từ năm 1949 trở đi, Chính phủ đã tích cực thi hành chính sách giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công cho công bằng hợp lí, tạm chia, tạm giao ruộng đất vắng chủ, ruộng đất tịch thu của thực dân Pháp và Việt gian, ruộng hiến của điền chủ cho nông dân không có ruộng và thiếu ruộng. Chính sách giảm tô đã đạt kết quả lớn. Tính từ Liên khu IV trở ra, đến năm 1953 đã có 397.000 ha ruộng đất được giảm tô 25%. Ở miền Tây Nam Bộ, có nơi mức tô được giảm cao hơn nhiều. ___________________________ 1. LÊ MẬU HÃN (chủ biên)- TRẦN BÁ ĐỆ- NGUYỄN VĂN THƯ - ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM- Tập III. NXB GIÁO DỤC-2009. Tr 98. 2. LÊ MẬU HÃN (chủ biên)- TRẦN BÁ ĐỆ- NGUYỄN VĂN THƯ - ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM- Tập III. NXB GIÁO DỤC-2009. Tr 98. Ruộng đất đem chia cho nông dân lao động chiếm một diện tích rất lớn. Theo số liệu thống kê của 3035 xã ở miền Bắc trước khi cải cách ruộng đất, kết quả việc chia ruộng đất cho nông dân từ năm 1945 đến 1953 như sau: - Ruộng đất của thực dân Pháp đã được tịch thu chia cho nông dân là 26,8 ngàn hécta. - Ruộng đất của địa chủ được đem chia cho nông dân là 156,6 ngàn hécta. - Ruộng đất nhà chung đem chia cho nông dân là 3,2 ngàn hécta. - Ruộng đất công và nửa công được chia là 289,3 ngàn hécta. So với tổng số ruộng đất được chia cho nông dân đến khi hoàn thành cải cách ruộng đất đã được sửa sai, thì số ruộng đất được chia cho nông dân từ năm 1945 đến năm 1953 chiếm 58,8%. Riêng ở Nam Bộ, cho đến năm 1953 chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 460 ngàn hécta ruộng đất của thực dân Pháp và những địa chủ phản bội Tổ quốc. Quyền sở hữu ruộng đất của các giai cấp xã hội ở nông thôn đến năm 1953 như sau: 9 Thành phần Tỉ lệ dân số Tỉ lệ ruộng đất sở hữu Địa chủ chiếm 2,3% 18% Phú nông chiếm 1,6% 4,7% Trung nông chiếm 36,5% 39% Bần nông 43% 25,4% Cố nông 13% 6,3% Các thành phần khác 6% 1% Ruộng công và bán công 4,3% Ruộng nhà chung 1,3% Nếu đem so sánh với tình hình trước năm 1945, ta thấy địa chủ chiếm 3% dân số lại chiếm hữu 52,1% tổng số ruộng đất, song đến năm 1953, địa chủ còn chiếm 2,3% dân số và ruộng đất chiếm hữu chỉ còn 18% tổng số ruộng đất. Nông dân lao động (gồm trung nông, bần nông và cố nông) chiếm 92,5% dân số đã được làm chủ 70,7% tổng số ruộng đất. Những số liệu cụ thể nêu trên cho thấy quyền sở hữu ruộng đất ở nông thôn đã có sự chuyển biến cách mạng to lớn. Điều đó khẳng định đường lối tiến hành cải cách dần dần để thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến bản xứ, đồng thời sửa đổi chế độ ruộng đất trong phạm vi không có hại cho sự đoàn kết dân tộc trong mặt trận thống nhất chống thực dân Pháp- một đường lối cách mạng ruộng đất riêng biệt của Việt Nam là đúng đắn, sáng tạo. 1 Đầu năm 1953, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ IV để kiểm điểm việc thi hành chính sách ruộng đất trong tiến trình kháng chiến và ra quyết định phải thực hiện triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến. Tháng 11-1953, Ban chấp hành Trung ương họp hội nghị lần thứ V và Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng đã thông qua Cương lĩnh ruộng đất của Đảng và quyết định tổ chức thực hiện cải cách ruộng đất ở vùng tự do. Quốc hội họp kì thứ III ( tháng 12-1953) đã nhất trí với chủ trương của Đảng và thông qua Luật cải cách ruộng đất. Từ tháng 4 đến tháng 8- 1953, đợt đầu tiên của cuộc phát động quần chúng giảm tô đã được thực hiện trong phạm vi 22 xã ở Liên khu Việt Bắc và Liên khu 10 . – GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 – 1975). NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-2007. Tr 67. 2. TRẦN BÁ ĐỆ (chủ biên)- NGUYỄN XUÂN MINH- LÊ CUNG- NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG – GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 – 1975) VĂN THƯ - ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM- Tập III. NXB GIÁO DỤC-2009. Tr 67. 2. TRẦN BÁ ĐỆ (chủ biên)- NGUYỄN XUÂN MINH- LÊ CUNG- NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG – GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 – 1975) THÀNH PHƯƠNG – GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 – 1975). NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-2007. Tr 71. 2. LÊ MẬU HÃN (chủ biên)- TRẦN BÁ ĐỆ- NGUYỄN VĂN THƯ - ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM- Tập III. NXB GIÁO DỤC-2009.

Ngày đăng: 04/06/2015, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan