1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an

207 800 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Luận văn

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp các thành phần trong mối liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực. TCLTKT hợp lí được xem là một trong những giải pháp có tính nghệ thuật hàng đầu để phát huy tốt nhất các nguồn lực phát triển và có thể khắc phục được tình trạng chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như giải quyết tốt tình trạng phát triển rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ để hướng tới sự phát triển bền vững. [105,tr.349] Nghệ An là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ (BTB), có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH không ít, nhưng vẫn bị xếp vào một trong những tỉnh có trình độ phát triển kinh tế thấp của cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chậm phát triển với 28,4% GDP nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm hơn 2/3 trong tổng số lao động toàn tỉnh, gần 87% dân cư sống ở nông thôn, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 62,3% trung bình chung cả nước (năm 2010). Người dân xứ Nghệ thông minh, sáng tạo, chịu thương chịu khó nhưng chỉ số phát triển con người vẫn chỉ ở mức trung bình. Cho đến nay, Nghệ An đã tiến hành điều tra nghiên cứu, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cả theo ngành và theo không gian, một số hình thức TCLTKT chủ yếu đã hình thành và phát triển như trang trại, vùng CMH; KCN, trung tâm công nghiệp; điểm, khu, đô thị, tuyến du lịch; khu kinh tế, trung tâm kinh tế, tiểu vùng kinh tế… Tuy nhiên, TCLTKT của tỉnh chưa thật sự hợp lí, các hình thức TCLTKT chưa phát huy hết hiệu quả theo thế mạnh của lãnh thổ cho phát triển kinh tế chung. Đây là một trong những nguyên nhân chính lý giải vì sao phát triển KT – XH của tỉnh Nghệ An còn ở trình độ thấp. Nghiên cứu một cách hệ thống về “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An” nhằm đánh giá khách quan nguồn lực, thực trạng TCLTKT, làm cơ sở để TCLTKT hợp lý hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp 1 hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH), sớm trở thành một tỉnh phát triển khá là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Đề tài làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng TCLTKT theo ngành, theo không gian ở tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm TCLTKT của tỉnh hợp lý, có hiệu quả và bền vững trong tương lai. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là: - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT; xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng TCLTKT cho cấp tỉnh. - Đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Nghệ An. - Phân tích thực trạng TCLTKT tỉnh Nghệ An theo ngành và theo không gian trong giai đoạn 2001 – 2010. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện các hình thức TCLTKT tỉnh Nghệ An một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Nghệ An và một số hình thức TCLTKT tiêu biểu của tỉnh theo ngành và theo không gian. + Đối với các hình thức TCLTKT theo ngành, đề tài phân tích một số hình thức tiêu biểu của TCLT các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, về công nghiệp, luận án kế thừa và làm rõ thêm về khu công nghiệp; về nông nghiệp, hình thức được lựa chọn phân tích là trang trại; trong dịch vụ, TCLT du lịch được xác định là trọng tâm nghiên cứu với các hình thức: điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, tuyến du lịch. + Đối với các hình thức TCLTKT theo không gian, đề tài tập trung nghiên cứu một số hình thức đang được triển khai và đặc trưng cho Nghệ An - tỉnhlãnh thổ lớn nhất nước ta là: Khu kinh tế (KKT), trung tâm kinh tế và tiểu vùng kinh tế. Riêng về tiểu vùng kinh tế, đề tài thừa nhận ranh giới các tiểu vùng đã được tỉnh quy hoạch (dựa 2 trên ranh giới hành chính cấp huyện) và đánh giá theo các tiêu chí xác định, đó là các tiểu vùng: Phía Đông, Tây Bắc và Tây Nam. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ tỉnh Nghệ An với 17 huyện, 2 thị xã (TX) và 1 thành phố (TP), trong đó có chú ý so sánh với vùng BTB và cả nước. - Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2001 – 2010 và tầm nhìn đến 2020. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 4.1. Ở nước ngoài Ngay từ đầu thế kỷ XIX, trên thế giới đã có những công trình mà sau này đã trở thành lý thuyết cơ sở để nghiên cứu và triển khai việc tổ chức nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ, như: Lý thuyết "Phát triển các vành đai nông nghiệp" của V.Thunen (1833), lý thuyết "Định vị công nghiệp" của A.Weber (1909), lý thuyết "Vị trí trung tâm " của W.Christaller (1933) . Trong đó, công trình của W.Christaller đã dựa trên cơ sở của “lực đẩy”, “lực hút” để xác định khoảng ảnh hưởng của các trung tâm trong từng vùng và những khu vực trống vắng giữa các trung tâm đô thị [115]. Đến thế kỷ XX, các nghiên cứu về TCLT nền sản xuất được tiến hành sâu rộng hơn, điển hình là lý thuyết: "Cực tăng trưởng" của Francoi Perroux (1950) nhấn mạnh lợi thế của phát triển không cân đối theo lãnh thổ. Năm 1947, nhà bác học người Nga N.N. Koloxopski đã đưa ra lý thuyết về phát triển tổng hợp sản xuất lãnh thổ, trong đó ông đã đề xuất nhiều vấn đề lý luận và những giải pháp thực tiễn về TCLT cho những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên, xem tổ hợp nông – công nghiệp như những thành phố hạt nhân [dẫn theo 106]. Lí thuyết này cũng khẳng định tính liên tục giữa các khâu trong quá trình sản xuất khép kín để có giải pháp phân bố chúng. Nghiên cứu của Koloxopski đã đưa ra một phương pháp nghiên cứu liên ngành có hiệu quả, cho phép nghiên cứu vùng một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Ở Anh, trong các công trình tiêu biểu của Peter Haggett và các cộng sự như: “Phân tích không gian trong địa lý kinh tế” (1965), “Các mô hình địa lý” (1967) và “Địa lý học: một sự tổng hợp hiện đại” (1975), TCLTKT được nghiên cứu theo hướng mô hình hóa, áp dụng các phương pháp định lượng. 3 Nghiên cứu về tổ chức không gian cũng được coi trọng trong địa lý Hoa Kỳ vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Điển hình cho sự nghiên cứu này là các công trình: “Tổ chức không gian, cách nhìn thế giới của các nhà địa lý” của R.Abler, J.Adams và P.Gould… Nhìn chung, những nghiên cứu trên tập trung tìm các quy luật TCLT ở các cấp, quan tâm đến tính chất đúng đắn của việc bố trí các điểm dân cư trong sự tương quan với phát triển kinh tế để tạo ra một mạng lưới tối ưu các điểm đó. Mặc dù còn nhiều hạn chế về phương pháp luận và thiên về quan điểm kinh tế chủ nghĩa hoặc quá lạm dụng các mô hình toán học, vật lý làm mất đặc trưng cơ bản của khoa học Địa lý kinh tế nhưng những công trình này đã cơ bản đưa ra được những hướng nghiên cứu về tính kết cấu và các mối liên hệ để xác định quy luật khách quan của sự phân bố. Theo đó, Địa lý kinh tế mô tả được thay thế bởi Địa lý cấu trúc (Địa lý kinh tế hiện đại), đánh dấu một bước phát triển mới của Địa lý học [dẫn theo 35]. Cuối thế kỷ XX, nghiên cứu TCLTKT chú trọng đến việc định vị vùng. Đại diện cho hướng nghiên cứu này là Paul Krugman – một nhà kinh tế học người Mỹ. Trong nghiên cứu của mình [116], ông đã đề xuất mô hình phát triển kinh tế quốc gia lấy công nghiệp hóa làm nòng cốt và một nền nông nghiệp ngoại vi. Theo ông, để tạo ra sự bứt phá trong phát triển kinh tế, các yếu tố đảm bảo là chi phí vận tải thấp, sản xuất bền vững và xác định vị trí vùng với nhu cầu ngày càng lớn hơn. Việc xác định đó phụ thuộc vào tính CMH của sản xuất. Sự khởi sắc của vùng trung tâm hay ngoại vi phụ thuộc vào chi phí vận tải, các nguồn lực phát triển và đóng góp của sản xuất vào thu nhập quốc gia. Báo cáo phát triển thế giới 2009 [42] – quan điểm địa kinh tế mới cũng cho thấy tầm quan trọng và xu hướng TCLTKT hiện nay là sự tích tụ - tập trung ở các thành phố với sự di cư và CMH. “Không nước nào trở nên giàu có mà không phải thay đổi…sản xuất theo không gian”, “các thành phố tăng trưởng, con người cơ động, thương mại sôi động là những chất xúc tác cho sự tiến bộ của các nước phát triển trong hai thế kỷ vừa qua. Ngày nay, chính những tác lực đó đang truyền lực cho những nơi năng động nhất trong khối các nước đang phát triển” [42, tr.20]. 4 4.2. Ở Việt Nam Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong phát triển KT - XH đất nước, bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về phân bố và TCLTKT, chẳng hạn nghiên cứu xây dựng KCN Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên, KCN Biên Hòa, Quy hoạch vùng lúa Đồng Bằng sông Hồng, vùng bò sữa Ba Vì . [theo 30]. Trong những năm 70, nghiên cứu TCLTKT tiếp tục được triển khai mà kết tinh là Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam thời kì 1986 – 2000 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Công trình đã lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho cả nước, sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho các ngành, các vùng vĩ mô và các tỉnh . Từ năm 2001 đến nay, công tác nghiên cứu lãnh thổ được gọi là Quy hoạch tổng thể KT - XH vùng và tỉnh, thuộc sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [theo 30]. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nghiên cứu về TCLTKT được tiến hành rộng rãi và thu hút được sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học. Trong đó, tiêu biểu là GS. Lê Bá Thảo với đề tài độc lập và trọng điểm cấp nhà nước do ông làm chủ nhiệm: “Cơ sở khoa học của TCLT Việt Nam”[63]. Trong công trình này, các nhà khoa học tiếp cận một cách hệ thống về tổ chức không gian lãnh thổ Việt Nam, trả lời cho câu hỏi “Nên tổ chức không gian của lãnh thổ Việt Nam như thế nào để phục vụ mục tiêu CNH – HĐH làm cho Việt Nam đến năm 2020 có thể trở thành một nước công nghiệp”. Cụ thể, các tác giả đã bàn về những khía cạnh ảnh hưởng đến sự phân bố và các mối liên hệ không gian giữa các ngành kinh tế, đưa ra sơ đồ định hướng TCLT Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính bền vững của môi trường, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng khác nhau. Trong cuốn “Tổ chức lãnh thổ KT – XH: một số vấn đề lý luận và ứng dụng” [106] và cuốn “Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang)”[105], các tác giả đã giới thiệu một cách tổng quát các vấn đề cơ bản về tổ chức không gian KT - XH. Trong đó, quan trọng nhất là đã xác định được nội dung, các hình thức TCLTKT, đưa ra các giải pháp để đảm bảo phương án tổ chức không gian được thực 5 hiện và phân tích các mối quan hệ giữa tổ chức không gian KT - XH với các vấn đề như: phát triển cơ cấu lãnh thổ, xóa bỏ những vùng nghèo, lạc hậu, CNH – HĐH đất nước, bảo vệ môi trường và đẩy mạnh sự tham gia vào phân công lao động quốc tế. Cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng đã được một số nhà khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội trình bày trong các giáo trình như Địa lý KT - XH đại cương [84], Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam [67,70]. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về TCLTKT cũng đã thực hiện ở quy mô cấp vùng, liên tỉnh…, xác định các trung tâm kinh tế - cực phát triển và các tuyến trục kinh tế, như Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ TCLT và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc dưới tác động của thủy điện Sơn La [1], TCLTKT trọng điểm miền Trung Việt Nam [34], Nghiên cứu TCLT miền núi biên giới phía Bắc phục vụ phát triển KT – XH thời kỳ CNH – HĐH đến năm 2020 (ví dụ tỉnh Lào Cai) [35], TCLT Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam [44], TCLT đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm [65]… Một số đề tài luận án tiến sĩ đã bảo vệ cũng đề cập đến TCLTKT cả về mặt lý luận và thực tiễn với việc đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực ngành như TCLT trồng và chế biến sắn ở các tỉnh Đông Nam Bộ [60], TCLTCN [47], TCLT du lịch [39,66…]. Gần đây nhất đã có hai luận án tiến sĩ nghiên cứu về TCLTKT trên địa bàn cấp tỉnh. Trong luận án “TCLTKT theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc” [54], tác giả Ngô Thúy Quỳnh (2009) đã đánh giá TCLTKT cấp tỉnh theo ngành: công nghiệp (KCN tập trung, CCN, điểm công nghiệp), du lịch (khu du lịch), nông, lâm nghiệp và đô thị bằng một hệ thống chỉ tiêu cụ thể. Tác giả Hoàng Quý Châu (2011) nghiên cứu “TCLTKT tỉnh Bình Định” [19] với nhiều hình thức cả theo ngành và theo không gian, trong đó chú trọng đến phát triển hành lang kinh tế, gắn kết việc khai thác lãnh thổ ven biển với các lãnh thổ phía Tây của tỉnh và với các quốc gia láng giềng. 4.3. Ở tỉnh Nghệ An 6 Nghiên cứu về TCLTKT tỉnh Nghệ An có các quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH được thực hiện theo các giai đoạn phát triển 1986 – 1990, 1991 – 2000, 2001 – 2010 và 2011 - 2020. Trong đó, Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020 [91] xác định bộ khung phát triển kinh tế theo lãnh thổ chung cho toàn tỉnh, bao gồm KCN, trang trại, khu du lịch, đô thị, tiểu vùng kinh tế .v.v .; Đề án "Phát triển KT - XH miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010" [96] và Báo cáo tổng hợp về chiến lược biển Nghệ An [95] nghiên cứu TCLT theo không gian với hai vùng miền Tây và ven biển; Quy hoạch phát triển KKT Đông Nam [7] định hướng phát triển lãnh thổ trọng điểm vào khu vực ven biển của tỉnh; Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Thành phố Vinh đến năm 2020 vạch ra kế hoạch phát triển cho trung tâm kinh tế của tỉnh; các công trình còn lại nghiên cứu TCLTKT theo ngành: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch…[89,90,58,] Nghiên cứu về Nghệ An dưới góc độ Địa lý học đã có một số luận án tiến sĩ, tiêu biểu là: tiến sĩ Đào Khang trong luận án Đánh giá đất đai đồi núi Nghệ An và đề xuất các mô hình sử dụng đất đai cho lâm – nông nghiệp (10 huyện miền núi)[36] đã phân tích đánh giá đất đai vùng đồi núi Nghệ An và đề xuất một số mô hình lâm – nông nghiệp nhằm khai thác hiệu quả hơn không gian đồi núi của tỉnh. Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh (1995) Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng các tuyến điểm du lịch tỉnh Nghệ An [20], đã xác định hệ thống các tuyến điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An, làm cơ sở cho tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh. Tiến sĩ Lương Thị Thành Vinh (2011) trong luận án Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An [103] đã nghiên cứu một cách tổng hợp tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh Nghệ An, trong đó tập trung đánh giá hình thức nổi bật nhất là KCN. Gần đây nhất (10/2012) là công trình nghiên cứu về TCLT nông nghiệp Nghệ An [62] được công bố bởi tiến sĩ Nguyễn Thị Trang Thanh. Tác giả nghiên cứu sản xuất nông nghiệp theo không gian ở tỉnh Nghệ An dưới 3 hình thức chính: trang trại, vùng CMH, tiểu vùng nông nghiệp. Trong đó, trọng tâm nghiên cứu là trang trại do vai trò nổi bật của hình thức TCLTKT này trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn tỉnh Nghệ An. Dựa trên những kết quả của các công trình nghiên cứu về TCLTKT trên thế giới và ở Việt Nam cũng như tỉnh Nghệ An, đề tài đã kế thừa hệ thống cơ sở lí luận và 7 thực tiễn về TCLTKT. Từ đó, vận dụng, bổ sung, cập nhật những vấn đề về TCLTKT, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, hệ thống về TCLTKT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định và các hình thức TCLTKT không phải được tổ chức một cách độc lập, riêng rẽ mà chúng có sự gắn kết lẫn nhau, chịu sự chi phối của các quy luật phát triển, các nguồn lực phát triển trên một lãnh thổ nhất định. Do đó, khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thể tổng hợp lãnh thổ mới thấy hết được hiệu quả cũng như tác động tương hỗ qua lại giữa các hình thức này. 5.1.2. Quan điểm hệ thống Mỗi hình thức TCLTKT là một bộ phận của cấp lãnh thổ chứa đựng nó. Trong mỗi hình thức TCLTKT lại có các cấp tổ chức từ lớn đến nhỏ, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh với những mối quan hệ đa dạng. Khi nghiên cứu phải đặt trong hệ thống ấy để thấy được đặc thù cũng như sự so sánh hiệu quả và cách thức tổ chức của từng hình thức tổ chức. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trong TCLTKT để quá trình này mang lại những hiệu quả cao hơn. 5.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Các hình thức TCLTKT hình thành và phát triển chịu sự tác động của các nhân tố quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thế vận động và phát triển không ngừng. Từ thực trạng phát triển để có thể dự báo, đề xuất các phương án phù hợp với sự phát triển của tương lai. Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu vấn đề nhằm đảm bảo tính thích ứng lâu dài của các hình thức TCLTKT. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển kinh tế phải gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái mới đảm bảo phát triển bền vững. TCLTKT cũng phải đảm bảo nguyên tắc đó. Điều này đồng nghĩa với việc TCLTKT phải đặt ra kế hoạch và cơ chế quản lý 8 phù hợp với việc khai thác các nguồn lực phát triển (bao gồm cả các nguồn lực tự nhiên và KT - XH) đảm bảo cho các đối tượng này không bị suy thoái cả về số lượng cũng như chất lượng. Do đó, khi xây dựng chỉ tiêu đánh giá TCLTKT, tác giả cũng chú trọng đến tính hiệu quả dựa trên việc khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển và bảo vệ môi trường. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý phân tích tài liệu Có rất nhiều công trình khoa học liên quan đến chủ đề nghiên cứu của tác giả, đây là những nguồn tư liệu quý giá làm tài liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề. Để có được những tài liệu đó, tác giả đã tự thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, như: từ các báo cáo, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan ban ngành ở Tỉnh Nghệ An: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Chi cục Thống Kê, ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, UBND các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Tương Dương, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Thái Hòa; từ thầy cô giáo, các đồng nghiệp; từ sách, báo, giáo trình; từ mạng Internet . Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả đã tổng hợp, xử lý và phân tích các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình theo hướng kế thừa có chọn lọc và phát triển mới. 5.2.2. Phương pháp so sánh Trong nghiên cứu địa lý nói chung, nghiên cứu TCLTKT nói riêng, việc sử dụng phương pháp so sánh là rất quan trọng, nó cho phép người nghiên cứu có những nhận định đúng đắn khi đặt các đối tượng, lãnh thổ nghiên cứu trong một thể tổng hợp (không gian) ở các cấp khác nhau (có điều kiện tương đồng), đồng thời có thể thấy được sự biến đổi phát triển theo thời gian, từ đó có được sự dự báo về xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này được tác giả sử dụng để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu mà trong các tài liệu thu thập được không có hoặc có nhưng chưa 9 rõ ràng, đầy đủ và thiếu cập nhật. Các đối tượng tác giả phỏng vấn bao gồm: các cán bộ chuyên trách ở các phòng ban, nông dân, công nhân, khách du lịch . Đồng thời, tác giả cũng đã trao đổi và tiếp nhận sự góp ý từ các nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực TCLTKT và các vấn đề liên quan. Đặc biệt là từ các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, các giảng viên chuyên ngành địa lý KT - XH của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các vấn đề được tác giả đã lấy ý kiến bao gồm: Cơ sở lí luận của TCLTKT, quản lí tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế, phát triển các hình thức TCLTKT (thực tiễn và kinh nghiệm), phát triển liên ngành, liên lãnh thổ, một số định hướng và giải pháp phát triển TCLTKT. Những kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện các nội nghiên cứu của đề tài. 5.2.4. Phương pháp thực địa Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành bốn đợt thực tế nhằm thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và kiểm chứng những nhận định trong các báo cáo cũng như thấy được thực tế nguồn lực, mức độ khai thác nguồn lực và phát triển kinh tế ở một số địa bàn của tỉnh Nghệ An. Đợt 1 kéo dài 5 ngày (từ 26/2 – 2/3/2010), ở các huyện thuộc tiểu vùng Tây Nam (cụ thể là huyện Tương Dương và Kỳ Sơn). Đợt 2 kéo dài 3 ngày (từ 20/4 – 22/4/2010), khảo sát thực tế ở huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và TX Cửa Lò (tiểu vùng phía Đông). Đợt 3 kéo dài 4 ngày (từ 30/8 – 2/9/2010), quan sát nghiên cứu trên thực địa ở các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa (tiểu vùng Tây Bắc). Đợt 4 kéo dài 2 ngày (từ ngày 18/12 – 19/12/2010), khảo sát thực địa ở KKT Đông Nam, KCN Bắc Vinh. 5.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) Để phục vụ cho việc phân tích thông tin và mô hình hóa không gian đối với các đối tượng trên lãnh thổ nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phần mềm Map Info và Arc View. Nội dung và đối tượng được tác giả đưa lên bản đồ bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thực trạng phát triển cửa các hình thức TCLTKT phổ biến, mô hình TCLTKT Nghệ An trong tương lai. 5.2.6. Phương pháp dự báo Trong việc xây dựng phương hướng phát triển TCLTKT Nghệ An, tác giả đã tham khảo và sử dụng một cách có chọn lọc một số kết quả từ Quy hoạch tổng thể 10

Ngày đăng: 04/12/2013, 14:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Ban quản lí KKT Nghi Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác và phương hướng nhiệm vụ hàng năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác và phương hướng nhiệm vụ
11. Ban quản lí KKT Vũng Áng, Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển KKT Vũng Áng hàng năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển KKT Vũng Áng
12. Lê Thanh Bình (1997), Phân tích chuyển biến không gian kinh tế –xã hội nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Luận án PTS khoa học Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chuyển biến không gian kinh tế –xã hội nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay
Tác giả: Lê Thanh Bình
Năm: 1997
13. Bộ Kế hoạch và đầu tư - Viện chiến lược và phát triển (2007), TCLTKT- xã hội Việt Nam – Nghệ thuật đảm bảo đất nước phát triển thành công trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCLTKT- xã hội Việt Nam – Nghệ thuật đảm bảo đất nước phát triển thành công trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Tác giả: Bộ Kế hoạch và đầu tư - Viện chiến lược và phát triển
Năm: 2007
14. Bộ Kế hoạch và đầu tư - Viện chiến lược và phát triển (2007), TCLTKT - xã hội Việt Nam – Nghệ thuật đảm bảo đất nước phát triển thành công trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCLTKT - xã hội Việt Nam – Nghệ thuật đảm bảo đất nước phát triển thành công trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Tác giả: Bộ Kế hoạch và đầu tư - Viện chiến lược và phát triển
Năm: 2007
15. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2012), Kỷ yếu 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT ở Việt Nam
Tác giả: Bộ Kế hoạch và đầu tư
Năm: 2012
16. Bộ KH - CN và môi trường (1996), Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam, Đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước (Chủ nhiệm đề tài: Lê Bá Thảo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam
Tác giả: Bộ KH - CN và môi trường
Năm: 1996
17. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo môi trường quốc gia 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội, trang 4-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2009
19. Hoàng Quý Châu (2011), TCLTKT tỉnh Bình Định, Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCLTKT tỉnh Bình Định
Tác giả: Hoàng Quý Châu
Năm: 2011
20. Nguyễn Thế Chinh (1995), Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng các tuyến điểm du lịch tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ Địa lý - Địa chất, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng các tuyến điểm du lịch tỉnh Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Thế Chinh
Năm: 1995
21. Chính phủ, Quy định pháp luật về các khu công nghệ cao, công nghiệp, chế xuất và kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định pháp luật về các khu công nghệ cao, công nghiệp, chế xuất và kinh tế
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
24. Cục Thống kê Nghệ An, Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu qua các năm 2000 – 2010 và ước năm 2011 phân theo huyện, thành phố, thị xã. Vinh, 12/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu qua các năm 2000 – 2010 và ước năm 2011 phân theo huyện, thành phố, thị xã
25. Lê Tuyển Cử (2011), Phát triển các KKT ven biển của Việt Nam – một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển các khu CCN Nghệ An: thực trạng và giải pháp”, trang 22 - 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển các KKT ven biển của Việt Nam – một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết", Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển các khu CCN Nghệ An: thực trạng và giải pháp
Tác giả: Lê Tuyển Cử
Năm: 2011
26. Đỗ Thị Minh Đức (1992), Phân tích dưới góc độ địa lý KT – XH sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, Luận án phó tiến sĩkhoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dưới góc độ địa lý KT – XH sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa
Tác giả: Đỗ Thị Minh Đức
Năm: 1992
27. Đỗ Thị Minh Đức (2006), Cấu trúc không gian của mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề TCLTKT – XH, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc không gian của mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề TCLTKT – XH
Tác giả: Đỗ Thị Minh Đức
Năm: 2006
28. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (1998), Định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lý KT – XH, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, trang 50 – 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lý KT – XH
Tác giả: Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh
Năm: 1998
29. Nguyễn Hiền (2005), Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ, Bài giảng, Trường Khoa học tự nhiên Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ
Tác giả: Nguyễn Hiền
Năm: 2005
30. Nguyễn Hiền (2007), “Quy hoạch” trên thế giới và Việt Nam, Trường Khoa học tự nhiên Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy hoạch” trên thế giới và Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hiền
Năm: 2007
31. Lê Thu Hoa (2003), Mối quan hệ giữa phát triển có trọng điểm và phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa phát triển có trọng điểm và phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
Tác giả: Lê Thu Hoa
Năm: 2003
115. Pragya Agarwal (2009), Walter Christaller: Hierarchical Patterns of Urbanization, Website: http://www.csiss.org/classics/content/67 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010 (%) [22] - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010 (%) [22] (Trang 64)
Bảng 2.3. Đầu tư nước ngoài vào Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010 [22] - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.3. Đầu tư nước ngoài vào Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010 [22] (Trang 68)
Bảng 2.4. GTSX và cơ cấu GTSX ngành NLTS tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010 [22] - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.4. GTSX và cơ cấu GTSX ngành NLTS tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010 [22] (Trang 77)
Bảng 2.5. GTSX và cơ cấu GTSX ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.5. GTSX và cơ cấu GTSX ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 78)
Bảng 2.6. Xuất – nhập khẩu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010 [22] - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.6. Xuất – nhập khẩu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010 [22] (Trang 79)
Bảng 2.8. Tổng hợp một số chỉ tiêu về trang trại của Nghệ An - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.8. Tổng hợp một số chỉ tiêu về trang trại của Nghệ An (Trang 82)
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu của KCN Nghệ An thời kỳ 2005 – 2010 [3,103] - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu của KCN Nghệ An thời kỳ 2005 – 2010 [3,103] (Trang 87)
Bảng 2.12. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận của KKT Đông Nam giai đoạn 2008 – 2010 (Đơn vị tính: tỉ đồng - %) [6] - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.12. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận của KKT Đông Nam giai đoạn 2008 – 2010 (Đơn vị tính: tỉ đồng - %) [6] (Trang 100)
Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu tổng hợp của TP Vinh năm 2010 [2,22,24] - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu tổng hợp của TP Vinh năm 2010 [2,22,24] (Trang 103)
Bảng 2.15. Một số chỉ tiêu chung của thị xã Thái Hòa năm 2010 [24,22,2] - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.15. Một số chỉ tiêu chung của thị xã Thái Hòa năm 2010 [24,22,2] (Trang 108)
Bảng 2.18. Một số chỉ tiêu tổng hợp của TVPĐ năm 2010 [2,22,24] - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.18. Một số chỉ tiêu tổng hợp của TVPĐ năm 2010 [2,22,24] (Trang 112)
Bảng 2.20. Một số chỉ tiêu tổng hợp của TVTB năm 2010 [2,22,24] - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.20. Một số chỉ tiêu tổng hợp của TVTB năm 2010 [2,22,24] (Trang 117)
Bảng 2.22. Một số chỉ tiêu tổng hợp của tiểu vùng Tây Nam năm 2010 [2,22,24] - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.22. Một số chỉ tiêu tổng hợp của tiểu vùng Tây Nam năm 2010 [2,22,24] (Trang 122)
Bảng 2.24. Tổng hợp một số chỉ tiêu của 3 tiểu vùng kinh tế tỉnh Nghệ An năm  2010 - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 2.24. Tổng hợp một số chỉ tiêu của 3 tiểu vùng kinh tế tỉnh Nghệ An năm 2010 (Trang 127)
Bảng 3.1. Hệ thống đô thị tỉnh Nghệ An đến 2020 - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh nghệ an
Bảng 3.1. Hệ thống đô thị tỉnh Nghệ An đến 2020 (Trang 143)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w