1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11

98 682 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

NGÔ VĂN HƯNG (Chủ biên) LÊ HỒNG ĐIỆP - NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN SINH HỌC LỚP 11 (Cấp THPT) Năm 2009 Lời nói đầu Đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/ QH10 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông. Quá trình triển khai chính thức chương trình giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở và thí điểm ở Trung học phổ thông cho thấy có một số vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện. Luật giáo dục năm 2005 đã quy định về chương trình giáo dục phổ thông với cách hiểu đầy đủ và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Do vậy, chương trình giáo dục phổ thông cần phải tiếp tục được diều chỉnh để hoàn thiện và tổ chức lại theo quy định của Luật Giáo dục. Từ tháng 12 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hoàn thiện bộ Chương trình giáo dục phổ thông với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên đang giảng dạy tại các nhà trường. Hội đồng Quốc gia thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông được thành lập và đã dành nhiều thời gian xem xét, thẩm định các chương trình. Bộ Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành trước đây, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức dạy học ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước. Để giúp các thầy cô giáo thực hiện tốt chương trình sinh học lớp 11, chúng tôi biên soạn tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học lớp 11”. Nội dung tài liệu gồm các phần: Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình sinh học 11. Phần này nội dung được viết theo từng phần, từng chủ đề, bám sát chuẩn kiển thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông: Trình bày, mô tả và làm rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng các yêu cầu cụ thể, tường minh (Mỗi chuẩn được mô tả đầy đủ bởi một số yêu cầu về kiến thức, kỹ năng với nội dung cô đọng trong SGK). Không quá tải, phù hợp với điều kiện các vùng miền. Nhân dịp này, các tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã tham gia góp ý trong quá trình biên soạn, hoàn thiện tài liệu. Các tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới các cơ quan, các tổ chức và những cá nhân đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện tài liệu này. Trong quá trình sử dụng tài liệu, nếu phát hiện ra vấn đề gì cần trao đổi các thầy cô giáo có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Ngô Văn Hưng – Vụ GDTrH – Bộ GD&ĐT, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội ĐT: 043 8684270; 0913201271 Email: nvhungthpt@moet.edu.vn CÁC TÁC GIẢ Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình sinh học 11. I. NỘI DUNG DẠY HỌC SINH HỌC 11 Sinh học cơ thể thực vật và động vật 1. Yêu cầu về kiến thức 1.1. Đối với địa phương thuận lợi: - Học sinh trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về cấp độ tổ chức cơ thể của sự sống chủ yếu là sinh học cơ thể thực vật, động vật. - Học sinh hiểu và trình bày được các kiến thức cơ bản về trao đổi chất và năng lượng, về tính cảm ứng, về sinh trưởng phát triển, về sinh sản của động vật và thực vật. - Học sinh nêu và giải thích được các cơ chế tác động, các quá trình sinh lí trong hoạt động sống ở mức cơ thể (động vật và thực vật) có liên quan mật thiết đến mức độ phân tử, tế bào cũng như mối quan hệ mật thiết với môi trường sống. - Học sinh thấy được sự thống nhất và khác biệt về các quá trình sống giữa động vật với thực vật. - Trên cơ sở nắm vững các kiến thức cơ bản, học sinh biết vận dụng các kiến thức vào thực tiễn sản xuất và đời sống, hiểu và vận dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. - Củng cố cho học sinh quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là bảo vệ rừng, bảo vệ các động vật hoang dã. - Rèn luyện cho học sinh tư duy biện chứng, tư duy hệ thống. 1.2. Đối với vùng khó khăn: - Có thể giảm nhẹ hơn ở các bài có kiến thức cơ chế phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của chương trình. Cụ thể như sau: Chương I - Chuyển hoá vật chất và năng lượng + Thực vật: Trao đổi nước, ion khoáng và nitơ; các quá trình quang hợp, hô hấp ở thực vật. Thực hành: thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của một số chất khoáng. Thí nghiệm về tách chiết sắc tố và hô hấp. + Động vật: Tiêu hoá, hấp thụ, hô hấp, máu, dịch mô và sự vận chuyển các chất trong cơ thể ở các nhóm động vật khác nhau; các cơ chế đảm bảo nội cân bằng. Thực hành: Thí nghiệm đơn giản về tuần hoàn. Chương II - Cảm ứng + Thực vật: Vận động hướng động và ứng động. Thực hành: làm được một số thí nghiệm về hướng động. + Động vật: Cảm ứng ở các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau; dẫn truyền trong tổ chức thần kinh; tập tính. Thực hành: xây dựng tập tính cho vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điệu kiện ở vật nuôi. Chương III - Sinh trưởng và phát triển + Thực vật: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp; các nhóm chất điều hoà sinh trưởng ở thực vật; hoocmôn ra hoa - florigen, quang chu kì và phitôcrôm. + Động vật: Quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái. Vai trò của hoocmôn và những nhân tố ảnh hưởng đối với sinh trưởng và phát triển của động vật. + Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể. Chương IV - Sinh sản : + Thực vật: Sinh sản vô tính và nuôi cấy mô, tế bào thực vật; giâm, chiết, ghép; sinh sản hữu tính và sự hình thành hạt, quả, sự chín hạt, quả. Thực hành: sinh sản ở thực vật. + Động vật: Sinh sản vô tính; sinh sản hữu tính; Sự tiến hoá trong các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật, thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con; điều khiển sinh sản ở động vật và người; chủ động tăng sinh ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. Thực hành: nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép. 2. Yờu cầu về kĩ năng 2.1.Đối với các địa phương thuận lợi - Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học: Học sinh thành thạo. - Kỹ năng thực hành sinh học: Học sinh thành thạo. - Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn: Học sinh có thể vận dụng được. - Kỹ năng học tập: Học sinh thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học (biết thu thập, xử lớ thụng tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo nhỏ .). 2.2. Đối với các vùng khó khăn - Kỹ năng quan sát, mô tả: Học sinh biết quan sát và mô tả được. - Kỹ năng thực hành sinh học: Yêu cầu giảm nhẹ hơn ở các bài đòi hỏi phương tiện kĩ thuật hiện đại như xem băng hình, đo các chỉ tiêu sinh lí ở người, . - Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn ở địa phương: Bước đầu học sinh có thể vận dụng được. - Kỹ năng học tập: Học sinh biết cách tự học. * Lưu ý: - Tuỳ từng địa phương, tuỳ từng đối tượng học sinh có thể cắt bớt những nội dung không bắt buộc theo chương trình nhưng có trong sách giáo khoa hoặc giảm bớt yêu cầu đối với các nội dung bắt buộc theo chương trình. Riêng đối với học sinh năng khiếu, học sinh chuyên không cắt bỏ hoặc giảm bớt nội dung nào trong sách giáo khoa. - Giáo viên phải bám sát nội dung chương trình (chuẩn kiến thức). Sau đây là những hướng dẫn cụ thể để thực hiện tốt chương trình và sách giáo khoa: II. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG SINH HỌC LỚP 11 Chương I. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO 1. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật a) Trao đổi nước ở thực vật Kiến thức: - Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào. - Trình bày được vai trò của nước ở thực vật: đảm bảo hình dạng nhất định của tế bào và tham gia vào các quá trình sinh lí của cây. Thực vật phân bố trong tự nhiên lệ thuộc vào sự có mặt của nước. - Trình bày được cơ chế trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp: Hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước; ý nghĩa của thoát hơi nước với đời sống của thực vật. - Vai trò của nước: Làm dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây (thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường…), ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. - Hấp thụ nước: + Có 2 con đường: * Con đường qua thành tế bào - gian bào: Nhanh, không được chọn lọc. * Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Chậm, được chọn lọc. + Cơ chế: Thẩm thấu, do sự chênh lệch áp suất thẩm - Đặc điểm của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước: Rễ có khả năng ăn sâu, lan rộng, có khả năng hướng nước, trên rễ có miền hút với rất nhiều tế bào lông hút. - Đặc điểm của tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước: + Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. - Nêu được sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng. - Trình bày được sự trao đổi nước ở thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi thấu. - Vận chuyển nước ở thân: + Nước được vận chuyển chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá. Ngoài ra còn con đường qua mạch rây, hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại. + Cơ chế: Khuếch tán do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. Nước được vận chuyển từ rễ lên lá nhờ lực hút do thoát hơi nước của lá, lực đẩy của rễ, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch. - Thoát hơi nước: + Có 2 con đường: * Qua khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh. * Qua tầng cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. + Cơ chế: Khuếch tán, được điều chỉnh do cơ chế đóng mở khí khổng. + Ý nghĩa của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật: * Tạo ra sức hút nước ở rễ. * Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi → tránh cho lá, cây không bị đốt náng khi nhiệt độ quá cao. * Tạo điều kiện để CO 2 đi vào thực hiện quá trình quang hợp, giải phóng O 2 điều hoà không khí - Cân bằng nước: Tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và thoát hơi nước, đảm bảo cho cây phát triển bình thường. Cân bằng nước được duy trì bởi tưới tiêu hợp lí: Tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách. - Ảnh hưởng của điều kiện môi trường: + Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng → ảnh hưởng đến thoát hơi nước. + Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh + Có một không bào trung tâm lớn. + Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh. - Cơ chế đóng, mở khí khổng: + Khi lượng nước trong cây lớn, do sự thay đổi của nồng độ các ion, sự thay đổi của các chất thẩm thấu bào đóng tăng đóng → tế bào đóng no nước, mặt trong cong lại → khí khổng mở. + Khi thiếu nước, hàm lượng axit abxixic tăng → kích thích các bơm ion hoạt động các ion trong tế bào đóng vận chuyển ra ngoài (K + ) → → tế bào đóng mất nước, duỗi thẳng khổng đóng. trường. Kĩ năng : Biết được cách xác định cường độ thoát hơi nước. hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí). + Độ ẩm: Độ ẩm đất càng tăng thì quá trình hấp thụ nước tăng, độ ẩm không khí càng tăng thì sự thoát hơi nước càng giảm. + Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng khoáng trong đất càng cao thì áp suất dung dịch đất càng cao → hấp thụ nước càng giảm. CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO b. Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật Kiến thức : - Nêu được vai trò của chất khoáng ở thực vật. - Phân biệt được các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng. - Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở thực vật. - Nêu được 3 con đường hấp thụ nguyên tố khoáng: qua không bào, qua tế bào chất, qua thành tế bào và gian bào. - Trình bày được sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường. - Các nguyên tố khoáng được chia thành 2 nhóm: + Các nguyên tố khoáng đại lượng: Chủ yếu đóng vai trò cấu trúc của tế bào, cơ thể; điều tiết các quá trình sinh lí. + Các nguyên tố vi lượng: Chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim. - Quá trình hấp thụ muối khoáng theo 2 cơ chế: + Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần năng lượng và chất mang. + Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang. - Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất, pH đất, độ thoáng khí. - Muối khoáng được hấp thụ vào rễ theo dòng nước bằng hai con đường: + Con đường qua thành tế bào - gian bào: Nhanh, không được chọn lọc. + Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Chậm, được chọn lọc. - Muối khoáng được vận chuyển chủ yếu theo mạch gỗ từ dưới lên do sự chênh lệch nồng độ các chất và được vận chuyển thụ động theo dòng nước. - Đặc điểm của hệ rễ thích nghi với chức năng hút khoáng: Rễ có khả năng ăn sâu, lan rộng, có khả năng hướng nước, trên rễ có miền hút với rất nhiều tế bào lông hút. - Trình bày vai trò của nitơ, sự đồng hoá nitơ khoáng và nitơ tự do (N 2 ) trong khí quyển. - Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao của cây trồng. Kĩ năng : Biết bố trí một thí nghiệm về phân bón. - Vai trò của nitơ: + Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic…) cấu tạo nên tế bào, cơ thể. + Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần của các enzim, hoocmôn…→ điều tiết các quá trình sinh lí, hoá sinh trong tế bào, cơ thể. - Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất nhờ các vi khuẩn: - Quá trình đồng hoá nitơ trong khí quyển: + Nhờ vi khuần: Vi khuẩn tự do (Azotobacter, Anabaena…) và vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium, Anabaena azollae…). + Thực hiện trong điều kiện: Có các lực khử mạnh, được cung cấp ATP, có sự tham gia của enzim nitrogenaza, thực hiện trong điều kiện kị khí. 2H 2H 2H N≡N NH=NH NH 2 -NH 2 NH 3 - Bón phân hợp lí: Bón đủ lượng (căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây, khả năng cung cấp của đất, hệ số sử dụng phân bón), đúng thời kì (căn cứ vào dáu hiệu bên ngoài của lá cây), đúng cách (bón thúc, hoặc bón lót; bón qua đất hoặc qua lá). - Thí nghiệm trồng cây ngoài vườn (hoặc trồng trong chậu), bón 3 loại phân hoá học chính: Đạm, lân, kali. - Biết được quá trình biến đổi nitơ trong cây: Khử NO 3 - và đồng hoá NH + Khử NO 3 - : NO NO + Đồng hoá NH Axit hữu cơ + NH Axit amin đicacbôxilic + NH Amit. Chất hữu cơ NH 4 + NO 3 - Vi khuẩn amôn hoá Vi khuẩn nitrat hoá CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO c. Qúa trình quang hợp ở thực vật Kiến thức : - Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp. - Nêu được lá cây là cơ quan chứa các lục lạp mang hệ sắc tố quang hợp. - Trình bày được quá trình quang hợp ở thực vật C 3 (thực vật ôn đới) bao gồm pha sáng và pha tối. - Vai trò: Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất, biến đổi và tích luỹ năng lượng (năng lượng vật lí thành năng lượng hoá học), hấp thụ CO 2 và thải O 2 điều hòa không khí. - Lá thực vật C 3 , thực vật CAM có các tế bào mô giậu chứa các lục lạp, lá thực vật C 4 có các tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch chứa các lục lạp. Lục lạp: Có các hạt Grana chứa hệ sắc tố quang hợp (hấp thu và chuyển hoá quang năng thành hoá năng) và chất nền (chứa enzim đồng hoá CO 2 ). Hệ sắc tố: Có hai nhóm là sắc tố chính (diệp lục) và sắc tố phụ (carôtenôit). Hệ sắc tố có vai trò hấp thu và chuyển hoá quang năng thành hoá năng. Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng quang hợp theo sơ đồ: Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm. Sau đó quang năng được chuyển cho quá trình quang phân li nước và phản ứng quang hoá để hình thành ATP và NADPH. - Cơ chế: Quang hợp diễn ra trong lục lạp, bao gồm 2 pha: Pha sáng và pha tối. + Pha sáng: Diễn ra trên màng tilacoit, giống nhau ở các thực vật. • Hấp thụ năng lượng ánh sáng: Chl + hγ → Chl* • Quang phân li nước: Chl* 2 H 2 O → 4 H + + 4e - + O 2 • Phot phoril hoá tạo ATP 3 ADP + 3 Pi → 3 ATP • Tổng hợp NADPH 2 NADP + 4 H + → 2 NADPH Phương trình tổng quát: 12H 2 O + 18ADP + 18Pvô cơ + 12NADP + → - Bộ máy quang hợp: Lá, lục lạp và hệ sắc tố. + Lá thường có dạng bản mỏng, luôn hướng về ánh sáng và có cấu trúc phù hợp với chức năng quang hợp (chứa các tế bào mô giậu có mang các lục lạp thực hiện quang hợp, có mạch dẫn nước và muối khoáng, có khí khổng để trao đổi khí ). + Lục lạp bao gồm các hạt grana chứa hệ sắc tố, chất vận chuyển điện tử .và chất nền chứa nhiều enzim cacbôxi hoá . + Hệ sắc tố: Có hai nhóm là sắc tố chính (diệp lục) và sắc tố phụ (carôtenôit). Hệ sắc tố có vai trò quang năng thành hoá năng. Diệp lục ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và vùng xanh tím. - Trình bày được đặc điểm của thực vật C 4 : sống ở khí hậu nhiệt đới, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch, có hiệu suất cao. - Nêu được thực vật CAM mang đặc điểm của cây ở vùng sa mạc, có năng suất thấp. 18ATP + 12NADPH + 6O 2 + Pha tối: Diễn ra trong chất nền (stroma), khác nhau giữa các nhóm thực vật C 3 , C 4 , CAM. Thực vật C 3 pha tối thực hiện bằng chu trình Canvin qua 3 giai đoạn chính: • Giai đoạn cacboxil hoá (cố định CO 2 ): 3 RiDP + 3 CO 2 → 6 APG • Giai đoạn khử với sự tham gia của 6ATP và 6NADPH: 6APG → 6AlPG • Giai đoạn tái sinh chất nhận RiDP và tạo đường với sự tham gia của 3 ATP: 5AlPG → 3RiDP 1AlPG → Tham gia tạo C 6 H 12 O 6 Phương trình tổng quát: 12 H 2 O + 6 CO 2 + Q (năng lượng ánh sáng) → C 6 H 12 O 6 + 6 O 2 + 6 H 2 O - Đặc điểm của thực vật C 4 : sống ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm kéo dài, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch. Có cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO 2 thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn .nên có năng suất cao hơn. Sơ đồ cơ chế quang hợp ở thực vật C 4 : - Đặc điểm của thực vật CAM: Sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài. Vì lấy được ít nước nên tránh mất nước do thoát hơi nước cây đóng khí khổng vào ban ngày và nhận CO 2 vào ban đêm khi khí khổng mở→ có năng suất thấp. Sơ đồ cơ chế quang hợp ở thực vật CAM: [...]... chất lượng ở hoa, quả, hạt - Sinh trưở được chia + Sinh trư Hoạt động quan sinh thế + Sinh trư động sinh sinh sản (h - Phân biệt được sinh - Sinh trưởng sơ cấp: Sinh trưởng của thân và rễ cây trưởng sơ cấp và sinh theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh trưởng thứ cấp Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm - Sinh trưởng thứ cấp: Sinh trưởng theo chiều ngang... hoocmon sinh dục và hệ thần kinh theo cơ chế điều hòa ngược Ngoài ra các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng sinh điều hoà sinh sản lên quá trình sinh sản (sử dụng hình 46.1 và 46.2 để trình bày cơ chế - Nêu rõ những khả năng tự điều tiết quá trình sinh điều hoà sinh sản) ở người sản ở động vật và ở người - Nêu được khái niệm tăng - Tăng sinh: Tăng khả năng sinh sản (tăng số con được sinh ra) sinh ở động... THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG - Sinh sản: là quá trình tạo ra những cá thể mới, để đảm bảo sự phát triển liên tục của loài Gồm hai hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính - Sinh sản vô tính ở thực vật: Hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cây mẹ - Phân biệt được các kiểu sinh sản vô tính - Các kiểu sinh sản vô tính: + Sinh sản... 95% (lấy từ CO2 và H2O thông qua quá trình quang hợp) còn lại là các - Phân biệt được năng suất nguyên tố khoáng → Quang hợp quyết định năng suất sinh học và năng suất kinh cây trồng tế - Năng suất sinh học là khối lượng chất khô được tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây; năng suất kinh tế là khối lượng chất khô được tích luỹ trong cơ quan kinh tế (cơ -... động của mô phân sinh bên Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây hai lá mầm, cây 1 lá mầm không có sinh trưởng thứ cấp - Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường tới sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào các yếu tố bên trong (đặc điểm di truyền của loài, các hoocmon sinh trưởng) và các yếu tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng khoáng) - Hoocmôn... nguyên liệu cho quá trình quang hợp - Nhận biết được hô hấp + Hô hấp sáng: Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng ánh sáng diễn ra ngoài ánh CO2 ở ngoài sáng sáng + Chủ yếu xảy ra ở thực vật C 3, trong điều kiện cường độ ánh sáng cao (CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ nhiều) với sự tham gia của ba bào quan: Ti thể, lục lạp, perôxixôm + Hô hấp sáng có đặc điểm: Xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu... giberelin đ Kĩ năng : Thực hành nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép Thực hiện được các cách giâm, chiết, ghép cành ở vườn trường hay ở gia đình CHỦ ĐỀ 2 Sinh sản ở động vật a) Sinh sản vô tính CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG Kiến thức : - Trình bày được các khái - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể niệm về sinh sản vô tính ở sinh ra một... ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng + Ứng động sinh trưởng: Thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế không sinh trưởng Cho ví bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, dụ cụ thể cánh hoa) Tùy thuộc tác nhân kích thích, ứng động sinh trưởng... P 730 đến sự ra hoa Pđ (Pđx) hấp thụ ánh sáng đỏ xa (730 nm), nó tác động đến sự nảy mầm, ra hoa và nhiều quá trình sinh lí khác Kĩ năng : Ứng dụng kiến thức về chu kì quang vào sản xuất nông nghiệp (trồng theo mùa vụ) CHỦ ĐỀ 2 Sinh trưởng và phát triển ở động vật a) Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp: Dựa vào nhu cầu ánh sáng để gieo trồng đúng thời vụ, nhập... động vật + Gi sinh trưởng đực và cái - Các nhân tố bên ngoài: nhanh và số Thức ăn: ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh Thực trưởng Nhiệt độ: mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng Ánh sáng: tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D…, ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng, . kĩ năng 2.1.Đối với các địa phương thuận lợi - Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học: Học sinh thành thạo. - Kỹ năng thực hành sinh học: Học sinh. thạo. - Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn: Học sinh có thể vận dụng được. - Kỹ năng học tập: Học sinh thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học

Ngày đăng: 02/12/2013, 12:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thái giải phẫu lá - Lá bình thường - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
Hình th ái giải phẫu lá - Lá bình thường (Trang 12)
Bảng so sánh quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
Bảng so sánh quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM (Trang 12)
động vật có 4 hình thức trao đổi khí chủ yếu: - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
ng vật có 4 hình thức trao đổi khí chủ yếu: (Trang 17)
- Có 2 hình thức: Hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng). - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
2 hình thức: Hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng) (Trang 21)
* Hình thức cảm ứng là hướng động: Chuyển động đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm). - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
Hình th ức cảm ứng là hướng động: Chuyển động đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm) (Trang 23)
2. Sinh trưởng   và - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
2. Sinh trưởng và (Trang 27)
estrogen (xem bảng). - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
estrogen (xem bảng) (Trang 28)
đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Gồm hai hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
m bảo sự phát triển liên tục của loài. Gồm hai hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính (Trang 30)
- Nêu được các hình thức sinh   sản   vô   tính   ở   động vật. - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
u được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật (Trang 32)
- Sinh sản hữu tín hở động vật: Là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới do có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái đơn bội tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
inh sản hữu tín hở động vật: Là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới do có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái đơn bội tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới (Trang 33)
cách lập bảng theo mẫu sau: - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
c ách lập bảng theo mẫu sau: (Trang 43)
Lệnh nghiên cứu bảng 19.1 nên chuyển thành bài tập để HS về nhà nghiên cứu. - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
nh nghiên cứu bảng 19.1 nên chuyển thành bài tập để HS về nhà nghiên cứu (Trang 49)
Có thể yêu cầu HS hoàn thành bảng sau: - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
th ể yêu cầu HS hoàn thành bảng sau: (Trang 50)
GV cũng có thể dạy mục II, III của bài này bằng cách yêu cầu và hướng dẫn HS hoàn thành bảng sau: - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
c ũng có thể dạy mục II, III của bài này bằng cách yêu cầu và hướng dẫn HS hoàn thành bảng sau: (Trang 55)
GV có thể yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng sau: - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
c ó thể yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng sau: (Trang 56)
GV có thể dạy mục này bằng cách yêu cầu HS tìm hiểu và giúp HS hoàn thành bảng sau: - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
c ó thể dạy mục này bằng cách yêu cầu HS tìm hiểu và giúp HS hoàn thành bảng sau: (Trang 57)
Hình dạng, cấu tạo, sinh lí của con non so với con trưởng thành - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
Hình d ạng, cấu tạo, sinh lí của con non so với con trưởng thành (Trang 59)
GV có thể yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn HS hoàn thành bảng sau: - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
c ó thể yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn HS hoàn thành bảng sau: (Trang 59)
Bảng II. So sánh sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
ng II. So sánh sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật (Trang 64)
+ Hình thành NADPH và ATP. - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
Hình th ành NADPH và ATP (Trang 69)
- Hình thức - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
Hình th ức (Trang 80)
Có thể yêu cầu HS hoàn thành bảng sau: - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
th ể yêu cầu HS hoàn thành bảng sau: (Trang 80)
A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂ NỞ THỰC VẬT - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂ NỞ THỰC VẬT (Trang 86)
GV có thể yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng sau: - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
c ó thể yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng sau: (Trang 86)
GV có thể dạy mục này bằng cách yêu cầu HS tìm hiểu và giúp HS hoàn thành bảng sau: - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
c ó thể dạy mục này bằng cách yêu cầu HS tìm hiểu và giúp HS hoàn thành bảng sau: (Trang 88)
Hình dạng, cấu tạo, sinh lí của con non so với con trưởng thành - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
Hình d ạng, cấu tạo, sinh lí của con non so với con trưởng thành (Trang 90)
GV có thể yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn HS hoàn thành bảng sau: - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
c ó thể yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn HS hoàn thành bảng sau: (Trang 90)
+ Hình thức thụ tinh:     Tự phối  →  giao phối. - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
Hình th ức thụ tinh: Tự phối → giao phối (Trang 95)
Bảng III. So sánh sinh sản của thực vật và động vật - Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11
ng III. So sánh sinh sản của thực vật và động vật (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w