Đề tài: Quản lý hoạt động Du lịch ở Thành phố Huế PHẦN MỞ ĐẦU Xuất phát từ mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị, có kiến thức, phương pháp và kỹ năng công tác chuyên nghiệp. Việc gắn công tác đào tạo của nhà trường với hoạtđộng thực tiễn của xã hội là một yêu cầu cần thiết trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay. Nhằm nâng cao nhận thức, giúp cho học viên lớp Trung Cấp Lý luận Chính trị Hành chính tiếp cận thực tế và có điều kiện kiểm nghiệm những kiến thức đã học. Hoạt động nghiên cứu thực tế là một phần bắt buộc trong chương trình học Trung cấp Lý luận Chính trị Hành chính, mục đích của phần học này là giúp học viên nắm bắt, phân tích, đánh giá, tổng hợp tình hình và giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cơ sở gắn với nhiệm vụ công tác. 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Du lịch là một trong những hoạt động quan trọng hướng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu địa phương. Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn với kinh tế xã hội, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, du lịch không chỉ đtôi lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa, tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 1616,8 độ vĩ Bắc và 107,8108,2 độ kinh Đông. Diện tích của tỉnh là 5.053,99 km². Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km. Qua chuyến đi nghiên cứu thực tế này, tôi đã cảm nhận và tư duy về tiềm năng cũng như sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Huế trong thời gian qua. Bên cạnh đó mạnh dạn chỉ ra một số hạn chế và tồn tại, đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về du lịch của Huế, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Huế trở thành trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và trên toàn thế giới. Vì vậy, tôi chọn nội dung: “Quản lý hoạt động Du lịch ở Thành phố Huế năm 2020”để hoàn thành bài thu hoạch nghiên cứu thực tế của chường trình học. 2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Huế năm 2020. 3. Phạm vi nghiên cứu
Trang 1Đề tài: Quản lý hoạt động Du lịch ở Thành phố Huế
PHẦN MỞ ĐẦU
Xuất phát từ mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị, có kiến thức, phương pháp và kỹ năng công tác chuyên nghiệp Việc gắn công tác đào tạo của nhà trường với hoạtđộng thực tiễn của xã hội là một yêu cầu cần thiết trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay Nhằm nâng cao nhận thức, giúp cho học viên lớp Trung Cấp Lý luận Chính trị - Hành chính tiếp cận thực tế và có điều kiện kiểm nghiệm những kiến thức đã học
Hoạt động nghiên cứu thực tế là một phần bắt buộc trong chương trình học Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, mục đích của phần học này là giúp học viên nắm bắt, phân tích, đánh giá, tổng hợp tình hình và giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cơ sở gắn với nhiệm vụ công tác
1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Du lịch là một trong những hoạt động quan trọng hướng tới việc xây dựng
và phát triển thương hiệu địa phương Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới Nhờ những đóng góp to lớn với kinh tế
- xã hội, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, du lịch không chỉ đtôi lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa, tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt
Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa
độ ở 16-16,8 độ vĩ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông Diện tích của tỉnh là 5.053,99 km²
Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy
Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thừa Thiên Huế cách Hà Nội
654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km
Trang 2
Qua chuyến đi nghiên cứu thực tế này, tôi đã cảm nhận và tư duy về tiềm năng cũng như sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Huế trong thời gian qua Bên cạnh đó mạnh dạn chỉ ra một số hạn chế và tồn tại, đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về du lịch của Huế, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Huế trở thành trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và trên toàn thế giới
Vì vậy, tôi chọn nội dung: “Quản lý hoạt động Du lịch ở Thành phố Huế
năm 2020”để hoàn thành bài thu hoạch nghiên cứu thực tế của chường trình học.
2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Huế năm 2020
3 Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động du lịch của Thành phố Huế năm
2020, đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động du lịch của thành phố Huế trong thời gian tới
PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Quản lý Nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước do các cơ quan Nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước Quản lý Nhà nước có tính toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có quản lý hoạt động Văn hóa
Trang 3
Có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về Văn hóa Quan niệm của
UNESCO: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng
về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội mà nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh khái niệm về Văn hóa như sau: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hóa.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa VIII về xây dựng và
phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc xác định: Văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội Phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa hướng tới hiện đại hóa, hướng tới thế giới, hướng tới tương lai Nó vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng đất nước, vừa là nền tảng tinh thần, tạo nên động lực khát vọng phấn đấu cho toàn dân tộc
Quản lý hoạt động Du lịch là một trong những nội dung quản lý hoạt động Văn hóa
Có thể thấy hoạt động Du lịch là tổng hợp các điều kiện, các hiện tượng và các mối quan hệ tác động qua lại giữa khách du lịch với các nhà cung cấp các sản phẩm du lịch, với chính quyền và cộng đồng dân cư ở địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch Từ khái niệm này, các yếu tố cơ bản tham gia hoạt động du lịch bao gồm:
- Khách du lịch là chủ thể của du lịch, là đối tượng phục vụ của các ngành tham gia hoạt động du lịch
Trang 4
- Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, nơi tạo ra sức thu hút con người đến tham quan, du lịch
- Các hoạt động du lịch gồm các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm du lịch Chính quyền Trung ương và sở tại coi sự phát triển du lịch là một trong những chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội ở địa phương, xây dựng các cơ chế, chính sách ,luật pháp cho sự phát triển du lịch Dân cư ở địa phương co Du lịch là cơ hội để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và giao lưu văn hoá
2 Thực trạng quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Huế
2.1 Đặc điểm tình hình địa phương
* Điều kiện lịch sử
Thời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, Thừa Thiên Huế thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang cổ đại
Thời kỳ Bắc thuộc Thừa Thiên Huế là một phần lãnh thổ phía bắc của Vương quốc Champa
Năm 1306, vua Champa là Chế Mân kết hôn với công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần Nhân Tông, và cắt đất hai châu ở vùng cực bắc của Champa là châu Ô và châu Lý là quà sính lễ
Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn với tên gọi là Phú Xuân
Thời nhà Nguyễn vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh, Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc dinh Quảng Đức Đến năm 1822, dinh Quảng Đức được vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên Đến thời Pháp thuộc, được đổi thành tỉnh Thừa Thiên
Năm 1976 tỉnh Thừa Thiên hợp nhất với Quảng Bình, Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên Ngày 30.6.1989, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII đã quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì mang tên gọi mới là tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 5
Huế là đô thị loại I cấp quốc gia của Việt Nam và từng là kinh đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 – 1945)
* Điều kiện Khí hậu:
Thừa Thiên Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt:
- Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C
- Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ.Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát
mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C
* Con người Huế :
Nhắc đến Huế người ta đã thấy một vẻ đẹp gì đó nhẹ nhàng quyến rũ thư thái
đi vào lòng người, không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên, sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm
Người ta còn bị “cuốn hút” bởi tính cách con người xứ Huế “nhẹ nhàng, sâu lắng…”
Với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ấp, với giọng nói đến say lòng người Tất cả sự lôi cuốn đó đã làm nên một vẻ đẹp khó có thể lý giải được, hiện đang rất được lòng các khách du lịch đến Huế
* Văn hóa Huế :
Thuận Hóa-Phú Xuân-Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (1306)
Văn hóa Huế vừa mang tính đặc thù-bản địa vừa có đặc điểm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; có tạo nên nền văn hóa Việt-Chăm; có ảnh hưởng của các luồng văn hóa các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây
Trang 6
Có 6 danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016) và Bài chòi (cùng các tỉnh miền Trung)
* Du lịch Huế
Ðến với Huế là đến một vùng danh lam thắng cảnh kỳ thú hữu tình, đầy sức quyến rũ với con sông Hương hiền hòa bên ngọn Ngự Bình hùng vĩ Các di tích văn hóa, các công trình kiến trúc độc đáo, quần thể di tích triều Nguyễn bao gồm các cung điện, đền đài, miếu vũ, thành quách, lăng tẩm, các kiến trúc chùa chiền, nhà thờ…vẫn giữ nguyên nét uy nghi, cổ kính, trang nghiêm
Các loại hình: Du lịch di sản, du lịch thiên nhiên, du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch hội nghị, du lịch tắm biển - nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch làng nghề…
* Tình hình kinh tế - xã hội
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2020 ước đạt 32.417 tỷ đồng tăng 7,15% so năm 2019;
Về cơ cấu kinh tế năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 50,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,66%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,97%
Tổng thu ngân sách năm 2020 ước đạt 7.255 tỷ đồng, vượt 6,2% dự toán năm
và tăng 2,9% so cùng kỳ năm trước Trong đó:
- Thu nội địa ước đạt 6.315 tỷ đồng, vượt 4,2% dự toán, tăng 1,8% so cùng kỳ năm trước
- Thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao so với dự toán, đạt 550 tỷ đồng, vượt 31% dự toán và tăng 34% so cùng kỳ năm trước
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2020 ước đạt 9.780,6 tỷ đồng, bằng 98%
dự toán, tăng 3,6% so năm trước
2.2 Thực trạng quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Huế
Trang 7
2.2.1 Đánh giá thực trạng- Tồn tại và hạn chế
Hoạt động du lịch Huế thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song cũng còn những tồn tại, hạn chế:
Cụ thể, sản phẩm du lịch về đêm và các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn vẫn còn thiếu và yếu, chưa thu hút, hấp dẫn được du khách, chất lượng dịch vụ không cao với hai sản phẩm chủ lực là ca Huế trên sông Hương và phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu
Thiếu các hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao tầm quốc gia và quốc tế diễn ra tại địa phương diễn ra đều trong quý, tháng Một số sản phẩm mới
đã hình thành như các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch đầm phá Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này còn nhỏ lẻ, dịch vụ chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa có sự kết nối thành tour tuyến; công tác quảng bá các sản phẩm này còn hạn chế, chưa thu hút
“Du lịch biển từng mang lại lợi thế cho tỉnh về lượng khách tham quan và lưu trú Tuy nhiên, sự cố môi trường biển năm 2016 vẫn còn ít nhiều ảnh hưởng tâm lý khách du lịch quyết định tham gia loại hình du lịch biển tại Huế Ngoài ra,
so với các địa phương, chúng ta vẫn chưa có nhiều khu nghỉ dưỡng biển, các dịch
vụ bổ sung gắn với du lịch biển mang tính hấp dẫn ngoại trừ Laguna”
2.2.2 Những nguyên nhân
* Nguyên nhân đạt kết quả
Thứ nhất, đạt được kết quả như trên, trước hết là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp, các ngành và các địa phương Ðặc biệt trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa các đối tác có liên quan Vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện trên góc độ có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng; ban hành những chính sách đúng đắn, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu
tư chiến lược Ðảng bộ, chính quyền các cấp đã thành công trong việc vận động cộng
Trang 8
đồng dân cư thực hiện những chính sách của chính quyền thành phố và tạo ra sự hưởng lợi cho người dân địa phương Trong đó, người dân địa phương vừa là người thực hiện những chính sách của thành phố nhưng cũng là người được hưởng lợi từ các chính sách đó Và người dân địa phương thấy được niềm tự hào về thành phố của mình Ðây là một giá trị tinh thần mang ý nghĩa động lực để tạo ra sự phát triển cho du lịch Huế
* Nguyên nhân hạn chế
Chủ quan: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp quản lý du lịch đã được các
cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố quan tâm nhưng có lúc, có nơi chưa quyết liệt, chưa đồng bộ, chưa thường xuyên Thành phố chưa quyết liệt trong việc thu hồi các
dự án dịch vụ, du lịch chậm triển khai; chưa chú trọng huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các dịch vụ, sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của Huế; chưa chú trọng đầu tư phát triển các dịch vụ còn thiếu như sản phẩm điểm đến, sản phẩm du lịch trên sông, sản phẩm du lịch xanh, các dịch vụ vui chơi giải trí trong nhà, về đêm và trên biển; khu mua sắm tập trung … Việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch Huế vẫn chưa phát triển xứng tầm
Khách quan: Thị trường khách du lịch thiếu ổn định, thiếu bền vững, chưa
thu hút được nhiều du khách quốc tế đến lưu trú dài ngày Ngoài ra, du lịch Huế mang tính mùa vụ, Năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Huế chưa cao, trong khi phải cạnh tranh với các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng, khu vực và thế giới Tình trạng du khách trung chuyển qua Huế để tiếp tục đến Đà Nẵng hoặc vào Hội An, Nha Trang, các tỉnh Tây Nguyên, còn chiếm tỷ lệ cao
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng khách du lịch đến Huế chưa mạnh cũng là do sự hạn chế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh trong việc khai thác, kết nối khách du lịch từ các Nguồn lực hỗ trợ từ các doanh nghiệp cho công tác phát triển sản phẩm du lịch còn khá hạn chế Các doanh nghiệp du lịch Huế, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành thiếu tiềm lực để đầu tư,
Trang 9
chỉ tập trung theo hướng khai thác và kết nối xây dựng tour có sẵn là chính Thừa Thiên Huế chưa có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đủ mạnh để tạo ra những sản phẩm du lịch thúc đẩy sự tăng trưởng đột biến du khách đến Huế
Hạ tầng du lịch vẫn còn hạn chế nhất định, nhất là việc khai thác các đường bay quốc tế đến Huế Lượng khách du lịch đến Huế bằng đường hàng không thấp
Hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch mới/tiềm năng và hạ tầng phục vụ
du khách tại các điểm đang còn hạn chế và chưa có tính kết nối cao từ TP Huế (đường đi, bãi đỗ xe, bến thuyền, hệ thống dịch vụ); hạ tầng đường giao thông ở thành phố đang bị ảnh hưởng do dự án cải thiện hệ thống cấp thoát nước
2.2.3 Kết quả đạt được:
Ngay từ đầu năm 2020, tỉnh đã thành lập Hội đồng Tư vấn du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế với sự quy tụ của nhiều nhà quản lý cấp cao, nhà đầu tư và chuyên gia trong ngành du lịch ở trong nước và quốc tế để tư vấn, đề xuất các chính sách vĩ
mô, các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch, phát hiện, thẩm định các vấn đề
mà ngành Du lịch đang phải đối mặt để đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi nhằm đưa Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế Và vào những ngày cuối năm 2020, Thừa Thiên Huế lại đón nhận tin vui: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (KDLQG) Lăng Cô - Cảnh Dương, tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với kỳ vọng sẽ tạo được hành lang pháp lý
và môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút được các dự án đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2030, KDLQG Lăng Cô - Cảnh Dương trở thành điểm đến mang tầm
cỡ quốc tế
Trong năm 2020, Sở Du lịch thành phố Huế đã tham mưu Ủy ban Nhân dân Thành phố phê duyệt ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, hoạt động phát triển du lịch như:
- Kế hoạch phát triển Du lịch Thành phố năm 2020
Trang 10
- Kế hoạch tăng cường truyền thông, quảng bá du lịch giai đoạn 2019-2020.
- Kế bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Huế
- Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động lữ hành và hướng dẫn Du lịch
- Kế hoạch nâng cao chất lượng và thái độ phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố
Ngoài ra, Sở Du lịch cũng đã ban hành và triển khai các kế hoạch như:
- Lập phương án phát huy vai trò của 6 danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016) và Bài chòi (cùng các tỉnh miền Trung)
- Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo môi trường du lịch trên địa bàn thành phố Huế, đặc biệt là trên sông Hương năm 2020
- Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực Sở Du lịch thành phố Huế năm 2020
- Kế hoạch triển khai tuyên truyền Bộ Quy tắc ứng xử du lịch của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2020
* Về tổ chức các sự kiện:
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Huế, toàn nghành Du lịch đã tập trung triển khai tổ chức và phố hợp tổ chức các sự kiện của Thành phố, cụ thể:
a) Chương trình “Festival Huế 2018 ”
Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Huế 1 điểm đến 5 di sản” Festival Huế lần thứ X diễn ra từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 02 tháng 5 năm 2018
Festival Huế lần thứ X - 2018 là sự kế thừa và khẳng định sự thành công của các kỳ Festival trước đây; nơi hội tụ, giao lưu nghệ thuật giữa các nền văn hóa của