Tham khảo tài liệu ''thiết kế bài giảng ngữ văn 10 nâng cao tập 2 part 6'', tài liệu phổ thông, ngữ văn - tiếng việt phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Trang 1B Chuổn bi cua thay vò trò — Truyện Kiều đối chứng (Đan Quế)
— Tranh, ảnh cành trao duyên (ảnh sân khấu)
- Từ điển Truyện Kiều (Đào Duy Anh) C Thiết kế bài dạy học
Hoạt động 1
KIEM TRA BAI CU
(Hình thức : vấn đáp)
1 Cảm hứng chủ đạo của Truyện Kiều là gì ? Cảm hứng ấy được biểu hiện ở
những khía cạnh nào ? Nêu dẫn chứng minh hoa
(Cảm hứng nhân văn (nhân đạo bao trùm 7ruyện Kiểu là tiếng kêu đau đớn,
đứt ruột về số phận con người trong xã hội phong kiến Cảm hứng ấy được thể hiện
qua 4 khía cạnh sau : Một bản án, Một tiếng kêu thương, Một giấc mơ, Một cái
nhìn bế tắc Mỗi khía cạnh chỉ cần dẫn từ 2 - 4 câu thơ tiêu biểu để minh hoa.) 2 Tóm tắt ngắn gọn từ đầu Truyện Kiều đến đoạn Kiều theo Mã Giám Sinh ra di (Yêu cầu tóm tắt gọn, rõ, khoảng 5 câu dựa theo văn bản tóm tắt trong sách Ngữ văn 9, tập một.) Hoạt động 2 GIỚI THIỆU ĐOẠN THƠ - HS đọc thầm Tiểu dẫn
- GV nói lời chuyển vào bài : Toàn bộ Truyện Kiểu là một bỉ kịch Đây là một
bi kịch nhỏ trong bỉ kịch lớn ấy (Lê Trí Viễn) Quyết định bán mình cứu cha, trong
đêm cuối cùng trước khi đi theo Mã Giám Sinh, Kiều vẫn canh cánh món nợ tình với Kim Trọng :
Nỗi riêng, riêng những bàng hoàn,
Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn
Chợt Thuý Vân tỉnh giấc, ghé đến ân cần hỏi han Kiều chợt nảy ra ý định trao duyên, trao lại mối tình đầu dở dang cho em mình để trả nghĩa chàng Kim Đoạn thơ này tái hiện lại câu chuyện đặc biệt ấy
- GV chỉ cho HS vị trí của đoạn tho trong Truyén Kiéu, so với đoạn văn trong
Kim Vân Kiểu truyện trong Truyện Kiều đối chứng, đồng thời cho HS xem một số
tranh, ảnh sân khấu về cảnh này
- GV tổ chức, hướng dẫn HS tóm tắt mạch truyện, tìm hiểu bố cục, đọc diễn
Trang 2Hoạt động 3
PHAN TÍCH BỒ CỤC ĐOẠN THƠ
- GV nêu vấn đề : Theo dõi câu chuyện, có thể tạm ngắt dòng tâm sự của
Thuý Kiều thành mấy chặng nhỏ để dễ phân tích ? Từng chặng, lại có thể kể bằng
lời văn xuôi như thé nao ?
- HS phát biểu, trình bày đoạn văn, đoạn kể của mình
- GV nhận xét, định hướng : Theo mạch truyện, ta dễ dàng nhận ra :
+ 12 câu đầu (723 - 734) : Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân
+ 15 câu tiếp (735 — 749) : Kiều trao kỉ vật và dặn thêm em + 8 câu cuối (750 - 757) : Kiều đau đớn đến ngất đi
Hoạt động 4
DOC DIEN CAM
— GV hỏi : Đoạn thơ là lời cua ai néi véi ai ? Trong tam trang nhu thé nao ?
Vậy phải đọc với nhịp điệu, giọng điệu ra sao cho phù hợp 2
- HS phát biểu và đọc từng đoạn
- GV nhận xét, định hướng cách đọc : Doan tho 1a lời dặn dò, tâm sự của Thúy Kiều đối với Thuý Vân, cậy nhờ em gái ruột một việc thiêng liêng, trong tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng Bởi vậy, cần đọc với nhịp điệu chậm, giọng tha thiết Càng về sau, Kiều như chỉ nói với mình, nên giọng đọc các đoạn sau càng chậm,
càng khẩn thiết, nghẹn ngào như tiếng khóc não nùng, cố nén, nhưng đến 2 câu
cuối thì oà vỡ thành thiếng thét, tiếng khóc, ngất lặng đi Chú ý một số câu thơ
đối nhịp, ví dụ : câu 1 : 2/4, câu 2 : 2/3/3, câu 756 : 3/3, câu 757 : 2/4/2
- GV tổ chức, hướng dẫn HS phân tích, giảng bình chi tiết diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trong đêm trao duyên : (trọng tâm)
- Hoạt động 5 Ộ
HƯỚNG DẦN ĐỌC, TÌM HIẾU 12 CÂU ĐẦU (723 - 734)
— HS đọc 2 câu đầu, phát hiện, suy nghĩ về cử chỉ bất bình thường của Kiều, thử tìm cách lí giải ?
- GV hỏi : Tại sao Nguyễn Du dùng 2 từ cậy, chịu ở đây ? Có nên và có thể
thay bằng 2 từ khác gần nghĩa, chẳng hạn : nhờ, nhận ? Vì sao 2
— HS đọc lại cả 4 câu đầu, thảo luận câu hỏi, đọc đoạn lời bình J của bản thân
- GV nhận xét, đọc lại 4 câu thơ đầu và nói fời bình 1 của mình : Dang dan đo : Hở môi ra, cũng thẹn thing — Dé long, thi phụ tấm lòng với ai ! Kiều đột ngột
Trang 3Vân (Dù tâm hồn nàng đơn giản đến đâu !) Bởi việc sắp nói vô cùng quan trọng, thiêng liêng, ảnh hưởng cả cuộc đời Nguyễn Du dùng cậy mà không dùng nhờ,
chọn ch; mà không dùng nhận, vì giữa các từ đó có sự khác biệt tinh vi Dùng nhờ thay cậy, không những thanh điệu tiếng thơ nhẹ đi (trắc - bằng), làm giảm phần nào cái quản quại, đau đón, khó nói của Kiều, mà ý nghĩa hi vọng tha thiết
của một lời gửi gắm, tựa nương, trăng trối cũng mất gần hết Nhéón có phần nào tự
nguyén Chiu thi hình như vì nài ép nhiều quá, nể mà phải nhận, không nhận không được ! Tình thế của Thuý Vân lúc ấy, chỉ có thể chju mà thôi ! Cồn lay, vi đó là việc nhờ cậy cực kì quan trong Thuy Kiéu lay Thuy Van, chi lay em ! Su viéc
thật bất ngờ, phi lí mà hợp lí biết bao ! Bởi đây là người chịu ơn, tó lòng biết ơn
trước sự hi sinh to lớn và cao quý của em mình Thái độ lạy rồi mới thưa đầy kính cần, trang trọng Kiều đã coi Vân là ân nhân số một của đời mình
— HS đọc tiếp 6 câu, thảo luận về lí lẽ trao duyên của Kiều Nhận xét ngôn
ngữ của Nguyễn Du trong đoạn thơ có gần gũi hay không và như thế nào với ngôn ngữ dân gian ?
— GV định hướng (giải thích các cụm từ keo loan, tơ duyên chén thề — chú thích 1, 2, 3) :
+ Hai câu 725 - 726 là lời trao duyên chưa chính thức nhưng đã ra ý ràng
buộc mặc em, tuỳ em định liệu 4 câu tiếp theo nhắc lại vắn tắt mối tình dở dang Kiều - Kim Kiều đành chọn cách hi sinh tình cho hiếu 2 câu tiếp theo là lời yêu cầu chính thức của Kiều với Vân Lí lẽ cơ bản và duy nhất ở đây là tình cảm chị em mau mu, ruot gia
+ Ngôn ngữ của Nguyễn Du ở đoạn này có sự kết hợp hài hoà giữa cách nói trang trọng, văn hoa của văn chương quý tộc với cách nói giản dị, nôm na của
những người trồng dâu, trồng gai Các điển tích keo loan, tơ duyên đi đôi với các
thành ngữ tinh mau mu, lời nước non, thịt nát, xtơng mòn, ngậm cười chín suối
+ Tâm trạng Kiều khi ấy : biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản, nhẹ người
sung sướng vì vấn đề nặng như núi cơ hồ đã được giải quyết Nhưng tiếc thay, đó chỉ là tam thoi Khung hoang tam tu trong long Thuy Kiéu moi tam thời được giải
toa Mau thuan bi kich thuc su trong long nang, dén day, lại bùng lên mãnh liệt
; Hoat dong 6
DIEN BIEN TAM TRANG CUA THUY KIEU TRONG 15 CAU TIEP THEO
(khi Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thuý Vân - câu 735 - 749)
— HS đọc diễn cảm 6 câu tiếp theo, chú ý các ngữ của chung, của tín, người
mệnh bạc
— GV hỏi : Của chung khác với của tin như thế nào ? Kiều trao kỉ vật cho em
Trang 4xem mình là người mệnh bạc ? Trình bày lời bình 2 của em về hình ảnh người
mệnh bạc
— HS thảo luận, tranh luận, nói iời bình 2 của mình — GV định hướng và nói lời bình 2 :
+ Khủng hoảng tạm lắng Nuốt nước mắt, Kiều trao lại cho Vân kỉ vật, những của tin — vật làm tin — giữa Kim và Kiều hồi hai người đính ước Chiếc thoa này là kỉ niệm khởi đầu giao duyên Tờ hoa tiên (fờ máy) này ghi lời thể ước Hoài
Thanh bình :
Của chung là của ai ? bao nhiêu đau đớn trong hai tiếng đơn sơ ! Thế là duyên đã trao Cái điều duy nhất có thể làm để báo đáp ân tình trong muôn một,
đã làm xong."
Đó là của chung, của chàng, của chị, nay còn là của em Thiêng liêng hơn, vì
không những nó là vật chứng giám như vâng trăng đêm nào, mà nó còn trong mùi
huong thom, trong tiếng đàn, trong tấm lòng thành thiêng liêng nhất của hai con
người Đó là của tin để lại cho nhau Hồn chị gửi cả trong ấy."
+ Đến đây, Kiều tự coi mình là người mệnh bạc, người có số mệnh bạc bẽo,
không may, đầy bất hạnh, khơng thốt ra được như một định mệnh Tay Kiều run run trao kỉ vật cho em, mà lòng Kiều thốn thức, tiếc nuối, não nề, và đau xót lại
dâng lên Tâm trạng đau đớn, vò xé lại dồn dập, cuồn cuộn
- HS đọc diễn cảm tiếp 8 câu : Mai sau, dù có bao giờ, [ ] Rảy xin chén nước cho người thác oan
— GV hỏi : Tưởng tượng, suy nghĩ về cảnh Kiều hình dung trong tương lai Thảo luận về tâm trạng day dứt, thê thảm của Kiều Giờ đây có sự thay đối như thế
nào về ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trữ tình ? Định hướng :
+ Vẫn đang nói với Vân, đang dặn dò, tâm tình cùng em, nhưng hình như
càng nói, Kiều càng dần quên sự có mặt của em Nàng chỉ nói một mình, với mình, thầm thì thành tiếng về tương lai md mit, thé tham của chính mình
+ Kiều tưởng tượng ra cảnh mình đã chết oan, chết hận Hồn tả tơi bay vật vờ trong gió, không sao siêu thoát được, nhưng vẫn mang nặng lời thề Vira gio lai ki vật, để trí tưởng tượng tung bay, không kìm giữ, là Kiều lại trở về với bao nỗi dần vặt, còn lâm li, oan oán hơn trước Phút bình yên tạm thời bay biến Nửa tỉnh, nửa mê, lời nói của Kiều phảng phất như từ cõi âm vọng về Giọng thơ cũng đối theo Hình ảnh, âm điệu chập chờn, thần linh, ma mỊ : gió hỉu hiu, hương khói, ngọn có,
lá cây, hồn oan Mâu thuẫn không những chưa hề được giải, mà cơ hồ lại thắt
chặt thêm mấy lần Ì
Trang 5
Hoat dong 7
TIM HIEU, PHAN TICH 8 CAU THO CUOI CUNG
- GV và HS nối nhau đọc 2 lần, chú ý các nhịp thơ thay đổi trong 2 câu thơ
cuối cùng : 3/3, 2/4/2
- GV nêu một vài vấn đề thảo luận : Từ bảy giờ có những ý nghĩa gì ? Doan
này, Kiều chủ yếu nói chuyện với ai ? Vì sao ? Cai lay 6 đây có gì giống, khác với cái lay ở đoạn đầu ? Vì sao ? Hình dung tư thế và tâm trạng của Kiều trước và sau khi thét lên hai câu cuối cùng ? Sự chuyển nhịp thơ có tác dụng gì đến việc thể
hiện hoàn cảnh tâm lí kịch liệt nay ?
- GV định hướng bằng lời bình 3 :
+ Từ tương lai, từ cõi chết, cõi âm mịt mờ quay về hiện tại thảm khốc, Kiều vẫn quanh quần với nỗi đau mất mát, không thể hàn gắn : râm sấy, bình tan Thân
phận của nàng bạc như vôi, như hoa trôi, nước chảy Tất cả dang đở, đồ vỡ hết !
+ Từ chỗ tự nhận là người mệnh bạc, giờ đây, Kiều còn tự nhận mình là người phụ bạc, người có lỗi lớn với chàng Kim Kiều muốn tạ lỗi với chàng, dù chàng
không ở đó Vì thế, đang nói một mình, Kiều mới quay sang như đang chuyện trò với người thương yêu xa cách ngàn trùng : Trăm nghìn gởi lay tinh quân !
Từ một, hai, ba cái /zy (! ?) ở đầu đoạn thuần thể hiện sự biết ơn, để buộc ràng
đến trăm nghìn cái vong vdi nay, sự biết ơn càng thêm sâu nặng Hơn thế, đây còn
là cái lay vĩnh biệt tức tưới, nghẹn ngào
Kiều nhận tất cả mọi lỗi về mình ? ! Mà nào nàng có lỗi gì đâu ! Đức khiêm nhường, hi sinh của nàng that cao quý !
Nỗi đau nhân lên hai lần, dồn lại sau gần một đêm thức trắng, càng bị đẩy tới cao trào Sức đâu mà nàng chịu nổi để không thể không thét lên thảng thốt, ai oán ? Hai lần Kiều gọi tên Kim Trọng trong cơn mê sảng Nỗi đau đã lên đến tột đỉnh :
Ôi Kim Lang ! Hỡi Kim Lang !- Thôi thôi, thiếp đã phụ chàng từ đây !
Kiều ngất xiu : Cạn lời, hồn ngất, máu say - Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng
+ Kim Vân Kiều truyện đại thể cũng viết như vậy Nhưng với Thanh Tâm Tài
Nhân, hồn Kiều chỉ hiện về trong gió Còn Nguyễn Du nhìn rõ Kiều hiện hồn oan,
cay cực Biết hai em ngồi đó, mà âm dương cách trở, không nói được với nhau một
lời cho thoả Cùng một chén nước tẩy oan mà dưới ngòi bút của Nguyễn Du thêm
tình nghia xiét bao
Tình cảm lâm li dén cực độ, Kiều quên hắn người đối thoại, nói một mình, rồi nói hắn với người tình vắng mặt những lời thống thiết, những tiếng kêu thét tuyệt
vọng Ngất đi trong tâm trạng : Nợ tình chưa trả cho ai — Khối tình mang xuống
Trang 6tuyển đài chưa tan Nhưng Kiêu còn khổ hơn Trương Chi Vì nàng chưa thể chết,
không thể chết ! 15 năm cay cực, lên thác xuống ghềnh đang đợi sẵn người mệnh bạc
Hoạt động 8
HƯỚNG DẪN TỒNG KẾT 1 Khái quát chủ đề tư tưởng và cái thần của đoạn thơ
— GV hoi : Doan tho nay mang nhan đề là Trao duyên Cuối cùng đuyên có
trao đuợc không ? Tại sao lại gọi đoạn thơ này là một bị kịch 2
- HS tập khái quát ngắn gọn
— GV định hướng :
+ Duyên đã trao và trao được vì Thuý Vân đã nhận Nhưng tinh yéu cua Kiéu
dành cho Kim thì làm sao có thể trao được ? Mâu thuẫn giữa tình và nghĩa mới
giải thoát được 1/2 (phần nghia bang cudéc hôn nhân sắp tới Vân - Kim Còn phần tinh van vẹn nguyên bế tắc
+ Đoạn thơ có thể mang những cái tên gọi khác : Thuý Kiều dặn dò Thuý Vân, Tám sự Kiêu — Vân, Câu chuyện trong dém, Noa tinh tra nua, Gan chút tơ thừa, v.v
+ Đoạn thơ như một bi kịch vì mâu thuẫn nội tâm của nhân vật chính càng lúc càng căng thăng, cuối cùng dẫn đến bế tắc, bi đát
— GV hỏi : Viết đoạn 7rao duyên, Nguyễn Du muốn nêu vấn đề gì ? Thái độ của ông ra sao ?
Định hướng :
Đoạn thơ là một cơn khủng hoảng, bão tố trong lòng con người tội nghiệp Thuý Kiều : lo âu, bứt rứt, khắc khoải và mặc cẩm mình có tội với người yêu Đến
khi nhờ cậy được em, mới tạm yên lòng Nhưng rồi ôn lại tình xưa, nghĩ đến mai
sau, trước mắt, lại thấy lỡ làng, tan nát, lại chập chờn, quằn quại, rồi đau đớn ngất đi Tất cả trái tim đầy yêu thương của Kiều đều dành cho người yêu Nguyễn Du hết sức đồng cảm và ngợi ca lòng vị tha, đức hi sinh của người con gái họ Vương Đoạn thơ rất bi thương, nhưng không hề đen tối Bởi từ cái bi thương vẫn toát ra phẩm chất cao đẹp của con người và vang lên lời tố cáo tội ác của xã hội phong
kiến bất nhân đã chồng chất khổ đau lên một kiếp người
2 Cam hứng nhân văn, nhân đạo sâu xa lồng trong cảm hứng hiện thực nghiêm ngặt làm nên linh hồn của Truyện Kiểu, nói chung, đoạn ?rao duyên
noi riéng
- GV hỏi : Vậy, cái thần của đoạn thơ ở đâu 2
Định hướng :
+ Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ ở chỗ tài miêu tả, phân tích tâm lí, tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn của Thuý Kiều một cách chân thực, tính tế bằng ngôn
Trang 7+ Đoạn thơ đậm chất trữ tình, chất bị kịch trong việc xây dựng và giải quyết mâu thuẫn nội tâm nhân vật bằng cách để nhân vật ngồi nói một mình, tự phơi bày tâm tư sâu kín của mình Nguyễn Du nhập rất sâu vào nội tâm nhân vật, như hoà
làm một với Thuý Kiều mà vẫn rõ Nguyễn Du trong từng lời, từng chữ Nguyễn
làm cho người đọc cùng lo lắng, cảm động, thương xót Ngôn ngữ thơ vừa trau chuốt, trong sáng, hào hoa, vừa dung dị, dân gian trong sự phối hợp các điển tích,
từ cổ với các thành ngữ, từ ngữ dân gian
+ Cái thần của đoạn thơ là ở chỗ : Trao duyên mà chẳng trao được tình ! Đau khổ vô tận ! Cao đẹp vô ngần !
- Hoạt động 9
HUGNG DAN LUYEN TAP, LAM BAI TẬP Ở NHÀ
1 HS đọc thuộc lòng và diễn cảm toàn đoạn 2 Làm bài tập nâng cao :
(Thực chất bi kịch của Thuý Kiều là hai lần hi sinh : Lần một : hi sinh chữ
tình cho chữ hiếu, đem thân bán mình để chuộc cha, cứu em Lần 2 : hi sinh tình
yêu vì hạnh phúc của chàng Kim
+ Bi kịch càng lâm li là ở chỗ, đầy mâu thuẫn : duyên trao được mà tình
không thể trao, mà đau đớn dần vặt vẫn còn nguyên và càng dâng cao đến ngất đi
+ Mâu thuẫn chưa hề được giải quyết và cứ ngày càng bế tắc
+ Ngôn ngữ từ đối thoại chuyển dần sang độc thoại rồi độc thoại nội tâm, vút lên thành tiếng kêu đầy oán hận, đau khổ tột cùng
3 Viết một đoạn văn hình dung tâm trạng của Thuý Vân trong và sưu đêm
trao duyên
4 Thong ké cdc tw Idy, các điển tích, điển cố trong đoạn Thử so sánh tác
dụng của chúng trong câu, trong đoạn
5 Tưởng tượng giấc mơ của Kiều khi nàng bị ngất đi trong một đoạn văn từ 8 — 10 cau
6 Cách xử lí của Thuý Kiều giữa tình và hiếu, giữa tình và nghĩa trong đoạn
trích như thé nao ?
(Hi sinh tình cho hiếu, hi sinh tình cho nghĩa một cách tự nguyện, cao cả
Trang 8Để lời thệ hải mình sơn,
Lam con trước phải đền ơn sinh thành
Quyết tình, nàng mới hạ tình,
Dế cho để thiếp? bán mình cuộc cha
Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề như vậy có lẹ quá không ? Có đơn giản quá không ? Nhưng cái nhìn của Nguyễn Du đâu có đơn giản Nguyễn Du di sau vào
tâm tình của người trong chuyện Lúc cha và em đã được tha về, việc nhà đã tạm
ồn, thì cũng là lúc :
Một mình nàng ngọn đèn khuya,
Áo đâm giọt lệ, tóc se mái sâu
Nàng vừa thương mình vừa xót xa cho Kim trọng Nhưng lúc đầu cái chính vẫn là xót xa cho Kim Trọng Kế đó, nàng nhờ Vân trả nghĩa Vân nhận lời và
nàng trao lại của tin :
Chiếc thoa với bức tờ mây, Duyên này thì giữ, vật này của chung
Của chung là của a1 ? Biết bao đau đớn trong hai tiếng đơn sơ ! Thế là duyên
đã trao, cái điều duy nhất có thể báo đáp ân tình trong muôn một đã làm xong Từ đó, nàng chuyển sang thương mình Nàng tự gọi mình là người mệnh bạc :
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc, ắt lòng chẳng quên
Nàng hình dung một ngày nào đấy, chàng Kim cùng em Vân sẽ cùng nhau
đốt hương, đánh đàn để tưởng nhớ nàng Nàng thấy trước lúc bấy giờ hồn nàng sẽ hiện về trong gió :
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này Trông ra ngọn có lá cây, Thấy hiu hiu gid thi hay chi vé
Riêng trong đoạn thơ này, ngòi bút của Thanh Tâm Tài Nhân cũng có những
nét thiết tha Trong bức thư để lại cho Kim Trọng, nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân dặn : Ngày sau, chàng cùng em thiếp đốt hương, sảy đàn, đọc ca, ngâm khúc, khói hương phảng phất, có giá lạnh như mua tuyết đưa lại, tức là hôn thiếp đó May mà chàng lấy chén nước chè rưới vào oan hồn của thiếp thì thiép mang
ơn nhiều lắm
Với Thanh Tâm Tài Nhân, hồn Kiều chỉ hiện về trong gió Nguyễn Du còn nhìn rõ hồn Kiều hiện về như thế nào Ông thấy oan hồn của Kiều khi trở về vẫn mang nặng lời thề chưa trọn :
Trang 9Nguyễn Du còn cảm thấy tất cả cái u uất, cay cực của mảnh hồn oan trở về
trong gió Biết chàng Kim ngồi đó, em Vân ngồi đó, mà âm dương cách trở, không sao nhìn thấy mặt nhau, không sao nói được với nhau một lời cho thoả :
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan
Do đó, cũng một chén nước mà dưới ngòi bút Nguyễn Du, nó thêm ý nghĩa, thêm tình nghĩa biết bao ! Nói đây là nói với Thuý Vân nhưng qua Thuý Vân lời
đặn này chính là lời dặn chàng Kim Liền sau đó, Kiều cũng không còn nói với
Vân nữa Tình cảm lâm l¡ đến cực độ Kiều quên cả người đang ngồi với mình Nàng như nói một mình :
Bây giờ trâm gấy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân !
Rồi cuối cùng, chuyển sang nói với người yêu vắng mặt :
Tram nghin gui lay tinh quân Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !
Ăng-đờ-rô-mác, nhân vật của Ra-xin, nhà viết kịch Pháp thế kỉ 17, cũng có
lúc đang nói chuyện với Pa-ri-ruýt, kẻ thù của chồng mình, bỗng quên hẳn y,
chuyển sang nói chuyện với Héc-to - người chồng đã khuất Hai cây bút lớn đã
gặp nhau vì cả hai đều nắm chắc những diễn biến có quy luật của lòng người, đều di sau vào tâm tư, tình cảm của người trong cuộc
Nguyễn Du có lẽ chưa từng viết kịch hay đóng kịch nhưng rõ ràng ông rất biết nhập vai Nguyễn từng hoà với Kiều làm một và hoà đến mức rất sâu Nhưng hoà với Kiều mà vẫn rất Nguyễn Du —- người sáng tạo ra cả thế giới Truyén Kiều, vẫn nhìn Kiều như nhìn một người trong chuyện với cái nhìn của Nguyễn Du Cái khó trong nghệ thuật viết chuyện cũng như trong nghệ thuật sân khấu phải chăng là ở chỗ này ?
(Hoài Thanh, Chuyện thơ, sdd)
HỒI THỨ BẢY
(Then thing trình thưa cha mẹ, dụng ý cuối cùng
Nhục nhã với đứa vơ lồi, thất thân từ ấy)
Khách khứa về cả rồi, cả nhà họ Vương vất vả mệt nhọc cả ngày, ai nấy đều đi ngủ Duy có Thuý Kiều vì việc Kim Trọng, trong lòng không sao khuây được Nghĩ quang cảnh thề thốt hôm nào, cảnh hôm nay bán mình rồi đến quang
cảnh tương tư sau này, luôn giãm chân sụt sùi khóc :
- Chàng Kim ! Chàng Kim ! Vợ chàng sắp ôm đàn tì bà qua thuyền khác rồi ! Lúc chàng trở về, nếu chàng là người bền gan rắn ruột, vứt quách thiếp đi thì cái
tội của thiếp giảm được phần nào Nếu chàng lại là người tình thuỷ chung không
Trang 10xin viết mấy chữ để gửi chút tình li biệt, bày tỏ nỗi lòng bất đắc di va để tỏ rõ nỗi khổ không biết làm thế nào của thiếp Mong chàng lượng tình cho thiếp với
Nói xong, xé một mảnh quần lụa trắng, cắn ngón tay lấy máu thảo thư tình
Chừng canh ba, viết xong thư, nước mắt rơi lã chã Thuý Vân bỗng tỉnh dậy, thấy
chị chưa ngủ, đang ngồi khóc, vội ngồi dậy, hỏi : — Chi gid chưa ngủ, còn làm gì nữa 2
Thuý Kiều nói :
- Trong bụng còn ngốn ngang trăm mối làm sao ngủ được ?
- Em ạ ! Đây hai đoạn thơ lại thêm phong thư, nhờ em giữ cả cho Ngày nào chàng Kim về, em nói giúp với chàng là chị của em đã trái ước ôm cầm thuyền
khác rồi
Đến đây nghẹn ngào không nói tiếp được Thuý Vân nói :
— Chị thật là người chung tình Đến lúc này, tấm thân thuộc về người khác mà
vẫn một lòng lẽo đẽếo với chang Kim Dau tinh cô gái li hồn ngày xưa cũng không
hon duoc Chang hay chang Kim sẽ lấy gì báo đáp cho chị 2
Thuý Kiều nói :
— Chị với chàng Km tình tuy chưa thân nhưng lòng đã định Còn chàng họ
Mã này, chang qua vì việc gấp mà phải theo, phải đâu là là lứa đôi của chị Chẳng
hay kiếp trước chị làm những tội ác gì để kiếp này mang lấy duyên phận nghiệt ác ấy Chị đi đây, là đành nhẫn nhục cho qua, chứ đâu phải lấy hắn Chẳng qua là chị
nợ hắn kiếp trước, mượn đó mà trả cho xong, bằng không thề sẽ liều chết Không phải là chị không muốn sống đâu, chẳng qua ma nghiệt kiếp xưa mượn cái chết để trang trải ái tình cho rồi mà thôi Chị nhờ em gửi lời lạy giúp chàng Kim rằng chị cảm bội thâm tình của chàng, kiếp này không thể báo đáp, thì xin đền bù kiếp sau
Nói đoạn, nằm lăn ra chết ngất Thuý Vân thất kinh, vội kêu ầm lên :
- Cha mẹ ơi ! Mau tỉnh dậy, chị con chết mất rồi !
Cha mẹ và em thất kinh tỉnh dậy, thấy Thuý Kiều sắc mặt tái mét Cả nhà vội
cấp cứu, hồi lâu mới tỉnh Vương bà gạn hỏi :
— Con làm cha mẹ sợ quá ! Vì sao bỗng dưng lại như vậy ?
Thuý Kiều đưa mắt nhìn bốn phía, thấy toàn là người nhà, nói :
- Thưa bố me, con có niềm tâm sự Nếu nói với cha mẹ thì thật là xấu hổ, mà
nếu không nói thì e phụ ân đức của người ta
Vương ông, Vương bà cùng nói :
— Con có tâm sự gì, cha mẹ nhất nhất nghe theo
Thuý Kiều khóc, nói :
Trang 11Rồi không nói tiếp được nữa, chỉ khóc Thuý Vân mới đem chuyện Thuý Kiều gặp Kim Trọng đầu đuôi như thế nào kể rõ một lượt, và đưa hết thảy những minh thư, thơ từ cho cha mẹ và em xem Hai ông bà chừng ấy mới biết con gái đã từng thề thốt nặng lời với Kim Trọng ; lại biết con giữ mình theo đạo chính, không mắc tội tà dâm, nên lại càng có ý tôn trọng lắm
Vương viên ngoạI nói :
- Con ơi ! Ý tứ trong tờ thư của con, cha hiểu hết rồi Cha mẹ sẽ nhất y theo
lời con, gả em con cho chàng Kim để nối lại cuộc nhân duyên này là được
Thuý Kiều nghe xong, liền sụp lạy và nói :
- Cha ơi ! Nếu cha bằng lòng giúp con cho được vẹn tròn chí nguyện ấy, thì
chăng kể đi làm lẽ mọn người ta mà như chết ở nơi đất khách quê người, con cũng
khơng ốn trách gì nữa Vương ông nói :
— Con oi ! Đó là cha mẹ làm lỡ duyên con, mà sao con còn nói như thế khiến cho ruột gan của cha đứt ra từng đoạn Kiếp này cha mẹ không thể báo được ơn con, thì kiếp sau, con sẽ làm cha mẹ, cha mẹ sẽ làm phận con cái để đền ơn cho con vậy Ì
(Trích Kim Vân Kiểu truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Nguyễn Đức Vân - Nguyễn Khác Hanh dịch),
NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 1999)
§ Soạn bài Nỗi thương mình
Tiết 115 VĂN HỌC
NOI THUONG MINH
(Trich Truyén Kiéu)
NGUYEN DU A Két qua can dat
Giúp HS :
- Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Thuý Kiều phải đương đầu (một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng đã bị xã hội phong kiến xô đẩy vào cảnh ngộ đặc biệt) — buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi; ý thức sâu sắc của nàng
về phẩm giá bản thân: nỗi niềm thương thân tủi phận; phản ánh sự chuyển biến ý
Trang 12- Hiểu được nghệ thuật tả cảnh và nội tâm nhân vật của tác giả (điệp từ, đối xứng các cấp )
Trọng tâm bài học: Những biểu hiện của tâm trạng Thuý Kiều Những điểm cần lưu ý
- Hướng dẫn HS đọc - hiểu đoạn trích thể hiện một vấn đề tế nhị và khó đối với tâm lí lứa tuổi HS lớp 10: hoàn cảnh và tâm trạng của một kĩ nữ ở lầu xanh;
một mặt làm cho HS hiểu thực tế tàn nhẫn mà nàng Kiều phải trải qua, mặt khác là
nhân cách đáng trân trọng của nàng và tấm lòng đồng cảm, xót thương của Nguyễn Du
- Về nghệ thuật: miêu tả, phân tích tâm trạng tinh tế, sâu sắc với nghệ thuật đối xứng trong thơ lục bát ở các mức độ khác nhau
B Chuan bị của thay va tro
— Van ban Truyén Kiéu trong sách Từ điển Truyện Kiểu của Dao Duy Anh
— Phan Ngoc, Phong cách Nguyên Du trong Truyện Kiéu, NXB Van học, 1985
- Trần Đình Sử, Thi pháp Truyện Kiéu, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002 C Thiết kế bài dạy học
Hoạt động 1
TO CHUC KIEM TRA BAI CU (HINH THUC: VAN DAP - TRAC NGHIEM)
1 Lựa chọn nhan đề đoạn trích mà em thấy phù hợp và hay nhất?
A Trao duyên C Cái đêm hôm ấy
B Thuy Kiéu dan dé Thuy Van D Bi kịch tình đầu
2 Nhận xét sau đúng hay sai ? Giải thích ngắn gọn bằng ] - 2 câu
"Trong đêm trao duyên, Thuý Kiều đã đem duyên chị buộc vào duyên em nhưng tình yêu Kim Trọng của nàng thì không thể trao và không muốn trao dù là cho em gái ruột
3 Ý nghĩa cái lạy của Thuý Kiều trong câu thơ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ
thưa:
A Tỏ lòng biết ơn C Tin tưởng cậy nhờ
B Ràng buộc em D Ý nghĩa khác
_ Hoạt động 2
DÂN VÀO BÀI MỚI
1.GV nói chậm: Duong thời và nhiều thập kỉ sau, không phải người đọc nào
Trang 13Nguyễn Công Trứ từng lên án: Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm! Tàn Đà cũng
viết: Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng — Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan!
Doc ki đoạn trích, chúng ta cùng kiểm nghiệm ý kiến của hai ông
- Điểm đặc sắc và đáng khâm phục ở thiên tài và tấm lòng của Nguyễn Du là
ông đã lấy nhân vật kĩ nữ làm nhân vật trung tâm của mình, hơn thế nữa, ông còn
đồng cảm, ngợi ca nàng Vương Thuý Kiều như một bông sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Trong những ngày buộc phải ê chề tiếp khách theo lệnh của Tú
bà, tâm trạng của nàng ra sao?
— Bán mình cho Mã Giám Sinh, nàng Kiều lập tức rơi vào lầu xanh của mụ Tú Bà Phẫn uất vì bị lừa gạt và làm nhục, Kiều rút dao tự tử nhưng không thành Ở lầu Ngưng Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị Tú bà đánh đập tơi bời, đến mức
phải rên lên: 7 hân lươn bao quản lãm đâu — Chút lòng trinh bạch từ sau xin chùa!
Tiếp đó là những ngày ê chề, nhục nhã của nàng trong vai trò kĩ nữ — gái làng chơi, đem tấm thân trong ngọc trắng ngà làm trò chơi cho những kẻ nhiều tiền háo sắc Nhà thơ đã ghi lại tâm trạng của nàng trong thời gian ấy
Hoạt động 3
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU KHÁI QUÁT
1 Đọc
— Yêu cầu: giọng chậm, xót xa, ngậm ngùi
— GV va HS doc; nhan xét cach doc
2 Giải thích từ khó (theo các chú thích chân trang)
3 Bố cục: 3 đoạn
- Bốn câu đầu: Hoàn cảnh sống của Thuý Kiều — Tám câu tiếp (Š - 12): Tâm trạng Thuý Kiều — Tám câu cuối: Khái quát nỗi niềm bằng cảnh vat
Cũng có thể ghép 16 câu (đoạn 2 - 3) thành một đoạn Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 1 Cảnh lầu xanh
— HS đọc lại bốn câu đầu
- GV hỏi: Cảnh sinh hoạt ở lầu xanh hiện lên qua lời kể - tả của tác giả như thế nào?
— HS trả lời, nêu nhận xét chung của mình
Trang 14- GV hỏi: Những hình ảnh bướm lá ong loi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Trường Khanh là biện pháp nghệt thuật gì đã được sử dụng? Tác dụng của nó? Phân tích sáng tạo của Nguyễn Du trong cụm từ bướm la ong lợi?
— HS lần lượt trả lời
Định hướng:
+ Đó là biện pháp nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong thơ văn trung đại Dung
những những hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng đẹp và cổ đã sáo mòn để thi vị hoá
hiện thực Nhờ thế, vẫn có thể vừa tả cảnh sống thực của Thuý Kiều - làm kĩ nữ ở lầu xanh vừa giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật mà ông hết lòng yêu quý
+ Cum từ bướm lá ong lơi là một cách dùng từ sáng tạo của Nguyễn Du Đối
xứng nhỏ nhất được thiết lập bằng cách tách 2 từ ghép để thạo thành một cụm từ mới: ong bướm /lả lơi thành bướm lả long lơi Có tác dụng tăng, cụ thể hoá hơn nét
nghĩa: bọn khách làng chơi ra vào dập dìu, nhộn nhịp
+ Tiếp theo là đối xứng trong từng câu thơ: Cuộc say đầy tháng / trận cười
suốt đêm; Sớm đưa Tống Ngọc ! tối từn Truong Khanh, cing có tác dụng tương tự + Ở đoạn này, chủ yếu là lời kể - tả tương đối khách quan của tác giả Đó là hoàn cảnh sống của nàng Kiều Bề ngoài thì như vậy Còn tâm trạng, nỗi niềm của
nàng?
2 Nỗi lòng Thuý Kiều — HS doc tiếp 8 câu
- GV hỏi: Nhận xét giọng điệu lời kể, ngôi kể Nhận xét về sự biến đổi nhịp
thơ và tác dụng nghệ thuật của nó? Nhận xét về hiệu quả của các điệp từ, các câu
hỏi và câu cảm? Từ xuân trong đoạn này có ý nghĩa gì? Tóm lại, tâm trạng của
nàng Kiều trong hoàn cảnh sống này như thế nào? — HS thao luận, lần lượt trả lời
Định hướng :
+ Lời kể, ngôi kể có sự chuyển đổi tự nhiên từ khách quan sang chủ quan -
như là chính Kiều đang bày tỏ nỗi lòng mình Cách kể - tả đó gây ấn tượng
mạnh hơn
+ Nhịp thơ biến đối, đang từ 2/ 2/ 2 hoặc 4/4 (toàn nhịp chắn, đều đặn)
chuyển sang: 3/ 3 - nhịp lẻ): Khi tỉnh rượu ! lúc tàn canh; hoặc 2/4/2 (chan, không
đều) : Giát mình, mình lại thương mình! xót xa
+ Các điệp từ: mình (3 lần trong 1 câu), sưo ( 4 lần trong 4 câu), khi
+ Câu hỏi tu từ kết hợp với câu cảm
+ Cụm từ bướn chán ong chường (lại thêm một sáng tạo so với bướm lä ong lợi) + Tiếp theo các đối xứng trong từng cụm từ, trong từng câu là phép đối trong
Trang 15+ Tất cả những biện pháp nghệ thuật đó biến đoạn thơ thành lời độc thoại nội tâm của nhân vật, trực tiếp phơi mở tâm trạng của nàng Kiều một cách cụ thể và
chân thực Đó là tâm trạng xót thương cho bản thân mình, số phận của mình Càng nghĩ đến quá khứ gần, đến cuộc sống êm đềm, phong lưu, nền nếp trước đây, càng ngơ ngác, đau xót, không hiểu vì sao có thể thay đổi thân phận nhanh như vậy? Đau xót, thương thân và bất lực Nhịp thơ nhanh hơn, gấp gáp, dồn dập hơn thể
hiện tâm trạng sóng cồn liên miên không dứt, nhức nhối trong trái tim người thiếu
nữ bất hạnh
Nếu bướm lä ong lơi ở trên mới tả cái khách quan bên ngồi — bọn đàn ơng lắm tiền háo sắc thì bướm chán ong chường ở đây lại chỉ tâm trạng chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân mình của nhân vật khi bị đẩy vào hoàn cảnh sống nhơ nhớp Từ xuản trong câu thơ không chỉ mùa xuân, không chỉ tuổi trẻ, không chỉ vẻ đẹp, sức trẻ mà chỉ hạnh phúc, niềm vui hưởng hạnh phúc lứa đôi Trong cuộc sống làm vợ khắp người ta, Kiều chỉ thấy nhục nh, tro li va v6 cam
— GV hoi: Hai cau Doi phen trăng thâu có phải đơn thuần tả cảnh không?
Vì sao? Hai câu cuối đã khái quát chân lí gì? Tâm trạng Kiều kết đọng lại là tâm trạng gì?
— HS trả lời
Định hướng : Hai câu thơ tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh Kiều cùng khách xem
hoa, hóng gió trong đêm trăng, đêm tuyết, Thực ra đây là những hình ảnh thiên nhiên mang tính chất ước lệ, đẹp một cách xa vời
Hai câu thơ còn gợi tả thời gian trôi chảy hết đêm lại đêm, gợi cuộc sống lặp lại, mỏi mòn, đặc biệt là nỗi cô đơn của Thuý Kiều giữa lầu xanh, giữa bao khách
làng chơi, giữa cuộc say, trận cười mà vẫn hoàn toàn một mình, cô đơn, không ai
chia sẻ Những câu thơ: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sâu - Người buồn cảnh có vui
đâu bao giờ? đã khái quát một quy luật của tâm lí con người được biểu hiện trong
thơ văn; khái quát một biện pháp nghệ thuật phổ biến: tả cảnh ngụ tình
Hai cau: Vui la vui guong kéo Ia — Ai trị âm đó mặn mà với ai! đã trở thành
những câu thơ tuyệt bút trong Truyện Kiều, trở thành tiếng nói chung của những
người có tâm, có tài, và cả những người bình thường nữa, mà chẳng may số phận đầy đưa vào những hoàn cảnh trớ trêu, éo le, bất hạnh, đều thấy đồng điệu
—— Hoạt động 5
HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP
1 Ý thức cao về thân phận chứng tỏ điều gì ở nhân vật Thuý Kiều?
(Chứng tỏ nhân cách, phẩm chất cao đẹp của nàng; chứng tỏ Kiều hồn tồn khơng phải là người đàn bà dâm đãng, truy lạc mà là người thiếu nữ tài sắc và bất hạnh, đa tình bị số phận đẩy đưa vào hồn cảnh sống ơ nhục với bao quan quai,
Trang 16Lời rằng bac mệnh cũng là lời chung Ý thức cá nhân của nhân vật trữ tình được
chú ý và mô tả là một đặc sắc mới mẻ và tiến bộ của thơ văn trung đại đến thời điểm này - cuối thế kỉ XVIII đầu thế ki XIX)
2 Để tả tâm trạng nhân vật, Nguyễn Du đã sử dụng thành công những biện
pháp nghệ thuật gì?
(Đối xứng các cấp độ, điệp từ, điệp ngữ, tách từ phép cụm từ mới, từ láy, ước
lệ, câu hỏi tu từ, để nhân vật ngồi một mình độc thoại, chuyển giọng - lời kể từ
khách quan sang chủ quan, biến đổi nhịp thơ )
3 Chuyển ngôi kể, giọng kể sang ngôi thứ ba và khách quan đoạn tho: Khi
tĩnh rượu, lúc tàn canh [ | — Ai tri âm đó mặn mà với a¡ thành văn xuôi với các
câu mở đầu: Kiểu nghĩ nàng nhớ lại Kiều cho rằng Nhận xét, so sánh với
cách kể của tác giả
4 Học thuộc lòng đoạn thơ
5 Tham khảo
HỔI THỨ 11
(Khóc hoàng thiên, bình khang đành gửi hận
Say phong nguyệt, nhà vàng mu lấy Kiểu)
Thuý Kiều nghĩ mình tấm thân frong ngọc trắng ngà mà phải lưu lạc chốn yên hoa, thì không khóc sao được ? Đã khóc mà lại xa cha mẹ anh em thì không khóc trời sao được ? Đã khóc kêu trời, ta ngỡ rằng trời nghe tiếng, tất đau lòng lệ rơi mà mở cho một con đường sống Ai ngờ trời cũng không tốt, muốn cái nợ trăng hoa
ấy trả một lần chưa thể xong sao mà nhẫn tâm lắm thay !
Con gái một thân không nơi nương tựa, sướng khổ tuỳ người, thát là đáng
thương, đáng than thở (lời bình)
Lại nói, Thuý Kiều rơi vào chốn lầu xanh, tài nghệ và dung mạo đều vào hạng nhất Tiếng nàng thạo hồ cầm và thi phú bay khắp gần xa Ai ai cũng biết mã Kiều là tay g1ỏ1 tân thanh, thạo hồ cầm, rung động tâm thần khách, hấp dẫn hồn phách Thật là tiếng cười đáng giá nghìn vàng
Thuý Kiều thường nghĩ mình xuất thân là người thế nào, bình sinh hứa hẹn những øì, mà ngày nay phải rơi vào bể khổ, biết đến bao giờ mới được mở mày mở mặt Vì thế mà mối sầu ngày thêm chan chứa Nàng viết bài Khóc trời (Khốc
Hoàng thiên) để bày tỏ nỗi bất bình :
Số mệnh bạc, vận nhà nghiêng ngửa, Vì cứu cha, hố lửa vướng chán
Nhát dao đế tính liều thân
Giữ cho trong giá trắng ngần nhut ai Chang may gdp hang người bợm bãi,
Trang 17Troi minh treo nguoc xa nha Danh cho toé mau thit da toi boi
Đau gần chết ngất thôi mấy lượt,
Kêu van hoài chẳng được dung tha
Nằn nì trăm bận xin qua
Ép mình đưa đón kiếm ra tiên tài Nghĩ mình vốn than đài các ấy Biết làm sao đưa đẩy làm tiên Những nghe dạy bảo mà phiên Vô liêm vô sỉ giận điên cả người Khoa chăn gối học đòi nghề nghiện, Để đêm đêm mặc đẹp ấp người
Người vui thức, cũng thức hoài
Người say ngủ kĩ mình thời nằm yên
Khách quen thuộc, chào thưa còn khá,
Khách la lung hây \ù hạ khổ sao
Mặc cho tính khách thô hào
Riêng mình cố chịu, ngọt ngào cho qua Mụ tra thích chỉ là nhiều bạc
Đẹp, xấu coi chẳng khác gì nhau Hoa thơm dâng gã lái trâu
Nố đem người ngọc để ngâu nó vay
Nếu hơi tỏ hút than phiền
Tức thì đánh máng liền liên không tha Sống thờ khắp người ta làm vợ, Chết không chồng nấm mộ tha ma Kiếp người khổ nhất đàn bà Đàn bà khổ nhất ấy là gái chơi Làm tì thiếp còn nơi vấn vít Thân gái chơi sống chết biết đâu ? Vái trời khóc lạy kêu câu
Trang 18Bai ca này truyền tụng ra ngoài làm người nghe thương tâm nhỏ lệ Kiều lại
đem bài ca phổ vào hồ cầm nghe càng não nuột bi ai Không nói chi bọn chị em
son phấn nghe phải than khóc, ngay độc ác như Tú Bà nghe cũng phải chảy nước mắt
(Trích Kim Ván Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, sđd)
6 HS làm bài tập nâng cao, tr 143
- Từ câu 5 — 14, từ câu 15 — 20, là những câu thơ được thuật kể với giọng nửa
trực tiếp - thể hiện độc thoại nội tâm của nhân vật Thuý Kiều
— Nếu thuật rõ : Kiểu nghĩ, nàng nghĩ sẽ mất đi tính nhoè mờ, hoà trộn giữa
khách quan và chủ quan, người kể và nhân vat
7 Soạn bài đọc thêm Thề nguyên ; bài Chí khí anh hùng ĐỌC THÊM THE NGUYEN (Trich Truyén Kiéu) NGUYEN DU A Két qua cGn dat Giúp HS :
- Hiểu được bài ca tình yêu đầy lãng mạn lí tưởng, ước mơ táo bạo của
Nguyễn Du qua đêm thề nguyền thơ mộng và thiêng liêng của Thuý Kiều và
Km Trọng
- Nghệ thuật kể tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật mang những đặc tính riêng Liên hệ để hiểu
thêm đoạn Trao duyên đã học
Trọng tâm bài học : Tâm trạng Kiều — Kim, nghệ thuật tả cảnh tả tình — kể chuyện và quan niệm tiến bộ mới mẻ, táo bạo của Nguyễn Du về tình yêu
Những điểm cần lưu ý : Chọn hướng đọc — hiểu mạch tâm trạng của Kiều — Kim, nhất là của Thuý Kiều trong thời gian nghệ thuật khẩn trương, gấp, vội và
không gian nghệ thuật huyền ảo, thần tiên B Chuan bị của thay va tro
— Pham Dan Qué, Truyén Kiéu đốt chứng
Trang 19C Thiết kế bài dạy học
Hoạt động 1
TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ (Hình thức : vấn đáp)
1 Kể lại tóm tắt nội dung Truyện Kiều từ đầu đến đoạn trích đọc thêm
2 Kể tên những đoạn trích đã học ở lớp 9 THCS trước đoạn trích đọc thêm (Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân)
Hoạt động 2 DẪN VÀO BÀI
- GV nói lời dẫn : Đỉnh cao của mối tình say đắm và thuỷ chung của Thuý Kiều và Kim Trọng chính là đoạn thơ kể về đêm thề nguyền của hai người Đây cũng là đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh tả tình của Nguyễn Du
- HS đọc đoạn Trểu dân để hiểu vị trí đoạn trích
- GV bổ sung : Trước đó, hai người đã gặp gỡ, cùng đính ước, trao đối kỉ vật,
hứa hẹn chung thuỷ cùng nhau Đây là lần thứ hai Thuý Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng, khi cha mẹ và các em chưa về Hoạt động 3 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM, TỰ ĐỌC - HIỂU 1 Đọc diễn cảm GV và HS đọc, chú ý lời kể — tả và đoạn lời trực tiếp của Thuý Kiều 2 Bố cục
+ Từ câu 1 — 4: Thuý Kiều lại sang nhà Kim Trọng
+ Tir cau 5 — 10 : Tư thế và cảm giác của Kim khi thấy Kiều bước vào
+ Từ câu 11 - 14 : Kiều giải thích lí do lại sang + Từ câu 15 — 22 : Cảnh thé nguyền 3 Gợi ý trả lời các câu hỏi trong SGK : Cáu Ì - HS nêu nhận xét dụng ý nghệ thuật của các từ vội, xăm xăm, băng trong 2 câu đầu Định hướng :
Trang 20+ Các từ vội, xăm xăm, băng không chỉ diễn tả tâm trạng và tình cảm cua
Kiều mà còn, trước hết thể hiện sự khẩn trương, vội vã của nàng trong hành động
táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính nàng Vì sao vậy ? Tất nhiên Kiều phải tranh thủ thời gian Nàng lo lắng, sợ cha mẹ về, sẽ trách mắng hành động chưa được phép táo tợn này Nhưng sâu hơn thế, Kiều nghe theo tiếng gọi của tình yêu, của con tim Nàng như tranh đua với thời gian, với định mệnh đang ám ảnh nàng từ buổi chiều đi hội đạp thanh :
Người mà đến thế thì thôi, Doi phon hoa ciing la doi bo di
Người đâu gặp gố làm chủ,
T1răm năm biết có duyên gì hay không ?
Nhất là lời báo mộng cùng trong số kiếp, trong hội Đoạn trường của Đạm
Tiên Vậy nên nàng chủ động đánh đường tìm hoa, chủ động đến gặp gỡ chàng
Km Hành động làm ngạc nhiên bao nhiêu chàng trai đương thời và sau này Bởi
vậy, ở đây chủ yếu là thời gian nghệ thuật, thời gian tâm lí
Câu 2
— Câu nói của Thuý Kiều có ý nghĩa gì ?
Có nhiều ý nghĩa : Nó giải thích hành động đột ngột khác thường của nàng với Kim Trọng Nó cho thấy ý thức và tình cảm mạnh mẽ, táo bạo nhưng trong
trắng của nàng với chàng Kim Nỗi lo lắng trước tương lai mong manh, mơ hồ,
không vững chắc và đáng tin cậy khiến nàng phải bám víu lấy thực tại
Đoạn thơ fhề nguyền chứng tỏ quan niệm mới mẻ, táo bạo của Nguyễn Du
trong tình yêu, trong mơ ước tình yêu lứa đôi tự do trong xã hội phong kiến Mặt
khác, chứng minh tình cảm say đắm, mãnh liệt, chủ động và rất đỗi trong sáng, thiêng liêng của Kiều - Kim, nhất là của Kiều Nàng Kiều với khát vọng và tình yêu đầu tiên thần tiên và thơ mộng, táo bạo và say đắm, như muốn vượt lên đương đầu với số mệnh, với tương lai đầy bất trắc đang đợi chờ Đoạn thơ đã trở thành bản tình ca bất tuyệt
- GV bồ sung : Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thể nguyền được thể hiện bàng bạc khắp đoạn thơ Trước hết là ở cảnh Kim trọng đang thiu
thiu, mơ màng dưới ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hiu hắt, tiếng bước chân khe
khẽ, êm nhẹ của người yêu đến gần Cách dùng hình ảnh ước lệ rất đẹp, rất sang : giấc hoè, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân Đó là tâm trạng bâng khuâng, bàng hoàng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực của chàng Kim Và
không chỉ chàng Kim, cả nàng Kiều nữa, trong không gian ấy, trong phút giây
này, cứ ngỡ trong mơ, không có thực Cả hai người đều cảm thấy rất cô đơn giữa trời đất bao la
Cuộc thề nguyền của hai người diễn ra ngay sau đó, diễn ra đủ cả các hình
Trang 21vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thể gắn bó keo sơn son sắt của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và chung thuỷ của họ Hình ảnh đinh nính hai
miệng một lời song song và lời thê trăm năm tạc một chữ đồng đến xương của hai
người thật cảm động và thiêng liêng, lãng mạn và đầy chất lí tưởng
Câu 3
Liên hệ với đoạn Trao duyên, thấy rõ sự nhất quán trong quan niệm tình yêu
của Kiều Đó là tình cảm thuỷ chung và thiêng liêng Lời thể luôn luôn ám ảnh, canh cánh bên lòng Không chỉ là một kỉ niệm đẹp của mối tình đầu mà hơn thế nhiều, đó là lời hứa thiêng, lời thề thiêng với người yêu, trước trời đất, không thể đổi thay Bởi thế, khi buộc phải phụ lời thể để báo hiếu, cứu cha và em, thì Kiều luôn nhớ đến chàng Kim với buổi thé nguyén với tâm trạng đau xót, tiếc thương khôn tả Hành động trao duyên, trả nghĩa chàng Kim cũng chỉ làm dịu đi phần nào
nỗi đau mất không gì bù đắp nổi của nàng Hoạt động 4
HUONG DAN LUYEN TAP
1 HS hoc thuéc long doan tho 2 Tham khao
HOI THU BA
(Hai bên ý hiệp tâm đâu cầu lam mở lối —
Một tối chén thề quạt ước, ngọc trắng giá trong)
Biết tin cha mẹ chưa về, Thuý Kiều vội sửa soạn rượu và đồ nhắm rồi lại theo
giả sơn đi thắng sang thư phòng của Kim Trọng Bấy giờ Kim đang ngồi tựa ghế
thiu thu Thuý Kiều bước vào, gọi :
- Tương Vương còn mơ mộng chưa tỉnh à ? Thần nữ đã xuống dương đài đây
Kim Trọng giật mình tỉnh giấc, nói : - Là mộng hay là thực đó ?
Thuý Kiều nói :
- Dẫu là tỉnh, nhưng không hắn không phải là mộng, chàng nên nhận rõ
như thé !
Kim Trong noi :
- Nếu như vậy, thì hoá ra mở mắt mà thấy chiêm bao Xin hỏi chàng vì cớ gì
ma co dip qua đây ?
Thuý Kiều nói :
Trang 22- Hãy khoan uống rượu ! Thời gian quý hoá khó gặp, huống chi 5a sao giữa
troi Nén đính kết thể ước xong đã, rồi cùng uống rượu cho vui cũng không muộn Ì
Thuý Kiều nói :
— Thế phải có văn, xin chàng thảo cho Ì Kim Trọng liền viết lá thư thề Lời rằng :
Hai người đồng tâm là Kim Trọng và Vương Thuý Kiểu, sinh giờ ngày tháng năm cẩn dâng một nén tâm hương, một chung rượu lễ, xin thề trước anh linh trời cao đất dày - trộm nghe vợ chồng chuộng nghĩa ; nghĩa còn, trọn kiếp
khôn lay ; nhỉ nữ đa tình ; tình còn, sống thác không phụ Trước đây, Kiều muốn nghỉ gia, Trọng mong thành thất, thương tài mến sắc, đã sâu kết mối đồng tâm Giờ đây, Kiểu lo lúc đầu, Trọng ngại đến sau, trải mat phoi tim, dam thé nguyén đến ngày khác Trai thề chín thác không thay, gái nguyện trọn đời một tiết, dầu tai biến khôn lường, giữ lời nguyện tưrớc, nếu trái lời thề này, xin trời thần soi xét !
Hai người cùng lạy trời đất, đọc minh thư xong, mới cùng nhau chén tạc chén thù, rất là vu1 vẻ
(Trích Kim Ván Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, sđd) 3 Soạn bài thực hành Làm văn (Các thao tác chứng mình, giải thích, quy nạp,
diễn dịch)
Tiết 116
LÀM VĂN
THUC HANH THAO TAC _
Trang 23B Thiết kế bòi dạy học
Hoạt động 1
ON TAP VE CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
- GV có thể nhắc lại : Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó Để có sức thuyết phục cao, người
viết (hoặc nói) cần vận dụng một cách linh hoạt nhiều thao tác lập luận khác nhau, trong đó có thao tác chính và các thao tác kết hợp
- Sau đó GV u cầu H§ ơn tập bằng cách điền tên các thao tác đã học vào ô
bên trái trong bảng : Tên thao tác Đặc điểm Diễn dịch Từ một tư tưởng hoặc một quy luật chung suy ra những trường hợp cụ thể, riêng biệt Chứng minh Dùng những lí lẽ và bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để thuyết phục và làm sáng tỏ vấn đề Quy nạp Từ những hiện tượng, sự kiện riêng dẫn đến những kết luận và quy tắc chung
Giải thích Dùng lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa giúp người đọc, người nghe hiểu rõ
một hiện tượng, một vấn đề nào đó
Hoạt động 2
HUONG DAN LUYEN TAP
1 Bài tập ï : Trong đoạn văn sau đây, người viết đã sử dụng thao tac nao ?
"Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc ; khoái chá là vị
rất ngon trên đời, gấm vóc là màu rất đẹp trên đời, phàm người có miệng, có mắt, ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường Đến như thơ văn thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà
xem, miệng tầm thường mà nếm được Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được
sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi Đấy là lí do thứ nhất làm cho tho van
không lưu truyền hết ở trên đời"
Gợi ý : Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng thao tác giải thích Tac gia dùng lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa nhằm thuyết phục người nghe rằng thơ văn là
một thứ "siêu sản phẩm" và "siêu đẹp", cho nên những người "tầm thường" khó mà
thưởng thức được, chứ đừng nói đến chuyện lưu giữ và truyền tụng
2 Bài tập 2 : Từ luận điểm : "Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ, đắng cay", anh (chị) hãy viết một đoạn văn trong đó sử dụng thao tác
Trang 24Gợi ý : Vĩnh quang là điều mà ai ai cũng mong muốn đạt được, nhưng nếu chỉ cố mong muốn suông mà không chịu lao động, thậm chí là phải chấp nhận trả giá
bằng nước mắt đắng cay thì vinh quang mãi mãi chỉ là ảo vọng hão huyền Trong
chương trình Nhịp sống Sài Gòn phát trên HTV7 hồi 21h30” ngày 31 tháng 10 năm 2004, có giới thiệu một tấm gương đáng để chúng ta suy ngẫm, đó là tấm
gương về chàng trai Nguyễn Thế Vinh Do một tai nạn bất ngờ, Vinh bị mất cánh tay trái Thuở nhỏ, Vĩnh dùng que tập viết trên cát, lớn lên tự học và lập nghiệp Vốn có năng khiếu âm nhạc, Vinh buộc que vào phần cánh tay trái còn lại để tập đàn ghita Đã không biết bao nhiêu lần, Vĩnh bất lực trước "cánh tay que” vô tri vô giác của mình và bật khóc tức tưởi Nhưng rồi Vĩnh vẫn kiên trì khổ luyện với một
niềm đam mê kì lạ Không chỉ tập đàn ghita, Vinh còn tập cả kèn Acmônica Sau
nhiều tháng năm đằng đẳng khổ luyện, Vinh đã biểu diễn cho đông đảo du khách quốc tế thưởng thức một chương trình độc đáo : miệng ngậm kèn AcmônIca, tay phải và một cây que chơi ghita, trình tấu một số ca khúc của Trịnh Công Sơn được
Vinh chuyển soạn thành nhạc không lời Tất cả những người xem đều vừa tặng hoa cho Vinh, vừa không sao cầm được nước mắt Trong số những vị khách nước
ngồi có mặt hơm ấy, có một người Mĩ vì cảm phục Vĩnh nên đã trở về âm thầm
tự học tiếng Việt và tập hát những ca khúc của Trịnh Công Sơn Và 12h ngày 7 tháng 10 năm 2006, trên VTV1 đã có một chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo của hai nghệ sĩ, trong đó có một người Mĩ và một người Việt : Nguyễn Thế Vinh Vinh đã đệm đàn ghita và kèn Acmônica cho người MI kia hát những ca khúc của Trịnh Công Sơn Họ hát trong nụ cười rạng rỡ và cả trong những giọt nước mắt tuôn rơi, trong niềm vinh quang đã phải trả giá bằng những ngày tháng
lao động nhọc nhằn, gian khổ
3 Bài tập 3 : Hãy viết một đoạn văn theo thao tác diễn dịch với luận điểm :
"Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đời sống xã hội”
Gợi ý : Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh có ảnh hướng rất lớn đến sự phát
triển của đời sống xã hội Thật vậy, với tốc độ gia tăng dân số 1.000.000 người/năm như hiện nay (số liệu của UBDS&GĐ QG), nước ta đang đứng trước
một thách thức về nhiều mặt Với một triệu người/năm tức là mỗi năm nước ta có thêm một tỉnh cỡ trung bình ; trong khi cơ sở vật chất được xây dựng mới và của cải làm ra sau một năm là không thể nào đáp ứng được Đất đai là hữu hạn, số lượng người tăng lên vô hạn, tất yếu dẫn tới việc thu hẹp không gian sống và ô
nhiễm môi trường sống Các dịch vụ học tập, khám và chữa bệnh, việc làm và thu
nhập, giao thông công cộng, các điểm vui chơi giải trí ngày càng trở nên quá tải va trở thành một sức ép nặng nề lên mỗi gia đình, mỗi người ở tất cả các lứa tuổi khác nhau Mọi cố gắng tăng trưởng kinh tế và chăm sóc phúc lợi xã hội đều trở nên bấp bênh, thiếu bền vững bởi mức độ gia tăng dân số như hiện nay Đó là còn chưa nói đến một số lượng không nhỏ thanh thiếu niên không được quan tâm chăm sóc đúng mức về học tập và lập nghiệp sẽ trở thành những phần tử vô công
Trang 25TUAN 30
Tiét 117 VAN HOC
CHI KHI ANH HUNG
(Trich Truyén Kiéu)
NGUYEN DU A Két qua cGn dat
Giúp HS : Hiểu được chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải dưới ngồi bút sáng
tạo của Nguyễn Du và đặc sắc nghệ thuật của bút pháp tả nhân vật anh hùng lí tưởng
Trọng tâm bài học : Chí khí anh hùng và bút pháp tả nhân vật anh hùng của Nguyễn Du
Những điểm cần lưu ý : Tác dụng của hai cách kể, ngôn ngữ tấc giả và ngôn ngữ nhân vật ; so sánh Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân và Từ Hải của Nguyễn Du
B Chuan bị của thổy vò trò
Đọc thêm một đoạn thơ tả chân dung Từ Hải và cảnh gặp gỡ của Từ Hải và Kiều - Bài viết của Hoài Thanh : Một phương diện của thiên tài Nguyên Du : Từ Hải C Thiết kế bài dạy học Hoạt động 1 TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ (Hình thức : vấn đáp) 1 Những câu thơ nào khiến em xúc động nhất trong đoạn trích Nổi thương mình ? Phân tích
2 Phân tích hiệu quả của phép đối xứng và điệp trong đoạn trích
3 Làm rõ nhận xét : Nỗi thương mình thể hiện sự mới mẻ, tiến bộ trong chủ
Trang 26_ Hoat dong 2
DAN VAO BAI MOI
GV đọc đoạn Truyện Kiêu : Ở lầu xanh cua Bac Ba — Bac Hanh (Chau Thai), Kiều tình cờ gặp người khách kì vĩ :
Lân thâu gió mát trăng thanh, Bông đâu có khách biên đình sang chơi
Rdu hàm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông ; Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nứa sánh non sông một chèo
Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều
Tấm lòng nhỉ nữ cũng xiêu anh hùng
Thiếp danh đưa đến lầu hồng Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa
Hai bên ý hợp tâm đâu,
Khi than, chẳng lọ là cầu mới thân !
Ngỏ lời nói với băng nhân,
Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hồn
Bng riêng sửa chốn thanh nhàn, Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên
Trai anh hùng, sái thuyền quyên,
Phỉ nguyên sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng (Rồi tiếp đến đoạn thơ chúng ta học hôm nay.)
+ Nếu Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kữn Ván Kiểu truyện là một
nho sinh thi hỏng, một nhà buôn, nhà sư, một tướng cướp thô hào thì Từ Hải của
Nguyễn Du là một bậc đại trượng phu anh hùng cái thế, một tráng sĩ anh hùng tung hoành thiên hạ vừa có chí khí phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt Một
phần chí khí anh hùng lí tưởng ấy được thể hiện trong câu chuyện buổi chia tay
với Thuý Kiều để chàng ra đi vì nghiệp lớn
+ Đây là đoạn thơ Nguyễn Du hoàn toàn sáng tạo so với Kim Vân Kiểu
Trang 27_ Hoat dong 3
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU KHÁI QUÁT
1 Đọc
- Yêu cầu : Phân biệt 2 giọng kể : giọng kể của tác giả và lời nói trực tiếp của Từ Hải, của Kiều Nói chung, giọng đọc cần chậm rãi, hào hùng, thể hiện sự khâm
phục, ngợi ca
— GV va HS đọc ; GVnhận xét cách đọc
2 Giải thích từ khó (theo các chú thích chân trang) 3 Bố cục
+ 4 câu đầu : Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thuý Kiều sau nửa năm chung sống
+ 12 câu tiếp : Cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều và Từ Hải — tính cách anh hùng
của Từ Hải
+ 2 câu cuối : Ti Hai ditt 4o ra di
_ Hoat dong 4
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT
TÍNH CÁCH VÀ CHÍ KHÍ ANH HÙNG CỦA TỪHẢI — HS doc 2 cau dau
- GV hoi : Em hiểu từ truong phu va cum tit déng long bén phuong nhu
thé nao ?
Tw thodt n6éi 1én diéu gi trong tinh c4ch của Từ ?
- HS trả lời, tự phân tích các ý nghĩa của cụm ti va tir thodt
Định hướng :
+ Trượng phu (đại trượng phu) là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh
hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi
+ Động lòng bốn phương là cụm từ ước lệ chỉ chí khí anh hùng : chí làm trai nam, bắc, đông, tây tung hoành thiên hạ Đó cũng là lí tưởng anh hùng thời
trung đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở
không gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường
+ Thoát là nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ Với từ thodt, cho thay cách nghĩ, cách xử sự của Từ Hải cũng khác thường và dứt khoát Người anh hùng
gặp người dep tri kỉ, đang say lửa nồng hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, đã thấy cuộc sống hạnh phúc gia đình sao mà chật hẹp, tù túng ?
+ Hoài Thanh nói : 1? Hải không phải là người của một nhà, một họ, một lang mà là người của bốn phương thật chí lí Ö đây, hình ảnh anh hùng Từ Hải gần
Trang 28Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Giã nhà đeo bức chiến bào, Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu
Với hình ảnh : Trông vời trời bể mênh mang - Thanh gươmn yên ngựa lên đường thẳng dong
— GV hỏi : Hình ảnh trên xuất phát từ cảm hứng gì khi miêu tả anh hùng thời
trung đại ?
— HS trả lời
Định hướng : Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, ngợi ca, khâm phục
— HS đọc tiếp từ cau 5 — 17
— GV hỏi : Phân tích câu nói của Thuý Kiều — HS phân tích, trả lời
Định hướng : Thể hiện tâm trạng, tâm lí của Thuý Kiều rất hiện thực : Với Từ Hải, Kiều không chỉ yêu mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Theo quan niệm phong kiến : phu xướng phụ tuỳ, xuất giá tòng phu, Kiều đã nguyện gắn bó cuộc
đời của nàng với Từ Hải Sau những năm tháng khổ ải, lang thang và nhục nhã,
đây là thời gian hạnh phúc như trong mơ của nàng Kiều không muốn xa người chồng yêu quý, không muốn sống cô đơn Đó là tâm lí bình thường, dễ hiểu
Cũng có thể hiểu như GS Lê Đình KỊ : Kiểu muốn ra đi cùng dé chia sé, cùng
tiếp sức và gánh vác công việc với chồng
— GV hoi : Cau tra lời của Từ Hải có gì đáng chú ý 2? Phân tích nội dung va cách nói của Từ trong đoạn trả lời Kiều Có thể xem đây là lời thuyết phục Kiều của Từ ? Có thể xem đây là lời tự bộc bạch chí khí ? Người anh hùng Từ Hải đã
phần nào thể hiện qua đoạn lời này ?
— HS phân tích, trả lời
+ Câu nói của Kiều, yêu cầu chính đáng của nàng bị Từ Hải từ chối Đó là
điều bình thường của người anh hùng chân chính không bị xiêu lòng trước nữ sắc, gia đình làm vướng bận : Người ra đi đầu không ngoảnh lại, ra đi không vương thé nhi
+ Nhưng điều lí thú ở đây là cách nói của Từ Trước hết Kiều hoi lai, có hàm
ý trách Kiều sao lại có thể thường tình nhi nữ như vậy ? Ngay từ đầu, khi gặp gỡ,
Từ luôn xem Kiều là người tri kỉ, người hiểu Từ hơn ai hết : Tr¡ kỉ trước sau mấy
người, con mắt tỉnh đời, đoán giữa trần ai là người tâm phúc tương tri, hơn hắn
Trang 29+ Tiếp theo, Từ nói lên niềm tin tưởng sắt đá vào tương lai, sự nghiệp, mục đích ra đi của chàng : làm cho rõ mặt phi thường Tất nhiên người anh hùng thời phong kiến có khuynh hướng võ nghệ thì ước mơ thành đại tướng cầm mười vạn
tinh binh cũng không có gì khó hiểu Những hình ảnh tiéng chiéng dậy đất, bóng tỉnh rợp đường là hình ảnh tưởng tượng của từ về tương lai của mình,vì nó mà Từ dứt áo ra đi nhưng còn thể hiện niềm tin thành công, lí tưởng cao cả của anh hùng
+ Những câu sau không chỉ nói lên hoàn cảnh thực tại của người anh hùng mới bắt đầu sự nghiệp đầy rẫy khó khăn mà còn nói lên tính cách dứt khoát, quyết tâm sắt đá của Từ cũng là lời an ủi chân tình của người chồng chí khí nhưng cũng
rất con người, rất tâm lí : Đành lòng chờ đó ít lâu — Chây chăng là một năm sau, voi gi !
Đây là chỗ mới và khác so với hình ảnh chinh phu (Chinh phụ ngâm) Chính phu cứ thế đi là đi, chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo hoặc im lang : Nhu
rồi, tay lại câm tay — Bước đi một bước giây giây lại dừng Thì vẫn là cử chỉ và động tác chủ động của chinh phụ
+ Ngược lại, trong 7ruyện Kiều, người chồng anh hùng Từ Hải tỏ ra con người bình thường, tâm lí sâu sắc và gần gũi, chân thực hơn nhiều
- GV nêu vấn đề : Đến hai câu cuối, hình ảnh Từ Hải lại trở về với cách thể hiện quen thuộc như thế nào (cử chỉ, hành động, hình ảnh chim bằng lướt gió trên biển khơi)
- HS bàn luận, suy tưởng, phát biểu
Định hướng :
Trở lại với lời kể của tác giả, với cảm hứng và cách tả anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du trong 2 câu cuối đoạn
Quyết lời dứt áo ra đi là thái độ và cử chỉ dứt khốt, khơng chần chừ, do dự,
không để tình cảm yếu đuối lung lạc, cản bước
Hình ảnh chữn bằng (đại bàng) lướt theo gió mây trên biển khơi bát ngát là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng lí tưởng cao đẹp hùng tráng, phi thường, mang tâm vóc vũ trụ Đó chính là ước mơ của Nguyễn Du — ước mơ con người và công lí gửi vào nhân vật lãng mạn Từ Hải
- Hoạt dong 5
HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP
1 Có thể khái quát chí anh hùng của Từ Hải trong đoạn tho như thế nao ? (Chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn lẫy lừng ; Rất mực tự tin vào tài năng, bản lĩnh của mình (quả nhiên chưa đầy năm sau, khi Thuý Kiều đang mỗi
mòn thương nhớ Từ : Cánh hồng bay bổng tuyệt vời - Đã mòn con mắt phương
trời đăm đăm thi Tw Hai đã thành công lớn, đã cho người đến đón Kiều với nghi lễ
Trang 302 Bút pháp xây dựng nhân vật Từ Hải ?
(Lí tưởng hoá, lãng mạn hoá với cảm hứng vũ trụ, ngợi ca, với những hình ảnh
ước lệ, kì vĩ, lời đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin đầy bản lĩnh)
3 Quan niệm và mơ ước của Nguyễn Du về người anh hùng lí tưởng qua nhân
vat Ti Hai ?
(Chân dung kì vĩ, chí khí, tài năng bản lĩnh phi thường, thực hiện giấc mơ
công lí (giữa đường thấy sự bất bằng mà tha) ; người anh hùng — nghệ sĩ (gươm
đàn nửa gánh non sông một chèo))
4 HS làm bài tập nâng cao tr 151 : Nhận xét khái quát về nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật của Nguyễn Du
(Vô cùng tỉnh tế, sâu sắc, phù hợp với tính cách từng nhân vật trong những tình huống cụ thể ; làm rõ hơn cá tính nhân vật vừa tự nhiên vừa có quy luật riêng thành thạo các hình thức đối thoại, độc thoại lời trần thuật nửa trực tiếp,
phép tiểu đối, song hành, câu hỏi, câu cảm, )
5 Học thuộc lòng đoạn trích và những câu thơ hay trước và sau đoạn ấy
6 Soạn bài Nguyễn Du 7 Tham khảo
HỔI THỨ 17
(Chốn yên hoa may mắn gặp anh hùng)
Hồi ấy có một tay hảo hán họ Từ tên Hải, hiệu là Minh Sơn, vốn người đất
Việt, tâm tính khoáng đạt, độ lượng lớn lao, coi phú quý tựa lông hồng, nhìn người đời tựa có rác, lại tinh thông thao lược Lúc thiếu thời cũng có học tập khoa cử, vì
không đỗ đạt mới bỏ đi làm nghề buôn, của cải dư dật, lại thích kết giao bè bạn
Nghe nói Thuý Kiều là trang tài sắc, lại có tính hào hiệp khảng khái, Từ bèn đến thăm chơi Mụ khách biết Từ Minh Sơn là tay hảo hán, nay bỗng thấy chiếu cố đến
nhà mình, vội gọi Thuý Kiều ra tiếp
Bốn mắt nhìn nhau đều có phần trìu mến Minh Sơn nói :
- Nghe đồn khanh ở đây đã một năm rồi mà chưa một ai lot được vào mắt xanh, có phải thé không 2
Thuý Kiều nói :
— Người ta đồn vậy thật quá đáng Thiếp tìm người gửi của, trông mặt đặt tên,
cho nên không khinh suất mà uy thác can trường cho phường tục tử thì có đấy
Còn như trong con mắt mà không kể gì kẻ ngu người hiển thì tha thứ làm sao được ?
Minh Sơn nói :
Trang 31Can trường nào biết ai cùng gửi,
Khiến người lại nhớ Bình Nguyên Quán
Phóng như bị nhân đây, muôn phần liệu có được một phần giống như Bình
Nguyên Quân không ?
— Anh hùng đại độ, chàng đáng là bậc dị nhân ở đất Thái Nguyên, chớ Bình Nguyên Quân cũng không khoáng đạt được như thế
Minh Šơœn cười nói :
— Khanh xem xét anh hùng ở chốn trần ai, chớ có nhận lầm nhé ! Thuý Kiều nói :
- Đôi mắt biết anh hùng này của thiếp há không nhận lầm được !
Minh Sơn nói :
— Hay lắm ! Từ Hải này hôm nay gặp được người tri kỉ rồi đây !
Liền bảo chủ nhà đặt tiệc rượu cùng Thuý Kiều ăn uống chuyện trò, rồi lưu lại
nghỉ đêm Thuý Kiều bèn đem việc chung thân của mình ra phó thác cho Từ Từ
cũng khảng khái coi là trách nhiệm của mình
Hôm sau Từ đưa 200 lạng vàng làm tiền chuộc mình cho Thuý Kiều và tìm thuê một nơi cho Thuý Kiều ở, lại thuê một thị nữ để hầu hạ Thuý Kiều nói :
— Sao chàng không đưa thiếp về quê nhà mà còn gầy thêm bếp núc ở đây ?
Minh Sơn nói :
- Khanh nói như thế, có thể nói là ta không bằng nàng Chuyển Ngọc tồi
Chuyển Ngọc đồi 10 vị triều quan làm mối mới chịu lấy Hách Sinh, thì ta đây há lại không thể đem 10 vạn tinh binh đến đón nàng à ? Bây giờ hãy tạm ở đây, chỉ trong vài ba năm ta sẽ đón nàng vu quy với những đao to búa lớn, guơm tuốt, cung
ø1ương, hậu ủng tiền hô, muôn quân nghìn ngựa, tức là cái lúc Từ Hải này đắc chí đó Lúc ấy nàng sẽ rót rượu ở vùng Đông Nam này để mừng cho ta Chứ như nay ta chỉ trơ trọi một mình, thì đưa nàng nào biết về đâu !
Thuý Kiều nghe nói mới vỡ lẽ Từ Hải bèn dựng một toà nhà để ăn ở với Thuý Kiều Vợ chồng đoàn tụ chừng nửa năm, Từ Hải liền từ biệt Thuý Kiều ra đi
Không biết sau khi đi thế nào ? Xin xem hồi sau phân giải
(Trích Kim Ván Kiểu truyện sảd)
MOT PHUONG DIEN CUA THIEN TAI NGUYEN DU: TU HAI
(trich)
Hoai Thanh
A1 không nghĩ may mắn đến thế là cùng? Tên giặc cỏ đất Hàng Châu còn có
thể mong gì hơn nữa? Ngờ đâu non ba trăm năm sau, đầu thế kỉ XIX, ở một xứ mà sinh thời chắc Từ Hải không thể biết đến, trên bờ sông Lam, Từ Hải còn được tái
Trang 32Từ Hải bỗng được một thiên tài Việt Nam làm cho sống lại và vinh quang của Từ lần này mới thật là rực rỡ Cái mộng của Thanh Tâm biến thành một vị anh hùng
cái thế, phải có thiên tài Nguyễn Du mới thực hiện được Từ Hải của Thanh Tâm chỉ anh hùng khi lâm trận; Từ Hải của Nguyễn Du anh hùng một cách hoàn toàn
Với Thanh Tâm Tài Nhân, Từ Hải là một nhân vật tiểu thuyết Với Nguyễn Du, Từ Hải là một nhân vật anh hùng ca Thanh Tâm Tài Nhân cho Từ xuất thân là nhà
nho xấu số, thi hong, chan nan bo đi buôn thu duoc loi to Trong Ngu sơ tân chí, Dư Hoài còn cho rằng Từ Hải vốn là nhà sư pha nghề cờ bạc và trộm cướp
Nguyễn Du chỉ cho ta biết Từ Hải là một khách biên đình:
Lân thâu gió mát trăng thanh, Bông đâu có khách biên đình sang chơi
Là một người ở đâu từ ngoài xa kia, một hôm bỗng tìm đến nàng Kiều, ngoài ra không biết gì hơn về tung tích con người lạ lùng ấy Từ Hải vụt đến trong đời Kiều rồi vụt biến đi như một vị tinh lạc chiếu sáng cả một đoạn đời Kiều Như thế
chẳng oanh liệt hơn sao?
Thanh Tâm Tài Nhân nói đến Từ Hải trên 40 trang giấy Nguyễn Du mười
phần bỏ tám, chỉ nói trong vài trang Nguyễn Du bỏ hết những điều có thể khiến ta
nghĩ rằng Từ cũng chỉ là một người như muôn vàn người khác
Tuy thế, trong Truyện Kiều có những điều mà trong Kữn Vân Kiểu truyện không có Từ cùng ở với Kiều nửa năm rồi biệt Kiều mà đi Thanh Tâm chỉ nói thế Nguyễn Du kĩ hơn:
Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoáắt đã động lòng bốn phương
Con người này quả không phải là người của một họ, một nhà, một xóm hay một làng Con người này là người của trời đất, của bốn phương Một người như thế
lúc ra đi cũng không thể đi một cách tầm thường như Thanh Tâm Tài Nhân tưởng Từ ra đi:
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đàng thẳng dong
Về sau, khi Từ đắc chí, Kiều nhắc lại oan khuất ngày trước, Từ của Thanh
Tâm nói: Có khó gì việc ấy Để ta điểm 5000 quân quét sạch đất Lâm Truy trả thù cho phu nhân Không lấy lại câu nói này, Nguyễn Du tả cơn giận của Từ:
Từ công nghe nói thuỷ chung, Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang
Nếu ta nghĩ lời thơ Nguyễn rất dịu dàng, uyền chuyển, thường là:
Dưới câu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liêu bóng chiêu thướt tha
Trang 33Nhưng một người phi thường không thể lúc giận dữ ném một cái chén, cái bát
hay đập bàn, đập ghế như bọn tầm thường chúng ta Từ Hải giận dữ hắn phải kinh
khủng như trời đương lặng lẽ bỗng nổi dông tố, sấm sét
Có những đoạn Nguyễn không thêm, không bớt, chỉ lấy lại ý Thanh Tâm nhưng ông nói với giọng thiết tha, hăng hái, lời văn Nguyễn vô cùng hân hoan nên
thay đổi cả ý nghĩa câu văn Như đoạn:
Quân trung gươm lớn giáo đài, Vệ trong thị lập cơ ngoài song phi
San sàng tế chỉnh uy nghĩ, Bác đồng chật đất tỉnh kì rợp sân
Ở Thanh Tâm không có cái giọng đậm đà và tựa hồ như sung sướng ấy Ca tụng võ công của Từ, Thanh Tâm viết: Không quá ba ngày, Từ phá một thôi được năm huyện Phá được năm huyện thì còn ra gì! Nguyễn Du chỉ bỏ vài
chữ và thay đổi cách đặt câu:
Doi con gid tap muta sa,
Huyện thành đạp đổ năm toà cối nam
Vẫn chừng ấy ý mà lời văn mạnh mẽ, khoái chá biết chừng nào Khi Hồ Tôn Hiến thuyết hàng, Từ phân vân, lưỡng lự Thanh Tâm tả trong bốn trang giấy Nguyễn Du chuyển ý của Thanh Tâm trong mấy câu thực là rắn rỏi, ngang tàng:
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sơng Ngơ tung hồnh
Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!
Ai ngờ trong thể lục bát là lối thơ êm êm, buồn buồn lại có những câu hùng tráng như vậy Nhất là câu:
Sao bằng riêng một biên thuỳ, Sức này đã dễ làm gì được nhau! Thực tỏ rõ lòng tự tin phi thường
Tóm lại, hoặc bó bớt những đoạn vô ích, hoặc thêm vào một hai chi tiết, hoặc chỉ lấy lại ý của Thanh Tâm, Nguyễn Du đã thực hiện được hoàn toàn cái mộng
biến Từ Hải thành bậc anh hùng xuất chúng So Từ Hải của Nguyễn Du, Từ Hải cua Thanh Tam Tài Nhân chỉ là một đứa trẻ hung hăng và dại dột
Nhưng biết Từ Hải không ai bằng Kiều Chính Từ vẫn nhận Kiều là người tri kỉ Nhất sinh Kiều chỉ kính phục một mình Từ Hải, cũng như nàng chỉ yêu một
mình Kim Trọng Kiều dám ca tụng Từ Hải dõng dạc trước mặt Hồ Tôn Hiến:
Rằng Từ là đấng anh hùng,
Trang 34Rộng thương nội có hoa hèn, Chút thân bèo bọt dám phiên mai sau
Kiều không nhớ ai như nhớ Từ Hình ảnh Từ nàng tưởng như trên mấy
tầng xanh
Cánh hông bay bổng tuyệt vời,
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm
Anh hùng đến cả trong lòng nhớ tưởng của một người đàn bà, ngòi bút Nguyễn Du tưởng cũng đã tột bậc
Trong cả Truyện Kiểu, không có chỗ nào ngòi bút Nguyễn Du hân hoan bằng những khi Từ nói hay nói về Từ, cũng không có chỗ nào âu yếm bằng khi Kiều nói hay nói đến Kiều Kiều là niềm say mê lớn nhất trong đời Nguyễn Du Biết đâu Từ là cái mộng tưởng lớn nhất trong đời Tố Như?
Từ Hải đã thực hiện một cách gián tiếp giấc mộng tha thiết nhất trong đời
Nguyễn Du
Tình yêu không hề biến Từ thành lố lăng hay hèn hạ Từ Hải nói chuyện với
Kiều hay Từ Hải phóng ngựa nơi trận tiền cũng là Từ Hải ấy Chỗ nào cũng là con người ngang tàng ấy Như khi biệt Kiều để ra đi lập công nghiệp Kiều đòi đi; Từ
không cho Thế rồi Từ dứt áo vùn vụt ra đi Ở Từ, có cái cốt cách của một vị đại
trượng phu Á Đông xưa Trường hoạt động của Từ khác hẳn thế giới của chúng ta
ngày nay:
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong
Nhưng Từ Hải vẫn gần ta lắm Sáng tạo nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã chứng tỏ trong văn thơ ta, trong tinh thần ta, không phải chỉ có những gì nhẹ nhàng kín đáo, uyển chuyển, ẻo lả mà cũng từng có cái cốt cách tráng kiện, cái khí chất hào hùng
(Tạp chí Thanh Nghị, số 36, tháng 6 - 1943, trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1930 - 1945,
NXB Văn hoá, 1963 tr 504 - 516)
TU HAI- LANG TU TIM TRI KỈ !
Kiêu hùng nào có ai hơn?
Nghênh ngang trong Cối cô đơn tột cùng
1rớ trêu lại gặp má hồng,
Anh hùng thoát cũng bốc đồng như chơi!
Độc chiêu cả cách về trời,
Nghìn năm rôm rả bao lời khen chê!
Trang 35Rang : — Tula dang anh hing,
Dọc ngang trời rộng vẫy vùng bể khơi
Tin tôi nên quá nghe lời,
Đem thân bách chiến làm tôi triều đình
Đây là những lời lẽ đúng đắn nhất và cũng dũng cảm nhất của nàng Kiều Đúng đắn, bởi trong suy nghĩ của Kiều, đã có lúc Từ Hải mang dáng dấp của một
tên giặc có: Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào!
Dũng cảm, bởi Kiều đã dám công khai tôn vinh Từ Hải lên bậc anh hùng ngay
trước mặt quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, nghĩa là cũng ngầm lên án hành
vi phản trắc của y là tiểu nhân hèn hạ Vấn đề là tại sao người anh hùng Từ Hải lại có thể hồ đồ đến mức phải chết đứng tức tưởi như vậy? Mất cảnh giác ư? Lí do này
nghe có vẻ hiện đại quá, thậm chí mang tính áp đặt theo kiểu xã hội học dung tục Dại gái chăng? Đúng nhưng chưa đủ Người đàn ông như Từ Hải mà không dại gái
thì có là hoạn quan! Nhưng nếu chỉ dại gái không thôi thì cùng lắm cũng chỉ bị xử
như Thúc Sinh mà thôi!
Có lẽ ta phải bắt đầu từ cuộc đối thoại giữa Từ Hải với Thuý Kiều mới mong phần nào tìm ra được một lời đáp thuyết phục
Ngay khi mở đầu cuộc đối thoại đã có một cái gì đó gợi ra cảm giác không đứng đắn:
Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng 1a
Cùng liếc, cùng ưa vừa diễn tả rất chính xác cái khoảnh khắc của một mối
tình sét đánh mà cả hai đều chết ngay tại chỗ, vừa khẳng định một hiện tượng mang tính quy luật trong đời sống tình cảm của con người: Tình yêu là cái ngẫu
nhiên mang bản chất của chân lí Nó ngay lập tức triệt tiêu cái khoảng cách tâm lí
giữa một người anh hùng với một cô gái lầu xanh để họ trở thành một đôi bạn tâm
giao Người anh hùng họ Từ rất tự tin và thẳng thắn:
Từ rằng: - Tâm phúc tương cờ,
Phải người trăng gió, vật vờ hay sao?
Bấy lâu nghe tiếng má đào, Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Một đời được mấy anh hùng? Bố chỉ cá chậu chim lồng mà chơi!
— Ta vốn là kẻ thích đem tấm lòng đối đãi với thiên hạ, đâu phải hạng đàn ông
trăng gió tầm thường Ta nghe đồn rằng, nàng chăng coi đám mày râu ra gì, đúng không? Anh hùng tuy có hiếm thật, nhưng chẳng lẽ vì thế mà nàng cam chịu khom
Trang 36Nang rdng: — Nguoi day quá lời!
Thân này còn dam xem ai lam thuong
Chút riêng chọn đá thứ vàng Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
Con nhu vdo truoc ra sau,
Ai cho kén chon vang thau tai minh?
— Thưa Từ Công! Đúng là t61 co chut muc ha v6 nhdn, nhung Nguoi noi hoi quá, không cực đoan đến mức chẳng để ai vào đâu! Tôi đã chẳng liéc va va Nguoi đó sao? Tuy nhiên, trong cái cảnh ngộ hiện tại (hán này — gái lầu xanh), tôi cũng
đành phải nhún nhường, chứ nếu được tự do thì loại đàn ông gid do, tui com dimg
hòng bén gót tôi! Thực ra thì, tôi vẫn còn một chứ riêng chân thành nồng hậu,
nhưng biết gửi gắm cho ai bây giờ? Còn cái việc phải chung đụng với những kẻ tầm thường ư? Tôi làm gì có quyền được lựa chọn trong hoàn cảnh bất khả
kháng này?
Từ Hải đã bị thuyết phục trước những lời lẽ có lí, có tình của Kiều, nhưng vẫn
muốn kiểm tra hoc vấn của nàng:
Từ rằng: — Lời nói hữu tình,
Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân
Lại đây xem lại cho gần,
Phỏng tín được một vài phần hay không?
— Nàng nói chí phải! Nàng có biết chuyện Bình Nguyên Quân hay chăng?
Nếu nàng quả có con mắt tinh đời thì hãy thử nhìn kĩ ta xem Liệu ta có đáng dé
cho nàng kí thác cái chúf riêng đó không)?
Ngay lập tức, Kiều cũng đáp lại Từ Hải bằng điển tích:
Thưa rằng: — Lượng cả bao dong, Tấn Dương được thấy mây rồng có phen
Rộng thương nội có hoa hèn Chút thân bèo bọt dám phiên mái sau
- Thưa Từ Công! Thiếp biết Người có lượng đế vương như ngày xưa Đường
Cao tổ từng khởi nghiệp ở đất Tấn Dương vậy Rất mong sự che chở của Người
Nếu được vậy, ơn này thiếp xIn kết có ngậm vành!
Thế là, chỉ qua mấy lời đối đáp, Từ Hải đã vinh thăng Kiều lên hang tri ki: Nghe lời vừa ý gật đầu,
Cười rằng: — " Tri kỉ trước sau mấy người!
Khen cho con mắt tỉnh đời, Anh hùng đoán giữa trần ai mới gia!
Một lời đã biết đến ta,
Trang 37Hoá ra người anh hùng Từ Hải dọc ngang xuôi ngược: Œơn đàn nửa gánh
non sông một chèo là để đi tìm người tri kỉ Và bất ngờ thay, người tri kỉ của Từ
Hải lại là một cô gái lầu xanh! Cuộc kiếm tìm và hạnh ngộ của đôi: Trai anh hùng,
edi thuyền quyên này quả thực lãng mạn đến mức phi lít Nhất nam viết hữu, thập nit viét v6 kia ma? Tri ki của người anh hùng phải là người anh hùng chứ? Có vì lí
do gì đó phải chiếu cố thì tối thiểu cũng phải là một người đàn ông chứ không thể
là đàn bà, thạm chí nếu phải gọi đúng tên của sự vật thì Kiều đang có thân phận là
một con đĩ! Phải chăng đây chính là sự nổi loạn trong tư tưởng của Nguyễn Du?
Từ Hải có thừa trí dũng để chọc trời, khuấy nước, nhưng hình như lại khơng có
hồi bão đế vương?
Có lẽ đó chính là phẩm chất của kẻ lãng tử vốn rất coi trọng chữ tín, giàu lòng nghĩa hiệp, khinh bả hư danh, nhưng cũng rất dễ mắc thói bốc đồng, hồ đồ Cái chết của Từ Hải đã nói rõ điều này Và vì thế nó cũng phải là một cái chết vơ tiền
khống hậu:
Khí thiêng khi đã về thần,
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân gia vòng 1rơ như đá, vững như đồng,
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời
Cái tư thế chết đứng của Từ Hải như muốn nói với Kiều rằng: Vì lời hứa với người tri kỉ mà ta phải chết, nàng có biết chăng? Vì thế, khi Kiêu vừa gieo đầu một bên thì cái khí thiêng liên được hoá giải:
La thay oan khí tương triển! Nàng vừa phục xuống, Từ liền ngã ra
Có thể nói, Từ Hải là con người tự do có cốt cách của một hiệp sĩ: Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha, có khẩu khí của một đại ca lục lâm, thảo khấu: Làm cho rố mặt phi thường nhưng mục đích của hành động lại chưa thật rõ ràng như một lí tưởng đích thực:
Giang hồ quen thú vây vùng,
Gươm đàn nửa sánh, non sông một chèo
Và Từ Hải cũng rất sợ cảnh:
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau Vào luồn ra cúi công hầu mà chỉ?
Từ Hải là con người của tự do, người của bốn phương trời nên có hành tung bí
ấn và ra đi cũng khác thường
Cuộc tung hoành hồ thi năm năm ngắn ngủi của Từ Hải đã phải trả giá quá đắt! Bởi xét cho cùng, Từ Hải chỉ là một khách lãng tử lang thang đi tìm tri ki mà thơi!
(Hồng Dân - Đường Văn,
Trang 38Tiét 118 VAN HOC NGUYEN DU (1765 — 1820) A Két qua cGn dat Gitp HS :
- Qua cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du, thấy được ông là nhà
thơ nhân đạo vĩ đại, có khuynh hướng hiện thực sâu sắc
- Hiểu được các thành tựu về tư tưởng, nghệ thuật của Nguyễn Du và vị trí
của ông trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới
Trọng tâm bài học : Sự nghiệp văn học
Những điểm cần lưu ý
- Về các tên chữ, tên hiệu, năm sinh (1765 ? 1766 ?)
— Về cuộc đời bị kịch : gia thế, gia đình, hành trạng thời Lê - Trịnh, thời Tây
Sơn, thời Nguyễn
— Về sự nghiệp văn học : khuynh hướng hiện thực, nhà nhân đạo vi dai và vi
trí hàng đầu của Nguyễn Du trong lịch sử văn học dân tộc B Chuan bị của thay va tro
Như các tiết trước về Nguyễn Du ; thêm bài thơ Viếng mộ Nguyễn Du của Vương Trọng C Thiết kế bài dạy học Hoạt động 1 TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ (Hình thức : vấn đáp)
1 Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn trích Chí khí anh hùng
2 Chân dung nhân vật Từ Hải được tác giả khắc hoạ như thế nào ? Bằng bút
pháp nào ?
3 Em thích nhất câu thơ nào nói về Từ ? Giải thích
Trang 39Hoat dong 2
DAN VAO BAI
1 Chúng ta đã học một số trích đoạn 7ruyện Kiều, đã học bài Khái quát
Truyện Kiểu, lại học một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du Bấy nhiêu cũng đã tạm
đủ để hôm nay chúng ta tìm hiểu nhà thơ với tư cách là một tác gia tiêu biểu nhất
của văn học trung đại Việt Nam
2 Nguyễn Du —- một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn (Hoài Thanh) Gia thế và cuộc đời, tư tưởng và hành trạng, thơ văn và giá trị, vị trí và tầm quan trọng,
Những vấn đề đó sẽ phần nào được giải quyết trong tiết học hôm nay
(Cho HS xem ảnh quê hương và tượng Nguyễn Du ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.)
; Hoat dong 3 -
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CUỘC ĐỜI CỦA NGUYÊN DU
- HS đọc kĩ mục L, SGK tr 151 —- 153 ; một hai em tóm tắt tiểu sử của
Nguyễn Du
- GV hỏi : Cuộc đời Nguyễn Du có gì đặc biệt đáng lưu ý ? Những yếu tố gia đình, dòng họ, quê hương, cuộc sống ở các giaI đoạn đã có ảnh hưởng gì đến sáng tác của ông ?
Định hướng :
+ Nguyễn Du (1765 - 1820) : tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, Hồng Sơn Liệp Hộ (Người đi săn ở núi Hồng)
+ Quê nội : Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh ; quê ngoại : Bắc Ninh ; sinh ra và
lớn lên ở Thăng Long
+ Gia đình, dòng họ : đại quý tộc, nhiều người đỗ đạt cao, lam quan to trong
triểu đình Lê - Trịnh, nổi tiếng về văn học nghệ thuật (cha : Xuân quận công - tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, anh : Tham tụng Nguyễn Khản)
+ Nhưng mồ côi cha mẹ từ rất sớm (10 tuổi), sống nhờ trong nhà anh trai
+ 19 tuổi, Nguyễn đỗ Tam trường ở Thăng Long, trở thành một chàng trai hào
hoa phong nhã chốn kinh kì
+ Thời thế biến đổi, kiêu binh nổi loạn, phá nhà Nguyễn Khản, Nguyễn Huệ
ra Bắc, nhà Lê sụp đổ, họ Trịnh tan tác, Tây Sơn đại phá quân Thanh, triều đại Quang Trung ngắn ngủi và thất bại trước Nguyễn Ánh đó cũng là hơn 10 năm gió bụi lưu lạc, sống nghèo túng và cô đơn của Nguyễn Du : hết từ Thái Bình quê
vợ đến Hồng Lĩnh quê cha
Trang 40+ Chưa kịp đi sứ lần thứ hai thì mắc dịch, không uống thuốc ; mất ngày 10 — 8
năm Canh Thin (18 — 9 — 1820)
+ Anh hưởng của gia đình, cuộc đời đến tính tình và tư tưởng, thể hiện trong thơ văn Nguyễn Du là rất sâu sắc
- GV hỏi : Vì sao nói cuộc đời Nguyễn Du là một bi kịch 2 Bi kịch ấy là gì ?
Có ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác tho văn của ông 2 — HS phân tích, trả lời
Định hướng : Bi kịch cuộc đời Nguyễn Du là ở chỗ :
+ Xuất thân trong một gia đình quý tộc giàu sang thế mà cơn lốc lịch sử đã tung hê tất cả, đẩy ông vào cuộc sống nghèo túng, lưu lạc, tha hương
+ Là người tài trí, từng ôm ấp ước mơ sự nghiệp lẫy lừng giúp nước, g1úp vua,
giúp đời, vậy mà rút cuộc phải chấp nhận cuộc đời liên miên buồn chán, không có
một hoạt động say sưa và nhất quán vì một lí tưởng nào
+ Nguyễn Du nhiều năm sống như người dân thường giữa thế gian Nhờ thế và
nhờ tài năng, tấm lòng nhân ái đã khiến tác phẩm của ông hàm chứa một chiều sâu
tư tưởng và nhân văn chưa từng có
Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU SỰNGHIỆP VĂN HỌC CỦA NGUYỄN DU 1 Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du
- HS thống kê và phân loại theo tiêu chí chữ Hán, chữ Nôm các tác phẩm của
Nguyễn Du
Định hướng :
a chữ Hán : 3 tập thơ, tổng cộng 250 bài
+ Thanh Hiên thị tập : viết trong thời gian lưu lạc, nghèo túng
+ Nam trung tạp ngâm : viết trong thời gian làm quan với nhà Nguyễn + Bắc hành tạp lục : viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc
Những bài nổi tiếng : Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành, Long thành cầm giả
ca, Thái Bình mại ca giả, Phản chiêu hồn, Quỷ môn quan,
b Chữ Nôm :
+ Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh)
+ Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)
+ Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ
+ Thác lời trai phương nón (vè)
- HS nhận xét chung về các tác phẩm của Nguyễn Du
Định hướng : Khá phong phú, nhiều tác phẩm đạt tới trình độ kiệt tác,