1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 nâng cao tập 2 part 3

46 15 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tham khảo tài liệu ''thiết kế bài giảng ngữ văn 10 nâng cao tập 2 part 3'', tài liệu phổ thông, ngữ văn - tiếng việt phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Trang 1

Hoạt động 5

HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP

1 HS trả lời 4 câu hỏi Hướng dẫn học bài (GV chốt những điểm chính) 2 HS đọc Tr¡ thức đọc — hiểu về thể loại Tựa (phân biệt với Bạt — lời viết sau cuốn sách), SGK tr 543

3 HS làm bài tập nâng cao (ở nhà) 4 Soạn bài Thái phó Tô Hiến 1 hành

Tiết 86 — 87 VĂN HỌC

THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH

(Trích Đại Việt sử lược)

A Két qua cGn dat

Gitp HS :

— Thay được nhân cách chí công vô tư, uy vũ không khuất phục, danh lợi

không đối lòng, suốt đời vì nước của nhân vật lịch sử Tô Hiến Thanh

— Hiéu cách viết sử của tác giả là khắc hoạ tính cách nhân vật lịch sử qua việc lựa chọn hoàn cảnh, sự kiện, lời nói, việc làm

Trọng tâm bài học : Nhân vật Tô Hiến Thành với sự kiện thứ nhất (phế lập Long Cán trong mối quan hệ với nhân vật Thái hau ho D6)

Những điểm cần lưu ý

- GV cần làm rõ nét riêng của lối xây dựng nhân vật lịch sử trong tác phẩm sử học : chọn sử liệu, không hư cấu, kể ngắn gọn mà sinh động

— Tích hợp với các bài Thdi su Tran Thu D6 va Hung Đạo vương Trần Quốc Tuấn ở các tiết sau

B Chuan bị của thay va tro

- Tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thụ

Trang 2

C Thiết kế bài dạy học

Hoạt động 1

TO CHUC KIEM TRA BAI CU

(Hình thức : vấn đáp)

1 Nhận xét về cách phẩm bình các nhân vật lịch sử : Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh của tác giả Lê Văn Hưu

2 Vì sao, theo Lê Văn Hưu, cả người thưởng, lẫn người nhận thưởng trong sự kiện thứ tư đều đáng phê phán ?

3 Vai trò của hiền tài đối với quốc gia ? Chính sách chiêu hiền đãi sĩ của các nhà lãnh đạo nhà nước Đại Việt thời phong kiến như thế nào 2

4 Phân tích những phẩm chất cần có của nhà viết sử chân chính qua 2 bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia va Phẩm bình các nhân vật lịch sử

Hoạt động Z DẦN VÀO BÀI

- Giới thiệu tác phẩm Đại Việt sử lược, một tác phẩm lịch sử (tác giả khuyết danh sống vào cuối thế kỉ XIV), thất truyền ở Việt Nam ; in lan dau 6 Trung Quốc, cuối thế kỉ XVII, thời Thanh Tác phẩm ghi chép sơ lược lịch sử Việt Nam từ đời Triệu Đà đến năm 1225 (Lí Chiêu Hoàng), phụ lục chép các đời nhà Trần

- Bài học trích từ guyển 3, kỉ nhà Lí

- Tô Hiến Thành, một vị đại quan — té tướng — thai phó — thái uý, một nhân cách lớn, luôn vì dân vì nước, từng giúp hai đời vua nhà Lí : Lí Anh Tông, Lí Cao

Tông ổn định tình hình đất nước

Triều Lí, bên cạnh các vị vua sáng như Lí Thái Tổ, Lí Thái Tông, hoàng hậu anh minh như Y Lan , còn có các tôi hiền lương đống như Thái uý Lí Thường Kiệt, Thái phó — tế tướng Tô Hiến Thành

—_ Hoạt động 3

HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIẾU KHÁI QUÁT

1 Giới thiệu thể loại

Tác phẩm sử học, vừa kết hợp sử biên niên (ghi chép theo năm tháng) vừa theo lối kỉ sự, liệt truyện (ghi chép sự việc và con người, như kiều Sử kí của Tư Mã Thiên (Trung Quốc) tương tự lối viết của Đại Việt sử kí và Đại Việt sử kí toàn thu

2 Đọc, tóm tắt sự kiện

- GV nêu yêu cầu đọc, tóm tắt

Trang 3

+ Tóm tắt 2 sự kiện chính : (1) năm 1175, phế lập Long Cán ; (2) năm 1179, chọn người nối chức tế tướng — thái uý Cả hai sự kiện trọng đại đều liên quan đến 2 nhân vật chính Tô Hiến Thành và Thái hậu

_ Hoạt động 4

HƯỚNG DẦN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT

1 Sự kiện năm 1175 : phế lập Long Cán (Lí Cao Tông) a) Tinh hình triều Lí

— GV giang gon:

+ Lí Anh Tông mất Theo di chiếu để lại, triều đình tôn con trai thứ 6 của ông nối ngôi (Lí Cao Tông) Thái phó Tô Hiến Thành phụ chính

+ Nhưng Thái hậu họ Đỗ lại muốn phế Long Cán, lập Long Sưởng (anh Long Cán, vì vô đức, trái đạo — thông dâm với cung nữ của vua cha, nên đã bị giáng xuống chức Bảo Quốc vương năm 1174) để thâu tóm quyền lực vào tay mình

+ Tô Hiến Thành trung thành với di chiếu của Tiên vương Lí Anh Tông, quyết phò trợ Long Cán

Vì vậy, mới xảy ra cuộc đấu tranh giữa hai người Thái hậu và Hiến Thành b) Cuộc tranh đấu trong triều : Thái hậu họ Đỗ Tô Hiến Thành Dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để thực hiện mục đích của mình : + Hối lộ Lã Thị - vợ Tô Hiến Thành, định dùng vợ lung lạc chồng -> thất bại + Dùng danh vọng và quyền lực trực tiếp mua chuộc Tô Hiến Thành (lời nói trực tiếp đánh vào tâm lí tuổi già thích an

nhàn, hưởng lạc, phân tích có lí có tình,

thật là mánh khoé tinh vi) —> thất bại + Vượt qua pháp luật, chà đạp kỉ cương, triệu gấp bảo Quốc vương Long Sưởng vào cung (hành động chuyên quyền, càn bậy) —> thất bại

+ Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, phế Long Cán, giành ngôi cho Long Sưởng, dù Thái hậu thất bại nhưng vẫn chứng tỏ bà ta là một người xảo trá, nhiều thủ đoạn, bất chấp đạo lí và luật pháp, chỉ nghĩ đến mưu đồ và quyền lợi cá nhân của mình

+ Tô Hiến Thành ở chức vị thấp hơn Thái hậu nhưng

có trách nhiệm quan trọng bậc nhất trong triều đình

hiện tại nếu Tô đồng ý, việc phế lập mới thành

+ Nhưng Tô đã một lòng trung thành với vua trước,

hết sức tôn phò ấu chúa, khôn khéo chống lại âm mưu của vị Thái hậu

+ Thuyết phục vợ nhân danh trách nhiệm Tể tướng —

quan đầu triều, nhân danh trách nhiệm với thiên hạ

và lời hứa với Tiên vương —> thắng lợi

+ Trực tiếp, cương quyết và khéo léo khước từ lời

mua chuộc của Thái hậu bằng lời thánh hiền Khổng

Tử trong sách Luận ngữ, nhắc lời di chúc của vua cũ (chồng của Thái hậu) —> thắng lợi

+ Kiên quyết dùng luật pháp để ngăn chặn và quyết

trừng trị kẻ phạm pháp, dù đó là Bảo Quốc vương

Vừa thuyết phục, động viên vừa ra nghiêm lệnh với

thuộc hạ (các Đô quan chức) —> thắng lợi

+ Rõ ràng, qua sự kiện, đã chứng tỏ lòng trung thành vì vua vì nước vừa kiên quyết vừa khôn khéo, sáng

suốt đánh bại âm mưu phế lập của Thái hậu, vừa giữ được hồ khí, khơng gây đồ máu trong triều

Trang 4

- GV hỏi gợi mở, dẫn dắt :

+ Vì sao Thái hậu tìm mọi cách mua chuộc Tô Hiến Thành 2 + Việc bà sai triệu gấp Long Sưởng chứng tỏ điều gì ? + Vì sao mọi âm mưu của Thái hậu đều thất bại ?

+ Em có thể khái quát như thế nào tính cách của bà Thái hậu ?

+ Trước các thủ đoạn của Thái hậu, Tô Hiến thành xử trí như thế nào 2 + Phân tích hai câu nói của Tô với vợ và trả lời Thái hau ?

+ Thái độ và hành động của Tô khi biết hành động của Thái hậu ? + Vì sao Tô chiến thang ?

+ Tô Hiến Thành là một vị đại quan có những phẩm chất gì ?

+ Những phẩm chất, tính cách của cả hai nhân vật đều được nổi rõ bằng cách nào ?

— HS lần lượt trả lời, thảo luận

- GV định hướng theo bảng so sánh trên

(Hết tiết 87, chuyển tiết 88)

2 Sự kiện năm 1179 : Chọn người kế vị Tô Hiến Thành

— HS doc đoạn 2, tr 53 - 54

- GV hỏi : Em hiểu thế nào về các chức vụ : TẾ tướng, Thái uý, Tham tri

chính sự, Cián nghị đại phu ? — HS trả lời

Định hướng :

+ Tế tướng (Thừa tướng, thái sư) : chức quan đầu triều, dưới vua, trông coi mọi việc triều đình (văn — v6)

+ Thai uy : phụ trách việc quân sự trong cả nước (Lí Thường Kiệt, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, từng giữ chức vụ này)

+ Tham tri chính sự : quan giúp việc TẾ tướng

+ Gián nghị đại phu : chức quan có nhiệm vụ phát hiện, chất vấn, can gián vua — GV hoi : Theo tinh, lí thường tình, em hình dung Tô Hiến Thành sẽ trả lời như thế nào trước câu hỏi của Thái hậu ? Vì sao ?

— HS suy luận, trả lời, giải thích

Định hướng : Theo lẽ thường, Tô Hiến Thành sẽ nói : Người thay thế ông là Tham tri chính sự Vũ Tán Đường, chứ không phải là gián nghị đại phu Trần Trung

Trang 5

So sánh các mặt Vũ Tán Đường Trần Trung Tá

Chức quan (lí) Tham tri chính sự (cao) Gián nghị đại phu (thấp) Quan hệ với Tô Hiến | Gần gũi, thân mật, ngày | Xa cách, ở ngoài, bận việc,

Thành (tình) đêm an cần phục dịch, chăm | ít có điều kiện thăm hỏi,

sóc bệnh tật chăm sóc

— GV nêu vấn đề : Nhưng trong thực tế, Tô Hiến Thành đã trả lời Thái hậu như thế nào ? Trong những câu trả lời đó có điều gì thú vị ? Vì sao ? Việc Thái hậu cuối cùng vẫn không nghe lời dặn của Tô Hiến Thành mà phong chức Tế tướng cho em trai mình là Đỗ An Thuận, chứng tỏ điều gi ?

- HS bàn luận, phát biểu Định hướng :

+ Việc Thái hậu hỏi và dự đoán chắc chắn Tô Tể tướng sẽ đề cử người kế nhiệm mình là Vũ Tán Đường vì bà căn cứ vào quan hệ tình cảm thông thường g1ữa các cá nhân

+ Ngược lại, Tô Hiến Thành, lại căn cứ vào năng lực làm việc của người sẽ kế cận cho nên ông đề cử Trần Trung Tá, mặc dù, Trần sơ hơn Vũ Đó là điều khác thường, chứng tỏ phẩm chất chí công vô tư biết người biết việc, sáng suốt của Tô, ngay trong lúc ốm nặng, gần đất xa trời, vẫn không quên việc nuớc

Tuy nhiên, Tô không phải là người vô tình, vô ơn bạc nghĩa, khi ông vẫn nhận ra tấm lòng và cử chỉ tận tuy vì mình của Vũ Câu trả lời thứ hai của Tô với Thái hậu thật dí dỏm, bất ngờ và lí thú Có sự chơi chữ ở đây : hỏi người thay thần chứ không hỏi người chăm sóc, phụng dưỡng thần ! Đó là hai vấn đề khác nhau, cần phân biệt, minh định rạch ròi, công tư, tình lí không được phép lẫn lộn ; nhất là khi quyết định sẽ ảnh hưởng đến tương lai của triều đình và đất nước

Việc Thái hậu, tuy khen Tô nhưng không làm theo lời ông mà vẫn cử em trai mình làm Tể tướng càng chứng tỏ nhân cách, phẩm chất và tầm nhìn hạn hẹp của bà

- Hoạt dong 5

HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP

1 Đánh giá của em về các nhân vật Tô Hiến Thành và Thái hậu, Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá

Trang 6

3 Nhân vật Tô Hiến Thành hiện lên nhờ những biện pháp nghệ thuật nào 2 (cử chỉ, lời nói, hành động chủ yếu là lời nói)

4 Nhận xét về cách viết liệt truyện, kỉ sự (cô đọng, chọn lọc sử liệu quan trọng, tiêu biểu, không hư cấu, khách quan mà hấp dẫn)

5, Có thể đọc tham khảo một, hai /¿f truyện trong Sử kí của Tư Mã Thiên 6 Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ ; đọc thêm bài Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn

Tiết 88 LAM VAN

LUYEN TAP VAN DUNG CAC HINH THỨC KẾT CẤU VAN BAN THUYET MINH

A Két qua cGn dat

Giúp HS :

- Ôn tập, củng cố các kiến thức về hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh — Tích hợp với các kiến thức về văn và tiếng Việt đã học

- Rèn luyện kĩ năng phân tích hình thức kết cấu văn bản thuyết minh về tác gia và tác phẩm

B Thiết kế bòi dạy học

Hoạt động 1

TÌM HIỂU HÌNH THỨC KẾT CẤU VĂN BẢN

"CHU VAN AN — NHA SU PHAM MAU MUC"

— GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản trong SGK va trả lời các câu hỏi : 1 Đối tượng của văn bản thuyết minh là gì ?

2 Nhận xét về bố cục của văn bản thuyết minh ? 3 Hình thức kết cấu của văn bản là gì 2

- HS trao đối, thảo luận và trả lời :

1 Đối tượng thuyết minh của văn bản là một nhân vật lịch sử, cụ thể là nhà giáo Chu Văn An

Trang 7

+ Doan 1 từ đầu đến "và mất năm Canh Tuất (1370)" : giới thiệu nhân thân của Chu Văn An

+ Đoạn 2 từ tiếp theo đến "như Phan Huy Chú đã ngợi ca" : giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Chu Văn An

+ Đoạn 3 là phần còn lại : giới thiệu ảnh hưởng của nhà giáo Chu Văn An tới đời sau b Bố cục này là hợp lí, có thể làm mẫu để thuyết minh về các danh nhân nói chung 3 Văn bản này có hình thức kết cấu theo trình tự thời gian Hoạt động 2

TIM HIEU HINH THUC KET CAU VAN BAN "RA-MA-YA-NA" — GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản trong SGK và trả lời các câu hoi : 1 Đối tượng thuyết minh của văn bản là gi ?

2 Nhận xét về bố cục của văn bản ? 3 Hình thức kết cấu của văn bản là gì ? - HS trao đối, thảo luận và trả lời :

1 Đối tượng thuyết minh của văn bản là một tác phẩm văn học, cụ thể là tác

phẩm "Ra-ma-ya-na"

2.a Văn bản gồm ba phần :

+ Phần mở bài từ đầu đến "và gây xúc động cho người đọc" : giới thiệu nguồn

øốc và quy mô của tác phẩm

+ Phần thân bài từ tiếp theo đến "Thần Bảo vệ của vũ trụ” : giới thiệu nội dung tác phẩm

+ Phần kết bài là phần còn lại : nêu giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm

b Bố cục này là phù hợp với một văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

3 Văn bản có hình thức kết cấu theo thời gian và theo 16-gic Hoạt động 3

XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC KẾT CẤU CHO BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ

MỘT TÁC GIA VĂN HỌC VÀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

- GV nêu vấn đề để HS cùng trao đổi, thảo luận : Muốn thuyết minh về một tác gia văn học và một tác phẩm văn học thì chúng ta có thể tổ chức bài viết như thé nao ?

- GV gợi dẫn Hồ trả lời :

(1) Thuyết minh về một tác gia văn học :

Trang 8

b Thân bài : — Giới thiệu sơ lược về nhân thân của tác gia : năm sinh, quê quán, hoàn cảnh - Giới thiệu sự nghiệp sáng tác : các giai đoạn, các tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật - Giới thiệu những đóng góp và tầm ảnh hưởng của tác gia ấy đối với văn hoá, văn học dân tộc

c Kết bài : Khang định vị trí của tác gia ấy trong lịch sử văn học của dân tộc

(2) Thuyết minh về tác phẩm văn học :

a Mở bài : Giới thiệu khái quát tác phẩm : nhan đề, năm xuất bản, ấn tượng ban đầu

b Thân bài :

— VỊ trí của tác phẩm trong toàn bộ sáng tác của tác giả

- Tóm tắt tác phẩm : đề tài, chủ đề, thể loại, nội dung, nghệ thuật - Đánh giá chung về từng mặt

c Kết bài : Thẩm định giá trị của tác phẩm Tham khảo

Giới thiệu tác giả

NHÀ ĐIÊU KHÁC DIỆP MINH CHÂU

Diệp Minh Châu sinh năm 1919, tại Nhơn Thạch, tính Bến Tre, trong một gia đình nông dân nghèo Vì yêu hội hoạ, ông đã đi theo các gánh hát khắp các tỉnh Nam Bộ để được gần thầy và học thầy Hoạ sĩ Hoàng Tuyển và hoạ sĩ Nguyễn Thành Sinh là những người thầy đã dạy cho ông những bài học cơ bản đầu tiên và nuôi dưỡng lòng yêu nghệ thuật của ông Dé rồi nhiều năm sau đó, ông đã quyết tâm lặn lội ra Bắc theo học lớp dự bị của Trường Cao đẳng MI thuật Đông Dương Cuối năm 1940, ông là người đỗ đầu trong số sáu người được chọn vào học Vừa học, ông vừa tham gia Đội truyền bá quốc ngữ cùng với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Chính nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là người đầu tiên đã chỉ cho ông nhận ra một chân lí là : "Chỉ có làm cách mạng, lật đồ toàn bộ chế độ nô lệ này, dân tộc ta mới thoát khỏi lầm than”

Trang 9

Nhưng sự nghiệp chính của Diệp Minh Châu lại là điêu khắc Năm 1951, ông được cử sang Tiệp Khắc học tập Ở đây ông có điều kiện tiếp cận và học tập xu hướng phát triển của điêu khắc thế giới Về nước, ông đảm nhận nhiều công việc : giảng dạy, quản lí Song sáng tác vẫn là công việc cuốn hút ông Đề tài về Bác Hồ, về miền Nam ruột thịt luôn thường trực trong trái tim ông

Suốt những năm tháng của cuộc đời mình, ông sáng tác nhiều tác phẩm về đủ mọi đề tài : "Lòng người miền Nam" (thạch cao, 1950), "Hương sen” (thạch cao, 1957), "Người mẹ Việt Nam" (thạch cao, 1958), "Phú Lợi căm thù” (thạch cao, 1958), "Võ Thị Sáu" (đồng, 1960), "Được sống" (thạch cao, 1960), "Miền Nam bất khuất" (thạch cao, 1967) Những tác phẩm của ông không những đã phản ánh, ca ngợi cách mạng và quần chúng cách mạng mà còn tạo lập một cách nhìn mới [ | mẫu mực và hàn lâm cho phương pháp tạo hình Việt Nam những năm 60 và 70

Gần sáu mươi năm hoạt động nghệ thuật, với tấm lòng yêu nghề tha thiết, Diệp Minh Châu đã có những cống hiến lớn lao cho việc xây dựng một nền điêu khắc nói riêng, nghệ thuật nước nhà nói chung Cùng với những đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, ông xứng đáng là một nghệ sĩ tài ba và mẫu mực, một tấm gương cho đồng nghiệp lớp sau ngưỡng mộ và học tập

Giới thiệu tác phẩm điêu khắc

VÕ THỊ SÁU

(tượng đồng của Diệp Minh Châu)

Tác phẩm "Võ Thị Sáu" một lần nữa chứng minh sự thành công của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu Tác phẩm đã mang về cho ông giải Nhất điêu khắc trong triển lãm toàn quốc năm 1968 và giải Đặc biệt tại triển lãm hằng năm của thành phố Hồ Chí Minh

Khi nhận xét về tác phẩm này, nhà điêu khắc Trần Tuy đã viết : "Diệp Minh Châu ghi lại luồng cảm xúc cháy bỏng trước gương hi sinh lẫm liệt của người nữ anh hùng miền Đất đỏ với những nét chấm phá, cào đập khi thể hiện bức tượng, thay vì dùng những mảng bằng bặn, nhắn nhụi được tính toán kĩ lưỡng Bóng tối của các hốc sâu trên tượng Võ Thị Sáu đã phụ hoạ cho tính quyết liệt của chủ đề”

Chỉ bằng bấy nhiêu lời ngắn gọn, Trần Tuy đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh chị Võ Thị sáu qua sự thể hiện rất thành công của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu với tác phẩm "Võ Thị Sáu" Ông thể hiện chị Sáu với thân hình nhỏ bé, dáng đứng hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù, trước cái chết Chị Sáu đã hi sinh ở tuổi thanh xuân đẹp nhất, nhưng cùng với các anh hùng liệt sĩ khác, chị đã làm nên tuổi thanh xuân cho đất nước Bằng cách thể hiện của Diệp Minh Châu, ta thấy được vẻ đẹp, sức sống và sự dũng cảm của người nữ anh hùng

Trang 10

chống trả quyết liệt Đầu và vai trái hơi nhô ra phía trước, tay trái đưa về phía sau tạo cho ngực ưỡn cao trong tư thế hiên ngang, bất khuất Quần áo bám sát thân thể tạo ra nhiều nếp gấp như những nhát trượt dài cùng hướng, bề mặt thô nháp tạo cảm giác dồn nén và gợi quá khứ giam cầm, tra tấn tàn bạo của quân thù Chất liệu đồng với màu sắc như hun nóng, âm ỉ

Toàn bộ tượng là một khối hình được chắt lọc, biểu hiện qua dáng điệu và

hình thể trong một thế đứng vững vàng Phong cách thể hiện mang đậm dấu nét

của nghệ thuật Ấn tượng, gây xúc động cho người xem với vẻ đẹp của hình khối bên ngoài và khí chất dồn nén từ bên trong Bức tượng "Võ Thị Sáu" đánh dấu một sự cách tân cho nghệ thuật điêu khắc lúc bấy giờ Một bức tượng đẹp và ấn tượng

(Theo Phạm Thị Chỉnh, Lịch sử mĩ thuật Việt Nam,

Trang 11

TUẦN 23 Tiết 89 — 90 VĂN HỌC THÁI SƯ TRẤN THỦ ĐỘ (Trích Đại Việt sử kí tồn thư) NGƠ SĨ LIÊN A Két qua cGn dat Giúp HS :

- Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ, qua đó càng thêm tự hào về truyền thống của cha ông

- Nắm được lối viết kết hợp sử biên niên và tự sự của Ngô Sĩ Liên

Những điểm cần lưu ý

- Cần giới thiệu khái quát về nhân vat lích sử Trần Thủ Độ Đối với đông đảo HS lớp 10, đó là nhân vật ít quen biết hơn Trần Quốc Tuấn, trước khi hướng dẫn đọc thêm văn bản

- Trong quá trình hướng dẫn đọc - hiểu, cần so sánh với bài Hing Đạo vương Trần Quốc Tuấn

B Chuan bị của thay va tro

— Tập 1 Đại Việt sử kí todn thu cua Ngo Si Lién,

- Tập 1 Bão táp cung đình (tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải)

Trang 12

2 So sánh, đánh giá các cặp nhân vật : Tô Hiến Thành — Thái hậu, Vũ Tán Đường — Trần Trung Tá

3 Nhận xét đặc điểm viết thể loại liệt truyện — kỉ sự _ Hoạt dong 2

DAN VÀO BÀI MỚI

- GV hỏi : Các em có biết Trần Thủ Độ là ai ? So với Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, ông có vẻ xa lạ hơn Dưới đây là vài nét vắn tắt về ông

Trần Thủ Độ (1194 — 1264), trong quan hệ gia đình họ hàng, là chú họ của Trần Thái Tông (Cảnh), ông chú của Trần Thánh Tông (Hoảng), giữ chức Thái sư (Tế tướng - quan đầu triều, lo mọi việc chính sự) là một nhân vật lịch sử khá đặc biệt, từng có những ý kiến đánh giá khác nhau Ông từng được xem là nhà chính trị nhiều mưu mô, thủ đoạn, khá tàn nhẫn, khôn khéo bày đặt, dàn xếp để đoạt ngôi vua nhà Lí cho nhà Trần, bức tử vua Lí Huệ Tông, sát hại hàng trăm tôn thất nha Lí Nhưng xét một cách khách quan, công bằng, ta thấy, việc chuyển đối triều đại Lí — Trần là tất yếu lịch sử mà Trần Thủ Độ chỉ là người thúc đẩy quá trình đó diễn ra nhanh khéo và không kém phần quyết liệt Về phía nhà Trần, Trần Thủ Độ là một trong những người có công đầu khai sáng, xây dựng Ông hết lòng, hết sức, tận tuy, trung thành giúp các vua Trần giữ gìn cơ nghiệp, bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm Khi quân Nguyên — Mông tràn qua biên giới, vua Trần lo lắng, muốn nghe kế nghị hoà của Trần Nhật Hiệu, Trần Thủ Độ nói : Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo !

Ngày nay, nhìn nhận đánh giá nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ cần có sự công bằng, khách quan hơn để đánh giá đúng những mặt tốt cần khẳng định, đề cao, đặc biệt là phẩm chất một vị quan đầu triều nghiêm minh, chí công vô tư, liêm khiết và đầy bản lĩnh Điều này, không phải bây giờ, mà ngay từ thời Ngô Sĩ Liên đã nhận

ra và kể lại trong tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư

_ Hoạt động 3

HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

- 4 HS đọc 4 đoạn văn bản nối tiếp với giọng chậm, phù hợp, chú ý những câu nói và hành động của Trần Thủ Độ

1 Giải thích từ khó (theo các chú thích chân trang) 2 Bố cục

+ Đoạn mở đầu : thời gian và sự kiện trọng đại ; ở đây là sự kiện Trần Thủ Độ qua đời (tương tự như bài Hưng Đạo Vương)

+ 4 đoạn tiếp : 4 câu chuyện về Trần Thủ Độ

Trang 13

_ Hoạt động 4

HƯỚNG DẦN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT

- HS fóm tắt 4 câu chuyện, đặt tên cho từng chuyện Định hướng :

+ Chuyện 1 : Xử người hặc tội mình + Chuyện 2 : Bắt tên quân hiệu + Chuyện 3 : Cái giá chức câu đương + Chuyện 4 : An Quốc hay là thần ?

- GV nêu vấn đề : Qua từng chuyện, thấy nổi rõ những phẩm chất gì của Trần Thủ Độ ? Nghệ thuật kể chuyện của tác giả có gì đặc sắc ?

- HS phân tích, trao đổi từng chuyện, trình bày ý kiến Định hướng :

Để khắc hoạ phẩm chất thái sư Trần Thủ Độ, tác giả lựa chọn 4 chuyện có thật khác nhau, kể lại một cách ngắn gọn, đặc sắc, qua đó làm nổi bật 4 khía cạnh khác nhau trong tính cách của ông

1 Ở chuyện thứ nhất

— GV hoi: Thái độ của Trần Thủ Độ khi vua đưa người hặc tội đến đối chất như thế nào ? Tại sao ông lại xử lí như vậy ? Nhận xét cách kể chuyện, kết chuyện của tác g1ả

- HS luận giải, phát biểu

Định hướng :

Thái độ với người đã tố cáo tội lỗi của mình với vua, lại bị đối chất ngay trước mặt, ba mặt một lời : Trần Thủ Độ không xử lí theo cách thông thường :

+ Chối cãi hay biện minh + Trừng trị kẻ hặc tội Mà ông :

+ Dứt khốt cơng nhận, khẳng định sự thật bằng câu nói : Đúng như người ấy nói

+ Hành động : khen thưởng cho anh ta

Trang 14

Cử chỉ này nhằm khích lệ cấp dưới trung thực, dũng cảm vạch tội lỗi, sai lầm của người khác, dù có thể là cấp trên của mình

Qua đây, ta thấy Thủ Độ là người công minh, phục thiện và rất bản lĩnh Cách kể chuyện rất gọn, kết thúc bất ngờ, gây hứng thú cao

2 Ở chuyện thứ hai

— HS đọc lại truyện

— GV hoi : Truyện 2 có liên quan đến những nhân vật nào 2 So với truyện đầu, Trần Thủ Độ bị đặt vào một tình huống như thế nào ? Có khó khăn, éo le hơn tình huống trên không ? Vi sao ? Ong đã giải quyết nó như thế nào ? Cách giải quyết ấy chứng tỏ điều gì nơi nhân cách của vị Tế tướng ? Nhận xét cách kể chuyện, kết chuyện của tác gia ?

- HS lần lượt bàn luận, phát biểu Định hướng -

- Hấp dẫn hơn, cũng vì bất ngờ, vì cách xử lí khác thường của Thủ Độ Nếu ở chuyện đầu, liên quan đến hai người : người hặc tội và vua Trần (Thái Tông là cháu họ Thủ Ðộ) thì ở chuyện này liên quan đến hai người : Linh Từ Quốc Mẫu — Công chúa — vợ Trần Thủ Độ và viên quân hiệu Lần trước, vua đem người đến chỉ để đối chất và im lặng chờ ý kiến của Thủ Độ, còn lần này, bà vợ yêu bị tự ái, đã dùng nước mắt đàn bà để buộc chồng phải làm theo ý định của mình Khó hơn là ở đó

+ Trước yêu cầu và lời nói khích của công chúa Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, Thủ Độ cả giận, sai đi bắt ngay tên lính xấc láo phạm thượng đó Chi tiết này làm người đọc ngỡ là người lính sẽ bị trị tội Và đó cũng là cách xử lí thông thường trong gia đình các vị dai quan Vi nào chăng nể vợ ! Lệnh ông không bằng cồng bà !

Nhưng Thủ Độ sau khi nghe trình bày sự thật lại khen ngợi anh lính và thưởng vàng lụa cho anh ta

Thế là vị thái sư đã giải quyết vụ việc ven cả đôi bề : khiến bà vợ hài long va không thể tiếp tục lợi dụng địa vị của chồng để làm khó kẻ dưới

Mặt khác, chứng tỏ Trần Thủ Độ là người chí công vô tư, thực hiện đúng luật pháp, không thiên vị người thân, khuyến khích những người giữ nghiêm phép nước, dù có làm ảnh hướng đến người thân của mình

Cách kể chuyện vẫn rất gọn, kết thúc bất ngờ, đầy hấp dẫn

(Hết tiết 90, chuyển tiết 91)

3 Ở chuyện thứ ba

- HS đọc truyện

Trang 15

đòi chặt một ngón chân của người định xin làm câu đương 2? Câu cuối truyện (T đấy, không ai dám đên nhà thăm riêng nữa) có dụng ý gì ? Người lãnh đạo, cầm quyền lớn, nhỏ có thể rút ra bài học gì từ câu chyện này ?

- Các nhóm Hồ thảo luận, trình bày Định hướng -

Có người cùng quê lợi dụng quan hệ họ hàng quen biết, chạy chọt với Công chúa — vợ Thủ Độ để xin làm chức cáu đương - một chức vụ nhỏ ở làng xã Điều thú vị là Thủ Độ gật đầu nhận lời, lại cần thận ghi tên và địa chỉ của người xin

Đến khi xét duyệt, gọi người ấy đến, ta vẫn ngỡ là Thủ Độ cho anh ta làm câu đương thực Hai phần ba câu nói của Thủ Độ vẫn cho thấy anh ta sẽ được làm câu đương mà cồn có thể được ưu tiên hơn nữa

Nhưng cuối cùng thì là hình phạt chặt một ngón chân vì tội chạy chức, chạy quyền, dù nhỏ Hình phạt thật bất ngờ, bất ngờ với tất cả Nhưng nếu được thi hành thật thì có lẽ cũng hơi nặng ? Và người đọc cảm thấy lo lắng cho số phận của anh chàng câu đương tương lai Cái giá của chức vụ nhỏ nhoi này quả là đất ! ! Nhưng hoá ra đó chỉ là lời cảnh báo, răn đe để người kia hoảng vía mà xin tha, mà nhớ đời, mà bỏ hăn thói nhờ vả, chạy chọt Mặt khác, cũng là nhắc nhở bà vợ không được dựa quyền thế chồng để làm bậy, và từ đó chấm dứt tệ nạn này

Câu văn cuối cùng chứng tỏ hiệu quả và ý nghĩa hành động của Thủ Độ Một lần nữa, Trần Thủ Độ chứng tỏ sự chí công vô tư, kiên quyết trừng trị nạn chạy chức, chạy quyền, đút lót, hối lộ, dựa dẫm thân thích, giữ công bằng của luật pháp

4 Ở chuyện thứ tư

- HS đọc truyện

- GV hỏi : Chuyện này khác 3 chuyện trên ở những điểm nào ? Vì sao Thủ Độ từ chối ân huệ của vua ban cho anh mình ? Cách từ chối của Thủ Độ có gì đặc biệt ? Vì sao Thủ Độ phải nói như vậy ? Câu hỏi cuối cùng của Thủ Độ có phải chỉ dành cho vua hay không ? Vì sao ?

— HS lần lượt trao đối, trả lời Định hướng :

+ Lé thường, một người làm quan cả họ được nhờ Huống chi ở đây Thủ Độ không chủ động đề xuất mà là chủ ý của nhà vua Thủ Độ chỉ việc đồng ý là xong, là có thêm anh em, bè cánh trong triều

+ Thế nhưng ông thang thắn nêu quan điểm của mình Không phải ông không quý mến, không lo lắng cho người thân ruột thịt mà trước hết, ông nghĩ đến công việc quốc gia trên hết, trước hết

Trang 16

+ Câu hỏi, hay lời than : nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao thể hiện sự cảm khái và dứt khoát của Trần Thủ Độ, không chỉ dành cho vua mà cho tất cả những kẻ cầm quyền cần phải chí công vô tư ngay với gia đình, họ hàng mình chứ không phải "nhất thân nhì thế”

_—— Hoạt động 5

HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP

1 Qua cả 4 chuyện, tác giả kết luận như thế nào về Trần Thủ D6 ? (HS doc đoạn kết bài)

2 Tác giả, trong 4 truyện, có xen vào lời nhận xét, bình luận của mình không 2

Cách làm ấy có tác dụng gi ? (dé khách quan, để sự việc tự nó nói lên vấn đề)

3 Liên hệ đến tình hình một bộ phận quan chức, cán bộ tham nhũng hiện nay trong bộ máy nhà nước chúng ta và những biện pháp đấu tranh chống quốc nạn của Đảng và Nhà nước

4 Tìm hiểu, giải thích khẩu hiệu mà Bác Hồ đã nêu gương cho cán bộ, công

chức nước ta từ những ngày đầu cách mạng thành công : Cần, kiệm, liêm, chính,

chi cong vo tu

5 Soan bai doc thém : Hung Dao vuong Tran Quéc Tudn 6 Tham khao

BAT VI THAN

Trần Thủ Độ là nhân vật siêu việt, kiệt xuất, một chính khách có tài tế thế kinh bang, có công lớn xây dựng vương triều Trần và cũng là người quyết đoán mọi việc nước trong triều, ngoài lộ hơn 40 năm

Suốt đời tận tuy chăm lo việc nước phục vụ nghiệp đế họ Trần, ngoài bảy mươi tuổi, trước khi qua đời, ông còn đi tuần du vùng biên giới Lạng Sơn Khi quân Mông Cổ chiếm thành Thăng Long lần thứ nhất (1258), vua Trần Thái Tông phải bỏ kinh thành, xuống thuyền rút theo sông Hồng, thái uý Trần Nhật Hiệu (Kiểu), vạch gậy xuống thuyền viết hai chữ khuyên vua Nhdp Tống thì Thủ Độ khảng khái tâu : Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo !

Người đời sau có những ý kiến khác nhau luận về ông Nhưng chỉ xét về sự công tâm trong việc dùng người thì ông xứng là một vĩ nhân

Chuyện Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung xin cho người thân làm câu đương và chuyện Trần Thái Tông định cất nhắc An Quốc là những minh chứng hùng hồn cho nhận định trên

Trang 17

người có đủ tài năng sánh vác công việc nặng nề này và có thể chống lại được quân Mông Cổ, trước sau gì rồi sẽ lại sang xâm lược Còn con, cháu ruột của tôi tài đức tâm thường, không kham nổi việc lớn Nếu có dùng làm quan thì chỉ cho giữ chức vụ thấp mà thôi, phải nặng về quyền lợi của dân nước, của dòng họ mà nhẹ về tình cảm riêng tr

Phép dùng người của người xưa đủ để chúng ta suy ngẫm Bác Hồ đã nói : Dụng nhân như dụng mộc Người luôn nhắc nhở tuỳ tài bổ dụng Nhờ thế mà sự nghiệp của Đảng luôn giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Qua các kì đại hội Đảng, việc tuyển chọn cán bộ tuy cách nói có khác nhau, nhưng vẫn quy tụ ở mấy tiêu chuẩn : tài năng, đức độ, tư cách phẩm chất

Những năm gần đây, ở trung ương và một số địa phương có tình trạng một số người được đề bạt là vì người ấy là ruột thịt, họ hàng, người thân, vì mua quan bán tước, vì là cánh hấu với nhau nên đã xảy ra mất đoàn kết, bè cánh, lũng đoạn kinh tế, che đậy tội lỗi cho nhau Người có tài trí nhưng tính cương trực không những không được bổ dụng, cất nhắc mà còn bị tìm mọi cách gạt bỏ Thủ trưởng mới không dùng người của thủ trưởng cũ dù người ấy thực sự có tài, có đức Cơ cấu cán bộ theo địa phương, theo giới tính mà ít quan tâm đến cái chung của đất nước Bởi thế, làm mất lòng dân, làm hại đến công cuộc xây dựng đất nước

Nhớ người xưa, chuyện xưa ; cách dùng người của thái sư Trần Thủ Độ mãi mãi là kinh nghiệm, bài học lớn cho hậu thế

(Trần Hiệp, báo Văn nghệ, số 34 (2432), ngày 26 - 8 - 2006)

ĐỌC THÊM

HUNG DAO DAI VUONG TRAN QUOC TUAN

(Trích Đại Việt sự kí toàn thư )

NGÔ SĨ LIÊN

A Két qua cGn dat

Giúp Hồ :

- Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử

- Hiểu, cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ lớn của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và những bài học đạo lí quý báu mà ông đã để lại cho đời sau

Trọng tâm bài học : Khắc hoạ chân dung Trần Quốc Tuấn

Những điểm cần lưu ý

Trang 18

— Tính chất bất phân của văn học trung đại (văn — sử — triết)

- Có thể phân tích nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn như phân tích nhân vật trong truyện kí văn học

B Chuổn bị của thấy vò trò

— Tranh, ảnh tượng Hưng Đạo vương

- Nếu có điều kiện, nên tổ chức cho HS tham quan di tích Kiếp Bạc — dền thờ Trần Quốc Tuấn

— Đọc lại bài H;ch tướng sĩ (Ngữ văn 8) C Thiết kế bài dạy học

Hoạt động 1

TỔ CHỨC KIEM TRA BAI CU

(Hình thức : vấn đáp)

1 Thế nào là người hiền tài ? Vì sao hiển tài lại là nguyên khí quốc gia ? 2 Việc khắc bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám có phải chỉ nhằm mục đích đề cao, vinh danh các vị tiến sĩ và chứng tỏ sự ái mộ của nhà nước phong kiến Việt Nam với kẻ sĩ hay không ?

3 Từ bài Hịch tướng sĩ và từ những hiểu biết về lịch sử nước nhà, có thể xem

Trần Quốc Tuấn là một trong những hiền tài của nước ta hay không ? Vì sao ? Hoạt động Z

DAN VÀO BÀI

Thượng quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (2 — 1300) không chỉ là hiền tài mà hơn thế, còn là một vị hiền tài đặc biệt, anh hùng dân tộc, một trong những danh tướng nổi tiếng toàn thế giới bởi hai lần chỉ huy quân đội nhà Trần chiến thắng quân Nguyên - Mông xâm lược Nhưng chân dung con người ông như thế nào ? Ngày nay, chúng ta đều phải dựa vào Ngô Sĩ Liên qua sách Đại Việt sử kí toàn thư

Hoạt động 3

HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU KHÁI QUÁT

1 Về tác giả

- HS đọc mục T:ểu dẫn để hiểu ngắn gọn về Ngô Sĩ Liên

Trang 19

2 Về sách Đại Việt sử kí tồn thư : Do Ngơ Sĩ Liên vâng lệnh vua Lê Thánh Tông biên soạn, dựa trên các cuốn Dai Viét su kí của Lê Văn Hưu (thời Trần) và Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên (thời Lê) Đó là cuốn sử biên niên (ghi chép theo năm tháng) từ thời Hồng Bàng đến năm 1428 — Lé Loi lên ngôi vua Cuốn sử vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học, thể hiện mạnh mẽ tinh thần dân tộc Đại Việt

Đoạn trích học thuộc tập 2, quyền VI, phần Bản kỉ, Kỉ nhà Trần 3 Đọc

— Chú ý các đoạn đối thoại giữa Trần Quốc Tuấn với các nhân vật khác, cần đọc với giọng phù hợp, các lời bình cua tac gia

— GV va HS doc 1 lần HS tóm tắt ý chính của đoạn văn (dựng lại chân dung nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn qua một số mẩu chuyện cụ thể, sinh động)

4 Giải thích từ khó (theo các chú thích chân trang) Š Bố cục

Doan 1 (/hượng sách giữ nước vậy) : Lời nói cuối cùng của Trần Quốc Tuấn với vua Trần về kế sách giữ nước

Đoạn 2 : Trần Quốc Tuấn với lời trối của cha, trong các câu chuyện với gia nô va hai con trai

Doan 3 : Nhac lai những công tích lớn, trước tác chính và lời đặn con của Trần Quốc Tuấn

Nhận xét : Là cuốn sử biên niên nhưng tác giả khơng hồn toàn chỉ ghi chép các sự việc theo năm tháng khô khan mà bằng những chi tiết, câu chuyện chân thật, cụ thể

_ Hoạt động 4

HƯỚNG DẦN ĐỌC - HIẾU CHI TIẾT

Chân dung nhân vật lịch sử —- danh tướng anh hùng Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn

- GV hỏi : Đọc đoạn : 7 háng 6ó, ngày 24, sao sa Hung Dao Dai vuong 6m Ta có thể rút ra nhận xét gì về một đặc điểm của sách sử biên niên trung đại ?

- HS tập nhận xét, phát biểu

Định hướng :

+ Đó là cách ghi chép theo trình tự thời gian năm tháng — một trong những đặc điểm hàng đầu của thể loại sứ biên niên

+ Điều đáng lưu ý hơn là mối quan hệ giữa hai sự việc : thiên nhiên : sao sa ; và con người : Hưng Đạo Vương ốm nặng, sắp qua đời

Trang 20

— GV hoi : Qua lời dặn vua Trần của vị tướng già, em thấy ở Trần Quốc Tuấn

nổi bật lên phẩm chất gì ?

- HS khái quát, phân tích, phát biểu

Định hướng :

Đó là lòng trung quân ái quốc

Lồng trung thành với vua Trần, triều đại nhà Trần, thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân rất cao với đất nước

Đó là lời ân cần đặn dò cặn kế, tỉ mi, khong chỉ thể hiện trí thông minh, uyên

bác, lịch lãm, vốn kinh nghiệm đồi dào mà còn tầm nhìn xa rộng, sâu sắc, tấm

lòng tận tuy với nước với dân cho đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời Những lời phân tích, dẫn chứng về cách thắng giặc của từng triều đại lịch sử trước, của chính nhà trần trong những năm qua và dự đoán trong tương lai của vị Quốc công minh chứng điều đó Cái mà Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh là xây dựng đội quân tinh luyện, một lòng đoàn kết từ cơ sở nới sức dân làm kế sâu rễ bền gốc vẫn còn có ý nghĩa thời sự cho đến hôm nay

— HS doc lai đoạn tiếp theo (đến vào viếng)

- GV hỏi : Đoạn văn kể những chuyện gì ? Qua những câu chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy, tác giả muốn tiếp tục làm rõ điều gì ở Trần Quốc Tuấn ? Tại sao tác giả không mở đầu bằng việc kể nguồn gốc lai lịch của nhân vật mà lại mở đầu bằng lời dặn của nhân vật trước lúc đi xa 2

— HS phan tích, bàn luận, đưa ra ý kiến nhận xét, lí giải

Định hướng :

Tác giả mở đầu như vậy để tạo sự hấp dẫn của lời kể buộc người đọc phải tiếp

tục tìm hiểu xem nhân vật là người thế nào mà lại có đoạn kết thúc tình cảm chân thành và sâu sắc như vậy

+ Ngược thời gian, tác giả chọn kể 3 câu chuyện khác nhau liên quan đến Trần Quốc Tuấn :

Thái độ và việc làm trước lời di huấn ghê gớm của An Sinh vương Trần Liễu (anh ruột vua Trần Thái Tông (Cảnh)) Trần Quốc Tuấn đã không cho lời cha dặn là phải Ông đã đặt quyền lợi của đất nước, triều đình lên trên quyền lợi của gia

đình, cá nhân

(GV kể thêm chuyện tháo bỏ đầu gậy bịt sắt, chuyện tắm cho thái sư — em họ Trần Quang Khải )

+ Giữa chữ hiếu và chữ trung, ông đặt chữ trung lên trên một cách tự nguyện, mặc đầu trong hoàn cảnh ấy ơng hồn tồn có thể giành lấy ngôi vua vào tay mình

Trang 21

lòngvì chủ Mặt khác khẳng định tư tưởng của Trần Quốc Tuấn là hoàn toàn đúng, nên đã tìm được đồng cảm của mọi người, kể cả tầng lớp gia nhân Chi tiết ông cảm động đến khóc, khi nghe lời giãi bày của người gia nô là một chi tiết đắt giá cho thấy nhân cách cao cả của đại vương Trần

+ Câu chuyện thử thách với hai người con trai Quốc Hiến và Quốc Tảng với hai câu trả lời trái ngược nhau và hai thái độ khác nhau : ngâm cho là phải (với Quốc Hiến) và định giết, kể tội, đến chết không cho gặp mặt đã càng làm rõ tính cách thận trọng, trung nghĩa và lối giáo dục con cái trong nhà một cách rất công bằng và nghiêm khắc của Hưng Đạo vương

+ Tác dụng của lối kể này là tập trung làm rõ ý định tư tưởng của người viết một cách giản dị, thuyết phục mà hấp dẫn không phải bằng những nhận xét suông mà bằng những bằng cứ cụ thể trong cuộc đời nhân vật, trên những khía cạnh khác nhau

- GV hỏi : Phẩm chất con người Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn tiếp theo tiếp tục được bộc lộ bằng cách nào, như thế nào ? Câu nói : Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng nói lên phẩm chất gì của Trần Quốc Tuấn ? Có liên hệ đến câu nói tương tự nào trước đó ? Cua ai ?

- HS tiếp tục khái quát, liên hệ, so sánh, nhận xét Định hướng :

+ Đó là vị quan tướng có công lao và uy tín bậc nhất trong triều đình nhà Trần : Khi mất được nhà vua truy tặng tước lớn, được ví như Thượng phụ (cha vua), được hưởng những quyền hạn đặc biệt, có quyền phong tước cho người khác

Nhưng Trần Quốc Tuấn lại là người rất khiêm tốn, giản dị, luôn kính cẩn giữ lễ vua tơi

Ơng khơng chỉ là vị Quốc Công Tiết chế văn võ song toàn mà còn là chỗ dựa tinh thần cho hai vua những lúc vận nước lâm nguy Câu nói kháng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ mấy chục năm trước đó : Đầu tôi chưa rơi, xin bé ha dung lo !

+ Tiến cử được nhiều người tài trong nghiệp bình Nguyên va xây dựng triều Trần

+ Không chỉ người trong nước khâm phục và kính yêu mà danh vọng và tài lược của Trần Quốc Tuấn còn khiến cho kẻ thù kính sợ đến mức không dám gol tén

+ La tác giả soạn nhiều sách huấn luyện quân sự, binh pháp và khích lệ tính thần chiến đấu của tướng sĩ dưới quyền

+ Lo lắng sâu xa cả việc sau khi chết, dặn con cái Kĩ càng

+ Cách kể linh hoạt, xen kế những chi tiết, lời nói, những việc làm, hành động

Trang 22

- GV hỏi : Khi có giặc vào cướp, khi đến lễ đền ông, hể tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn Chỉ tiết này nói lên điều gi ?

— HS ban luận, giải thích Định hướng :

_ Hinh anh Hung Dao vương dã được thần thánh hoá trong tâm thức dân gian Ông trở thành vị phúc thần, Đức Thánh Trần thiêng liêng, anh linh có thể báo trước hay phù hộ cho công cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước của con cháu đời sau

_—— Hoạt động 5

HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP

1 Vì sao Trần Quốc Tuấn được tôn vinh là Đức Thánh Trần và được các sử ø1a thế giới hiện đại chọn là một trong 10 vị tướng soái vi đại nhất thế giới 2

2 Chứng minh cách viết sử đậm văn của Ngô Si Liên trong bài dựng chân dung Trần Quốc Tuấn ?

(Kể chuyện bằng những chi tiết chọn lọc, chân thực, có tác dụng khái quát tư tưởng cao, đặt nhân vật trong những tìn huống khác nhau, xen kẽ lời nhận xét

phẩm bình ngắn gọn )

3 Đọc và suy nghĩ nhận xét sau : Trần Quốc Tuấn — một nhân cách vĩ đại, bất tử trong long dan tộc

4 Viết sử, dựng chân dung nhân vật lịch sử, tác giả chủ yếu nhấn mạnh mặt nào ?

A Tài năng siêu việt €C Công lao to lớn B Trí tuệ hơn người D Nhân cách vi dai

(đáp án : D) 5 Hướng dẫn HS làm 2 bài tập sau :

Bài tập 1 : Tóm tắt, kể về Trần Quốc Tuấn

(có thể tóm tắt theo trình tự văn bản trong SGK, cũng có thể tóm tắt theo từng đặc điểm, phẩm chất của nhân vật.)

Bài tập 2 : Tìm đọc một số tài liệu, sách báo có liên quan đến nhân vật Trần Quốc Tuấn

(một số tài liệu có liên quan : Hà Ân (Ba lần đánh tan quân Nguyên — Mông, Trăng nước Chương Dương) Hà Văn Tấn — Phạm Thị Tâm (Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên — Mông thế kỉ XII Tiểu thuyết lịch sử (Thăng Long

nối giận) của Hoàng Quốc Hải

Trang 23

Tiết 91 LAM VAN LUYỆN TẬP ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC A Két qua cGn dat Giúp HS :

- Nắm vững các yêu cầu đọc — hiểu văn bản văn học

- Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế để đọc — hiểu văn bản văn học theo tỉnh thần "ý ở ngoài lời"

- Vận dụng các yêu cầu đọc — hiểu đã học vào việc học văn và đọc sách báo, tài liệu tham khảo

B Thiết kế bòi dạy học

Hoạt động 1

ĐỌC - HIỂU Ý NGHĨA CỦA TỪVÀ Ý NGHĨA

CỦA CÂU, ĐOẠN TRONG VĂN BẢN VĂN HỌC

Thao tac 1

- GV gợi dẫn HS trao đối, thảo luận để chọn câu trả lời xác đáng nhất về ý

nghĩa của hai câu thơ và giải thích lí do lựa chọn : Công danh nam tử còn vương nợ — Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu (Tỏ lòng)

Đáp án định hướng :

A Biểu hiện nỗi hổ then của Phạm Ngũ Lão khi nghe chuyện Vũ hầu B Thể hiện chí khí của vị tướng muốn noi gương Vũ hầu

Trang 24

Guom mai da, da nui ciing mon,

Voi uống nước, nước sông phải cạn Đánh một trận sạch không kình ngạc, Đánh hai trận tan tác chữm muông Nổi gió to trút sạch lá khô,

Thông tổ kiến phá toang đê vỡ

(Đại cáo bình Ngô)

Đáp án định hướng :

A Uy lực phi thường của nghĩa quân Lam Sơn

B Quân đông, voi nhiều, đánh nhanh, đánh mạnh

C Sức mạnh của quân Lam Sơn và sự sụp đồ không thể cứu vấn của quân Minh

- GV hướng dẫn Hồ trả lời :

+ Câu A đúng vì đoạn trích này chỉ "uy lực phi thường của nghĩa quân Lam Sơn"

+ Câu B mới chỉ liệt kê mà chưa khái quát hoá được ý chung của cả đoạn trích + Câu C chưa chính xác vì đoạn trích khẳng định uy luc của nghĩa quân Lam

Sơn chứ không miêu tả sự sụp đồ của quân Minh

- ŒV giải thích : Khi nói "ý ở ngoài lời" là chúng ta muốn nói đến "nghĩa

hàm ẩn" của văn bản nghệ thuật, ý nghĩa này thường ẩn sau những câu chữ ; vì vậy

muốn hiểu nghĩa hàm ẩn, chúng ta cần phải có tri thức, vốn sống và khả năng liên tưởng, tưởng tượng nhất định

Hoạt động 2

DOC — HIEU MACH Y CUA DOAN VAN

Thao tac 1

— GV yêu cầu HS đọc đoạn văn, xác định các ý và chỉ ra mối liên hệ giữa các ý với nhau : Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp Vì vậy các dang thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên

(Thân Nhân Trung)

- GV gợi dẫn HS trao đổi, thảo luận và trả lời : + Đoạn văn có hai ý là :

Y 1 (cau 1) : hién tài là cái gốc quyệt định sự mạnh, yếu của mỗi quốc gia Ý 2 (câu 2) : trọng dụng hiển tài là thước đo minh quân (vua giỏi, anh minh) và hôn quân (vua ngu tối, bạo ngược)

Trang 25

Thao tác 2

Phân đoạn bài Ta “Trích điểm thị tập" : Văn bản có hai phần lớn :

+ Phần 1 từ đầu đến "mà không rách nát tan tành" Phân này phân tích các nguyên nhân khiến cho thơ văn bị mai một, thất lạc, không lưu truyền được đầy đủ tới đời sau Phần này có 5 đoạn nhỏ, chỉ ra 5 nguyên nhân thất lạc thơ văn :

(1) Thơ văn là món “siêu ngon", là cái “siêu đẹp” nên quá kén chọn người thưởng thức (chi có thi nhân)

(2) Những bậc "danh nho” thì bận, ít quan tâm đến việc sưu tập văn tho (3) Có người thích, nhưng lại "ngại" hoặc "bỏ dở” việc sưu tập

(4) Thơ văn là thứ "nếu chưa được lệnh vua" thì "không dám khắc ván lưu hành"

(5) Thời gian làm cho thơ văn "tan nát trôi chìm” và "rách nát tan tanh” + Phần 2 từ tiếp theo cho đến hết Phần này có 2 đoạn nhỏ, nêu 2 ý :

(1) Nhu cầu bức thiết về việc xây dựng một nền văn chương dân tộc thành văn (bên cạnh một nền văn chương dân tộc truyền miệng) : "Than ôi ! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chăng lẽ không có quyền sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường Như thế chả đáng thương xót lắm sao !"

(2) Bày tỏ tâm huyết và quyết tâm làm sách theo tính thân "bây giờ hoặc không bao giờ" để "may ra tránh được lời chê trách của người đời sau, chẳng khác gi hiện nay ta chê trách người xưa vậy

* Mối quan hệ giữa phần 1 và phần 2 tương tự như mối quan hệ giữa thực trạng và giải pháp

Thao tác 3

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu trong SGK và gợi dẫn HS phân tích : (1) Ý kiến A : nếu là bút pháp hồi tưởng, kể lại những việc đã xảy ra trong quá khứ thì bút pháp này đúng với kiều kết cấu bề mặt của văn bản ; nhưng chưa thật sát đúng với chiều sâu tư tưởng của văn bản

(2) Ý kiến B hợp lí hơn bởi "cái quan định luận” là một thành ngữ Hán Việt

cần được hiểu theo hai tầng nghĩa như sau :

a Nghĩa đen : đáy (đóng) nắp quan tài rồi thì những đánh giá về con người nằm trong quan tài ấy (tức là đã chết) mới được coi là những đánh giá chính thức,

ít bị thay đổi theo thời gian

Trang 26

lâm do vô tình phạm phải, nhưng cũng có những tội ác do con người cố ý gây nên cho đồng loại Ngay cả tội giết người cũng có "cố sát" và "ngộ sát" kia mà Tóm lại, người ta sống thì "nói trước bước không qua", "sông có khúc người có lúc”, "già mà không chót đời”, "g1à sinh tật đất sinh cỏ” Thế cho nên, đời nào cũng có những kẻ hôm qua còn là người anh hùng đáng để bàn dân thiên hạ trầm trồ ngưỡng mộ, thế mà hơm nay bỗng tha hố, sa doa để trở thành kẻ tội đồ cúi đầu trước vành móng ngựa Và do đó, xưa nay, việc đánh giá những người đang sống bao giờ cũng vô cùng khó khăn, cực kì phức tạp và phải hết sức thận trọng Chỉ khi nào mà cái người mà ta định ca ngợi lên tận mây xanh hoặc nguyền rủa như một kẻ tội đồ ấy "cái quan" thì hãy "định luận" là ổn định nhất, khách quan nhất, chính xác nhất và an toàn nhất ! Với Tô Hiến Thành thì có lẽ hầu hết người đời sau (tất nhiên phải là những con người chân chính) đều ca ngợi ; còn với Trần Thủ Độ thì phức tạp hơn nhiều Chi cần một câu : "Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lí được mọi người suy tôn”, ta đã thấy có mâu thuẫn : kẻ "vô học” mà "tài lược hơn người" ? Phải chăng đây chính là cái nguyên nhân sâu xa để Thủ Độ vừa là người có công "lập quốc" cho vương triều nhà Trần, lại vừa là "tên đao phủ khát máu" đối với nhà Lí ? Nhung, gia sử đời sau có lập cáo trạng thì có lẽ cũng nên chua thêm một câu rằng : "Hành vi giết người của Thủ Độ là hành vi ngộ sát" ? ! Đó chính là chiều sâu tư tưởng của kiểu bố cục "cái quan định luận” !

Hoạt động 3

CẢM NHÂN HÌNH TƯỢNG VĂN HỌC

— GV gợi dẫn HS trả lời haI1 câu hỏi trong SGK :

1 Hãy cho biết những tình tiết hay và độc đáo trong truyện Chứ Đồng Tư Goiy:

— Tình cảnh khốn cùng của hai cha con, nghèo đến mức chỉ có một chiếc khố dùng chung

- Cuộc kì ngộ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung

- Các chi tiết thể hiện tính cách mạnh mẽ, tự do của Tiên Dung

2 Phân tích hình tượng người ở ẩn trong bài thơ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) và cho biết các chi tiết tiêu biểu của người ẩn sĩ được nêu ra trong đó

Goiy:

- Sống nhàn dật, ung dung, thư thái

- Xa lánh nơi phồn hoa, cửa quyền, chỉ chọn nơi vắng vẻ

Trang 27

Hoạt động 4

KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG, QUAN ĐIỂM CUA DOAN TRICH VA TAC PHAM

— GV hướng dẫn HS trả lời các câu hoi trong SGK :

1 Phát biểu khái quát tư tưởng bài Tựa "Trích diém thí tập” (Hoàng Đức Lương) 2 Chọn kết quả khái quát phù hợp nhất với tư tưởng của bài 74 “Trích diễm thi tap” trong các kết quả sau và nói rõ lí do lựa chọn :

A Xót xa vì đất nước không có quyển sách nào có thể "làm căn bản", phải

học sách nước ngoài, tác g1ả cố sức biên soạn một cuốn như thế

B Tác giả nêu ra những lí do làm cho nước ta thiếu sách căn bản về văn học C Hiểu rõ những nguyên nhân làm cho sách vở nước ta thất truyền, xót xa trước nguy cơ sáng tác thi ca bị mai một, tác giả không ngại "vụng về” mà soạn ra Trích diém thi tập

Goiy:

1 Tư tưởng trong Tựa “Trích diễm thi tập” là : Sự hiểu biết sâu sắc về giá trị thơ văn nước nhà, gắn liền với tình cảm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm đối với sự bảo tồn các di sản tinh thần quý báu đó

2 Trong ba khái quát A, B, C thì khái quát C là phù hợp nhất vì đồng thời với sự day dứt nuối tiếc là một hành động cụ thể mang tính trách nhiệm cao : biên soạn "Trích diém thi tap" Các khái quát A, B chưa thật đầy đủ, toàn diện

- GV hướng dẫn HS tự trả lời các câu hỏi 5, 6 trong SGK

Tiết 92

LAM VAN

TRA BAI VIET SO 5

A Két qua can dat

Gitp HS :

- Ôn tập, củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh

- Đánh giá các ưu điểm, hạn chế trong việc vận dụng lí thuyết vào việc viết

một bài văn cụ thể

Trang 28

B Thiết kế bòi dạy học

ngữ

Hoạt động 1

NHẮC LẠI YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI

Giả định chọn đề 3 : Giới thiệu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Yêu cầu :

1 Kiểu bài : thuyết minh

2 Đối tượng : một vấn đề lí luận văn học

3 Xác định bố cục ba phần : mở bài, thân bài, kết bài 4 Xác định các ý :

a Giới thiệu khái nệm “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật" : Phong cách ngôn nghệ thuật là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (văn xuôi nghệ thuật, thơ, kịch)

b Giới thiệu các đặc điểm của "Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật" : + Tính thẩm mĩ + Tính đa nghĩa + Dấu ấn riêng của tác giả + Cách sử dụng ngôn ngữ : Về ngữ âm, chữ viết Về từ ngữ Về ngữ pháp Về biện pháp tu từ Về bố cục, trình bày Hoạt động 2 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG - GV căn cứ vào yêu cầu đã nhắc lại ở Hoạt động 1, nhận xét đánh giá về các mặt : 1 Mức độ thành công khi vận dụng lí thuyết để viết một văn bản cụ thể như : a Cung cấp tri thức b Tính hấp dẫn

2 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc, yếu kém về các mặt như : a Về độ khách quan, chính xác của tri thức

b Về kĩ năng trình bay và liên kết văn ban c Về khả năng vận dụng thơ văn để minh hoa

Trang 29

a Số bài khá, giỏi (tính tỉ lệ phần trăm) b Số bài yếu, kém (tính tỉ lệ phần trăm)

Hoạt động 3 TRẢ BÀI

- GV cho HS doc 3 bài thuộc 3 loại : giỏi, khá, yếu để cả lớp cùng rút kinh nghiệm

Trang 30

TUẦN 24 Tiết 93 — 94 VĂN HỌC CHUYEN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Tấn Viên từ phán sự lục) NGUYEN DU A Két qua cGn dat Gitp HS :

— Thay duoc phém chat khang khai, ding cam, chinh trực, trọng công lí của nhân vật Ngô Soạn (Tử Văn) - đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà ; qua đó củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt

- Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính, vai trò của yếu tố kì ảo đối với việc phản ánh hiện thực cuộc sống xã hội đương thời

Trọng tâm bài học

— Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn - Nghệ thuật kể chuyện, vai trò cái kì ảo

Những điểm cần lưu ý : Tận dụng và so sánh với Chuyện người con gái Nam Xương đã học ở THCS về cả 2 phương diện nội dung chủ đề và nghệ thuật kể chuyện, vai tro cái kì ảo

B Chuan bị của thay va tro

HS đọc lại Chuyện người con gái Nam Xiơng (Ngữ văn 9, tập một)

C Thiết kế bởi dạy học

Hoạt động 1

TO CHUC KIEM TRA BAI CU (Hình thức : vấn đáp)

Trang 31

Tại sao không thể xếp Chuyện người con gái Nam Xương vào thể loại truyện cổ

tích mặc dù hơn nửa truyện rất trùng hợp với truyện Vợ chàng Trương ?

2 Những chuyện về Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ (đã học) có thể xếp vào

truyện fruyền kì được không ? Vì sao ? Thực chất nó được xếp vào thể loại văn xuôi nào ? (truyện kí lịch sử)

_ Hoạt động 2

DAN VÀO BÀI MỚI

— GV chon 1 trong 2 nội dung dẫn vào bài :

1 Thế kỉ XV - XVI ở Việt Nam là thời kì đột khởi của văn xuôi tự sự - thế kỉ của fruyện truyền kì

Văn xuôi tự sự đã thoát khỏi mối ràng buộc của văn học dân gian và văn học chức năng, tự sáng tạo ra truyện mới vừa mang đậm sắc thái dân gian vừa phản ánh được hiện thực đương thời Thành tựu nổi bật là 2 tác phẩm : Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông và Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ - áng thiên cổ kì bút với Lời fựa của của Hà Thiện Hán đề năm 1547 Tác phẩm văn xuôi chữ Hán đã phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật : văn học lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh

2 Ở chương trình Ngữ văn lớp 9 THCS, chúng ta đã làm quen với một truyện đặc sắc của Nguyễn Dữ - học trò Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Chuyện người con gái Nam Xương trích từ tập Truyền kì mạn lục, thể hiện một trong hai chủ đề chính của tập sách :

— Ca ngợi và cảm thông với những người phụ nữ hiền thục, bất hạnh

— Ca ngợi những nho sĩ trí thức kháng khái, chính trực vì nghĩa lớn, chống ø1an tà ; sẽ được minh chứng trong truyện Tđn Viên từ phán sự lục

—_ Hoạt động 3

HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIẾU KHÁI QUÁT 1 Tác giả và thể loại truyện truyền kì

- HS đọc T¡ểu dẫn trong SGK

— ŒV nhấn mạnh :

Trang 32

+ Truyền ki mạn lục gồm 20 truyện, chịu ảnh hưởng lối kể chuyện của Tiên đăng tân thoại của Cù Hựu (đời Tống) nhưng cốt truyện hầu hết ở thời Lí Trần, Hồ và Lê sơ hoặc từ văn học dân gian

+ Truyền kì mạn lục thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về văn hiến Đại Việt, đề cao đạo đức, nhân hậu, thuỷ chung, khẳng định quan điểm sống ẩn dat của tầng lớp trí thức đương thời Có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, tác phẩm duoc Vi Kham Lan (thé ki XVID) khen tặng là Thiên cổ kì bút, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài

2 Đọc — kể tóm tắt, phân tích bố cục

- GVyêu cầu cách đọc : chú ý lời kể và lời các nhân vật đối thoại, lời bình Cuối truyện

— GV va HS doc 1 lần

— Yêu cầu tóm tắt nội dung truyện ngắn gon, đủ ý dựa theo bố cục : Mở truyện : giới thiệu nhân vật chính - Ngô Tử Văn

Thân truyện :

+ Tử Văn đốt đền tà

+ Tử Văn gặp bách hộ Thôi và Thổ thần

+ Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương

+ Tử Văn thắng lợi trở về, nhận lời tiến cử làm phán sự ở đền Tản Viên Kết truyện :

+ Cuộc gặp tình cờ giữa quan phán sự đền Tản Viên và người quen cũ + Lời bình

— Một số HS tóm tắt từng phần của truyện

3 Giải thích từ khó : theo các chú thích chân trang Lưu ý : nhan đề chữ Hán,

phan su, cu sit, Minh ti,

Hoạt động 4

HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT

1 Nhân vật Ngô Soạn (Tử Văn) — người đốt đền tà

— GV hoi : Ngay từ đầu truyện, tác giả đã giới thiệu nhân vật chính như thế nào ? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì ?

- HS đọc thầm đoạn đầu, suy nghĩ, phát biểu

Định hướng :

+ Giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn tên họ, quê quán cụ thể, đặc biệt là tính tình, phẩm chất bằng những từ ngữ khẳng định, khen ngợi : khẩng khái, nóng nảy, nổi

Trang 33

+ Cách giới thiệu như vậy đã định hướng cho người đọc câu chuyện tiếp theo : tinh khang khái, cương trực, thấy sự gian tà không chịu được của Ngô Soạn sẽ được minh chứng, thể hiện như thế nào, khiến người đọc hồi hộp đợi chờ

+ Tuy nhiên, đó cũng là cách mở truyện truyền thống, chưa thoát xa khỏi cách

kể chuyện của dân gian

— GV hỏi : Vì sao Ngô Tử Văn quyết định đốt đền ? Chàng đã làm việc đó như thế nào 2 — HS làm rõ nguyên nhân, ý nghĩa hành động trừ tà dũng cảm của Tử Văn Định hướng : + Tử Văn đốt đền vì tức giận, không chịu được cảnh yêu tà tac oai tac quái hại dân

+ Thể hiện tính kháng khái, cương trực, dũng cảm của kẻ sĩ vì dân trừ hại + Và cũng có thể tỏ quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng nhân dân

+ Chàng đã làm việc ghê gớm này một cách cẩn trọng, công khai, đàng hoàng, quyết liệt : tm gội, khấn trời, châm lửa đốt tự tin vào hành động chính nghĩa của mình, tỏ thái độ chân thành, trong sạch của mình mong được trời đồng tình, ủng hộ

+ Đốt xong, trong khi mọi người lo sợ, lắc đầu lè lưỡi cho chàng, thì chính Tử Văn lại vung tay không cần gì cả

- GV hỏi : Hậu qua đầu tiên của việc đốt đền là gì ? Phân tích hình ảnh và lời nói của vị cư sĩ rất giống người phương Bắc Phân tích cử chỉ và thái độ của Tử Văn

— HS lần lượt trả lời từng ý Định hướng :

+ Hồn ma cư sĩ bách hộ họ Thôi bị mất chỗ nương náu đã làm cho Tử Văn hết sốt nóng rồi sốt rét, lại đến buông lời mắng mỏ chàng nhân danh người theo đạo Nho, sao dám khinh nhờn quỷ thần, huỷ tượng, đốt đền, Đưa ra dẫn chứng tấm gương Cố Thiệu đời Tam quốc để đe doạ chàng, quyết kiện chàng tại Phong Đô

+ Rõ ràng, ở đây tà lại đội lốt chính, ác lại nhân danh thiện, cao giọng giảng giai dao đức Bởi lẽ : lúc sống, tên bách hộ Thôi này đã theo chân Mộc Thạnh xâm lược đất ta, tàn hại dân ta BỊ bỏ xác nơi chiến trường, y lại tiếp tục cậy mạnh,

đánh đuổi, chiếm đền của thổ thần, lừa dối hưởng huyết thực của dân, mà tác quái ;

Bị đốt đền đuổi đi là đúng vậy mà y lại làm như mình là người bị hại, thật là xảo

trá, quen thói lọc lừa, cậy thế làm càn, tham lam, hung ác

+ Thái độ của Tử Văn : Biết rõ sự thật, tin vào việc mình làm, vốn tính cương cường, chàng coi thường, vẫn cứ ngồi tự nhiên ngất ngưởng, không coi những lời de doa cua tên đội mấ trụ kia là gì

Trang 34

- GV hỏi : Cuộc gặp gỡ thứ hai tiếp sau đó và câu chuyện với ông già Thổ công có tác dụng gì đến sự phát triển của cốt truyện và nhân vật chính 2

- HS suy luận, phát biểu

Định hướng :

Đoạn truyện tiếp theo được kể khá kĩ có mấy tác dụng sau :

+ Thổ công (nạn nhân yếu đuối vì già cả !) được giúp đỡ bất ngờ, cảm kích đến mừng, nói rõ sự thật, cung cấp chứng cứ, mong Tử Văn quyết tâm làm việc nghĩa đến cùng

Đó là lô gích tạo ra sự phát triển của câu chuyện

+ Mặt khác, đoạn truyện phản ánh một thực tế - đã được kì ảo hoá - hiện tượng thần thánh ở các đền miếu gần quanh cũng tham của đút lót, nên đều bênh vực cho tên họ Thôi, khiến Thổ công đành cam chịu thất bại

+ Người làm việc tốt, việc nghĩa, sẽ được sự đồng tình ủng hộ

- GV hỏi : Tĩnh thần, thái độ và lời nói của Tử Văn trên đường bị quỷ sứ bắt

đi và trong điện, trước Diêm Vương như thế nào ? Thái độ và lời nói của tên cư sĩ

giả hiệu ra sao, chứng tỏ điều gì ở y ? Kết quả xử kiện của Diêm Vương nói lên điều gì ? Việc Tử Văn được tiến cử làm phán sự đền Tản Viên có ý nghĩa gi ?

- HS phân tích, thảo luận, nhận xét, phát biểu Định hướng :

+ Tử Văn điềm nhiên, không hề khiếp sợ trước cảnh địa ngục rùng rợn, quỷ sứ de doa Bi vu oan : tội ác sâu nặng, không được khoan giảm ; bị gông, trói, giải

đi rất nhanh, Tử Văn vẫn một mực kêu oan, đòi được phán xét minh bạch, công

khai ; lại bị kết thêm tội bướng bỉnh, ngoan cố, bị Diêm Vương mắng, hỏi Bấy nhiêu sự đe doạ của cường quyền không hề làm nhụt chí, không hề khiến chàng nho sĩ run rầy, khiếp sợ ; chàng tự tin vào sự thật và chính nghĩa trong hành động của mình, chàng cứ sự thật giãi bày với lời lẽ rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào ; tranh biện trực tiếp với tên đội mũ trụ Chàng quyết đấu tanh cho chân lí, cho lẽ phải, biện hộ cho mình và cứu giúp thổ thần

+ Cuối cùng, Tử Văn đã chiến thắng Cái thiện và chính nghĩa đã thắng cái ác — gian tà Tên họ Thôi đã bị trừng trị đích đáng ; dân gian được bình an, thổ công được trả lại đền

+ Tử Văn không chỉ được hưởng xôi lợn cúng tế của dân (chia đôi với Thổ công) mà còn được vị này biết ơn tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên, một phần thưởng thật xứng đáng

2 Những ngụ ý phê phán

- GV nêu vấn đề : Bên cạnh việc đề cao chàng nho sĩ kiên cường vi dân trừ tà, truyện còn ngụ ý phê phán những ai và những hiện tượng, vấn đề gì trong xã hội đương thời ?

Trang 35

Định hướng :

+ Hồn ma tướng Minh giả mạo Thổ thần : sống, chết đều hung ác, xảo quyệt, tham lam, hại dân, hại thân, đã bị Diêm Vương - đại diện công lí trừng trị đích đáng

+ Hiện tượng oan trái, bất công từ cõi trần đến cõi âm : kẻ ác làm càn được bao che, thánh thần ở cõi âm cũng tham nhũng, để cái ác lộng hành Diêm Vương và cộng sự quan liêu, xa dân để bao người tốt chịu oan ức, bất công ngang trái,

3 Nghệ thuật kể chuyện và vai trò của yếu tố kì ảo

- GV nêu vấn đề : Nghệ thuật kể chuyện kết hợp chuyện thật với các yếu tố kì ảo được biểu hiện và có tác dụng như thế nào ? Chi tiết người quen cũ gap quan tân phán sự Tử Văn không nói, thoắt cái đã cưỡi gió biến mất gợi cho em nghĩ đến chi tiết nào trong Chuyện người con gái Nam Xương 2

— HS bàn luận Định hướng -

+ Nghệ thuật kể chuyện rất hấp dẫn Yếu tố kì ảo dày đặc, xen lẫn chuyện

người, chuyện thần, chuyện ma, thế giới thực ảo, trần thế, địa ngục, quý sứ, Thổ công, Diêm Vương, hồn ma, chết đi, sống lại, làm cho câu chuyện truyền kì càng thêm hấp dẫn Kì ảo chỉ là phương thức đặc biệt để chuyên chở nội dung và cảm hứng hiện thực

+ Cách kể chuyện từng đoạn, từng đoạn theo thời gian đầy li kì, biến hoá linh hoạt mà vẫn tự nhiên và lô gích ; từ thắt nút đến những chi tiết càng thêm căng

thăng đến đỉnh cao và cuối cùng được giải quyết hợp lí

+ Chi tiết kết truyện gợi nhớ đến cảnh kết Chuyện người con gái Nam Xương, nàng Vũ Nương cũng biến mất trên sóng trong cái nhìn tiếc nuối, khắc khoải và ân hận của Trương Sinh ; còn ở đây là khao khát công lí, công bằng xã hội ; người có công được thưởng, có tội phải phạt được thực hiện nhưng cũng chỉ là trong mơ ước của con người thời trung đại mà thôi !

_—— Hoạt động 5

HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP

1 HS suy nghĩ về ý kiến tổng kết sau : Chuyện chức phán sự đền Tản Viên dé cao tinh thần kháng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt, đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà Với nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, nhân vật chính được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính, truyện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc

2 Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập I

Trang 36

+ Tử Văn được Diêm Vương cho làm phán quan ngay tại triều đình của ông nhưng Tử Văn không nhận, chỉ xin sống đến 80 tuổi ở quê nhà

+ Tử Văn được mời làm cố vấn cho Diêm Vương, tiếp tục điều tra bọn tham nhũng ngay dưới Ẩm tỉ địa ngục Tử Văn không nhận vì trần gian còn nhiều việc ác, kẻ xấu cần đấu tranh hơn Diêm vương đành y lời

+ Cách kết truyện của em

b) Giải thích ngắn gọn cách kết truyện được chọn

Bài tập 2 Viết đoạn tóm tắt, bỏ hết mọi lời thoại trực tiếp, dài không quá 20 dòng

Bài tập nâng cao : Phân tích ý nghĩa đoạn kết và lời bình : a) Ý nghĩa đoạn kết :

+ Hấp dẫn và kì ảo

+ Người tốt được tôn vinh, kẻ xấu bị nguyền rủa Tử Văn chết nhưng còn được tiếng về sau Người cương trực như Tử Văn xứng đáng được trọng dụng

b) Ý nghĩa lời bình :

+ Đề cao hành động cứng cỏi, dũng cảm, quyết đoán đốt đền tà của Tử Văn là đề cao bản lĩnh cương trực, dám hi sinh vì việc nghĩa của kẻ sĩ - trí thức thời phong kiến Đó là ý nghĩa tư tưởng tích cực của tác phẩm đặt trong hoàn cảnh ra đời của nó Đó cũng là yếu tố hiện thực và nhân văn của truyện

3 Tham khảo

THIÊN CỔ KÌ BÚT CỦA NGUYÊN DỮ

Dùng hình thức kì ảo làm phương thức chuyển tải nội dung, truyện truyền kì có sức hấp dẫn mãnh liệt mọi lứa tuổi, mọi thế hệ Người đọc sẽ cùng các nhân vật trong truyện phiêu lưu trong các thế giới huyền ao ở cả bốn cối không gian vừa phi quảng tính vừa vô định hướng và hành trình trong thời gian phi tuyến tính với độ đàn hồi ảo hoá có thé co 8 thập kỉ vào một năm hoặc đang từ hiện tại nhảy về quá khứ của kiếp trước hoặc bước sang tương lai của kiếp sau Trong thế giới của truyền kì, người đọc được tiếp xúc với các nhân vật chỉ xuất hiện trong tưởng

tượng như Nam tào, Bắc đầu, thánh thần, tiên phật, ma vương, quỷ sứ, bộ tướng Dạ

xoa tinh, các loài động vật, thực vật hiện thành người, biến chuyển khôn lường và cả những kiếp người trầm luân, khổ ải sống quanh ta Đó là thế giới vừa có thực vừa ảo, cả cái thấp hèn và cái cao thượng, ma, thánh quy, tiên, lại có cả cái sinh hoạt thường ngày, ái ân, tình dục, ghen tuông, đố kỊ, lọc lừa

Trang 37

quan trọng hơn là, khi con người đặt chân tới đâu thì ở đó môi trường trong sạch, công lí được vấn hồi, kỉ cương được lập lại Con người làm thần thánh mất thiêng

Không chỉ phát hiện con người có sức mạnh làm chúa mn lồi, Nguyễn Dữ, bàng tài năng kì lạ, đã thổi vào nhân vật sức sống lạ kì, mỗi nhân vật một số phận, một tư cách riêng với tư cách là một con người cá nhân chịu trách nhiệm trước việc mình làm Thông qua những sô phận cụ thể đó, Nguyễn Dữ dã khái quát cuộc sống ở trình độ bậc thầy về nghệ thuật mà khó có tác giả văn học trung đại nào ở Việt Nam đạt được Qua số phận các nhân vật của mình, Nguyễn Dữ gửi tới đời sau thông điệp : ở thời đại ông, không một người phụ nữ nào có hạnh phúc cả cho dù họ sống theo kiểu nào Ngoan ngoãn, thuỷ chung, làm trọn phận người vợ, người mẹ hoặc phá phách, thì cái chết cả về vật chất và tinh thần đều là chung cục cho mọi kiếp đàn bà

(Theo Nguyễn Đăng Na, Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam — Những vấn đề văn xuôi tự sự, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001)

4 Soạn bài Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa) Tiết 95

LAM VAN

LUYEN TAP VE LIEN KET TRONG VAN BAN A Két qua can dat

Giúp HS:

- Củng cố các kiến thức về liên kết văn bản

- Vận dụng các hiểu biết về liên kết văn bản vào việc đọc — hiểu văn bản và làm văn, cụ thể : + Nam được mối quan hệ về nội dung và hình thức giữa các câu, các đoạn trong văn bản + Biết vận dụng các phương tiện liên kết hình thức để thực hiện liên kết nội dung chặt chế hơn B Thiết kế bòi dạy học Ộ Hoạt dong 1

ON TAP VE KHAI NIEM "LIEN KET"

Trang 38

+ Cần nhớ rằng, bất kì văn bản nào cũng có tính liên kết và tính khả phân ; nghĩa là các đơn vị cấu tạo nên văn bản phải gắn bó với nhau về mặt nội dung và đồng thời, khi cần, người ta cũng có thể chia cắt văn bản thành những bộ phận nhỏ hơn nó để quan sát, miêu tả Nói cách khác, tính liên kết là thuộc tính đặc trưng của văn bản, là điều kiện tiên quyết để chuỗi câu trở thành văn bản Còn tính khả

phân giúp cho người tiếp nhận và lí giải văn bản có thể dễ dàng hiểu nội dung của

văn bản cũng như nhận thức được cấu trúc của văn bản

+ Các tài liệu về tập làm văn và ngữ pháp văn bản đều nhất trí rằng, thuật ngữ "liên kết" phải được hiểu như một "quá trình" : đối với người xây dựng văn bản thì liên kết là quá trình móc nối các đơn vị trong văn bản với nhau theo những quy tắc nào đấy, còn đối với người tiếp nhận văn bản thì liên kết là quá trình tìm hiểu cơ chế nội tại của văn bản theo một quy trình nhất định Nghĩa là, muốn viết một văn bản, chúng ta đồng thời phải tiến hành hai thao tác : móc nối các câu và lí giải được sự móc nối ấy Đây là một cách nói để nhấn mạnh việc ý thức hoá quá trình

làm văn trong nhà trường phổ thông

+ Thật ra, không phải chỉ văn bản mới có tính liên kết, mà bất cứ đơn vị ngôn ngữ nào (trừ âm vị) cũng phải có liên kết nội tại Trong âm tiết có mạng lưới liên kết các âm vị với nhau Trong từ ghép có mạng lưới liên kết các hình vị với nhau Trong cụm từ có mạng lưới liên kết các từ với nhau Trong câu có những mạng lưới liên kết về quan hệ và ý nghĩa khá phức tạp

+ Tuy nhiên, đến văn bản thì mạng lưới liên kết đa dạng và phức tạp hơn nhiều Nhà ngôn ngữ học người Nga đã có lí khi ông nói : "Các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu văn bản có lẽ cũng không ngờ rằng họ phải làm việc với một đối tượng mà về mặt tầm cỡ không thua kém gì vũ trụ —- thực chất đó chính là vũ trụ ngôn ngữ học

Vậy liên kết là gì ?

Nói một cách chung nhất, liên kết là mạng lưới các quan hệ và ý nghĩa trong văn bản Mạng lưới các quan hệ về tư tưởng gọi là liên kết chủ đề Mạng lưới các quan hệ về lô-gic đối tượng và lô-gic của sự trình bày gọi là liên kết lô-gic Mạng lưới các phương thức, phương tiện dùng để liên kết các đơn vị trong văn bản gọi là liên kết hình thức

Ví dụ : Văn bản Chùa Một Cột

(1) Chùa Một Cột ở Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc cổ kính của dân tộc Việt Nam

Trang 39

mô phỏng một đoá hoa sen mọc lên giữa hồ nước trong xanh (8) Cột đá tượng trưng cho cuống hoa, tám thanh gỗ quanh thân cột đỡ lấy chùa như một đài hoa, thân chùa và bốn mái cong cong là hình ảnh của những cánh hoa (9) Một lối đi xây bằng gạch dẫn tới một cầu thang tám bậc nối từ bờ hồ lên chùa (10) Ngoài cửa chùa có biển đề ba chữ "Liên hoa đài" (đài hoa sen) (11) Trong chùa có một pho tượng rất đẹp

(12) Chùa Một Cột không lớn nhưng độc đáo và duyên dáng (13) Hồ nước cùng với cây cối và lăng mộ các nhà sư càng làm cho cảnh chùa thêm cổ kính và thơ mộng

(Bạch Kim)

Nhận xét :Văn bàn trên có 13 câu, trong do: a Nội dung của từng câu là :

+ Câu (1) : đưa đối tượng (chùa Một Cột) vào văn bản + Câu (2) : lịch sử của đối tượng

+ Câu (3) : giải thích sự tồn tại của đối tượng + Các câu 4,5,6,7,8,9,10,11 : miêu tả đối tượng + Các câu 12,13 : khăng định giá trị của đối tượng b Mạng lưới liên kết trong văn bản như sau :

+ Sự nhất quán về đối tượng trong văn bản tạo thành liên kết đề tài

+ Đối tượng được miêu tả từ nhiều góc độ khác nhau để khăng định giá trị thấm mĩ và bộc lộ lòng tự hào của tác giả, gọi là liên kết chủ đề

+ Cách lí giải về đối tượng phù hợp với thực tế gọi là liên kết lô-gic + Việc lặp lại nhiều lần từ "chùa" là phép lặp của liên kết hình thức

Trên đây mới chỉ là những nhận xét đơn giản, có tính chất "vỡ lòng" về mạng lưới liên kết trong văn bản Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng mạng lưới với tính đa dạng, phức tạp của chúng

L Liên kết đề tài (LKĐT)

Liên kết dễ nhận biêt nhất trong văn bản là LKĐT Đề tài được nói tới trong văn bản có thể là các sự vật, hiện tượng, sự kiện hoặc một luận điểm (một nhận xét, một ý kiến, một câu tục ngữ ) nào đó LKĐT được thể hiện trong văn bản như sau :

1 Tổ chức của hiện thực được nói tới

Trang 40

— Nhà với các bộ phận hợp thành của nó như mái, tường, cửa - Nhà với các sự vật có liên quan đến nó như sân, vườn, cổng

- Nhà với các chức năng của nó như để ở, để làm việc

LKĐT giúp cho văn bản duy trì được các mối quan hệ này một cách nhất quán Nói cách khác, LKĐT là sự tổ chức hiện thực trong mối quan hệ sự vật -

đề tài

Đối với văn bản có đề tài là một luận điểm thì luận điểm đó sẽ bao gồm những khía cạnh ý nghĩa hợp thành như các bộ phận của sự vật Ví dụ luận điểm "học thầy không tày học bạn" có các khía cạnh là "học thầy", "học bạn”, "cách học thầy”, "cách học bạn”, so sánh việc "hoc thầy” với "học bạn"

LKĐT ở đây là sự tổ chức hiện thực trong mối quan hệ luận điểm - đề tài 2 Sự lựa chọn của người viết

Các đối tượng khi được đưa vào văn bản còn phải phụ thuộc vào sự lựa chọn của người viết Sự lựa chọn thể hiện trên hai khía cạnh : Một là, gạt bỏ các bộ phận sự vật hoặc các khía cạnh ý nghĩa của luận điểm xét thấy không cần thiết Hai là, lựa chọn các góc nhìn để mô tả sự vật hoặc các điểm nhìn khác nhau về một luận điểm

Ví dụ : Tả ngôi nhà có thể từ xa đến gần, từ trong ra ngoài hoặc ngược lại Phân tích luận điểm "học thầy không tày học bạn" từ điểm nhìn "tri thức thuần tuý" và điểm nhìn "nhân cách" là hoàn toàn khác nhau

Như vậy, LKĐT không đơn giản chỉ là sự xâu chuỗi đối tượng một cách hình thức, cơ học Nó còn được quyết định bở mối quan hệ điểm nhìn - đề tài

3 Quan hệ giữa đổi tượng với các đối tượng cùng loại và quan hệ giữa đối tượng với không gian, thời gian

Các đối tượng không tồn tại cô lập, bao giờ chúng cũng là một cá thể nằm

trong một quần thể cùng loại

Ví dụ : Ngôi nhà nói đến trong văn bản thường nằm trong mối quan hệ với các ngôi nhà khác cùng xóm, cùng phố Luận điểm "học thầy không tày học bạn" là một bộ phận của các vấn đề xã hội như : quan hệ giữa người với người, vấn đề giáo dục, phương pháp học tập

Các mối quan hệ trên sẽ giúp cho đối tượng trong văn bản hiện ra rõ ràng hơn, có ấn tượng sâu sắc hơn để trở thành một "sự vật này", "vấn đề này", "con người này” vừa là nó, vừa đại diện cho một "cộng đồng” vô hạn mà nó có tư cách là một

thực thể — cá thể riêng biệt

Ngoài ra, các đối tượng còn phải tồn tại trong một không gian, thời gian nhất định

Ngày đăng: 02/05/2021, 00:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN