Tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 dùng cho các giáo viên đang dạy các trường tiểu học tham khảo, tài liệu giới thiệu cách thiết kế bài giảng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Ngoài ra tài liệu còn mở rộng, bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến bài giảng bằng nhiều hoạt động nhằm cung cấp thêm tư liệu để các thầy, cô giáo tham khảo vận dụng tùy theo đối tượng và mục đích dạy học....
Trang 1TS NGUYEN VAN DUGNG (Chi biên) - ThS HOÀNG DÂN
Trang 2Loi ndi dau
Để giúp anh chị em giáo viên THPT' đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy có hiệu
quả hơn chương trình —- SGK Ngữ văn lớp 10 theo hướng íích hợp và tích cực, chúng tôi biên soạn bộ sách tham khảo : Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 Nâng cao, gồm hai tập
Sách bám sát chương trình, hệ thống hoá, cụ thể hoá SGK và SGV Ngữ văn 10 nâng cao thành hệ thống hoạt động dạy học trong từng tiết, từng bài, chú trọng đến các định hướng tích hợp (ngang, dọc) và tích cực hoá hoạt động học của học sinh bằng nhiều hình thức học phong phú, hấp dẫn và nhẹ nhàng : các chùm câu hỏi gợi
mở, dẫn dắt để tổ chức đàm thoại, hoạt động nhóm nhỏ và vừa, thảo luận chung cả
lớp, nêu vấn đề
Nhìn chung, thầy giáo cần kiên quyết và kiên trì đóng vai trò người tổ chức,
hướng dẫn các hoạt động học của học sinh ; không nên làm thay, làm giúp hoặc
lấn sân của các em Nhưng muốn thế, người thầy phải thực sự hiểu nhiều biết
rộng, phải khéo léo, tỉ mỉ, tâm lí, phải tin ở bản thân và học trò, phải nói ít mà làm
nhiều hơn, nghe nhiều hơn, tổ chức nhiều hơn Sao cho mỗi giờ dạy học Ngữ văn ở trường THPT Việt Nam thế kỉ XXI không còn là giờ thầy truyền giảng thao
thao, trò ngáp ngắn ngáp dài hay là giờ giảng chính trị, đạo đức, giờ tra vấn, lên lớp khô khan mà là giờ học đàm thoại, trò chuyện tâm tình về con người và cuộc sống, qua những áng danh văn, là giờ thực hành nói và viết tiếng Việt nhẹ nhàng, đây hứng thú Học sinh được nâng cao, dù là chỉ chút ít, trên nhiều mặt : kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm
Chúng tôi cố gắng biên soạn, gợi ý trên tình thần nhận thức lí luận ấy, song vì
trình độ có hạn, chắc chắn sách không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được
những ý kiến phê bình, góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc gần xa
Xin tran trong cam on !
Trang 3TUAN 19 Tiết 73 — 74 VĂN HỌC PHU SONG BACH DANG (Bạch Đằng giang phú) TRUONG HAN SIEU (? - 1354) A Két qua cGn dat
Gitp hoc sinh (HS) :
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú Nội dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử, đặc biệt là chiến công
thời Trần (1288) trên sông Bạch Đằng Tư tưởng nhân văn thể hiện qua hoài niệm
và suy ngẫm của tác giả về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng, ở việc dé cao
vai trò, vị trí, đức độ của con người với tâm trạng hoài cổ
- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu, hình
tượng nghệ thuật, lời văn, từ đó biết cách đọc - hiểu một bài phú cụ thể
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng những địa danh
lịch sử, những danh nhân lịch sử
Trọng tâm bài học
Tiết 1 : Tim hiéu hình tượng nhân vật khách
Tiết 2 : Tìm hiểu lời các bô lão — kể lại trận thuỷ chiến Bạch Đảng
Những điểm cần lưu ý : Làm rõ khái niệm thể phú (cổ phú), kết cấu đối đáp
và liên ngâm giữa khách và các bô lão, vận dụng chọn lọc các điển tích, điển cố,
hình tượng dòng sông, hình tượng tác giả, từ đó đọc - hiểu nội dung tư tưởng
yêu nước và nhân văn của bài phú
B Chuan bị của thay va tro
— Ban đồ sông ngòi miền Bắc Việt Nam, hoặc bản đồ tinh Quang Ninh
Trang 4- HS đọc lại và sưu tầm bài thơ Cửa biển Bạch Đằng (Bạch Đằng hải khẩu
của Nguyễn Trãi, bài Hậu Bạch Đằng giang phú của Nguyễn Mộng Tuân
C Thiết kế bởi dạy học Hoạt động 1 TO CHUC KIEM TRA BAI CU (Hình thức : vấn đáp) 1 Đọc thuộc lòng bài thơ Cứa biển Bạch Đăng của Nguyễn Trãi (đã học o THCS)
2 Chủ đề của bài thơ là gì ? Những hình ảnh nào trong bài thơ gây ấn tượng nhất đối với em ? Vì sao ? Hoạt động 2 DẦN VÀO BÀI - GV nói chậm, HS lắng nghe : 1 GS Nguyễn Huệ Chi, khi giới thiệu Trương Hán Siêu trong Từ điển văn học, đã viết những dòng cô đọng :
Nhiều thế hệ nho sĩ các đời sau đều xem Trương Hán Siêu là một trong những trí thức nho sĩ chân chính, tiêu biểu của giai đoạn thịnh Trần Tác phẩm còn lại
của ông không nhiều : 2 bài kí, l bài phú và 7 bài thơ
Nói chung, nét chủ đạo của ngòi bút Trương Hán Siêu là tính thần yêu quý
non sông đất nước, tự hào với truyền thống lịch sử vẻ vang, oanh liệt Bên cạnh đó cũng bàng bạc một sắc thái trữ tình hoài cổ, tuy không mấy nặng nề Nghệ thuật ngôn ngữ của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, man mác trong thơ, gân cốt
chắc nịch trong phú, uyển chuyển, mềm mại trong kí
2 Việt Nam là đất nước của những dòng sông Những dòng sông hoặc trong
xanh hiền hoà, hoặc ngầu đỏ phù sa không chỉ bồi đắp bờ bãi thành những dải
đồng bằng phì nhiêu nuôi sống người dân Việt mà còn là nơi chiến trường thuỷ
chiến, nơi ghi dấu ấn những chiến thắng, chiến công vang lừng của dân tộc Việt
Nam trong trường kì chống ngoại xâm Sông Bạch Đăng là một trong những dòng
sông nổi tiếng nhất (Kếf hop cho HS chỉ trên bản đồ vị trí sông Bạch Đằng) Chỉ trong vòng 3 thế kỉ (X - XIII) - nơi đây đã trở thành niềm tự hào của
quân dân Đại Việt và từ đó đến nay dòng sông và những chiến công hiển hách đã
là niềm cảm hứng hoài cổ hào hùng của bao thế hệ thi nhân mà Bạch Đẳng giang phú của Trương Hán Siêu là một trong những tác phẩm đầu tiên và thành công
nhất
- GV hỏi : Dòng sông Bạch Đằng gợi cho em những chiến công lịch sử hiển
Trang 5— HS trả lời
- GV định hướng, dẫn vào bài : 2 chiến công lịch sử chiến thắng giặc ngoại xâm phương Bắc (Irung Quốc) : năm 938, Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán, giết Lưu Hoằng Thao, năm 1288, Trần Hưng Đạo đánh tan quân Ngun Mơng, bắt sống Ơ Mã Nhi Cả hai lần quân ta đều dùng mưu cắm cọc nhọn xuống lòng
sông, lợi dụng thuỷ triều và phục binh đánh tan thuỷ quân của giặc
Từ đó dòng sông Bạch Đằng và những chiến công oai hùng của dân tộc đã trở
thành nguồn cảm hứng thơ ca cho các thi sĩ Việt đời sau _—_ Hoạt động 3
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
- HS đọc mục T7ểu dẫn, SGK tr 3
- GV hỏi : Nội dung chính của Tiéu dẫn gồm những ý gì ? Tóm tắt từng ý — HS lần lượt trả lời từng câu
Định hướng :
(GV nhấn mạnh một vài nét nổi bật.)
1 Vài nét về £ác giả Trương Hán Siêu : Từng giữ nhiều chức quan trọng trong
triều đình nhà Trần, là môn khách của Trần Hưng Dao, tính tình cương trực, học
vấn uyên thâm, sinh thời được các vua Trần và nhân dân kính trọng
2 Về văn bản tác phẩm Bạch Đằng giang phú : Hoàn cảnh sáng tác : chưa rõ
chính xác (dự đoán được sáng tác khoảng 50 năm sau chiến thắng Bạch Đằng
(1288 - 1350/54 ?) đời Trần Hiển Tông, Trần Du Tong — khi nhà Trần đã bắt đầu
có đấu hiệu suy thoái), khi Trương Hán Siêu đã già, khi ông có dịp du ngoạn qua
vùng Hải Phòng — Quảng Ninh, qua thăm sông Bạch Đằng
Về thể phú : (tóm tắt, đọc lại mục Tri thức đọc — hiểu, tr 8) Là một thể loại
tiếp nhận từ văn học Trung Quốc, được phát triển và Việt hoá ở văn học trung đại
Việt Nam Nội dung của phú trước hết là thuật, kể, tả một cách khách quan cảnh
vật, sự việc, phong tục, bàn chuyện đời, để người nghe tự xét, là tưởng tượng
nhân vật hư cấu, đối đáp giữa chủ — khách, sau đó mới dùng lời lẽ khoa trương cho hấp dẫn, truyền cảm
Phú được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu, bằng chữ Hán hoặc
chữ Nôm
Phú có 4 loại chính :
Phú cổ thể (có trước đời Đường) làm theo lối văn xuôi có vần hoặc biển văn Bạch Đằng Giang phú thuộc loại này
Phú cận thể (phú Đường luật), có vần, đối, luật chặt chẽ
Trang 6Văn phú : phú phổ biến ở đời Tống (Trung Quốc, thế kỉ X — XID) tuong déi tu
do, có xen câu văn Xơi
3 Bố cục chung của bài phú : gồm 4 đoạn : mở, kể - tả sự vật, bình luận, kết 4 Đọc diễn cảm bản dịch
- GV hướng dẫn cách đọc : Giọng điệu chậm rãi ở đoạn đầu, hùng tráng,
nhanh, mạnh ở đoạn 2 (lời các bô lão thuật kể trận đánh), bình tính, ung dung, suy
ngẫm ở đoạn 3 và đoạn kết
— ŒV đọc trước một đoạn
— 3—4 HS đọc tiếp cho đến hết
— GV va HS nhận xét cách đọc
5, Giải thích từ khó : Kết hợp trong quá trình hướng dẫn đọc - hiểu chi tiết
theo các chú thích chân trang Chú ý các từ khách : có thể là tác giả, có thể là nhân
vật trữ tình do tác giả sáng tạo đóng vai trò người kể chuyện - người đối thoại
trong bài phú (CT1), các bô lão : những cụ già (ở đây là những cụ ông) - có thể là những người dân địa phương có thật, chào đón nhà thơ, cũng có thể là nhân vật do
tác giả sáng tạo ra theo kết cấu đối thoại chủ - khách thường gặp ở thể loại phú 6 Bố cục của bài phú
- GV hỏi : Bố cục bài phú gồm mấy đoạn ? Nêu tên và nội dung của từng đoạn
— HS quan sát SGK, trả lời
- GV hệ thống hoá, nhấn mạnh vai trò, vị trí từng phần :
Doan 1 (Khách có kẻ luống còn lưu) : Giới thiệu nhân vật khách và tráng
chí của ông, cảm xúc của khách khi du ngoạn qua sông Bạch Đằng
Đoạn 2 (Bên sông các bô láo chữ lệ chan) : Cuộc gặp gỡ bên sông và câu
chuyện của các bô lão
Đoạn 3 (Rồi vừa di luu danh) : Lời bình luận của các bô lão Đoạn 4 (còn lại) : lời kết — bình luận của nhân vật khách - tác giả
(Tuy nhiên, cũng có thể chia theo những cách khác Chẳng hạn : 3 đoạn (ghép đoạn 3, 4 thành 1 đoạn) hoặc đoạn 3 có thể từ câu Đến nay nước sông tuy chảy
hoài anh hùng lưu danh Vì lời bình luận về ý nghĩa của chiến thắng thực ra bắt đầu từ đó.)
_ Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT
1 Hình tượng nhân vật khách
— HS doc diễn cảm lại đoạn l1
- GV hỏi : Trong đoạn phú đầu tiên (từ đầu đến vẫn còn tha thiết) có cụm từ nào khái quát ý chung của cả đoạn ?
Trang 7- GV hỏi : Có thật ông khách đã lưới bể chơi trăng đến tất cả những địa danh
nổi tiếng ấy ? Vì sao ? Điều đó chứng tỏ khách là người như thế nào ?
- HS phân tích, phát biểu
Định hướng :
Nhân vật khách có thể là chính tác giả, cũng có thể là do rác giả sáng tạo ra
theo kết cấu thường gặp của bài phú Đó là một nhà nho, một viên quan — tướng
của triều đình — một nhà thơ - nghệ sĩ tuy đã già nhưng tráng chí (ý chí hùng
tráng) bốn phương vẫn còn tha thiết, sôi nổi
Trong bài phú, có thể xem khách là nhân vật trữ tình mang tính ước lệ
Khách muốn học danh nhân Trung Hoa xưa, đi khắp đất nước để thăm ngoạn phong cảnh, mở rộng hiểu biết, di dưỡng tâm hồn, sống cuộc đời tự do, phóng
khoáng
Nhưng ở đoạn đầu, tất cả những địa danh lừng lẫy mà khách điểm tên và kể
rằng đã từng qua, thì hoàn toàn là những điển cố lấy từ văn chương Trung Quốc
Nghĩa là qua đọc sách, và hoàn toàn là tưởng tượng từ sách vở — những chuyến đi trong tưởng tượng Tất cả chỉ để thể hiện tráng chí hải hồ của chim bằng, chim phượng, bậc đại trượng phu tung hoành thiên hạ, cái thú học hỏi lịch sử qua những chuyến du lãm vừa để thưởng ngoạn phong cảnh núi sông để mở rộng vốn hiểu biết, làm phong phú tâm hồn mà thôi
— HS doc tiếp đoạn : Bèn giữa dòng luống còn luu
— GV nêu vấn đề thảo luận : Cảnh vật vùng sông nước Bạch Đằng hiện lên
trong lời tả - kể và cảm xúc của tác giả như thế nào ? Phân tích tư thế và diễn biến
tâm trạng của khách khi đứng trước dòng sông lịch sử Vì sao ông đứng lặng giờ
lâu ? Vì sao ông buồn, ông thương rồi ông tiếc ? — HS lần lượt thảo luận và trả lời
Định hướng :
Đến đoạn này, đến chuyến thăm cảnh Bạch Đằng - nơi chiến trường xưa, mới là chuyến đi thực sự với Trương Hán Siêu
Hành trình chuyến hải hành được vẽ với không gian cụ thể - miền duyên hải
đông bắc Đại Việt : từ Đại Than ngược bến Đông Triều rồi thuyền bơi đến sông Bạch Đằng vào một buổi chiều thu hiu hắt
Cảnh vật thiên nhiên hiện ra trước mắt khách thật bao la, hùng vĩ, hoành tráng của sóng kình (sóng to, dữ như cá kình — ấn dụ tượng trưng) lớp lớp ; biển trời một sắc xanh xoè đuôi trĩ long lanh rực rõ Lại nhớ câu thơ Đường của Vương Bột :
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc
Mặt khác : cảnh vật hai bờ sông lại vắng vẻ, hoang vu, hiu hắt Những dấu tích của chiến trường xưa, theo dòng thời gian, ngày càng hoang phế, điêu tàn :
Trang 8Sông chìm giáo gay, gò đây xương khô
Hơn một trăm năm sau, qua đây, Nguyễn Trãi lại trong Bạch Đăng hải
khẩu viết :
Biển lùa gió bấc thổi băng băng Nhẹ kéo buồm thơ vượt Bạch Đằng
Negac chat, kinh bém, non lom chom
Gido guom chim gay biết bao tầng
cũng là cùng chung một tâm trạng, một cảm xúc
Đó là nỗi buồn vì cảnh vật hiu quạnh, thương cho những anh hùng chiến trận
lừng lẫy một thời đã đi vào dĩ vãng và tiếc chỉ còn một vài dấu vết mờ dần theo
tháng năm
Đó là cảm hứng hoài cổ thường gặp trong thơ ca khi viết về đề tài lịch sử
Nhưng nếu căn cứ vào cuộc đời tác giả, vào thời điểm sáng tác bài phú, có lẽ còn có thể nghĩ sâu thêm Phải chăng đó là nỗi buồn tiếc quá khứ hào hùng một đi
không trở lại, trong hiện tại, triều đình nhà Trần đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống,
sắp bước sang giai đoạn khủng hoảng mà Trương Hán Siêu — một vị đại quan —
một nhà chính trị — một nghệ sĩ đã linh cảm trong tâm thức, nay gặp địp, hé mở
trong tho van ?
Giọng văn thể hiện rất phù hợp : vừa sảng khoái vừa trầm lắng, vừa hào hùng vừa bi thiết
(Hết tiết 73, chuyển tiết 74)
- Hoạt động 5
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT (tiếp theo)
2 Câu chuyện của các bô lão bên sông Bạch Đằng
- H§ đọc diễn cảm đoạn Bên sông các bô lão hoàn toàn chết trụi
— GV hoi : Hình ảnh các bô lão địa phương — những chàng thanh niên quả
cảm gần 50 năm trước từng chứng kiến, từng tham gia chiến trận Bạch Đằng — nay
đến gặp vị quan tướng đồng trang — đồng tuế như thế nao ? — HS trả lời, nhận xét
Định hướng : Các bô lão địa phương hồ hởi đến gặp vị đại quan : kể sậy lê
chống trước, người thuyền nhẹ bơi sau, đón khách bằng cả 2 đường bộ, thuỷ Vừa
øặp đã chuyện trò, thăm hỏi với thái độ hiếu khách, tôn kính (vái fa mà thưa
rằng ) Sau một câu nhắc lại chiến công xưa của Ngô chúa phá Lưu Hoằng Thao,
Trang 9— GV hỏi : Các hình ảnh, sự kiện, khí thế tran đánh lịch sử đã từng diễn ra cách đó gần nửa thế kỉ đã được các bô lão kể tả như thế nào ? Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng và hiệu quả của chúng ra sao 2
- HS lần lượt trao đổi, phát biểu
Định hướng :
Theo trình tự diễn biến trận đánh, từng cảnh, từng việc hiện ra qua lời thuật kể
vắn tắt và rất sinh động như là đang, vừa diễn ra trong hiện tại (đang khi ấy ), khí
thế quân sĩ và vũ khí, trang bị, thuyền bè, tinh kì cờ quạt tất cả đều mạnh mẽ,
oai hùng với khí thế Sái thát ! (giết giặc Thát (Thát Đát - Mông Cổ), chủ động dụ giặc, chủ động chờ giặc, chủ động tiến công giặc
Tình thế trận đánh quyết liệt, gay go, căng thắng Biện pháp khoa trương
phóng đại được sử dụng rất dúng lúc (ánh mặt trời, mặt trăng mờ cả trời đất) Tả trực tiếp chỉ ngắn gọn có vậy
Tiếp theo lại là so sánh, liên tưởng địch — ta, xưa —- nay và làm nổi bật đại bại của quân giặc như Tào Tháo đại bại ở trận Xích Bích, Bồ Kiên đại bại ở trận Hợp
Phì (dùng điển tích)
Giọng văn hào hứng, sôi nổi, khinh bỉ kẻ thù cậy mạnh, hung đồ, lừa đối : nào
Lưu Cung, nào Tất Liệt (lưu ý về sau trong Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi cũng
viết về vua nhà Minh : Thằng nhấãi con Tuyên Đức ), tham vọng không cùng,
kiêu căng, ngạo mạn đã làm trái lòng trời, lòng người càng chuốc lấy thảm
bại mà thôi (fan tác tro bay, hoàn toàn chết trụi ) Đại tướng chỉ huy Ô Mã Nhi
dũng sĩ đã bị quân ta bắt sống
Đó là sự thật, là quy luật, là chân lí tất yếu, bất biến cũng như dòng sông Bạch
Đằng mãi mãi đồ oà ra biển rộng
— HS doc tiếp đoạn : Tuy nhiên lệ chan
— GV nêu vấn đề : Theo lời các bô lão, thử đi tìm những nguyên nhân và ý
nghĩa trận thắng Bạch Đằng
— HS ban luận, trao đối nhóm, phát biểu
Định hướng :
+ Ở đoạn trên, ta đã thấy, qua lời so sánh của các bô lão : ta thắng vì ta được lòng trời, lòng người, ta có chính nghĩa, nhân nghĩa, giặc cậy mạnh, hung đồ, giả dối, phi nghĩa, làm trái lòng trời nên đại bại là tất nhiên Đó 1a thién thời
+ Tiếp theo là đ;z lợi (địa linh) : đấf hiểm, sóng nước Bạch Dang, con nước
thuỷ triều cũng góp phần thắng giặc
+ Sau nữa là nhờ có nhân tài (nhân kiệt) — có người tài g1ỏ1 g1ữ nước Đặc biệt là có Đại vương Hưng Đạo thần cơ diệu toán, mưu cao mẹo giỏi, biết xem thế giặc kim niên tặc nhàn năm nay đánh giặc dễ để bày mưu đặt kế giúp hai vua
Trang 10+ Ý nghĩa trận đại thắng : 14 rita nhuc cho dat nuéc, tdi tao cong lao dé tiéng
thơm còn mãi với lịch sử, với thời gian Chứng minh chân lí mang tính quy luật :
Anh hùng lưu danh thiên cổ ;
Bất nghĩa mãi mãi bại nhục
3 Lời bình luận và kết thúc của các bô lão và của khách
- HS đọc diễn cảm 8 câu lục bát cuối bài
- GV nêu vấn đề thảo luận : Đoạn cuối gồm 2 lời bình luận nối tiếp nhau dưới dạng hai bài ca lên ngâm Nội dung từng bài ca có gì riêng biệt ? Có gì chung 2 Quan hệ giữa hai bài ca ? Tại sao không để cho riêng các bô lão hoặc khách ca ? Quan hệ từ (Bởi đâu cốt mình ) nhằm nhấn mạnh chân lí gì 2
- HS thảo luận nhóm, đại diện phát biểu Định hướng :
Lời ca của các bô lão khẳng định chân lí — quy luật thiên nhiên và lịch sử : + Dòng sông Bạch Đằng mênh mông rộng lớn chảy về biển Đông
+ Kê bất nghĩa nhất định bị tiêu vong
+ Người anh hùng nghìn năm lưu danh
Như thế là các bô lão khăng định và ca ngợi bài học của nhân dân, bài học
chân chính của lịch sử ; khẳng định và ngợi ca sự bất tử của những anh hùng làm nên chiến thắng Con người là quyết định của sự phát triển lịch sử bên cạnh yếu tố
quan trọng thiên thời, đại lợi, thời cơ Nhưng thế nào là người anh hùng 2 A1 là người anh hùng ?
Bổ sung những bài học đó là nội dung lời ca nối tiếp của khách
Ông khẳng định và ngợi ca hai vị Thánh quân anh mình (hai vua Trần Thánh
Tông và Trần Nhân Tông) quả xứng đáng là các nhà lãnh đạo tối cao của nhà nước
phong kiến hết lòng, hết sức vì non sông xã tắc Hai vị cùng với Trần Hưng Đạo,
Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Nguyễn
Khoái là những anh hùng thời Trùng Hưng oanh liệt Là một vị quan tướng đương triều, lời ca ngợi minh quân, thánh chúa là tất nhiên và dễ hiểu
Lí thú hơn, và sâu sắc hơn là thức nhận : đại thắng quân giặc đem lại hoà bình
bền vững nghìn năm cho đất nước là người anh hùng (nhân kiệt) chứ không chỉ
nhờ đất hiểm (địa lợi - địa linh, sông Bạch Đằng hiểm trở) Đó là chỗ thống nhất giữa quan điểm của các bô lão và của ông khách
Chỗ ông khách nhấn mạnh hơn là phẩm chất của người anh hùng không chỉ
anh minh sáng láng, có tài chiến lược, chiến thuật, nắm bắt thời cơ xem thế giặc nhàn mà là ở chỗ đức cao Phẩm chất đạo đức cao cả, sáng ngời : vua tôi một
Trang 11nghiệp lớn Phẩm chất quan trọng bậc nhất của người anh hùng tài chí hơn người là ở đạo đức cao quý, là tính nhân văn cao cả, sâu sắc của ông ta
Đó là chỗ tiếp nối suy ngẫm nhân vật trữ tình khách - Trương Hán Siêu
Quan hệ từ (bởi đâu cốt mình) nói lên vai trò của từng yếu tố và mối quan hệ giữa chúng
_—— Hoạt động 6
HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP
1 Tr trởng yêu nước trong bài phú thể hiện nổi bật, tập trung ở điểm nào ?
(Ca ngợi tinh thần anh hùng bất khuất, niềm tự hào dân tộc qua chiến thắng
trên sông Bạch Đằng, vẫn sáng ngời hào khí Đông A.)
2 Tu tudng nhân văn trong bài phú thể hiện rõ ở điểm nào 2
(Ca ngợi và khẳng định truyền thống đạo lí chính nghĩa, nhân nghĩa sáng
ngời, đề cao, ca ngợi con người.) 3 Đặc sắc về nghệ thuật 2
(Kết cấu chứ (bô lão) — khách (tác già) đối đáp ; bố cục rõ ràng, đơn giản mà chặt chẽ, hình tượng nghệ thuật sống động Đặc biệt, hình tượng hoành tráng mà trữ tình : đòng sông Bạch Đẳng trong quá khứ oai hing và trong hiện tại bát ngát hoang vu, hiu quạnh Hai không gian, hai thời gian (quá khứ và hiện tại) và một
truyền thống dân tộc được nối kết, thống nhất, nghệ thuật hố hồn hảo Lời văn khoa trương, tự nhiên, phóng túng Chọn lọc, sử dụng nhiều hình ảnh điển tích
mà không rối, không gây cảm giác khó hiểu )
4 HS làm bài tập nâng cao (Phân tích triết lí của tác giả về chiến công lịch sử)
(Anh hùng lưu danh, chiến công của chính nghĩa, đạo đức sống mãi trong
lòng đất nước và nhân dân)
Bài tập ï : đọc thuộc lòng ngay tại lớp những câu mà em thích nhất
Bài tập 2 : So sánh bài thơ Sông Bạch Đăng (Nguyễn Sưởng) và đoạn kết Bạch
Đẳng giang phú :
Gần sữi : Cùng ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng thời Trùng Hưng ; cùng ca
ngợi các yếu tố thiên nhiên và con người làm nên chiến thắng ; cùng nhấn mạnh thiên nhiên hiểm trở, hùng tráng, càng nhấn mạnh yếu tố con người ; cùng viết bằng chữ Hán Khác biệt :
Các yếu tố so sánh Bạch Đằng giang Bach Dang giang phi Thé loai Thơ Đường luật (ngắn) Phú cổ thể (dài)
Quan hệ giữa thiên | Hai nửa : nứa nua Bởi đâu cốt mình
nhiên và con người Không thật nổi rõ, hơn yếu | Khẳng định yếu tố quyết định tố con người nhất là con người anh hùng với
Trang 12Không rõ yếu tố phẩm chất | phẩm chất đạo đức cao cả
người anh hùng
Bài tập 3 : Giải thích tâm trạng của khách trong câu : Đến thăm sông chừ u mat !
Nhớ người xưa chữ lệ chan !
(ú mặt vì xấu hồ từ hiện tại triều chính, lớp con cháu không kế được nghiệp cha
ông, lại có nguy cơ đưa vương triều sang thời suy bại ; i¿ chan vì xúc động thương nhớ, tiếc nuối những chiến công hào hùng một di không trở lại.)
5 Đọc thêm ở nhà : Nhà nho vui cảnh nghèo (Hàn nho phong vị phú —
Nguyễn Công Trứ), Tr¡ thức đọc — hiểu về thể phú, SGK tr 8 - 9
6 Tham khảo :
BẠCH ĐẰNG HẢI KHẨU
Nguyễn Trãi
Sóc phong xuy hải khí băng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đăng
Ngạc đoạn, kình khoa sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng
Quan hà bách nhị do thiên thiết,
Hào kiệt công danh thử địa tằng
Vãng sự hối đầu ta đĩ hĩ,
Lâm lu phú cảnh ý nan thăng
Dịch thơ:
Biển runs gió bấc thế bừng bừng, Nhẹ cất buôm thơ lướt Bạch Đằng
Kình ngạc băm vầm non mấy khúc
Giáo gươm chìm gấy bãi bao tầng Quan hà hiểm yếu trời kia đặt, Hào kiệt công danh đất ấy từng Việc trước quay đầu ôi đã vắng,
Tới dòng ngắm cảnh dạ báng khuâng
(Nguyễn Đình Hồ dịch, Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi,
Trang 13Tiét 75 VAN HOC
Doc thém
NHA NHO VUI CANH NGHEO
(Trich Han nho phong vi phi)
NGUYEN CONG TRU
A Két qua cGn dat
Giúp HS:
— Thấy được cái gọi là phong vi của hàn nho
- Hiểu được nghệ thuật trào phúng của tác giả - Củng cố về thể loại phú
B Thiết kế bòi dạy học
Hoạt động 1
TỔ CHỨC KIEM TRA BAI CU
(Hinh thitc : van dap)
1 Đọc thuộc lòng và diễn cảm 1 đoạn tự chọn (từ 10 câu trở lên) trong bai
Phú sông Bạch Đảng Trinh bày đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn phú vừa đọc ấy
2 Em hiểu gì về các nhân vật khách và nhân vật bó lão trong bài phú 2
3 Tư tưởng nhân văn sâu sắc trong bài phú của tác giả được biểu hiện như thế nào ? (nói ngắn gọn)
_ Hoạt động 2
DÂN VÀO BÀI MỚI
- HS đọc mục Tiểu dân tr 9 để hiểu thêm về Nguyễn Công Trứ và bài phú sẽ
đọc thêm
Trang 14+ Ủy viễn tướng quân Nguyễn Công Trứ (1778 —- 1858) quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh (đồng hương với Nguyễn Du) đồng thời là nhà kinh tế, nhà thơ, văn võ song
toàn, tài năng xuất chúng nhưng cuộc đời sự nghiệp lại thăng trầm hiếm có — một cá tính văn chương rất đặc sắc Ông là người sáng tác nhiều bài hát nói — ca tri,
phú, câu đối nổi tiếng
+ Giải thích nhan đề chữ Hán : Hàn nho phong vị phú (Bài phú về phong vị
của nhà nho nghèo) Có thể Nguyễn Công Trứ sáng tác bài phú này trong thời gian
ông còn trẻ, đang sống cảnh hàn nho 2 Ì
Hoạt động 3
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU
1 Đọc diễn cảm
- GV nêu yêu cầu cách đọc và đọc mẫu 1 đoạn : Giọng điệu chung : thể hiện tiếng cười trào phúng, tự trào khoẻ khoắn, yêu đời mạnh mẽ của tác giả ; ngắt nhịp
và đối cần được đọc chính xác, nhất là những câu dài — HS doc: tu 3 —4 em GV nhận xét cách đọc
2 Tim hiéu va phan tich b6 cuc
- GV giảng khái niệm vế và phân tích nội dung khái quát từng vế trong đoạn trích (chú thích 1, tr 9) : I dòng trong cặp câu sóng đôi trong bài phú
a Thái độ với cái nghèo b Trào phúng cái nhà nghèo
c Trào phúng các dụng cụ, đồ đạc, vật nuôi của nhà nghèo
d Trào phúng cảnh ăn mặc của hàn nho
3 Giải thích từ khó : Kết hợp trong quá trình hướng dẫn đọc — hiéu chỉ tiết
Giải thích từ phong vị (phong cách, lối sống, ý vị của đời sống) dùng với nghĩa mia mai, châm biếm, tự trào
4 Đọc — hiểu chi tiết (đối thoại với HS qua từng câu hỏi trong SGK, kết hợp với đọc diễn cảm) :
Câu 1: Bốn vế đầu là tình cảm, thái độ của tác giả đối với cái nghèo (khó) Đó là thái độ, tinh cam gi ?
+ Vé1 : cau chu ngoa ngoat lap lại 2 lần, chứng tỏ sự căm ghét cao độ Có
ghét, có khinh mới chửi
+ Vế 2 : nhận xét quyết liệt : nghèo là xấu, là vụng Thật ra, nhận xét này chưa hắn đúng Giải thích, chứng minh, nhưng càng khẳng định thái độ cực đoan
của tác giả với cái nghèo (chứ không phải với người nghèo !) Nói như dân gian sẽ
Trang 15Tay mang tui bac ke ke,
Nói trí nói trá người nghe âm âm !
+ Vế3 : dẫn lời dạy của thánh nhân để nói về cái nghèo : một trong lục cực (6
cái khổ) của con người : chết non, bệnh tật, buồn lo, nghèo khó, xấu xa, yếu hèn
Đến thánh nhân cũng chăng thích nghèo !
+ Vế4 : dẫn lời ngạn ngôn : vạn tội bất như bần : muôn tội chẳng tội gi bang tội nghèo Nghèo sinh ra tội lỗi (Đói ăn vụng, túng làm càn !) ấy ấy, rành rành
làm cho lời chứng càng thêm rõ ràng thuyết phục
Câu 2 : Ngữ kìa ai đặt đầu đoạn 2 dùng để chỉ : phiếm chỉ, ai cũng được, tất cả những ai rơi vào hoàn cảnh nghèo, có thể chỉ chính bản thân tác giả vừa khách quan vừa chủ quan để người đọc rộng đường suy ngẫm, liên tưởng, tưởng tượng
Câu 3 : Nội dung chủ yếu của đoạn trích là miêu tả bằng cảm hứng tự trào,
trào lộng nội dung và hình thức, cách thức cuộc sống nghèo ở nó tự toát lên phong
vị đặc biệt lí thú Ì
+ Trước hết là cái nhà
(—- HS đọc từ câu 5 — 10, nêu nhận xét
- GV nhấn mạnh, giảng thêm :)
Nhà có ba gian (không nhỏ), có vách, có tường, có đấu, kèo, sân, màn, phên,
giường đủ cả vẻ phong lưu nhưng về vật liệu, và chất lượng thì thật thảm hại : nhà lợp bằng cỏ, kèo mọt, sân bẩn nhếch nhác nhện giăng màn, ngăn giữa bếp và buồng bằng tấm phên trúc đơn sơ, giường tre mối dõi, tường đất giun bò
+ Sau đó là tả các đồ đạc và vật nuôi trong nhà : Lợn đói nằm gam mang, niêu
nồi bỏ không lâu, chuột không buồn cậy, thằng bé tri trô vì đói
Cách nói phô trương nhưng vẫn không giấu nổi sự nghèo túng cứ lộ ra trong
tiếng cười trào phúng cay đắng
+ Trong cách ăn uống và thức mặc :
Về ăn, ăn hiểu theo 2 nghĩa : Bữa ăn nghèo chỉ toàn rau, ít hoặc không có cá thịt, không đủ no nhưng đã là nhà nho quân tử thì học đạo mới là chính, ăn đói
cũng không sao Nghèo nhưng trong sạch, lương tâm thanh thản, không phải lo
lắng, áy náy, day dứt (an giấc ngáy kho kho) Nhưng đó cũng là cách nói tự trào, đùa cợt với cái nghèo
Về đồ uống và thức mặc, thì chỉ một giọng bông đùa, lỡm cợt một cách phô
trương
_—— Hoạt động 4
HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP
Trang 16(Mia mai, trào phúng cái nghèo, nhà nho nghèo, an phận sống nghèo Đó là
quan điểm táo bạo và tiến bộ Trong đời, tác giả đã làm hết sức mình để giúp dân
nơi ông cai trị, được khẩn hoang, được giàu có.)
2 Đặc sắc nghệ thuật của bài phú : Giọng điệu trào phúng, lối nói khoa
trương, đối lập giữa số và chất lượng, nội dung và hình thức
3 Học thuộc lòng I đoạn mà em thích
4 Sưu tầm những câu danh ngôn, ngạn ngữ, tục ngữ nói về nghèo, giàu, về lối sống nghèo, giàu
(Ai giàu ba họ, ai khó ba đời ; Nhà giàu húp tương ; Nghèo rớt mồng tơi ;
Lành cho sạch, rách cho thơm ; .)
5 Soạn bài 7h dụ Vương Thông lần nữa
Tiết 76 LAM VAN
CAC HINH THUC KET CAU
CUA VAN BAN THUYET MINH A Két qua cGn dat
Gitp HS :
- Ôn tập, củng cố các hình thức kết cấu của văn bản nói chung ; từ đó nắm được kết cấu của văn bản thuyết minh nói riêng
— Tích hợp các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế vào việc viết
văn bản thuyết minh
— Rèn luyện kĩ năng viết văn bản thuyết minh có kết cấu phù hợp
B Thiết kế bòi dạy học
Ộ Hoạt dong 1
ON TAP VE VAN BAN THUYET MINH
- GV nêu vấn đề và yéu cau HS suy nghi, thảo luận : 1 Văn bản thuyết minh là gì ?
Trang 173 Theo em, có thể chia văn bản thuyết minh làm mấy loại ? - HS trao đối, thảo luận và trả lời :
1 Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời
sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân
của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích
Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho
COn người
Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
Ví dụ : Cây đừa Bình Định
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người
dân miền Bắc Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người : thân cây
làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách Gốc dừa già làm chõ đồ xôi,
nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải
đầu, nấu xà phòng So dita lam khuy áo, làm gáo, làm muôi Vỏ dừa bện dây rất
tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy
Dân Bình Định có câu ca dao :
Dừa xanh sừng sững giữa trời
Dem than minh hién cho đời thuỷ chung
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả Dừa ở đây như rừng, đừa mọc ven
sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển Trên những chặng đường dài
suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa : dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng
(Hoàng Văn Huyền)
2 Theo cách hiểu như trên thì một số văn bản trong SGK như các bài khái
quát, các phần "tiểu dẫn", các bài báo khoa học, giới thiệu đồ vật, đồ dùng, đều
là văn bản thuyết minh
3 Có thể chia văn bản thuyết minh làm ba loại :
a Loại văn bản thuyết minh trình bày, giới thiệu các sự vật, hiện tượng thông thường, nghiêng về mặt cung cấp tri thức Ví dụ : Cây đừa Bình Định, Tác hại của
bao bì mi lông đối với môi trường, Sự độc hại của thuốc lá,
b Loại văn bản thuyết minh ứng dụng, thường chỉ cung cấp những thông tin vắn tất, nghiêng về việc hướng dẫn sử dụng Ví dụ : các tờ rơi giới thiệu sản phẩm
Trang 18c Loại văn bản thuyết minh có tính chất nghệ thuật, tức là có sử dụng các yếu
tố tưởng tượng, cung cấp tri thức theo kiều "học mà chơi, chơi mà học" Ví dụ : Hai vạn dặm dưới biển, Đường lên mặt trăng, Đường máu vào tim
Chương trình lớp 10 tập trung vào việc tìm hiểu loại a Hoạt động 2
XÁC ĐỊNH CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU
CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK và trả lời các câu hỏi : 1 Các đối tượng thuyết minh thường gặp là gì ?
2 Tương ứng với các đối tượng ấy, có những hình thức kết cấu văn bản thuyết
minh như thế nào 2
- HS trao đối, thảo luận và trả lời : 1 Đối tượng thuyết minh thường gặp là :
- Một sự vật cụ thể như : cây dừa, con giun đất, núi, đồi, biển, đền, tháp, lăng
tầm, cung điện
- Một hiện tượng cụ thể như : màu xanh của lá, mây, mưa, sấm, chớp, thuỷ
triều, sao đổi ngôi
— Mot vấn đề cụ thể như : giới thiệu một tác phẩm văn học, mĩ thuật, âm nhạc ;
giới thiệu một phong tục tập quán ; giới thiệu một quan niệm về cuộc sống * Nói chung, nhu cầu hiểu biết của con người là vô cùng phong phú, đa dạng
và phức tạp ; do đó đối tượng của văn bản thuyết minh cũng như vậy Tức là ta khó mà có thể liệt kê thật đầy đủ các đối tượng của văn bản thuyết minh
2 Tương ứng với các đối tượng ấy, ta có thể gặp một số hình thức kết cấu của
văn bản thuyết minh như sau :
a Kết cấu theo trình tự thời gian : Trình bày sự vật, vấn đề theo quá trình hình
thành, vận động và phát triển : từ phát sinh, phát triển đến trưởng thành, từ trước
đến sau, từ trẻ đến già
b Kết cấu theo trình tự không øian : Trình bày sự vật, vấn đề theo cấu tạo vốn
có của nó : bên trên, bên dưới, bên ngoài, bên trong ; hoặc theo trật tự quan sát, từ
xa đến gần, từ trung tâm đến các bộ phận xung quanh
c Kết cấu theo trình tự lô-gic : Trình bày sự vật, vấn đề theo các mối quan hệ
nhân — quả, chung — riêng, chủ yếu — thứ yếu, hiện tượng — bản chất, tương đồng —
đối lập ; theo trình tự từ thấp lên cao, từ quan hệ của vật này với vật khác, từ cái đã
biết đến cái chưa biết
* Nói chung, các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh đều tuân theo quy luật nhận thức của con người là : từ thấp đến cao, từ hiện tượng đến bản chất, từ riêng lẻ đến hệ thống Việc lựa chọn hình thức kết cấu nào còn tuỳ thuộc vào
Trang 19(cung cấp tri thức thuần tuý hay dùng tri thức để tranh luận, phản bác) va hoàn
cảnh giao tiếp (với các nhân tố giao tiếp cụ thể) Hoạt động 3 HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP 1 Bai tap 1 * Thao tác 1 — GV yêu cầu HS doc van bản Lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường va trà lời câu hỏi :
1 Văn bản này thuyết minh vấn đề gì ?
2 Hình thức kết cấu thuyết minh trong văn bản như thế nào 2 3 Hình thức kết cấu như vậy có thích hợp không 2
— GV gợi dẫn HS trả lời :
1 Văn bản này thuyết minh về Lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường, bao gồm : - Khởi đầu từ nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường : " một lượng khổng lồ các chất phế thải công nghiệp một lượng lớn các chất độc hoá học sau khi thải vào môi trường đã khuếch tán làm môi trường không ngừng xấu ởi, uy hiếp
nghiêm trọng đến sự sống của loài người và các sinh vật khác"
— Tiếp theo là những tác hại của việc ô nhiễm môi trường : "Những bệnh tật kì dị không lường được đã giết chết hàng loạt chim muông, làm cho bò, cừu lâm
bệnh đột tử Trẻ em đang chơi đùa bỗng nhiên ngã quy, sau mấy giờ chết ngay
không chữa nổi Trên mặt đất chỉ còn sót lại một vài con chim lẻ loi thoi thóp
Đó là một mùa xuân không có sự sống”
- Cuối cùng là : "Loài người bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Do đó, khởi đầu từ thập kỉ sáu mươi, ở những nước công nghiệp phát triển đã day lên phong trào bảo vệ môi trường, yêu cầu chính phủ phải có biện pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm"
2 Hình thức kết cấu của văn bản này là : theo quan hệ nhân — quả và trình tự
thời g1an
3 Hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh này là phù hợp vì đã nói đến "lịch sử" thì phải có "nguyên nhân, diễn biến, kết quả hoặc hậu quả” và phải được
trình bày theo trình tự thời g1an * Thao tác 2
- GV yêu cầu HS đọc văn bản Thành cổ Hà Nội và trả lời các câu hỏi :
Trang 20- HS trao đối, thảo luận và trả lời :
1 Văn bản này trình bày theo trình tự không gian :
a Khởi đầu là lời giới thiệu chung : "Kết cấu thành cổ Hà Nội xưa có ba vòng (am trùng thành quách)
b Tiếp theo là cách trình bày “bóc tách” từng vòng :
— "Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm Thanh "
— "Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng Thành "
- "Vòng thành ngoài cùng đắp bằng đất, gọi là Kinh Thành "
2 Kết cấu này phù hợp với văn bản, vì :
- Đối tượng thuyết minh là một sự vật cụ thể, cách trình bày này giúp người nghe, người đọc không chỉ hiểu biết, mà con dễ dàng hình dung ra vóc dáng của
đối tượng
- Đây là cách trình bày phù hợp với quy luật nhận thức của con người nói chung Tất nhiên cũng có thể trình bày ngược lại : từ vòng ngoài cùng, đến vòng thứ hai và vòng trong cùng
* Thao tác 3
— GV yêu cầu HS đọc văn bản Học thuyết nhân ái của nhà nho và trà lời các câu hỏi :
1 Văn bản này có kết cấu hình thức như thế nào ?
2 Tại sao kết cấu hình thức của văn bản này không giống kết cấu hình thức của hai văn bản trên ?
- HS trao đối, thảo luận và trả lời :
1 Văn bản này được trình bày theo hình thức kết cấu lô-gic của vấn đề
2 Cách trình bày không giống hai văn bản trên, vì :
a Đối tượng thuyết minh là một vấn đề trừu tượng, vì vậy cần phải chia đoạn
để giải thích các khái niệm
b Để người nghe, người đọc có thể hiểu rõ một vấn đề tư tưởng thì phải thuyết minh bằng phương pháp "tổng — phân — hợp", cụ thể :
+ Tổng hợp : "Học thuyết nhân ái của nhà nho có thể gọi là tinh hoa của Nho
học và tinh hoa này có thể cung cấp cơ sở tư tưởng quan trọng cho sự chuyển đổi và phát triển cao hơn của văn minh nhân loại"
+ Phân tích : Giải thích các chữ "nhân, trung, thứ”
+ Tổng hợp : "Đạo rung, thứ của nhà nho được dùng tương đối nhiều vào việc tu dưỡng đạo đức cá nhân
Trang 21Đây là văn bản thuyết minh về một thể loại văn học được trình bày theo kết cấu trình tự lô-gíc, cụ thể :
a Doan 1 giới thiệu chung về thể "phú", có thể đặt tiêu đề : Phú Id gi ? b Đoạn 2 giới thiệu về "cổ phú, có thể đặt tiêu đề là : Cổ phú là gì ?
c Đoạn 3 giới thiệu về bài Phú sông Bạch Đằng, có thể đạt tiêu đề là Cổ phú
sông Bạch Đằng
d Đoạn 4 nêu mục đích, ý nghĩa của "cổ phú" nói chung, "Cổ phú sông Bạch
Đằng" nói riêng, có thể đặt tiêu đề là : Ý nghĩa của bài "Cổ phú sông Bạch Đằng"
3 Bài tập bổ trợ
CHUA TAY HO
Trên bờ bắc Hồ Tây, lối ra bán đảo Quảng Khánh (thuộc thôn Hồ Tây, xã
Quảng An) có ngôi chùa cổ được nhiều sử sách giới thiệu là danh lam thắng
cảnh của kinh thành Thăng Long xưa
Chùa xây theo kiểu "nội công ngoại quốc", Tam bảo 7 gian xây trên khu đất cao nhìn ra Hồ Tây, hậu cung 3 gian, xung quanh là nhà tổ 2 lớp 6 gian
Trong chùa còn có nhiều di vật quý Cửa tam quan phía bên phải còn tấm bia
lớn cao 1m, rộng 0,7m đặt trên lưng rùa, hoa văn rồng chầu mặt nguyệt dựng năm
Vĩnh Tộ thứ tư (1622) đời vua Lê Thần Tông Văn bia do Nguyễn Lai Dần, đỗ tiến
sĩ khoa Kỉ Mùi (1559), làm quan tới chức Cần sự tá Lang, Hàn Lâm viện hiệu lí soạn, cho biết chùa tên chữ là "Phổ Linh tự" thuộc phường Tây Hồ, huyện Quảng
Đức, phủ Phụng Thiên, kinh thành Thăng Long
Cửa Tam bảo bên trái còn tấm bia cao 1m, rộng 0,6m, dựng năm Chính Hoà thứ 17 (1696) cho biết chùa Phổ Linh được trùng tu xây dựng gác chuông và được
cấp một mẫu quan điền để làm ruộng Tam bảo Tấm bia cũng giới thiệu : "Phường
Tây Hồ có chùa Phổ Linh là nơi thắng cảnh có con sông Nhị uốn quanh " Gác chuông được xây dựng năm 1696, sau bị đồ nên chuông phải treo trong Tam bảo Đây là quả chuông quý, cao 1,5m, đường kính 1m, đúc năm Cảnh Thịnh
thứ ba (1795) cho biết chùa Phổ Linh được đối tên là "Địa Linh tự" Quả chuông
cũ đúc đời Lê đã bị mất nên đến thời Tây Sơn, dân trong phường mới đúc lại được chuông "Địa Linh tự chung” có hoa văn đẹp còn lại đến nay
Năm 1823, vua Minh Mệnh từ kinh đô Huế ra miền Bắc, đến vãng cảnh chùa, đã công đức cho chùa 30 lạng bạc để trùng tu chùa
Trang 22
Chùa Tây Hồ với các di vật thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn còn lại giúp việc nghiên
cứu về xã hội và cảnh quan của kinh thành Thăng Long xưa nên rất đáng được xếp
hạng di tích lịch sử — văn hoá để tiếp tục tôn tạo, bảo quản
(Theo Đỗ Thỉnh, Địa chí vùng ven Thăng Long, NXB Van hố Thơng tin, Hà Nội, 2000)
* Gợi ý phân tích kết cấu -
a Theo không gian : từ vị trí ngôi chùa đến kiến trúc cụ thể của ngôi chùa
b Theo thời gian : lịch sử xây dựng và các lần sửa chứa, tôn tạo, trùng tu c Theo 16-gic : gia tri lich su — văn hoá của ngôi chùa
TRANH DAN GIAN HANG TRONG
Tuy nhiên, được biết đầy đủ hơn cả là "tranh dân gian Hàng Trống” mà cho đến trước năm 1945 vẫn rất phổ biến Hiện nay, dường như chỉ còn hoạ sĩ —
nghệ nhân Lê Đình Nghiên là còn theo nghề của ông cha Nghệ nhân dòng tranh
này là một trong số những người ở làng Tự Tháp (nay là phố Hàng Trống), một số
khác từ các nơi về làm thuê, trong đó có "tho vé" Binh Vong (Thanh Tri), ho kết hợp lối vẽ tranh quê mình với lối vẽ tranh Tết Trung Quốc, lại dùng giấy và màu nhập của Trung Quốc, vừa phục vụ việc chơi Tết vừa phục vụ việc thờ cúng quanh
năm của thị dân Ván khắc nét cho tranh khổ lớn nên phải in ngửa, trên cơ sở đó tô
mau bang tay và vẽ thêm chi tiết, do đó có thé can mau với nhiều sắc độ đậm nhạt Nổi bật ở tranh Hàng Trống là các bộ tranh Tết được gọi là "Tứ bình" như bốn cô Tố nữ, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với các cặp thú và cây như Mai - Điều (mùa xuân), Liên — Áp (mùa hè), Cúc - Điệp (mùa thu) và Tùng — Lộc (mùa đông) Phổ biến là cặp đôi Lí ngư vọng nguyệt — Thiên hạ thái bình vẽ cá chép đớp trăng và
chim công múa Cũng còn nhiều đề tài về các lớp người lao động như Ngư — Tiéu — Canh — Mục, về các cảnh chợ quê và canh nông chi đồ, về các tích 7ruyện Kiểu,
Thạch Sanh, Bích Câu kì ngộ ; về các ước mơ hạnh phúc như Tam đa, Thất đồng,
Tử tôn vạn đại, cả các trò chơi như Bịt mắt bắt dê, Chuột đỗ cao cưới vợ Bên
cạnh đó là những tranh thờ về tín ngưỡng đạo Mẫu như các tranh Thượng thiên, Thượng ngàn, Mẫu Thoải, Đức Thánh Trần, Ơng Hồng, Cậu Quận, Ngũ hổ, Bạch
hổ, Hắc hồ Loại tranh thờ này được bán quanh năm
Tranh Hàng Trống thường ¡n nét đen, song cơ bản là tô màu bằng tay, do đó phụ thuộc vào tài nghệ của từng nghệ nhân với bàn tay vàng của mình Bảo tàng
Trang 23(Chu Quang Trứ, Mĩ thuật Thăng Long — Hà Nội,
trong Văn hoá Thăng Long — Hà Nội hội tụ và tod sáng
(GS TS Trần Văn Bính chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)
%* GỢI ý -
a Về nội dung : văn bản trên thuyết minh về "dòng tranh dân gian Hàng Trống"
b Về kết cấu :
- Theo thời gian : lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại
- Theo lô-gic : các giá trị về thấm mĩ và văn hoá của "dòng tranh dân gian
Hàng Trống” đối với đời sống tinh thần của người Việt 4 Tham khảo
HOA SI TO NGOC VAN
(1906 — 1954)
Xin được mượn lời nhận xét của hoạ sĩ Trần Văn Cần để mở đầu phần giới thiệu về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân : "Trên tiền đồ vẻ vang của mĩ thuật Việt Nam, Tô Ngọc Vân là người đặt nền móng đầu tiên và góp vào đó nhiều công phu xây đắp Hình ảnh Tô Ngọc Vân là hình ảnh tươi sáng không bao giờ phai nhạt trong lòng
mỗi người nghệ sĩ Việt Nam" và trong công chúng yêu nghệ thuật Ông được đánh giá là một nghệ sĩ lớn, một tài năng và một trí thức yêu nước Đồng thời ông còn là
một bậc thầy lớn song rất gần gũi, thân thương, yêu quý đối với các thế hệ hoạ sĩ
sau này Tuy ông đã hi sinh năm 1954, trên đường tham gia chiến dịch Điện Biên
Phủ, song những tác phẩm của ông (dù không nhiều) đã trở thành những bài học
vô cùng quý giá Không chỉ những tác phẩm mà cả cuộc đời lao động nghệ thuật của ông cũng là một tấm gương sáng để mọi thế hệ nghệ sĩ sau này noi theo và học tập
Quê ông ở làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Ông sinh ra tại Hà Nội ngày 15 tháng 12 năm 1906 Hai mươi tuổi, sau khi học hết năm thứ ba trường Bưởi, ông thi đỗ vào khoá II của trường Cao đẳng MI thuật Đông Dương bằng tài năng và lòng say mê nghệ thuật Trường Cao đẳng Mí thuật Đông Dương với các giảng viên và giám đốc Vic-to Tác-đi-ơ là những nghệ sĩ chân chính Họ đã mở ra một "chân trời" mới lạ về nghệ thuật để các sinh viên Việt Nam tìm hiểu và học tập Tô Ngọc Vân đã từng viết : "Vui vẻ, mê yêu, tin
tưởng, chúng tôi vào cửa trường Mi thuật dé tới thâm cung của Cái Đẹp" Năm
1931, Tô Ngọc Vân tốt nghiệp trường Cao đẳng Mi thuật Đông Dương Từ năm
1935 đến năm 1939 ông được bổ nhiệm đi dạy ở trường Sisovath ở Phnom Pênh (Cam pu chia) Trong khoảng thời gian này, ông vẽ nhiều tranh phong cảnh về đất
Trang 24tác của ông Nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông ra đời trong thời kì này như :
"Thuyền trên sông Hương" (sơn dầu, 1935), "Thiếu nữ trước tranh Tam da"
(1941), "Dưới bóng nắng", "Thiếu nữ bên hoa huệ" (1943), "Hai thiếu nữ và em
bé", "Buổi trưa", "Thiếu nữ với hoa sen" (1944) Ngoài ra còn rất nhiều tranh kí
hoạ, tranh sơn dầu về chân dung thiếu nữ : thiếu nữ đứng bên thêm, bên kỉ, bên
cửa số Có thể nói, thời kì này Tô Ngọc Vân say mê với vẻ đẹp của người thiếu nữ Hà Thành Ông mê mải với cái đẹp của "hình và sắc", trau chuốt từng nét bút,
những đường cong mềm mại ôm gọn thân hình tròn căng, đầy đặn của người phụ nữ Dưới bàn tay tài hoa và điêu luyện của ông, hình tượng người phụ nữ hiện ra với tất cả vẻ đẹp trong nhiều dáng khác nhau vô cùng phong phú và sống động
Tác phẩm "Hai thiếu nữ và em bé” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ơng
Tồn bộ tranh là hoà sắc màu nóng, ấm áp với màu vàng chủ đạo Ba nhân vật
được quy gọn trong hình tam giác theo lối bố cục cổ điển Đây là kiểu bố cục mang tính cơ bản chặt chẽ và tập trung nhất Máng hình từ em bé đến người phụ
nữ trong tà áo dài màu vàng lớn dần, gợi cho ta cảm giác về sự vận động và phát
triển từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao Ánh sáng cũng mạnh dần và hướng người xem dừng lại ở khuôn mặt đây đặn, phúc hậu và thân hình tròn đầy của người phụ nữ Tranh diễn tả ba nhân vật với ba độ tuổi và ba dáng ngồi khác nhau rất điển
hình với từng độ tuổi Bằng cách ấy, Tô Ngọc Vân đã rất thành công khi cho người
xem thấy được vẻ đẹp hồn nhiên, ngây thơ của em bé, vẻ đẹp e ấp, kín đáo của cô thiếu nữ trong tà áo dài trắng tinh khiết và vẻ đẹp day dan, man ma, dam tham cua
người thiếu phụ với dáng ngồi vững chãi, đầy tự tin và búi tốc gọn gàng sau gáy
Sự sắp xếp các mảng màu trắng, xanh, vàng theo những đường lượn phong phú đã
tạo nhịp điệu cho bức tranh Sự cân đối giữa các mảng màu vàng, đó, cam nóng
với những mảng màu xanh cây, xanh lơ nhẹ nhàng mát mẻ kết hợp với những
mảng màu trắng trên trang phục, ở những bông hoa phù dung tinh khiết đã tạo nên
sự hài hoà về màu sắc Tất cả những yếu tố ngôn ngữ tạo hình vừa phân tích ở trên
đã góp phần tạo nên một tác phẩm chuẩn mực về phẩm chất tạo hình, tôn vinh vẻ
đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài dân tộc Toàn bộ tranh là
vẻ đẹp quyến rũ, hấp dẫn người xem từ hình dáng đến màu sắc, bố cục Với hình
tượng hai cô gái và em bé bên cây hoa phù dung đang độ đẹp rực rỡ và tinh khiết
nhất còn gợi cho ta một sự liên tưởng mơ hồ về vẻ đẹp của người phụ nữ Nhưng ở
góc độ tạo hình thì những mảng lá cây xanh đậm và những bông hoa phù dung trắng muốt là những điểm nhấn cần thiết làm tăng thêm vẻ đẹp cho hình tượng các cô gái cũng như toàn tác phẩm Màu đỏ tươi rực rỡ tập trung ở hình tượng em bé,
rải trên toàn bộ tranh và dừng lại ở chiếc mành cửa trên góc tranh đã góp phần tạo nên sự chặt chẽ nhưng không đóng kín của bố cục tranh Ngoài ra tac gia còn rất
chú ý đến giữa mảng nhân vật và nền để tạo ra một bức tranh có bố cục chặt chẽ, chắc chắn song lại rất thoáng, động Với lối diễn tả ánh sáng nhẹ nhàng tạo ra sự
Trang 25Những đường cong mềm mại trong diễn tả các nhân vật tương phản với những nét thăng, ngang, sắc của khung cửa, tường nhà đã tạo nên sự phong phú cho yếu tố đường nét trong tranh Tất cả được thể hiện bằng phong cách vẽ sơn dầu mỏng, nhẹ nhàng và giàu chất Á Đông Chất Á Đông ở việc "diễn tả những rạo rực, xao xuyến trong tâm hồn nghệ sĩ đứng trước cảnh thiên nhiên”, con người hơn là "tả
chân đúng nhân vật" Tác phẩm "Hai thiếu nữ và em bé" cùng các tác phẩm son
dầu khác của Tô Ngọc Vân đã chứng tỏ thành công của ông trong quá trình chinh phục chất liệu sơn dầu vốn gốc phương Tây Nhà phê bình míĩ thuật Triệu Thúc Dan viết : "Vẽ đối với Tô Ngọc Vân là một quá trình làm việc lâu dài, nghiêm túc
Ông chỉ mượn ở nhân vật nữ những đường nét cân đối, nhịp nhàng, hình thể tròn
đầy, chất óng mượt của hoa, vải mỏng bó sát làn da thịt căng nở để nhào luyện cái
đẹp, hướng xúc cảm về mặt khoái lạc vật chất Cái gốc bệnh của nghệ thuật Tô
Ngọc Vân trước cách mạng là ở chỗ đó mà sau này phải qua bao gian khổ ông mới
nhận thức được ˆ
Gial đoạn thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của Tô Ngọc Vân là giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến lúc ông hi sinh năm 1954 Giai doan nay
đánh dấu sự chuyển mình trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của ông Nếu trước
Cách mạng ông cho rằng hoạ sĩ không quan tâm đến điều gì ngoài hình và sắc thì nay quan niệm đó đã thay đổi Thời kì này, nghệ thuật của Tô Ngọc Vân hướng tới đối tượng mới, vẻ đẹp mới Đó là con người và thực tế trong cuộc sống kháng
chiến chống Pháp của dân tộc ta Đó là "Cô gái Thái dạy học”, "Chị cốt can", "Bu
Đường bế con đi học”, “Tôi có ý kiến”, "Xưởng quân giới", "Hành quân qua suối”, "Đèo Lũng Lô", "Đốt đuốc đi học", "Nghi chân bên đồi", "Hai chiến sĩ" Tranh
kí hoạ của ông đã khắc hoạ hình ảnh, chân dung con người thời chống Pháp một
cách chân thực, đầy xúc động Mọi người dân trên mọi cương vị công tác đều
tham gia kháng chiến và luôn mang theo sự hồ hởi, phấn khởi, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ Người phụ nữ vẫn là hình tượng trung tâm trong các sáng tác tranh của ông thời kì này Vẻ đẹp ở đây là vẻ đẹp của người phụ nữ mới, người phụ nữ đã được giải phóng và làm chủ vận mệnh của mình
Không phải là hình ảnh của người phụ nữ yếu điệu, tha thướt, quần quanh trong
gia đình nữa mà là hình ảnh người phụ nữ tham gia công tác xã hội, tham gia
kháng chiến Vẫn là vẻ đẹp của hình, nét, vẫn là người phụ nữ duyên dáng song
cái đẹp gắn với công việc cách mạng, đi học, đi đấu tranh Do đó cái đẹp còn
mang vẻ rắn rỏi, khoẻ mạnh Ta hãy xem bức "Tôi có ý kiến" — chi than — 1954
của hoạ sĩ Trong tranh, hoạ sĩ vẽ một người phụ nữ tuổi đã cao, sức đã yếu, một
tay chống gậy, tay kia giơ thắng để phát biểu ý kiến Đường nét dứt khoát, khoẻ
khoắn thể hiện dáng đứng rất vững chãi, khuôn mặt rạng ngời ánh sáng Thời kì
này Tô Ngọc Vân đi nhiều, vẽ nhiều Song hình ảnh bà cụ già giơ tay khẳng định ý
kiến của mình trước mọi người theo tôi là hình ảnh điển hình nhất, biểu hiện được
Trang 26Năm 1946, Tô Ngọc Vân cùng Nguyễn Đỗ Cung và nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim được vào Phủ Chủ tịch để vẽ và nặn tượng Bác Hồ Hoa sĩ Tô Ngọc Vân đã có tác phẩm "Hồ Chủ tịch ở Bắc Bộ Phủ" bằng chất liệu sơn dầu Tranh đã khắc
hoạ hình ảnh vị cha già dân tộc trong những ngày tháng khó khăn năm 1946 một cách trung thực và sinh động Bức tranh là một tác phẩm nghệ thuật đồng thời là một minh chứng lịch sử, ghi dấu một giai đoạn trong quá trình hoạt động cách
mạng của Bác Hồ Mặt khác, tác phẩm này còn có một giá trị lớn lao mở đầu một
thời kì sáng tác mới của hoạ sĩ, một bước ngoặt đưa người hoa sĩ tài hoa, mê say với cái đẹp đến với cách mạng, đưa nghệ thuật của mình phục vụ nhân dân, phục
vụ cuộc sống Trong bài viết về "Tranh tuyên truyền và hội hoạ” trên tạp chí Tự do số 1, tháng 7 năm 1947, ơng đã bày tư quan niệm của mình : "Trước kia, mình
sống quá ít hoặc chỉ sống hời hợt Cuộc sống bây giờ đẹp quá, vĩ đại quá Phải
tranh thủ mà sống cho nhiều, cho sâu mới được" Ông còn tự nhủ phải "Sống ! Sống thêm ! Sống thêm nữa ! Với đau khổ, hứng cảm của mọi người Rồi sáng tác
và sáng tác ! Với tất cả tấm lòng thiết tha yêu mến" và Tô Ngọc Vân cho rằng : "Nghệ thuật hội hoạ đã đủ thời giờ để định thân trong sự lay chuyển của thời đại
Tôi thấy giờ đây hội hoạ đã có thể bắt đầu với cuộc sống đổi mới của đất nước" Khi trường MI thuật kháng chiến được thành lập, Tô Ngọc Vân được cử làm hiệu trưởng Ông là một người thây giỏi, mẫu mực, hết lòng với học trò và đã truyền được lòng say mê hội hoạ, say mê nghệ thuật cho nhiều thế hệ sau này, dù được trực tiếp học thầy Tô Ngọc Vân hay chỉ gián tiếp qua tranh của thầy để lại
Đến nay nhiều nghệ sĩ tạo hình còn vô cùng tự hào vì mình là thế hệ sinh viên khoá Tơ Ngọc Vân (khố học 1955 — 1957) của trường Mĩ thuật Hà Nội sau ngày
hoà bình lập lại Những tác phẩm của ông để lại không nhiều nhưng đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và xứng đáng tiêu biểu cho nền mĩ thuật Việt
Nam hiện đại Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đã làm được điều ông từng mơ ước ngay từ khi còn đi học là "xây dựng một nền hội hoạ Việt Nam có tính dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội hoạ Pháp sang ta và để giành được một dia vi mi thuật trọng
yếu cho dân tộc trên thế giới”
Những tác phẩm hội hoạ của Tô Ngọc Vân để lại được coi là những "viên
gạch" đầu tiên tạo dựng nền móng vững chắc cho hội hoạ dân tộc Việt Nam chúng
ta phát triển sau này
(Theo Phạm Thị Chỉnh, Lịch sử mĩ thuật Việt Nam,
Trang 27TUAN 20
Tiết 77 — 78 VĂN HỌC
THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA
(Tái dụ Vương Thông thư )
NGUYÊN TRÃI
A Két qua cGn dat
Gitp HS :
- Hiểu rõ ý chí quyết thắng, lòng yêu hoà bình, tinh thần nhân đạo của quân
và dân ta cùng chiến lược đánh vào lòng người thể hiện qua bức thư Nghệ thuật lập luận sắc bén, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục, tầm tư tưởng chiến lược cao sâu, sáng suốt của Nguyễn Trãi
— Tích hợp với văn bản chính luận, kĩ năng vận dụng lí lẽ, dẫn chứng, với bài Đại cáo Bình Noô
Trọng tâm bài hoc : Doc — hiểu đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của tác giả
bức thư
Những điểm cần lưu ý : Cần giúp HS hiểu rõ một số vấn đề khó, mới sau :
— Tu tưởng chiến lược ứâm công phạt mmuru, đặc biệt là đánh vào lòng người thể
hiện tầm tư tưởng cao sâu, sáng suốt của ông
— Tinh chất của thể loại thư chính luận : tính chất luận chiến — thuyết phục, kết hợp lí tình, vừa sắc bén vừa thấu tình đạt lí, vừa phân hoá kẻ thù (cách xưng
hô, thái độ đối xử) Đó chính là thành công nổi bật của tác giả
B Chuan bị của thay va tro
Anh chan dung Nguyễn Trãi, sách Quân trung từ mệnh tập (bản dịch tiếng
Việt), sơ đồ lập luận của bức thư
Trang 282 Vì sao nói Nguyễn Công Trứ không thích cái nghèo, căm ghét, trào phúng,
chế giễu cái nghèo của hàn nho là một tư tưởng tiến bộ và táo bạo so với
đương thời ?
3 Giải thích ý nghĩa và phân tích nghệ thuật trào phúng của hai câu :
Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no ; Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho,
Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ
_ Hoạt động 2
DAN VÀO BÀI MỚI
1 Đánh vào lòng người (âm công, trong chiến lược mưu phạt tâm cône) là tư
tưởng nổi bật của Quân trung từ mệnh tập, làm cho mỗi bức thư địch vận của Ức
Trai có sức mạnh bằng mười vạn quân (Phan Huy Chú) Các thành Tam giang
(Việt Trì), Nghệ An, Thuận Hố, Tây Đơ cũng đều khuất phục, mở cửa quy hàng sau khi đọc những bức thư chiêu dụ lí tình đều thông của Nguyễn Trãi 7ái du Vuong Thông thư là thư dụ hàng thứ 13, Nguyễn Trãi từ hành dinh Bồ Đề (Long Biên — Gia Lâm) gửi cho Tổng binh Vương Thông rất ngoan cố và gian xảo đang cố thủ trong thành Đông Quan (Thăng Long), đợi viện binh để phản công quân ta Sau thư này, Nguyễn Trãi còn tiếp tục viết 4 bức thư dụ tiếp, mãi đến khi,
cánh viện binh đường Chi Lăng bị phá, đại tướng Liễu Thăng bị chém, bè lũ Vương Thông không còn h1 vọng gì nữa, mới chịu giảng hoà Việc dụ hàng mới
kết thúc Nhưng Tái dụ Vương Thông thư là một trong những bức thư địch vận luận chiến sac sao nhất của Nguyễn TTãi
2 Mùa đông năm 1426, sau khi đã bức hàng nhiều thành trì do quân Minh chiếm đóng, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy bao vây chặt thành lớn Đông
Quan do Tổng binh Vương Thông cùng bọn tướng Minh tàn ác và hiếu chiến,
ngoan cố (Phương Chính, Mã Kh, Lí An) thao túng Kiên trì thực hiện chiến lược đánh vào lòng người (nwưu phạt tâm công), Nguyễn Trãi được lệnh Bình Định
Vương thảo nhiều thư dụ hàng tướng giặc Ông từng gửi Vương Thông 17 lá thư
như thế mà bài học hôm nay là bức thư thứ 13, viết 2 —- 1427 (trong Quân trung từ mệnh tập, là bức thứ 35)
_—_ Hoạt động 3
HUONG DAN DOC - HIEU KHÁI QUÁT
1 Tác giả và hoàn cảnh sáng tác (đã trình bày trong hoạt động trên HS đọc và ghi nhớ mục Tiểu dân, tr 16)
2 Đọc diễn cảm
Trang 29— GV đọc mẫu đoạn đầu, tiếp theo từ 3 — 4 HS doc dén hét bai GV nhan xét cach doc 3 Giải thích từ khó (theo các chú thích dưới chân trang, GV có thể kiểm tra một vài từ tuy chọn) 4 Thể loại - GV hỏi : Về thể loại, bức thư của Nguyễn Trãi có khác gì những bức thư bình thường ? Vì sao ? — HS trả lời Định hướng :
— Thư từ trung đại : thư bàn việc công, việc quân, việc nước quốc gia đại sự Đó là hình thức công văn mang tính chính luận rõ nét và nổi bật
- Những bức thư trong tác phẩm của Nguyễn Trãi hầu hết là thư do ông viết nhân danh chủ soái Lê Lợi gửi cho các quan tướng giặc Minh nhằm mục đích tâm
lí, chính trị và quân sự : dụ hàng, làm cho chúng sinh kiêu căng mà chủ quan lơ là
để ta đón đường phục kích quyết thắng
- Đó không phải là những bức thư bình thường thông tin hoặc nói việc riêng tư Mà là văn bản chính luận chính trị — ngoại giao dưới hình thức thư từ
Š Bố cục
— GV hỏi : Theo em, bức thư chính luận này có bố cục như thế nào ? Mạch
lập luận của người viết được trình bày ra sao ? — HS nêu ý kiến của mình
Định hướng : Bố cục mạch lập luận của tác giả trong bức thư theo trình tự sau :
Doan 1 Nói việc bính được : Từ quan niệm về thời thế của người giỏi dùng
binh đến việc coi thường, xem bọn Vương Thông chỉ là hạng thất phu đớn hèn, không đáng bàn việc binh với Lê Lợi
Đoạn 2 Trước đáy đó là sáu : Phân tích thời thế và 6 cơ tất bại của quân giặc Minh trong thành Đông Quan
Đoạn 3 Còn lại : vừa khuyên hàng, vừa sỉ nhục, vừa thách đánh nhưng theo
Nguyễn Trãi, hàng vẫn là cách lựa chọn tốt hơn cả trong hoàn cảnh hiện tại
* Nhận xét : Mạch lập luận hết sức chặt chế, lô gích, có thé sơ đồ hoá được Đến hoạt động Tổng kếf chúng ta sẽ trở lại _ Hoạt động 4 HƯỚNG DẪN ĐỌC — HIEU CHI TIẾT (theo mạch lập luận) 1 Đoạn mở đầu
- HS đọc lại 1 lần, phát hiện luận điểm chủ chốt và cách lập luận của tác giả
Nhận xét cách xưng hô và thái độ của Nguyễn Trãi trong đoạn Hai câu hỏi cuối
đoạn có dụng ý gì ?
Trang 30Định hướng :
+ Luận điểm đầu tiên mang tính tiền đề cho cả bức thư được tác giả nêu ra ngay ở câu đầu đó là vai trò của người tướng giỏi trong việc hiểu biết thời thế :
Người giỏi dùng bình là ở chỗ hiểu biết thời thế Thật ra, đây không phải là tư
tưởng mới mẻ, sâu sắc về lí luận Nó đã có từ thời Tôn Tử (Trung Quốc cổ đại)
Hắn bọn Vương Thông cũng chẳng lạ Vậy, Nguyễn Trãi vẫn nêu lên để làm gi ?
Hơn nữa, bằng phép diễn dịch, phân tích, ông còn giải thích tầm quan trọng và mối quan hệ giữa thời và thế trong câu tiếp theo Để dẫn đến hai câu hỏi, cũng là
lời mắng mỏ, khinh bỉ, sỉ nhục tướng giặc là hạng không hiểu thời thế, thất phu
đớn hèn, không đáng bàn việc binh, việc lớn ?
Thì ra, trong tâm của Nguyễn Trãi là ở cụm từ che đậy dối trá mà ông muốn vạch trần ngay từ đầu thư, như muốn tước ngay vũ khí của kẻ thù Chúng biết nhưng biết không đủ, lại lừa bịp, dối lừa quân chúng và quân ta, rắp tâm gian xảo
để hòng xoay lại tình thế Nhưng càng làm thế, chỉ càng chứng tỏ là lũ ngu hèn mà ác độc
+ Tuy nhiên, Nguyễn Trãi vẫn muốn, một lần nữa bày tỏ lợi hại, chỉ rõ đường
sáng cho lũ hùm beo rắn rết đang trong cảnh cá chậu chim lồng ; cho nên mới có lời đầu thư vẫn lịch sự, tôn trọng : Thư kính đưa quan Tổng binh và các vị đại nhân và lối xưng hô : các ông với 2 câu hỏi để chúng tự ngẫm nghĩ về thế và thời
hiện nay ở Trung Quốc và ở Đông Quan
(Hết tiết 77, chuyển tiết 78)
2 Đoạn 2 (Phân tích, vạch rố thời thế đã mất và 6 cớ tất bại của giặc Minh) - HS đọc đoạn : frước đây của ta nữa
- GV hỏi : Đoạn vừa doc lại có thể chia làm mấy luận điểm nhỏ 2 Nêu tên luận điểm
— HS khái quát, nêu ý kién
Định hướng : 2 luận điểm nhỏ :
a Phân tích thời thế đã mất của nhà Minh ở chính quốc
b Phân tích thời thế đã mất của quân Minh ở trong thành Đông Quan
- GV hỏi : Trong từng luận điểm, người viết đã dùng những cách lập luận (luận chứng) như thế nào ? Nhận xét
- HS thảo luận, phát biểu
Định hướng :
+ Đầu tiên, tác giả tiếp tục vạch trần sự gian dối trong thế cùng quãn của lũ
tướng giặc Minh : mưốn giảng hoà, lòng dạ và hành động bất nhất để cho chúng
hiểu rõ rằng ta đã biết đến gan ruột chúng, chúng không thể qua mắt ta
+ Tiếp theo, Nguyễn Trãi vạch ra 3 luận điểm nhỏ về cái thời và thế của nước
Trang 31(không đầy 1 năm) dẫn chúng tới diệt vong ; Phía bắc có giặc Thiên Nguyên ; Phía nam có nổi loạn Tầm Châu
Như thế là ngay ở chính quốc còn gặp rất nhiều khó khăn, giữ mình chưa nổi thì làm gì còn thời thế như thời Trương Phụ ? Bởi vậy, Nguyễn Trãi lại kết luận
bằng 2 câu hỏi, một lần nữa khẳng định bọn giặc không hiểu sự thế, không phải là bậc đại trượng phu mà chỉ là kiến thức đàn bà, tỏ ý coi thường Tác giả lại tỏ rõ sự
coi thường và khích bác chúng trên thế mạnh bằng việc thách thức : Dù có vị ngôi
cao đem quân đến (vua thân chinh) cũng chỉ càng đáng chết, còn tướng, cỡ Trương Phụ cũng chỉ là đến nộp mạng mà thôi !
+ Đến đoạn tiếp theo, Nguyễn Trãi chỉ rõ cho 5 vạn con cá đang nằm trên fhớf trong thành Đông Quan 3 thế nguy cấp :
(1) Thành bị vây khốn lâu ngày, không viện binh, không lương thực ; (2) Dân Việt trong thành căm ghét chống lại ;
(3) Quân lính, thuộc hạ oán trách chống lại hoặc ra hàng, khai ra các bí mật
quân sự trong thành ; lại có thể giết chủ tướng để lập công, cầu sống
+ Như vậy từ xa đến gần, từ trong nước đến ở đây, hiện tại cũng như tương lai trước mắt, thời và thế của giặc Minh đều đã mất và tình thế không thể đảo ngược ;
thế thất bại đã rõ ràng Tuy vậy, để rõ ràng hơn, người viết lại chỉ ra như lời kết luận 6 cái cớ (nguyên nhân) nhất định thất bại của giặc mà vì ngu tối hoặc cố tình bị bưng bít, chúng chưa nhận ra
— HS đọc đoạn tiếp theo : Nay fa suy tính hộ là sáu
- GV hỏi : Nhận xét về 6 cái cớ tất bại mà tác giả đã nêu ra Trong đó, cớ thứ
6 có vai trò gì và tại sao lại xếp cuối cùng 2
- HS thảo luân nhóm, phát biểu
Định hướng : Các chứng cớ nêu ra đều dựa trên tình hình thực tiễn rất xác đáng, cụ thể, không thể bác bỏ 5 cớ đầu thuộc về phía quân Minh ; cớ thứ 6 thuộc về quân Lam Sơn Nguyễn Trãi chỉ nêu 1 cớ tất thắng của quân ta nhưng đã đủ sức
toàn diện, đập tan 5 cớ tất bại của kẻ thù Vì vậy, ông đặt cớ này ở vị trí cuối cùng 3 Đoạn 3
— HS đọc đoạn 3
- GV hỏi : Từ những phân tích rất cụ thể và thuyết phục trên, dẫn đến mục đích cuối cùng của bức thư là gì ? Mục đích ấy được phân hoá khéo léo như thế nào ? Điều đó chứng minh tư tưởng gì của Lê Lợi - Nguyễn Trãi ? Tại sao mục
đích là thuyết hàng mà cuối cùng bức thư lại kết thúc bằng lời thách đánh và sỉ
nhục tướng giặc ? Có thật Nguyễn Trãi muốn đánh ? (câu hỏi nêu vấn đề thảo
Trang 32- HS thảo luận nhóm và trả lời Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến trao đổi
Định hướng :
Nguyễn Trãi chứng tỏ là một nhà ngoại giao, địch vận và tâm lí rất giỏi khi ông tỏ ra tiếc cho sự chần chừ, do dự đợi bại vong của quân tướng Vương Thông
Nhưng ngay tiếp theo, ông lại chặn đứng sự hi vọng hão huyền của chúng về
viện binh không biết bao giờ mới tới mà có tới cũng bại (thực tế diễn ra đúng như vậy :
Này 16, trận Chỉ Lăng Liêu Thăng thất thế Nsày 20, trận Mã Yên, Liêu Thăng cụt đầu ! Ngày 2%, bá tước Lương Minh đại bai tu vong Noày 26, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn
Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam khiếp vía mà vỡ mật,
Thua quân ta ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân Và :
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp
Quân giặc các thành khốn đốn cởi giáp ra hàng
(Đại cáo Bình Ngô)
Đến đây, Nguyễn Trãi thực hiện chính sách phân hoá kẻ thù rất khôn ngoan,
để giảm bớt sức mạnh của chúng, để cho chúng tự giết nhau :
Với bọn đại ác, ngoan cố không thể tha thứ (Phương Chính, Mã Kì), khuyên
chúng tìm cách chém đầu dâng nộp ngoài cửa quan (vậy mà, đến khi chúng ra
hàng, Lê Lợi lại tha và cấp phương tiện cho chúng về nước : Mã Kì Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc (Dai cáo
Bình Nsơ), chứng tư tình thần hoà bình nhân đạo rọng rãi đến chừng nào Ì
Với bọn tướng tá còn lại, có thể hiểu ra lẽ phải, thì tha thiết khuyên hàng, lại
hứa bảo toàn tính mạng, cấp các phương tiện cho về nước (sau này Lê Lợi đã làm
đúng như vậy), lại hứa tiếp tục phụng cống xưng thần, giữ lễ nước nhỏ với nước
lớn như xưa Ì
Giọng văn lại trở lại ơn hồ khun nhủ, lối xưng hô : các ông - f4
Nhưng cuối cùng lại kết thúc bằng lời thách đánh và sỉ nhục Đó không phải
là Nguyễn Trãi hiếu chiến, thích đánh nhau, chém giết mà chỉ chứng tỏ rằng, đã
nói cạn lời rồi, tình lí hết nhẽ rồi mà vẫn ngoan cố không nghe, vẫn ngu dại thì hãy ra mà quyết phân thắng phụ Nói như vậy là ta giờ đây đã có thừa thế, đủ lực để đánh bại chúng Quân sĩ của ta đang nóng lòng muốn đánh để trả thù !
Nhưng chủ ý của Nguyễn Trãi, mục đích và con đường tốt nhất của quân
Trang 33Được như thế cả hai bên đều đỡ tốn thêm xương máu bao người Tư tưởng nhân đạo, hoà bình của Nguyễn Trãi — Lê Lợi vĩ đại là ở đó
_—— Hoạt động 5
HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP
1 Sơ đồ, hệ thống hoá mạch lập luận của tác giả trong bức thư
Người viết - gửi Mục đích Người nhận — doc Nguyễn Trãi Thuyết hàng Vương Thông
(Đang vây thành) (Đang bị vây trong thành Đông Quan)
Tướng giỏi và hiểu biết Vương Thông thất phu thời thế không hiểu thời thế
Phân tích thời thế đã mất, 6 cớ tất bại của Vương Thông
Từ xa (Trung Quốc) : Đến gần (trong thành Đông Quan) :
3 cớ 3 cớ
Tổng hợp 6 cớ tất bại
của giặc Minh
Kết luận
Tiếc mọi con đường chống lại đều bị chặn, chỉ ngồi đợi chết ;
Gợi ra 2 con đường để lựa chọn :
Đầu hàng Quyết chiến Kết quả : an toàn, tốt đẹp Tất bị tiêu diệt
trước mắt, lâu dài
2 Viết một đoạn văn, hình dung thái độ và tâm trạng của Vương Thông, Mã
Kì, Phương Chính và các vị đại nhân trong thành Đông Quan sau khi nhận và đọc
bức thư này của Nguyễn Trãi
3 Trái tim nhân hậu và tầm nhìn chiến lược xa rộng của Nguyễn Trãi đã được thể hiện như thế nào trong Tái du Vuong Thong thu ?
Trang 34Tiét 79 TIENG VIET PHONG CACH NGON NGU NGHE THUAT A Két qua cGn dat Giúp HS : - Nắm được khái niệm "Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật" và các đặc điểm của nó — Tích hợp với Van qua van ban Thu dụ Vương Thông lần nữa và các kiến thức tiếng Việt đã học
— Phân tích được vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật và có ý thức rèn luyện cách viết văn sáng tạo
B Thiết kế bòi dạy học
Hoạt dong 1
HINH THANH KHAI NIEM
"PHONG CÁCH NGÔN NGỮNGHỆ THUẬT" - GV có thể dẫn vào bài :
Như chúng ta đều biết, ngôn ngữ là phương tiện (công cụ) tư duy và giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người Nói cách khác, tư duy và giao tiếp bằng ngôn
ngữ là hai thuộc tính đặc thù chỉ con người mới có, nó là bằng chứng để phân biệt
xã hội loài người với thế giới động vật Nếu vì một lí do nào đó, con người bị mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ thì đó là một thiệt thòi lớn, còn nếu mất khả năng tư duy thì không còn tồn tại với tư cách là một con người đích thực nữa (chẳng hạn những người bị chấn thương sọ não do hậu quả quả của tai nạn giao thông phải "sống thực vật”)
Đồng thời với hai chức năng cơ bản trên, ngôn ngữ còn là công cụ xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương (vì vậy người ta nói : "văn chương là nghệ thuật ngôn từ”), công cụ lưu giữ hình tượng nghệ thuật trong tư duy hình tượng của con người, công cụ "khuân chuyển" hình tượng từ tác phẩm sang đối tượng tiếp nhận (dạy học văn trong nhà trường)
Với tư cách là công cụ xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương, chúng ta có Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” Vậy “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” la gi?
Trang 35- GV gợi dẫn HS trả lời : Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (văn xuôi nghệ thuật, thơ, kịch)
- GV giải thích : Ngôn ngữ là tài sản chung của một cộng đồng dân tộc, khi
được sử dụng trong các lĩnh vực đời sống khác nhau thì sẽ hình thành những phong cách ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn chúng ta có :
1 Phong cách ngôn ngữ nói
+ Khẩu ngữ : hình thức vận dụng ngôn ngữ để giao tiếp hằng ngày giữa các
cá nhân
+ Văn hoá hội thoại : hình thức sử dụng ngôn ngữ để dạy hoc, phát biểu trong họp hành, hội thảo
2 Phong cách ngôn ngữ viết
a Viết khoa học — Phong cách ngôn ngữ khoa học b Viết chính luận — Phong cách ngôn ngữ chính luận
c Viết hành chính công vụ — Phong cách hành chính công vụ d Viết nghệ thuật — Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Vì vậy, bao giờ phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cũng được hình thành, phát
triển và tồn tại trong một "môi trường" ngôn ngữ cụ thể của một cộng đồng dân
tộc cụ thể Đây vừa là mối quan hệ biện chứng, vừa là mối quan hệ nhân quả của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Nói cách khác, nếu ngôn ngữ được dùng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống hằng ngày được gọi là "ngôn ngữ giao tiếp" vì nó chủ yếu thực hiện chức năng thông báo thì ngôn ngữ được dùng để xây dựng hình tượng nghệ thuật gọi là "ngôn ngữ nghệ thuật" vì nó đã được cải tạo về mặt chức năng : từ chức năng "thông báo" là chủ yếu chuyển sang chức năng "thông báo — thấm mĩ' là chủ yếu Ví dụ : Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường xuyên sử dụng các từ : (huyền, bến, biển, bờ, đảo, sóng, mây, mưa, sáng, trưa, chiêu, tối trong các câu như :
- Buổi chiều, bến sông vắng quá ! - Những chiếc thuyền gỗ xa dần
- Bãi biển Cửa Lò thường có sóng lớn hơn bãi biển Sâm Sơn
Với những câu bình thường như trên, chúng ta có thể giải thích nghĩa của các từ :
- thuyền : sự vật nhân tạo, làm bằng nguyên liệu rắn (gỗ, sắt, hợp kim),
phương tiện giao thông đường thuỷ, cố thuộc tính là có mũi nhọn nhô ra phía trước
- bến : đầu mối giao thông
Trang 36Thế nhưng, khi đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh thì chúng ta liên tưởng đến tình yêu, đến hạnh phúc và bất hạnh, đến tin tưởng và hoài nghi, đến niềm vui và nỗi âu lo thường trực, đến sự mong manh dễ vỡ của đời sống tình cảm Chúng ta bảo “sống” (ở Cửa Lò) là tín hiệu giao tiếp, còn "sống” (trong bài thơ cùng tên của
Xuân Quỳnh) là tín hiệu thẩm mĩ Tương tự như vậy, "thuyền, bến" trong những câu nói trên là tín hiệu giao tiếp, còn "thuyền, bến” trong câu ca dao sau là tín hiệu
thấm mi :
Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một da khăng khăng đợi thuyền
— thuyền : người đọc sẽ "bỏ qua" nghĩa của "tín hiệu giao tiếp” đã nói ở trên để liên tưởng đến "tính cơ động, chủ động" của người con trai (anh như thuyền đi)
- bến : người đọc sẽ "bỏ qua" nghĩa của "tín hiệu giao tiếp" đã nói ở trên để liên tưởng đến "tính cố định, thụ động” của người con gái (em như bến đậu)
* Kết quả của liên tưởng thường là những suy ngẫm về cuộc sống, về tình yêu, về hạnh phúc và bất hạnh, về niềm tin và hi vọng, về khả năng tự vấn lương tâm và có thể cả lời than thân trách phận Nhìn chung, suy ngẫm về cái gì và suy ngẫm như thế nào thường phụ thuộc và tri thức, vốn sống, sở thích và khả năng liên tưởng, tưởng tượng của mỗi người Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng, việc tinh thông
tín hiệu giao tiếp luôn được coi là cơ sở cực kì quan trọng để giải mã tín hiệu thẩm
mi ; còn tín hiệu thẩm mĩ sẽ góp phần làm phong phú, sinh động khả năng biểu đạt
của tín hiệu g1ao tiếp
Hoạt động 2
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA
"PHONG CÁCH NGÔN NGỮNGHỆ THUẬT"
- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I (1, 2, 3) trong SGK và trả lời các câu hỏi :
1 Tính thầm mi 1a gi ?
2 Tinh da nghia la gi?
3 Dấu ấn riêng của tác giả là gi? - HS trao đối, thảo luận và trả lời :
1.a Nếu âm nhạc lấy âm thanh và giai điệu làm chất liệu, hội hoạ lấy màu sắc và đường nét làm chất liệu thì văn bản nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật, vì thế người ta nói văn chương là nghệ thuật của ngôn ngữ (M GorkI : "Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất cua van hoc")
b Tính thẩm mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện rất linh hoạt và phong
Trang 37+ Ở việc gieo vần trong thơ :
— Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay
(Ca dao)
— Thuyền ngược ta bỏ sào ngược Ta chẳng chống được, ta bỏ sào xuôi
(Ca dao)
— Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiêu không thắm không vàng vọt Sao đây hồng hơn trong mắt trong
(Thâm Tâm)
+ Ở thủ pháp chơi chữ :
— Hoa mua ai bán mà mua,
Mẹ không ngã giá cho vừa lòng em
(Dán ca)
— Số em là số đào hoa
Số anh đào ngạch, hai ta cùng đào
(Ca dao)
— Cái kiếp tụ hành nặng đá đeo Vi gi mot chit teo téo teo
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc Trái gió cho nên phải lộn lèo
(Hồ Xuân Hương)
+ Ở khả năng tạo nhịp điệu :
- Sóng như ngàn trưa xanh tan xanh ra thành bể và thôi không trở lại làm trol
(Ché Lan Vién)
— Dân tộc ta sinh ra và lớn lên trên một mảnh đất mấy nghìn năm nay chua giờ phút nào nguội tắt ngọn lúa chiến tranh Từ trong đêm mờ xa xôi của lịch sử, hình ảnh cha ông ta là hình ảnh một con người câm vũ khí đứng lên trong cuộc
chiến đấu trường kì và đữ đội
(Nguyên Ngọc)
* Tóm lại, theo các bậc túc nho xưa, văn chương trước hết phải "thuận miệng,
Trang 38Lời hay ai chẳng ngâm nga, Trước còn thuận miệng, sau ra cảm lòng
(Đông Kinh nghĩa thục)
Cái thuận miệng, sướng tai ấy nếu chưa phải là tất cả tính thẩm mĩ của ngôn
ngữ nghệ thuật thì ít nhất cũng là một thứ dấu hiệu đặc trưng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật khác với ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày
2.a Mọi văn bản nghệ thuật đều phản ánh hoặc gợi ra những phương diện nhất định của cuộc đời, đều chứa đựng những tư tưởng, tình cảm của nhà văn, nhà thơ về cuộc sống và con người Đó chính là nội dung, tức là nghĩa của văn bản
nghệ thuật Nhờ có nội dung này mà người đọc có thể xúc động và "bị" thuyết
phục, cảm hoá về những điều hay lẽ phải và tự nhủ mình phải sống tốt hơn Khả năng "giáo dục" người đọc của văn bản nghệ thuật bằng cái đúng được hình tượng hoá trong tác phẩm, ta gọi là "chân lí của nghệ thuật" Chân lí của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống ; nhưng không bao giờ trùng khít với chân lí của đời sống ; bởi thông qua sự tái tạo, nhào nặn, hư cấu, tưởng tượng của nhà văn ; chân lí của nghệ thuật thường được lí tưởng hoá ở những mức độ khác nhau (nhà văn không chỉ là thư kí của thời đại, mà còn là người thầy của thời đại) Do đó văn bản nghệ thuật
bao giờ cũng có tính đa nghĩa
b Các loại nghĩa của văn bản nghệ thuật :
b.1 Một cơ sở của ý nghĩa trons văn bản nghệ thuật : Cảm hứng nghệ thuật Chúng ta đều biết, cái đẹp thường gắn liền với với cảm hứng sáng tạo và năng
khiếu thấm mĩ của mỗi người (kể cả người sáng tạo và người tiếp nhận), do vậy
người ta chỉ thấy đẹp khi nảy sinh những cảm xúc chân thành Một bông hoa đẹp,
một đêm trăng đẹp, một người con gái đẹp có thể gây chấn động cảm xúc trong người này, nhưng cũng có thể hồn tồn vơ nghĩa đối với người khác Cũng có thể
nói như vậy đối với văn bản nghệ thuật Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một thực tế là :
có người cả đời không sáng tác và cũng chăng đọc một bài thơ, một truyện ngắn ;
nhưng người đó vẫn sống đúng mực, vẫn lặng lẽ làm từ thiện và vẫn được xã hội kính trọng ; nghĩa là không phải tất cả những người không thuộc giới "người văn,
người thơ" đều xấu xa cả Ngược lại, có không ít người sáng tác đã thành danh, dạy văn khá nổi tiếng, bình văn hay như hót ; nhưng họ lại mắc chứng kiêu ngạo theo kiểu "mục hạ vô nhân", rồi tự cho mình cái quyền sống buông thả, vô trách
nhiệm Như vậy, trong sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật, những "chấn động cảm
xúc” mới là điều kiện "cần", còn điều kiện "đủ" là một "cái phông văn hoá" nhất
định, có thể hiểu một cách thật đơn giản là phải đạt tới một trình độ văn hoá nào đó, người nghệ sĩ và người "làm công tác văn chương” mới có khả năng tự giáo
dục mình Nói như vậy để đôi khi, trong những trường hợp cụ thể, chúng ta không
nên đồng nhất "tác phẩm nghệ thuật — với tư cách là một sản phẩm tỉnh thần đã
Trang 39Đọc tác phẩm A, chúng ta cảm thấy ý nghĩa của nó gần gũi và dễ hiểu ; hình như tác giả chỉ kể lại những biến cố, những sự kiện mà chúng ta đã gặp ở đâu đó
trong cuộc đời Chúng ta bảo tác phẩm A có ý nghĩa hiện thực Nói cách khác, bám sát hiện thực, tôn trọng hiện thực, đào sâu suy nghĩ để phát hiện và miêu tả
những hiện tượng bản chất của đời sống chính là một trong những cảm hứng sáng
tạo phổ biến mà chúng ta gọi là cảm hứng hiện thực Cái đẹp của loại ý nghĩa này là ở tính chân thực, sinh động, sâu sắc đến mức khiến ta phải ngạc nhiên, thú vị
Ví dụ : Sống mòn và các truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng
Đọc tác phẩm B, chúng ta cảm thấy ý nghĩa của nó lạ lãm và phải suy nghĩ Kĩ
mới hiểu được, nhưng khi đã hiểu rồi thì vô cùng thích thú Hình như tác giả thuộc một "đẳng cấp" người cao siêu hơn chúng ta, đã đưa chúng ta vào một thế giới tình
cảm và quan hệ mà chúng ta chưa hề biết, chưa hề gặp và chưa từng trải qua bao giờ ? Chúng ta bảo tác phẩm B có ý nghĩa lãng mạn, đó chính là một cảm hứng sáng tạo khác với hiện thực — cảm hứng lãng mạn Cái đẹp của loại ý nghĩa này là ở tính lí tưởng hoá cuộc sống Nó khơi dậy trong ta những khát vọng mà bình
thường chính ta có thể không biết
Ví dụ : Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, Thơ mới 1930 — 1945
Cũng cần lưu ý rằng, trong thực tế, các ý nghĩa hiện thực hay lãng mạn không
hề loại trừ nhau, mà chúng có thể đan xen vào nhau, xuyên thấm vào nhau, thẩm
thấu nhau trong một tác phẩm Không nên tuyệt đối hoá ranh giới giữa chúng một cách máy móc
Ví dụ : Tác phẩm Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô chẳng hạn
Đoạn đầu từ một Giăng Van Giăng nghèo khổ đến một Giăng Van Giăng đập vỡ
tủ kính lấy cắp bánh mì, để rồi có một Giăng Van Giăng là tên tù khổ sai là
phần có ý nghĩa hiện thực sâu sắc ; phần còn lại có ý nghĩa lãng mạn - nhưng
ngay ở phần lãng mạn này vẫn thấm đẫm ý nghĩa hiện thực
b.2 Nghĩa tường mình và nghĩa hàm ẩn
+ Nghĩa tường minh : Là ý nghĩa bề mặt của văn bản nghệ thuật (được xác
định căn cứ vào câu, chữ), ý nghĩa này có thể dễ dàng tiếp nhận và thường là tương
đối thống nhất trong bạn đọc
Nghĩa tường minh là ý nghĩa trực tiếp của văn bản nghệ thuật, người đọc có thể nhận biết được nhờ các dấu hiệu hình thức sau :
— Đề tài : Viết về cái gì ?
- Chủ đề : Thái độ, tình cảm của tác giả như thế nao ?
Trang 40- Loại thể : Tự sự, trữ tình, kịch ?
Nghĩa tường minh là tầng nghĩa thứ nhất, cơ sở để hiểu nghĩa hàm ẩn Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở tầng nghĩa tường minh thì văn bản nghệ thuật sẽ chẳng
khác gì nhiều lắm so với các loại văn bản khác
+ Nghĩa hàm ẩn : Là tầng nghĩa chiều sâu của văn bản nghệ thuật (được suy
ra từ câu, chữ đi kèm với nghĩa tường minh), ý nghĩa này khó tiếp nhận hơn nghĩa tường minh và thường là "không giống nhau", "không như nhau” trong các bạn đọc khác nhau đã đành, mà ngay ở mỗi người, việc tiếp nhận cũng thay đối theo
thời gian và kinh nghiệm sống của bản thân
Ví dụ, khi còn là học sinh phổ thông, chúng ta có thể hiểu các câu thơ như :
— Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, CGiật mình, mình lại thương mình xót xa
(Nguyễn Du)
— Có tiền việc ấy mà xong nhỉ Đời trước làm quan cũng thế a ?
(Nguyễn Khuyến)
— Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
(Nguyễn Công Trứ)
sẽ rất khác khi mà chúng ta đã từng trải, và càng khác khi ai đó đang thong dong hoạn lộ, còn ai đó thì đang "lên voi xuống chó” lận đận, long đong
Nghĩa hàm ấn là ý nghĩa gián tiếp của văn bản nghệ thuật, người đọc huy
động tri thức, vốn sống, năng khiếu để cảm nhận và từ đó hình thành những
phản ứng tâm lí có ý thức của mình
Nghĩa hàm ẩn là tầng nghĩa đặc trưng của văn bản nghệ thuật, chỉ văn ban nghệ thuật mới có Quá trình cảm hiểu nghĩa hàm ẩn của văn bản nghệ thuật là
quá trình "đồng sáng tạo" không bao giờ kết thúc
Có thể nói, nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa tổng hợp một cách hữu cơ các ý nghĩa
tường minh và ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật (đã học ở học kì ])
c Dấu ấn riêng của tác giả
Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình hoạt động mang tính cá nhân, cá thể "đơn nhất, không lặp lại" ; nghĩa là không ai giống ai đã đành, mà ngay cả đối với
một nghệ sĩ cũng không được phép lặp lại mình Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có một
nguồn gốc xuất thân riêng, trong những hoàn cảnh sống riêng, nghề nghiệp riêng,
trình độ riêng, sở trường và sở thích riêng Tất cả những cái riêng ấy làm thành một cái "tạng" cho mỗi người, hình thành tâm trạng điển hình cho mỗi người, chi phối cách thức sáng tạo của mỗi người ; những yếu tố trên sẽ xuất hiện đều đặn