Gián án VĂN 9 TUẦN 27, CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG

17 663 1
Gián án VĂN 9 TUẦN 27, CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tháng 2/2011 Tuần 27 Tiết 121 Văn bản: SANG THU (Hữu Thỉnh) A-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : -Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. -Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang triết lí của tác giả. -Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ văn bản thơ trữ tình hiện đại -Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một tác phẩm thơ. B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án - HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà. C. Hoạt động dạy và học  Ổn định tổ chức  Bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”, tâm trạng của tác giả được thể hiện trong bài thơ  Bài mới:GV giới thiệu bài: Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” là một ví dụ. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1.GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm GV yêu cầu HS nêu những nét khái quát về tác giả dựa vào phần chú thích trong SGK HS trình bày. GV yêu cầu HS nêu hoàn cảnh sáng tạo bài thơ. HS trình bày. 1. Tác giả, tác phẩm. (Sgk) a) Tác giả Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc - Nhập ngũ năm 1963, rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. - Tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khoá: III, IV,V - Từ năm 2000, là tổng thư Hội nhà văn Việt nam. - Hữu Thỉnh là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm giác bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. b) tác phẩm - Bài thơ được sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ. Sau đó được 1 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong in lại nhiều lần trong các tập thơ. - Bài thơ rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”, NXB Văn học, Hà nội, 1991 Hoạt động 2: Đọc, từ khó, thể loại ,bố cục GV: Bài thơ viết theo thể thơ nào? GV đọc mẫu, sau đó hướng dẫn 2 HS đọc: Giọng đọc chậm rã, rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với thể thơ 5 chữ. GV: Xác định bố cục của văn bản, nêu ND của từng phần (GV lưu ý: bài thơ gồm 3 khổ, các khổ tiếp nối nhau cùng thể hiện những quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên lúc vào mùa thu nên không nhất thiết phải tìm bố cục bài thơ một cách rành mạch.) II. Đọc, giải thích từ khó, thể thơ Thể thơ. Thể thơ năm chữ. Từ khó(SGK) Bố cục: 2 phần -Phần1: Khổ thơ đầu: Cảm nhận không gian làng quê sang thu. -Phần 2: Khổ thơ 2,3: Cảm nhận không gian đất trời sang thu *Hoạt động 3.Tìm hiểu nội dung văn bản III. Tìm hiểu nội dung văn bản - 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu 1-Khổ thơ đầu:Tín hiệu báo thu về GV: Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ những dấu hiệu nào . - Những dấu hiệu thể hiện sự biến đổi của đất trời sang thu: “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” GV: Em hiểu như thế nào về các dấu hiệu này? Tác giả nhận các dấu hiệu này bằng giác quan gì. +“Hương ổi”: Sự cảm nhận bằng khứu giác mùi thơm của ổi lan toả trong không gian. +”Gió se” cảm nhận bằng xúc giác, gió hơi (GV diễn giảng : Phả vào : Toả vào, trộn lẫn, ở đây là hương ổi toả vào trong gió) GV: Các từ “Bỗng” “hình như” muốn diễn tả sự cảm nhận của tác giả như thế nào? +“Bỗng” sự đột ngột, bất ngờ, có phần ngạc nhiên +“Hình như” thành phần tình thái: thể hiện sự cảm nhận của tác giả có một chú chưa thật rõ ràng, chưa thật chắc chắn vì còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên. GV: Để thể hiện sự biến chuyển của đất trời sang thu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.? -> Nghệ thuật: sử dụng từ láy, nhân hoá => Sự biến đổi của đất trời nơi làng quê khi mùa thu bắt đầu tới được cảm nhận bằng một tâm bồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê. 2 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong - 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2 2-Hai khổ thơ cuối: * Khổ thơ thứ 2: Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu. GV: Đất trời sang thu được tác giả phát hiện qua những dấu hiệu nào. GV: Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào để diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó. -> Nghệ thuật: Nhân hoá, từ láy , đối lập, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. Sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước cảnh đất trời đang ngả dần sang thu. (Gợi ý: Vì sao tác giả viết: Sông dềnh dàng, chim vội vã. Đám mây vắt nửa mình ? HS thảo luận nội dung câu hỏi -> “Sông… dềnh dàng” mùa thu sang nước sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại… + “Chim vội vã” Sang thu trời lạnh dần, chúng phải gấp gáp làm tổ tha mồi + “Đám mây. vắt nửa mình” ở đây là sự liên tưởng sáng tạo thú vị. - 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối *Khổ thơ cuối: Những biến chuyển trong lòng cảnh vật. GV: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào với đặc điểm gì ? - Những dấu hiệu biến đổi của của thiên nhiên. -> HS thảo luận , trình bày + Nắng: còn nhiều nhưng nhạt dần. HS khác bổ sung + Mưa: Đã ít hơn những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. GV chốt lại + Sấm : Bớt dần những tiếng sấm nổ vang trời (vì thường gắn với những cơn mửa rào mùa hạ) GV: Trình bày cảm nhận của em về 2 dòng thơ cuối bài ? (GV gợi ý: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn đạt sự suy ngẫm của mình) GV: Trên cơ sở đã phân tích nội dung bài thơ, nêu ý nghĩa văn bản? HS trình bày, GV chốt - Hai câu thơ cuối: -> Nghệ thuật: tả thực, ẩn dụ. => Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ trên hàng cây lâu năm. Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. 3.Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà 3 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong * Hoạt động 3.(3p) GV: Khái quát giá trị nội dung và nghệt thuật? HS trình bày, GV chốt lại HS đọc Ghi nhớ(Sgk) GV yêu cầu HS: - Khái quát nội dung bài học. -Làm bài tập phần luyện tập. -Chuẩn bị bài: Nói với con thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. III. Tổng kết. 1. Nội dung. - Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang. -Những suy nghẫm sâu sắc mang triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ. 2. Nghệ thuật. - Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ- thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngũ( bỗng, phả, hình như .),phép nhân hóa( sương chùng chình, sông được lúc dềnh dàng .) phép ẩn dụ(sấm, hàng cây đứng tuổi) *(Ghi nhớ-Sgk) D.Củng cố, dặn dò - HS lắng nghe, thực hiện. *********************************************************************** * Tháng 2/2011 Tiết 122 Văn bản: NÓI VỚI CON ( Y Phương ) A-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, thình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của"Người đồng mình" và mong mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương. - Thấy được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái; tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương. -Rèn kỹ năng Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình; phân tích cách diễn tả độc đáo, hình ảnh , gợi cảm của thơ ca miền núi. B. Chuẩn bị: + Giáo viên: Giáo án . +Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà. 4 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong C. Hoạt động dạy và học Ổn định tổ chức Bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Sang thu”, cảm nhận của em về sự biến chuyển của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu trong một khổ thơ của văn bản (tự chọn). Bài mới: GV giới thiệu bài:Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong nguồn cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng tác giả lại có cách nói xúc động của riêng mình. Đều tạo nên cái riêng, động đáo ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 5 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong * Hoạt động 1.GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm GV:Dựa vào chú thích * hãy giới thiệu những nét chính về tác giả, tác phẩm. GV: hãy nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. HS trình bày. GV: văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? HS trình bày, nhận xét. Hoạt động 2: Đọc, giải thích từ khó, bố cục, thể loại GV hướng dẫn HS đọc bài thơ và tìm hiểu phần chú thích trong SGK. GV: văn bản sáng tác theo thể loại nào? GV: văn bản gồm mấy phần? Ý của mỗi phần là gì? HS trình bày bố cục của văn bản. GV:Nhận xét về bố cục của bài thơ I- Tác giả, tác phẩm. a) Tác giả - Y Phương sinh năm 1948, tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước. - Quê : Trùng Khánh - Cao Bằng, dân tộc Tày. -1993: Chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng. - Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi. b) Tác phẩm - Bài thơ trích trong cuốn “Thơ Việt Nam” (1945-1985), NXB Giáo dục 1997 c) Chủ đề bài thơ - Lời người cha nói với con về lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ mai sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam suốt bao đời nay. II. Đọc, giải thích từ khó. Giải thích từ khó(SGK) Thể loại. - Thể thơ tụ do. Bố cục. Văn bản có thể chia làm hai phần - Phần 1 (từ đầu đến “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”): Con lớn lên trong tình yêu thương nâng đỡ của cha mẹ trong đời sống lao động của quê hương. - Phần 2 (còn lại) : Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống đó. Bố cục lô gic, chặt chẽ . 6 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong - 1 HS đọc diễn cảm đoạn 1 GV: ở 4 câu thơ đầu, tác giả cho chúng ta biết được điều gì? GV:Nhận xét gì về các hình ảnh, các diễn đạt ở 4 câu thơ trên? GV:Tác dụng của các hình ảnh và cách diễn đạt đó? GV: Ngoài 4 câu thơ trên, còn có câu thơ nào cũng nói về cuộc sống gia đình hạnh phúc, đầm ấm. HS tìm, trả lời. GV:Con được lớn trong tình yêu thương sự nâng đỡ của cha mẹ, bên cạnh đó con còn được lớn, trưởng thành từ đâu nữa. GV: Em hiểu “Người đồng mình”: có nghĩa là gì , có thể thay thế từ này bằng những từ nào khác ? Nhận xét về cách nói ? (-> có thể thay bằng các từ : người bản mình, người buôn mình, người quê mình…) GV: Cuộc sống lao động của người đồng mình được gợi lên qua các hình ảnh nào? GV: Nhận xét gì về các từ cài, ken trong hai câu thơ trên. GV: Từ đó gợi lên cuộc sống lao động của “Người đồng mình” là như thế nào? GV:Hai câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì? HS suy nghĩ , phát biểu HS khác bổ sung GV chốt lại 1- Đoạn 1 Tả,kể đứa trẻ lẫm chẫm tập đi, tập nói lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. - Với các hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt dường như vô lý song lại tạo ra sự độc đáo, đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt người miền núi. -> Tạo không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. -> Cha mẹ mãi thương yêu nhau => Cuộc sống gia đình thật hạnh phúc. - Con dần không lớn, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của quê hương. + “Người đồng mình”: Những người cùng sống trong một môi trường -> quê hương tác giả => cách nói mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày. -> Sử dụng các động từ: cài, ken => Miêu tả cụ thể cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, ngoài ra còn thể hiện sự gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương. -> Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình - 1 HS đọc diễn cảm (Nhận xét về ngữ điệu của câu thơ, cách diễn đạt của tác giả) 2- Đoạn 2 -> Ngữ điệu cảm thán, nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, sử dụng thành ngữ, cách nói khác lạ => Cuộc sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn nhọc nhằn, nghèo đói của “người đồng mình” 7 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong GV: Từ đó, người cha mong muốn ở con điều gì ? (Gợi ý: Em hiểu các câu thơ trên như thế nào) GV:Từ những đức tính quý báu này của “người đồng mình”, người cha mong ước ở con điều gì . GV: Những tình cảm nào được đề cập đến trong bài thơ? * Hoạt động 3.(3p) GV: Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho con như thế nào? Điều lớn lao nhất mà cha muốn truyền cho con là gì.? GV:Giá trị nghệ thuật đặc sắc? HS đọc ghi nhớ (Sgk) GV: Em cảm nhận được điều gì sau khi học xong văn bản? HS trình bày theo suy nghĩ của mình GV chốt lại GV hướng dẫn HS về nhà tự học: -Học thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. -Cảm thụ và phân tích những hình ảnh thơ độc đáo,giàu ý nghĩa trong bài thơ. Chuẩn bị: Nghĩa tường minh và hàm ý. -Mong muốn của người cha : con phải có nghĩa tình chung thuỷ và nghĩa tình với quê hương. -> Giọng điệu tha thiết, cách nói mộc mạc có sức khái qu-> Đức tính của “người đồng mình” giàu chí khí, niềm tin, không nhỏ bé về tâm hồn về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. át` - Người cha mong muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời 3. Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước. III. Tổng kết. 1. Nội dung. - Cuội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người- con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và ý nghĩa của tình quê hương. -Những đức tính cao đẹp mang tính truyền thống của "người đồng mình" với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng - Nêu lên tình cảm yêu thương, trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha qua lời nói với con. 2. Nghệ thuật. - Có giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết trìu mến. -Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. - Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. * Ghi nhớ(Sgk) D. Củng cố, dặn dò - Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của" người đồng mình" và mong mỏi của người cha đối với con. 8 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong Tháng 2/ 2011 Tiết 123 Tiếng Việt: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý. A-Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu; biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày. - Rèn kỹ năng vận dụng lí thuyết vào bài tập; sử dụng hàm ý phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. B. Chuẩn bị: +Giáo viên: Giáo án +Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà. C.Hoạt động dạy và học  Ổn định tổ chức  Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.  Bài mới:GV giới thiệu bài Trong cuộc sống hàng ngày để diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân có khi ta nói ra trực tiếp điều muốn nói. Song trong một số hoàn cảnh, tình huống nhất định ta lại không diễn đạt điều muốn nói một cách trực tiếp bằng những từ ngữ trong lời nói. Để hiểu rõ hơn về hai cách diễn đạt trên, chúng ta vào tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 9 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong * Hoạt động 1.GV hướng dẫn HS phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý *Đoạn văn trích (SGK trang 74, 75) GV:Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì . GV:Em hãy suy nghĩ xem vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái? GV:Câu nói thứ hai của anh thanh niên “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” có ẩn ý gì không. GV: Qua ví dụ trên, cho biết thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý. GV:Cho ví dụ ở đó người nói có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý - 1 HS đọc ghi nhớ. I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. -> Anh thanh niên muốn nói thêm rằng anh rất tiếc vì thời gian còn lại quá ít - Có thể do anh ngại ngùng. - Muốn che giấu tình cảm của mình. -> Câu nói không có ẩn ý, câu nói này thông báo với cô gái việc cô để quên chiếc khăn mùi soa ở trên bàn. *Ghi nhớ (SGK/75) * Hoạt động 2.GV hướng dẫn HS làm phần luyện tập. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập II. Luyện tập. 1-Bài tập 1 (SGK/75) - HS làm bài tập -> trình bày - HS khác bổ sung a) Câu“Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy”, với cụm từ “tặc lưỡi”: cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. -GV đánh giá -> Đây là cách dùng “hình ảnh” để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật b) Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc mùi soa là:"Mặt đỏ ửng"vì ngượng. “Nhận lại chiếc khăn” vì đó là khăn của cô mà cô đã để quên như lời anh thanh niên nói. ->Đây là một hành động không thể khác được. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2-Bài tập 2 (SGK/75) - Trình bày miệng trước lớp - Hàm ý của câu : “Tuổi già cần nước chè: - HS khác bổ sung (nếu có) ở Lào Cai đi sớm quá” : Bác lái xe muốn nói : “Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy” 3-Bài tập 3 (SGK/75, 76) - 1HS đọc yêu cầu bài tập - Câu có chứa hàm ý trong đoạn văn 10 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong [...]... tiết tiếp theo -Rèn kỹ năng nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ B Chuẩn bị: +GV: Giáo án + HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà C Hoạt động dạy và học  Ổn định tổ chức  Bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs 11 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong  Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Tìm... thức: Bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm, luận cứ rõ ràng GV nhắc nhở HS: - Nắm nội dung kiến thức +HS lắng nghe, thực hiện - Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Tiết 125 Tập làm văn Tháng 2/2011 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ A-Mục tiêu cần đạt Giúp HS: 13 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong - Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn... không - GV đánh giá gian, được miêu tả trong bài thơ) D Củng cố, dặn dò +Nội dung: Cần nêu lên được những nhậ xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự GV: Nêu những yêu cầu về nội dung và phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng hình thức của bài văn nghị luận về một điệu, nội dung cảm xúc của đoạn thơ, bài thơ ấy đoạn thơ, bài thơ +Hình thức: Bố... “đáng trân trọng” kết bài của văn bản trên - Thân bài: Từ “Hình ảnh mùa xuân của mùa xuân” - Kết bài : Đoạn văn cuối -> Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông GV: Em có nhận xét gì về bố cục của văn thường của một văn bản, giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt bản này? 12 Phạm Thị Oanh- Trường THCS Châu Phong GV:Cách diễn đạt trong từng đoạn của * Nhận xét về cách diễn đạt: văn. .. Châu Phong - Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước - Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức triển khai các luận điểm B Chuẩn bị: +GV: Giáo án +HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà C.Hoạt động dạy và học  Ổn định tổ chức  Bài cũ:Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Bài nghị luận... phần Mở bài + Từ các luận điểm được triển khai trong phần Thân bài đã dẫn tới phần Kết bài: đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ GV :Văn bản này có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? -> Những lý do tạo nên tính hấp dẫn và sức thuyết phục của văn bản: + Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng + Văn bản ngắn, tập trung trình bày, nhận xét, đấnh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật nhất... bài thơ bài thơ * Văn bản: “Khát vọng hoa nhập, dâng hiến cho đời” (Hà Vinh 2 HS đọc Thảo luận, hoạt động nhóm GV: Vấn đề nghị luận? 1 Văn bản: Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời 2 Nhận xét - Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học : đề tài của một bài thơ GV: Em có nhận xét gì về vấn đề này GV :Văn bản để nêu... +Tìm hiểu đề: đọc kỹ đề, xác định yêu cầu GV: Hãy lập dàn bài cho đề văn trên dựa vào những từ ngữ then chốt -> Bước 2: Lập dàn bài (SGK-81) +Tìm ý dựa vào yêu cầu của đề để đặt ra những câu hỏi tìm ý 2 HS đọc -Bước 2: Lập dàn bài +Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình +Thân bài: Lần lượt trình bày những suy ->Bước3: Viết bài (SGK) nghĩ, đánh giá về nội dung... theo yêu cầu cách hợp lí, hiệu quả khi nói và viết - Chuẩn bị bài: Nghị lậun về đoạn thơ, bài thơ *********************************************************************** * Tháng 2/ 2011 Tiết 124 Tập làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ A-Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : - Hiểu rõ thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và biết cách làm bài văn này - Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị... bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ “Quê hương” GV:Qua bài văn trên, em hãy rút ra kết luận về các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 2 HS đọc ghi nhớ * Hoạt động 3 - HS đọc yêu cầu bài tập (SGK- 84) - Hướng dẫn HS tìm ý( trả lời các câu hỏi trong phần gợi ý SGK) cảm thụ riêng của người viết Những nhận xét, đánh giá ấy phải . -Rèn kỹ năng nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. B. Chuẩn bị: +GV: Giáo án +. GV đánh giá GV: Nêu những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ GV nhắc nhở HS: - Nắm nội dung kiến thức. - Chuẩn

Ngày đăng: 01/12/2013, 22:11

Hình ảnh liên quan

- Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ- thu ở nông thôn  vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Gián án VĂN 9 TUẦN 27, CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG

h.

ắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ- thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan