1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Sang kien kinh nghiem mon Lich su

7 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 84 KB

Nội dung

Khi có đội ngũ GV chuyên sâu về môn lịch sử thì một điều không kém phần quan trọng việc dạy lịch sử đó là nâng cao hiểu biết kiến thức về lịch sử cho học sinh, bài dạy được mở rộng ra và[r]

Trang 1

MỤC LỤC TÊN ĐỀ TÀI……… Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ:……… Trang 2

1 Nguyên nhân chủ quan: ……… Trang 2

2 Nguyên nhân khách quan Trang 3

II CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Trang 3

1.Nâng cao vị thế của môn học :……… Trang 3

2 Hệ thống chương trình lịch sử: Trang 4

3 Bồi dưỡng đội ngũ : Trang 4

4 Giáo viên chuẩn bị bài dạy môn lịch sử: Trang 4

5 Dạy ngoài lớp: Trang 5

6 Nâng cao kiến thức Lịch sử: Trang 5

7 Một số lưu ý Trang 5

III KẾT LUẬN: Trang 6

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Trang 7

- Xếp loại của Hội đồng khoa học các cấp: Trang 7

Trang 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TỐT MÔN LỊCH SỬ TIỂU HỌC

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói:

“ Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Câu nói của Bác thật thấm thía và sâu sắc, bởi vì đã là người Việt Nam thì dù

ở đâu cũng phải biết lịch sử nước mình vì đó cũng chính là đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Chúng ta cũng biết rằng lịch sử và tương lai được ví như đôi quang gánh phía trước và phía sau ta phải để cân bằng không được thiên về phía nào bởi vì nếu ta nghiêng về phía sau thì ta sẽ trở thành người lạc hậu còn ta thiên về phía trước thì bánh xe lịch sử sẽ đè bẹp chúng ta Từ những suy nghĩ đó ta nhận thấy môn lịch sử cũng là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đó cũng là điều mà Đảng và nhà nước ta đang quan tâm Nhưng thực tế việc dạy và học môn lịch sử chưa đạt hiệu quả như mong muốn bởi còn gặp một số khó khăn.Từ đó trong những năm gần đây qua báo đài và tình hình thực tế ở nhà trường, tôi nhận thấy hầu như các em học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn lịch sử, các em còn coi nhẹ môn học này, vì cho đây chỉ là môn phụ và các em rất

“ngán ngẩm” khi phải học và nhớ những sự kiện lịch sử, những bài học kinh nghiệm, nhất là khi các em càng lên lớp trên (THCS,THPT) Xã hội đòi hỏi ngành giáo dục chúng ta cần phải quan tâm, thay đổi nhận thức, thay đổi phương pháp dạy học… trong việc dạy môn lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn hơn

Chính vì thế trong quá trình công tác và tình hình thực tế, tôi nhận thức từ cấp học tiểu học chúng ta phải gây hứng thú để các em từ thích thú môn lịch sử mà đi đến chủ động học tập tìm tòi, làm cho các em yêu thích môn Lịch sử như những môn học khác

Nhận thức được điều này nên bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi và đã rút ra được một số biện pháp áp dụng vào giảng dạy môn Lịch sử có khả thi Mong rằng từ những biện pháp sau sẽ giúp học sinh học tốt môn Lịch sử, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

1 Nguyên nhân chủ quan:

Học sinh coi nhẹ môn học Lịch sử, không hứng thú học tập

Phụ huynh chưa quan tâm môn học Lịch sử, chú trọng các môn học khác như: Toán, Tiếng Việt…còn môn lịch sử họ cho là môn phụ

Giáo viên giảng dạy môn lịch sử chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

Giáo viên cho rằng Lịch sử là một lĩnh vực khô cứng, đòi hỏi tính chân thật, chính xác khó tiếp cận và khó nhớ, mau quên Nếu biết không chính xác thì rất dễ nói sai Vì thế, không nói vẫn hơn Lịch sử là môn học đòi hỏi người dạy phải có kiến thức xã hội rộng lớn nhưng nhiều giáo viên tiểu học lại có vốn kinh nghiệm và hiểu biết về lịch sử hạn chế ( Vì họ không chuyên sâu về lĩnh vực này)

Trang 3

2 Nguyên nhân khách quan:

Số tiết lịch sử 1tiết/ tuần thời lượng chương trình còn ít

Đồ dùng dạy học còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy Tư liệu, tranh ảnh rất hiếm

Đối với xã Tam Giang là vùng sâu giao thông chủ yếu là đường thủy, kênh rạch chằng chịch đi lại khó khăn nên việc dạy môn Lịch sử tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế khu di tích lịch sử còn hạn chế

Học sinh khó thâm nhập vào bài học; khó chiếm lĩnh nội dung bài do bản thân thiếu vốn kiến thức lịch sử Đồng thời, do việc giảng dạy của giáo viên còn hạn chế Bài học thường khó mà có những dẫn chứng cụ thể, nhưng phân tích Lôgic, hơn nữa còn thiếu đi bối cảnh, hoàn cảnh, tình huống, không gian, thời gian lịch sử của sự kiện; thiếu những sự kiện có liên quan…

Qua quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn lịch sử, đơn vị trường tiểu học 1 xã Tam Giang thời điểm học kỳ 1 năm học 2009-2010 kết quả thống kê:

Trước những nguyên nhân và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, rất cần thiết với kinh nghiệm công tác và quá trình nghiên cứu lý luận giáo dục, bản thân đặt ra: “Một số biện pháp dạy tốt môn lịch sử”

II CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1 Nâng cao vị thế của môn học:

Ngay đầu năm học giáo viên cần giáo dục vai trò, tầm quan trọng của môn học lịch sử: Học lịch sử không phải chỉ để ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công hoặc để ghi nhớ công lao của một số danh nhân làm nên sự nghiệp mà ở đó ta còn phải biết tìm hiểu, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, nhân văn của đạo lí làm người Việt Nam, vì đó chính là cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc không phải chỉ vì thời xưa mà cả thời nay và mãi mãi mai sau Các em phải hiểu mình

là người Việt Nam thì mình phải biết được lịch sử của đất nước, của dân tộc mình như lời Bác Hồ đã dạy, có như vậy chúng ta mới xứng đáng là người Việt Nam:

“Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn…”

Trong những năm gần đây báo đài thường hay tổ chức những cuộc thi nói về lịch sử như vậy lịch sử nước nhà là một trong những kiến thức rất quan trọng trong mỗi con người Việt Nam

Hiện nay đất nước ta đã và đang mở rộng ngoại giao với các nước trên thế giới

và nước ta gia nhập vào WTO, chúng ta hiểu rõ về lịch sử nước mình khi giao tiếp với người nước ngoài ta có thể tự hào giới thiệu về đất nước con người Việt Nam của chúng ta Muốn đạt được điều này thì ngay bây giờ chúng ta phải học thật tốt, nắm thật vững tạo tiền đề để các em học tốt hơn ở các lớp cấp trên Ngoài tuyên truyền đến phụ huynh học sinh nhận thức đúng đắn môn học Lịch sử, có thái độ tốt với môn học

Trang 4

và tạo điều kiện giúp đỡ học sinh sưu tầm tư liệu lịch sử, tranh ảnh… giúp học sinh học tốt môn lịch sử Không phân biệt môn lịch sử là môn phụ, xem môn lịch sử cũng rất quan trọng như các môn khác

2 Hệ thống hóa chương trình lịch sử:

Chương trình môn lịch sử lớp 4, 5 có tính hệ thống liền mạch, nhằm cung cấp cấu trúc chương trình và cung cấp thêm thông tin về lịch sử theo từng thời kỳ lịch sử

@ Lớp 4:

-Khoảng 700 năm TCN-

179TCN

-179TCN-938

- Buổi đầu dựng nước và giữ nước

- Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập

-Năm 938-1003

-Năm 1009-1226

-Năm 1226- 1400

-Thế kỷ XV

- Buổi đầu độc lập

- Nước Đại Việt thời Lý

- Nước Đại Việt thời Trần

- Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê -Thế kỷ XVI-XVIII

-Năm 1789

-Năm 1802-1885

- 1786 quân Tây Sơn thống nhất đất nước

- Đại phá quân Thanh

- Buổi đầu thời Nguyễn

b Lớp 5:

- 1858-1945 - Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lượcvà đô hộ.

- 1945-1954 - Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiếnchống Pháp.

- 1954-1975 - Xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thốngnhất đất nước.

- 1975- Nay - Xây dựng CNXH trong cả nước

3 Bồi dưỡng đội ngũ:

Tích cực bồi dưỡng thường xuyên học tập bằng nhiều hình thức như: Bồi dưỡng chuyên môn hè, tin học, Đại học từ xa…không ngừng học tập, nghiên cứu và ghi chép lại những sự kiện, câu chuyện, hình ảnh, sự vật, sự việc, nhân chứng lịch sử

có liên quan đến các bài dạy học lịch sử Nhà trường thường xuyên mở chuyên đề, thao giảng môn lịch sử… để rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo Ngoài ra giáo viên cần có lòng nhiệt tình, say mê nghề nghiệp

và quyết tâm học hỏi

4.Giáo viên chuẩn bị bài dạy môn Lịch sử:

Nghiên cứu sách giáo khoa lịch sử, tài liệu chương trình thay đổi sách môn lịch

sử và các tài liệu tham khảo khác để chuẩn bị và lập kế hoạch bài dạy lịch sử thật sự đầy đủ dung lượng chuẩn kiến thức, kỹ năng, giáo dục…

*/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

Đồ dùng dạy học sẵn có, sưu tầm tư liệu, tài liệu hỗ trợ giảng dạy tự làm đồ dùng dạy học môn lịch sử (đặc biệt chú ý đến các sơ đồ, lược đồ)

Trang 5

*/Học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập:

Khuyến khích học sinh tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh, ghi chép các sự kiện lịch

sử trên các thông tin, truyền hình hay được nghe kể

Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch sử: Sử dụng giáo án điện tử, hình ảnh, phim tư liệu sự kiện lịch sử, dạy giáo án điện tử rất tốt, thuận lợi và học sinh tiếp thu hiệu quả hơn, tuy nhiên cần đầu tư phương tiện và sưu tầm tư liệu tốn nhiều thời gian và kinh phí

5 Dạy ngoài lớp:

Bên cạnh việc dạy trong lớp, cần tận dụng dành một thời gian nào đó tổ chức cho các em đi thực tế tại địa phương mình Đi thực tế có tác dụng rất lớn trong việc khắc sâu kiến thức và giáo dục tình yêu quê hương đất nước và tự hào về những truyền thống bất khuất anh dũng của dân tộc ta Bởi vì chúng ta đã biết lịch sử là việc đã xảy

ra có thật và tồn tại khách quan các em muốn nhận thức được lịch sử chân thực và dễ nhớ là các em được tiếp xúc các dấu vết của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự kiện nhân vật đã diễn ra

Phối hợp với anh( chị) Tổng phụ trách Đội giáo dục lịch sử theo chủ điểm, những ngày lễ lớn trong năm Ngoài ra kết hợp với Hội Cựu chiến binh cuả xã nói chuyện những chiến công điển hình của xã nhà trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Ví dụ: Mời Bác cựu chiến binh xã đến nói chuyện cho các em nghe về Đảng, Bác Hồ và các anh bộ đội trong kháng chiến Đặc biệt là những chiến công hiển hách của “Đội săn tàu trên sông Tam Giang” nhân những ngày lễ như: 13/12, 30/4…nhằm giáo dục truyền thống anh hùng của nhân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

6 Nâng cao kiến thức Lịch sử:

Khi có đội ngũ GV chuyên sâu về môn lịch sử thì một điều không kém phần quan trọng việc dạy lịch sử đó là nâng cao hiểu biết kiến thức về lịch sử cho học sinh, bài dạy được mở rộng ra và sâu sắc hơn làm cho các em yêu thích hơn cảm nhận nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử một cách sâu hơn hoặc các em có thắc mắc thì giáo viên sẵn sàng trả lời ngay cho học sinh, yếu tố này cũng khá quan trọng giúp các em ham học môn học và thích tìm tòi sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, tinh thần đấu tranh của nhân dân ta qua các thời kỳ

Ví dụ: Dạy bài “ Tiến vào Dinh Độc lập” các em biết người cấm cờ Cách mạng lên ở Dinh Độc lập là anh Bùi Quang Thận Vậy giáo viên sẽ giới thiệu thêm cho các

em biết hiện nay anh Bùi Quang Thận đang là Đại tá giữ chức vụ quan trọng trong quân đội Chiếc xe tăng 843 và 390 hiện nay đang được trưng bày tại Dinh Thống Nhất Hay giải thích thêm cho các em một số thông tin hay hình ảnh liên quan trong

bài “Tiến vào Dinh Độc lập”…Phối hợp thêm các hình ảnh trực quan

7.Một số lưu ý:

Giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sinh động phù hợp từng nội dung, các hoạt động học tập trong giờ lịch sử theo trình tự có hệ thống,

có sự phân tích, lý giải sâu sắc, khai thác khéo léo những hiểu biết đã có của học sinh Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học tập của học sinh trở nên lí

Trang 6

nhỏ, tăng cường sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh trong quá trình học tập Chúng ta biết phương pháp dạy học tích cực hiện nay là hướng vào học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức dẫn dắt để các em tự tìm tòi khám phá ra kiến thức mới Tâm lý các em rất thích và vui khi được cô giáo (thầy giáo) giao việc cho mình, rất thích được đóng vai hay dẫn chuyện… “MC”

Ví dụ : Dạy bài “ Bình Tây đại Nguyên Soái Trương Định” khi tổ chức cho các

em thảo luận nhóm đưa ra yêu cầu : nếu nhóm nào hoàn thành xuất sắc câu hỏi và nhanh thì nhóm đó sẽ được chọn sắm vai “Bình Tây đại Nguyên Soái Trương Định”, tất nhiên giáo viên sẽ chuẩn bị một số trang phục cho phù hợp để các em sắm vai

Giáo viên vận dụng hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng và dễ hiểu, tổ chức hoạt động tìm tòi kiến thức hoặc củng cố nội dung bài cũng phải cần chú ý tính tích cực, tự giác, tự lực trong học tập của các em, đặc biệt là tuyên dương học sinh có nhiều cố gắng trong học tập, hăng hái phát biểu, tránh tình huống học sinh trả lời không đúng giáo viên tỏ ra bực mình

Ví dụ: Khi dạy bài: “ Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước” giáo viên khi củng cố kiến thức có thể đặt ra hệ thống câu hỏi và gọi một em bất kỳ trả lời Câu hỏi có thể là:

1/ Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?

2/ Nêu cảm nghĩ của em về Trường Tộ?

3/ Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?

III KẾT LUẬN

Dạy học môn lịch sử có những khó khăn Song khó khăn nào cũng có thể khắc phục Muốn dạy tốt môn lịch sử người giáo viên phải có trình độ, ngân hàng kiến thức lịch sử phong phú, có tâm huyết với nghề nghiệp; có khả năng phân tích tổng hợp sâu sắc, có năng lực tổ chức giờ học chủ động, tích cực và ấn tượng Ngoài ra biết vận dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và các phương tiện dạy học khác như: sử dụng giáo

án điện tử (ứng dụng công nghệ thông tin) vào dạy học lịch sử.Với những giải pháp

mà tôi đã nêu trên, bằng tinh thần quyết tâm của thầy (cô) giáo Qua quá trình kiểm tra, đánh giá, dự giờ các lớp và báo cáo của giáo viên tình hình học tập, học sinh có chuyển biến tích cực, có sự tiến bộ rõ rệt, ham học môn học lịch sử, tuy nhiên hiện nay chưa có kết quả cụ thể, vì chưa kiểm tra định kỳ học kỳ 2 năm học 2009-2010 Tôi tin tưởng những ý kiến này sẽ góp phần nhỏ vào việc dạy tốt môn lịch sử tiểu học

có hiệu quả hơn Rất mong Hội đồng khoa học các cấp và đồng nghiệp nhiệt tình đóng góp thêm ý kiến cho đề tài SKKN hoàn chỉnh và có tác dụng thực tế

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 7

-Tên đề tài: Một số giải pháp dạy tốt môn lịch sử tiểu học.

-Tác giả: Nguyễn Hồng Đức

Trường(đối với đơn vị trực thuộc

phòng GD&ĐT, Tổ chuyên môn (đối

với đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT)

Phòng GD&ĐT (hoặc trường, trung tâm, đơn vị trực

thuộc sở)

- Đặt vấn đề

- Biện Pháp

- Kết quả phổ biến, ứng

dụng

- Tính khoa học

- Tính sáng tạo

-Đặt vấn đề -Biện pháp -Kết quả phổ biến, ứng dụng

-Tính khoa học -Tính sáng tạo Xếp loại chung:………

Ngày tháng năm 2010

TL.Hiệu trưởng

(hoặc tổ trưởng chuyên môn)

Xếp loại chung:………

Ngày tháng năm 2010 Thủ trưởng đơn vị

Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng, khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:………… Ngày tháng năm 2010

Giám đốc

Ngày đăng: 30/04/2021, 12:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w