1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

78 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 571,01 KB

Nội dung

Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thuế TNDN là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, làm sao để thu đủ và hợp lý thuế TNDN là một vấn đề đặt ra Vì thế kế toán thuế TNDN phải được hoàn thiện giúp cho nguồn thu của nhà nước ổn định, doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước Đồng thời tạo ra một cơ chế về thuế phù hợp thúc đẩy nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng quy mô

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài Do đó vấn đề về thuế và kế toán được nhà nước quan tâm Bộ tài chính đã không ngừng ban hành, sửa đổi, bổ sung các nghị định, thông tư, chuẩn mực kế toán… sao cho phù hợp với chuẩn mực kế toán thế giới giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng áp dụng, trong đó chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (chuẩn mực kế toán số 17) được ban hành trong đợt 4 theo quyết định số 12/2005/QĐ- BTC ngày 15/02/2005 và được hướng dẫn thi hành theo thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 cũng đã giải quyết được nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác kế toán thuế TNDN

Trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển nhưng chưa ổn định, các nhà đầu tư luôn thận trọng xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp khi ra quyết định đầu tư Điều đó cho thấy báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng sẽ thu hút được nhà đầu tư hơn Các khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế sẽ tạo ra thuế thu nhập hoãn lại và được trình bày trên bảng cân đối kế toán (theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17), chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập hoãn lại trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh làm cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp trung thực và hợp lý hơn Từ yêu cầu thực tiễn này đòi hỏi kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp cần đựợc hoàn thiện để có một báo cáo tài chính minh bạch cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư đưa vốn vào thị trường chứng khoán

Trang 2

Qua những vấn đề trên cho thấy kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tượng ban ngành có liên quan nên tôi chọn đề tài: “Hoàn Thiện Kế Toán Thuế TNDN Tại Việt Nam” để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ này

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Phân tích việc thực hiện kế toán thuế TNDN trước và sau khi có chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp Việt Nam để tìm ra những khó khăn khi áp dụng chuẩn mực

Khảo sát tình hình thực tế áp dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN để đưa ra phương hướng hoàn thiện chuẩn mực

Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu điều tra, chọn mẫu, phỏng vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh…

Tài liệu tham khảo: Văn bản, chính sách nhà nước về thuế và kế toán thuế TNDN như: luật, nghị định, thông tư, các bài báo, trang web có liên quan đến việc bàn thảo về thuế và kế toán thuế TNDN

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi liên quan đến công tác kế toán thuế TNDN tại Việt Nam Ngoài ra, đề tài còn giới hạn không đề cập đến thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết, các khoản góp vốn liên doanh và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trên báo cáo hợp nhất của bên góp vốn liên doanh

Nguồn dữ liệu chủ yếu lấy từ các doanh nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp (1)1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu Đối tượng của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi các chi phí hợp lý, hợp lệ có liên quan đến việc hình thành doanh thu đó

1.1.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

 Góp phần khuyến khích đầu tư

Luật thuế được xây dựng trong bối cảnh cải cách kinh tế và hội nhập Yêu cầu quan trọng hàng đầu là phải có tác dụng như đòn bẩy, kích thích kinh tế phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức đầu tư Do đó hình thức thuế suất được lựa chọn là tỷ lệ % ổn định không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh Quy định miễn, giảm thuế khi thành lập mới cơ sở kinh doanh hay đầu tư chiều sâu đã tác động lớn trong việc khuyến khích đầu tư

 Góp phần tái cấu trúc nền kinh tế theo ngành nghề và vùng, lãnh thổ

Điểm đặc biệt của thuế thu nhập doanh nghiệp là việc áp dụng các thuế suất ưu đãi (có thời hạn ) đối với các ngành nghề, địa bàn nhà nước khuyến khích đầu tư Ngoài ra, còn có các quy định miễn giảm thuế cho các cơ sở mới thành lập hay sử dụng thu nhập sau thuế để tái đầu tư Chính sách ưu đãi thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần định hướng cho đầu tư , do đó có tác động đến việc phân bổ các nguồn lực kinh tế nói chung, góp phần cơ cấu lại ngành kinh tế theo ngành và vùng, lãnh thổ

(1) Tham khảo chương 5 :Thuế thu nhập doanh nghiệp ; tài liệu “Giáo trình thuế” của Võ Thế Hào-Phan Mỹ Hạnh-Lê Quang Cường

Trang 4

 Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Những quy định về thuế suất hay ưu đãi, miễn giảm có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Điều này tạo khả năng để tăng được số thu thuế Đối tượng thu thuế và nộp thuế TNDN cũng mở rộng hơn so với trước đây nhằm đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập và đảm bảo vai trò huy động nguồn thu đối với ngân sách nhà nước

1.1.3 Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ xác định thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế của cơ sở kinh doanh, tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính Thu nhập tính thuế là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của cơ sở, kể cả thu nhập chịu thuế khác sau khi đã loại trừ các khoản thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập tính thuế = TN chịu thuế - ( TN được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và thu nhập khác

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Trang 5

1.2 Định nghĩa kế toán thuế TNDN

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì kế toán thuế TNDN là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế TNDN trong năm hiện hành và trong tương lai của:

- Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

- Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

1.3.1 Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành

Việc xác định thu nhập chịu thuế thường dựa vào lợi nhuận kế toán với các điều chỉnh cần thiết Theo quy định về thuế hiện nay, thu nhập chịu thuế được xác định dựa trên tờ khai quyết toán thuế TNDN Thu nhập chịu thuế được tính bằng lợi nhuận kế toán và thực hiện điều chỉnh các khoản tăng, giảm thu nhập, chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định của luật thuế TNDN

1.3.2 Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN tạm phải nộp trong quý Thuế TNDN phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành của quý đó

Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm cho cơ quan thuế Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế TNDN hiện hành trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó

Trang 6

- Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp

- Trường hợp số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm nhỏ hơn số thuế phải nộp cho năm đó thì khoản chênh lệch do số tạm nộp nhỏ hơn số phải nộp sẽ được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi tăng số thuế TNDN phải nộp - Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan

đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng hoặc giảm số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót

Theo chuẩn mực kế toán 17 ban hành theo số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005, thuế TNDN hiện hành được ghi nhận vào khoản nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán, còn trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuế TNDN được ghi nhận là chi phí để tính lợi nhuận sau thuế

1.3.3 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1.3.3.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

1.3.3.2 Nội dung và phương pháp phản ánh

Sơ đồ 1.1: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Trang 7

Chú thích:

 (1) Hàng quý, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp  (2) Kết chuyển xác định kết quả hoạt động kinh doanh

 (3) Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

 (4) Cuối năm điều chỉnh số thuế TNDN nộp thừa  (5) Cuối năm điều chỉnh số thuế TNDN nộp thiếu

1.4 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

1.4.1 Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế là cơ sở để xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả Vì vậy để xác định được thuế thu nhập hoãn lại phải trả thì trước tiên phải xác định được chênh lệch tạm thời

Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trong bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này (Theo VAS 17)

Để tính chênh lệch tạm thời, kế toán cần xác định: - Giá trị ghi sổ của tài sản / nợ phải trả

- Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản mục - Chênh lệch tạm thời

 Xác định giá trị ghi sổ

Giá trị ghi sổ của tài sản hay nợ phải trả là giá trị trình bày trên bảng cân đối kế toán, đã trừ đi các khoản giảm trừ như dự phòng, hao mòn lũy kế

 Xác định cơ sở tính thuế thu nhập

Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản: là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập được trừ khỏi lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi Nếu những lợi ích kinh tế khi nhận được mà không phải chịu thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó

Trang 8

Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả: Là giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả trừ đi giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của khoản mục này, trừ đi phần giá trị doanh thu đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai

Từ giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế thu nhập xác định được chênh lệch tạm thời, có hai loại chênh lệch tạm thời: Chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Chênh lệch tạm thời chịu thuế là khoản chênh lệch làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay thanh toán Chênh lệch tạm thời phát sinh khi giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó hoặc giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó

Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế:

- Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản

- Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó

Một số trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế:

- Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc một khoản chi phí chỉ được ghi nhận trong các năm sau nhưng đã được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm hiện tại

- Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc điều chỉnh tăng các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu: Khi áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trong các năm trước theo quy định của chuẩn

Trang 9

mực kế toán số 29 “ Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”

Các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu được điều chỉnh tăng, làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thì doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế làm tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp so với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, đồng thời làm phát sinh một khoản phải trả về nghĩa vụ thuế trong tương lai Khoản phải trả này là khoản phải trả dài hạn và được gọi là thuế thu nhập hoãn lại phải trả

1.4.2 Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận “ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm x thuế suất thuế TNDN hiện hành

Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), cụ thể:

- Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm được ghi nhận bổ sung vào số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại

Trang 10

- Ngược lại, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm được ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm hiện tại được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm đó trừ trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu

Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán phải ghi nhận bổ sung khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho các năm trước bằng cách điều chỉnh giảm số dư đầu năm của TK 421 và số dư TK 347

1.4.3 Kế toán thuế TNDN hoãn lại phải trả 1.4.3.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả Tài khoản 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại

1.4.3.2 Nội dung và phương pháp phản ánh

 Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại

Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả

(1b)

(1a)

Trang 11

- Trường hợp 1: Điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả Tăng số dư nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư nợ), hoặc Giảm số dư có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư có) Tăng số dư có đầu năm TK 347

- Trường hợp 2: Điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Giảm số dư có đầu năm TK 347

Tăng số dư có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư có), hoặc Giảm số dư nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư nợ)

1.5 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

1.5.1 Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là cơ sở để xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp so với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, đồng thời làm phát sinh một tài sản tương ứng với số thuế sẽ được khấu trừ trong tương lai Tài sản này là một khoản phải thu và được gọi là tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Để tính chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phải xác định được chênh lệch tạm thời Cách xác định chênh lệch tạm thời đã trình bày ở phần 1.3.1

Trang 12

Vì vậy chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ hay giảm thu nhập chịu thuế trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả liên quan được thu hồi hoặc thanh toán

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh khi:

- Giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó - Giá trị ghi sổ của nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế thu nhập của nó

1.5.2 Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo công thức sau:

Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ , các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi chưa sử dụng nếu chắc có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17

Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại

Trường hợp doanh nghiệp có các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng và nếu doanh nghiệp chắc chắn rằng sẽ có đủ lợi nhuận chịu thuế

Tài sản thuế

thu nhập hoãn lại

=

Tổng chênh lệch

tạm thời được khấu

trừ phát sinh trong

năm

+

Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu

đãi thuế chưa sử dụng

x

Thuế suất thuế thu

nhập doanh nghiệp hiện hành

Trang 13

trong tương lai để bù đắp các khoản lỗ tính thuế và sử dụng các khoản ưu đãi thuế, kế toán phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại bằng giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ đó nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành,

Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế toán phải ghi nhận bổ sung tài sản thuế thu nhập hoãn lại của các năm trước bằng cách điều chỉnh số dư đầu năm TK 421 và điều chỉnh số dư đầu năm TK 243

1.5.3 Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại 1.5.3.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Tài khoản 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

1.5.3.2 Nội dung và phương pháp phản ánh

 Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại

Sơ đồ 1.3: Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại

(1a)

(1b)

Trang 14

- Trường hợp 1: Điều chỉnh tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại : Tăng số dư nợ đầu năm TK 243

Tăng số dư có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư có), hoặc Giảm số dư nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư nợ) - Trường hợp 2: Điều chỉnh giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại :

Tăng số dư nợ đầu năm TK 4211 (TK 4211 có số dư nợ), hoặc Giảm số dư có đầu năm TK 4211 ( nếu TK 4211 có số dư có) Giảm số dư nợ đầu năm TK 243

1.6 Một số khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán 1.6.1 Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc thu hồi được.( Theo VAS 17)

1.6.2 Lợi nhuận kế toán

Lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán (Theo VAS 17)

Trang 15

1.6.3 Một số khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán

Trên thực tế thường có sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp Sự khác biệt này có rất nhiều nguyên nhân:

Bảng 1.1: Bảng phân biệt sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán

Chỉ tiêu Theo quy định của luật thuế

Theo quy định của kế toán

tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả trợ giá và phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng Doanh nghiệp đã phát hành hóa đơn, dịch vụ cung cấp đã hoàn thành

Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiêp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Thỏa mãn 5 điều kiện theo VAS 14 Chi phí nguyên liệu, vật

liệu, nhiên liệu được sử dụng vào sản xuất kinh doanh

Tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho

Tính và hạch toán chi phí này theo thực tế sử dụng và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 16

Chi phí quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng môi giới,…

Tính theo số thực chi nhưng tối đa không quá 10% chi phí hợp lý của doanh nghiệp

Tính theo số thực chi, không quy định mức khống chế

hành : Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009

Theo thời gian sử dụng ước tính của tài sản

Chi phí hỗ trợ, ủng hộ Chi phí không được khấu trừ nếu không có đủ chứng từ theo hướng dẫn TT 130/2008-BTC

Được ghi nhận vào chi phí

Dự phòng trợ cấp mất việc làm và thử việc

Theo tỷ lệ quy định Được coi là chi phí

Tiền phạt Không được coi là chi phí Là chi phí

Từ sự khác nhau trên làm phát sinh chênh lệch giữa kế toán và thuế, đó là chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn

• Chênh lệch vĩnh viễn: Là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế TNDN phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi vào lợi nhuận kế toán nhưng không được tính vào thu nhập, chi phí khi tính thu nhập chịu thuế TNDN, hoặc ngược lại

• Chênh lệch tạm thời: Là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế

Trang 17

1.7 Một số khoản mục thường phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế theo quy định hiện nay

Theo chuẩn mực 14 đoạn 24 quy định: “ Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau: Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó và doanh thu được xác định tương đối chắc chắn”

Như vậy, theo quy định của thuế, các khoản doanh thu này thuộc diện được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nên không tính vào doanh thu chịu thuế Trong khi đó, đối với kế toán, khoản doanh thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia từ lợi nhuận sau thuế còn được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính nên giữa thuế và kế toán có một khoản chênh lệch, đây là chênh lệch vĩnh viễn

• Trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua nhiều kỳ và ước tính doanh thu hàng năm theo mức độ hoàn thành

Theo thông tư 130/2008/TT-BTC quy định thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, trường

Trang 18

hợp thời điểm lập hóa đơn xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hóa đơn

Theo chuẩn mực 14 đoạn 16 quy định trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó Kết quả giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả 4 điều kiện sau:

( a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

( b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

( c ) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán;

( d ) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó

Qua hai cách ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ qua nhiều kỳ và ước tính doanh thu hàng năm theo mức độ hoàn thành theo thuế và kế toán có sự khác biệt Đối với thuế, doanh thu được xác định căn cứ trên thời điểm ra hóa đơn hoặc hoàn tất dịch vụ Tuy nhiên đối với kế toán doanh thu ước tính được ghi nhận nếu thỏa mãn 4 điều kiện nêu trên Sự khác nhau trong cách ghi nhận này tạo ra chênh lệch tạm thời và thuế thu nhập hoãn lại

Trang 19

phí bảo hành, trích trước tiền lương nghỉ phép… nhưng các khoản chi phí trích trước này chỉ được cơ quan thuế chấp nhận khi doanh nghiệp thực chi - Về khấu hao tài sản cố định: Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao có

thể khác nhau theo quan điểm kế toán và thuế Theo kế toán khấu hao TSCĐ áp dụng theo VAS 03, VAS 04 nhằm phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Còn theo thuế thì thực hiện theo hướng dẫn thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 và thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 là cơ sở để xác định chi phí hợp lý theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp Trong trường hợp này, một khoản chênh lệch tạm thời sẽ phát sinh cùng với tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả Ví dụ nếu doanh nghiệp có TSCĐ xác định thời gian khấu hao dài hơn so với bên thuế quy định thì sẽ tạo ra chênh lệch tạm thời cùng với thuế thu nhập hoãn lại phải trả, nếu ngược lại trường hợp trên thì phát sinh chênh lệch tạm thời cùng với tài sản thuế thu nhập hoãn lại - Về chi phí trang phục, chi phí đi vay, chi phí quảng cáo , tiếp thị, khuyến mãi,

khánh tiết, hội nghị, chiết khấu thanh toán… Về các khoản chi phí này bên thuế sẽ khống chế mức chi theo thông tư 130/2008/TT-BTC, bên kế toán ghi nhận theo chi phí thực chi Do đó có chênh lệch giữa kế toán và thuế, đây là chênh lệch vĩnh viễn

- Về bằng chứng làm cơ sở ghi nhận: Đối với thuế, các chi phí chỉ được ghi nhận khi đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp lệ, hợp pháp trong khi kế toán ghi nhận chi phí dựa trên tính thực chi Sự khác biệt này tạo nên chênh lệch vĩnh viễn giữa kế toán và thuế

1.7.2 Tiền và các khoản tương đương tiền

Theo quy định hiện hành của thuế ( thông tư 130/2008/TT-BTC ), chỉ có chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh mới được phép ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính trong kỳ Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ hoặc phát sinh khi đầu tư xây dựng

Trang 20

cơ bản trong giai đoạn trước hoạt động sản xuất, kinh doanh không được tính vào doanh thu và chi phí trong kỳ

Chuẩn mực kế toán số 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” đoạn 12 phần (b) có quy định: Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính, ngoại trừ chênh lệch tỷ giá hối đoái có quy định trong đoạn 12c, 14, 16

Như vậy, giữa hai cách ghi nhận của kế toán và thuế có sự khác nhau trong việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái vào thu nhập hoặc chi phí tạo nên chênh lệch tạm thời

1.7.3 Các khoản phải thu khách hàng

Trong các khoản phải thu khách hàng cần lưu ý đến nội dung lập dự phòng của các khoản phải thu khó đòi Trong cách lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi có sự khác nhau giữa quy định hiện hành và theo kế toán doanh nghiệp

 Theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 quy định tại điều 6 như sau:

Các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác

- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

♦ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác

Trang 21

♦ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng…) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ… Về phương pháp lập dự phòng thông tư hướng dẫn doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi Mức lập dự phòng được cơ quan thuế chấp nhận như sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm - 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm - 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm - 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng

Đó là theo quy định của thuế nếu doanh nghiệp lập dự phòng phải thu khó đòi theo một phương pháp hay tỷ lệ khác dựa vào kinh nghiệm trong kinh doanh và nguyên tắc thận trọng của kế toán dẫn đến một kết quả cao hơn so với các quy định trên, phần vượt này không được chấp nhận là chi phí hợp lý Khi đó, một khoản chênh lệch tạm thời sẽ phát sinh do sự khác biệt giữa giá trị ghi sổ kế toán và cơ sở tính thuế của khoản phải thu Chênh lệch tạm thời này sẽ dẫn đến việc hình thành một khoản tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc một khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Trang 22

1.8 Mối quan hệ giữa chuẩn mực kế toán với luật thuế TNDN

Mối quan hệ giữa chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán luôn là vấn đề được các nhà xây dựng chính sách của các quốc gia đặc biệt quan tâm Nghiên cứu lịch sử thông lệ kế toán và chính sách thuế các nước có thể thấy tồn tại hai quan điểm về mối quan hệ này: (2)

 Sự thống nhất giữa chính sách thuế và kế toán

Các quy định của chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan có sự thống nhất với nhau Thông tin kế toán được sử dụng trực tiếp cho mục đích tính thuế mà không cần thực hiện điều chỉnh

Quan điểm này có sự thống nhất giữa chính sách kế toán và chính sách thuế nên giảm thiểu được sự phức tạp trong việc sử dụng thông tin kế toán cho mục đích kê khai, quyết toán thuế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, quản lý tập trung của nhà nước đối với nền kinh tế Tuy nhiên, việc thống nhất chính sách kế toán và chính sách thuế có thể dẫn đến thông tin kế toán chủ yếu đặt trọng tâm vào mục tiêu tính thuế nên sẽ giảm tính hữu ích đối với các chủ thể sử dụng thông tin khác Hạn chế này càng bộc lộ rõ trong điều kiện thực hiện nền kinh tế toàn cầu Vì vậy, hiện nay quan điểm này ít được áp dụng khi xây dựng chính sách thuế và kế toán quốc gia

 Sự độc lập tương đối giữa chính sách thuế và kế toán

Các quy định của chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán có sự độc lập tương đối Thông tin kế toán được cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau và cần thực hiện điều chỉnh cho mục đích tính nghĩa vụ thuế

(2) Tham khảo bài viết của TS Mai Ngọc Anh trên trang web: www.taichinh247.com

Trang 23

Quan điểm này đảm bảo chính sách kế toán và chính sách thuế được xây dựng theo các mục tiêu khác nhau, phù hợp với đặc thù của từng chính sách Chính sách thuế hướng đến mục tiêu điều tiết kinh tế vĩ mô và đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu phát triển và các chính sách kinh tế khác Trong khi đó, hệ thống kế toán được xây dựng nhằm cung cấp thông tin tài chính thích hợp và tin cậy cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin, nhằm giúp chủ thể ra các quyết định kinh tế phù hợp Vì vậy thông tin kế toán cần đảm bảo tính trung lập, không nhất thiết thiên về mục đích tính thuế của đon vị Ngược lại, sự khác biệt giữa chính sách thuế và kế toán làm gia tăng tính phức tạp cho công tác kế toán tại các đơn vị, cũng như sự phức tạp trong việc sử dụng thông tin kế toán để kê khai, quyết toán thuế Về phương diện quản lý nhà nước sự khác biệt này cũng gây ra những khó khăn, phức tạp nhất định đối với công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế của các đơn vị

Qua phân tích hai quan điểm trên, có thể nhận thấy việc lựa chọn vận dụng quan điểm nào để xây dựng chính sách thuế trong mối quan hệ với hệ thống kế toán đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và cơ chế quản lý kinh tế của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển Trong điều kiện hiện nay, điều hành nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, quan điểm xây dựng chính sách thuế có sự độc lập tương đối với chính sách kế toán là phổ biến

1.9 So sánh kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

1.9.1 Kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán quốc tế ( IAS 12)

• Mục tiêu của IAS 12

Mục tiêu của IAS 12 nhằm trình bày các phương pháp xử lý kế toán liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp IAS 12 đề cập đến các vấn đề cơ bản về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm giải quyết các trường hợp ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành và trong tương lai liên quan đến:

Trang 24

 Việc thu hồi hay thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của tài sản hay nợ phải trả đã ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp;

 Các nghiệp vụ hay sự kiện liên quan của kỳ hiện tại đã ghi nhận trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Chênh lệch tạm thời khấu trừ: Là chênh lệch tạm thời làm phát sinh khoản được khấu trừ khi xác định lợi nhuận chịu thuế của các kỳ tương lai khi mà giá trị ghi sổ của tài sản hay nợ phải trả liên quan chắc chắn thu hồi hay thanh toán

Tóm tắt nội dung chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ như sau:

Bảng 1.2: Bảng tóm tắt các trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời

Giá trị sổ sách > cơ sở tính thuế

Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Giá trị sổ sách < cơ sở tính thuế

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế

Trang 25

• Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành

Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước nếu chưa nộp phải được ghi nhận là nợ phải trả, nếu chưa nộp Nếu giá trị phải nộp trong kỳ hiện tại và kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó thì phần nộp thừa sẽ ghi nhận là tài sản (IAS 12 đoạn 12)

Lợi ích của các khoản lỗ tính thuế được khấu trừ cho thuế thu nhập hiện hành của kỳ trước phải được ghi nhận là một tài sản Việc ghi nhận được thực hiện trong kỳ mà các khoản lỗ phát sinh (IAS 12 đoạn 13)

• Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Theo nguyên tắc IAS 12 thì thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận dựa trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế Có các trường hợp không được ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả:

- Khấu hao lợi thế thương mại thì không được khấu trừ cho mục đích tính thuế - Việc ghi nhận ban đầu của tài sản hay nợ phải trả trong giao dịch không phải

là hợp nhất kinh doanh thì không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hay lợi nhuận chịu thuế

• Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, bao gồm các chênh lệch tạm thời phát sinh từ:

 Các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng được chuyển sang kỳ sau,  Các ưu đãi thuế chưa sử dụng được chuyển sang kỳ sau,

 Các khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết, và các khoản góp vốn liên doanh, trong phạm vi chắc chắn sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng các chênh lệch tạm thời được khấu trừ này

Trang 26

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại sẽ không được ghi nhận khi:

- Việc ghi nhận ban đầu của tài sản hay nợ phải trả tại giao dịch không phải hợp nhất kinh doanh thì không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế tại thời điểm ghi nhận nghiệp vụ

- Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại sẽ được ghi nhận vào thời điểm kết thúc năm tài chính và được khấu trừ với mức độ không lớn hơn phần đủ lợi nhuận chịu thuế sẵn có Phần khấu trừ sẽ được ghi sổ ngược lại trong phạm vi đủ lợi nhuận chịu thuế

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại nên được ghi nhận cho lỗ thuế chưa sử dụng và miễn thuế chưa sử dụng được chuyển sang năm sau, và chỉ ghi nhận tính toán trên khoản đủ lợi nhuận chịu thuế dựa vào khoản lỗ chuyển sang năm sau chắc chắn tạo được lợi nhuận

• Đo lường tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định theo thuế suất dự đoán áp dụng cho kỳ đó, khi tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán dựa trên các mức thuế suất đã ban hành tại ngày lập bảng cân đối kế toán ( liability method)

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả không được chiết khấu

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế x Thuế suất

• Ghi nhận chi phí thuế thu nhập Tài

sản thuế

thu nhập hoãn lại

=

Chênh lệch

tạm thời được khấu trừ

+

Giá trị được khấu trừ chuyển sang kỳ sau của các

khoản lỗ tính thuế chưa sử

x Thuế suất

Các khoản ưu đãi thuế chưa sử

dụng +

Trang 27

Thuế thu nhập hiện hành hay thuế thu nhập hoãn lại phải được ghi nhận như một khoản chi phí hay thu nhập để tính lợi nhuận hay lỗ của kỳ phát sinh, ngoại trừ trường hợp thuế thu nhập phát sinh từ:

 Một nghiệp vụ hay sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu  Nghiệp vụ hợp nhất kinh doanh

Thuế thu nhập hiện hành hay thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục ghi trực tiếp vào vốn chủ sở hữu thì các khoản thuế đó phải được ghi trực tiếp vào vốn chủ sở hữu

IFRS cho phép các khoản mục được ghi trực tiếp vào vốn chủ sở hữu như:  Sự thay đổi giá trị ghi sổ của khoản mục phát sinh từ việc đánh giá lại đất

đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị

 Sự điều chỉnh số dư đầu kỳ của lợi nhuận giữ lại phát sinh từ sự thay đổi chính sách kế toán mà việc thay đổi này áp dụng hồi tố hay việc điều chỉnh các sai sót

 Chênh lệch tỷ giá phát sinh do chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài

 Giá trị phát sinh từ ghi nhận ban đầu của yếu tố vốn của công cụ tài chính phái sinh

• Trình bày thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài sản và nợ phải trả thuế thu nhập hiện hành có thể được bù trừ chỉ khi:  Có quyền hợp pháp để bù trừ các khoản đã được ghi nhận, và

 Có ý định thanh toán trên cơ sở thuần, hoặc thu hồi tài sản và thanh toán nợ phải trả

Các điều kiện để bù trừ thuế thu nhập hoãn lại cũng tương tự như điều kiện bù trừ thuế thu nhập hiện hành

Trang 28

1.9.2 So sánh kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

1.9.2.1 Giống nhau

 Mục tiêu:

Mục tiêu của chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 12) và chuẩn mực kế toán Việt Nam nhằm trình bày các phương pháp xử lý kế toán liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp Nguyên tắc cơ bản là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành và trong tương lai của:

- Việc thu hồi hay thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của tài sản hay nợ phải trả đã được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, và - Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã ghi nhận trong báo cáo tài

chính

 Xác định giá trị:

Thuế thu nhập hiện hành phải nộp ( hoặc tài sản thuế thu nhập hiện hành ) cho năm hiện hành và các năm trước được xác định bằng giá trị dự kiến phải nộp cho (hoặc thu hồi từ) cơ quan thuế, sử dụng các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả cần được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa trên các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu luật tại ngày kết thúc niên độ kế toán

 Lỗ tính thuế chưa sử dụng và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận cho lỗ tính thuế chưa sử dụng mang sang và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để bù trừ với lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc ưu đãi thuế chưa sử dụng

Trang 29

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trừ trường hợp:

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của lợi thế thương mại;

- Ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không phải trong quá trình hợp nhất kinh doanh và không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập tại thời điểm phát sinh giao dịch;

Chuẩn mực chỉ nêu một trường hợp ngoại lệ đối với việc không ghi nhận các khoản chênh lệch chịu thuế , hoặc được khấu trừ thuế tạm thời khi tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả trong một giao dịch, mà tại thời điểm giao dịch không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán và lợi nhuận tính thuế

Trang 30

Xác định chênh lệch tạm thời

IAS 12 đoạn 18 đề cập thêm một số trường hợp khác có thể phát sinh chênh lệch tạm thời như các trường hợp sau: (3)

- Hợp nhất kinh doanh

- Đánh giá lại tài sản - Lợi thế thương mại - Ghi nhận ban đầu

của tài sản hay nợ phải trả

- Khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết hay các khoản góp vốn liên doanh

Không đề cập đến vấn đề này

Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại

Thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại phải được ghi nhận là một khoản thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ngoại trừ: khi các khoản thuế đó phát sinh từ một giao dịch hoặc một sự kiện được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu; hợp nhất kinh doanh

Chuẩn mực không hướng dẫn cụ thể hạch toán thuế thu nhập hiện hành và thuế thuế thu nhập hoãn lại khi có khoản thuế phát sinh từ việc hợp nhất kinh doanh

Trang 31

Trình bày tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả

Không đề cập đến vấn đề này Tuy nhiên thông lệ trình bày tài sản, nợ thuế hoãn lại là các khoản tài sản, công nợ dài hạn

Chuẩn mực quy định tài sản và nợ thuế thu nhập hoãn lại phải được trình bày riêng rẽ với các khoản mục tài sản và nợ khác và phải phân biệt với tài sản và nợ ngắn hạn

(3) Tham khảo sách: Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế – Chủ biên: TS Nguyễn Thế Lộc – TS Vũ Hữu Đức

Trang 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Vì thế, kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là một vấn đề cần hoàn thiện

Trong nền kinh tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu về huy động vốn Do đó số lượng các doanh nghiệp đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán ngày càng tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cung cấp một báo cáo tài chính minh bạch nên VAS 17 càng có vai trò quan trọng trong yêu cầu thực tế

Trước khi có chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 17, giữa kế toán và thuế luôn có sự khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 17 ra đời giúp giải quyết được sự khác biệt đó, giúp cho doanh nghiệp đưa ra báo cáo tài chính trung thực và hợp lý hơn

Từ những cơ sở lý luận về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp được nghiên cứu ở chương 1 sẽ là cơ sở để đánh giá, nghiên cứu, phân tích tình hình áp dụng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Qua đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị cho những vấn đề còn hạn chế

Trang 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI

- Năm 1995 bộ tài chính ban hành quyết định QĐ1141-TC/QĐ/CĐKT (01/11/1995) Chế độ kế toán doanh nghiệp

- Năm 2001 ban hành quyết định QĐ 12/2001/QĐ-BTC (13-03-2001) – Chế độ kế toán các đơn vị ngoài công lập: Giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao

- Năm 2001 ban hành quyết định QĐ 144/2001/QĐ-BTC (21/12/2001)- Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Năm 2006 ban hành quyết định QĐ 15/2006/QĐ-BTC (20/03/2006)- Chế độ kế toán doanh nghiệp (thay thế QĐ 1141)

- Năm 2006 ban hành quyết định 19/2006/QĐ-BTC (30/03/2006) Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp

- Năm 2006 ban hành quyết định QĐ 48/2006/QĐ-BTC (14-09-2006)-Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (thay thế QĐ 144)

Ngoài việc ban hành chế độ kế toán sao cho phù hợp với các doanh nghiệp thì bộ tài chính cũng không ngừng quan tâm đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 34

Vì thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ điều tiết nền kinh tế Do đó việc hạch toán đúng và đủ thuế thu nhập doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan nhà nước

Năm 2004 trở về trước, thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là một khoản phải trả làm giảm lợi nhuận chứ không phải là một khoản chi phí về thuế Bộ tài chính ban hành thông tư 100/1998/TT-BTC ngày 15/07/1998 hướng dẫn về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể như sau:

Về tài khoản sử dụng: sử dụng TK 3334-Thuế TNDN, TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối

Các thông tư hướng dẫn phương pháp hạch toán và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp do bộ tài chính ban hành đã giúp cho phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu quản lý của nhà nước và doanh nghiệp Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm trong kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phát sinh nhưng thông tư không có hướng dẫn như: Thời điểm ghi nhận doanh thu giữa kế toán và thuế khác nhau tạo nên sự khác nhau giữa thu nhập theo kế toán và thu nhập chịu thuế, đồng thời có những khoản chi phí theo kế toán được ghi nhận nhưng theo thuế thì không được ghi nhận dẫn đến chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 35

theo chế độ kế toán áp dụng Từ những điểm vướng mắc này cho đến năm 2006 bộ tài chính đã ban hành chuẩn mực kế toán số 17 – chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết chuẩn mực này Chuẩn mực kế toán số 17 ra đời đã giải quyết được nhiều vấn đề về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp mà trước đây chế độ kế toán vẫn chưa có hướng dẫn

2.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi có chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17)

Chuẩn mực kế toán số 17 được ban hành đã giải quyết được những vướng mắc ở trên Các khoản chênh lệch trong cách ghi nhận doanh thu và chi phí giữa kế toán và thuế đã được đề cập đến trong chuẩn mực Từ khoản chênh lệch này chuẩn mực đưa ra các khái niệm về chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, cách hạch toán các khoản chênh lệch này Trong giai đoạn trước khi có chuẩn mực thì các khoản chênh lệch đó kế toán chỉ ghi nhận tăng hoặc giảm lợi nhuận chưa phân phối và ghi tăng hoặc giảm thuế thu nhập tương ứng Như vậy sẽ làm sai lệch bản chất của các khoản chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn dẫn đến sai lệch báo cáo tài chính, không đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chuẩn mực kế toán số 17 và hướng dẫn theo thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 đã giúp cho kế toán xác định lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế vừa phản ánh được nghĩa vụ thuế TNDN theo đúng pháp luật, vừa xử lý được sự khác biệt giữa kế toán và thuế nhằm trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý Trong chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp cũng trình bày các tài khoản để ghi nhận kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

- TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp - TK 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Trang 36

Từ TK 821- Chi phí thuế TNDN cũng cho thấy điểm mới trong chuẩn mực kế toán, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp lúc này được xem là một khoản chi phí của doanh nghiệp chứ không như trước đây xem số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là một khoản phân phối lại lợi nhuận

Hiện nay chuẩn mực kế toán số 17 đã được các doanh nghiệp áp dụng Tuy nhiên để hiểu và vận dụng đúng chuẩn mực trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp là vấn đề cần được quan tâm

Dưới đây là tình hình thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM và khảo sát 57 doanh nghiệp về tình hình thực hiện VAS 17 Tác giả tách hai khoản mục này vì đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài (đại diện là công ty TNHH Total Gas Việt Nam), công ty cổ phần (đại diện là công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Descon), công ty TNHH và DNTN (đại diện là công ty TNHH MTV TM SX Viễn Thông Những Người Bạn) tác giả có thể tìm hiểu số liệu thực tế hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nói trên

2.3 Tình hình thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM

2.3.1 Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Công ty TNHH Total Gas Việt Nam là một công ty 100% vốn nước ngoài Văn phòng công ty hiện đặt tại 111A Pasteur, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh Công ty chuyên kinh doanh về sản phẩm dầu nhớt công nghiệp và dân dụng, dầu máy nén khí, tourbines, dầu biến thế, dầu thủy lực, dầu nhớt công nghiệp dệt may, dầu nhớt công nghiệp thực phẩm

Trong công tác hạch toán kế toán thuế thu nhập tại công ty Total Gas năm 2010 có ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại Nguyên nhân ghi nhận do có sự chênh lệch về lợi nhuận của kế toán và thu nhập chịu thuế Sự chênh lệch đó phát sinh từ các khoản mục: Dự phòng trợ cấp mất việc, dự phòng nợ khó đòi, chi phí khấu hao phân bổ thừa

Trang 37

Khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm công ty trích 1.5 tháng lương nhân viên/ năm, cơ quan thuế chỉ chấp nhận 1 tháng lương nhân viên / năm

Khoản dự phòng nợ khó đòi công ty lập khi các khoản nợ đã quá hạn 90 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn

Chi phí khấu hao thừa: Do công ty Total là một tập đoàn đa quốc gia nên có một số tài sản theo quy định của tập đoàn sẽ khấu hao nhanh hơn so với luật thuế của Việt Nam

Bảng 2.1: Xác định các khoản chênh lệch tạm thời năm 2010 tại công ty Total Gas

Đơn vị tính: triệu đồng Khoản mục Giá trị ghi sổ Cơ sở tính

Trang 38

2.3.2 Đối với cụng ty cổ phần

Văn phũng cụng ty cổ phần xõy dựng cụng nghiệp DESCON đặt tại 146 Nguyễn Cụng Trứ, Quận 1, Thành Phố Hồ Chớ Minh Cỏc hoạt động chớnh của cụng ty: xõy dựng, lắp đặt, sửa chữa cỏc cụng trỡnh cụng nghiệp, dõn dụng, cỏc cụng trỡnh kỹ thuật hạ tầng khu đụ thị, khu cụng nghiệp, cỏc cụng trỡnh giao thụng, lắp đặt đường dõy trạm biến ỏp, thiết bị phũng chỏy chữa chỏy, thiết bị cụng nghiệp, hệ thống cơ điện lạnh, thiết kế và xõy dựng cụng trỡnh cấp thoỏt nước, thiết kế và lập tổng dự toỏn giỏm sỏt chất lượng kỹ thuật xõy dựng, quản lý dự ỏn cỏc cụng trỡnh cụng nghiệp và dõn dụng, cụng trỡnh kỹ thuật hạ tầng Sản xuất kinh doanh thiết bị xõy dựng, kết cấu thộp, vật liệu xõy dựng, mua bỏn trang thiết bị lao động, đầu tư và kinh doanh địa ốc, kiểm định chất lượng cụng trỡnh xõy dựng

Trong cụng tỏc hạch toỏn kế toỏn thuế thu nhập doanh nghiệp tại cụng ty năm 2010 cú phỏt sinh chờnh lệch giữa lợi nhuận kế toỏn và thu nhập chịu thuế Nguyờn nhõn của sự chờnh lệch này là do cụng ty cú một số tài sản cố định cụng ty đó trớch khấu hao nhưng cơ quan thuế khụng chấp nhận, vỡ tài sản cố định này là những lụ đất nụng nghiệp chưa cú mục đớch sử dụng vào hoạt động của cụng ty, chưa tạo ra doanh thu trong kỳ trớch khấu hao

Bảng 2.2: Bảng theo dừi bất động sản đầu tư năm 2010 tại cụng ty Descon Đơn vị tớnh: đồng

Số

TT Tên tài sản

Model M2

TG sử dụng

Số tiền KH/Năm

Nguyên giá (VNĐ)

Khấu hao lũy kế

Giá trị còn lại

1

Quyền sử dụng đất tại Phước An, Nhơn Trạch,

Đồng Nai 15910 40 118,520,975 4,740,839,000 355,562,928 4,385,276,072

2

Quyền sử dụng đất tại Phước An, Nhơn Trạch,

Đồng Nai 26405 40 180,262,023 7,210,480,900 540,786,060 6,669,694,840

Trang 39

3

Quyền sử dụng đất tại Phước An, Nhơn Trạch,

Đồng Nai 10055 40 72,372,560 2,894,902,400 217,117,692 2,677,784,708

4

Quyền sử dụng đất tại Phước An, Nhơn Trạch,

Đồng Nai 3964 35 34,316,914 1,201,092,000 102,950,748 1,098,141,252

5

Quyền sử dụng đất tại Phước An, Nhơn Trạch,

Đồng Nai 1.6A1 47 10,800,097 500,556,000 68,438,622 432,117,378

6

Quyền sử dụng đất tại Phước An, Nhơn Trạch,

Đồng Nai 7.419 48 29,660,543 1,423,706,100 244,820,121 1,178,885,979

7

Quyền sử dụng đất tại Phước An, Nhơn Trạch,

Đồng Nai 9.176 45 41,190,044 1,853,5B1,000 347,688,206 1,505,863,794

8

Quyền sử dụng đất tại Vĩnh Thanh, Nhơn

Trạch, Đồng Nai 28708 41 226,303,063 9,278,425,600 678,909,204 8,599,516,396

9

Quyền sử dụng đất tại Vĩnh Thanh, Nhơn

Trạch, Đồng Nai 13756 44 101,044,073 4,445,939,200 303,132,204 4,142,806,996

10

Quyền sử dụng đất tại Vĩnh Thanh, Nhơn

Trạch, Đồng Nai 9615 35 88,787,657 3,107,568,000 251,565,014 2,856,002,986

A

TK217- bất động sản đầu

tƯ 903,257,949 36,657,061,200 3,110,970,799 33,546,090,401 Tổng cộng 903,257,949 36,657,061,200 3,110,970,799 33,546,090,401

Ngày đăng: 09/11/2012, 08:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Sơ đồ 1.1 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Trang 6)
Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Sơ đồ 1.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả (Trang 10)
Bảng 1.1: Bảng phân biệt sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận  kế toán - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng 1.1 Bảng phân biệt sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán (Trang 15)
Bảng 1.2: Bảng tóm tắt các trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng 1.2 Bảng tóm tắt các trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời (Trang 24)
Bảng 2.1: Xác định các khoản chênh lệch tạm thời năm 2010 tại công ty Total Gas                                                                                     Đơn vị tính: triệu đồng - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng 2.1 Xác định các khoản chênh lệch tạm thời năm 2010 tại công ty Total Gas Đơn vị tính: triệu đồng (Trang 37)
Bảng 2.2: Bảng theo dừi bất động sản đầu tư năm 2010 tại cụng ty Descon  Đơn vị tính: đồng - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng 2.2 Bảng theo dừi bất động sản đầu tư năm 2010 tại cụng ty Descon Đơn vị tính: đồng (Trang 38)
Bảng 2.3: Bảng xác định chênh lệch tạm thời năm 2010 tại công ty Descon - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng 2.3 Bảng xác định chênh lệch tạm thời năm 2010 tại công ty Descon (Trang 40)
Bảng khảo sát (phụ lục 02) - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng kh ảo sát (phụ lục 02) (Trang 42)
Bảng 2.5: Phân tích tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng 2.5 Phân tích tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán (Trang 42)
Bảng 2.6: Phân tích tỷ lệ quan tâm của nhân viên kế toán đến thông tư, chuẩn  mực - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng 2.6 Phân tích tỷ lệ quan tâm của nhân viên kế toán đến thông tư, chuẩn mực (Trang 43)
Bảng 2.8: Phân tích tỷ lệ doanh nghiệp đã áp dụng VAS 17 - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng 2.8 Phân tích tỷ lệ doanh nghiệp đã áp dụng VAS 17 (Trang 44)
Bảng 2.10: Phân tích tác dụng khi áp dụng VAS 17 vào thực tế công tác kế toán                         Mức độ - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng 2.10 Phân tích tác dụng khi áp dụng VAS 17 vào thực tế công tác kế toán Mức độ (Trang 46)
Bảng 2.11: Bảng thống kê số lượng công ty cổ phần mới thành lập - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng 2.11 Bảng thống kê số lượng công ty cổ phần mới thành lập (Trang 48)
Bảng 2.12: Xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến TSCĐ từ năm  2005 đến 2010 - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng 2.12 Xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến TSCĐ từ năm 2005 đến 2010 (Trang 50)
Bảng 3.1: Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại  Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên - Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bảng 3.1 Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w