© T hế Duy vntheduy@yahoo.com –THCS DTNT Ba Tơ Giáo án Tin học 8 Ngày soạn: 10/9/2008 Ngày dạy: 11/9/2008 Tiết 1, 2 – Tuần I MÁY TÍNH MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH MỤC TIÊU: + Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh. + Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động. + Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. + Biết ngôn ngữ được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình. + Biết vai trò của chương trình dịch. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án. - Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3). PHƯƠNG PHÁP: - Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: giới thiệu chương trình Tin học THCS (quyển 3) (5 phút) HS biết được tổng quát nội dung chương trình Tin học THCS (quyển 3). GV giới thiệu. HS lắng nghe. Hoạt động 2: tìm hiểu cách con người ra lệnh cho máy tính như thế nào (15 phút) Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh. GV đặt câu hỏi, HS đọc thông tin SGK và trả lời. GV yêu cầu HS xem phần 1 SGK. GV đặt câu hỏi: Nêu một vài cách con người ra lệnh cho máy tính mà em biết? GV tổng hợp các phát biểu của HS. GV đặt câu hỏi: Vậy con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? GV kết luận và cho HS ghi vở. HS xem SGK. HS trả lời: Các thao tác nháy chuột, nhấn phím,… HS lắng nghe. HS phát biểu. HS ghi vở. Trang 1 Bài © T hế Duy vntheduy@yahoo.com –THCS DTNT Ba Tơ Giáo án Tin học 8 Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh. ! GV có thể đưa thêm câu hỏi thảo luận: Việc ra lệnh cho máy tính với ra lệnh cho con người có khác nhau không? Vì sao? HS thảo luận câu hỏi. Hoạt động 3: tìm hiểu một ví dụ về con người ra lệnh cho máy tính (10 phút) HS tìm hiểu ví dụ “rô-bốt nhặt rác”. GV nêu các lệnh về ví dụ “rô-bốt nhặt rác” như SGK. 1. Tiến 2 bước; 2. Quay trái, tiến 1 bước; 3. Nhặt rác; 4. Quay phải, tiến 3 bước; 5. Quay trái, tiến 2 bước; 6. Bỏ rác vào thùng; GV có thể hướng dẫn HS “diễn kịch” phần này để thêm phần sinh đông. GV có thể nêu câu hỏi 1/trang 8 SGK để HS thảo luận. HS quan sát SGK. HS thực hiện theo hướng dẫn. HS thảo luận và phát biểu. Hoạt động 4: tìm hiểu chương trình và viết chương trình (15 phút) Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động; và viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. HS quan sát SGK, GV đặt vấn đề. GV giới thiệu như SGK và kết luận: Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể nào đó. Yêu cầu HS quan sát SGK. GV đặt câu hỏi: Chương trình máy tính là gì? GV kết luận. Chương trình máy tinh (gọi tắt là chương trình) là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. GV cho HS quan sát VD về chương trình. Hãy nhặt rác; Bắt đầu Tiến 2 bước; Quay trái, tiến 1 bước; Nhặt rác; HS lắng nghe và ghi vở. HS quan sát SGK. HS phát biểu. HS lắng nghe và ghi vở. HS quan sát VD. Trang 2 © T hế Duy vntheduy@yahoo.com –THCS DTNT Ba Tơ Giáo án Tin học 8 Quay phải, tiến 3 bước; Quay trái, tiến 2 bước; Bỏ rác vào thùng; Kết thúc. GV cho HS thảo luận nhóm câu hỏi: Tại sao cần viết chương trình? GV tổng hợp và kết luận: Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả. HS thảo luận và đại diện nhóm phát biểu ý kiến. HS lắng nghe và ghi vở. Hoạt động 5: tìm hiểu chương trình và ngôn ngữ lập trình (35 phút) Biết ngôn ngữ được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình và vai trò của chương trình dịch. HS xem SGK, GV đưa hệ thống câu hỏi và điều khiển thảo luận. GV đưa câu hỏi thảo luận. Ngôn ngữ lập trình là gì? Vì sao cần có ngôn ngữ lập trình? Vai trò của chương trình dịch? GV tổng hợp ý kiến và kết luận. GV giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình phổ biến như: Pascal, C, Basic, Java, . GV nêu hai bước tạo ra chương trình: (i) Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình. (ii) Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy. HS thảo luận nhóm theo câu hỏi. HS phát biểu. - Ngôn ngữ dùng để viết chương trình là ngôn ngữ lập trình. - Ngôn ngữ lập trình sử dụng các cụm từ tự nhiên, dễ nhớ và dễ sử dụng, . không như ngôn ngữ máy. - Chương trình dịch chuyển ngôn ngữ lập trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được. HS lắng nghe và ghi vở. HS quan sát. HS quan sát và ghi vở. Hoạt động 6: củng cố (10 phút) Giải đáp các vấn đề ở hoạt động 2 và 3. Giải đáp các câu hỏi còn lại trong SGK. HS phát biểu. HS lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM: Trang 3 © T hế Duy vntheduy@yahoo.com –THCS DTNT Ba Tơ Giáo án Tin học 8 Ngày soạn: 17/9/2008 Ngày dạy: 20/9/2008 Tiết 3, 4 – Tuần II LUYỆN GÕ PHÍM NHANH LUYỆN GÕ PHÍM NHANH VỚI FINGER BREAK OUT VỚI FINGER BREAK OUT MỤC TIÊU: + HS hiểu mục đích và ý nghĩa của phần mềm. + HS có thể tự khởi động và mở các bài để ôn luyện gõ phím. + HS hiểu và rèn luyện kỹ năng gõ bàn phím nhanh, chính xác. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, phòng máy đã cài đặt phần mềm Finger Break Out, máy chiếu Projector. - Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3). PHƯƠNG PHÁP: - Hướng dẫn thực hành. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: giới thiệu phần mềm (10 phút) HS hiểu mục đích và ý nghĩa của phần mềm Finger Break Out. GV giới thiệu. GV khởi động phần mềm và hướng dẫn. - Khởi động phần mềm bằng cách nháy đôi chuột lên biểu tượng: - Các mức của trò chơi (Level): bắt đầu (Beginner) , trung bình (Intermediate), nâng cao (Advanced). GV yêu cầu HS quan sát bảng mã màu ứng với các ngón tay trong SGK. GV hướng dẫn HS cách thoát khỏi phần mềm. HS lắng nghe. HS quan sát. HS quan sát SGK và nghi nhớ. HS quan sát. Hoạt động 2: hướng dẫn sử dụng (20 phút) HS có thể tự khởi động và mở các bài để ôn luyện gõ phím. GV giới thiệu, làm mẫu. GV vừa giới thiệu vừa làm mẫu để HS HS quan sát và ghi nhớ. Trang 4 Phần mềm học tập © T hế Duy vntheduy@yahoo.com –THCS DTNT Ba Tơ Giáo án Tin học 8 quan sát. - Để bắt đầu, nháy nút lệnh Start. - Hộp thoại cho biết vùng phím được luyện gõ xuất hiện. Nhấn phím Space khi đã sẵn sàng luyện gõ. GV giới thiệu “luật chơi” để HS biết trước khi thực hành. HS chú ý ghi nhớ. Hoạt động 3: thực hành (50 phút) HS hiểu và rèn luyện kỹ năng gõ bàn phím nhanh, chính xác. HS thực hành. GV yêu cầu HS khởi động máy tính và thực hành. GV theo dõi hướng dẫn thêm. GV khuyến khích HS khám phá các mức trung bình và nâng cao của phần mềm. HS thực hành. HS thực hành. Hoạt động 4: củng cố (10 phút) GV có thể chia HS thành từng đội thi đấu với nhau. GV nhận xét, cho điểm những đội thi đấu tốt. HS hưởng ứng. HS lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM: Trang 5 Gõ phím z để dịch thanh ngang sang trái Gõ phím b để dịch thanh ngang sang phải Gõ phím s để bắn “đạn” bay lên © T hế Duy vntheduy@yahoo.com –THCS DTNT Ba Tơ Giáo án Tin học 8 Ngày soạn: 25/9/2008 Ngày dạy: 27/9/2008 Tiết 5, 6 – Tuần III LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH MỤC TIÊU: + Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh. + Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định. + Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với từ khoá. + Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, máy chiếu Projector. - Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3). PHƯƠNG PHÁP: - Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: bài cũ (5 phút) Ngôn ngữ lập trình là gì? Viết chương trình là làm gì? HS trả lời. HS khác nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: ví dụ (5 phút) Bước đầu biết được một chương trình được viết trên ngôn ngữ lập trình Pascal. GV giới thiệu VD và thực thi cho HS thấy được kết quả. HS quan sát. Hoạt động 3: ngôn ngữ lập trình gồm những gì (15 phút) Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh. HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. GV cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình là gì? Câu lệnh trong chương trình được viết HS đọc SGK, thảo luận nhóm. HS trả lời. … là tập ký tự thường gồm các chữ cái tiếng Anh và một số ký hiệu khác như +, -, *, /,… HS trả lời. Trang 6 Bài © T hế Duy vntheduy@yahoo.com –THCS DTNT Ba Tơ Giáo án Tin học 8 như thế nào? Vậy ngôn ngữ lập trình (NNLT) là gì? GV tổng hợp ý kiến và kết luận: NNLT là tập hợp các ký hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh, thực hiện được trên máy tính. Câu lệnh được viết theo một quy tắc nhất định nào đó. HS trả lời. HS ghi vở. Hoạt động 4: tìm hiểu từ khóa và tên (30 phút) Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định; biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với từ khoá. HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. GV yêu cầu HS đọc SGK và chỉ ra đâu là từ khoá, đâu là tên trong ví dụ đầu tiên. GV đưa ra lưu ý khi đặt tên trong chương trình: - Tuân thủ quy tắc của ngôn ngữ lập trình (không bắt đầu bằng chữ số, không chứa ký tự trống, không chứa ký tự đặc biệt,…). - Tên không được trùng với từ khoá. GV đưa VD để HS rèn luyện: VD: Tên nào sau đây không hợp lệ: lop 8A; lop8B; 8C; begin; vi_du; vi-du. HS thực hiện theo yêu cầu. HS lắng nghe và ghi vở. HS quan sát VD và đưa ra câu trả lời. Tên không hợp lệ là lop 8A; 8C; vi- du. Hoạt động 5: tìm hiểu cấu trúc chung của chương trình (10 phút) Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân. HS quan sát VD trả lời câu hỏi, GV kết luận. GV cho HS quan sát lại VD đầu tiên. GV đặt câu hỏi: Cấu trúc chung của chương trình gồm mấy phần? Đó là những phần nào? GV giới thiệu: - Phần khai báo gồm khai báo tên, khi báo thư viện, khai báo biến,… - Phần thân gồm các câu lệnh để máy tính thực hiện và là phần quan trọng của chương trình. HS quan sát VD. HS phát biểu. - Cấu trúc chung của chương trình gồm hai phần là phần khai báo và phần thân. HS lắng nghe. Trang 7 © T hế Duy vntheduy@yahoo.com –THCS DTNT Ba Tơ Giáo án Tin học 8 - Phần khai báo có thể có hoặc không, còn phần thân bắt buộc phải có. GV liên hệ đến VD để HS nhận biết đâu là phần khai báo, đâu là phần thân. HS quan sát và nhận biết. Hoạt động 6: ví dụ về ngôn ngữ lập trình Pascal (20 phút) HS được củng cố các kiến thức đã học về lập trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. GV trình diễn, HS quan sát. GV khởi động phần mềm Pascal và thực thi ví dụ: Program CT_dau_tien; Uses crt; Begin Clrscr; Write(‘chao cac ban’); Readln; End. GV giới thiệu cách dịch chương trình (Alt–F9) và cách chạy chương trình (Ctrl–F9). GV cho HS nhận biết tên, từ khoá, phần khai báo, phần thân. ! GV có thể tạo lỗi rồi sửa để HS hiểu rõ hơn về lập trình. HS quan sát. HS ghi nhớ. HS vận dụng. HS chú ý. Hoạt động 7: củng cố (5 phút) Giải đáp các câu hỏi trong SGK. Chuẩn bị bài thực hành 1. HS lắng nghe. HS lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM: Trang 8 © T hế Duy vntheduy@yahoo.com –THCS DTNT Ba Tơ Giáo án Tin học 8 Ngày soạn: 02/10/2008 Ngày dạy: 03/10/2008 Tiết 7, 8 – Tuần IV LÀM QUEN VỚI TURBO PASCAL LÀM QUEN VỚI TURBO PASCAL MỤC TIÊU: + Bước đầu làm quen với môi trường lập trình Turbo Pascal, nhận diện màn hình soạn thảo, cách mở các bảng chọn và chọn lệnh. + Soạn thảo được một chương trình Pascal đơn giản. + Biết cách dịch, sửa lỗi chương trình, chạy chương trình và xem kết quả. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, phòng máy đã cài đặt phần mềm Turbo Pascal, một số bài tập mẫu, máy chiếu Projector. - Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3). PHƯƠNG PHÁP: - Hướng dẫn thực hành. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: bài cũ (5 phút) Những tên nào sau đây là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal? Vì sao? lop8A, 8B, tin hoc, vi_tinh, begin, beginend. Cấu trúc chung của một chương trình thường gồm mấy phần? HS trả lời. HS khác nhận xét, cho điểm. Hoạt động 2: làm quen với Turbo Pascal (15 phút) Bước đầu làm quen với môi trường lập trình Turbo Pascal, nhận diện màn hình soạn thảo, cách mở các bảng chọn và chọn lệnh. GV hướng dẫn, HS nhận biết và thực hành. GV giới thiệu cách khởi động và màn hình làm việc của Turbo Pascal như SGK để HS quan sát. GV yêu cầu HS khởi động máy và thực hành. ! GV chú ý hướng dẫn các lệnh: - Mở bảng chọn F10. HS quan sát và ghi nhớ. HS làm theo hướng dẫn của GV, thực hành nhận biết Turbo Pascal. HS chú ý các lệnh GV hướng dẫn. Trang 9 Bài thực hành 1 © T hế Duy vntheduy@yahoo.com –THCS DTNT Ba Tơ Giáo án Tin học 8 - Mở chương trình đã lưu F3. - Lưu chương trình F2. - Thoát khỏi Turbo Pascal Alt-X. GV có thể minh họa bằng các bài tập mẫu. Hoạt động 3: soạn thảo, lưu, dịch và chạy chương trình đơn giản (35 phút) HS soạn thảo, lưu, dịch và chạy được một chương trình Pascal đơn giản. GV hướng dẫn, HS thực hành. GV yêu cầu HS gõ bài tập 2 trang 16 SGK. GV mở bài tập mẫu giải thích cho HS nắm được các lệnh, cặp dấu nháy đơn, dấu chấm phẩy, dấu chấm. GV yêu cầu HS lưu chương trình. GV hướng dẫn HS dịch và chạy chương trình. GV quan sát hướng dẫn HS sửa lỗi. HS thực hành. HS chú ý gõ đúng và không để sót. HS thực hành. HS dịch chương trình bằng Alt-F9 và chạy chương trình bằng Ctrl-F9. HS sửa lỗi chương trình theo hướng dẫn của GV. Hoạt động 4: chỉnh sửa chương trình và nhận biết một số lỗi (25 phút) HS biết chỉnh sửa chương trình và nhận biết một số lỗi. GV hướng dẫn, HS thực hành. GV sử dụng các bài tập mẫu (có bẫy lỗi) để hướng dẫn HS thực hành. GV yêu cầu HS quan sát và ghi nhớ những lỗi đã nhìn thấy. HS quan sát và thực hành theo hướng dẫn. HS ghi nhớ. Hoạt động 5: củng cố (10 phút) GV gọi một vài HS nhắc lại chức năng một số phím đã được học. GV hỏi HS ý nghĩa các từ khóa program, begin, end, uses. GV hỏi HS ý nghĩa của dấu chấm và dấu chấm phẩy. GV yêu cầu HS phân biệt lệnh write và writeln. GV cho điểm những HS nắm bài tốt. HS trả lời chức năng của phím F2, F3, F10, Alt-X, Alt-F9, Ctrl-F9. HS trả lời. HS trả lời. - Dấu chấm là dấu hiệu kết thúc chương trình trong Pascal. - Dấu chấm phẩy để phân cách các lệnh trong Pascal. HS trả lời. Cả hai đều dùng để xuất thông báo ra màn hình nhưng writeln đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo còn write thì không. RÚT KINH NGHIỆM: Trang 10 [...]... hiện ki n thức đó bằng ngôn ngữ lập trình Pascal CHUẨN BỊ: - Giáo viên: b i ki m tra (số lượng đủ cho m i HS một bản) - Học sinh: ôn tập kỹ ki n thức lập trình đã học ? ĐỀ KI M TRA: MA TRẬN ĐỀ: N i dung Máy tính và Mức độ chương trình Biết Hiểu Vận dụng I. 1), I. 2) Ngôn ngữ lập trình I. 4), II.1), II.2), II.3),II.12),II.13) II.4), II.5), II.11) II.8) Ki u dữ liệu Viết chương trình I. 3), II.10) II.6),... z: integer; Begin clrscr; write('Nhap gia tri cho bien x = '); readln(x); write('Nhap gia tri cho bien y = '); readln(y); writeln('Gia tri bien x truoc khi hoan doi la ',x); writeln('Gia tri bien y truoc khi hoan doi la ',y); z:=x; x:=y; y:=z; writeln('Gia tri bien x sau khi hoan doi la ',x); writeln('Gia tri bien y sau khi hoan doi la ',y); readln; End GV gi i thích cho HS hiểu rằng khi hoán đ i giá... Ba Tơ Giáo án Tin học 8 Ngày soạn: 09/10/2008 Ngày dạy: 10/10/2008 Tiết 9, 10 – Tuần V B i CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU MỤC TIÊU: + Biết kh i niệm ki u dữ liệu + Biết một số phép toán cơ bản v i dữ liệu số + Biết kh i niệm i u khiển tương tác giữa ngư i v i máy tính CHUẨN BỊ: - Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, các ví dụ minh hoạ, máy chiếu Projector - Học sinh: sách Tin học... DTNT Ba Tơ Giáo án Tin học 8 Ngày soạn: 30/10/2008 Ngày dạy: 31/10/2008 Tiết 15, 16 – Tuần VIII B i thực hành 3 KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN MỤC TIÊU: + Thực hiện được khai báo biến đúng cú pháp, lựa chọn được ki u dữ liệu phù hợp cho biến + Kết hợp được giữa lệnh write/writeln v i read/readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím + Hiểu về các ki u dữ liệu chuẩn: ki u số nguyên, ki u số thực... h i HS suy nghĩ trả l i B i toán là gì? GV tổng hợp ý ki n và kết luận HS lắng nghe và ghi vở Trong Tin học, b i toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần ph i gi i quyết Để gi i một b i toán cụ thể, chúng ta HS suy nghĩ trả l i ph i làm gì? Chúng ta cần xác định giả thuyết và kết luận Từ ý ki n của HS, GV liên hệ sang cách HS lắng nghe xác định b i toán trong Tin học là xác định rõ các i u ki n... VÀ HỌC: N i dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: b i cũ (5 phút) So sánh lệnh write v i lệnh writeln HS trả l i Câu lệnh clrscr dùng để làm gì? HS khác nhận xét cho i m Hoạt động 2: tìm hiểu dữ liệu và ki u dữ liệu (20 phút) Biết kh i niệm ki u dữ liệu GV gi i thiệu và minh họa trực quan GV sử dụng phần mềm Excel minh hoạ HS quan sát dữ liệu ki u số và ki u câu... VÀ HỌC: N i dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (Bu i học thứ nhất: Tiết 25, 26 – Tuần XIII) Hoạt động 1: gi i thiệu phần mềm (10 phút) HS hiểu được chức năng chính của phần mềm Sun Times GV gi i thiệu GV gi i thiệu phần mềm - Phần mềm Sun Times do một tác giả (biệt HS lắng nghe hiệu Sam Kay) viết ra v i mục đích tuyên truyền cho việc bảo vệ m i trường sinh th i trên Tr i đất -... I. 3), II.10) II.6), II.14), II.15) II .7) , II.9) III N I DUNG ĐỀ: I Chọn câu trả l i bằng cách đánh dấu vào ô đúng hoặc sai ở m i câu (1 i m) N i dung Câu trả l i Đúng Sai 1) Con ngư i chỉ dẫn máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh 2) Một chương trình thường có 2 phần: phần khai báo và phần thân chương trình 3) Ki u xâu ký tự String trong ngôn ngữ lập trình Pascal ph i có nhiều hơn 1 ký tự... học sinh Hoạt động 1: b i cũ (5 phút) Lấy VD về khai báo biến, khai báo HS trả l i hằng Viết câu lệnh gán giá trị cho biến vừa khai báo i m khác nhau cơ bản giữa biến và hằng trong chương trình HS khác nhận xét, cho i m Hoạt động 2: ôn tập các ki u dữ liệu và cách khai báo biến (20 phút) Thực hiện được khai báo biến đúng cú pháp, lựa chọn được ki u dữ liệu phù hợp cho biến; hiểu về các ki u... thuật toán để HS hiểu toàn bộ quá trình gi i b i toán trên máy tính Program hoan_doi; Uses Crt; Var x, y: integer; Begin Clrscr; Write(‘Nhap x = ‘); Readln(x); Write(‘Nhap y = ‘); Readln(y); Writeln(‘Gia tri cua x truoc khi doi la ’,x); Writeln(‘Gia tri cua y truoc khi doi la ’,y); x:=x+y; y:=x-y; x:=x-y; Writeln(‘Gia tri cua x sau khi doi la ’,x); Writeln(‘Gia tri cua y sau khi doi la ’,y); Readln; . LIỆU MỤC TIÊU: + Biết kh i niệm ki u dữ liệu. + Biết một số phép toán cơ bản v i dữ liệu số. + Biết kh i niệm i u khiển tương tác giữa ngư i v i máy tính HS trả l i. HS khác nhận xét cho i m. Hoạt động 2: tìm hiểu dữ liệu và ki u dữ liệu (20 phút) Biết kh i niệm ki u dữ liệu. GV gi i thiệu và minh họa