1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo "Xác định mục tiêu đào tạo của Đại học Luật như thế nào?"

2 24 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xác định mục tiêu đào tạo của Đại học Luật như thế nào?Về việc xây dựng pháp luật, cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt nhằm bảo vệ người làm chứng cũng như người tố giác tội phạm. Việc bảo vệ người làm chứng cũng chính là bảo đảm các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp.

Trang 1

XAY DUNG PHAP LUAT

Thi tue tung dns rong tung hp

DUONG SU VANG WAT OTOA AN CAP PHU THN ong thực tiễn xét xử, một vấn đề đặt a là nếu đương sự đã được triệu tập “ợp lệ nhiều lần mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng thì tòa án cấp phúc thẩm phải áp dụng thủ tục tố tụng nào để giải quyết Vấn đề này chưa được quy định cụ thể trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (TTGQCVADS) ngày 29/11/1989 Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn tại Công văn số 310/NCPL ngày 24/12/1990, tuy nhiên có những điểm mà chúng tôi cho rằng chưa phù hợp với thực tiễn xét xử, cần phải làm rõ

Thực tế cho thấy, sau khi tòa án cấp sơ thẩm xét xử và ra bản án, đương sự có đơn kháng cáo ở tòa án cấp phúc thẩm có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn ở cấp sơ

thẩm Vậy nếu tòa án cấp phúc thẩm đã

triệu tập hợp lệ nhiều lần mà đương sự vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng

thì tòa án cấp phúc thẩm phải tiến hành

xét xử vắng mặt đương sự hay ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án? Công văn số 310/NCPL của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn hai trường hợp sau

đây: :

- Trường hợp thứ nhất: Nguyên đơn kháng cáo nhưng vắng mặt ở tòa ấn cấp phúc thẩm 54 - TẠP CHÍ LUẬT HỌC TRAN ANH TUAN * Theo Céng van sé 310/NCPL thì "trong trường hợp nguyên đơn kháng cáo thì tòa án cấp phúc thẩm chỉ xét xử vắng mặt nguyên đơn khi nguyên đơn có yêu cầu tòa án xét xử vắng mặt họ; còn nếu tòa án đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà nguyên đơn vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng thì căn cứ vào các quy định tại khoản 4 Điều 69, khoản 3 Điều 46 và khoản 3 Điều 48 của Pháp lệnh

TTGOCVADS, tòa án cấp phúc thấm ra

quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm và trong trường hợp này bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật"

Theo chúng tôi, trong trường hợp này chính nguyên đơn là người có yêu cầu kháng cáo ở tòa ấn cấp phúc thẩm, mặc dù đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà nguyên đơn vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng thì coi như nguyên đơn đã từ bỏ yêu cầu kháng cáo của mình, chấp nhận bản án sơ thẩm cho nên tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định và giữ nguyên bản án sơ thẩm là hoàn toàn hợp lí

- Trường hợp thứ hai Đương sự kháng cáo không phải là nguyên đơn (bị

* Giảng viên Khoa tư pháp

Trang 2

"án

iz XÂY DỰNG a rE

đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo) hoặc đương sự không kháng cáo nhưng vắng mặt ở tòa án cấp phúc thẩm

Theo Công văn số 310/NCPL thì trong các trường hợp đương sự kháng cáo không phải là -nguyên đơn hoặc đương sự không kháng cáo nhưng đã được tòa án cấp phúc thẩm triệu tập hợp lệ đến lân thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng hoặc có yêu cầu tòa án xét xử vắng mặt họ thì căn cứ

vào khoản 4 Điều 67, khoản 3 Điều 46

của Pháp lệnh, tòa án xét xử vụ án vắng mat ho"

Đối với trường hợp này, trong thực tiễn xét xử có quan điểm cho rằng tòa án cấp phúc thẩm nên áp dụng Công văn số 310/NCPL để tiến hành xét xử vắng mặt đương sự theo hướng bác kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm Nhưng cũng có quan điểm cho rằng không cần thiết phải tiến hành xét xử phúc thẩm mà toa án cấp phúc thẩm có thể ra ngay quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án đối với yêu cầu của đương sự kháng cáo nhưng vắng mặt và giữ nguyên bản án sơ thẩm Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng nếu người kháng cáo không phải là nguyên đơn (bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo) đã được tòa án cấp phúc thẩm triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng thì tòa án cấp PHÚC ầm vẫn có thể ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật Bởi những lẽ sau đây:

- Nếu bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo bản án sơ thẩm có nghĩa là họ không nhất trí với

cách giải quyết của tòa án cấp sơ thẩm và

ở tòa án cấp phúc thẩm, chính họ là người

có yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm nhưng khi tòa án cấp phúc thẩm triệu tập họ đến để giải quyết yêu cầu kháng cáo đó thì họ lại không đến và vắng mặt không có lí do chính đáng thì coi như họ đã từ bỏ yêu cau khang cao cua minh, chap nhan ban 4n so thẩm Cho nên tòa án cấp phúc thẩm không cần thiết phải đưa vụ án ra xét xử mà có thể ra ngay quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của họ và giữ nguyên bản án sơ thẩm

Theo chúng tôi, Bộ luật tố tụng dan su nén quy dinh theo hướng nếu ở cấp phúc thẩm đương sự kháng cáo thì có thể coi họ như là nguyên đơn theo nghĩa tố tung (người có đơn yêu cầu); nếu đương sự có kháng cáo đã được tòa án cấp phúc-thẩm triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng thì coi như họ đã từ bỏ kháng cáo của mình Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ việc giải quyết vụ án với yêu cầu kháng cáo của họ theo trình tự phúc thẩm và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật Như vậy, tòa án cấp phúc thẩm sẽ nhanh chóng giải quyết được vụ án mà không phải tiến hành xét xử phúc thẩm một cách không

- cần thiết

Trên đây là một số ý kiến trao đổi của chúng tôi về thủ tục giải quyết trong trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án

cấp phúc thẩm Rất mong các nhà làm

luật lưu tâm tới vấn đề này trong quá trình soạn thảo Bộ luật tố tụng dân sự./

Ngày đăng: 26/04/2021, 18:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w