MỘTSỐKINHNGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢITOÁNCÓLỜIVĂN Ở LỚP1 VÀ PHỤ ĐẠO CHO HS YẾU TOÁNCÓLỜIVĂN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: ạy học giảitoán nói chung và dạy giảitoáncólờivăn nói riêng là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp ; nó là nền tảng cho việc học toán ở các lớp trên. Nhưng thực tế ở tiểu học nói chung và lớp1 nói riêng, thì việc rèn kĩ năng giảitoáncólờivăn chưa đạt kết quả cao. Cụ thể các em không có phương pháp giải và ngôn ngữ còn hạn chế nên việc hiểu nội dung yêu cầu của bài toáncólờivăn chưa được đầy đủ và chính xác. Ngoài ra khả năng suy nghĩ của học sinh lớp1 còn hạn chế dẫn đến việc giảitoáncólờivăn thì giáo viên luôn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học toán của các em và dẫn đến kĩ năng giảitoáncólờivăn sau này ở lớp trên. D Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để giúp các em giảitoáncólờivăn ở lớp1 tốt, trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh giảitoán theo các bước như sau: - Đọc kĩ đề toán và tóm tắt. - Phân tích đề bài. - Hướng dẫn cách giải và tìm lời giải. - Trình bày bài giải: có 3 bước Bước 1: viết lời giải. Bước 2: viết phép tính. Bước 3: Viết đáp số. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Đọc kĩ bài toán và tóm tắt: - Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong việc giảitoáncólờivăn nhưng cũng rất khó khăn đối với hs lớp1. Vì hs đọc còn phải đánh vần thì làm sao hiểu được yêu cầu bài toán, như vậy làm sao cho hs hiểu bài toán là khâu quan trọng nhất, nếu các em hiểu thì mới có hướng giải đúng. Bởi vậy bước này yêu cầu GV cần gọi nhiều hs đọc tốt đọc to rõ cho cả lớp nghe dò theo trong đề bài và sau đó là GV đọc thật kĩ cho hs nghe, phải nhấn mạnh những từ mà cốt lõi bài toán yêu cầu. Nhưng điều quan trọng là GV cần ghi đề toán lên bảng lớp cho cả lớp nhìn thấy, hướng dẫn hs theo hệ thống câu hỏi sau: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Khi hs trả lời GV cần gạch chân những từ ngữ quan trọng mà nhiều hs không nhận ra khi đọc nên đã giải sai bài toán. Đối với hs lớp1 cần hướng dẫn cho các em bằng những kiến thức của bài học trước vì lần đầu tiên là hs chỉ nhìn tranh và ghi phép tính đúng vào ô trống. Sau đó, điền số vào đề bài, điền lời giải, điền phép tính, đến ghi thêm vào tóm tắt ,……. Cho các em tóm tắt bằng những từ mấu chốt của bài toán. Ví dụ như: Tóm tắt Sáng Kiến KinhNghiệm Trang 1 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương Có :…. đơn vị Thêm :… đơn vị Có tất cả:… đơn vị? Hoặc: Có :…. đơn vị Bán(bớt) :… đơn vị Còn lại :… đơn vị? Tôi xin ví dụ mộtsố dạng toáncólờivăn từ trực quan đến trừu tượng trong chương trình lớp1 mà học sinh phải nắm được. @ VD: Mộtsố dạng toáncólờivăn ở lớp 1: a) Điền phép tính thích hợp: ( Hs chỉ việc nhìn tranh và trả lời câu hỏi rồi điền phép tính) b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán: Bài toán: Có … bạn,có thêm … bạn đang đi tới. Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn?( Hs chỉ việc nhìn tranh trả lời câu hỏi của giáo viên rồi điền vào số vào đề bài thành bài toáncólời văn) Sáng Kiến KinhNghiệm Trang 2 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương c) Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn? ( yêu cầu hs điền số vào tóm tắt và tìm lời giải, phép tính rồi điền vào đáp số) Tóm tắt Bài giảiCó :…… bạn ………………………………………. Thêm :…… bạn ……………………………………… Có tất cả :…… bạn Đáp số:…. Bạn. Sáng Kiến KinhNghiệm Trang 3 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương d) Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây chuối? ( Điền số vào tóm tắt rồi tự tìm lờigiải và giải) ( Bài 1 trang 121. Toán 1) Tóm tắt Có :…… cây Thêm :…… cây Có tất cả :…… cây? e) Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh? ( yêu cầu học sinh tự tóm tắt và tìm cách giải) Nhìn chung những dạng toán trên cũng phù hợp với học sinh những cũng có phần gây khó khăn cho mộtsố học sinh yếu. Đây cũng là yêu cầu đối với giáo viên làm sao cho học sinh hiểu được bài toán và giải được thông qua bước phân tích đề bài sau đây. 2. Phân tích đề bài : Hs muốn giải được bài toán thì phải hiểu rõ Bài toán cho biết gì? Và bài toán hỏi gì?. Riêng ở lớp1 cần phải hướng dẫn cụ thể như: từ đầu bài toán cho đến trước tiếng hỏi (hoặc dấu chấm) và hỏi là sau dấu chấm (hoặc tiếng hỏi). vì ở lớp1 các em chỉ mới tiếp xúc với bài toán dạng đơn giản. Như vậy GV bằng cách nhấn mạnh những tiếng mấu chốt của bài toán như “ có ”, “ thêm ”, “ Bớt ”, “ có tất cả”, “ còn lại”, “cả hai”…. Như vậy hs yếu rất đẽ nhận ra, dễ dàng giải bài toán. VD: Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh? ( Bài tập 4, trang 135, Toán 1) Sáng Kiến KinhNghiệm Trang 4 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương Lan gấp được 10 cái thuyền, lan cho em 4 cái thuyền. Hỏi Lan còn mấy cái thuyền? ( Bài 3 trang 172. Toán 1) Bước phân tích đè toán rất quan trọng trong việc giảitoáncólời văn. Từ đây cũng là một bàn đạp cho hs bước lên giải bài toán qua bươc hướng dẫn giải và tìm lời giải. 3. Hướng dẫn tìm ra cách giải và tìm lời giải: Trong các hướng dẫn cách giải bài toáncólờivăn thường có hai cách: phân tích và tổng hợp, thường ở lớp1 tôi thường sử dụng hướng dẫn tổng hợp để hs dễ dàng nhận ra (vì dạng toáncólờivăn ở lớp1 đơn giản chỉ có1 phép tính). Ở hướng dẫn phân tích cũng gây khó cho những học sinh yếu trong lớp, nên thường dùng để bồi dưỡng cho hs khá giỏi. Khi hướng dẫn hs giải GV cần đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng hs: - Đối với hs khá giỏi: (phân tích) + Muốn tìm ………… ta làm thế nào ( làm sao)? - Đối với hs trung bình, yếu : ( tổng hợp) + Bài cho biết những gì? +Bài toán hỏi gì? + Muốn tìm được ………… ta làm tính gì? + Lấy mấy cộng (trừ) mấy? Trong khi hướng dẫn cần phải phối hợp cả 2 cách hướng dẫn để hs nhận một cách sâu rộng và tự tin khi giải bài toáncólời văn. Bên cạnh những cách giải trên thì đối với hs lớp1 là một điều khó nữa là tìm ra lờigiải cho bài giải của mình. Sau khi hs thấm nhuần cách giải rồi thì tiến hành tìm lời giải. Tôi luôn thực hiện như thế này,là dựa vào câu hỏi của bài toán mà rút ra lời giải, là có thể bỏ những tiếng và thêm vào tiếng “ là” nhưng đây tôi cũng đã sử dụng cách này trong 2 năm qua cũng rất khả quan. Đa số hs tìm ra lờigiải khá tốt. như sau: VD: 1)Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây chuối?( Có tất cả là: ) 2)Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn? lờigiải như sau: (Tổ em có tất cả là: ) Bên cạnh đã tìm ra hướng giải thì còn bước quan trọng là trình bày bài giải. 4.Trình bày bài giải: Trình bày bài giải là bước rất quan trọng . vì đây một quá trình tổng hợp của 3 bước giải trên. Nên giáo viên cũng hướng dẫn theo 2 cách để hs trình bày thành một bài giải cụ thể cho bài toán. Trình bày bài toán cần hướng dẫn hs theo 3 bước như sau: Bước 1: viết lời giải. Bước 2: viết phép tính. Bước 3: Viết đáp số. Sáng Kiến KinhNghiệm Trang 5 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương Lưu ý : hs phải viết đơn vị bài toán cho đúng vì hs thường hiểu nhầm đơn vị hoặc không ghi đơn vị đối với bài toáncó đơn vị kèm theo, và đơn vị ở đáp số là không đóng ngoặc. VD: Bài tập 4(trang 135- Toán 1) Bài toán : Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh? Bước 1: Đọc kĩ đề và tóm tắt đề - Cho hs đọc đề nhiều lượt để xác định dạng bài tập. - Gợi ý giúp hs hiểu và tóm tắt đề. + Đối với hs khá,giỏi có thể hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Hay Bài toán yêu cầu gì? + Đối với hs yếu có thể hỏi: Lớp 1A vẽ được bao nhiêu bức tranh? (20 bức tranh) Lớp 1B vẽ được bao nhiêu bức tranh? (30 bức tranh) Bài toán hỏi gì? (Cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh) Sau đó giúp hs tóm tắt: Tóm tắt Lớp 1A : 20 bức tranh Lớp 1B : 30 bức tranh Cả hai lớp : …bức tranh? Bước 2: Phân tích GV nêu để hướng dẫn hs giải. + Bài toán cho biết gì? ( Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh) + Bài toán hỏi gì? (Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh?) +Vậy là trong câu hỏi có từ nào cho ta làm được?( Cả hai lớp) Bước 3: Hướng dẫn cách giải và tìm lời giải: - Đối với hs khá giỏi: + Bài toán hỏi gì? (Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh?) + Muốn biết cả 2 lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh ta làm sao ( thế nào)? ( lấy 20 cộng 30 bằng 50 bức tranh ) - Đối với hs yếu cần hỏi : + Bài toán cho ta biết những gì? ( Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh) + Bài toán hỏi gì? (Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh?) + Muốn biết cả 2 lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh ta làm tính gì? ( cộng, 20 cộng 30 bằng 50 bức tranh.) - Tìm lờigiải cho bài toán: Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh? Chúng sẽ bỏ đi tiếng “hỏi” và “bao nhiêu bức tranh” thêm vào từ “là” thì ta được lờigiải như sau: “ Cả hai lớp vẽ được là:” - Không thêm vào tiếng “là” cũng được nhưng theo tôi nghĩ học sinh tiểu học nên thêm từ là hay hơn. Bước 4: Trình bày bài giải Sáng Kiến KinhNghiệm Trang 6 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương Bài giải Cả hia lớp vẽ được là: 20 + 30 = 50 (bức tranh) Đáp số: 50 bức tranh. Bài tập 2 ( trang 169- Toán 1) Bài toán : Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt đi 2 cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti- mét? * Thực hiện theo 4 bước hướng dẫn giảimột bài toáncólờivăn trên như sau: Bước 1: Đọc kĩ đề và tóm tắt đề - Cho hs đọc đề nhiều lần để xác định dạng bài tập. - Gợi ý giúp hs hiểu và tóm tắt đề. * Đối với hs khá,giỏi có thể hỏi: Bài toán cho biết gì? ( Một thanh gỗ dài 97 cm,bố en cưa bớt 2 cm). Bài toán hỏi gì? Hay Bài toán yêu cầu gì? ( Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét ?) * Đối với hs yếu có thể hỏi: +Thanh gỗ dài bao nhiêu xăng-ti-mét? (97cm) + bố em cưa bớt bao nhiêu xăng-ti-mét? (2cm) +Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?) Sau đó giúp hs tóm tắt: Tóm tắt Thanh gỗ : 97 cm Cưa bớt : 2 cm Còn lại : … cm? Bước 2: Phân tích GV nêu hướng dẫn hs giải. + Bài toán cho biết gì? ( Một thanh gỗ dài 97 cm,bố en cưa bớt 2 cm) + Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?) +Vậy là trong câu hỏi có từ nào cho ta giải được?( còn lại) Bước 3: Hướng dẫn cách giải và tìm lời giải: - Đối với hs khá giỏi: + Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?) + Muốn biết thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu ta làm sao ( thế nào)? ( lấy 97 trừ 2 bằng 95 cm ) - Đối với hs yếu cần hỏi : + Bài toán cho ta biết những gì? ( Một thanh gỗ dài 97 cm,bố en cưa bớt 2 cm) + Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?) + Muốn biết thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu ta làm tính gì ? “ Vì sao?” (tính trừ) vì có từ “còn lại” + Lấy mấy trừ mấy? bằng mấy? ( lấy 97 trừ 2 bằng 95 cm ) Sáng Kiến KinhNghiệm Trang 7 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương - Tìm lờigiải cho bài toán là dựa vào câu hỏi: Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét? Chúng sẽ bỏ đi tiếng “hỏi” và “bao nhiêu xăng –ti- mét” thêm từ “là” thì ta được lờigiải như sau: “ Thanh gỗ còn lại dài là:” Bước 4: Trình bày bài giải Bài giải Thanh gỗ còn lại dài là: 97 - 2 = 95 (cm) Đáp số: 95 cm. 4. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm: a) Kết quả: Qua quá trình vận dụng những kinhnghiệm trên vào thực tiễn cho các đối tượng học sinh. Tôi nhận thấy một niềm phấn khởi trong khi dạy học toán mà đa số hs đều giải được toáncólờivăn và nhận được sự tiến bộ và nhận được kết quả như sau: BẢNG THỐNG KÊ HS ĐẠT KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG KINHNGHIỆM Năm học Lớp Thời gian Hs chưa đạt được Hs đạt được kết quả sau khi áp dụng Kết quả bồi dưỡng hs yếu đạt 2008-2009 1C Tuần 21 đến CHKII 12 10 4/10 2009-2010 Tuần 21 đến CHKII 18 18 6/18 b)Nguyên nhân thành công và tồn tại: * Thàng công: - Do sự chú trọng và hình thành thói quen tập luyện cho các em thường xuyên nên có chuyển biến khá tốt. Qua 2 năm học vừa rồi tôi nhận thấy, học sinh có chuyển biến rất khả quan nên bản thân cũng lấy làm phấn khởi. Đồng thời cũng không ngại khó hướng dẫn học sinh một cách ân cần của thầy, bên cạnh đó cũng nhờ sự chịu khó tích cực tự giác trao dồi của học sinh. Thông qua quá trình dẫn dắt của giáo viên như hướng dẫn cho hs phải tìm ra những dữ kiện của bài toán cho biết và bài toán yêu cầu gì? Hơn nữa khâu đặt lờigiải là cũng góp phần quan trọng cho bài toán, theo cách hướng dẫn trên tôi tâm đắc là đa số hs tìm được lờigiải của bài toánmột cách chặt chẽ và đó cũng hướng cho hs có phương pháp giải đúng. * Tồn tại: - Trong năm học 2008-2009 có 2 hs chưa đạt được, tôi cũng luôn luôn tìm những điểm khuyết của hs chưa đạt như sau: + Do hs đọc chữ còn chậm và phải đánh vần từng tiếng. Sáng Kiến KinhNghiệm Trang 8 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương + Do hs viết chữ chưa rõ hoặc viết không đúng ( chữ không ra chữ ) + Do sự hờ hợt của hs không chú ý nghe hướng dẫn và không đoịc kĩ bài toán. 5. Những bài học kinh nghiệm: Qua việc vận dụng và hình thành cho học sinh giảitoáncólờivăn ở lớp1 cũng mang tính chất khá quan trọng. Vì đây cũng là một tiền đề để hs giảitoán tốt hơn ở các lớp trên. Từ đó, tôi cũng nhận ra bài học như sau: - Trong các cách hướng dẫn cho hs giảitoáncólời văn, tôi tâm đắc ở phân tích tìm ra từ ngữ yêu cầu trong câu hỏi và cách tìm lờigiải của bài toán. Theo tôi đây cũng là bài học cho hs khi giảitoáncólờivăn đối với lớp1 là rất quan trọng mà nó cũng là hành trang cho hs mang theo lên các lớp trên. - Để thực hiện được những kinhnghiệm trên thì cần phải phối hợp chặt chẽ với gia đình ở lần họp phụ huynh cuối học kì I, GV cần nêu những việc cần cho hs khi muốn tìm hiểu để giải bài. - Để khảo sát lại quá trình hình thành và vận dụng, GV nên ra đề kiểm tra qua một dạng bài tập và cần phối hợp với nhà trường cho hs giảitoán dưới cờ, hoặc những cuộc thi giảitoán nhanh trong khối lớp. - Đây cũng là ưu thế khi bồi dưỡng cho hs yếu môn toán mà trong đó toáncólờivăn cũng khá là quan trọng, nhưng khi bồi dưỡng thì GV cũng nên kiên nhẫn và thật sự mềm dẻo trong phương pháp đó cũng tạo thêm niềm tin cho các em trong khi học toán. III. Kết luận: Sau 2 năm kiên trì thực hiện biện pháp này,tôi nhận thấy số lượng các em giải được bài toáncólờivăn tăng dần lên. Hs đã có thói quen đọc kĩ đề bài và tóm tắt đề toán trước khi giải. Từ đó, các em có hứng thú hơn với môn toán. Thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để giúp các em làm tốt được các bài toáncólờivăn người GV cần phải tìm hiểu kĩ để phát hiện ra nguyên nhân khiến hs đạt được cũng như chưa đạt được kết quả trong học tập. Từ đó, phát huy điểm mạnh , khắc phục điểm yếu ở HS. Người GV không những phải có kiến thức vững chắc về phương pháp giảng dạy tốt mà cần phải cho HS rèn luyện, thực hành nhiều thông qua việc tự giải các bài toán; Hơn nữa GV cũng cần khảo sát , phân loại HS để có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS, gần gũi động viên HS, khích lệ các em hứng thú trong học tập. * Để thực hiện được sáng kiến này: cần xác định rõ nhiệm vụ của giáo viên và đối tượng hs cụ thể để thực hiện sáng này. Hơn nữa không phải chỉ cólớp1 mà các lớp trên cũng cần thực hiện việc bồi dưỡng toáncólời cho hs là rất quan trọng như: toán ó lờivăn ở lớp 3 cũng là tiền đề cho hs lên lớp 4 học được các dạng toán điển hình( Tìm 2 số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của 2 số đó) và lớp 5 ( toán về đại lượng) có 2 bước là: tìm tỉ số và rút về đơn vị. Bên cạnh đó mỗi giáo viên cần kiên trì và mềm dẻo phương pháp đối với hs yếu. * Hướng nghiên cứu tới: Sáng Kiến KinhNghiệm Trang 9 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương Tiếp tục áp dụng những kinhnghiệm này vào các năm học sau này, thu thập ý kiến xác thực của đồng nghiệp. Đồng thời áp dụng cho mọi đối tượng học sinh có thuận lợi và khó khăn gì? có những trở ngại gì ? cần khắc phục như thế nào? Vĩnh Xương, ngày 15 tháng 11năm 2010 Người viết Nguyễn Quốc Tuấn Sĩ Sáng Kiến KinhNghiệm Trang 10 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương . MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1 VÀ PHỤ ĐẠO CHO HS YẾU TOÁN CÓ LỜI VĂN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: ạy học giải toán nói chung. dụ một số dạng toán có lời văn từ trực quan đến trừu tượng trong chương trình lớp 1 mà học sinh phải nắm được. @ VD: Một số dạng toán có lời văn ở lớp 1: