1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ẩn dụ tri nhận về con người trong tác phẩm của nguyễn ngọc tư (qua một số tác phẩm tiêu biểu)

317 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 317
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu Xét trên cả lĩnh vực văn học lẫn ngôn ngữ học, các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với các công trình như công trình Khảo sát ngôn n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGÔN NGỮ HỌC

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 TRẦN THỊ DIỆP TRÚC (Chủ nhiệm) 1356020062

2 HUỲNH NGUYỄN THANH THỦY 1356020052

3 NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI 1356020072

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS TRẦN THỊ MINH THU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGÔN NGỮ HỌC

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 TRẦN THỊ DIỆP TRÚC (Chủ nhiệm) 1356020062

2 HUỲNH NGUYỄN THANH THỦY 1356020052

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS TRẦN THỊ MINH THU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017

Trang 3

Đồng thời nhóm chúng tôi cũng xin cám ơn đến quý thầy cô Bộ môn Ngôn ngữ học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm chúng tôi thực hiện công trình này

NHÓM TÁC GIẢ

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 7

7 Kết cấu của đề tài 7

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 8

1.1 ẨN DỤ THEO QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG 8

1.1.1 Khái niệm 8

1.1.2 Phân loại 10

1.2 ẨN DỤ THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN 16

1.2.1 Ngôn ngữ học tri nhận 16

1.2.1.1 Vài nét về ngôn ngữ học tri nhận 16

1.2.2.2 Một số khái niệm trong ngôn ngữ học tri nhận 18

1.2.2 Ẩn dụ tri nhận (conceptual metaphor) 20

1.2.3 Phân loại 26

1.2.3.1 Ẩn dụ cấu trúc (Structural Metaphors) 26

1.2.3.2 Ẩn dụ bản thể (Ontological Metaphors) 29

1.2.3.3 Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphors) 35

1.3 TỔNG QUAN VỀ TÁC GIẢ VÀ CÁC TÁC PHẨM 39

1.2.1 Tác giả Nguyễn Ngọc Tư 39

1.2.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp 39

1.2.1.2 Phong cách sáng tác 40

1.2.2 Tổng quan về các tác phẩm 42

TIỂU KẾT 53

CHƯƠNG 2 ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ CON NGƯỜI TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 54

2.1 Ẩn dụ cấu trúc 54

2.2 Ẩn dụ bản thể 82

2.3 Ẩn dụ định hướng 102

Trang 5

TIỂU KẾT 108

CHƯƠNG 3 VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA NAM BỘ QUA CÁC ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ CON NGƯỜI TRONG CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 109

3.1 Văn hóa Nam Bộ 109

3.1.1 Khái niệm 109

3.1.2 Đặc trưng của văn hóa Nam Bộ 110

3.2 Vài nét văn hóa Nam Bộ qua các ẩn dụ tri nhận về con người trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư 114

3.2.1 Tính cách văn hóa người Việt Nam Bộ 114

3.2.2 Yếu tố văn hóa sông nước 121

3.2.3 Yếu tố văn hóa nông nghiệp 125

3.2.4 Một số yếu tố văn hóa khác 134

TIỂU KẾT 147

KẾT LUẬN 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

PHỤ LỤC 1 154

PHỤ LỤC 2 168

PHỤ LỤC 3 305

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ học tri nhận là một hướng nghiên cứu mới xuất hiện trong khoảng thế

kỷ XX Tiếp cận hướng nghiên cứu này vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, Việt ngữ học có nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết lẫn ứng dụng về ngôn ngữ học

tri nhận như công trình Ngôn ngữ học tri nhận – Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt của Lý Toàn Thắng (2005), công trình Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ) (2007) và Khảo luận ngôn ngữ học tri nhận (2009) của Trần Văn Cơ… Việc

nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là ẩn dụ tri nhận vẫn đang là vấn đề mới và cần thiết trong thực tiễn ngôn ngữ học Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận không chỉ thể hiện ngôn ngữ và điểm nhìn của tác giả về cuộc sống mà còn cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về văn hóa nhận thức của dân tộc thể hiện trong ngôn ngữ Nếu ẩn dụ theo hướng tiếp cận của ngữ học truyền thống cho chúng ta hiểu biết về các sáng tạo về mặt ngôn từ của riêng tác giả thì ẩn dụ tri nhận giúp chúng ta hiểu biết về ngôn ngữ đời sống đồng thời thể hiện văn hóa và môi trường mà tác giả chịu ảnh hưởng khi sáng tác

Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn mới nổi bật của nền văn học Việt Nam ở thế kỷ XXI Các tác phẩm của chị mang giọng văn và phong cách văn khá đặc

biệt – đậm chất Nam Bộ Từ khi bắt đầu sáng tác, với truyện ngắn Ngọn đèn không tắt – Giải nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20, xuất bản lần đầu năm 2000, cho

đến nay, nhà văn đã dần trưởng thành và có nhiều tiến bộ trong phong cách viết Chị cũng luôn tự làm mới và thay đổi mình qua nhiều thể loại từ truyện ngắn, tản văn, tạp văn, tiểu thuyết, tùy bút đến thơ Tác phẩm của chị chủ yếu lấy bối cảnh miền sông nước Nam Bộ với đề tài về thân phận người phụ nữ và những người dân nghèo nơi đây Mỗi tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đều chứa đựng cả tâm tư người Nam Bộ thông qua chủ

đề, bối cảnh, hình tượng nhân vật, tính cách nhân vật đồng thời thể hiện phong cách ngôn ngữ tác giả một cách sâu sắc Giọng văn Nam Bộ làm nên nét đặc biệt cho tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, nhờ nó mà nhà văn đến gần hơn với độc giả, thể hiện rõ hơn đề tài, chủ đề của tác phẩm

Không hoa mỹ cầu kỳ, ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư rất mộc mạc và gần mới đời sống hằng ngày Tuy nhiên, mỗi tác phẩm của chị đều thấm nhuần ngôn ngữ, văn hóa và đời sống con người Nam Bộ Điều này không chỉ làm nên phong cách của tác giả

mà còn thể hiện sự nhận thức của nhà văn và những tác động của văn hóa – môi trường đến việc tạo lập tác phẩm Đây là cơ sở hình thành nên các ẩn dụ ý niệm

Đã có nhiều nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư cả trên bình diện văn học lẫn ngôn ngữ học Tuy nhiên, các nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận trong tác phẩm của

Nguyễn Ngọc Tư còn chưa nhiều và chi tiết Do đó, chúng tôi chọn đề tài Ẩn dụ tri nhận

về con người trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư (qua một số tác phẩm tiêu biểu) để nghiên

cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận và mở rộng vấn đề hơn

Trang 7

với việc tìm hiểu văn hóa tri nhận của con người Nam Bộ thông qua tác phẩm của

Nguyễn Ngọc Tư

2 Lịch sử nghiên cứu

Xét trên cả lĩnh vực văn học lẫn ngôn ngữ học, các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư

đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với các công trình như công trình Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (trong hai tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận) (luận văn thạc sỹ) của Lê Thị Cúc (2008); Luận văn thạc sỹ Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Hoàng Thị Thu Hà (2008); công trình Chất Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (luận văn thạc

sỹ) của Phạm Thị Hồng Nhung (2012)… Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên cũng

thường lấy đề tài nghiên cứu về các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư như công trình Từ địa phương trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Thị

Kim Anh (2014)…

Ở lĩnh vực Ngôn ngữ học tri nhận, trong Metaphors We live by, George Lakoff

and Mark Johnson đã mở đầu bằng một quan niệm mới khác với những quan niệm truyền thống về ẩn dụ: Ẩn dụ không chỉ xuất hiện trong thi ca, trong văn học, trong ngôn ngữ

mà ngay cả ngôn từ sinh hoạt hằng ngày, những suy nghĩ giản dị, bình thường nhất cũng

ẩn chứa ẩn dụ dưới ngóc nhìn tri nhận Đó là một trong những cách nhìn mở đầu theo hướng ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới

Giới Việt ngữ học biết đến Ngôn ngữ học tri nhận vào những năm cuối thế kỷ

XX, tuy nhiên, hướng nghiên cứu này mới chỉ thực sự nổi bật trong những năm gần đây

với các công trình như công trình Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt của Lý Toàn Thắng (2005); Trần Văn Cơ với Khảo luận ẩn dụ tri nhận (2007) và Ngôn ngữ học tri nhận – Ghi chép và suy nghĩ (2009)… Đây là những công trình tiêu biểu, mang

tính chất giới thiệu đồng thời đặt những bước chân đầu tiên đi vào khoa học tri nhận Song hành với những công trình ấy là những công trình mang tính cụ thể, chi tiết, không chỉ giới thiệu lý thuyết mà còn đi vào áp dụng lý thuyết tri nhận vào thực tiễn tiếng Việt

thông qua các đối tượng nghiên cứu cụ thể như: Công trình Tìm hiểu tiếng Việt từ góc

độ ngôn ngữ học tri nhận (luận văn thạc sỹ) của Võ Thị Dung (2003); công trình Sự tri nhận không gian biểu hiện qua nhóm từ chỉ quan hệ vị trí trong tiếng Việt so sánh với tiếng Anh (luận văn thạc sỹ) của Nguyễn Thị Tâm (2004); công trình Hiện tượng ẩn dụ: Nhìn từ các quan điểm truyền thống và quan điểm tri nhận luận của Hà Thanh Hải (2007); công trình Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (luận án tiến sỹ) của Phan Thuế Hưng (2008); công trình Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận con người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (luận án tiến sỹ) của Nguyễn Ngọc Vũ (2008)… Mới đây, có những công trình như công trình Ẩn dụ tri nhận biểu thức ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn (luận văn thạc sỹ) của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009); công trình Ẩn dụ trong thi pháp dưới góc nhìn của G Lakoff

và M Turner (luận văn thạc sỹ) của Lê Thị Ánh Hiền (2009); công trình Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu (luận văn thạc sỹ) của Nguyễn Thị Thùy (2013)…

Trang 8

Những công trình nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận nói riêng và ngôn ngữ học tri nhận nói chung ngày càng phát triển cho thấy sự phát triển của khoa học tri nhận tại Việt Nam Nó không chỉ là một vấn đề chuyên ngành mà còn mang tính chất liên ngành, đóng vai trò như cánh cửa mở vào thế giới bên trong con người ở chiều sâu tâm lý, phản ánh nhận thức và tư duy của con người

Trên cơ sở kế thừa thành quả trong những công trình mà các tác giả đi trước đã

nghiên cứu, với đề tài nghiên cứu về Ẩn dụ tri nhận về con người trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư (qua một số tác phẩm tiêu biểu), chúng tôi sẽ tiếp cận vấn đề ẩn dụ

trong tác phẩm văn học, cụ thể là ẩn dụ về con người qua một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, trên cơ sở ngôn ngữ học tri nhận và mở rộng vấn đề sang lĩnh vực văn hóa tri nhận của người Việt ở Nam Bộ thông qua các ẩn dụ được khảo sát

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là khảo sát các loại ẩn dụ trong các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận Thông qua phân tích ngữ liệu khảo sát, chúng tôi sẽ khái quát được vai trò của ẩn dụ tri nhận trong cách tác giả ghi nhận và phản ánh sống động hiện thực về con người và xã hội Nam Bộ, cùng những nét văn hóa đặc trưng của miền sông nước Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn tìm hiểu những ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ đến sự hình thành các ý niệm ẩn dụ tri nhận trong các tác phẩm

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về ẩn dụ tri nhận và cơ chế nhận biết ẩn dụ tri nhận

Khảo sát, phân loại và phân tích ẩn dụ tri nhận về con người trong các truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư, cụ thể là qua ba loại ẩn dụ: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản

thể, ẩn dụ định hướng

Miêu tả và phân tích các loại ẩn dụ để khái quát nên vai trò và cơ chế của ẩn dụ tri nhận trong việc xây dựng nên hình tượng con người và xã hội đặc trưng Nam Bộ qua

tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư

Cuối cùng, thông qua những ẩn dụ tri nhận về con người, tìm hiểu sự ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ đến sự hình thành các ý niệm ẩn dụ trong tác phẩm của Nguyễn

Ngọc

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận về con người trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc

Tư, trên nền tảng ba loại chính của ẩn dụ tri nhận: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hướng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nguyễn Ngọc Tư là một trong những cây bút trẻ nổi bật trong làng văn học Việt Nam thế kỷ XXI Số lượng những tác phẩm được công bố của chị cho đến hiện nay khá lớn (trên 30 tác phẩm) ở cả văn xuôi lẫn văn vần Tuy nhiên, nhà văn nổi bật nhất trong sáng tác văn xuôi ở các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn Do đó, ở đề tài này, chúng tôi đã chọn ra 14 tuyển tập tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư trải dài

từ giai đoạn đầu sáng tác đến thời gian gần đây (2016), gồm bảy truyện ngắn, năm tản văn, một tạp văn và một tiểu thuyết

Dựa vào nguồn ngữ liệu trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số ẩn dụ tri nhận về con người theo quan niệm ngôn ngữ học tri nhận

và quan niệm sáng tác của tác giả Chúng tôi cũng sẽ đi sâu phân tích những ẩn dụ tri nhận này và tìm hiểu sự chi phối của văn hóa Nam Bộ đến việc hình thành các ý niệm

ẩn dụ về con người trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp định lượng

- Phương pháp thống kê: Dựa trên ngữ liệu là các tác phẩm (tiểu thuyết) và tuyển

tập tác phẩm (truyện ngắn, tản văn, tạp văn) của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại các ẩn dụ tri nhận theo quan điểm của Ngôn ngữ học tri nhận

Số liệu thu được là minh chứng khách quan cho các lập luận và kết luận chuyên ngành Bên cạnh đó, dựa vào kết quả thống kê chúng ta có thể chúng ta có thể thấy được mức độ tác động của văn hóa Nam Bộ đến các sáng tác của nhà văn

5.2 Phương pháp định tính

- Phương pháp so sánh – đối chiếu: So sánh đối chiếu để phân biệt được ẩn dụ

theo quan điểm của Ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ theo quan điểm truyền thống Từ

đó, xác định đúng đối tượng mà đề tài nghiên cứu

- Phương pháp miêu tả: Miêu tả các đặc điểm cấu trúc của ẩn dụ tri nhận theo quan

điểm của ngôn ngữ học tri nhận

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Dựa vào ngữ liệu khảo sát về ẩn dụ tri nhận

về con người trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi tiến hành phân tích, tìm ra ý niệm nguồn, ý niệm đích và sự ánh xạ giữa hai miền ý niệm này nhằm xác định

cơ sở hình thành nên các ẩn dụ tri nhận về con người trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc

Trang 10

Tư; và sự ảnh hưởng của văn hóa, môi trường sống đến việc hình thành các ẩn dụ tri nhận

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Công trình nghiên cứu góp phần thống kê, miêu tả và phân tích những ẩn dụ tri nhận về con người trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư Đồng thời, qua đó tìm hiểu sự ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ đến việc hình thành các ẩn dụ tri nhận trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Công trình nghiên cứu của chúng tôi có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các bài tiểu luận, các bài viết, đề tài của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học và các chuyên ngành khác Đồng thời, góp phần bổ sung và giúp người học tiếng Việt nói chung cũng như người nước ngoài nói riêng có cái nhìn rõ ràng hơn về sự chi phối của văn hóa Nam Bộ đến việc hình thành những ẩn dụ tri nhận về con người trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài của chúng gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục Trong đó, phần nội dung gồm ba chương như sau:

Chương 1 Những vấn đề về ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận

Trong chương một, chúng tôi sẽ giới thiệu các quan điểm, phân loại ẩn dụ theo quan điểm truyền thống và theo lý thuyết Ngôn ngữ học tri nhận Chúng tôi sẽ đi sâu giới thiệu lý thuyết và phân loại ẩn dụ của Ngôn ngữ học tri nhận, trong đó nêu ra các định nghĩa ba loại chính của ẩn dụ tri nhận: Ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hướng Đồng thời, ở chương này, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cũng như phong cách sáng tác của tác giả Nguyễn Ngọc Tư

Chương 2 Ẩn dụ tri nhận về con người trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư Trong chương hai, từ kết quả khảo sát ngữ liệu về ẩn dụ tri nhận về con người trong 14 tác phẩm và tuyển tập tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi tiến hành phân loại, miêu tả, phân tích các miền ý niệm và sự ánh xạ giữa các miền ý niệm để thấy được

cơ sở hình thành ẩn dụ theo lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận

Chương 3 Vài nét về văn hóa Nam Bộ qua các ẩn dụ tri nhận về con người trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư

Chương này chúng tôi sẽ trình bày về mối quan hệ giữa ẩn dụ tri nhận và văn hóa Nam Bộ, từ đó tìm hiểu và giải thích sự chi phối của đặc trưng tri nhận trong văn hóa Nam Bộ đến việc hình thành các ý niệm ẩn dụ về con người trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1.1 ẨN DỤ THEO QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG

1.1.1 Khái niệm

Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống là biện pháp tu sức cho từ bằng cách thực hiện

một so sánh ngầm Theo Đinh Trọng Lạc (1999), ẩn dụ là “định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng dựa trên sự giống nhau hay tương đồng – có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra – giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên dọi được chuyển sang dùng cho A” Hay hiểu nôm na, ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng

tên của một sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa chúng

Trong 777 khái niệm ngôn ngữ học, ẩn dụ được Nguyễn Thiện Giáp (2010) định nghĩa: Ẩn dụ là “sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau”

Đỗ Hữu Châu (2005) quan niệm rằng: “Ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên một sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng” Sau này ông giải thích cụ thể hơn như sau: “Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật A vốn là tên gọi của X (tức X là nghĩa biểu vật chính của A) Phương thức ẩn

dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y), nếu như X và Y có nét nào đó giống nhau”

Theo quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống, ẩn dụ thường xuất hiện trong văn chương Bằng ẩn dụ và thông qua ẩn dụ, nhà văn, nhà thơ xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo, có tính sáng tạo và mang màu sắc cá nhân Ẩn dụ làm cho ngôn từ mang những ý nghĩa phái sinh, hàm ẩn, tạo nên nét đẹp độc đáo về ý nghĩa không chỉ của từ, ngữ, câu đó mà cho toàn đoạn, toàn tác phẩm đó

Thí dụ, để nói đến một người phụ nữ đẹp chúng ta có một số cách nói sau:

(1) Cô ấy thật xinh đẹp!

(2) Cô ấy đẹp/ xinh quá!

(3) Cô ấy đẹp như hoa

(4) Xót nàng chút phận thuyền quyên

Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu (1), (2) là cách nói trực tiếp Đây là cách nói bình thường, không hoa mỹ, không ẩn dụ Câu (3) là câu so sánh Người phụ nữ đẹp được so sánh với hoa làm tăng tính hình tượng, song câu nói chưa hay Ở ví dụ (4), ý nghĩa bề mặt, nghĩa đen của từng

Trang 12

của từ không cho ta biết, không cho ta hiểu về việc Nguyễn Du nói đến một người phụ

nữ đẹp, Nguyễn Du xót xa cho phận hồng nhan Tuy nhiên, khi đi vào ý nghĩa hàm ẩn,

ta nhận thấy Nguyễn Du dùng liễu và hoa ẩn dụ cho Thúy Kiều – một người phụ nữ đẹp, tài hoa và dùng thuyền lái buôn để ẩn dụ cho những phường buôn thịt bán người Nói cách khác, hoa ở ví dụ (4) là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ đẹp và thuyền lái buôn

được dùng để ẩn dụ cho những kẻ buôn người Câu thơ đẹp, ý thơ hay chính ở phép ẩn

dụ này

Không chỉ trong văn học viết, ngay trong văn học dân gian, những hình ảnh ẩn dụ cũng thường xuyên xuất hiện làm tăng tính thẫm mỹ cho tác phẩm

Ví dụ:

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

(Ca dao)

Những hình ảnh ẩn dụ mận, đào, vườn hồng được sử dụng để thổ lộ tình yêu giữa

những người yêu nhau một cách ý nhị, tinh tế Đây vốn dĩ là những biểu tượng quen

thuộc với người lao động Việt Nam ngày xưa Sử dụng mận để chỉ người con trai, đào

để chỉ người con gái và vườn hồng chỉ tình cảm, chuyện hôn nhân của cô gái cũng như

tình yêu của hai người khiến cho bài ca dao trở nên mềm mại, uyển chuyển, kín đáo mà vẫn chuyển tải hết thông điệp tình yêu giữa những người yêu nhau

Cách nói ẩn dụ trong văn chương làm cho tác phẩm giàu tính trữ tình, tăng tính thẫm mỹ và tạo nên ý vị sâu xa “ba phần nổi bảy phần chìm” mà tác giả muốn truyền đạt đến người đọc

Các hình ảnh ẩn dụ không phải bất biến, nó thay đổi, biến đổi theo sự sáng tạo của

tác giả Ví như hoa có thể ẩn dụ cho người phụ nữ đẹp nhưng hoa cũng có thể dùng để

ví người tình nhân hào hoa, phong nhã:

Nàng rằng: Khoảng vắng đêm trường

Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Ẩn dụ tăng sức biểu cảm, tăng tính hình tượng cho từ ngữ Trong các tác phẩm văn chương, ẩn dụ làm nên phong cách tác giả Dựa trên vốn từ ngữ, khả năng hình tượng,

tư duy và ý nghĩa muốn truyền tải đến người đọc, tác giả sáng tạo nên những hình ảnh

ẩn dụ riêng dựa trên sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng Bên cạnh đó, ân dụ cũng làm cho tác phẩm trở nên hoa mỹ, trang trọng và giàu tính trữ tình

Trang 13

Tuy nhiên, khi xuất hiện Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive linguistics), ẩn dụ được hiểu theo một định nghĩa mới Ẩn dụ không chỉ là biện pháp tu sức cho từ, là một phương tiện diễn đạt suy nghĩ mà còn là phương thức của tư duy, thể hiện tư duy và văn hóa dân tộc Ẩn dụ không chỉ có trong văn chương mà ẩn dụ có ở khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta

1.1.2 Phân loại

Có nhiều cách phân loại ẩn dụ theo quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống Trong tiếng Việt, có ba cách phân loại ẩn dụ nổi bật là phân loại ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về đặc điểm, tính chất giữa hai sự vật; hoặc dựa vào từ loại và chức năng của từ ngữ ẩn dụ

Về phân loại ẩn dụ theo Đỗ Hữu Châu có các loại ẩn dụ sau đây:

a Ẩn dụ hình thức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các

sự vật Ví dụ: Những ẩn dụ trong các từ mặt trong mặt bàn, mặt ghế, mặt hồ, mặt gương, mặt nước…; từ chân trong chân bàn, chân ghế, chân dốc, chân núi, chân tường, chân cột, chân trời…; từ mũi trong mũi tàu, mũi thuyền, mũi Né, mũi Cà Mau, mũi Hảo Vọng, mũi dao, mũi kéo…; từ cánh trong cánh quạt, cánh buồm, cánh đồng, cánh máy bay… chính là những ẩn dụ chỉ hình thức

b Ẩn dụ chỉ cách thức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thức

hiện giữa hai hành động hai hiện tượng Ví dụ như khi nói nắm thông tin, nắm tư tưởng, đừng có vặn nhau nữa, cắt hộ khẩu, cắt công việc… là chúng ta chỉ rõ cách thức nhận

tư tưởng, nhận thông tin, cách thức “truy hỏi nhau cho rõ ngọn ngành”… cũng giống như ta: nắm, cắt, vặn một sự vật cụ thể, vật lý nào đó

c Ẩn dụ chức năng là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật

Ví dụ: bến trong bến xe, bến tàu… không có sự tương đồng về mặt hình dạng, lẫn vị trí, kích thước so với bến sông, bến đò, bến nước, nhưng nó lại tương đồng với nhau về mặt

chức năng cùng “là đầu mối giao thông, nơi các phương tiện chuyển di, dừng đỗ” Tương

tự như chốt trong chốt biên phòng, chốt trạm, chủ chốt… so với chức năng ban đầu là

“chốt cửa – bộ phận để khóa, nối cửa và bản lề”; cửa trong cửa sông, cửa biển, cửa rừng, cửa hang… so với chức năng ban đầu “là cánh cửa – bộ phận của căn nhà”…

d Ẩn dụ kết quả là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật

đối với con người Ví dụ: “nỗi lo âu quằng nặng trên vai” là muốn nói tới tác động của

nỗi lo lắng đối với lí trí, tình cảm của chúng ta cũng giống như một vật nào đó có trọng lượng lớn mà chính chúng ta phải gánh nó trên vai, kềnh càng, cực nhọc

e Trong ẩn dụ kết quả còn có loại ẩn dụ gọi tên những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay những “cảm giác” của trí tuệ,

tình cảm Ví dụ như: chua, cay, mặn, nhạt, ngọt, đắng… là những cảm giác thuộc trường

vị giác, khi dùng chúng với vai trò ẩn dụ, vượt ra ngoài biên giới của vị giác chúng xuất

Trang 14

hiện trong trường thính giác, có thể kể đến như: lời nói cay đắng, nói ngọt lọt đến xương, giọng chua loét, pha trò nhạt quá! và ở các ví dụ chứa ẩn dụ này, không còn đơn thuần

thuộc trường thính giác mà còn có trí tuệ, tình cảm xen lẫn vào Tương tự ta có các từ

thuộc về trường xúc giác như: nặng, nhẹ, êm… được dùng cho trường thị giác và thính giác như: giọng nói êm êm, tiếng nói vùng biển nghe rất nặng, nhẹ giọng thôi, màu xanh rất nhẹ, màu tím nhẹ…

Đinh Trọng Lạc đã căn cứ vào từ loại và vào chức năng của từ ngữ ẩn dụ, để chia

ẩn dụ thành ba loại:

a) Ẩn dụ định danh: là thủ pháp có tính chất thuần túy kĩ thuật dùng để cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ

Ví dụ: đầu thôn, bụng thuyền, má phanh, tay ghế, chân mây…

b) Ẩn dụ nhận thức: nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển khả năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến trừu tượng

Ví dụ: Những tính từ như: giá lạnh, mơn mởn, hiền hòa, vằng vặc…

c) Ẩn dụ hình tượng: là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa

Ví dụ:

“Lặn lội thân cò nơi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

(Thương vợ – Tú Xương)

Nghĩa gốc cò chính là con vật thuộc họ chim, gắn bó với văn minh nông nghiệp lúa nước Ở đây cò là hình ảnh tượng trưng cho người vợ của Tú Xương, nói rộng ra là hình ảnh người phụ nữ, những người nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm dầm mưa dãi nắng, thân cò lặn lội sớm Đây là sự sáng tạo mang tính chất cá nhân, tăng tính hấp dẫn cho người tiếp nhận

Ngoài những ẩn dụ đã trình bày, Đinh Trọng Lạc còn phân biệt ẩn dụ bổ sung và

ẩn dụ tượng trưng

Ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ

những cảm giác sinh ra từ khu trung cảm giác khác nhau Cơ sở tâm lý học của nó là sự tác động lẫn nhau giữa các giác quan, sự hợp nhất của chúng

Thính giác + xúc giác: giọng cô ấy ấm áp

Thị giác + xúc giác: màu xanh xanh mát mắt

Thính giác + vị giác: câu chuyện nhạt phèo

Thị giác + khứu giác: thấy thơm rồi đó nha!

Khứu giác + vị giác: một mùi đăng đắng

Thị giác + vị giác: thấy mặn ở đầu môi

Thính giác + xúc giác: một tiếng nghe sắc nhọn đâm thẳng vào tim

Trang 15

Ẩn dụ tượng trưng là sự kết hợp của một khái niệm trừu tượng với một khái niệm

về cảm giác

Ví dụ: Nỗi buồn dìu dịu Những ý nghĩ đắng cay Cỏ cây một màu khổ não Xanh

ve mãi lên một niềm hy vọng Mùa đỏ giận dữ

(Nguyễn Tuân)

Ở đây có sự kết hợp của các từ ngữ: màu với khổ não, màu đỏ với giận dữ Sự kết hợp đó được thực hiện trên cơ sở khác loại, bởi vì một khái niệm thì trừu tượng, một khái niệm thì cụ thể

Ẩn dụ tượng trưng là đặc điểm ngôn ngữ thơ Đây là một công cụ đắc lực trong việc bộc lộ tâm hồn sâu kín qua cái cảm quan kì diệu của con người

Ví dụ:

“Tai nương nước giọt mái nhà

Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn Nghe đi rời rạc trong hồn

Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi.”

(Buồn đêm mưa – Huy Cận)

Quan điểm của Đinh Trọng Lạc thể hiện ẩn dụ dưới góc nhìn của phong cách học

Các loại ẩn dụ có thể kể đến như: ẩn dụ tượng trưng với những đặc điểm riêng phù hợp với thơ ca qua đó thể hiện được tâm tư tình cảm và phong cách sáng tác của tác giả; ẩn

dụ bổ sung, ẩn dụ định danh vừa có tác dụng làm tăng vốn từ vừa tạo nên sự đa dạng, phong phú trong cách diễn đạt, thể hiện cảm xúc…; ẩn dụ hình tượng đem đến cho

người đọc sự liên tưởng và nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc thông qua hệ thống hình tượng giàu chất gợi

Trong Từ vựng học Tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau” Dựa vào tính chất của sự giống nhau, Nguyễn Thiện Giáp chia thành tám kiểu

ẩn dụ:

Kiểu ẩn dụ 1: Sự giống nhau về hình thức

Kiểu ẩn dụ này được hình thành dựa vào sự tương đồng về hình thức, tạo nên nghĩa

ẩn dụ của các sự vật Ta có, chân là bộ phân dưới cùng của cơ thể người, động vật Do

đó các bộ phận nằm ở vị trí dưới cùng của các sự vật thường được gọi là chân: chân mây, chân bàn, chân tủ, chân đèn, chân giường, chân trời, chân nhang…

Ví dụ:

Bần thần hương huệ thơm đêm Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn

Chân nhang lấm láp tro tàn

Xăm xăm bóng mẹ trần gian thưở nào

Trang 16

(Mẹ và quả - Nguyễn Duy) Anh xa em

Trăng cũng lẻ Mặt trời cũng lẻ Biển vẫn cậy mình dài rộng thế

Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

(Thơ viết ở biển – Hữu Thỉnh) Bảo rằng cách trở đò giang,

Không sang là chẳng đường sang đã đành

Nhưng đây cách một đầu đình,

Có xa xôi mấy cho tình xa xôi

(Tương tư – Nguyễn Bính) Trong những bài thơ trên, các tác giả đã vận dụng ẩn dụ về chân nhang, đầu đình, cánh buồm dựa mối tương liên giữa chân, đầu (thuộc bộ phận cơ thể người) và cánh (thuộc bộ phận cơ thể của con vật)

Trong tiếng Việt loại ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về hình thức rất đa dạng và

phong phú: miệng giếng, miệng hố, răng lược, chân tóc, mũi ghe, mũi thuyền…

Kiểu ẩn dụ 2: Sự giống nhau về màu sắc

Dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng mà hình thành các ẩn dụ làm cho gam màu sắc trong tiếng Việt trở nên đa dạng, phóng phú, sống động, gần gũi và dễ hình dung Thay vì chỉ sử dụng các gam màu cơ bản, thì trong tiếng Việt hình thành

thêm các từ chỉ màu sắc mang nét ẩn dụ như: màu xanh rêu, màu xanh lá chuối, màu xanh lá mạ, màu hồng cánh sen, màu hồng dâu, màu hồng đất, màu hồng đào, màu đỏ gạch, màu cam đất, màu xanh da trời, màu da cam, màu cánh gián…

Kiểu ẩn dụ 3: Sự giống nhau về chức năng

Ẩn dụ này dựa vào sự giống nhau về chức năng của các sự vật Trong tiếng Việt

từ bến chỉ nơi chuyên dùng để các phương tiện giao thông tập trung, để hành khách lên xuống như: bến xe, bến tàu, bến sông… Bên cạnh đó, từ bến còn chỉ nơi người con gái

có thể nương đậu tình duyên của mình, bến lúc này được hiểu là người con gái Ví dụ:

Trăm năm dù lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ con đò khác đưa

Trang 17

Con đò sớm thác năm xưa Cây đa bến cũ còn lưa đến chừ

(Ca dao)

Trong câu ca dao trên ta thấy bến chỉ người con gái, còn đò là người con trai

Người con trai có về, có đi đâu chăng nữa thì lòng dạ người con gái vẫn sắt son đợi chờ,

sự chờ đợi này tựa như bến đợi đò

Kiểu ẩn dụ 4: Sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó

Dựa vào sự tương đồng của một thuộc tính, tính chất với các sự vật, hiện tượng

khác mà ta có hệ thống từ mang nghĩa ẩn dụ Trong tiếng Việt từ ngọt ngào chỉ vị giác khi trải nghiệm các món ăn có vị ngọt như: mía, đường, kẹo… Bên cạnh đó, ngọt ngào

cũng được dùng khi nói về tình cảm, cảm xúc của con người, mang lại cảm giác dễ

chịu, say đắm như: tình cảm ngọt ngào, hạnh phúc ngọt ngào, cảm xúc ngọt ngào… Ngoài ra còn chỉ về mặt âm thanh như: giọng nói ngọt ngào, lời ru ngọt ngào, tiếng hát ngọt ngào…

Kiểu ẩn dụ 5: Sự giống nhau về một đặc điểm, một vẻ ngoài nào đó

Kiểu ẩn dụ này được hình thành dựa trên sự giống nhau về một đặc điểm hay một

vẻ bề ngoài nào đó Nhân vật Tây Thi hay Thúy Kiều được dùng để chỉ những người

phụ nữ đẹp, còn Sở Khanh để chỉ người đàn ông trăng hoa, bội bạc Trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao thì nhân vật Thị Nở được miêu tả là người phụ nữ có ngoại hình xấu

xí đến “ma chê quỷ hờn” Chí Phèo là kẻ nghiện rượu chuyên rạch mặt ăn vạ, nên Thị

Nở là nhân vật được dùng ẩn dụ để nói về những người phụ nữ có ngoại hình xấu và Chí

Phèo được dùng chỉ những hạng người đâm thuê chém mướn, đập đầu ăn vạ …

Kiểu ẩn dụ 6: Những ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng

Kiểu ẩn dụ này dựa vào những sự vật, hiện tượng cụ thể mà để nói cái trừu tượng

Lửa là cái cụ thể có thể nhìn thấy được, cảm nhận được, nhưng cũng có thể dùng lửa để nói đến những phạm trù trừu tượng như: lửa căm thù, lửa giận hờn, lửa tình yêu, lửa đam mê, lửa tình…

“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tài phai

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”

(Tôi yêu em – A.S.Pushkin, bản dịch của Nguyễn Đức Quyết)

Trang 18

Trong đoạn thơ, Pushkin đã sử dụng hình ảnh lửa một cách ẩn dụ, ngọn lửa không còn là cái cụ thể mà đã trở thành ngọn lửa tình mang tính trừu tượng

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

(Từ ấy – Tố Hữu) Mặt trời chân lý, ánh sáng chân lý… đều là những ẩn dụ độc đáo thể hiện sức sáng tạo và phong cách cá nhân của nhà thơ Lấy cái cụ thể mặt trời, ánh sáng để làm nền cho cái trừu tượng là chân lý

Kiểu ẩn dụ 7: Chuyển tên các con vật thành tên người

Sử dụng tên các con vật để gọi tên người, thay tên người bằng tên gọi của các

con vật dựa vào những đặc tính giống nhau Ví dụ: cô ấy là một con bồ câu; con chim non của mẹ; con cún con của ba; anh ta là một con hổ dũng mãnh…

Kiểu ẩn dụ 8: Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác

Từ tính chất của sinh vật chuyển sang tính chất của sự vật hoặc hiện tượng khác,

được xem là hiện tượng nhân cách hóa Ví dụ: thời gian trôi, mưa khóc, chiếc lá đau, khăn thương nhớ…

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Sang thu – Hữu Thỉnh) Nhưng mỗi năm, mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầụ

(Ông đồ - Vũ Đình Liên) Qua các kiểu ẩn dụ trên, ta thấy rằng ẩn dụ xảy ra ở trường hợp danh từ (chân, bến, thuyền ), động từ (đi, chạy, giữ, nắm…), tính từ (ngọt ngào, đắng, cay…)

Trên đây là những cách phân loại ẩn dụ của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học:

Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp và Đinh Trọng Lạc Quan điểm thống nhất của các nhà ngôn ngữ học và ngữ văn học chính là thừa nhận có hai loại ẩn dụ là: ẩn dụ từ vựng

và ẩn dụ tu từ Quan niệm cũng như cách phân loại về ẩn dụ khác nhau nhưng không

Trang 19

mâu thuẫn, đối lập mà chúng bổ sung cho nhau giúp đọc giả hiểu và thống nhất về cách phân loại ẩn dụ

1.2 ẨN DỤ THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

Nếu như ẩn dụ truyền thống là sự sáng tạo của nhà văn trong các tác phẩm văn chương thì ẩn dụ tri nhận là sự thể hiện kinh nghiệm sống của nhà văn đồng thời phản

ánh tư duy và văn hóa dân tộc Ẩn dụ tri nhận (còn được gọi là ẩn dụ ý niệm) không chỉ

có trong văn chương mà tồn tại phổ biến trong ngôn ngữ đời sống hằng ngày

Ẩn dụ tri nhận Trước khi bàn đến vấn đề này chúng ta cần có một cái nhìn khái quát về ngôn ngữ học tri nhận – không gian chứa đựng ẩn dụ tri nhận

1.2.1 Ngôn ngữ học tri nhận

1.2.1.1 Vài nét về ngôn ngữ học tri nhận

Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics) là ngành khoa học nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với con người, lấy ngôn ngữ tự nhiên hay ngôn ngữ trong đời sống thường ngày của con người làm đối tương nghiên cứu Ngôn ngữ học tri nhận xem ngôn ngữ tự nhiên của con người như một bộ phận cấu thành ý thức Đối tượng nghiên cứu này khiến cho ngôn ngữ học tri nhận không chỉ bó hẹp trong việc nghiên cứu ngôn ngữ mà phải mở rộng giải quyết những vấn đề liên ngành khác để giải thích những điều liên quan đến tư duy, trí tuệ và bộ não con người Do đó, khi đề cập đến ngôn ngữ học tri nhận mà không nói đến những ngành khoa học tri nhận (Cognitie science) có liên quan trực tiếp đến nó thì thật là thiếu sót

Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, ngôn ngữ học tri nhận luôn được đặt trong mối quan hệ với những ngành khoa học tri nhận khác như Nhân chủng học tri nhận (Cognitive anthropology), Tâm lý học tri nhận (Cognitive psychology)… Bên cạnh đó các ngành như triết học, văn hóa học, dân tộc học, logic học cũng là những ngành có liên quan mật thiết đến khoa học tri nhận

Trong khoảng những năm 60 của thế kỷ XX khoa học tri nhận bắt đầu phát triển ở

Mỹ Và ngay sau đó, khoảng những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, Chomsky đưa ra lý thuyết về ngữ pháp tạo sinh Hai sự kiện này có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, trở thành động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển sau này của ngôn ngữ học tri nhận Thực chất, lý thuyết ngữ pháp tạo sinh của Chomsky ra đời trong khuôn khổ của khoa học tri nhận [24:12] đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tâm lí học tri nhận Tâm lý học tri nhận quan tâm nghiên cứu đến đối tượng là những trạng thái tâm

lý, tinh thần – những phạm trù thuộc về tổ chức trí tuệ bên trong con người Solso – một nhà tâm lý học Ý nổi tiếng – đã đưa ra nhận định cụ thể hơn về đối tượng của ngành tâm

lý học tri nhận, ông cho rằng tâm lý học tri nhận “nghiên cứu xem con người tiếp nhận các thông tin về thế giới như thế nào, những thông tin đó được con người hình dung ra sao, chúng được lưu trữ trong kí ức và được cải biến thành tri thức như thế nào và các tri thức này ảnh hưởng ra sao đến sự chú ý và hành vi của chúng ta” [24:13] Dưới sức

Trang 20

ảnh hưởng của tâm lý học tri nhận và lý thuyết ngữ pháp tạo sinh, khoảng cuối thập niên

70 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học bắt đầu xuất hiện những khuynh hướng nghiên cứu về vấn đề tri nhận luận Khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ XX, lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tên tuổi như Ch Fillmore, G Lakoff,

M Johnson, R Langacker, L Talmy… Đặc biệt, G Lakoff và M Johnson với công

trình “Metaphors we live by” (Chúng ta sống bằng ẩn dụ) ra đời năm 1980, mà theo John

M Lawler – nhà ngôn ngữ học ở Đại học Michigan (Mỹ): đây là một cuốn sách có thể được xem như là sách giáo khoa về ngôn ngữ học tri nhận, đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện của ngôn ngữ học tri nhận Theo J.M Lawler, nhiều nhà ngôn ngữ học đã vọng tưởng về một ngày mà những giá trị phức tạp trong ngôn ngữ của loài người trở nên bình thường, và chúng được sử dụng rộng rãi không chỉ trong nền văn hóa của một dân tộc mà còn ở cả các nền văn hóa khác; một ngày mà chúng ta có thể giải mã tất cả những bí mật về tư duy và thông tin, và một ngày mà con người sẽ ngừng thắc mắc rằng chúng ta nói bao nhiêu ngôn ngữ Ngày này vẫn chưa đến, nhưng “Metaphors we live

by” sẽ mang nó gần gũi hơn với chúng ta (Every linguist dreams of the day when the intricate variety of human language will be a commonplace, widely understood in our own and other cultures; when we can unlock the secrets of human thought and communication; when people will stop asing us how many languages we speak This day has not yet arrived; but the present book brings it somewhat closer)

G Lakoff và M Johson đã nêu trong công trình của mình rằng hầu hết mọi người nhận định ẩn dụ là phương thức làm cho trí tưởng tượng của ta trở nên thi vị và là biện pháp tu sức cho từ – là một phần đặc biệt hơn ngôn ngữ tự nhiên Hơn nữa, ẩn dụ là nét đặc thù chỉ có ở ngôn ngữ, nó thuộc về ý nghĩa của từ hơn là tư duy hay hành động Đây

là lý do khiến cho nhiều người nghĩ rằng chúng ta có thể sống tốt mà không cần có ẩn

dụ Nhưng thực chất không phải như vậy, ẩn dụ lan tỏa khắp nơi trong cuộc sống của chúng ở mọi thời điểm, không chỉ có trong ngôn ngữ mà còn có trong tư duy và hành động Hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta, trong cả suy nghĩ và hành động, về

cơ bản mang tính ẩn dụ (Metaphor is for most people a device of the poetic imagination and the rhetorical flourish — a matter of extraordinary rather than ordinary language Moreover, metaphor is typically viewed as characteristic of language alone, a matter of words rather than thought or action For this reason, most people think they can get along perfectly well without metaphor We have found, on the contrary, that metaphor

is pervasive in everyday life, not just in language but in thought and action Our ordinary conceptual system, in terms of which we both think and act, is fundamentally metaphorical in nature) [52:4]

Cùng thời điểm với G Lakoff và M Johnson, Langacker (1988) đã đưa ra lý thuyết

về ngữ pháp tri nhận Cognitive Grammar Năm 1989, tại Đức, Hiệp hội Ngôn ngữ học

tri nhận quốc tế được thành lập, sau đó, cho ra đời tạp chí Cognitive Linguistic Sau này, giới ngôn ngữ học lấy năm diễn ra sự kiện này làm mốc ra đời của ngôn ngữ học tri nhận

Trang 21

Từ khi ra đời cho đến nay, ngôn ngữ học tri nhận đã phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận được tiếp nhận như một khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ học mới với nhiều mảnh đất màu mỡ để khai phá từ những năm đầu thế kỉ XXI – muộn hơn nhiều so với thế giới với những công trình ngôn ngữ học tri nhận của Trần Văn Cơ, Lý Toàn Thắng, Hữu Đạt…

1.2.2.2 Một số khái niệm trong ngôn ngữ học tri nhận

Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận đưa đến cho chúng ta một số khái niệm chuyên

môn như tri nhận (cognition), ý niệm (concept), điển dạng (prototype), phạm trù…

1 Thuật ngữ “tri nhận” (cognition) trong tiếng Anh vốn mang nhiều nghĩa, trong

đó có nghĩa nhận thức là khá nổi bật Tuy nhiên, khi chuyển dịch sang tiếng Việt, cognition được dịch là tri nhận Theo Trần Văn Cơ, “tri nhận” và “nhận thức” tuy hai

mà một Cả hai thuật ngữ này đều liên quan đến quá trình nhận thức, quá trình tư duy của con người, nghĩa là quá trình con người phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình [3:18]

Tri nhận (Cognition) là khái niệm trung tâm của khoa học tri nhận Nó chứa đựng

hai nghĩa của những từ Latin kết hợp lại: cognitio có nghĩa là nhận thức và cogitatio có

nghĩa là tư duy, suy nghĩ Khái niệm này biểu hiện một quá trình nhận thức hoặc là tổng thể những quá trình tâm lí (tinh thần, tư duy) – tri giác, phạm trù hóa, tư duy, lời nói… phục vụ cho việc xử lí và chế biến thông tin Nó bao gồm cả sự nhận thức và đánh giá bản thân mình trong thế giới xung quanh và xây dựng bức tranh thế giới đặc biệt – tất

cả những cái tạo thành cơ sở cho hành vi con người [3:17]

2 Hoạt động tri nhận của con người là một quá trình thu nhập thông tin tạo nên sự hiểu biết nhất định của con người Kết quả của hoạt động tri nhận xây dựng nên hệ thống

ý niệm của con người để con người dựa trên đó mà suy nghĩ, tưởng tượng và giải mã thế giới xung quanh mình Tuy nhiên, sự tri nhận và ý niệm hóa của mỗi người là không giống nhau, nó phụ thuộc vào những điều kiện văn hóa nhất định

3 Ý niệm (Concept) là đơn vị nhỏ nhất của quá trình tri nhận Ý niệm là kết quả của việc chúng ta tri giác và phản ánh thế giới xung quanh thông qua phương tiện là ngôn ngữ dân tộc Ý niệm của mỗi người chịu tác động bởi các thành tố văn hóa (tôn giáo, tín ngưỡng, truyền thống dân tộc, nghệ thuật, phong tục tập quán…) trong ý thức

của người đó Ý niệm là kết quả của quá trình tri nhận là quá trình tạo ra những biểu tượng tinh thần (mental representation) Cấu trúc của biểu tượng tinh thần gồm ba thành tố: trí tuệ, cảm xúc và ý chí, cả ba thành tố này đều được biểu hiện trong ngôn ngữ: trong

ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp [3:28]

Ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lý của ý thức chúng ta, là đơn vị nội dung của

bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của bộ não (lingua mentalis), của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm lí con người [3:29] Trong quá trình tư duy của

Trang 22

mình, con người làm nảy sinh những ý niệm qua hoạt động nhận thức thế giới và quy những ý niệm này về một hệ thống – hệ thống ý niệm

Trong ngôn ngữ học, ý niệm được biểu hiện trong ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, trong đó từ vựng là phương tiện biểu đạt các ý niệm rõ nét nhất Langacker cho rằng:

“Ngữ nghĩa học là sự ý niệm hóa Các từ ngữ đều biểu đạt các ý niệm và các ý niệm đều tương ứng với các ý nghĩa” [7:11] Ông đã đưa ra một ví dụ bằng tiếng Anh như sau: radius là một từ tiếng Anh có ý niệm là “bán kính”, nghĩa là đoạn thẳng được nối từ tâm

hình tròn đến một điểm bất kì trên đường tròn “Bán kính” không phải là một đoạn thẳng bất kì mà là một đoạn thẳng được xác định với khoảng cách từ tâm đến đường tròn, nó được đặt trong mối quan hệ với đường tròn Ta hiểu được ý niệm “bán kính” là nhờ vào

ý niệm nền “đường tròn” Khái quát ví dụ này chúng ta nhận thấy rằng một ý niệm phải

được hiểu trên ý niệm nền hay cái khung của nó, “hệ thống ý niệm liên quan với nhau theo cái cách mà để hiểu bất kì một ý niệm nào trong đó chúng ta phải hiểu cái cấu trúc toàn thể mà ý niệm đó ăn khớp với” (Fillmore, 1982) [25:26] Khi nhắc đến ý niệm tí, sửu, dần, mão thì ta không thể bỏ qua cái khung con giáp trong văn hóa Trung Hoa

Khi chúng ta tạo ra một phát ngôn, chúng ta đồng thời đưa vào đó những kinh nghiệm, văn hóa mà chúng ta mong muốn chuyển tải đến người nghe và tạo nên nhiều quá trình ý niệm hóa (conceptualization) – đây là quá trình hình thành các ý niệm Việc hình thành các ẩn dụ trong ngôn ngữ cũng được coi là một quá trình ý niệm hóa

4 Phạm trù là đối tượng được nhiều ngành khoa học quan tâm Theo Trần Ngọc Thêm (2011), trong triết học, phạm trù được định nghĩa là khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các hiện tượng

của hiện thực và nhận thức Trong ngôn ngữ học, phạm trù ngữ pháp là sự khái quát của một số ý nghĩa ngữ pháp nhất định được thể hiện ra bằng những phương thức ngữ pháp nhất định [5:255]

Không chỉ trong khoa học mà trong đời sống thường này chúng ta cũng nói đến

một cách gián tiếp về các phạm trù Ví dụ bố mẹ dạy cho con: Đây là ông nội, kia là bà nội, đó là cô, chú, bác… Thì ông nội, bà nội, cô, chú, bác là những tiểu phạm trù thuộc phạm trù quan hệ thân tộc

Trong ngôn ngữ học tri nhận, phạm trù có thể được hiểu là một sự vật và những loại tương tự tạo thành một phạm trù Mở rộng hơn, phạm trù cũng có thể được hiểu là

ý niệm Tuy nhiên, phạm trù là sự quy loại sự vật trong tri nhận thì ý niệm là phần khái niệm, ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh trên cơ sở phạm trù.1

5 Phạm trù hóa là một khái niệm được ngôn ngữ học tri nhận đặc biệt quan tâm Đây là một trong những khái niệm quan trọng trong việc miêu tả nhận thức của con

1 Đặng Thị Thu Hiền (2014), Chiếu vật thiên nhiên trong truyện Kiều của Nguyễn du – Nhìn từ góc độ ngôn ngữ

học tri nhận (qua nhóm biểu thức chiếu vật sông nước trong truyện Kiều), nguvan.hnue.edu.vn

Trang 23

người cho biết năng lực, kinh nghiệm hay hoạt động tri nhận và cách thao thức tư duy:

so sánh, đồng nhất, thiết lập sự giống nhau và tương đồng [3:23 – 24]

Theo nghĩa hẹp, phạm trù hóa là việc đưa những hiện tượng, đối tượng, quá trình… vào phạm vi kinh nghiệm, vào phạm trù và thừa nhận nó là một thành tố của phạm trù này song theo nghĩa rộng hơn thì đó là quá trình cấu tạo và phân suất chính bản thân các phạm trù, là quá trình phân chia thế giới bên ngoài và thế giới bên trong của con người, quá trình sắp xếp các hiện tượng theo thứ tự số lượng ít hơn hoặc hợp nhất chúng lại Đồng thời đó là kết quả của hoạt động phân loại [3:24]

6 Điển dạng là khái niệm có liên quan chặt chẽ với sự phạm trù hóa

Ngôn ngữ học, tâm lí học, xã hội học và văn hóa học là những ngành vốn có quan

hệ mật thiết với nhau Ngôn ngữ tự nhiên của con người là một hiện tượng xã hội, nó không thể tách biệt khỏi tâm lí và xã hội con người Trong khi ngôn ngữ của một dân tộc cụ thể lại luôn gắn liền với tâm lí, văn hóa và xã hội của dân tộc đó Chính những yếu tố bên ngoài này đã tác động và quyết định hoạt động tri nhận của người bản ngữ Mỗi hệ thống ngôn ngữ có một hệ thống ý niệm tương đương và nhờ đó người bản ngữ nhận thức, hiểu, cấu trúc hóa, phân loại và thuyết giải thông tin từ thế giới bên ngoài Phạm trù hóa trong ngôn ngữ học tri nhận cho phép sự quy loại những phạm trù thành các nhóm có sự tương đồng nhất định Không dừng lại ở đó, ngôn ngữ học tri nhận còn

hướng đến mục đích chính hơn là miêu tả cấu trúc của ý niệm và thuyết giải tên gọi của

sự vật và đối tượng bằng những tên gọi đã được cố định trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ, miêu tả ý tưởng, chứ không đơn thuần là miêu tả hình ảnh cảm tính của đối tượng điển hình, đây chính là sự miêu tả điển dạng Điển dạng được hiểu như là sự biểu hiện bằng sơ đồ hạt nhân ý niệm của phạm trù

1.2.2 Ẩn dụ tri nhận (conceptual metaphor)

Theo Lakoff và Johnson trong công trình Metaphors We Live By (Chúng ta sống trong ẩn dụ), ẩn dụ tri nhận là quá trình nhận thức dựa trên kinh nghiệm, trong đó miền

đích được suy luận dựa trên miền nguồn Miền đích thường là một khái niệm trừu tượng như CUỘC SỐNG, trong khi đó, miền nguồn thường là một khái niệm cụ thể hơn, ví dụ như NGÀY.”

Chúng ta cũng có thể hiểu “ẩn dụ tri nhận (conceptual metaphor) là một ẩn dụ (hoặc so sánh tượng trưng) mà một ý niệm (hoặc phạm vi ý niệm) được hiểu thông qua một khái niệm khác Trong ngôn ngữ học tri nhận, phạm vi ý niệm mà chúng ta ánh xạ

lên môt phạm vi ý niệm khác được gọi là miền nguồn Còn phạm vi ý niệm được giải thích theo cách trên là miền đích” (Dẫn theo Richard Nordquist) [58]

Trong Việt ngữ học, Trần Văn Cơ định nghĩa ẩn dụ tri nhận (conceptual metaphor)

là “một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận biểu hiện và hình thành những khái niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới” [3:39]

Trang 24

Như vậy, nhìn chung, ẩn dụ tri nhận là một ẩn dụ mà một ý niệm này được hiểu thông qua một ý niệm khác cụ thể hơn Có thể nói, đây là quá trình cụ thể hóa những khái niệm trừu tượng hoặc tương đối trừu tượng

Khác với ẩn dụ tu từ là những ẩn dụ được các nhà văn, nhà thơ sáng tạo nhằm tu sức cho từ thêm bóng bẩy, và được sử dụng trong phạm vi văn chương văn học; ẩn dụ tri nhận là những ẩn dụ vốn có trong ngôn ngữ, được tạo lập một cách tự nhiên bởi cộng đồng ngôn ngữ đó, được sử dụng rộng rãi trong cả ngôn ngữ đời sống lẫn ngôn ngữ văn

chương Vì lẽ đó mà Lakoff và Johnson nói rằng “Metaphors We Live By” (Chúng ta

sống trong ẩn dụ) Ẩn dụ không còn là thành quả sáng tạo của một cá nhân, không chỉ nằm trong văn học mà chúng vốn luôn tồn tại xung quanh chúng ta Chúng tồn tại một cách gần gũi, tự nhiên trong đời sống ngôn ngữ và vì thế nếu không chú ý, không quan tâm thì sẽ khó nhận ra, khó ý thức được sự có mặt của chúng

Với tần số và mật độ xuất hiện cao cùng phạm vi hoạt động đa dạng trong mọi phong cách ngôn ngữ từ phong cách ngôn ngữ đời sống đến phong cách ngôn ngữ văn chương, ẩn dụ tri nhận cho ta thấy sự tồn tại vô cùng mạnh mẽ và là phạm trù phổ quát của mọi ngôn ngữ

Ẩn dụ tri nhận luôn được thể hiện bằng một mệnh đề, câu, phát ngôn và biểu thị một phán đoán trọn vẹn Trong khi đó, ẩn dụ tu từ không thể hiện một phán đoán mà chuyển tải một ý nghĩa hàm ẩn thông qua từ (vì mục đích tu sức cho từ) Vì vậy, muốn quan sát và hiểu được ẩn dụ tri nhận, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc xem xét, phân tích một từ mà phải nhìn nhận, xem xét ẩn dụ tri nhận trong cả một mệnh đề, một câu

Ẩn dụ tri nhận cho phép chúng ta giải thích từ cấu trúc ý niệm nguồn cụ thể hơn

tới miền đích trừu tượng hơn Trong đó, miền nguồn là miền ý niệm mà từ đó mô hình ý niệm được rút ra Còn miền đích là miền đích là tính chất hoặc kinh nghiệm được mô tả hoặc xác định bằng miền nguồn (dẫn theo Richard Nordquist) [60] Miền nguồn thường

là những khái niệm cụ thể và miền đích thường là những khái niệm trừu tượng

Trong ẩn dụ tri nhận, thuật ngữ miền đích và miền nguồn được giới thiệu bởi George Lakoff và Mark Johnson trong Chúng ta sống trong ẩn dụ (Metaphors We Live

By, 1980) Tuy nhiên, trước đó, I.A Richards (1936) đã sử dụng hai thuật ngữ nội dung (tenors) và phương tiện (chuyển tải nội dung) (vehicle) tương đương với miền đích và miền nguồn mà Lakoff và Johnson nói đến sau này Song, Richard không nhấn mạnh đến tính tương tác giữa nội dung (tenor) và phương tiện (vehicle William P Brown chỉ

ra rằng, thuật ngữ miền đích và miền nguồn không chỉ thừa nhận một số nội dung tương

đương giữa ẩn dụ và tham chiếu của nó mà nó còn làm rõ hơn động lực xảy đến khi một

sự vật, hiện tượng nào đó liên quan đến ẩn dụ – một sự ánh xạ chồng chéo hoặc đơn lẻ của một miền này lên một miền khác (dẫn theo Richard Nordquist) [64]

Alice Deignan (2005) cho rằng “ẩn dụ ý niệm là một liên kết giữa hai vùng ngữ nghĩa, hoặc ý niệm” (dẫn theo Richard Noquist) [60]

Trang 25

Trong công trình Introducing Metaphor (2006), Knowles và Moon chú ý rằng ẩn

dụ ý niệm ngang hàng với hai vùng ý niệm Ví dụ như trong TRANH LUẬN LÀ CUỘC CHIẾN, khái niệm miền nguồn được sử dụng cho vùng ý niệm được ẩn dụ mô tả là CUỘC CHIẾN Miền đích được sử dụng cho vùng ý niệm gắn với TRANH LUẬN trong

ẩn dụ

“Ẩn dụ kết nối hai miền ý niệm: miền đích và miền nguồn Trong đó quá trình ẩn

dụ miền nguồn tương ứng với miền đích Nói cách khác, có một sự ánh xạ (mappings) hoặc phóng chiếu (projects) giữa miền nguồn và miền đích Miền đích X được hiểu trên

sự biểu thị của miền nguồn Y” (András Kertész, Cognitive Semantics and Scientific

Knowledge John Benjamins, 2004)

Ở đây, thuật ngữ ánh xạ (mappings) được dùng để chỉ những nét đặc trưng của

miền nguồn (ví dụ như Objects) được phóng chiếu lên một miền đích (ví dụ như Ideas)

(Lakoff) Tập hợp những ánh xạ thu được hợp thành các yếu tố của miền đích Như vậy, hiểu một ẩn dụ ý niệm tức là hiểu được hệ thống ánh xạ của một cặp miền nguồn – đích

nhất định Chính sự ánh xạ này đã tạo nên ý nghĩa của ẩn dụ ngôn ngữ học tạo nên một

biểu thức ẩn dụ ý niệm (metaphorical expression) cụ thể

Theo Lakoff, biểu thức ẩn dụ (metaphorical expression) được dùng để chỉ những

biểu thức ngôn ngữ (như một từ, ngữ, hoặc câu) Đây là sự biểu thực tế của sự ánh xạ

miền này lên miền kia (cross-domain mapping) (Lakoff)-comphacker)

Ví dụ: ẩn dụ ý niệm ARGUMENT IS WAR/ TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH được biểu thị bằng những biểu thức ẩn dụ như sau:

1 Your claims are indefensible

Những khẳng định của bạn là vô căn chứng cứ

2 He attacked every weak point in my argument

Anh ta tấn công vào từng điểm yếu trong lập luận của tôi

3 His criticisms were right on target

Lời phê phán của anh ta đã đánh trúng đích

4 I demolished his argument

Tôi đã đập tan luận chứng của anh ta

5 I've never won an argument with him

Tôi không bao giờ thắng anh ta trong tranh luận

6 You disagree? Okay, shoot!

Anh không đồng ý ư? Thôi được, nổ súng đi!

7 If you use that strategy, he'll wipe you out

Trang 26

Nếu anh sử dụng chiến lược này, nó sẽ tiêu diệt anh

8 He shot down all of my arguments

Anh ta đã phá tan (bắn hạ) mọi luận cứ của tôi

Lakoff và Johnson cho rằng đây không đơn thuần là việc nói về cuộc tranh luận thông qua thuật ngữ chiến tranh Chúng ta có thể thắng hoặc thua trong cuộc tranh luận Chúng ta xem người tham gia tranh luận với mình như một đối thủ Chúng ta tấn công các vị trí của anh ta và bảo vệ vị trí của mình Chúng ta xâm lấn và mất đi vùng đất của mình Chúng ta xây dựng kế hoạch và lên chiến lược Rất nhiều thứ chúng ta phải thực hiện trong khi tranh luận được cấu trúc bởi ý niệm của chiến tranh Mặc dù, thực tế không có một cuộc chiến, xây xát nào diễn ra theo đúng nghĩa đen của nó mà chỉ có một cuộc chiến bằng lời và cấu trúc của cuộc tranh luận là tấn công, phòng thủ, phản công v.v… phản ánh nó Với ý nghĩa đó, ẩn dụ TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH là cái

mà chúng ta sống trong đó trong một nền văn hóa nhất định, nó cấu trúc nên hành động

mà chúng ta thực hiện trong tranh luận (It is important to see that we don't just talk about arguments in terms of war We can actually win or lose arguments We see the person we are arguing with as an opponent We attack his positions and we defend our own We gain and lose ground We plan and use strategies If we find a position indefensible, we can abandon it and take a new line of attack Many of the things we do

in arguing are partially structured by the concept of war.Though there is no physical battle, there is a verbal battle, and the structure of an argument—attack, defense, counterattack, etc.—reflects this It is in this sense that the ARGUMENT IS WAR metaphor is one that we live by in this culture; it structures the actions we perform in arguing)

Như vậy, môi trường và văn hóa tác động rất lớn đến sự ra đời của các ẩn dụ ý niệm Trong những nền văn hóa khác nhau, miền đích TRANH LUẬN cũng được biểu thị qua những miền nguồn khác nhau TRANH LUẬN có thể được tri nhận là CHIẾN TRANH trong nền văn hóa này với những biểu hiện nêu trên nhưng TRANH LUẬN trong một nền văn hóa khác có thể được tri nhận như là một VŨ ĐIỆU với những người tham gia được xem như là những vũ công, mục đích và quá trình tranh luận là cách đem lại tính hài hòa, hấp dẫn

Hay ví dụ như dưới sức ảnh hưởng của văn hóa sông nước, trong tiếng Việt, ẩn dụ

ý niệm “CUỘC ĐỜI LÀ DÒNG SÔNG” được hình thành và thể hiện dưới các biểu thức

ẩn dụ như:

- Dòng đời đưa đẩy cô về xứ lạ

- Giữa dòng đời xuôi ngược, tôi lại gặp được em

- Cuộc nổi trôi của đời người

Trang 27

Việc sinh tụ trên nền văn hóa phương Đông cũng đem lại cho văn hóa Việt nhiều nét đặc sắc trùng khớp với các quốc gia dân tộc trong cùng khu vực đồng thời cũng tạo nên sự khác biệt với văn hóa phương Tây

Yếu tố văn hóa anh hưởng đến sự hình thành các ẩn dụ ý niệm, thể hiện cụ thể qua

ví dụ sau:

So sánh hai ẩn dụ ý niệm về “THỜI GIAN/ TIME” trong văn hóa phương Đông

và văn hóa phương Tây ta thấy:

Trong văn hóa phương Tây, thời gian được tri nhận là tiền bạc với “THỜI GIAN

LÀ TIỀN BẠC/ TIME IS MONEY” trong khi đó, ẩn dụ ý niệm này được thể hiện trong văn hóa phương Đông là “THỜI GIAN LÀ VÀNG BẠC/ TIME IS GOLD” Mô hình phóng chiếu ý niệm nguồn và đích như sau:

Trong cả hai ẩn dụ ý niệm trên, miền đích thời gian đều được tri nhận như một vật quý giá, việc tri nhận thời gian là tiền/vàng bạc cũng là cách con người trân quý thời

gian

Điểm khác biệt cơ bản trong cách tri nhận thời gian qua biểu thức ẩn dụ ý niệm

chính là yếu tố văn hóa Văn hóa phương Tây với nền văn hóa thị trường tiền tệ, kinh tế thị trường phát triển, việc sử dụng tiền phát triển sớm và có lịch sử lâu dài

Trong khi đó, tuy phương Đông là cái nôi của tiền giấy nhưng với lịch sử hàng nghìn năm sử dụng vàng, ngân lượng để trao đổi hàng hóa, dùng vàng để luyện kim và làm trang sức v.v tạo nên trong văn hóa người phương Đông thói quen và sử dụng, tích

trữ vàng, đối với người phương Đông vàng luôn có giá trị cao hơn tiền bạc Vàng cũng

là ẩn dụ cho hàng loạt những gì quý giá, được xem trọng dần chuyển và thêm nét nghĩa

chỉ những người tài hoa trong lĩnh vực nào đó: cô gái vàng của thể thao Việt, cây kéo vàng (thợ cắt và tạo kiểu tóc xuất sắc), bàn tay vàng (đầu bếp xuất sắc), đôi chân vàng

(tuyển thủ xuất sắc)…

Ví dụ trên cho thấy vai trò của văn hóa trong việc hình thành ẩn dụ ý niệm, sự tương đồng hay dị biệt trong văn hóa ít nhiều ảnh hưởng đến cách tri nhận đời sống của con người

Bên cạnh sự chi phối của văn hóa và môi trường, việc hình thành ẩn dụ ý niệm hay

sự ánh xạ giữa miền nguồn và miền đích còn được quy định bởi quan hệ thượng danh

Lakoff cho rằng “sự ánh xạ được thực hiện ở cấp độ thượng danh” Ông chứng minh qua ánh xạ ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH/ LOVE IS JOURNEY như sau:

Trang 28

Lakoff giải thích ẩn dụ trên như sau: những người yêu nhau là những người ở trong một cuộc tình và hướng đến một đích đến của cuộc sống (hôn nhân) Mối quan hệ của

họ có thể gặp những khó khăn Nếu như họ không làm gì để vượt qua nó, họ sẽ không

có phương tiện để cùng nhau đi đến đích của cuộc sống

Ở đây, Lakoff cho rằng trong sự ánh xạ ở ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH/ LOVE IS JOURNEY, mối quan hệ yêu đương được xem như là phương tiện đi lại Khái niệm phương tiện đi lại được hiểu là một phạm trù thượng danh bao gồm những

hạ danh như xe hơi, tàu, thuyền và máy bay Thực tế, hình dung về phương tiện đi lại thường được hiểu thông qua việc xác định miền giá trị của các phạm trù cơ bản như: xe hơi (chạy trên đường bộ, qua các đoạn gập ghềnh, xe lảo đảo), tàu hỏa (chạy trên đường ray), xuồng/ thuyền (trên các tảng đá, bị chìm/ đắm tàu), máy bay (cất cánh, nhảy dù)

Đây không phải là những tai nạn: nhìn chung, chúng ta thấy rằng sự ánh xạ được xây dựng trên thượng danh hơn là những cấp độ cơ bản (hạ danh) Vì vậy, chúng ta không

thể tìm thấy các sơ đồ ánh xạ như: A LOVE RELATIONSHIP IS A CAR/ MỐI QUAN

HỆ YÊU ĐƯƠNG LÀ MỘT CHIẾC XE HƠI; mà với ẩn dụ này, chúng ta hiểu mối quan

hệ tình yêu được ý niệm hóa như một chiếc xe hơi, con thuyền, tàu hóa hay máy bay…

Hay nói cách khác xe hơi ở đây được hiểu như là phạm trù thượng danh phương tiện đi lại chứ không phải dùng để chỉ phạm trù cơ sở xe hơi trong sự ánh xạ phổ biến

Cũng không có gì ngạc nhiên khi sự ý niệm được thực hiện ở cấp độ thượng danh, trong khi đó một số trường hợp đặc biệt được thực hiện ở cấp độ hạ danh Xét cho cùng, cấp độ hạ danh là cấp độ của kiến thức và trí tượng tượng phong phú Một ánh xạ ở cấp

độ thượng danh sẽ tối đa hóa khả năng tạo lập cấu trúc ý niệm trong miền nguồn lên miền đích, vì nó bao gồm cả nhiều cấp độ cơ bản mà mỗi yếu tố trong nó đều giàu thông tin Do đó, các ánh xạ thường được thực hiện ở cấp độ thượng danh chứ không phải ở

cấp độ hạ danh Vì vậy, người ta không thể tìm thấy các biểu thức ẩn dụ như A LOVE RELATIONSHIP IS A CAR/ MỐI QUAN HỆ YÊU ĐƯƠNG LÀ MỘT CHIẾC XE HƠI hay A LOVE RELATIONSHIP IS A BOAT/ MỐI QUAN HỆ YÊU ĐƯƠNG LÀ MỘT CON THUYỀN Thay vào đó, người ta có xu hướng tổng hợp các trường hợp cụ thể (gộp chung cả xe hơi và thuyền), điều này cho thấy rằng sự khái quát hóa là một cấp độ cao hơn, khi ở cấp độ thượng danh phương tiện đi lại Lakoff cũng khẳng định rằng: trong

hàng trăm trường hợp nghiên cứu về quy ước ánh xạ cho đến nay, dự đoán này đã được

khẳng định: Phạm trù thượng danh thường được sử dụng trong sự ánh xạ ý niệm Tóm lại, ẩn dụ xuyên suốt cuộc sống đời thường của chúng ta và thể hiện không chỉ trong ngôn ngữ, mà còn cả trong tư duy và hành động Hệ thống ý niệm thường nhật của chúng ta, mà khuôn khổ đó chúng ta tư duy và hành động, về thực chất mang tính

ẩn dụ Bản chất của ẩn dụ nằm trong tư duy và cảm xúc các hiện tượng thuộc chủng loại này trong thuật ngữ của các hiện tượng thuộc chủng loại khác (Lakoff và Johnson,

1990) [3:85] Sự ánh xạ giữa miền nguồn và miền đích cho chúng ta thấy cơ chế hình thành các ẩn dụ Các miền ý niệm và sự ánh xạ của chúng ở các ngôn ngữ, dân tộc và các nền văn hóa khác nhau thì khác nhau

Trang 29

1.2.3 Phân loại

Ẩn dụ ý niệm được Lakoff và Johnson phân thành ba loại là ẩn dụ cấu trúc

(structural metaphors), ẩn dụ bản thể (ontological metaphors), ẩn dụ định hướng

(orientational metaphors)

1.2.3.1 Ẩn dụ cấu trúc (Structural Metaphors)

Ẩn dụ cấu trúc(Structural metaphor) là một hệ thống ẩn dụ mà ở độ ý niệm phức

tạp (thường là ý niệm trừu tượng) được giải thích bằng một ý niệm khác (thường là ý niệm cụ thể hơn)

Theo John Goss, ẩn dụ cấu trúc không nhất thiết phải có sự liên kết chặt chẽ hay

rõ ràng nhưng nó hoạt động như một đường dẫn đến ý nghĩa và hành động trong ngôn cảnh diễn ngôn của nó (dẫn theo Richard Nordquist) [63]

Đây là một trong ba phạm trù cơ bản của ẩn dụ ý niệm được George Lakoff và

Mark Johnson đề ra trong Metaphor We Live By (1980) Hai ông cho rằng: mỗi ẩn dụ cấu trúc riêng biệt đều thống nhất trong nội bộ của nó và nó sử dụng một cấu trúc nhất quán cho những ý niệm mà nó cấu trúc

Ví dụ: “ TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH/ ARGUMENT IS WAR” là một ẩn

dụ cấu trúc Theo Lakoff và Johnson, ẩn dụ cấu trúc là trường hợp mà ở đó một ý niệm

là được cấu trúc ẩn dụ trong một ý niệm khác Miền nguồn cung cấp những khuôn mẫu cho miền đích: Chúng xác định cách thức mà chúng ta suy nghĩ và nói về sự tồn tại và hoạt động được đề cập tới trong miền đích và thậm chí là cách thức mà chúng ta cư xử

và thực hiện các hành động, như trường hợp của tranh luận (M Knowles and R Moon, Introducing Metaphor Routledge, 2006)

Lakoff và Johnson khẳng định rằng ẩn dụ ý niệm xuất hiện trong đời sống và gắn

bó mật thiết với ngôn ngữ sinh hoạt, ẩn dụ ý niệm là cái nằm bên trong lớp vỏ ngôn ngữ thường ngày của chúng ta, mà các khái niệm mà chúng ta tri nhận thường ngày được

cấu trúc theo sơ đồ ánh xạ “A là B” (ẩn dụ cấu trúc: nghĩa của một khái niệm, phạm trù

A được hiểu thông qua hệ thống những nét đặc trưng của một khái niệm, phạm trù B khác dựa trên cơ sở biểu trưng hóa và sự liên tưởng)

Để minh họa cho lý thuyết về ẩn dụ cấu trúc này, các tác giả G Lakoff và M Johnson cũng đã đưa ra rất nhiều các ví dụ cụ thể khái niệm trừu tượng như sau:

1 “HY VỌNG LÀ NGỌN LỬA/ NGỌN ĐÈN”

- Đời khổ đau nhưng không tắt đi trong tôi niềm hy vọng về một ngày mai tươi

sáng

- Ơn trời đã nhen lại cái khát vọng dường như tắt hẳn khi đứa bé không còn

- Cha làm dấu thánh, trong đầu tôi vụt sáng lên màu hy vọng

- Anh nhóm lên hy vọng trong tôi về một viễn cảnh tươi đẹp, anh vẽ nên bức tranh

một gia đình, tô vẽ nhiều sắc màu rồi cũng chính tay anh vấy bẩn nó, xóa nhòa

Trang 30

- Gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hy vọng rực lên theo màu lúa

- Đã tắt hy vọng đổi đời từ cây lúa, người ta chờ đợi những mùa tôm

- Để thắp hy vọng như ngọn đèn không tắt, má thôi không nhắc đến ba, má nhắc

tụi con – những đứa trẻ một mai này sẽ lớn, sẽ như chim, dài cánh nhưng bay mỏi vẫn trở về

- Con người mà tắt đi hy vọng thì chết còn sướng hơn

- Một cái gì đó đang thay đổi trong ông, cái nhìn như bớt đi khắc khoải, cơ mặt giãn, khóe miệng như đậu một nụ cười và trong khoảng không miền suy tưởng có

một điều gì chực nhen nhóm

- Vô ủy ban liên hệ làm việc vừa tới cổng đã mất lửa ngay (do cái mặt anh bảo vệ

lạnh quá)

2 “THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC”

- Tiết kiệm tiền của, công sức cũng chính là tiết kiệm thời gian

- Khi ấy, Bảy ơi, tôi đã biết so đo, lúc nhậu, hay chơi tennis mình đã có dè sẻn thời

gian như thế không

- Anh đang lãng phí thời gian của tôi

- Bạn dùng thời gian như thế nào trong những ngày qua?

- Tôi tốn cả tiếng đồng hồ với cái xe xẹp bánh này

- Tôi đã đầu tư khá nhiều thời gian cho việc học ngoại ngữ

- Anh đã cạn kiệt thời gian

- Bạn cần lập kế hoạch chi tiêu cho thời gian của mình

- Hãy dành ra một ít thời gian chogia đình và những người thân yêu bạn nhé!

- Việc ấy có đáng để bạn bỏ ra nhiều thời gian như vậy không?

- Anh không sử dụng thời gian của mình một cách có ích

3 “HẠNH PHÚC LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG”

- Cô An đã lập gia đình rồi

- Lo lắng cho tương lai sự nghiệp, xây dựng gia đình là mục đích của cuộc đời

anh

- Hạnh phúc vững bền khi vợ chồng cùng nhau vun đắp

- Hạnh phúc gia đình anh rạn nứt từ khi anh với chị có nhiều khúc mắc

4 “TÌNH YÊU LÀ CHIẾN TRANH”

- Anh ấy nổi tiếng với những cuộc chinh phục chớp nhoáng

- Cô ấy chiến đấu để giành lấy anh ta nhưng tình địch của cô đã thắng cuộc

- Anh ta bỏ chạy trước cuộc tiến công của cô ấy

- Anh ấy dần chiếm được lòng cô gái

- Anh ta làm cho mẹ cô ấy trở thành đồng minh của mình

- Anh ấy đã chế ngự được cô ta

- Cô ấy bị bủa vây trong các cuộc tấn công của những chàng trai

- Anh ấy thất bại trong tình trường

5 “TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH”

- Lạc mất em rồi, người ơi có biết!

- Chúng ta đã đi quá xa trong mối quan hệ này

Trang 31

- Tình cảm của chúng ta đang đi vào ngõ cụt

- Đã đến lúc chúng ta phải chuyển hướng đi mới

- Chúng ta đang ở đâu vậy?

- Chúng ta bị lạc đường rồi, quay trở lại thôi

- Chúng ta đang ở ngã ba đường

- Chúng ta đang gặp một chướng ngại vật khá lớn

- Anh không nghĩ là mối quan hệ này sẽ không đi đến đâu

6 “LÝ THUYẾT (VÀ LẬP LUẬN) LÀ TÒA NHÀ”

- Nguyên lý về tính võ đoán là nền tảng trong lý thuyết của Fe de Saussure

- Đó có phải là nền móng cho các lý thuyết của anh không?

- Lập luận này lung lay quá

- Chúng ta cần xây dựng một lập luận mạnh mẽ cho việc này

- Chúng ta cần phải gia cố cho lý thuyết này bằng những lập luận vững chắc

- Lý thuyết này sẽ đứng vững hay sụp đổ tùy thuộc vào sức mạnh của lập luận đó

- Nên lập cái sườn cho bài viết trước khi viết bài

Qua các ví dụ trên, chúng ta có thể nhận ra rằng theo Lakoff và Johnson, ẩn dụ không phải là vấn đề thuần túy của ngôn ngữ mà là vấn đề của tư duy Những ẩn dụ ý niệm như “TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH”, “TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH/ CHIẾN TRANH”, “THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC”, “LÝ THUYẾT/ LẬP LUẬN LÀ TÒA NHÀ”… được xác lập không phải dựa trên những từ hay cụm từ mà

đó là sự ánh xạ giữa hai khái niệm nguồn và đích trong tư duy

Các nhà nghiên cứu trên cho rằng có thể giải mã sơ đồ ánh xạ “TRANH LUẬN

LÀ CHIẾN TRANH” như sau: Trong một cuộc tranh luận ta có thể thắng hoặc thua, chúng ta xem người cùng tranh luận với mình là đối phương, chúng ta tấn công vào vị trí của đối phương bằng ngôn từ và cố gắng bảo vệ vị trí của mình, với vũ khí lợi hại nhất chính là ngôn từ, là những lập luận Chúng ta soạn thảo những lập luận để đánh đổ đối phương bằng những chiến lược có đường đi nước bước rõ ràng Bị tấn công chúng

ta sẽ phòng thủ bằng các lập luận sắc bén khác và chờ phản công, khi đối phương đuối sức ta sẽ tấn công mạnh vào thành trì căn cứ lập luận và nhanh chóng chiếm lấy vị trí thượng phong và chiến thắng Mặc dù, trong thực tế, không có cuộc ẩu đả nào xảy ra giữa hai bên tranh luận mà chỉ có cuộc chiến về mặt ngôn từ và cấu trúc của cuộc tranh luận là tấn công, bảo vệ, phản công bằng vũ khí sắc bén là lập luận, luận cứ, luận chứng [3:99 – 100]

Tương tự với sơ đồ ánh xạ “TÌNH YÊU LÀ CHIẾN TRANH” ta thấy: tình cảm của người yêu là chiến lợi phẩm; những người trong tình yêu đó là những bên tham

chiến; họ chiến đấu, sử dụng chiến thuật, chiến lược… để giành được tình cảm của người mình yêu Do đó, tình yêu có thắng, thua, tình địch, chiếm đoạt…

Như vậy, ẩn dụ cấu trúc được xây dựng trên nền tảng của sự tương quan có tính hệ thống giữa miền nguồn và miền đích dựa trên những trải nghiệm thực tế của chúng ta Loại ẩn dụ này chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hóa và môi trường

Trang 32

Chúng ta có thể hệ thống các ẩn dụ ý niệm của Lakoff và Johnson theo sơ đồ ánh

xạ sau đây để có thể thấy rõ rằng con người đã ý niệm hóa các sự vật trừu tượng dựa vào mô hình các sự vật cụ thể trong thế giới như thế nào:

Phạm trù đích (Target) Phạm trù nguồn (Source)

1.2.3.2 Ẩn dụ bản thể (Ontological Metaphors)

Ẩn dụ bản thể (Ontological Metaphors) là loại ẩn dụ (hoặc so sánh hình tượng),

trong đó một cái cụ thể được phóng chiếu lên một cái trường tượng Ẩn dụ bản thể (một hình ảnh cung cấp “cách nhìn các sự kiện, hoạt động, cảm xúc, ý tưởng như các thực thể và chất) là một trong ba loại ẩn dụ được xác định bởi George Lakoff và Mark Johnson

(1980) trong Metaphors We Live By (dẫn theo Richard Noquist) [61]

Nhìn chung, ẩn dụ bản thể cho phép chúng ta nhìn thấy cấu trúc được mô tả rõ ràng hơn ở những biểu thức có rất ít hoặc không có gì Sự nhân cách hóa là một trong những phạm trù thuộc và có nhiều biểu hiện trong ẩn dụ bản thể Nhân cách hóa là việc gán những phẩm chất của con người cho các thực thể không phải là người Nhân cách rất hóa phổ biến trong văn học, nhưng nó cũng có mặt rất nhiều trong các trò chuyện hằng ngày, như ví dụ sau:

- Lý thuyết của ông ấy đã giải thích cho tôi về tập quán của gà được nuôi

trong các nhà máy

- Cuộc sống đã lừa dối tôi

- Lạm phát đang ăn lợi nhuận của chúng ta

- Ung thư cuối cùng đã bắt kịp anh ra

- Máy tính của tôi đã chết

Ở đây, lý thuyết, cuộc sống, lạm phát, ung thư, mát tính không phải là con người, nhưng chúng được gán cho những tính chất của con người như giải thích, gian lận, ăn uống, đánh bắt và chết Nhân cách hóa sử dụng một trong những miền nguồn tốt nhất

của chúng ta là bản thân chúng ta Nhân cách hóa những yếu tố không phải con người như là con người giúp chúng ta có thể bắt đầu hiểu hơn về chúng” (Zoltán Kövecses, Metaphor: A Practical Introduction Oxford University Press, 2002)

Trang 33

Ẩn dụ bản thể được tạo nên nhờ các trải nghiệm của con người về thực thể Những trải nghiệm đó hình thành các kinh ngiệm, kinh nghiệm này cung cấp cho chúng ta số lượng lớn các ẩn dụ bản thể qua việc nhận thức và tư duy các đối tượng trừu tượng như hoạt động, tình cảm, cảm xúc, ý tưởng… như các thực thể và chất liệu mà con người có thể dùng năm giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác để tri giác chúng Có nghĩa là con người tri nhận ý niệm trừu tượng thông qua những vật chất, vật thể cụ thể

Ẩn dụ bản thể bao gồm ẩn dụ thực thể và ẩn dụ vật chứa Trong “Metaphor We Live By”, George Lakoff & Mark Johnson đã lấy danh từ lạm phát – kinh nghiệm về sự

tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ, khiến cho giảm giá trị tiền tệ để phân tích

về ẩn dụ bản thể trong từ này Xem khái niệm trừu tượng là lạm phát là một thực thể Lạm phát không còn là một khái niệm trừu tượng, mà là thực thể sống có tính tương tác

với con người Dựa vào kinh nghiệm của con người, có những cách nói về lạm phát chứa

ẩn dụ bản thể:

● “LẠM PHÁT LÀ BẢN THỂ”

- Lạm phát hạ thấp mức sống của chúng ta

- Nếu lạm phát tăng, chúng ta sẽ không sống nổi

- Chúng ta cần phải đấu tranh chống lại lạm phát

- Lạm phát dồn chúng ta vào góc tường

- Lạm phát gây thiệt hại nặng ở các quầy kiểm tra và các khí đốt

- Mua đất là phương thức tốt nhất để đối phó với lạm phát

- Lạm phát làm tôi phát chán

Khi lạm phát được xem là thực thể thì chúng ta dễ dàng định lượng, đề cập, xác định nó, xem nó như nguyên nhân, thấy được hành động có đích của nó chi phối đến hoạt động của chúng ta Việc hình dung lạm phát là phạm trù trừu tượng khiến ta mơ hồ

về nó, nhưng khi xem lạm phát là thực thể thì chúng ta sẽ hiểu rõ nó hơn

Số lượng, phạm vi sử dụng ẩn dụ bản thể vào các mục đích khác nhau rất rộng lớn George Lakoff & Mark Johnson dẫn ra danh sách có các ví dụ để minh họa cho mục đích đa dạng của việc sử dụng ẩn dụ bản thể và kèm theo các ví dụ tương ứng với mục đích sử dụng này

Chú dẫn

- Sự sợ hãi của tôi trước lũ sâu bọ khiến vợ tôi phát điên lên

- Đó là cái một cú bắt đẹp

- Chúng tôi đang làm việc hướng tới hòa bình

- Tầng lớp trung lưu là lực lượng ngầm có quyền lực trong nền chính trị Mỹ

- Danh dự của đất nước chúng ta đặt cược trong cuộc chiến tranh này

Trang 34

Định lượng

- Cần nhiều sự kiên nhẫn để hoàn thành cuốn sách này

- Có quá nhiều hận thù trên thế giới

- Dupont có nhiều quyền lực chính trị ở Delaware

- Trong bạn có quá nhiều lòng hận thù

- Pete Rose có nhiều chiêu trò và kỹ nằng về bóng chày

Nhận dạng các bình diện

- Mặt xấu nhân cách của nó bộc lộ dưới áp lực

- Tính dã man của chiến tranh đã phi nhân hóa tất cả chúng ta

- Tôi không theo kịp nhịp sống hiện đại

- Sức khỏe cảm xúc của anh ta suy giảm trong thời gian gần đây

Nhận diện nguyên nhân

- Gánh nặng trách nhiệm đã gây ra thất bại của anh ta

- Anh ta đã làm nó ra giận dữ

- Ảnh hưởng của chúng ta trên thế giới giảm đi vì thiếu đạo đức

- Bất đồng nội bộ làm họ mất giải thưởng

- Xác định các mục tiêu và thúc đẩy các hành động

- Anh ta đến New York để tìm danh vọng và sự giàu có

- Đây là điều bạn cần làm để đảm bảo an ninh tài chính

- Tôi đang thay đổi lối sống của mình để tìm thấy hạnh phúc đích thực

- FBI sẽ hành động nhanh chóng trước mối đe dọa an ninh quốc gia

- Cô ấy thấy việc kết hôn là giải pháp cho những vấn đề của cô ấy

Qua các ví dụ trên, có thể thấy rằng tính ẩn dụ trong hầu hết các biểu thức này không nhận biết được Nguyên nhân là phạm vi sử dụng của các ẩn dụ bản thể này phục

vụ cho những mục đích hạn chế như việc đề cập, xác định số lượng Điều này chỉ cho phép chúng ta xét một cái phi vật thể như một thực thể, vật thể mà không có phép chúng

ta hiểu về chúng đầy đủ, rõ ràng Nhưng ẩn dụ bản thể vẫn có thể tiếp tục phát triển Minh chứng cho việc tiếp tục phát triển của ẩn dụ bản thể đang phát triển trong nền văn hóa chúng ta được thể hiện qua hai ẩn dụ bản thể: “Tâm trí là một cỗ máy”, “Tâm trí là một vật dễ vỡ”

● “TÂM TRÍ LÀ MỘT CỖ MÁY”

- Chúng ta vẫn đang cố gắng đưa ra cách giải cho phương trình này

- Tâm trí tôi hôm nay không hoạt động

- Cậu bé, những cái bánh xe đang quay kìa!

- Tôi suy nghĩ hơi chậm trong hôm nay

- Chúng tôi tôi nghiên cứu vấn đề này cả ngày và bây giờ chúng tôi cạn kiệt

sức lực rồi

● “TÂM TRÍ LÀ MỘT VẬT DỄ VỠ”

Trang 35

- Cái tôi của cô nàng rất mong manh

- Bạn phải đối xử thận trọng với anh ta kể từ sau khi vợ anh ta mất

- Anh ta sụp đổ sau cuộc thẩm vấn

sung những điều tốt đẹp thì dẫn đến “Tâm trí tôi hôm nay không hoạt động” Ẩn dụ

“TÂM TRÍ LÀ MỘT VẬT DỄ VỠ” giúp ta hình dung tâm trí con người là vật chất cụ thể, có thể cầm nắm và thay đổi hình dáng được Nó gợi mở hình ảnh về sức mạnh và tính chất của tâm trí con người Khi một vật thể bị vỡ, ví như cái li uống nước bị vỡ thì tạo ra các mảnh li vỡ văng khắp nơi, chiếc ly không còn lành lặn và không thể sử dụng

để uống nước như trước kia nữa Tâm trí con người cũng được xem như vật thể dễ vỡ, tâm trí đó sẽ vỡ vì những chuyện tiêu cực tác động đến bản thân, khi tâm trí đã vỡ thì khó có thể lành lại như lúc ban đầu

Lakoff và Johnson cho rằng: “Chúng ta là các thực thể bị giới hạn và tách biệt khỏi thế giới còn lại bởi bề mặt da của chúng ta, và chúng ta tri giác phần còn lại của thế giới nằm bên ngoài chúng ta Mỗi chúng ta là vật chứa bị giới hạn bởi bề mặt cơ thể

và một sự định hướng trong – ngoài lên chính chúng ta Chúng ta ánh xạ sự định hướng trong – ngoài của chính mình lên các vật thể khác cũng bị hạn chế bởi bề mặt Vì vậy chúng ta cũng nhìn nhận chúng như những vật chứa có bộ phận bên trong và bề mặt bên ngoài.” Với cách nhìn nhận này, chúng ta nhận định những ngôi nhà, căn phòng,

trường học, công viên, đường đi, đám ruộng… đều là các vật chứa Khi ta đi từ phòng học này sang phòng học khác thì phòng học được chúng ta xem là vật chứa Những khoảng trống ở rừng cũng được chúng ra tri giác, khi ta đi từ trong rừng ra bên ngoài rừng thì ta đang di chuyển từ một vật chứa này đến một vật chứa khác Ranh giới của các phòng học là bức tường, còn ranh giới của khu rừng không rõ ràng như vậy, nó được

ta hình dung như một khu vực tập hợp nhiều cây cối trong rừng, ra khỏi khu vực có cây cối đó là ngoài rừng Do vậy ranh giới của hai vật chứa phòng học là ranh giới vật chất, còn ranh giới của khu rừng là ranh giới tự nhiên Bên cạnh đó, bản thân các vật thể cũng được xem là vật chứa Ta có vô vàn vật thể là vật chứa như: hũ gạo là vật chứa trong đó

hũ gạo là vật chứa đựng, gạo là chất chứa đựng; bồn nước là vật chứa đựng, nước là chất chứa đựng; hộp bút là vật chứa đựng, bút là chất chứa đựng Ta có các ví dụ về vật chứa đựng mang ẩn dụ ý niệm trong một số câu:

Trang 36

“Chỉ cần bạn không sợ vấp ngã, kiên trì đến cùng, thì sẽ thấy ánh sáng cuối đường

hầm!”

(Danh ngôn hiện đại – Dương lạc )

Ẩn dụ vật chứa: Cuối đường hầm là nơi sẽ thấy ánh sáng, vậy đường hầm là vật chứa ánh sáng

“Ai đi muôn vạn non sông,

Để ai chất chứa sầu đông vơi đầy”

(Ca dao)

Ẩn dụ vật chứa: Trong vế để ai chất chứa sầu đông vơi đầy thì ai là nhân vật chứa sầu đông vơi đầy Nghĩa là nhân vật ai là vật chứa, sầu đông là chất chứa đựng

“Đêm qua buồn quá tôi say

Đã mơ một giấc mơ đầy mắt nhung!”

(Mắt nhung – Nguyễn Bính)

Ẩn dụ vật chứa: một giấc mơ chứa đầy mắt nhung, một giấc mơ là vật chứa đựng còn mắt nhung là vật được chứa đựng

Trường thị giác hay tầm nhìn của chúng ta cũng được xem là vật chứa, cái chúng

ta nhìn thấy được xem là vật chứa đựng Một số ví dụ về trường thị giác của con người

là vật chứa:

“Và rồi mùa thu về trong mắt em

Hàng cây lá úa xanh xao nhiều”

(Mắt thu – Ngô Thụy Miên) Đây là ẩn dụ vật chứa: Và rồi mùa thu về trong mắt em, do đó mùa thu được mắt em chứa đựng, hay mắt em là vật chứa đựng còn mùa thu là chất chứa đựng trong mắt em

“Ai nhốt mùa thu trong mắt em

Bâng khuâng hồ quạnh nước êm đềm.”

(Đôi mắt – Vĩnh Hảo)

Trong ẩn dụ vật chứa, mắt cũng được con người tri nhận là vật chứa đựng tình cảm Một số ví dụ được Lakoff và Johnson minh họa như sau:

“ĐÔI MẮT LÀ VẬT CHỨA ĐỐI VỚI TÌNH CẢM”

- Tôi nhìn thấy nỗi sợ hãi trong mắt anh ta

- Đôi mắt anh ta chứa đầy sự căm giận

- Có sự say mê trong đôi mắt nàng

Trang 37

- Đôi mắt của chàng biểu lộ sự thông cảm

- Cô ta không thể nén sự sợ hãi trong mắt mình

- Tình yêu hiện rõ trong đôi mắt chàng

- Đôi mắt nàng tràn đầy tình cảm

Trong ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ bản thể dùng để nhận thức sự kiện, hành động, hoạt động, trạng thái Trong đó các sự kiện, hành động được ý niệm hóa là các vật thể, các hoạt động là các chất, còn các trạng thái được xem là vật chứa đựng các chất Một

kỳ thi là một sự kiện, sự kiện này được nhìn nhận như một thực thể độc lập Kỳ thi tồn tại trong một thời gian và không gian nhất định, có ranh giới xác định Do đó kỳ thi được xem là một vật thể chứa đựng, các vật thể là người tham gia (bao gồm thí sinh, giám thị ); vật thể ẩn dụ là các sự kiện như bắt đầu kì thi, kết thúc kỳ thi, bắt đầu và kết thúc thời gian làm bài của thí sinh dự thi; vật chất mang tính ẩn dụ là hoạt động làm bài thi của thí sinh Do đó, ta có thể nói về một kỳ thi qua cuộc đối thoại sau:

- Bạn sẽ có mặt trong kỳ thi môn tốt nghiệp sắp tới chứ? (Kỳ thi môn văn là

vật chứa)

- Mình sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp (Kỳ thi là vật thể)

- Bạn biết ngày bao nhiêu kết thúc kỳ thi không? (Kỳ thi là vật thể)

- Kỳ thi bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng 6 (Bắt đầu là vật thể sự kiện trong

- Trong khi lau cửa sổ, tôi đã làm nước bắn tung tóe lên sàn nhà

- Jerry đã thoát khỏi việc lau cửa sổ như thế nào?

- Ngoài việc lau cửa sổ, bạn còn làm việc gì nữa?

- Bạn đã lau được bao nhiêu cửa sổ rồi?

- Làm thế bạn đã nhận làm việc lau cửa sổ như một nghề?

- Bây giờ anh ta ngập đầu trong việc lau cửa sổ

Vì vậy, vật chứa đựng là những dạng khác nhau của hành động và các hoạt động khác cấu tạo nên, được nhìn nhận như vật chứa đựng năng lượng và nguyên liệu cần thiết và bản thân hành động và các hoạt động, cũng như các sản phẩm phụ của hành động và hoạt động, những thứ này được xem là nằm bên trong chúng hoặc nảy sinh từ chúng:

- Tôi đã cho nhiều năng lượng vào việc lau cửa sổ

- Tôi nhận được rất nhiều sự thỏa mãn từ việc lau cửa sổ

Ngoài ra, những dạng khác nhau của trạng thái cũng có thể ý niệm hóa là vật chứa đựng

Trang 38

- Anh ta đang trong tình yêu

- Chúng ta thoát khỏi rắc rối hiện nay

- Anh ta thoát khỏi cơn hôn mê

- Tôi chậm đi bước vào trong hình thức

- Anh ta rơi vào trạng thái hưng phấn

- Anh ta rơi vào trầm cảm

- Cuối cùng anh ta cũng thoát ra hẳn tình trạng rối loạn tâm lý mà anh ta mắc

phải vào hồi cuối tuần

1.2.3.3 Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphors)

Ẩn dụ định hướng là loại ẩn dụ (hoặc so sánh tượng trưng) liên quan đến các mối quan hệ không gian (như LÊN – XUỐNG, TRONG – NGOÀI, TRÊN – DƯỚI và TRƯỚC – SAU) (dẫn theo Richard Noquist) [65]

Ví dụ: Các khái niệm sau đây có đặc trưng định hướng “định hướng lên”, đối lập với chúng là “định hướng xuống”

● “NHIỀU HƯỚNG LÊN; ÍT HƯỚNG XUỐNG”

- Nói to lên, làm ơn

- Làm ơn, nói nhỏ bớt

● “SỨC KHỎE HƯỚNG LÊN, BỆNH TẬT HƯỚNG XUỐNG”

- Lazarusd đã sống dậy từ cõi chết

- Anh ấy ngã bệnh

● “Ý THỨC HƯỚNG LÊN, VÔ THỨC HƯỚNG XUỐNG”

- Thức dậy

- Anh ấy chìm vào trạng thái hôn mê

Ẩn dụ định hướng có liên quan trực tiếp đến văn hóa Nội dung ẩn dụ được tạo thành từ những kinh nghiệm thực tế của chúng ta Ẩn dụ định hướng lên – xuống có thể

áp dụng cho cả các tình huống thể hiện sự trải nghiệm thực tế lẫn văn hóa, tinh thần

Chẳng hạn, Anh ta đang ở đỉnh cao sức khỏe (He's at the peak of health); cô ấy bị viêm phổi (She came down with pneumonia) Ở đây, chúng ta hiểu sức khỏe được định hướng

lên Điều này bắt nguồn một phần từ việc chúng ta có ẩn dụ chung tốt hướng lên Có thể

lý giải điều này như sau: khi khỏe mạnh chúng ta sẽ đứng trên đôi chân của mình còn khi đau ốm chúng ta thường nằm xuống

Các ẩn dụ định hướng khác nhau do có sự khác biệt về nguồn gốc văn hóa: Tôi là

một trong những quan chức cấp cao trong cơ quan Những người này có tiêu chuẩn

rất cao Tôi đã cố gắng nâng cao mức độ tranh luận Dù cho những kinh nghiệm trong

một ẩn dụ định hướng dựa vào những kinh nghiệm trực tiếp hoặc được rút ra từ các lĩnh vực xã hội thì mô hình ẩn dụ đều như nhau trong tất cả các hình thức đó, chỉ biểu đạt

duy nhất khái niệm hướng “lên” Chúng ta áp dụng nó một cách khác nhau, tùy thuộc

vào những kinh nghiệm mà chúng ta đặt cơ sở cho ẩn dụ (Theodore L Brown, Making Truth: Metaphor in Science University of Illinois Press, 2003) (dẫn theo Richard Noquist) [65]

Trang 39

Lakoff và Johnson trên cơ sở lý luận của ẩn dụ ý niệm cho rằng: “Trong thực thế, chúng ta cảm thấy không có ẩn dụ nào được hiểu hoặc đại diện một cách hoàn toàn độc lập với nền tảng kinh nghiệm của nó

Ví dụ: “NHIỀU HƯỚNG LÊN” có nền tảng kinh nghiệm rất khác so với “HẠNH

PHÚC HƯỚNG LÊN” Mặc dù khái niệm lên cũng giống nhau trong tất cả các ẩn dụ

này, song những kinh nghiệm mà các ẩn dụ phía trên lại dựa trên các nền tảng rất khác

nhau, không có nghĩa là có nhiều lên khác nhau Đúng hơn, tính thẳng đứng/hướng lên

đi vào kinh nghiệm của chúng ta bằng nhiều con đường khác nhau Do đó làm phát sinh nhiều ẩn dụ khác nhau.” (George Lakoff and Mark Johnson, Metaphors We Live By The University of Chicago Press, 1980)

Nhìn chung, ẩn dụ định hướng liên quan đến sự định hướng của con người trong

không gian Tùy theo, văn hóa của mỗi dân tộc mà ý niệm trừu tượng được hiểu trong

sự định hướng là: “trên – dưới” (up – down), “trong – ngoài” (in – out), “trước – sau” (front – back), “trên mặt – từ trên mặt” (on – off), “nông – sâu” (shallow – deep), “trung tâm – ngoại vi” (central – peripheral)

Do đó, các ẩn dụ định hướng tồn tại trong cuộc sống con người thường mang tính chủ quan, không mang tính võ đoán Ẩn dụ định hướng cho thấy sự tương đồng và khác biệt của các nền văn hóa khác nhau Ví dụ: một số nền văn hóa thì quan niệm tương lai sau lưng ta, còn một số nước trong đó có Việt Nam thì cho rằng tương lai ở trước mặt

ta

Ẩn dụ định hướng được thể hiện qua một số ví dụ sau:

1 “HẠNH PHÚC HƯỚNG LÊN, BUỒN PHIỀN HƯỚNG XUỒNG”

- Tôi cảm thấy phấn chấn lên

- Điều đó đã nâng tâm hồn tôi lên

- Tinh thần tôi đang sảng khoái lên

- Tinh thần bạn đang lên cao

- Những ý nghĩ về cô ấy luôn luôn nâng tôi lên cao

- Tôi cảm thấy đi xuống

- Tôi bị xuống tinh thần

- Lúc này anh ta thực sự đi xuống

- Tôi bị rơi vào tình trạng trầm cảm

- Tinh thần tôi bị giảm sút

Cơ sở thực tế: Khi con người có trạng thái tiêu cực như buồn phiền, chán nản, thất vọng thì cơ thể thường mệt mỏi, ủ rũ, thường trong tư thế cúi người, mặt cúi xuống Khi ở trạng thái tích cực như vui vẻ, hạnh phúc thì tư thế chúng ta thường thẳng đứng, mặt hướng về phía trước hoặc hướng lên, hạn chế việc cúi, nghiêng người

2 “NẮM QUYỀN LỰC/ SỨC MẠNH HƯỚNG LÊN; BỊ TRUẤT QUYỀN LỰC/ SỨC MẠNH HƯỚNG XUỒNG”

Trang 40

- Tôi kiểm soát cô ta/ Tôi có quyền lực trên cô ta

- Tôi đang điều khiển tình hình/ Tôi đang trên đỉnh của tình hình

- Anh ta đang ở địa vị cao

- Anh ta đang trên đỉnh của quyền lực của mình

- Anh ta là một quan chức cấp cao

- Anh ta nắm quyền lực cao

- Anh ta mạnh hơn tôi/ Anh ta cao hơn tôi một bậc về sức lực

- Anh ta đang dưới quyền của tôi

- Anh ta bị ngã từ sức lực/ Anh ta mất sức

- Quyền lực của anh ta đang suy giảm

- Địa vị xã hội của nó thấp hơn của tôi

- Nó chiếm địa vị thấp trong hệ totem

Trong cuộc đấu vật thì kẻ chiến thắng thường nằm trên, kích thước của một vật có

liên quan đến lực của vật đó

3 “NHỮNG SỰ KIỆN TƯƠNG LAI DỰ ĐOÁN TRƯỚC ĐƯỢC HƯỚNG LÊN (VÀ PHÍA TRƯỚC)

- Tất cả những sự kiên sắp tới/đi lên trên đã được liệt kê trong văn kiện

- Chuyện gì sẽ xảy ra/đi lên trên trong tuần này?

- Tôi lo sợ những điều phía trước chúng ta

- Chuyện gì đang xảy ra/ở trên vậy?

Khi di chuyển con người thường nhìn về phía trước Khi vật thể tiến gần về phía con người thì con người có cảm giác vật thể trở nên to lớn hơn, khi đó con người cảm nhận phần phía trên của vật thể đang tiến về phía mình chuyển động lên

4 “ĐỊA VỊ XÃ HỘI CAO HƯỚNG LÊN, ĐẠI VỊ XÃ HỘI THẤP HƯỚNG XUỐNG”

- Anh ta có địa rất cao

- Cô ta sẽ lên/thăng tiến rất cao

- Anh ta đang ở đỉnh cao danh vọng của mình

- Anh ta đang leo thang danh vọng

- Anh ta đang làm nên danh vọng

- Anh ta không đủ sức để công danh đi lên

- Anh ta đang ở dưới đáy xã hội

- Địa vị của cô ấy bị giảm đi

Địa vị của một người thường gắn liền với sức mạnh và quyền lực, một người có địa vị cao trong xã hội thì sở hữu sức mạnh và quyền lực lớn, trong đó quyền lực, sức mạnh thì hướng lên trên

Ngày đăng: 22/04/2021, 23:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập - tập I: từ vựng – ngữ nghĩa, NXB. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hữu Châu tuyển tập - tập I: từ vựng – ngữ nghĩa
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 2005
2. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ)
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: NXB. Khoa học xã hội
Năm: 2007
3. Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận ẩn dụ tri nhận, NXB. Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận ẩn dụ tri nhận
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: NXB. Lao động - Xã hội
Năm: 2009
4. Phạm Thị Kim Cúc (2013), Khảo sát từ ngữ ẩn dụ trong tác phẩm Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông, luận văn Thạc sỹ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát từ ngữ ẩn dụ trong tác phẩm Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông
Tác giả: Phạm Thị Kim Cúc
Năm: 2013
5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2013), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 2013
6. Hữu Đạt (1999), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB. Khoa học xã hội
Năm: 1999
7. Hữu Đạt (2011), Tri nhận không gian, thời gian trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, NXB. Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tri nhận không gian, thời gian trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB. Từ điển Bách khoa
Năm: 2011
8. Nguyễn Thị Bích Hợp, Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hợp, Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 1981
9. Nguyễn Thị Bích Hợp (2016), Ẩn dụ ý niệm “người phụ nữ là món ăn” trong tiếng Việt, Tạp chí khoa học Đại học Tân trào, số 2, tr. 72 - 79.c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ ý niệm “người phụ nữ là món ăn” trong tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hợp
Năm: 2016
10. Nguyễn Văn Hiệp (dịch) (2009), Ngữ nghĩa học dẫn luận, NXB. Giáo dục, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa học dẫn luận
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp (dịch)
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 2009
11. Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Hoàng An (dịch) (2016), Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Hoàng An (dịch)
Nhà XB: NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2016
12. Lý Tùng Hiếu (2012), Ngôn ngữ văn hóa vùng đất Sài Gòn và Nam Bộ, NXB.Tổng hợp, Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ văn hóa vùng đất Sài Gòn và Nam Bộ
Tác giả: Lý Tùng Hiếu
Nhà XB: NXB.Tổng hợp
Năm: 2012
13. Nguyễn Đắc Hưng (2009), Việt Nam văn hóa và con người, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa và con người
Tác giả: Nguyễn Đắc Hưng
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
Năm: 2009
14. Nguyễn Thừa Hỷ (2011), Văn hóa Việt Nam truyền thống, NXB. Thông tin và truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam truyền thống
Tác giả: Nguyễn Thừa Hỷ
Nhà XB: NXB. Thông tin và truyền thông
Năm: 2011
15. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, NXB. Giáo dục, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 1999
16. Đinh Trọng Lạc (1999), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 1999
17. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Từ vựng học tiếng Việt, NXB.Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB.Giáo dục
Năm: 2009
18. Nguyễn Thiện Giáp (2016), Nghĩa học Việt ngữ, NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa học Việt ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB. Giáo dục Việt Nam
Năm: 2016
58. George Lakoff (1992), The Contemporary Theory of Metaphor, http://comphacker.org/comp/engl338/files/2014/02/A9R913D.pdf Link
59. Richard Nordquist, Conceptual Metaphor Glossary of Grammatical and Rhetorical Terms,https://www.thoughtco.com/what-is-conceptual-metaphor-1689899 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w