Luận văn Ẩn dụ tri nhận trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nghiên cứu nhằm khảo sát và xác định những biểu thức mang tính ẩn dụ tri nhận trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư; mô tả đặc điểm của những ẩn dụ đời người, tình yêu và những ẩn dụ hệ thống của chúng; lý giải sự hình thành trên cơ sở văn hóa, tư duy. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHÍ MINH
Tir Thi My Hanh
AN DU TRI NHAN TRONG
TRUYEN NGAN NGUYEN NGQC TU’
Trang 2
BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HQC SU’ PHAM TP HO CHi MINH
Tir Thi My Hanh
AN DU TRI NHAN TRONG
TRUYỆN NGAN NGUYEN NGQC TU’
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác
Người thực hiện
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Hai - người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này cho đến khi hoàn tất luận văn
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thây cô trong Khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô giảng đạy chuyên ngành Ngôn ngữ học, những người đã quan tâm, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian theo học lớp Ngôn ngữ học khóa 24
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Sau đại học, Thư viện, cùng các phòng ban khác của trường Đại học Sư phạm TPHCM, những người đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi đề tơi hồn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã ủng hộ tôi rất nhiều khi tôi thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Trang 5[xy] C1 (x-y, 2) x số thứ tự là tài liệu tham khảo, y là số trang lược phân trích dẫn x là tên tác phẩm, y là tên tập truyện, Z là QUY TÁC KÝ HIỆU trang,
STT |TRUYỆN TAP TRU KY HIEU
1 Cö xanh Ngọn đèn khong tit | NĐKT-CX
2 Chuyện của Điệp Ngọn đèn không tắt | NDKT-CCD 3 Lý con sáo sang sông Ngọn đèn không tắt _ |NĐKT-LCSSS 4 Nỗi buôn rất lạ Ngon đèn không tắt _ |NĐKT-NBRL 5 Ngon đèn không tắt Ngon đèn không tắt _ |NĐKT-NĐKT
6 Ngôn ngang Ngọn đèn không tắt _ |NĐKT-NN
7 Bởi yêu thương Giao thừa GT-BYT
8 Chuyện vui điện ảnh Giao thừa GT-CVĐA
9 Đời như ý Giao thừa GT-DNY
10 | Giao thừa Giao thừa GT-GT
11 | Làm má đâu có dễ Giao thừa GT-LMĐCD
12 |làmme Giao thừa GT-LM
13 | Luong Giao thừa GT-L
14 | Métdong xudi mai miét — | Giao thừa GT-MDXMM
15 | Mot méi tinh Giao thừa GT-MMT
16 | Ngày đã qua Giao thừa GT-NDQ
17 | Ngay dia Giao thừa GT-ND
Trang 6
18 | Nguoi nam ea Giao thừa GT-NNC
19 Chiều vắng, Truyện ngắn Nguyễn | TNNNT-CV Ngọc Tư 20 | Đaugì nhưthễ Truyện ngắn Nguyễn | TNNNT-ĐGNT Ngọc Tư 21 |Lỡmùa Truyện ngắn Nguyễn | TNNNT-LM Ngọc Tư 22 |Nữamùa Truyện ngắn Nguyễn | TNNNT-NM Ngọc Tư 23 | Nước chảy mây trôi Truyện ngắn Nguyễn | TNNNT-NCMT Ngọc Tư
Trang 738 | Âu thơtươi đẹp Gió lẻ và 9 câu chuyện | GL-ATTĐ khác 39 | Của ngày đã mất Gió lẻ và 9 câu chuyện | GL-CNĐM khác 40 Chuỗn chuồn đạp nước Gió lẻ và 9 câu chuyện | GL-CCĐN khác 41 |Gióle Gió lẻ và 9 câu chuyện | GL-GL khác 42 | Một chuyện hẹn hò Gió lẻ và 9 câu chuyện | GL-MCHH khác 43 |Núilớ Gió lẻ và 9 câu chuyện | GL-NL khác 44 | Sầu trên đỉnh Puvan Gió lẻ và 9 câu chuyện | GL-STĐP khác 45 |Tìnhthằm Gió lẻ và 9 câu chuyện | GL-TT khác 46 Gió lẻ và 9 câu chuyện | GL-TS khác 47 | Vét chim trai Gió lẻ và 9 câu chuyén | GL-VCT khác
48 | Cảm giác trên dây Khói trời lộng lẫy KTLL-CGTD 49 | Có con thuyền đã buông bờ | Khói trời lộng lẫy KTLL-CCTĐBB 50 Hiểu lầm nhỏ về gia tài của | Khói trời lộng lẫy KTLL-
cô gái nhỏ HLNVGTCCGN
Trang 8
51 'Khói trời lộng lầy Khói trời lộng lẫy KTLL-KTLL
52 |Mộgió Khói trời lộng lẫy KTLL-MG
53 Nước như nước mắt Khói trời lộng lẫy KTLL-NNNM 54 Osho và bồ Khói trời lộng lẫy KTLL-OVS
55 - | Rượutrắng Khói trời lộng lẫy KTLL-RT
56 |Tìnhlơ Khói trời lộng lẫy KTLL-TL
57 Thêm nắng sau lưng, Khói trời lộng lẫy KTLL-TNSL
s8 Áo đỏ bắt đèn Đảo D-ADBD
59 | Bang quo khéi ning Dio Đ-BQKN
60 | Biến mắtở thư viện Dio D-BMOTV
61 | Coitay vào sáng mưa Dio D-CTVSM
62 | Củi mục tôi về Dio D-CMTV
63 | Chup anh gia dinh Dio D-CAGD
64 | Đánh mất cô dâu Dio D-DMCD
65 | Bao Dio DD
66 | Dibui Dio D-DB
67 Đường về Xẻo Ding Đảo D-DVXD
68 | Lin Lac Dio D-LL
69 | Mùa mặtrụng Dio D-MMR
70 | Mưa qua tráng gió Dio D-MQTG
68 Số lồng Đảo D-SL
72 | Tro tan rue ro Dio D-TTRR
73 | Vicia léi cim Dio Đ-VCLC
Trang 10MỤC LỤC Lời cam đoan Trang Lời cảm ơn Quy ước trình bày Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐÀU Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Ấn dụ và ấn dụ trí nhận 8 1.1.1 Ấn dụ theo quan niệm truyền thống 8 1.1.2 Ấn dụ trí nhận 10
1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 15 1.2.1 Bức tranh ngôn ngữ về thế giới 15
1.2.2 Bức tranh ngôn ngữ của người Việt 18
1.3 Tác giả Nguyễn Ngọc Tư và ẩn dụ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 20 1.3.1 Tác giả Nguyễn Ngọc Tư 20 1.3.2 Ân dụ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 20
Chương 2 ÁN DỤ CUỘC ĐỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYÊN NGỌC:
TƯ
2.1 Đặc điểm ấn dụ CUỘC ĐỜI trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 22 2.1.1 ĐỜI NGƯỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH 23
2.12 ĐỜI NGƯỜI LÀ DÒNG SÔNG 32
2.1.3 ĐỜI NGƯỜI LA CAY COI 42
2.1.4 ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT VỠ DIỄN hay CÂU CHUYỆN 45 2.2 Cơ sở ý niệm hóa ân dụ CUỘC ĐỜI trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Trang 11Chương 3 ÁN DỤ TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYÊN NGỌC TƯ
3.1 Đặc điểm ấn dụ TÌNH YÊU trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 5ó
3.1.1 TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH 57 3.1.2 TINH YEU LA DONG SONG 64 3.1.3 TINH YEU LA CUOC CHIEN 72
3.14 TINH YEU LA NGON LUA 76
3.1.5 TÌNH YÊU LÀ NGỌN GIÓ 78
3.2 Cơ sở ý niệm hóa ân dụ TÌNH YÊU trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư 85
3.2.1 Văn hóa miền sông nước 85
3.2.2 Kinh nghiệm cá nhân 88
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CONG TRINH CO LIEN QUAN DEN ĐÈ TÀI
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng tần suất và tỉ lệ phân bố ẩn dụ tri nhận ĐỜI NGƯỜI trong,
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 2
Bảng 3.1 Bảng tần suất và tỉ lệ phân bố ẩn dụ tri nhận TÌNH YÊU trong
Trang 131 Lý đo chọn đề tài
“Trong ba thập niên gần đây, sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận đã mở ra cho ngôn ngữ học nhiều hướng nghiên cứu mới Ân dụ tri nhận là một bộ phận quan trọng của lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận Có thể coi ẩn dụ tri nhận là con đường ý niệm hóa về sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan thông qua các từ, ngữ gắn liền với văn hóa dân tộc Đây còn là phương tiện của tư duy để con người nhận thức thế giới, miêu tả thế giới cải tạo thế giới và sáng tạo tinh thần Như vậy, ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy, giao tiếp mà nó còn là công cụ tạo ra các sản phẩm tinh thần của con người, mang những nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn chuyên viết về Nam Bộ Chị xuất hiện như một “hiện tượng” trên văn đàn văn học hiện đại Việt Nam Nguyễn Ngọc Tư đã chứng minh tài năng bằng những sản phẩm văn học có giá trị và đạt được nhiều giải thưởng Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn trẻ này Song hầu hết các nghiên cứu tập trung nhiều vào mảng nghiên cứu văn học hay chỉ điểm qua đặc điểm về ngôn ngữ, chưa có dé tài nào thực sự đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu dn dụ trí nhận trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Vì vậy, với những nhận thức mới mẻ về an dụ trí nhận, chúng tôi chọn “ẩn dự trí nhận trong truyện ngắn Nguyễn Ngoc Tie” làm đề tài nghiên cứu của luận văn
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thực hiện các mục đích và nhiệm vụ sau
~ Khảo sát và xác định những biểu thức mang tính ẩn dụ tr nhận trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư;
- Mô tả đặc điểm của những ẩn dụ ĐỜI NGƯỜI, TÌNH YÊU và những ẫn dụ hệ thống của chúng;
~ Lý giải sự hình thành trên các cơ sở văn hóa, tư duy
Trang 143.1 Phạm vi nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư có sự nghiệp văn học không nhỏ với đủ các thể loại: tiểu thuyết ý nhất ở thể loại truyện dài, tản văn, truyện ngắn, thơ nhưng trong đó đáng chú
truyện ngắn Đây là thê loại đã đưa Nguyễn Ngọc Tư đến gần với đọc giả và cũng là thể loại khẳng định được tên tuổi của chị trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại Trong phạm vi đề tài, chúng tôi khảo sát thể loại truyện ngắn, trong đó chủ yếu ở các tập truyện đã được xuất bản:
- Ngọn đèn không tắt, 2000, Nxb Trẻ, TP HCM; ~ Giao thừa, 2003, Nxb Trẻ, TP HCM;
- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Ti, 2005, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TP HCM;
~ Cánh đông bắt tận, 2005, Nxb Trẻ, TP HCM;
~ Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, 2008, Nxb Trẻ, TP HCM; ~ Khói trời lộng lẫy, 2010, Nxb Trẻ, TP HCM;
- Đảo, 2014, Nxb Trẻ, TP HCM 3.2 Đối tượng nghiên cứu
Sau khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy, ân dụ ĐỜI NGƯỜI và TÌNH YÊU có số lượng nhiều nhất Tuy hai loại ân dụ này có mặt trong nhiều nền văn hóa nhưng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có những đặc điểm riêng đáng chú ý Chúng tôi sẽ tiến hành đi sâu nghiên cứu hai ân dụ này để làm rõ đặc điểm và cơ sở hình thành của chúng
sử vấn đề
Khác với ngôn ngữ học truyền thống, ngôn ngữ học tri nhận mở ra nhiều hướng ân dụ dưới góc nhìn tri nhận cũng đã
nghiên cứu mới mẻ, trong đó có việc nghiên ein mang lại những đột phá trong ngôn ngữ học
Trang 15Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận là lĩnh vực tương đối mới mẻ Năm 2002, Nguyễn Đức Tồn [49], đã đề cập đến ngôn ngữ học trí nhận một cách gián tiếp qua thuật ngữ “tri giác” Đến năm 2007, trong bài viết ban vé Ban chat dn du va dn du tri nhận tác giả đưa ra khái niệm về ân dụ tri nhận Năm 2005, tác giả Lý Toàn Thắng [41] đưa ra công trình Ngôn ngữ học trí nhận từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Liệt Trong công trình này, tác giả chủ yếu khai thác khía cạnh tri nhận không gian mà chưa chú trọng đến vấn đẻ ân dụ trí nhận Chuyên luận tiếp theo về ngôn ngữ học trí
nhận của Trần Văn Cơ [14] đã dành từ trang 292 đến trang 326 dé ban về ấn dụ trí
nhận Sau đó cũng chính tác giả Trần Văn Cơ đã dành hắn một chuyên khảo để nghiên cứu về vấn đề này với nhan đề: Khảo luận ẩn dụ trỉ nhận Tác giả cũng chỉ bàn về sự
ra đời của ân dụ, bản chất ân dụ và sự phân lọai các kiểu loại ân dụ tri nhận (gồm: ẩn dụ cấu trúc, ân dụ bản thê, ân dụ định hướng và ẩn dụ kênh liên lạc),
Một số đề tài khoá luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng quan tâm tìm hiểu về ẩn dụ trí nhận trong thơ ca nói chung, trong các tác phẩm của một nhà thơ nói riêng Đó là: Luận án tiến sĩ So sánh và ẩn dự trong ca dao trữ tình Liệt Nam của tác giả Hoàng Thị Kim Ngọc; Luận án tiến sĩ Ấn dự tiếng Liệt nhìn từ lý thuyết nguyễn mâu của tác giả Võ Kim Hà, Luận văn thạc sĩ Ấn dụ trí nhận trong ca dao cita tác giả Bùi Thi Dung, Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu ẩn dụ với các nhóm từ liên quan đến ngôi nhà theo lí thuyết ngôn ngữ học trí nhận (có đối chiếu so sánh hai ngôn ngữ Anh - Việt) của tác giả Nguyễn Thanh Tuan, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội; Luận văn thạc sĩ Ấn dụ trí nhận, mô hình dn dụ cầu trúc trên cứ liệu ca từ của Trịnh Công Sơn của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, Đại học khoa học xã hội và
nhân văn T.P Hồ Chí Minh; Luận văn thạc sĩ ấn dự trí nhận trong thơ Tố Hữu của
Trang 16Thị Thu Thùy, Đại học Hải Phòng; Luận văn thạc sĩ ấn dự ri nhận trong thơ Lưu Quang Vii cia Pham Thi Hoai, Đại học Hải Phòng,
Công trình nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư cũng có không ít, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở khía cạnh văn học và lý luận Trong đó, điển hình như bài viết Nguyễn Ngoc Từ, đặc sản miễn Nam của GS Trần Hữu Dũng, ông đã xem xét đánh giá các tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư ở cả hai mặt nội dung và nghê thuật, đặc biệt đánh giá cao khả năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ một cách tinh tế Huỳnh Công Tín trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam Bộ cũng dành không ít lời khen ngợi tác giả này; hay một số bài viết của một số tác giả khác như Không gian sông nước trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Từ của Thụy Khuê; Thị hiếu thẩm mỹ trong tuyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Trần Phỏng Diều; Luận văn thạc sĩ Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Từ của Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí minh; Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Từ của Phạm Thị Thúy, Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Ti của Vũ Thị Hải Yến: chủ yếu các công trình này khai thác khía cạnh văn học đưa ra những đặc điểm về văn học hoặc ngôn ngữ theo quan niệm truyền thống
Tiếp thu hướng nghiên cứu mới của ngôn ngữ học tr nhận và kế thừa thành tựu của những người đi trước, chúng tôi hy vọng với đề tài “ẩn dụ tri nhận trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tì?” sẽ mang lại những ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nhất định
5 Nguồn ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn ngữ liệu
Dé khảo sát đề tài, chúng tôi sử dụng trực tiếp những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong 7 tập truyện ngắn với 74 truyện ngắn sau:
Trang 17
ác, Huệ lấy chông, Mói tình năm cũ, Một trái tìm khô, Nhà cổ Nhớ sông, Thương quá rau răm
Tập truyện Giao thừa gồm 12 tác phẩm: Bởi yêu thương, Cái nhìn khắc khoải, Chuyện vui điện ảnh, Đời như ý, Giao thừa, Làm má đâu có dễ, Làm mẹ, Một dòng xuôi mãi miết, Một mối tình, Ngày đã qua, Ngày đùa, Người năm cũ
Tập truyện Gió lẻ gồm 10 tác phẩm: Au tho toi dep, Của ngày đã mắt, Chuén chuẩn đạp nước, Gió lẻ, Một chuyện hẹn hò, Núi lở, Sâu trên đỉnh Puvan, Tình thẳm, Thổ Sâu, Vắt chim trời
Tập truyện Khói trời lộng lẫy gồm 10 tác phẩm: Cảm giác trên dây, Có con thuyền đã buông bờ, Hiểu lầm nhỏ về gia tài của cô gái nhỏ, Khói trời lộng lẫy, Mộ giỏ, Nước như nước mắt, Osho và bỏ, Rượu trắng, Tình lơ, Thêm nắng sau lưng
Tập truyện Ngọn đèn không tắt gồm 6 tác phẩm: Cỏ xanh, Chuyện của Điệp, Lý con sáo sang sông, Nỗi buôn rất lạ, Ngọn đèn không tắt, Ngồn ngang
Tập truyện Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư gồm 6 tác phẩm: Bền đỏ xóm Miễu, Chiêu vắng, Đau gì như thể, Lỡ mùa, Nửa mùa, Nước chảy mây trôi
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành làm luận văn chúng tôi sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
1)Phương pháp phân tích mô hình an du:
Có nhiều phương pháp nhận dạng ẩn dụ trong thời gian gần đây Tuy nhiên, dưới dây chúng tôi giới thiệu phương pháp nhận dạng ẩn dụ (MID) của nhóm Pragglejaz [73] là công cụ nhận dạng ẩn dụ tương đối đơn giản nhưng hiệu quả
Bước I: Đọc toàn bộ văn bản để hiểu khái quát ý nghĩa
Trang 18Bước 3: a) Tìm nghĩa ngữ cảnh của mỗi đơn vị từ vựng, tức là sự kết hợp giữa đơn vị từ vựng đó với một khách thẻ, một mối quan hệ hay một tình huống gợi lên từ
văn bản
b) Tìm nghĩa cơ bản của mỗi đơn vị từ vựng Các nghĩa cơ bản này có khuynh hướng: cụ thể hơn, liên hệ đến hoạt động cơ thể, rõ ràng hơn, được biết đến trước khi Xét
e) Nếu đơn vị từ vựng có một nghĩa phổ biến cơ bản hơn trong những ngữ cảnh hác hơn, phải xác định xem có thể hiểu ngữ cảnh khi so sánh với nghĩa cơ bản không Nếu có thể hiểu, thì đơn vị từ vựng đó là ân dụ
3) Phân loại — hệ thống hóa: Sau khi xác định được những ngữ liệu mang tính ẩn dụ, chúng tôi sẽ tiến hành phân loại và hệ thống hóa chúng để thuận lợi cho việc phân
tích sau đó
3) Phương pháp miêu tả được sử dụng đê miêu tả các đặc trưng về ngữ nghĩa của các biểu thức ngôn ngữ chứa ân dụ Ngoài ra, ở một số nội dung, chúng tôi có so sánh với ngữ liệu tiếng Anh, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức làm rõ những nét đặc thù của tiếng Việt
4) Phương pháp phân tích gồm những thủ pháp sau:
- Thủ pháp phân tích - tổng hợp: để có được một nhận xét có tính tổng hợp, chúng tôi phải tiến hành phân tích từng yếu tố ngôn ngữ để xác minh vấn đề
- Ngoài ra, thủ pháp phẩn tich văn cảnh (văn cảnh hẹp) cũng được dùng để tìm những kết hợp tối thiểu, nhằm xác định ý nghĩa của từ hạt nhân
3) Phương pháp thông kê ngôn ngữ học
Chúng tôi xử lý các ngữ liệu thu thập được bằng phần mềm MS Excel, với các hàm thống kê (đếm, tính tổng, phần trăm), thao tác lọc, gắn nhãn, chuyển mã Từ đó đưa ra những kết quả liên quan tới tần số, độ phân bố v.v
Trang 19~ Về mặt thực tiễn: Luận văn không chỉ góp vào thực tiễn tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mà còn thúc đẩy việc tìm hiểu các tác phẩm văn học theo hướng tiếp cận tri nhận mà cụ thể là việc tìm hiểu dn du tri nhận trong các tác phẩm văn học
7 Bố cục luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1 Khái quát về ấn dụ trỉ nhận
Chương 2 Án dụ ĐỜI NGƯỜI trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Chương 3 Ân dụ TÌNH YÊU trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Trong đó
Chương 1: Chúng tôi sẽ đi vào các lý thuyết nền tảng, ẩn dụ theo quan niệm truyền thống, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, đặc điểm ngôn ngữ văn chương
Chương 2: Qua quá trình khảo sát 74 truyện ngắn trong 7 tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi sẽ đưa ra số liệu, ngữ liệu về ân dụ ĐỜI NGƯỜI Sau đó chúng tôi tiến hành phân tích làm rõ ân dụ và cơ sở hình thành ân dụ ĐỜI NGƯỜI
Chương 3: Dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi cũng sẽ đưa ra số liệu, ngữ liệu về ấn dụ TÌNH YÊU Sau đó, chúng tôi tiến hành phân tích làm rõ ẩn dụ và cơ sở hình
Trang 20Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 An dụ và ấn dụ tri nhận
1.1.1 An dy theo quan niệm truyền thống 1.1.1.1 Khái niệm
Ân dụ là phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ Aristotle (384 ~ 322 TCN) là người đầu tiên xem đây như một đối tượng nghiên cứu trong chương XXI, tác phẩm oeries [80] Theo Aristotle, ẩn dụ là phương thức chuyển đồi tên gọi Từ những khái niệm cơ bản được Aristotle khai sáng đã có rất nhiều công trình kế tục và đạt được những thành tựu đáng kể Có thẻ nói, đây là phương thức chuyên nghĩa quan trọng nhất tạo nên hiện tượng biến đôi ý nghĩa của từ Đó là phép sử dụng từ ngữ dựa trên cơ sở tương đồng giữa một thuộc tính nào đó của cái dùng đề nói và cái muốn nói Nói cách khác, ân dụ là sự chuyên đổi tên gọi giữa hai sự vật có mối quan hệ tương đồng
Có nhiều quan niệm và cách phân loại khác nhau về ân dụ
~ Củ Đình Tú nhận định ấn dụ là *cách cá nhân lâm thời lắy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng” [S3, tr.279],
~ Đỗ Hữu Châu cũng đưa ra nhận định: *Ấn dụ là cách gọi tên một sự vat này bằng tên một sự vật khác, giữa chúng có mới quan hệ tương đông” [3, tr54]
~ Theo Đinh Trọng Lạc, ân dụ là “sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đông hay giống nhau giữa khách thể A được định danh với khách thể B có tên gọi được chuyển sang dùng cho 4” [32, tr 52]
Trang 21hiện tượng; An dụ từ vựng tạo ra nghĩa mới của từ và nghĩa này có liên hệ với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển trước đó, là một nghĩa của từ đa nghĩa; ẩn dụ tu từ ra các nghĩa lâm thời gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm diễn đạt được hiệu quả tu từ Các đặc điểm này được sử dụng nhiều trong việc nghiên cứu hệ thống ân dụ trong thi ca Nó được xem là một công cụ trong phong cách học
1.1.1.2 Phân loại
Trong lý thuyết ngôn ngữ học truyền thống có nhiều cách phân loại ân dụ Nhiing cơ sở khác nhau sẽ có các kiểu, loại an dụ khác nhau
~ Tác giả Cù Đình Tú [S3] dựa trên cơ sở tương đồng phân loại an dụ tiếng Việt ra làm năm loại: tương đồng về màu sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động, tương đồng về cơ cấu
- Theo Đỗ Hữu Châu Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Liệt [4 tr.134, 135] có sự phân loại như sau: Ân dụ hình thứ „ Ấn dụ vị trí, ẩn dụ cách thi , ấn dụ chức
năng, an dụ kết quả
- Theo Đỉnh Trọng Lạc [32] căn cứ vào từ loại và chức năng định danh của từ
ẩn dụ, chia làm ba loại: ân dụ định danh, ẩn dụ nhận thức và ân dụ hình tượng ~ Theo Nguyễn Thiện Giáp — Từ vựng học tiếng Việt [19, tr.163, 164]: Ân dụ có
sự giống nhau về hình thức, ân dụ có sự giống nhau về chức năng, an dụ từ cụ thể đến trừu tượng, chuyển tên các con vật thành con người, chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác
Trang 2210
1.1.2 An dụ tri nhận
1.1.2.1 Khái lược về ẫn dụ trỉ nhận
Trước Lakoff và Johnson, Black đã nhận ra phép ẩn dụ không chỉ là một cách diễn đạt ý tưởng bằng phương tiện lời nói, mà là một cách tư duy về mọi vấn đề [S6, tr.37] Thuyết tương tác của ông đã mở rộng giải thích về ân dụ Black cho rằng một ẩn dụ được tạo thành từ việc chúng ta “lựa chọn, nhắn mạnh, loại trừ, và 16 chức các đặc điểm của chủ thể chính bằng những câu ám chỉ về nó mà chúng ta thường áp dụng cho các chủ thể phụ” [56, tr.44-45] Quan niệm của Black đã đưa ẩn dụ từ cấp độ từ ngữ lên cấp độ tư duy, phép ẩn dụ giữ nhiệm vụ như một phương tiện tri nhận
Lakoff va Johnson véi cuén Metaphors We live by đã đưa ra một hướng nghiên cứu mới về ân dụ Hai ông quan niệm: “ẩn dụ xuyên suốt đời sống của chúng ta và không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ mà còn cả tr duy và hành động Hệ thống ÿ niệm thường nhật của chúng ta, mà thông qua đó, chúng ta tư duy và hành động, về thực chất mang tính chất ẩn dụ ” [68, tr.8] Hai tác giả này cho rằng ẩn dụ là một hoạt động thường xuyên của tư duy và ẩn dụ xuất hiện hằng ngày của chúng ta Chẳng hạn, Lakoff va Johnson [68] tả mối quan hệ giữa hai người yêu nhau như sau: “Mối quan hệ đã đi vào ngõ cụt” (The relationship is a dead — end street)[68, tr 46] Trong trường hợp này, TÌNH YÊU đã được ý niệm hóa thành một HÀNH TRÌNH Miền ý niệm NGN trong trường hợp này là HÀNH TRÌNH và miền ý niệm ĐÍCH là TÌNH U Điều này có nghĩa là các thành tố trong miễn ý niệm tình yêu như đôi tình nhân, mục tiêu chung của họ, những khó khăn họ gặp phải, sẽ có mối liên hệ với các thành tố tương ứng trong hành trình như: những người du hành, đích đến của hành trình, những trở ngại dọc đường,
Trang 23và sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ - một phạm trù vốn nằm trong chính bản chất nhận thức của ngôn ngữ Trong hai biểu vật X và Y được tư duy nếu là tương đồng thì những đặc điểm, thuộc tính của X cũng có thể gán cho Y và ngược lại
Hai yếu tố cơ bản để tạo thành một ân dụ tri nhận là miền nguồn và miền đích Trong đó, miền nguồn là miền có tính cu thé, gần gũi trong cuộc sống thường ngày Miền đích là miền được tri nhận thông qua miền nguồn
Kưvecses đã mơ tả phép ẩn dụ như sau: “7rong ẩn dụ tri nhận, một miễn được dùng đề hiểu một miền khác Chúng ta có gắng hiểu miễn đích bằng những đặc tính
của một miền khác, miền đó gọi là miễn nguồn”[65, tr.14]
Ông cũng đã đưa ra ví dụ cho ấn dụ ĐỜI NGƯỜI LÀ CUỘC HANH TRÌNH: Anh dy cé một sự khởi đâu trong cuộc sóng (He had a head start in life) Trong an du trên, đặc tính của miền nguồn HÀNH TRÌNH được phóng chiếu sang miền đích ĐỜI NGƯỜI Hành trình có sự khởi đầu, quá trình đi, kết thúc, gặp chướng ngại vật, tương ứng đời người cũng có giai đoạn bắt đầu, quá trình sống, kết thúc hay những lúc gặp khó khăn,
Theo lý thuyết của khoa học tri nhận, “ẩn dụ ứri nhận là sự “chuyển di” (tranfer) hay một sự “ánh xạ” (mapping) cấu trúc các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay một mô hình trì nhận nguồn sang một lĩnh vực hay một mô hình tri nhận đích” [41, tr25] Ân dụ trí nhận về bản chất là một trong những hình thức ý niệm hóa với mục đích tạo ra những ý niệm mới hoặc làm sáng tỏ hơn những ý niệm mới trên nền tảng văn hóa và tri thức kinh nghiệm của người bản ngữ Trên cơ sở tri nhận những điểm giống nhau của đối tượng, ân dụ tri nhận được xem như việc hiểu biết đối tượng, này thông qua một đối tượng khác
Trang 2412
kiệm điển bạc - tiết kiệm ¿hởi gian, mắt điển — mắt thời gian, dành tiền cho con, dành thời gian cho con, Hay một ví dụ khác, do ta đồng nhất thời gian với dòng nước hay dòng sông (Thời gian là đòng sông), cho nên những gì nói về dòng nước hay dòng, sông được dùng để nói về thời gian : đhởi gian trôi, ngược dòng thời gian,
Ấn dụ tri nhận mang dấu ấn cá nhân của người sáng tạo lẫn người luận giải Theo Mai Thị Kiều Phượng “Chính sự đông nhất hóa các hiện tượng thiên nhiên, động vật, thực vật, vật thể nhân tạo với con người đã làm cơ sở cho hàng loạt hiện tượng nhân hỏa trong văn thơ nói chung.” [38, tr.111]
Theo Nguyễn Lai : Ân dụ trí nhận /ä hoạt động giao tiếp và nhận thức của con người được định hướng vào đời sống thực tiễn thông qua ngôn ngữ [82]
Như vậy, ẩn dụ trí nhận đã mở ra một hướng nghiên cứu mới Ân dụ không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy Án dụ không chỉ xuất hiện trong văn chương, đóng vai trò là một biện pháp tu từ mà còn là một vấn đề tư duy, xuất hiện trong đời sống thường ngày
1.1.2.2 Phân loại
Có nhiều cách phân loại an dụ tri nhận: ~ Phân loại theo tính quy ước
~ Phân loại theo tính chất cầu trúc ~ Phân loại theo mức độ khái quát ~ Phân loại theo quy mô nhận thức
Ở đây chúng tôi giới thiệu cách phân loại theo quy mô nhận thức Đây là loại ẫn dụ thường được các nhà ngôn ngữ học nhắc đến Trong cách phân loại này chia thành
dụ định hướng, ân dụ kênh liên lạc
4 loại: ân dụ cấu trúc, ân dụ bản tỉ
a) Ấn dụ cầu trúc (structural metaphor)
Đây là nhóm an dụ được Lakoff va Johnson [68] xem là nhóm có số lượng,
Trang 25thức khác Kiểu ân dụ này thường sử dụng kết quả của quá trình biểu trưng hóa và quá trình liên tưởng về vật thể ngôn ngữ
Một ví dụ thường dùng để minh họa cho loại ân dụ này là ẩn dụ ý niệm *TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH” (ARGUMENT IS WAR) được thể hiện qua một loạt cách diễn đạt sau:
- He criticsms were right on the target (Các chỉ trích của ông ta nhằm đúng ngay mục tiêu)
~ He attaeked every weak point in my argument (Ơng ta tấn cơng mọi điểm yếu trong lập luận của tôi
~ _ 1 đemolished his argument (Tôi phá tan mọi lý luận của anh ta)[68, tr.4] Các ví dụ trên cho thấy các hành động khi chúng ta tranh luận được ý niệm hóa từ miền nguồn CHIẾN TRANH
Miền đích: TRANH LUẬN Miền nguồn: CHIẾN TRAN|
Thể hiện ý kiến của mình Tấn công
Bảo vệ quan điểm Bảo vệ
Lý luận Vũ khí
That bai “Thua cuộc
Trang 26
14
b) Ấn dụ bản thể (ontological metaphor)
Day là phạm trù hóa những bản thẻ trừu tượng bằng ranh giới của chúng trong, không gian Nó được hình thành do kinh nghiệm của chúng ta trong việc trỉ giác những đối tượng Có nghĩa là con người nhận hiểu và đưa ra một cách khái quát chung chứ không định ra một loại vat thé cu thé nào Theo Trằn Văn Cơ “Kinh nghiệm của chúng ta xử lý những khách thể vật lý và những chắt đã làm hình thành một cơ sở khác để hiểu." [13, tr.138]
Loại ấn dụ này không cung cấp quá nhiều đặc điểm tương đồng như ẩn dụ cấu trúc Nó chỉ dừng lại ở mức độ khái quát Tuy nhiên đây là loại ẩn dụ rất quen thuộc Nó ăn sâu vào tâm thức chúng ta đến mức khi sử dụng chúng ta không nghĩ nó là n dụ trí nhận
Một ví dụ khác của LakofŸ và Johnson:
TƯ DUY LÀ MỘT CAI MAY (THE MIND IS A MACHINE) [71, trl0-15] - My mind just isn’t operating today (Dau 6c t6i hôm nay không làm việc) - We're still trying to grind out the solution to this question (Chúng ta đã làm
việc với vấn đề này cả ngày và bây giờ chúng ta đang cạn kiệt sức lực Miền đích TƯ DUY được nhận hiểu bằng những đặc điểm của miền nguồn CAI MAY
©) An dụ định hướng (orientation! metaphor)
Đây là loại ẩn dụ cấu trúc hóa một số miền hay việc định hướng trong không gian và tạo nên một hệ thống ý niệm hóa chung cho ching Lakoff va Johnson [68] gọi nhóm này là dn dụ định hướng vì chúng có liên quan đến sự định hướng trong không gian của con người như: *lén”, "xưống”, “trong”, *ngoài”, "trung tâm” hay "ngoại
biên” Theo Trần Văn Cơ [13] : “Môi chúng ta là cái chứa đựng bị hạn chế bởi bê mặt
Trang 27biệt khỏi thế giới bên ngoài Thường thì ẩn dụ theo chiều “#ø” có khuynh hướng tích cực, tốt đẹp, trong khi đó chiều “xuống” lại có khuynh hướng tiêu cực, xấu
Xét một số ví dụ sau của Lakoff va Johnson: ~ Tm feeling up (Tôi đang thấy vui lên) ~ My spirits rose (Tôi thấy hăng hái lên) ~ Tm feeling down (Tôi đang xuống tinh thần)
Theo Lakoff va Johnson [68], các miền ý niệm “rên - dưới “trong ~ ngoài” có thể cho những định hướng khác nhau ở những nền văn hóa khác nhau Chúng có trong tất cả các nền văn hóa, nhưng định hướng như thế nào, định hướng nào quan trọng hơn là còn tùy thuộc vào từng nền văn hóa cụ thể
4) Ấn dụ ý niệm ông dẫn
Trong bài báo *The Contempory Theory of Metaphor” (71, tr-202-251] Lakoff đã dành phần đầu tiên giới thiệu về Reddy và cho rằng thuyết ân dụ ý niệm ống din của Reddy là một trong những thuyết có ảnh hưởng quan trọng đến các công trình về ân dụ của LakofT sau này Theo phân tích của tác giả thì: Ngôn ngữ như một ống dẫn, có thể truyền từ người này sang người khác, khi nói và viết người ta đặt tư tưởng tình cảm vào trong từ ngữ,
~_ His words carry litle meaning (Lời nói của anh ta chẳng mang ý nghĩa gì)
~_ Your words seem hollow (Lời nói của bạn có vẻ trồng rỗng)
Đây là sự vận động của nghĩa trong quá trình giao tiếp làm đầy các biều thức ngôn ngữ theo kênh nối người nói với người nghe hay người nhận
1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 1.2.1 Bức tranh ngôn ngữ về thế giới
Trang 2816
bức tranh thế giới của mỗi con người sẽ hẹp hơn rất nhiều so với bức tranh thế giới khách quan
Mỗi người đều tồn tại chung trong một thế giới khách quan, nhưng thông qua lăng kính chủ quan, dưới những yếu tố văn hóa xã hội, thế giới khách quan ấy lại được phản ánh một cách rất khác nhau Trong bản chất ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ đều có sự phản ánh một cách hình dung về thực tại khách quan của cộng đồng văn hóa - bản
ngữ đó, thường được gọi là “mô hình thế giới” hay “bức tranh thé gi inh inh
thế giới” và “biểu tượng thế giới”
Thế giới khách quan là thống nhất cho tất cả mọi người Nó tồn tại không phụ
thuộc vào ý chí của con người Song mỗi người nhìn cái thế giới khách quan đó bằng con mắt chủ quan mang tính cá nhân, do đó mỗi người tạo cho mình một bức tranh thế giới riêng mang tính chủ quan Nói theo thuật ngữ khoa học, mỗi người mơ hình hố thế giới theo kiểu của mình Người ta phân biệt hai loại bức tranh thế giới lớn: bức
tranh khoa học
è thế giới và bức tranh ngôn ngữ về thế giới Bức tranh khoa học về thế giới cung cấp những kiến thức phổ quát được gọi là kiến thức bách khoa, bức tranh
ngôn ngữ về thế giới cung cấp những kiến thức đặc thù mang tính dân tộc được gọi là kiến thức ngôn ngữ
Bức tranh thế giới là hạt nhân hay thành tố cơ sở của thế giới quan con người Trong các ngôn ngữ bức tranh này có thể biến đổi; mỗi bức tranh ngôn ngữ đều liên quan đến một lôgic nhìn nhận thế giới; hay nói đúng hơn, với một cách thức tri giác và nhận thức thế giới của người bản ngữ Do đó thông qua bức tranh ngôn ngữ về thế giới chúng ta có thể phác họa những con đường khác nhau trong cách nhìn thế giới bằng ngôn ngữ của con người, nhất là trong địa hạt rất đặc thù như không gian, nơi mà chúng ta có thể tìm thấy cách thức con người giải thích và miêu tả các thuộc tính và quan hệ không gian
Trang 29hóa dân tộc Mỗi mô hình thể giới, ngoài cái chung, cái phô quát, có cái riêng, cái đặc thù, ứng với từng ngôn ngữ và phản ánh một cách tri giác, một cách nhận thức vẻ thế giới của dân tộc ấy, được gọi là “cách nhìn thế giới” Bức tranh ngôn ngữ về thế giới
phản ánh bức tranh thế giới tồn tại cho tắt cả mọi người và cho mỗi người Đối với tôi,
với anh, hay đối với bất kì người nào trên trái đất, dù đó là người Việt, người Anh, người Pháp, người Nga, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, núi, sông, cây, cỏ đều khách quan tồn tại như nhau, và ngôn ngữ nảo cũng có những từ đề chỉ những vật thê ấy Ví dụ, tiếng Việt: mặt rời, tiếng Anh: sun, tiéng Phap: soleil, tiếng Nga: cozye, và ai cũng hiểu đó là "thiên thể nóng, sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm
37 tr.1992]
chủ yếu cho Trái
Xét ví dụ về không gian sau:
(1) Con chó nằm dưới gầm bàn
Diễn đạt ý tương ứng như trên, nhưng trong tiếng Anh lại không có đơn vị tương ứng
(2) The dog is lying under the table
Trong tiếng Việt có những từ biểu thị một bộ phận không gian không thấy có nhiều trong ngôn ngữ khác Từ “gảm” chỉ ra khoảng không gian trồng rỗng ở phía dưới một số vật đáng kể từ đáy của nó đến mặt nền: như gằm bàn, gầm giường, gầm tủ,
(3) Once more into the beach, my ƒriends (Một lần nữa vào bãi biển, hỡi các bạn của tôi)
Tiếng Việt phải dịch trong trường hợp này là: (4) Ra bãi biển một lần nữa nào, các bạn ơi
Hoặc cũng có sự khác biệt trong mức độ chỉ tiết hóa các thuộc tính không gian của đối tượng
(5) The house in/on the lake
(6) sẽ được địch sang tiếng Việt với nhiều biến thể khác nhau như:
Trang 3018
Người Việt Nam không quen *zhi” không gian một cách chung chung, trừu tượng, mà nó phải được cụ thể hóa thành những khoảng, phần không gian nhất định, có thể cảm quan được bằng mắt Đó là nét riêng, nét đặc thù
Bức tranh ngôn ngữ về thế giới được phản ánh trong vốn từ vựng của ngôn ngữ có in đậm dấu vết của lối tư duy "đ? nhân vỉ trung” Chẳng hạn, chân núi, miệng ống, đâu sông, đít chén, mũi thuyền, mắt bão, lưỡi lửa, ngón võ v.v Những từ chân, miệng, đâu, dit, mũi, mắt, lưỡi, ngón là mượn của lớp từ chỉ thân thể con người, hay nói cách khác, theo ngôn ngữ học tri nhận, hiện thực đã được tri giác thông qua các bộ phận cơ thể con người
1.2.2 Bức tranh ngôn ngữ của người Việt
Bức tranh ngôn ngữ của người Việt cụ thể và chỉ tiết hơn bức tranh ngôn ngữ về thế giới Ở bức tranh này tiếng Việt sẽ chia thành nhiều vùng phương ngữ Do đặc tính về văn hóa, địa lý nên cách tư duy ngôn ngữ của mỗi vùng phương ngữ cũng có sự khác biệt nào đó tạo nên bản sắc riêng
Có nhiều quan niệm về việc phân vùng phương ngữ Việt Tuy nhiên chúng tôi tán thành với cách phân chia thành ba vùng phương ngữ của Hoàng Thị Châu:
~_ Vùng phương ngữ Bắc
~_ Vùng phương ngữ Trung (từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân)
~_ Vùng phương ngữ Nam (từ đèo Hải Van trở vào đến Cả Mau) [23, tr.29]
Trang 31Bắc lại có nét dí dỏm, phóng khoáng của Nam Bộ Phương ngữ Nam Bộ thuộc một trong ba tiêu vùng của phương ngữ Nam Nam Bộ là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu hài hòa, sông ngòi kênh rạch chẳng chịt Nếu Bắc Bộ với nét văn hóa làng khép kín, thì nơi đây có văn hóa sông nước tự do, phóng khoáng Con người nơi đây một phần ảnh hưởng bởi nguồn gốc, một phần ảnh hưởng bởi địa lý nên rất cởi mở Họ thường không chuộng suy tư, nội tâm mà bộc trực, thẳng thắn
Mỗi vùng miền đều có những đặc tính khác nhau làm nên nét đặc trưng riêng cho vùng miền họ Tuy họ cùng trên một đất nước, cùng có chung một văn hóa Việt, có chung chữ quốc ngữ, thế nhưng do có yếu tố văn hóa - lịch sử ít nhiều khác biệt đã ảnh hưởng đến lối tư duy không chỉ trong lối sống mà còn cả ở việc sử dụng ngôn ngữ Người dân Bắc Bộ thường nói năng lưu lốt, ngơn ngữ được trau chuốt cẩn thận, trang trọng Người Trung Bộ lại mang nét hóm hinh vừa tỉnh tế lại vừa dí dỏm, sử dụng nhiều đấu vết của tiếng Việt cô Người Nam Bộ lại ít suy tư, nội tâm mà lại rất cởi mở, thăng tính, bộc trực, nên ngôn ngữ của họ thường ít trau chuốt, nhiều khẩu ngữ bình dân
Sự khác biệt giữa ba vùng mang đến sự đa dạng về màu sắc cho bức tranh ngôn ngữ của người Việt Nó thê hiện sự phản xạ của thế giới chủ quan qua lăng kính chủ quan của mỗi người Mỗi dân tộc, mỗi đối tượng sẽ có một bức tranh ngôn ngữ khác
nhau, dưới sự tác động của các yếu tố văn hóa, xã hội, con người của chính dân tộc đó, đối tượng đó Chúng ta sẽ nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ chặt chẽ với con người và thế giới của nó Ngoài ra còn khảo sát những đặc trưng bản sắc dân tộc của mô hình thế giới thông qua cách tri nhận của cộng đồng bản ngữ Phát hiện ra những
Trang 32
20
1.3 Tác giả Nguyễn Ngọc Tư và ẩn dụ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 1.3.1 Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau Chị là một nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam Xuất hiện trên văn đàn lần đầu tiên vào năm 2000 (với truyện ngắn Ngọn đèn không tắt — giải nhất cuộc vận động, sáng tác Văn học tuổi 20 lần II) đến nay Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra đời hơn 8 tập truyện ngắn (đã được xuất bản) Với sở trường là những truyện ngắn viết về con người và vùng đất nơi miền cực Nam của Tổ quốc, Nguyễn Ngọc Tư đã dần chinh phục được tình cảm của đông dao bạn đọc không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài
Qua những sáng tác của chị, độc giả không những được thưởng thức câu chuyện thắm đượm tinh thần nhân văn mà còn được cung cấp thêm những cứ liệu văn hóa về vùng quê sông nước đồng bằng sông Cửu Long rất bô ích Sự hấp dẫn của truyện Nguyễn Ngọc Tư còn là kho từ vựng miền Nam đổi dào được sử dụng phương ngữ tối đa và đúng chỗ vào những câu chuyện thật “miền Nam”
1.3.2 Ân dụ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Theo quan niệm truyền thống, ân dụ là một biện pháp tu từ làm giàu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Việc tạo thành các ẩn dụ giúp cho việc mở rộng nghĩa của từ, cụm từ Quá trình này diễn ra trong suốt quá trình sử dụng ngôn ngữ của con người Nó giúp cho việc phát triền những nghĩa mới và loại dần những nghĩa tối Theo quan niệm này, ẩn dụ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được xem như một biện pháp tu từ làm giàu giá trị nghệ thuật Hầu hết các ân dụ được tập trung khai thác dưới góc độ tir vung,
Trang 33Bằng tâm tư, tình cảm của một người phụ nữ Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã đưa tác phẩm của mình như một nhịp cầu nói đọc giả với miền đất Nam Bộ Cũng thông qua đó, nội tâm, tư duy của tác giả cũng được thé hiện
kết:
Trang 34
+2
Chương 2 ẢN DỤ CUỘC ĐỜI TRONG TRUYỆN NGÁN NGUYÊN NGỌC TƯ
2.1 Đặc điểm ấn dụ CUỘC ĐỜI trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Theo Từ điển Tiếng Việt "cuộc đời” được định nghĩa là là “khodng thai gian sống của một sinh vật” [37, tr.34] Từ định nghĩa, ta thấy rằng cuộc đời là một ý niệm rộng lớn, phức tạp Cuộc đời mỗi con người (gọi tắt là doi người) tương ứng với khoảng thời gian con người sống, hoạt động Qua quá trình sống, con người tích lũy những kinh nghiệm thực tế, từ đó có những ý niệm cụ thể hóa khái niệm “cuộc đời” một cách cụ thể, gần gũi và đễ hiểu hơn
Qua quá trình khảo sát ân dụ tri nhận trong 74 truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tu, chúng tôi nhận thấy có hơn 300 biểu thức ngôn ngữ mang tính ân dụ ĐỜI NGƯỜI Trong đó, chúng tôi chia ra thành những ẩn dụ sau: ĐỜI NGƯỜI LÀ CUỘC HANH TRÌNH, ĐỜI NGƯỜI LÀ DÒNG SÔNG, ĐỜI NGƯỜI LÀ CÂY CỎ, ĐỜI NGƯỜI LÀ VỠ KỊCH/CÂU CHUYỆN, ĐỜI NGƯỜI LÀ NGỌN LỬA, Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ đi sâu phân tích 4 ân dụ có miền đích ĐỜI NGƯỜI chiếm số lượng lớn nhất Sau đây là bảng phân bồ tần suất 4 ân dụ ĐỜI NGƯỜI
Bảng 2.1 Bảng tần suất và tỉ lệ phân bó ẩn dụ trí nhận DOI NGUOI trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Ti ÂN DỤ TRỊ NHẬN TAN | TILE so (%)
ĐỜI NGƯỜI LÀ CUOC HANH TRINH 91 383
ĐỜI NGƯỜI LÀ DÒNG SÔNG 119 |503
Trang 352.1.1 ĐỜI NGƯỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH
2.1.1.1 Tinh phổ quát trong ẫn dụ ĐỜI NGƯỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH Ân dụ ĐỜI NGƯỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH là một ân dụ mang tính phố quát, đã được Lakoff va Johnson dé cap dén trong Metaphors we live by An du nay xuất hiện trong nhiều nền văn hóa, tuy nhiên ở mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có cấu trúc ánh xạ khác nhau Cùng là một ản dụ ĐỜI NGƯỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH nhưng sẽ rất khác nhau ở cách thức, phương tiện cho từng chuyến hành trình Cơ chế của ý niệm gồm miễn nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH ánh xạ lên miền đích là ĐỜI NGƯỜI Các thuộc tính về CUỘC HÀNH TRÌNH được ánh xạ, sao phỏng cho ý niệm ĐỜI NGƯỜI một số đặc trưng của CUỘC HÀNH TRÌNH được gán ghép cho ĐỜI NGƯỜI
Cấu trúc cơ bản của ấn dụ này là một lược đồ đường đi bao gồm một điềm bắt đầu, con đường đi qua và đích đến Trong một bài viết của mình, Cristina Psomadakis, một tác giả thuộc đại học Oxford, đã trình bày ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH iéng Anh để nhấn mạnh sự ảnh hưởng của
TRÌNH của tiếng Hy Lạp có so sánh với
nền văn hóa Hy Lạp Tác giả nhấn mạnh: “An dụ này được tính từ thời điểm sinh ra tương ứng thời điểm bắt đầu đến thời điểm chết tương ứng thời điểm đến đích” [14] Trong đó, có đưa ra bảng biểu ánh xạ như sau: MIỄN NGN: CUỘC HÀNH TRÌNH | MIỄN ĐÍCH: CUỘC ĐỜI Hành trình Cuộc sông Điễm đến/điểm dùng mục tiêu thành tựu Dù khách con người
Điều kiện thời tiết mức độ khó khăn
Những con đường khác nhau sự lựa chọn khác nhau Kết thúc hành trình cái chết
Trang 36
24 MIEN NGUON: CUQC HANH TRi MIEN DICH: DOI NGUOL
Hanh trinh Quá trình sống
Người đi/du khách Con người
Phương tiện Cách thức
Điều kiện khí hậu (mưa, nắng, bão, ), điều |Những khó khăn, thử thách trong kiện lộ trình (đường bằng phăng, đường | cuộc sống
xấu, )
Những con đường "Những định hướng, sự lựa chọn Điểm đến/ điểm dừng “Thành tựu đạt được
Kết thúc hành trình Cái chết
Ấn dụ ĐỜI NGƯỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH cho phép chúng ta hiểu rằng miền nguồn CUỘC HÀNH TRÌNH có thể có những thuộc tính như: người đi, phương tiện giao thông, chướng ngại vật trên các tuyến đường, khoảng cách đi được, tốc độ chuyển động, điểm mốc, điểm đến của hành trình, các ngã tư hoặc ngã ba, đường cùng, mục tiêu, khởi đầu, kết thúc; trạng thái của du khách như: một mỏi, chán chường, tuyệt vọng, phấn khởi tương ứng với miền đích ĐỜI NGƯỜI Trong bảng
trên ta thấy rằng hành trình tương ứng với quá trình con người sống trong suốt cuộc
Trang 37
Giống như hành trình, cuộc đời cũng được mô tả là có một sự khởi đầu, các điểm đến, chướng ngại vật và kết thúc Người đi tự định hướng hoặc được sự giúp đỡ của một hoặc một số người bạn đồng hành Trong cuộc hành trình, người đi sẽ đặt ra những mục tiêu, những mốc đạt được Những mục tiêu này thôi thúc, giúp con người dấn bước đạt được mục tiêu mình đặt ra Để đạt được mục tiêu, họ phải lựa chọn một con đường hợp lý nhất, cách thức thuận tiện nhất đẻ chạm đến đích Cũng như vậy, con người cũng phải lựa chọn cho mình một hướng đi nhất định, một cách thức để đạt được mục đích của mình về nghề nghiệp, hôn nhân, nơi ở, Khi con người đứng trước nhiều lựa chọn thì cũng giống như người đi đứng trước ngã ba, ngã tư.,
2.2.1.2 Ấn dụ ĐỜI NGƯỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH trong truyện ngắn Nguyén Ngoc Tw
Từ Bảng 2.1, ta thấy có 91/238 biểu thức ngôn ngữ mang ẩn dụ ý niệm ĐỜI NGƯỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH chiếm 38,3% Loại ân dụ mang tính phổ quát này được Nguyễn Ngọc Tư vận dụng một cách linh hoạt trong những tập truyện ngắn của minh An dụ ĐỜI NGỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư không tập trung mở đầu hành trình, kết thúc hành trình hay cách thức phương tiện, mà phần lớn nói về những khó khăn mà người đi gặp phải trên con đường của mình Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là những người dân Nam Bộ hiền lành, chân chất Họ có cuộc sống tha hương, phiêu bạt, khai phá những vùng đất mới Các nhân vật này thường có cuộc sống bất định, luôn thay đi từ nơi này sang nơi khác Họ là những con người của đồng khơi, của sông nước Tư tưởng phiêu bạc luôn là nỗi ám ảnh trong tâm trí họ
~ Tánh tôi ở đồng quen rồi, ngủ có gió mới ngon (CĐBT-CNKK, tr.56)
'Hoặc có cuộc sống cố định, nhưng từ sâu xa, nhân vật vẫn ám ảnh bởi một cuộc ra đi, vẫn ám ảnh sự chia ly, phiêu bạt Trong lòng họ, luôn đau đáu về hành trình cuộc đời mình
Trang 3826
Những người dân Nam Bộ hiền lành chân chất, luôn mở lòng, mở da với tắt cả mọi người Họ quan tâm và yêu thương những người xung quanh một cách chân thành
- [ ]t6i quan tâm đến từng ngõ ngách của đời người (NĐKT-NN, tr.60)
Trong cuộc hành trình của cuộc đời mình, họ phải đối mặt với những khó khăn, hứng chịu những “sương gió” Nhưng chưa bao giờ sự khó khăn khiến họ chùn bước, ở các nhân vật này, cuộc sống cơ cực là đó, khó khăn là đó nhưng bao giờ trong họ cũng đầy hy vọng và yêu thương
~ Sương gió cuộc đời không làm gì được ông (CĐBT-CMNS, tr94)
~ Có thể vì họ chưa bao giờ ngừng chiến đấu và hy vọng vẻ một ngày tốt đẹp hon (GT-NDQ, tr.145)
Truyện ngắn Ngày đã qua (Gizo thừa) kẻ về tình bạn của các nhân vật Thi, Nguyên, Tiệp, Hòa Chỉ trong một buổi họp mặt đầu năm Nhân vật Thi mắc chứng bệnh ung thư phỗi thời kỳ giữa nhưng anh vẫn đang cố sống, cố chạy đua với thời gian để làm những việc có thê làm cho người ở lại Đọc truyện, ta nhận thấy nhân vật vội vàng như lao đi trên con đường của cuộc đời mình, dù biết trước mắt là ngõ cụt, là đường cùng, vẫn muốn đạt được mục đích của cuộc đời Đối với những nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư, bao giờ họ cũng tranh đấu, cũng chạy đua với cuộc đời
~ E Jbiết bao nhiêu chuyện bự bự vậy mà tụi mình cũng vượt qua hen (GT- NĐQ, tr.145)
~ [ Jđáng lý ra mình cũng phải chạy như vẫy, phải guồng chân với dòng đời
như thế này (NDKT-NN, tr.62)
Trang 39-[ |đường như con đường có nhiều ỗ gà sao nghe chông chênh quá (GT- ĐNY, tr67, 68)
-[ ]ehúng tôi nắm tay kéo chị lên khỏi một vũng lầy để đẩy chị vào một vũng
khác (CĐBT-CĐBT, tr.198)
Cuộc đời có nhiều bắt trắc cũng như hành trình có nhiều trở ngại Nhưng cho dù có chướng ngại vật trước mặt, họ vẫn vùng vẫy tìm được con đường cho mình Thế nhưng, thử thách cuộc đời không dừng lại, bao giờ cũng như đang thử tính kiên trì của họ Cho dù vậy, họ có vấp ngã vẫn tiếp tục đứng lên đi tiếp mà không lùi bước
~ 1 Jtôi muốn vấp chỗ nào thì đứng lên chỗ đó (Ð-CMTV, tr.128)
Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư thường có cuộc đời không bằng phẳng Những, chông gai cuộc đời không làm họ nản lòng Họ vẫn mạnh mẽ sải từng bước chân dài về phía trước mà khơng ngối lại q khứ Với họ những gì trải qua trong quá khứ là hành trang để họ vững bước cho hôm nay và cả sau này
- [ ]ngodi nhìn quá khứ nghĩa là tương lai, hiện tại không có gì để làm (GL- STĐPV, tr48)
Hành trình cuộc đời là một hành trình đài Người đi đôi khi mỏi chân dừng lại ở
trạm đừng nào đó Cuộc đời cũng vậy, lao đao vì mọi thứ, rồi sẽ một nhoài muốn tìm một nơi nghỉ ngơi, hay khi cố làm mọi thứ để đạt được điều mình muốn, cũng có khi thấy mệt mỏi
~ 1 nghĩ tới con đường đời dài trước mặt (TNNNT-NM, tr67)
ết trước được con
Cuộc đời con người trải đài trên con đường họ đi Không ai
đường đời của mình có may mắn là con đường bằng phẳng hay lắm chông gai Việc lựa chọn con đường cho mình ảnh hưởng đến cả cuộc đời Biết rằng có thể “qway lại” nhưng liệu với thời gian ngắn ngủi của cuộc đời, con người được bao nhiêu lần quay
lại
Trang 4028
Truyện Cải ơi (Cánh đông bắt tận) kê về một người cha dượng đi tìm con gái riêng của vợ Hành trình tìm con của ông là một quãng thời gian dài Trạm dừng chân của ông là “đỏan ca múa thành phó”, đễ trước giờ diễn hay sau giờ diễn, ông được cầm loa gọi “Cai oi! Ba là Năm Nhỏ nè con ” Trên những con đường ông di qua, có biết bao nhiêu gương mặt lướt qua, nhưng rồi không tìm được Đến khi kiệt sức cũng là lúc ông biết mình sắp đến cuối con đường mà vẫn không gặp được con, không về được nhà Mỗi cuộc đời là một hành trình, trong chuyến hành trình đó, mỗi người lựa chọn cho mình một hoặc một vài con đường Có những người đi cùng một con đường, có những người đi cùng một đoạn đường, nhưng chỉ có những người chỉ lướt qua nhau rồi không để lại di
ấn gì
- [ ]éng cing thay mình như sắp đến cuỗi con đường rôi, mà không biết chắc có nhà mình ở đó (CĐBT-CO, tr.14)
Hành trình tìm con vẫn chưa đến đích vì vẫn chưa tìm thấy đứa con gái, nhưng, phía trước lại là cuối con đường Người du khách bắt đầu lo sợ sẽ bỏ đở chuyến hành trình của mình Cũng như hành trình, cuộc đời cũng đôi khi đở dang Cuộc hành trình đỡ đang bởi con người bỏ cuộc vì nó quá khó khăn, gập ghềnh, bởi họ hết thời gian, bởi họ quên mục đích Cuộc đời con người cũng vậy, có những mục tiêu sẽ đạt được, những cũng có mục tiêu bỏ đở giữa chừng vì họ không còn thời gian, không còn sức lực vì ho thấy khó thực hiện và cũng vì họ có mục tiêu mới, thế nên hành trình của họ luôn có những ngoặc trái, ngoặc phải bắt định
~ Hiện tưởng nhưư mình đang đi trên con tầu cuộc đời ông và đã qua bao ngoặc trái ngoặc phải, (GT-NNC, tr.160)
Hoặc họ đi nhờ bạn đồng hành một đoạn đường
~ [ ]|má tôi chỉ quá giang một khúc đời réi đi (CĐBT-CĐBT, tr.168)