1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động marketing của mỹ phẩm Oriflame Việt Nam

27 13,8K 64
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 658,5 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động marketing của mỹ phẩm Oriflame Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay làm đẹp luôn là nhu cầu thiết yếu của con người Ngàynay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, mức sống ngày càng được nâng cao thìnhu cầu làm đẹp lại được đòi hỏi cao hơn trước, đó không chỉ dừng lại ở việclàm thế cho đẹp mà là đẹp nhưng phải khỏe, đẹp nhưng vẫn an toàn cho sứckhỏe Hiểu được điều này công ty mỹ phẩm ORIFLAME đã cho ra những sảnphẩm đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe đó của khách hàng.

Sự tồn tại của Oriflame dựa vào sự khẳng định tự nhiên tốt hơn nhân tạo.Oriflame tin rằng vẻ đẹp như tự nhiên đã tạo ra công ty và công ty đem lại vẻđẹp tự nhiên cho phụ nữ

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt khi ViệtNam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTOthì việc mua bán, trao đổi hàng hoá ngày càng được chú trọng và quan tâm Dovậy, marketing ngày càng trở nên quan trọng và có thể nói rằng Marketing làchìa giúp các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong cuộc cạnh tranh sinhtồn trên thương trường

Ngày nay các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường đầybiến động, với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, cùng với đó là sự giảm sútlòng trung thành của khách hàng, sự ra đời của nhiều điều luật mới Do vậydoanh nghiệp cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề mang tính thời sự cấpbách.

Một trong những vấn đề chủ yếu đó là hoạt động nghiên cứu và phân tíchmôi trường marketing nhằm xác định tình thế, thời cơ và nguy cơ có thể xảy ra,đánh giá đúng thực chất khả năng kinh doanh của công ty mình và các đối thủcạnh tranh

Chính vì những lí do của vấn đề đã nêu trên nên trong bài tiểu luận củamình, tôi chọn đề tài nghiên cứu là:

“Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động marketing của

mỹ phẩm Oriflame Việt Nam”

Trang 2

CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm

1.1.1 Môi trường marketing

Môi trường marketing của một công ty (doanh nghiệp) là tập hợp các chủ

thể, các lực lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phận ra quyết định củacông ty không thể khống chế được và chúng thường xuyên tác động (ảnh hưởng)tốt hoặc không tốt tới các hoạt động marketing của công ty.

Như vậy, sự thay đổi, diễn biến của các lực lượng và yếu tố đó không phảido bộ phận marketing gây ra hay bộ phận marketing có quyền làm thay đổi Đốivới bộ phận marketing, những biến đổi đó là khách quan Do đó, bộ phậnmarketing chỉ có thể theo dõi, phát hiện để tự thay đổi các quyết định marketingcủa mình nhằm giảm thiểu những tác động xấu, khai thác tối đa các tác động tốthoặc để thích ứng một cách có lợi nhất.

1.1.2 Phân loại môi trường marketing

1.1.2.1 Môi trường marketing vi mô

Môi trường marketiong vi mô Là những lực lượng, yếu tố có quan hệ trực

tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó.

Những lực lượng này gồm có:

Các lực lượng bên trong công ty (ngoài bộ phận marketing)

Các lực lượng bên ngoài công ty (các nhà cung ứng, các nhà môi giớimarketing, các đối thủ cạnh tranh, công chúng trực tiếp và khách hàng)

1.1.2.2 Môi trường marketing vĩ mô

Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng xã hội trên bình diện

rộng lớn Nó tác động đến các quyết định marketing của các doanh nghiệp trongtoàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó nó ảnh hưởngdến các lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô, qua đó ảnh hưởng giántiếp đến các hoạt động marketing.

Trang 3

Các yếu tố của môi trường vĩ mô, ngoài yếu tố nhân khẩu, yếu tố tựnhiên còn có PEST (Political force-yếu tố chính trị, Economic forces - yếu tốkinh tế, Socicocultural forces - yếu tố xã hội và văn hoá, Technological forces -yếu tố công nghệ).

1.2 Nội dung lý luận:

1.2.1 Tác động của môi trường vi mô tới hoạt động marketing

1.2.1.1 Các lực lượng bên trong công ty

Nếu một công ty được tổ chức theo các bộ phận bên trong theo mô hìnhchức năng thì trong kết cấu tổ chức của mình thường có các bộ phận điển hìnhsau: Bộ phận tài chính – kế toán, bộ phận quản trị sản xuất, bộ phận quản trịnhân lực, bộ phận marketing, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), bộ phậncung ứng…Các bộ phận trong công ty thường theo đuổi những mục tiêu khácnhau do chức năng công việc của họ chi phối, và những mục tiêu của mỗi bộphận không phải bao giờ cũng thống nhất với các bộ phận khác, mặc dù tất cảdều đặt dưới sự điều hành của hội đồng quản trị và ban giám đốc.

Như vậy, các quyết định marketing do bộ phận marketing đưa ra trước hếtphải chịu sự ràng buộc của mục tiêu, chiến lược, kế hoạch do ban lãnh đạo tốicao đưa ra Chỉ như vậy, các quyết định marketing mới thu hút được sự chú ý,quan tâm và ủng hộ của ban lãnh đạo trong công ty.

Bên cạnh đó, phòng marketing phải tranh thủ sự ủng hộ cao nhất của cácbộ phận khác trong công ty đối với các quyết định marketing của mình Sự ủnghộ của phòng tài chính- kế toán sẽ đảm bảo cung ứng vốn kịp thời, đầy đủ chocác hoạt động marketing, và theo dõi tình hình thu chi, giúp bộ phận marketingđánh giá được thực trạng, hiệu quả của các hoạt động marketing đã đề ra Sựủng hộ của phòng nghiên cứu và phát triển sẽ giúp bộ phận marketing giải quyếtđược các vấn đề kỹ thuật và thiết kế, chế tạo được sản phẩm theo đúng yêu cầucủa thị trường mục tiêu, đáp ứng ý đồ định vị thị trường Giành được sự ủng hộcủa phòng nhân sự, bộ phận marketing có thể đảm bảo có được nguồn nhân lựcdáp ứng tốt các quyết định marketing… Mỗi trục trặc trong quan hệ giữa bộphận marketing với các bộ phận khác trong công ty đều có thể ảnh hưởng tới sựthành công của hoạt động marketing.

Trang 4

1.2.1.2 Các lực lượng bên ngoài công ty

a) Những tổ chức cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất

Để tiến hành sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ cung cấp cho thị trường,bất kì công ty nào cũng cần được cung cấp các yếu tố đầu vào như: nguyênnhiên liệu, máy móc, lao động, nhà xưởng…Những biến động trên thị trườngcác yếu tố đầu vào như số lượng, chất lượng, giá cả, nhịp độ cung cấp… đều ảnhhưởng tới các quyết định marketing của công ty.

Chẳng hạn, do sự tiến bộ của công nghệ trong quá trình sản xuất có thểtạo ra những vật liệu, năng lượng thay thế hiệu quả hơn Điều này là cơ hội tốtcho công ty Nhưng không ít trường hợp, sự tăng lên của giá cả, lãi suất, tínhkhan hiếm của các yếu tố đầu vào làm công ty phải thay đổi các quyết định vềmarketing về sản phẩm, dịch vụ dầu ra của mình.

Như vậy, từ phía nhà cung cấp luôn tiềm ẩn những nguy cơ và sự đe doạtới các quyết định marketing, qua đó ảnh hưởng tới chất lượng và quan hệ giữacông ty và khách hàng.

b) Những tổ chức dịch vụ môi giới marketing

Các tổ chức thương mại: các công ty thương mại, các công ty bán buôn,

bán lẻ, các cửa hàng Do tính chuyên nghiệp của các tổ chức ngày càng cao,qui mô kinh doanh ngày càng lớn, các công ty này đôi khi có sức mạnh rất lớntrên thị trường Nếu thiết lập được quan hệ tốt với các tổ chức này, công ty cóthể dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, phân phối hàng hoá tốt hơntrên thị trường.

Các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hoá: công ty vận tải, công ty

kho bãi…Nếu có một hệ thống vận tải tốt, hàng hoá sẽ đến khách hàng với chấtlượng tốt nhất, ngược lại nếu hệ thông vận tải kém, sẽ làm tăng tỉ lệ hỏng hóc dovận chuyển, mất uy tín của công ty.

Các tổ chức cung ứng dịch vụ marketing: các công ty tư vấn marketing,

nghiên cứu marketing, các tổ chức phương tiện quảng cáo (báo chí, đài truyềnhình…)

Trang 5

Các tổ chức tài chính tín dụng: các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty

bảo hiểm…

Công ty luôn luôn phải cân nhắc tự tổ chức hay mua dịch vụ của các côngty môi giới, dịch vụ nào tự tổ chức, dịch vụ nào phải mua ở ngoài Nếu muangoài thì cần tạo quan hệ tốt với các tổ chức này nhằm tạo môi trường kinhdoanh tốt cho công ty.

c) Đối thủ cạnh tranh

Khi tham gia vào kinh doanh, đôi khi dù chỉ là một đoạn thị trường duynhất, công ty cũng có thể gặp các đối thủ cạnh tranh Dưới con mắt của các nhàquản trị marketing ở mỗi một công ty cụ thể họ thường phân ra 4 loại thủ cạnhtranh sau đây:

Đối thủ cạnh tranh mong muốn: là các đối thủ cạnh tranh thể hiện nhữngkhát vọng của người tiêu dùng, muốn thỏa mãn các dạng nhu cầu cụ thể - mongmuốn khác nhau trên cơ sở cùng một quỹ mua sắm nhất định.

Đối thủ cạnh tranh là những loại hàng hóa khác nhau, cùng thỏa mãn mộtnhu cầu – mong muốn nhất định

Đối thủ cạnh là các kiểu hàng hoá khác nhau trong cùng một ngành hàng (loại hàng), cùng thoả mãn một nhu cầu, mong muốn cụ thể.

Đối thủ cạnh tranh là những kiểu (dạng) hàng hoá khác nhau thỏa mãncùng một mong muốn cụ thể như nhau, nhưng có nhãn hiệu khác nhau.

Như vậy, các nhà quản trị marketing cần phải nhận diện đầy đủ cả 4 loạiđối thủ cạnh tranh trên, đồng thời phân tích những thay đổi trong quyết địnhmua hàng của khách hàng liên quan đến sự thay đổi trong các quyết địnhmarketing của đối thủ cạnh tranh.

d) Công chúng trực tiếp

Công chúng trực tiếp của một doanh nghiệp là một nhóm (giới) bất kỳquan tâm thật sự hay có thể sẽ quan tâm hoặc có ảnh hưởng đến khả năng đạt tớinhững mục tiêu đề ra của doanh nghiệp đó Lực lượng này có thể hỗ trợ, tạothuận lợi hoặc chống lại/ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc triển khai

Trang 6

các nỗ lực marketing để đáp ứng thị trường Người ta thường xếp công chúngtrực tiếp của một doanh nghiệp theo 3 mức độ:

Công chúng tích cực là nhóm quan tâm tới công ty với thái độ thiện trí.Công chúng tìm kiếm là nhóm mua chưa quan tâm nên công ty đang tìmkiếm sự quan tâm của họ.

Công chúng không mong muốn là nhóm có thể tẩy chay công ty.

Các công ty trực tiếp tác động đến hoạt động marketing của một doanh

nghiệp thường có:

Giới tài chính: Các ngân hàng, các công ty đầu tư tài chính, các cổ

đông…Giới này có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đảm bảo nguồn vốn củacông ty.

Các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, đài phát thanh, đài truyền

hình…Nhóm này sẽ đưa thông tin có lợi hoặc bất lợi về công ty.

Các cơ quan Nhà Nước có khả năng tác động tới các hoạt động marketing

như: Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Văn hoáthông tin, Bộ Tư pháp…Tùy theo chức năng, mỗi cơ quan có ảnh hưởng tới cáckhía cạnh khác nhau của hoạt đông marketing của doanh nghiệp.

Các tổ chúc quần chúng cũng là những lực lượng thường xuyên tác đông

đến hoạt đông marketing của công ty, bao gồm: tổ chức bảo vệ người tiêu dùng,tổ chúc bảo vệ khách khàng…

e) Khách hàng

Mỗi loại doanh nghiệp có thể có 5 loại khách hàng, tạo 5 loại thịtrường:

Người tiêu dùng: các cá nhân, hộ gia đình, nhóm người mua hàng hoá

phục vụ các nhu cầu cá nhân.

Các nhà sản xuất: là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp mua hàng hóa

hoặc dịch vụ của công ty để sản xuất.

Các trung gian thương mại: là các tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch

vụ của công ty để bán lại kiếm lời.

Trang 7

Các cơ quan Nhà Nước: mua hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng

chung như các bệnh viện, trường học,các tổ chức nhân đạo, các tổ chức tài trợ…

Khách hàng quốc tế: là những khách hàng nước ngoài, có thể là người

tiêu dùng, nhà bán buôn trung gian, nhà sản xuất, các cơ quan sản xuất Nhànước…

Mỗi loại khách hàng – thị trường trên có hành vi mua sắm khác nhau Dođó, tác động của khách hàng tới các hoạt động marketing của doanh nghiệpkhông giống nhau Doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ từng loại khách hàng – thịtrường để có thể đáp ứng họ một cách tôt nhất.

1.2.2 Tác động của môi trường vĩ mô tới hoạt động marketing

Tốc độ tăng dân số là qui mô dân số được xem xét ở trạng thái động Dânsố tăng nhanh, chậm hay giảm sút là chỉ số báo hiệu triển vọng tương ứng củaqui mô thị trường trong tương lai Tuy nhiên, tuỳ mặt hàng cụ thể, tương quanvề qui mô và mức độ hấp dẫn của thị trường không phải bao giờ cũng ăn khớptuyệt đối.

Cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến nhu cầu của các hàng hoá, dịch vụ

cụ thể và đến đặc tính của cầu Những tham số điển hình của cơ cấu dân sốthường được các nhà quản trị marketing quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh vựchàng tiêu dùng là: giới tính và tuổi tác Sự thay đổi của cơ cấu giới tính và tuổicó thể tạo cơ hội chi nhóm hàng này, gây khó khăn cho các nhóm hàng khác.

Tình trạng hôn nhân, gia đình cũng là một nhân tố đáng chú ý tới nhiều

quyết định marketing Các khía cạnh liên quan đến gia đình như: độ tuổi kếthôn, độ tuổi sinh con đầu lòng, qui mô gia đình (độc thân hay là gia đình chỉ có

Trang 8

2 vợ chồng hay gia đình có 2 thế hệ, 3 thế hệ cùng chung sống…), số lượng giađình, số con được sinh của một gia đình…đều ảnh hưởng tới qui mô, xu hướngmua sắm.

Tốc độ đô thị hoá: tốc độ đô thị hoá càng nhanh qui mô, số lượng mua

sắm, chất lượng khách hàng yêu cầu với hàng hoá,dịch vụ càng tăng

1.2.2.2 Kinh tế

Các nhà quản trị cần phải biết đánh giá tình trạng nền kinh tế trong thờigian trước mắt và lâu dài Điều này đặc biệt đúng khi lập kế hoạch marketingquốc tế Các yếu tố kinh tế như: tỷ lệ lãi suất của các nhân hàng, tỷ lệ lạm phátvà thất nghiệp, thu nhập của người dân ( triển vọng GDP dài hạn tính trên đầungười, mức tiền lương tối thiểu…) đều tác động tới hoạt đông marketing.

1.2.2.3 Tự nhiên

Những biến đổi của môi trường tự nhiên ngày càng được thế giới quantâm Tuy mức độ cần thiết khác nhau, nhưng không ngành kinh doanh nàokhông chịu sự tác động của môi trường tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên có loạitái sinh, có loại không thể tái sinh Tính khan hiếm của các loại hàng hoá lànguy cơ đầu tiên mà các doanh nghiệp và các nhà quản trị marketing phải quantâm Loại tài nguyên nào càng khan hiếm thì nguy cơ đối với các nhà kinhdoanh càng lớn, thông qua giá nguyên liệu, năng lượng…

Hiện tượng môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng là chủ đềđược nhiều giới quan tâm Người tiêu dùng, các tổ chức ngày càng quan tâm đếnnhững sản phẩm thân thiện với môi trường.

1.2.2.4 Khoa học kĩ thuật

Khoa học kĩ thuật là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với lợi thế cạnh tranhcủa một doanh nghiệp, nó là động lực chính trong toàn cầu hoá Khoa học kĩthuật cho phép các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất với giá rẻ hơn và tiêuchuẩn chất lượng cao, cung cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp các sảnphẩm, dịch vụ mới hơn như hoạt động ngân hàng trực tuyến, điện thoại di độngthế hệ mới ,thay đổi việc phân phối sản phẩm ví dụ như bán sách, vé máy bayhoặc đấu giá qua mạng Internet…

Trang 9

Những biến đổi đang diễn ra trong môi trường khoa học kĩ thuật đòi hỏicác chuyên gia marketing tư vấn cho lãnh đạo các doanh nghiệp hợp tác với cácviện, chuyên gia kĩ thuật, đồng thời phải hướng kĩ sư ở các công ty nghiên cứutheo quan điểm thị trường -khách hàng, tránh lãng phí các nguồn lực.

1.2.2.5 Chính trị

Chính trị ảnh hưởng lớn tới những quy định của pháp luật trong kinhdoanh và sức mua của khách hàng qua đó ảnh hưởng tới các doanh nghiệp.Mức độ ổn định của môi trường chính trị, chính sách của Chính phủ ảnh hưởngtới hệ thống pháp luật và các quy định về hoạt động kinh doanh và thuế, nhữngđánh giá, nhìn nhận về văn hoá và tôn giáo của Chính phủ, sự tham gia các hiệpđịnh thương mại như EU, NAFTA, ASEAN, WTO hay những hiệp định khác…đều là những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing mà các nhà quản trịmarketing cần phải quan tâm.

1.2.2.6 Văn hoá

Tại mỗi nước mức độ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các yếu tốvăn hoá và xã hội cũng khác nhau Ảnh hưởng của văn hoá tới quyết địnhmarketing rất đa dạng, nhiều chiều: tôn giáo chính trong nước, quan điểm củangười dân đối với các sản phẩm và dịch vụ ngoại nhập, ảnh hưởng ngôn ngữ cótới mức độ phổ biến sản phẩm trên thị trường, vai trò của nữ giới và nam giớitrong xã hội, tuổi thọ trung bình của dân số, quan điểm người dân về vấn đề bảovệ môi trường…

Nền văn hoá: là những chuẩn mực giá trị phản ánh bản sắc văn hoá của

một đất nước, dân tộc Những chuẩn mực giá trị này rất bền vững và được lưugiữ một cách trung thành qua thời gian và hoàn cảnh.

Nhánh văn hoá:là những chuẩn mực giá trị được một nhóm, một bộ phân

người do có hoàn cảnh sống giống nhau nên có quan niệm giống nhau So vớinhững chuẩn mực giá trị gắn với nền văn hoá, chuẩn mực giá trị do các nhánhvăn hoá tạo ra có thể biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh.

Sự biến đổi văn hoá: trong quá trình giao lưu, hội nhập giữa các nền văn

hoá một số chuẩn mực văn hoá có thể thay đổi nhanh theo từng tình huống vàđiều đó có thể tạo ra cơ hội marketing rất lớn.

Trang 10

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI HOẠTĐỘNG MARKETING CỦA MỸ PHẨM ORIFLAME VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về mỹ phẩm ORIFLAME2.1.1 Lược sử hình thành của công ty

Hình 2.1: Jonas and Robert af Jochnick

(Nguồn: http://vn.oriflame.com/about-oriflame/index.jhtml)

Oriflame được sáng lập vào năm 1967 bởi hai anh em Jonas and Robert afJochnick và một số người bạn Đó làm một công ty mỹ phẩm nhỏ đặt văn phòngtrong một garage chật hẹp và lấy bán hàng trực tiếp làm phương thức kinhdoanh thông qua đội ngũ bán hàng độc lập, bên ngoài môi trường bán lẻ truyềnthống Bán hàng trực tiếp cho phép người tiêu dùng có được những lời khuyênvà nguồn cảm hứng từ những người mà họ quen biết và tin tưởng Mua hàngtrực tiếp rất đáng tin cậy và thuận tiện

Oriflame, trong tiếng la-tinh nghĩa là Ngọn lửa vàng (Aurea flamma) Vớingọn lửa nung nấu quyết tâm trong tim, họ đã bền bỉ chiến đấu trên thươngtrường để đưa cái tên Orilame vào bản đồ doanh nghiệp thế giới.

Ngày nay, công ty mỹ phẩm Oriflame là một trong những công ty sảnxuất và kinh doanh những mặt hàng dưỡng da và mỹ phẩm thiên nhiên chấtlượng cao có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới

Đến năm 2003 thì oriflamme chính thức thâm nhập vào thị trường ViệtNam,hiện công ty có 4 trụ sở chính tại các thành phố lớn như : Hồ Chí Minh,Đà Nẵng, Cần Thơ và Hà Nội.

Công ty tự hào khi có một danh mục sản phẩm chăm sóc sắc đẹp bênngoài lẫn bên trong bao gồm 4 dòng sản phẩm mỹ phẩm và 1 dòng sản phẩm

Trang 11

thực phẩm dinh dưỡng : Chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc cá nhân, nước hoavà thực phẩm dinh dưỡng Wellness

2.1.2 Giá trị cốt lõi

Đoàn kết, tinh thần và nhiệt huyết là ba giá trị cơ bản của Oriflame Tintưởng vào những giá trị này mọi người sẽ cảm thấy tự tin để có thể thành côngtrong việc kinh doanh đầy cạnh tranh nhưng đồng thời cũng giúp thế giới trởthành một nơi tốt đẹp hơn:

Đoàn kết: mọi thành viên làm việc cùng nhau và chia sẽ chung mục tiêu

để đạt kết quả cao hơn Mọi người sẽ động viên, khuyến khích lẫn nhau và hiểurằng làm việc cùng nhau sẽ mang lại hiệu quả hơn là làm việc độc lập một mình.

Tinh thần: Người có nhiệt huyết có thái độ làm việc tự tin và không bao

giờ từ bỏ Họ luôn sẵn sàng và cam kết làm mọi cách để thành công.

Nhiệt huyết: nó giúp mọi người chiến đấu với hơn 100% sức lực mà họ

có.Người nhiệt huyết sẽ có khả năng thay đổi thế giới Họ yêu thích và say mêviệc của mình Họ hiểu rõ mình có thể tạo nên sự khác biệt.

2.1.3 Định hướng của Oriflame là trở thành Công ty mỹ phẩm bán hàng

trực tiếp số 1.

2.1.4 Sứ mệnh của công ty là “biến ước mơ thành hiện thực”.

2.2 Thực trạng môi trường marketing của Oriflame Việt Nam2.2.1 Môi trường vi mô

2.2.1.1 Môi trường bên trongNgày nay Oriflame có:

• Doanh số hàng năm khoảng 1.6 tỉ Euro

• Gần 3 triệu Tư vấn viên trên thế giới Trong đó có sự đóng góp tích cựccủa đội ngũ hơn 45.000 Tư Vấn Viên chuyên nghiệp tại Việt Nam

• 7,500 nhân viên

• Trung tâm nghiên cứu và phát triển toàn cầu với hơn 100 nhà nghiêncứu

Trang 12

• Hoạt động tại hơn 61 Quốc gia.

• Oriflame Việt Nam có 4 trụ sở chính tại các thành phố lớn là: Hồ ChíMinh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hà Nội.

- Oriflame là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng chiếtxuất thực vật trong sản phẩm chăm sóc da và luôn cố gắng sử dụng các thànhphần từ nguồn thực vật có thể hồi phục lại.

- Ngoài ra, các bao bì sản phẩm của Ori có thể tái sử dụng và giảm thiểuhoang phí.

- Công ty nhấn mạnh vấn đề đạo đức đặc biệt được thể hiện thông qua cáchoạt động công ty Sản phẩm của công ty được chế biến và sản xuất theo tiêuchuẩn của ngành công nghiệp và chuẩn mực đạo đức.

- Oriflame hiện đang có 5 nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Châu Âu

- Bảo tồn nguồn nước là việc ưu tiên hàng đầu trong môi trường sản xuấtcủa Ori Oriflame áp dụng các kỹ thuật riêng cho các thiết bị sản xuất của mình,hướng đến giảm thiểu sử dụng nguồn nước tiêu dùng và tối thiểu hóa sự ônhiễm.

- Oriflame có thái độ nghiêm túc trong các vấn đề về đạo đức và xã hộiquan trọng như là lao động trẻ em, tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa Oriflamecũng cam kết giúp đỡ cho các trẻ em đang gặp khó khăn và hỗ trợ văn hóa chocác phụ nữ trẻ thông qua chương trình xã hội của mình.

Tiêu chuẩn quốc tế của Oriflame:

Những sản phẩm của Oriflame không thử nghiệm trên động vật, màtrên những tình nguyện viên Oriflame đảm bảo an toàn và hiệu quả cho ngườisử dụng Ngay cả với những người có làn da nhạy cảm nhất.

Oriflame nhấn mạnh việc sử dụng các thành phần và chiết xuất từthiên nhiên.

Các sản phẩm từ thiên nhiên của Oriflame được đảm bảo tính tinhkhiết và chất lượng cao, được sản xuất trong các nhà máy với trang thiết bị hiệnđại, dưới các điều kiện được kiểm soát chặt chẻ về chất lượng và môi trường.

Trang 13

Oriflame sử dụng các loại bình xịt không gây hại cho tầng ozone Oriflame phấn đấu để đóng gói cả sản phẩm của mình trong bao bì táichế, an toàn đối với môi trường.

Thành viên của Hiệp hội Bán hàng Trực tiếp Thế giới (WFDSA).

2.2.1.2 Môi trường bên ngoài

Đối thủ cạnh tranh

 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

Các loại mỹ phẩm có danh tiếng: Các loại mỹ phẩm danh tiếng này có thể

nhắc đến đó là OHUI ( Hàn Quốc), L’Ovite’ (Pháp), AVON, SHISEIDO (Nhật),L’OREAL (Pháp)… đây đều là những loại mỹ phẩm cao cấp trến thế giới, đã cótên tuổi và kênh phân phối rộng, ít nhiều đã có một lượng khách hàng thân thiết.

Những cửa hàng mỹ phẩm nhỏ:

Đây là các cửa hàng chuyên bán các loại mỹ phẩm rẻ tiền, không có têntuổi, hoặc các sản phẩm tự pha chế Những cửa hàng này thường được đặt tạicác chợ, đôi khi xuất hiện trong các cửa hàng tạp hóa.

Những sản phẩm này giá rẻ, dễ thu hút những người ưa chuộng hàng hóarẻ tiền nhưng có điểm yếu là chất lượng thấp, không tốt cho sức khỏe.

Website chuyên bán mỹ phẩm online:

Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đã trở nên rất phổ biến trongcuộc sống hàng ngày, bán hàng qua internet đã không còn lạ lẫm gì với mọikhách hàng Các hãng mỹ phẩm cũng lấy đây làm một trong những cách tiếp cậnvới khách hàng Một trong những website chuyên bán mỹ phẩm online nổi tiếngđó là ShopMino Giao hàng trên toàn quốc, khách hàng mua hàng chỉ cần mộtclick chuột là có thể có được sản phẩm mà mình cần Đối với khách hàng khôngcó thời gian mua sắm thì đây là một phương thức tiện lợi.

Tuy vậy thì nó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như: khi mua hàngtrên mạng, khách hàng thường không yên tâm về chất lượng, uy tín và không cósản phẩm thử khi khách hàng cần.

Ngày đăng: 08/11/2012, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w