1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình việt nam

84 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 796,89 KB

Nội dung

Thứ tư, quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình nước ta kể từ năm 1945 đến nay bên cạnh việc kế thừa và phát huy có chọn lọc các quy định của pháp luật đi trướ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TÌNH

ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN

NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TÌNH

ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Ts Nguyễn Văn Tiến Mọi tài liệu tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 1

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 4

6 Bố cục của luận văn 4

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN 5

1.1 Khái niệm kết hôn 5

1.2 Khái niệm, đặc điểm của điều kiện kết hôn 6

1.2.1 Khái niệm điều kiện kết hôn 6

1.2.2 Đặc điểm của điều kiện kết hôn 8

1.3 Ý nghĩa của điều kiện kết hôn 11

1.4 Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay 13

1.4.1.Giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 3.1.1960 13

1.4.2 Giai đoạn từ ngày 3.1.1960 đến trước ngày 3.1.1987 15

1.4.3 Giai đoạn từ ngày 3.1.1987 đến trước ngày 1.1.2001 18

1.4.4 Giai đoạn từ ngày 1.1.2001 đến nay 18

1.5 Quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về điều kiện kết hôn 20

1.5.1 Quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp về điều kiện kết hôn 20

1.5.2 Quy định của pháp luật Nhật bản về điều kiện kết hôn 21

1.5.3 Quy định của Pháp luật Hàn Quốc về điều kiện kết hôn 24

1.5.4 Quy định của pháp luật Thái Lan về điều kiện kết hôn 25

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN HÀNH 28

2.1 Điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 28

2.1.1 Điều kiện về độ tuổi 28

2.1.2 Điều kiện về sự tự nguyện 31

Trang 5

2.1.3 Các trường hợp cấm kết hôn 38

2.1.4 Đăng ký kết hôn 46

2.2 Thực trạng việc thi hành pháp luật về điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000 49

2.2.1 Thực trạng việc thi hành pháp luật về điều kiện kết hôn 49

2.2.2 Nguyên nhân 58

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 65

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật Việt Nam 65

3.1.1 Yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật Việt Nam 65

3.1.2 Yêu cầu chủ quan của việc hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật Việt Nam 65

3.2 Định hướng của việc hoàn thiện pháp luật về về điều kiện kết hôn 67

3.2.1 Việc hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn phải gắn liền với nhu cầu của hội nhập, toàn cầu hóa và biến đổi xã hội 67

3.2.2 Việc hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn nhằm tăng cường quyền kết hôn của công dân 68

3.2.3 Việc hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn dựa trên cơ sở kết hợp với các quy định của pháp luật có liên quan, kế thừa và phát huy các phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc 69

3.3 Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 69

3.3.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về độ tuổi kết hôn 69

3.3.2 Hoàn thiện quy định của pháp luật về các trường hợp cấm kết hôn 73

KẾT LUẬN 76

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng nhưng việc xác lập quan hệ vợ chồng này phải đáp ứng các quy định của pháp luật về điều

kiện kết hôn Nhà nước quy định điều kiện kết hôn nhằm đảm bảo sự phát

triển nòi giống và hướng đến xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tự nguyện, tiến bộ Qua 12 năm thực hiện, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm tích cực, góp phần phát huy vai trò trong việc giúp vợ chồng xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc kết hôn đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cản trở công dân thực hiện quyền trong việc kết hôn Bên cạnh đó, một số quy định trong luật hôn

và gia đình mâu thuẫn với các ngành luật khác như luật dân sự, đất đai… Điều này đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện những hạn chế,

vướng mắc

Hơn nữa, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu với thế giới về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực hôn nhân và gia đình Đảng ta đang thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, đặc biệt nhà nước ta đang chuẩn bị sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình 2000 nên việc hoàn thiện Luật hôn nhân và gia đình, trong đó điều kiện kết hôn là việc cần phải đặt ra và nghiên cứu Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ

Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" đặt ra mục tiêu

chung là nhằm hướng đến việc củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và luật hôn nhân và gia đình nói riêng, trong đó có điều kiện kết hôn phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân Đó cũng là lý do, tác giả chọn đề tài “Điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học luật

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Điều kiện kết hôn là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Thông qua các công trình, điều kiện kết hôn được trình bày dưới nhiều khía cạnh khác nhau và đánh giá qua nhiều lăng kính của người nghiên cứu Các công trình có thể kể đến, gồm:

Trang 7

- Trần Thị Vinh Diệu (1995), “Một số vấn đề về điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”, khóa luận tốt

nghiệp, Đại học Luật TPHCM;

- Nguyễn Thị Xuân (2000), “Điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1986”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học

- Trần Thu Hiền (2009) “Kết hôn – Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật

TPHCM và các công trình khác đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành với nội dung liên quan đến vấn đề điều kiện kết hôn; các giáo trình của các trường đại học chuyên ngành luật

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã nhìn nhận, giải quyết về điều kiện kết hôn ở những góc độ khác nhau và thời gian đã lâu Đặc biệt trong bối cảnh nhà nước ta đang có chủ trương sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình 2000, điều kiện kết hôn là một trong những nội dung được các nhà làm luật, xã hội quan tâm và cần có cơ sở lý luận thật toàn diện để xem xét và quy định trong luật hôn nhân và gia đình sửa đổi, bổ sung Điều này có thể khẳng định đề tài này là cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách thiết thực, cụ thể đặt trong bối cảnh hoàn thiện pháp luật

Trang 8

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài đề cập cơ sở lý luận của điều kiện kết hôn, đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật trên thực tế Song song đó, công trình trình bày một số quy định về điều kiện kết hôn của một số nước trên thế giới

và dùng làm cơ sở tham khảo để xây dựng pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn Trên cơ sở những vấn đề trình bày nêu trên, công trình đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật Việt Nam phù hợp với điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội và tập quán của gia đình truyền thống Việt Nam, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận, quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kết hôn, thực tiễn áp dụng pháp luật một cách khách quan và toàn diện, từ đó đánh giá tính hiệu quả và những hạn chế của quy định này Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật Việt Nam

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà

vấn đề cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp Luật học so sánh và phương pháp thống kê, thu thập thông tin… được áp dụng để giải quyết những vấn đề

Trang 9

Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu về pháp luật hiện hành với pháp luật trước đây ở Việt Nam cũng như pháp luật của một số nước khác

về điều kiện kết hôn

Ngoài ra, tùy theo nội dung của từng chương, các phương pháp khác được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung đề tài phù hợp với yêu cầu nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Luận văn nghiên cứu một cách khá cơ bản, toàn diện về điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay Cụ thể, luận văn đã giải quyết một cách triệt để những vấn đề lý luận cơ bản về điều kiện kết hôn, nghiên cứu các quy định cụ thể về vấn đề này trong pháp luật Việt Nam hiện hành

Trên cơ sở các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, luận văn đã đưa ra những đánh giá, nhận định một cách khách quan, khoa học về thực trạng pháp luật về điều kiện kết hôn, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đáng kể trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam, khi mà những vấn đề liên quan đến điều kiện kết hôn đang được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội

Những kiến nghị, giải pháp trong luận văn này góp phần là căn cứ để hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn nói riêng và hệ pháp luật nước ta nói chung Trên nền tảng đó, góp phần thực hiện chủ trương cải cách tư pháp mà Đảng đã đề ra, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về điều kiện kết hôn

Chương 2: Nội dung điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật Việt Nam

Trang 10

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN

1.1 Khái niệm kết hôn

Kết hôn là nhu cầu tự nhiên của con người, là cơ sở xác lập quan hệ hôn nhân và thực hiện các chức năng xã hội của gia đình Với chức năng quan trọng là tái sản xuất ra con người, tạo nên thế hệ tương lai và quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, kết hôn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quan hệ hôn nhân gia đình nói riêng và xã hội nói chung Tùy thuộc vào góc

độ nghiên cứu, khái niệm kết hôn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau

Theo nghĩa thông thường, kết hôn là việc nam lấy vợ, nữ lấy chồng khi

đã trưởng thành Khi đến một độ tuổi nhất định, nam và nữ thiết lập quan hệ

vợ chồng nhằm chia sẻ tình cảm, chia sẻ công việc, sinh và nuôi dạy con

Theo Từ điển tiếng Việt, “kết hôn là chính thức lấy nhau làm vợ chồng”1 Theo khái niệm này, việc chính thức lấy nhau làm vợ chồng đồng nghĩa với việc kết hôn Kết hôn là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ để hình thành nên quan hệ vợ chồng Sự liên kết này phải mang tính chính thức, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc và bền vững

Dưới góc độ pháp lý, kết hôn là sự kiện pháp lý hình thành quan hệ hôn nhân, căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng Theo Từ điển Luật học, “kết hôn là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà thành vợ chồng, được pháp luật công nhận”2 Theo khái niệm này, kết hôn được hiểu là

sự liên kết đặc biệt giữa người đàn ông và người đàn bà nhằm thiết lập quan

hệ vợ chồng và sự liên kết này phải được pháp luật công nhận Để nhà nước công nhận tính hợp pháp của sự liên kết này, các bên cần tuân thủ những quy định của pháp luật khi kết hôn

Khái niệm kết hôn còn được hiểu là “việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”3 Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân Khi kết hôn, các bên nam nữ phải

1 Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB TPHCM, tr.431

2

Từ điển Luật học (1999), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr.244

3 Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tư

Pháp, Hà Nội, tr.410

Trang 11

tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Khái niệm kết hôn được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2000, theo đó “kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Theo quy định trên, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa một người nam và một người nữ, sự kiện này được thiết lập dựa trên những điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn do pháp luật quy định Việc kết hôn làm phát sinh quan hệ vợ chồng, thông qua đó xác lập những quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản khác, nếu kết hôn không tuân thủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn sẽ bị xem là kết hôn trái pháp luật , cũng như việc chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì quan hệ đó về nguyên tắc là không được pháp luật công nhận

Như vậy, kết hôn là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững

Kết hôn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ thể của quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con và xác định rõ thời điểm làm phát sinh những quan hệ đó Không chỉ vậy, kết hôn còn là tiền đề để hình thành nên gia đình Chính vì kết hôn có vai trò quan trọng như vậy nên các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn cần xây dựng, ban hành một cách phù hợp và kịp thời với từng giai đoạn phát triển của đời sống xã hội

1.2 Khái niệm, đặc điểm của điều kiện kết hôn

1.2.1 Khái niệm điều kiện kết hôn

Gia đình là những người gắn bó với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng Gia đình là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người Gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, “gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt” Muốn gia đình phát triển và tồn tại một cách bền vững thì phải xây dựng nó trên một nền tảng cở sở vững chắc

Gia đình được hình thành dựa trên một số sự kiện nhất định trong đó quan trọng nhất là sự kiện kết hôn Kết hôn là tiền đề, là cơ sở chủ yếu để hình thành gia đình Pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ về kết hôn như

Trang 12

là một yếu tố để hướng cho gia đình tồn tại và phát triển bền vững Đảng và nhà nước từ năm 1945 đến nay coi trọng việc phát triển và hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, tình hình phát triển của các điều kiện kinh tế cũng như thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình Với vai trò là cơ sở pháp lý chủ yếu để hình thành gia đình, chế định về điều kiện kết hôn cũng chịu không ít tác động để được áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tiễn

Nam và nữ khi kết hôn phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về độ tuổi, nhân thân, năng lực, trình tự, thủ tục… do pháp luật quy định Tập hợp những quy định ấy tạo thành điều kiện kết hôn

“Điều kiện kết hôn là điều kiện để nhà nước công nhận việc kết hôn của các bên nam nữ”4 Một cách nhìn nhận khác, điều kiện kết hôn là những chuẩn mực (yếu tố) pháp lý, dựa vào đó pháp luật thừa nhận sự kết hôn của nam, nữ Điều kiện kết hôn là một trong những nội dung quan trọng của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nhằm xác lập quan hệ hôn nhân phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội Điều kiện kết hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là những quy định có tính chất bắt buộc do pháp luật đặt ra đối với nam, nữ khi kết hôn Nam, nữ khi kết hôn phải tuân thủ một cách nghiêm túc những quy định này Việc kết hôn chỉ được xem là hợp pháp và được pháp luật công nhận, bảo vệ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

Bản chất của những quy định về điều kiện kết hôn chính là ý chí của giai cấp thống trị điều chỉnh quan hệ kết hôn phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị Quyền kết hôn của con người là một quyền tự nhiên, quyền vốn có

và phải được tất cả mọi người thừa nhận Quyền kết hôn của con người tồn tại

và phát triển theo quy luật của tự nhiên với mục đích đảm bảo sự sinh tồn, phát triển của xã hội loài người Ngay cả khi không có bất kỳ một quy tắc, một quy định nào thì quan hệ hôn nhân gia đình từ trước đến nay vẫn được xác lập, con người vẫn chung sống, vẫn sinh con và tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử, với sự xuất hiện của các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, những quy tắc xã hội dần dần xuất hiện nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội khách quan mang tính ý chí Kết hôn

4 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà

Nội, tr.43

Trang 13

không còn là một quyền tự do, bản năng của con người mà trở thành một quan

hệ xã hội được điều chỉnh, tác động bởi những quan hệ về lợi ích của giai cấp thống trị Thuyết khế ước xã hội của Jean-Jacques Rousseau cho rằng khi con người muốn tiến đến xây dựng một cộng đồng để cùng chung sống với nhau thì con người hoặc phải từ bỏ, hoặc phải hạn chế những quyền tự nhiên của mình để nhận lại những lợi ích khác, loại bỏ những quyền gì và hạn chế những yếu tố nào trong quyền tự nhiên tùy thuộc vào chế độ chính trị của từng thời kỳ, những dù ở thời kỳ nào đi nữa, việc loại bỏ hạn chế quyền tự nhiên, hay hạn chế nó cũng đều có chung một mục đích đó là duy trì trật tự xã hội

Trải qua các thời kỳ khác nhau, quan hệ hôn nhân trước hết được điều chỉnh bởi những tập quán, bắt đầu xuất hiện những quy định về cấm kết hôn giữa những thế hệ trực hệ, giữa bố với con gái, mẹ và con trai, ông bà với cháu, dần dần cấm kết hôn giữa cả những thế hệ bàng hệ, giữa anh chị em ruột với nhau Cho đến giai đoạn phồn thịnh của tôn giáo thì những trật tự tôn giáo do giáo chủ đặt ra còn có sức mạnh cưỡng chế, áp đặt hơn nhiều so với các tập tục trước kia Dưới thời kỳ này, việc kết hôn của nam và nữ phải tuân thủ những trật tự tôn giáo của xã hội Xã hội phát triển đến thời kỳ phong kiến, hôn nhân mang tính chất dân sự, tức là sự bày tỏ ý chí của các bên Song hôn nhân không đơn thuần là sự kết hợp giữa đôi bên mà hôn nhân còn là sự giao lưu giữa các dòng họ kèm theo đó là những mục đích về kinh tế, chính trị nhất định Chính vì vậy mà sự quyết định của cha mẹ là yếu tố bắt buộc trong quan hệ hôn nhân, giữa hai gia đình thì nhất định là phải môn đăng hộ đối Đến ngày nay, việc kết hôn của nam, nữ được pháp luật quy định rất chặt chẽ thông qua các quy định về điều kiện kết hôn Như vậy, có thể khái quát rằng, qua từng giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, những yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hóa đã dần được hình thành và tác động trực tiếp tới quan hệ hôn nhân và điều chỉnh nó theo những chuẩn mực mà xã hội đặt ra vì mục đích, lợi ích của giai cấp thống trị

1.2.2 Đặc điểm của điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm có những đặc điểm:

Thứ nhất, điều kiện kết hôn là những quy định bắt buộc mang tính chất pháp lý do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh việc kết hôn phù hợp với điều

Trang 14

kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, nam nữ muốn kết hôn phải tuân thủ đầy đủ những quy định này

Ở nước ta, trong mỗi giai đoạn lịch sử có sự khác nhau về điều kiện kinh

tế xã hội dẫn đến quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn cũng có sự khác biệt Điều đó được thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật quy định về điều kiện kết hôn ở nước từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, cụ thể là Luật hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, miền Bắc nước ta đã được giải phóng, tuy nhiên điều kiện kinh tế và xã hội lúc đó còn rất khó khăn, y học chưa phát triển… Do đó, những quy định về điều kiện kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp Chẳng hạn như khi quy định về các trường hợp cấm kết hôn, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã quy định cấm kết hôn đối với những người có họ trong phạm vi năm đời, cấm kết hôn đối với những người bất lực hoàn toàn về sinh lý, mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc,

mà chưa chữa khỏi Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời trong hoàn cảnh nước ta đã hoàn toàn được giải phóng, điều kiện kinh tế xã hội đã có bước phát triển Do đó, quy định về điều kiện kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 cũng đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với điều kiện lúc bấy giờ Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã bỏ một số trường hợp cấm kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, như cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi năm đời mà chỉ cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời Quy định này là hoàn toàn phù hợp với điều kinh tế xã hội trong giai đoạn này, bởi lẽ thời điểm này y học đã phát triển nên có thể chứng minh được việc kết hôn đối với những người có họ trong phạm vi từ đời thứ tư trở đi thì không ảnh hưởng gì đến con cái của họ sinh ra Ngoài ra, Luật còn bỏ quy định cấm kết hôn đối với người bất lực hoàn toàn về sinh lý, người mắc bệnh hủi mà chưa chữa khỏi, chỉ cấm kết hôn đối với người đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình, người đang mắc bệnh hoa liễu kết hôn Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế xã hội nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với thế giới, nền y học cũng phát triển Do đó, bệnh hoa liễu

là bệnh có thể chữa được nên khi xây dựng Luật hôn nhân và gia đình năm

2000 các nhà làm luật đã không quy định trường hợp cấm kết hôn đối với

người bị mắc bệnh hoa liễu nữa

Trang 15

Thứ hai, điều kiện kết hôn là cơ sở để xác định tính hợp pháp của việc kết hôn Để xác định một quan hệ hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp, căn cứ vào sự tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn Một quan hệ hôn nhân chỉ được xem là hợp pháp khi nam và nữ chấp hành nghiêm chỉnh tất cả các điều kiện kết hôn mà pháp luật đã quy định vào thời điểm họ xác lập mối quan hệ này Sự chấp hành các điều kiện nói trên phải bảo đảm cả hai tiêu chí pháp lý, đó là sự chấp hành các điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức kết hôn

Thứ ba, điều kiện kết hôn được quy định dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với yếu tố đạo đức, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Cơ sở khoa học của điều kiện kết hôn là những chuẩn mực đã được tổng kết từ thực tiễn

xã hội, được kết luận và chứng minh thông qua các công trình nghiên cứu có liên quan Việc xây dựng điều kiện kết hôn dựa trên các cơ sở khoa học bảo đảm cho tính lâu dài, bền vững của quan hệ hôn nhân và sự phát triển lành mạnh của gia đình Bên cạnh việc xây dựng các điều kiện kết hôn dựa trên những nền tảng khoa học, nhà nước ta cũng phải xem xét đến các yếu tố đạo đức, tập quán, nhận thức và truyền thống trong việc xác định các điều kiện kết hôn

Thứ tư, quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình nước ta kể từ năm 1945 đến nay bên cạnh việc kế thừa và phát huy có chọn lọc các quy định của pháp luật đi trước, còn bài trừ loại bỏ những quy định mang tính hình thức, bất bình đẳng, những quan niệm, phong tục cổ hủ, lạc hậu làm cản trở sự phát triển của quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ Luật hôn nhân năm 1959 là văn bản luật đầu tiên quy định cụ thể về điều kiện kết hôn của nam và nữ trong lịch sử lập pháp của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 khi ra đời đã góp phần xóa bỏ những tàn tích trong quy định về điều kiện kết hôn của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến như chế độ hôn nhân cưỡng ép, phụ thuộc vào cha mẹ hoặc các bậc thân trưởng trong gia đình dù con đã thành niên, thừa nhận chế độ nhiều vợ… Bên cạnh việc xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân phong kiến, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 còn kế thừa có chọn lọc những quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình phong kiến Chẳng hạn việc kế thừa từ quy định về cấm kết hôn tại Điều 338 Quốc triều hình luật “cấm nhà quyền thế cưỡng đoạt, ức hiếp con gái nhà dân

Trang 16

làm vợ”, quy định này cho thấy pháp luật thời phong kiến cũng quy định cấm cưỡng ép, ép buộc kết hôn Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 khi xây dựng

có mang tính kế thừa những quy định phù hợp trước đó nhưng có sự sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định việc kết hôn phải hoàn toàn tự nguyện, không được cưỡng

ép, ép buộc, cản trở Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật hôn nhân

và gia đình năm 2000 ra đời cũng kế thừa những quy định tiến bộ về điều kiện kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và có sửa đổi, bổ sung một

số quy định về điều kiện kết hôn cho phù hợp với thực tiễn xã hội trong từng giai đoạn phát triển

Thứ năm, quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật của các quốc gia

có sự khác nhau, điều này xuất phát từ sự khác biệt về văn hóa, nhận thức, điều kiện kinh tế… Ví dụ: cùng quy định về độ tuổi kết hôn nhưng vì có sự khác biệt về nhận thức mà độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam cao hơn so với pháp Luật Pháp Ở Việt nam, độ tuổi kết hôn là từ mười tám tuổi đối với nữ và từ hai mươi tuổi đối với nam, trong khi pháp luật Pháp thì độ tuổi kết hôn của nam là nam tròn mười tám, nữ tròn mười lăm Quy định về tuổi kết hôn của Pháp thấp hơn so với Việt Nam vì người dân có quan niệm quan hệ tình dục không đồng nghĩa với việc sinh con, đồng thời có sự phát triển sớm hơn về tâm sinh lý, do đó quy định độ tuổi kết hôn như vậy là phù hợp Tuy nhiên, ở Việt Nam do đặc điểm về sự phát triển tâm sinh lý và quan niệm việc kết hôn gắn liền với việc sinh con nên không thể quy định độ tuổi kết hôn ở một mức thấp

Thứ sáu, điều kiện kết hôn hình thành, thay đổi và phát triển phụ thuộc vào bản chất và sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội Các điều kiện kết hôn được xây dựng phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội, đảm bảo cho các điều kiện kết hôn mang tính hiệu quả, khả thi và được áp dụng một cách thuận lợi trên thực tế Tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển nhất định, quan niệm của con người về điều kiện kết hôn cũng có sự khác nhau và thay đổi tương ứng với thực tiễn đời sống xã hội

1.3 Ý nghĩa của điều kiện kết hôn

Thứ nhất, quy định về điều kiện kết hôn có ý nghĩa trong hoạt động quản lý nhà nước Đây chính là biện pháp để nhà nước thực hiện việc kiểm soát, quản lý về việc kết hôn, định hướng cho quan hệ hôn nhân gia đình phát

Trang 17

triển theo một mục tiêu, trật tự phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhà nước, đặc biệt là trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế xã hội hiện nay

Thứ hai, quy định về điều kiện kết hôn là cơ sở để đảm bảo cho sự bền vững của hôn nhân và hạnh phúc của gia đình Hôn nhân và gia đình muốn bền vững và hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở, nền tảng vững chắc Kết hôn chính là sự kiện quan trọng hình thành nên quan hệ hôn nhân và gia đình chính Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định việc kết hôn phải tuân theo các điều kiện kết hôn do luật định Các điều kiện kết hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình được xây dựng dựa trên các yêu cầu về khả năng nhận thức, tâm sinh lý cần thiết cho việc xác lập quan hệ hôn nhân và khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc xác lập quan hệ đó Do đó, quy định về điều kiện kết hôn chính là cơ sở để đảm bảo cho sự bền vững của hôn nhân và hạnh phúc của gia đình

Thứ ba, quy định về điều kiện kết hôn là cơ sở để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trong việc xác lập quan hệ hôn nhân Theo đó, nam nữ muốn kết hôn đều phải tuân thủ các điều kiện như nhau, không có sự phân biệt về chủ thể, thành phần, địa vị xã hội và những yếu tố khác khi kết hôn Trước khi Luật hôn nhân và gia đình 1959 ra đời, ở nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của quan niệm hôn nhân thời phong kiến Giai cấp phong kiến quan niệm hôn nhân là một loại quan hệ xuất phát từ quyền lợi gia đình, dòng

họ Mục đích của hôn nhân là nhằm duy trì sự giao kết giữa hai dòng họ, nhằm thờ phụng tổ tiên và kế truyền dòng dõi tông tộc Luật của Triều Lê và Triều Nguyễn phản ánh khá cụ thể trong quy định của Luật Điều 314 Quốc Triều Hình Luật, theo đó “người kết hôn mà không đủ sính lễ đến nhà cha mẹ (người con gái), nếu cha mẹ chết cả thì đưa đến nhà người trưởng họ hay trưởng làng, để xin mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và theo lệ sang hèn thì phải nộp tiền tạ cho cha mẹ (nếu cha mẹ chết

cả thì nộp cho người trưởng họ hay trưởng làng), người con gái phạt 50 roi”

Do đó, việc kết hôn trong thời kỳ này thường là con nhà có thế lực và giàu có kết hôn với nhau, con nhà thường dân kết hôn với nhau Điều này đã tạo sự bất bình đẳng trong việc kết hôn của công dân Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ra đời đã quy định về các điều kiện kết hôn, theo đó, nam nữ khi đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của luật thì được kết hôn mà không có sự

Trang 18

phân biệt về địa vị hay tài sản Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và 2000 vẫn kế thừa những quy định về điều kiện kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình xã hội Tuy nhiên, dù sửa đổi, bổ sung hay ban hành văn bản luật mới thì Luật hôn nhân

và gia đình vẫn giữ nguyên tinh thần là đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trong kết hôn

Thứ tư, quy định về điều kiện kết hôn còn nhằm tác động vào ý thức của con người hướng cho họ thực hiện đúng quy định của pháp luật và dần loại bỏ những quan điểm mang tính chất lạc hậu, thiếu bình đẳng Hôn nhân

và gia đình là phạm trù mang tính xã hội, nó bắt đầu cùng với sự xuất hiện của loài người và phát triển dần theo từng giai đoạn Những yếu tố như phong tục, tập quán lạc hậu, những quy định thiếu sự bình đẳng, tự nguyện về việc kết hôn trong pháp luật nước ta trước năm 1945 đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên khó có thể xóa bỏ một cách nhanh chóng và hoàn toàn những yếu tố này Do đó, pháp luật hôn nhân và gia đình đã đưa ra quy định về điều kiện kết hôn để góp phần tác động vào ý thức của nam, nữ khi kết hôn nhằm định hướng cho quan hệ này phát triển theo ý chí nhà nước, hướng đến xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ

1.4 Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn từ Cách

mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay

Cùng với sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội từ năm 1945 đến nay, pháp luật Việt Nam cũng đã có những thay đổi tích cực Đối với pháp luật hôn nhân và gia đình, xác định được tầm quan trọng của chế định kết hôn nên việc việc xem xét và xây dựng các quy định về điều kiện kết hôn rất được đảng và Nhà nước quan tâm Thông qua việc soạn thảo và áp dụng những quy định về điều kiện kết hôn mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển góp phần xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, cũng như quy định thiếu bình đẳng của pháp luật trước năm 1945 và quá trình này đã mang lại được nhiều thành tựu nhất định

1.4.1 Giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước ngày

3.1.1960

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Nhà nước đã ban hành Hiến pháp đầu tiên ngày 9.11.1946 Liên quan đến chế độ hôn nhân và gia đình, Điều 9 Hiến pháp quy định rằng

Trang 19

“Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” Đây chính là cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu cũng như những văn bản pháp luật không bình đẳng của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ

Ngày 22.5.1950, Sắc lệnh 97-SL được ban hành vẫn chưa xóa bỏ được hết các quy đi ̣nh lạc hậu , thiếu tiến bô ̣ trong pháp luâ ̣t hôn nhân gia đình về điều kiê ̣n kết hôn Theo quy đi ̣nh của Sắc lê ̣nh 97 ngoài việc áp du ̣ng những quy đi ̣nh trong S ắc lệnh này thì vẫn tiếp tu ̣c áp dụng những quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành lúc bấy giờ nếu những quy định trong các

văn bản ph áp luật đó không trái với S ắc lệnh 97 Quy định về điều kiện đô ̣ tuổi kết hôn không có quy định trong Sắc lệnh 97 cho nên việc áp dụng quy định độ tuổi kết hôn vẫn tuân theo pháp luật trước đây Theo đó, Bộ Dân luật giản yếu ở Nam kỳ, quy định độ tuổi kết hôn là 14 tuổi đối với nữ, 16 tuổi đối với nam; ở Bắc kỳ và Trung kỳ là 15 tuổi tròn đối với nữ và 18 tuổi tròn đối với nam (Điều 73 Dân luật Bắc, Điều 73 Dân luật Trung và Dân luật giản yếu) Trong trường hợp có lý do chính đáng thì quan tỉnh có thể đặc cách cho miễn tuổi, nhưng nam không được dưới 15 tuổi và nữ không dưới 12 tuổi (Điều 75 Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật)

Về sự thể hiện ý chí, Sắc lệnh quy định “người con đã thành niên không bắt buộc phải có cha mẹ bằng lòng mới kết hôn được” (Điều 2) Quy

đi ̣nh này vẫn chưa thể hiê ̣n được hết tính tự nguyện của người nam và người nữ khi ho ̣ quyết đi ̣nh viê ̣c kết hôn , bởi lẽ chỉ khi đủ 18 tuổi ho ̣ mới có quyền tự quyết đi ̣nh viê ̣c kết hôn của m ình Còn thời điểm trước khi đạt đủ 18 tuổi việc kết hôn phải có sự đồng ý của cha mẹ, nếu cha mẹ bất đồng ý kiến thì theo ý kiến của cha, nếu cha mẹ không còn thì theo ý kiến của ông bà nội… (Điều 77, 78 Dân luật Bắc ) Bản chất của hôn nhân là t ình yêu nam nữ , khi đến tuổi kết hôn nam nữ có quyền tự mình quyết định có nên đến với nhau

hay không, như đã phân tích ở trên quyền kết hôn là quyền tự do của mỗi con người không ai có quyền ngăn cản khi ho ̣ đến tuổi kết hôn , cho nên quy đi ̣nh trên vẫn cho thấy tính thiếu tính tự nguyê ̣n

Về các trường hợp cấm kết hôn, theo quy đi ̣nh ta ̣i điều 3 Sắc lê ̣nh 97 thì việc cấm kết hôn trong thời kỳ có tang đã được xóa bỏ : “Trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy vợ, lấy chồng được”, song người vợ goá chỉ có thể lấy chồng sau 10 tháng kể từ ngày chồng chết Nhưng trong thời hạn ấy, người vợ

Trang 20

goá vẫn có thể tái giá nếu chứng rõ được rằng mình không có thai hoặc là đã

có thai với chồng trước để tránh sự lẫn lộn về con cái Như vậy, quyền kết hôn không còn phụ thuộc vào thời kỳ tang chế, tuy nhiên vẫn còn chịu sự giới hạn về thời gian đối với người vợ góa đang mang thai Sắc lệnh còn cho phép người đàn bà sau khi ly dị chồng có thể lấy chồng khác ngay sau khi có án tuyên ly dị nhưng phải dẫn chứng được rằng mình không có thai hoặc đang có thai Dân luật Bắc, Dân luật Trung cấm kết hôn khi để tang cha mẹ (27 tháng), tang chồng (27 tháng), tang vợ (12 tháng); Dân luật giản yếu không cấm kết hôn vì lý do để tang, chỉ có quy định người vợ không được kết hôn trong thời hạn 10 tháng kể từ ngày người chồng chết

Sắc lệnh 97 được ban hành mă ̣c dù đã có những điểm tiến bô ̣ nhưng vẫn chưa đề cập và giải quyết tận gốc các vấn đề quan trọng về điều kiê ̣n kết hôn như độ tuổi kết hôn, chế độ hôn nhân, hình thức kết hôn Về chế độ hôn nhân, vẫn thừa nhận chế độ một chồng nhiều vợ , chưa xây dựng chế độ hôn nhân mới Đối với hình thức kết hôn , hình thức bao gồm hai lễ là ước hôn và kết hôn Hôn ước chỉ có giá trị khi cha mẹ người con trai phải đưa lễ vật đến cha mẹ người con gái để làm sính lễ một cách trọng thể và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý Từ ngày làm lễ ước hôn đến ngày làm lễ kết hôn không được quá sáu tháng Việc kết hôn không khai báo với Hộ lại thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý (Điều 82 Dân luật Bắc)

1.4.2 Giai đoạn từ ngày 3.1.1960 đến trước ngày 3.1.1987

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1954), miền bắc được giải phóng hoàn toàn , tuy nhiên , đất nước vẫn bị chia cắt thành hai miền Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa và làm hâ ̣u phương vững chắc cho miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng , đấu tranh thống nhất đất nước

Ở miền Bắc: Chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu còn ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống hôn nhân và gia đình Sắc lệnh 97-SL và Sắc lệnh 159-SL đã phần nào xóa bỏ được những quy đi ̣nh của pháp lu ật phong kiến về lĩnh vực hôn nhân gia đình nhưng bên ca ̣nh đó vẫn còn tồn ta ̣i nhiều hạn chế mà bản thân hai S ắc lệnh này vẫn chưa giải quyết hết Vì vậy, viê ̣c soạn thảo cũng như cho ra đời đạo luật mới về hôn nhân và gia đình được xem là nhiê ̣m vu ̣ tiên quyết trong viê ̣c xây dựng xã hô ̣i lúc bấy giờ

Trang 21

Tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội ngày 23/12/1959 về dự luật hôn nhân và gia đình – Công báo số 1 năm 1960 đã tuyên bố “việc ban hành một đạo luật mới về hôn nhân và gia đình đã trở thành một đòi hỏi cấp bách của toàn thể xã hội Đó là một tất yếu khách quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta”

Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29.12.1959 và được chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 13.1.1960 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong chế độ hôn nhân và gia đình nói riêng và lịch sử lập pháp của nước ta nói chung

Cũng trong thời gian này, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới vào ngày 31.12.1959, Hiến pháp này khẳng định quyền bình đẳng, quyền của phụ

nữ, trẻ em và chính sách bảo hộ hôn nhân và gia đình, là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới, xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Về việc kết hôn nói chung, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 khẳng định chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, chế độ hôn nhân một vợ một chồng (Điều 1), xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân cưỡng ép, trọng nam khinh nữ (Điều 2), cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi (Điều 3) Những quy đi ̣nh về điều kiện kết hôn được quy định tại chương 2 Theo đó, điều kiê ̣n về đô ̣ tuổi kết hôn đối với nữ từ 18 tuổi trở lên, con trai từ 20 tuổi trở lên (Điều 6) Các bên kết hôn phải hoàn toàn tự nguyện quyết định, không được ép buộc, cưỡng

ép hoặc cản trở (Điều 4) Về các trường hợp cấm kết hôn, việc có tang không cản trở việc kết hôn (Điều 7), đàn bà góa có quyền tái giá không phụ thuộc vào việc có đang mang thai hay không (Điều 8); cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác (Điều 5); cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; cấm kết hôn giữa anh chị

em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực

hệ thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán (Điều 9) Đối với những người b ất lực hoàn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc, mà chưa chữa khỏi thì không được quyền kết hôn (Điều 10) Về hình thức kết hôn, “việc kết hôn phải được Ủy ban hành chính nơi trú quán

Trang 22

của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn” (Điều 11)

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt và vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu nhưng những quy định của Luật hôn nhân và gia đình 1959 đã thể hiện nhiều tư tưởng tiến bộ Đây là cơ sở quan trọng để từng bước xây dựng và hoàn thiện luật hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật nước ta

Ở miền Nam: Hệ thống các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình được quy định trong các đạo luật sau: Luật Gia đình (số 1/59) ngày 2.1.1959, Sắc luật số 15/64 ngày 23.7.1964, Bộ Dân luật ngày 20.12.1972

Về điều kiện kết hôn, Sắc luật số 15/64 quy định tương tự như Luật Gia đình (số 1/59) Những văn bản này đã quy định bãi bỏ chế độ đa thê song quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại sự bất bình đẳng , độ tuổi kết hôn thấp , việc kết hôn phải có sự đồng ý của cha mẹ Điều kiê ̣n kết hôn về đô ̣ tuổi đối với nam

là đủ 18 tuổi, nữ đủ 15 tuổi Người kết hôn phải không là người đang có vợ ,

có chồng; có quan hệ trực hệ do huyết thống hay do hôn nhân hay do nhận

con nuôi Nam nữ kết hôn mà chưa đủ 21 tuổi phải được sự ưng thuận của đôi nam nữ và của cả cha me ̣ Về hình thức kết hôn, kết hôn được thừa nhận là kết hôn có đăng ký Tồn tại lễ đính hôn và lễ kết hôn, lễ đính hôn chỉ có giá trị khi được làm một cách trọng thể với sự ưng thuận của hai người đính hôn và sau khi nhà gái đã nhận lễ vật (Điều 2 Luật Gia đình), lễ kết hôn được thực hiện sau khi đã tiến hành thời niêm yết bố cáo (trong hạn 10 ngày) Bộ Dân luật ngày 20.12.1972, có sự thay đổi về độ tuổi kết hôn đối với nữ, theo đó độ tuổi kết hôn của nữ được nâng lên đủ 16 tuổi; quy định người đàn bà ly hôn chỉ được tái giá sau 300 ngày kể từ ngày có án ly hôn Bên cạnh đó, cả ba văn bản này đều quy định trường hợp ngoại lệ về độ độ tuổi kết hôn, nếu có lý do đặc biệt quan trọng thì Tổng thống hay Nguyên thủ Quốc gia có thể quyết định cho miễn thực hiện quy định về tuổi khi kết hôn

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (30.4.1975), đất nước hoàn toàn giải phóng, đòi hỏi hê ̣ thống các văn bản pháp luâ ̣t phải có sự thống nhất trên toàn quốc Ngày 25.3.1977, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết 76/CP, quy định việc thực hiện pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước, trong đó có Luật hôn nhân và gia đình Kể từ thời điểm này, Luật hôn nhân và

Trang 23

gia đình được áp dụng một cách thống nhất, tạo điều kiện cho việc xây dựng

và phát triển chế độ hôn nhân tiến bộ trên phạm vi cả nước

1.4.3 Giai đoạn từ ngày 3.1.1987 đến trước ngày 1.1.2001

Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã góp phần xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến Mă ̣c dù vâ ̣y, do hoàn cảnh đă ̣c thù lúc bấy giờ , Luâ ̣t hôn nhân và gia đình năm 1959 chỉ được áp dụng ở Miền bắc nước ta , cho nên từ sau thắng lợi của cuô ̣c kháng chiến chống Mỹ , Miền Nam hoàn toàn giải phóng , đất nước thống nhất , viê ̣c có mô ̣t văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình được áp dụng chung trên toàn lãnh thổ Việt Nam là mô ̣t đòi hỏi mang tính cấp thiết trong giai đoa ̣n này Ngày 29.12.1986, Quốc hội đã ban hành Luật hôn nhân và gia đình mới thay thế Luật hôn nhân

và gia đình năm 1959 Luật hôn nhân và gia đình 1986 tiếp tục kế thừa và phát triển các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 nhưng có sự sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của xã hội

Chế đi ̣nh kết hôn được quy đi ̣nh trong Luâ ̣t hôn nhân và gia đình năm

1986 vẫn có sự kế thừa những điều kiê ̣n kết hôn trong Luâ ̣t hôn nhân gia đình năm 1959, bên ca ̣nh đó Luật cũng có những thay đổi và bổ sung Luật đã bỏ một số trường hợp cấm kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, như cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi năm đời mà chỉ cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời Đồng thời, Luật còn bỏ quy định cấm kết hôn đối với người bất lực hoàn toàn về sinh lý, người mắc bệnh hủi mà chưa chữa khỏi, chỉ cấm kết hôn đối với người đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình, người đang mắc bệnh hoa liễu kết hôn

Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững, giải phóng phụ nữ, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Luật này tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến

1.4.4 Giai đoạn từ ngày 1.1.2001 đến nay

Luâ ̣t hôn nhân và gia đình năm 1986 đã góp phần rất lớn trong viê ̣c xóa

bỏ những phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình Tuy nhiên,

Trang 24

cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội và xu th ế hội nhập quốc tế , Luâ ̣t

hôn nhân và gia đình năm 1986 đã bô ̣c lô ̣ nhiều vấn đề không còn phù hợp Vì

vâ ̣y, ngày 9/6/2000, Quốc hô ̣i khóa X kỳ h ọp thứ 7 đã ban hành Luâ ̣ t hôn nhân và gia đình năm 2000 thay thế cho Luâ ̣t Hôn nhân và gia đình năm

1986

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban hành trên cơ sở kế thừa Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn xã hội Chế định điều kiện kết hôn, nhìn chung vẫn kế thừa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 nhưng đã quy định chi tiết và cụ thể hơn Về các trường hợp cấm kết hôn, Luật đã bổ sung thêm một số trường hợp như: cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời với nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình một cách toàn diện, phù hợp với yêu cầu của việc hội nhập với thế giới Luật góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến

bộ, hạnh phúc, bền vững Những quy định về điều kiện kết hôn trong Luật này đã có sự hoàn chỉnh, những trường hợp cấm kết hôn không còn cần thiết

đã được bãi bỏ, công dân được tạo thuận lợi nhiều hơn để hưởng quyền kết hôn

Trong từng thời kỳ phát triển của lịch sử, pháp luật hôn nhân và gia đình của nước ta ngày càng được củng cố và hoàn thiện Qua việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, cho thấy nhà nước đã có sự quan tâm và điều chỉnh kịp thời vấn đề này, phù hợp với thực tiễn và tình hình phát triển kinh tế

- xã hội Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình, trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm lớn đối với vấn

đề gia đình và có chủ trương để thể chế hóa bằng pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng Luật hôn nhân và gia đình từng bước được hoàn chỉnh phù

Trang 25

hợp với sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn, góp phần quan trọng vào việc xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ, gia đình no ấm, bền vững, thúc đẩy sự phát triển của xã hội

1.5 Quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về điều kiện kết

hôn

Ở các nước khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và mức độ phát triển tâm sinh lý của con người mà quy định của pháp luật về các điều kiện kết hôn cũng có sự khác biệt

1.5.1 Quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp về điều kiện kết hôn

Các quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật của Cộng hòa Pháp không xây dựng tách biệt thành luật hôn nhân và gia đình riêng mà được xây dựng như là một phần của Bộ luật dân sự Vấn đề kết hôn được quy định tại Thiên V, Quyển thứ nhất, Bộ luật Dân sự Pháp Về điều kiện kết hôn được quy định tập trung ở Chương I “Tư cách và điều kiện cần thiết để kết hôn” Điều kiện kết hôn theo pháp luật Cộng hòa Pháp bao gồm các điều kiện về hình thức và điều kiện kết hôn về nội dung

Điều kiện về hình thức là việc kết hôn phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự pháp thì việc kết hôn được thực hiện công khai trước viên chức hộ tịch của xã nơi một trong hai vợ chồng thường trú hoặc cư trú vào thời điểm thực hiện việc công

bố theo quy định tại Điều 63 và trong trường hợp được miễn công bố, thì vào thời điểm được miễn theo quy định tại Điều 169 Theo Điều 166 của Bộ luật này thì việc công bố quy định tại Điều 63 được thực hiện tại Tòa thị chính nơi đăng ký kết hôn và tại nơi một trong hai vợ chồng thường trú hoặc cư trú Điều 169 quy định trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án sơ thẩm nơi đăng ký kết hôn có thể miễn việc công bố và miễn mọi thời hạn hoặc chỉ miễn việc công bố (Pháp lệnh số 54-2720 ngày 2-11-

1945), “Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa

án sơ thẩm cũng có thể miễn cho các bên kết hôn hoặc một trong hai bên kết hôn việc xuất trình giấy chứng nhận y tế quy định tại đoạn 3 Điều 63 Các bên kết hôn không phải nộp giấy chứng nhận y tế trong trường hợp rơi vào tình trạng nguy kịch đe dọa đến tính mạng quy định tại đoạn 2 Điều 75 Bộ luật này”

Trang 26

Điều kiện kết hôn về nội dung là điều kiện về độ tuổi, điều kiện về thể hiện ý chí và các trường hợp cấm kết hôn

Điều kiện về độ tuổi kết hôn, Điều 144 của Bộ luật dân sự Pháp quy định “nam chưa tròn mười tám tuổi, nữ chưa tròn mười lăm tuổi không được kết hôn” Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án sơ thẩm nơi đăng ký kết hôn có thể miễn chấp hành quy định về tuổi kết hôn (Điều 145) Trường hợp nam nữ đủ tuổi kết hôn nhưng chưa đủ tuổi thành niên tức là chưa đủ 18 tuổi thì theo quy định tại Điều 148 của Bộ luật này thì phải được sự đồng ý của cha hoặc mẹ, nếu cha hoặc mẹ đã chết hoặc trong tình trạng không thể thể hiện ý chí thì chỉ cần sự đồng ý của người kia Nếu không xác định được cha hoặc mẹ hiện nay ở đâu

và không có tin tức của cha hoặc mẹ từ một năm nay thì có thể đăng ký kết hôn nếu người chưa thành niên và người mẹ hoặc cha đồng ý cho kết hôn xác nhận và tuyên thệ về việc đó Việc không xác định được nơi ở và không có tin tức của cha hoặc mẹ của người chưa thành niên xin đăng ký kết hôn phải được ghi vào giấy chứng nhận kết hôn

Điều kiện về thể hiện ý chí, nam nữ không được phép kết hôn nếu không có sự tự nguyện của chủ thể kết hôn (Điều 146) Ngoài ra, pháp luật của Pháp còn quy định về các trường hợp phản đối kết hôn từ Điều 172 đến Điều 179 Từ những quy định này, ta thấy mặc dù ghi nhận sự tự nguyện trong việc kết hôn của nam và nữ nhưng những quy định của pháp luật nước Pháp cũng hạn chế không ít sự tự nguyện này

Về các trường hợp cấm kết hôn, một người không được xác lập hôn nhân thứ hai trước khi chấm dứt hôn nhân thứ nhất (Điều 147); về trực hệ, nghiêm cấm việc kết hôn giữa các tôn thuộc và ti thuộc chính thức hoặc ngoài giá thú và giữa những người thích thuộc cùng một dòng họ (Điều 161); về bàng hệ, nghiêm cấm kết hôn giữa anh em, chị em chính thức hoặc ngoài giá thú (Điều 162); Nghiêm cấm việc kết hôn giữa chú, bác trai và cháu gái, giữa

cô, bác gái và cháu trai dù quan hệ họ hàng này là chính thức hay ngoài giá thú (Điều 163) Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, Tổng thống có thể hủy

bỏ một số các điều cấm nêu trên

1.5.2 Quy định của pháp luật Nhật bản về điều kiện kết hôn

Cũng giống như pháp luật của Pháp, quy định của pháp luật Nhật Bản

về điều kiện kết hôn nằm trong Bộ Luật dân sự, nó được quy định từ Điều 731

Trang 27

đến Điều 737 của Cuốn thư 4, Chương 2, Mục 15 Pháp luật Nhật Bản cũng quy định điều kiện kết hôn về nội dung và hình thức nhưng khác với pháp luật Việt Nam, điều kiện kết hôn về nội dung của pháp luật Nhật Bản chỉ yêu cầu

về độ tuổi và liệt kê các trường hợp cấm kết hôn, ngoài ra còn quy định về việc hủy kết hôn đối với các trường hợp kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối kết hôn

Đối với điều kiện kết hôn về hình thức, tại Điều 739 của Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định một cuộc hôn nhân được coi là hợp pháp nếu nó phù hợp với quy định của Luật đăng ký gia đình, ngoài ra hai bên nam nữ kết hôn phải cùng đăng ký kết hôn và phải có sự chứng kiến của hai hay nhiều người khác, việc chứng kiến này phải được thể hiện bằng miệng hoặc bằng một tài liệu đầy đủ có chữ ký của họ Tại Điều 740 của Bộ Luật dân sự, còn quy định thêm, việc đăng ký kết hôn của hai bên nam nữ không được trái với quy định

từ Điều 731 đến Điều 737, khoản 2 Điều 739 và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Đối với điều kiện về độ tuổi kết hôn, Điều 731 của Bộ Luật dân sự Nhật Bản quy định nam phải đủ 18 tuổi và nữ phải đủ 16 tuổi mới được quyền kết hôn Bên cạnh đó, Điều 737 còn quy định về điều kiện kết hôn đối với người chưa thành niên, theo đó người chưa thành niên muốn kết hôn phải được sự đồng ý của cha hoặc mẹ, Điều 738 của Bộ luật này cũng quy định phải có sự đồng ý của người giám hộ đối với nam nữ chưa thành niên đang được giám hộ mà muốn kết hôn Pháp luật Nhật Bản quy định tuổi thành niên

là 20 tuổi nhưng lại cho phép người chưa thành niên kết hôn với nữ là 16 và nam là 18, những người chưa thành niên này muốn kết hôn phải được sự đồng

ý của người bố hoặc mẹ hay người giám hộ Quy định này của pháp luật Nhật Bản có phần giống với quy định của pháp luật nước ta giai đoạn 1945 đến

1960, đối với điều kiện kết hôn về độ tuổi pháp luật Việt Nam ngoài việc quy định độ tuổi kết hôn thấp hơn so với pháp luật Nhật Bản, pháp luật giai đoạn này cũng bắt buộc phải có sự đồng ý của của bố mẹ hai bên nam nữ nếu họ chưa đủ tuổi thành niên mà kết hôn

Về các trường hợp cấm kết hôn:

5 http://www.law.yale.edu/rcw/rcw/jurisdictions/ase/japan/japan_civ_code.htm

Trang 28

Thứ nhất là cấm song hôn, Điều 732 của Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định người đang có vợ hoặc chồng không được có thêm một cuộc hôn nhân nào khác Luật hình sự Nhật Bản cũng có quy định về việc truy cứu trách nhiệm đối với hành vi xâm phạm đến chế độ một vợ một chồng này Quy định này của pháp luật Nhật Bản chỉ đề cập đến trường hợp người chưa có vợ có chồng không được kết hôn với một người đang có vợ có chồng

Thứ hai là thời gian cấm tái hôn, Điều 733 của Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định đối với phụ nữ trong vòng sáu tháng kể từ ngày họ kết thúc cuộc hôn nhân trước đó và phụ nữ đã mang thai trước khi kết thúc cuộc hôn nhân đó thì không được kết hôn Vậy họ chỉ được kết hôn sau khi kết thúc thời gian sáu tháng kể từ thời điểm chấm dứt cuộc kết hôn trước đó hoặc sau khi đã sinh con đối với phụ nữ mang thai trước khi chấm dứt hôn nhân trước Quy định này của pháp luật Nhật bản nhằm bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ, xác định rõ người bố và nghĩa vụ của họ đối với đứa con

Thứ ba là cấm kết hôn giữa những người thân, Điều 734 của Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định cấm kết giữa những người có dòng máu trực hệ và những người thân trong pham vi ba đời nhưng quy định này không được áp dụng đối với con nuôi Tức là con ruột của cha mẹ vẫn được kết hôn với con nuôi của người đó Ngoài ra, theo quy định tại Điều 735 của Bộ luật này cũng cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi và con cái

Đối với các trường hợp hủy kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối được quy định tại Điều 747 của Bộ luật dân sự Nhật Bản Theo đó, nếu một người kết hôn với người khác do bị người đó lừa dối hoặc cưỡng ép thì có thể yêu cầu tòa án hủy bỏ việc kết hôn Quyền yêu cầu này sẽ hết thời hạn nếu trong vòng

ba tháng kể từ khi người đó phát hiện ra mình bị lừa dối, hoặc chấp nhận sự cưỡng ép đó Pháp luật Nhật bản không quy định rõ sự tự nguyện như là một điều kiện của việc kết hôn nhưng lại liệt kê ra các trường hợp thiếu sự tự nguyện và hủy bỏ kết hôn trong các trường hợp này Những điều kiện kết hôn theo pháp luật Nhật bản không thấy đề cập đến việc kết hôn của người mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi

Trang 29

1.5.3 Quy định của Pháp luật Hàn Quốc về điều kiện kết hôn

Các quy định về điều kiện kết hôn của pháp luật Hàn quốc được đề cập trong Bộ luật dân sự Hàn quốc6

tại Chương 3 Phần 1 từ Điều 800 đến Điều

825 Ngay điều đầu tiên của Chương này, đã quy định rõ về quyền tự do kết hôn của nam và nữ, Điều 800 quy định bất cứ người trưởng thành nào cũng có thể tự do tham gia vào một cam kết hôn nhân Nam, nữ muốn kết hôn phải đáp ứng đủ các điều kiện về nội dung và hình thức do pháp luật quy định

Điều kiện về hình thức của việc kết hôn trong Bộ luật dân sự Hàn Quốc được quy định tại Điều 812, cũng giống như pháp luật của Nhật Bản việc kết hôn phải tuân theo quy định của Luật đăng ký gia đình, bên cạnh đó giấy đăng

ký kết hôn phải có đồng chữ ký của cả hai bên nam, nữ và hai người thành niên chứng kiến, việc kết hôn này không được trái với quy định tại điều 807

So với pháp luật Nhật bản thì quy định về đăng ký kết hôn của Hàn quốc không đòi hỏi quá nhiều về người làm chứng

Điều kiện về nội dung của việc kết hôn bao gồm điều kiện về độ tuổi, năng lực kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn

Độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Hàn quốc thấp hơn so với tuổi thành niên, Điều 807 của Bộ luật dân sự Hàn quốc quy định nam từ đủ 18 tuổi và nữ từ đủ 16 tuổi là có thể bước vào hôn nhân Nam nữ nếu đủ tuổi thành niên tức là từ đủ 20 tuổi thì có thể tự mình kết hôn mà không cần phụ thuộc vào ai, còn đối với nam nữ chưa đủ 20 tuổi tức là chưa thành niên thì việc kết hôn cần phải có sự đồng ý của cha lẫn mẹ để kết hôn Nếu bố hoặc

mẹ không thể thực hiện quyền đồng ý, trẻ vị thành niên phải được sự đồng ý của người kia, và nếu cả cha và mẹ đều không thể thực hiện quyền đồng ý, trẻ

vị thành niên phải được sự ưng thuận của người giám hộ Nếu cả bố mẹ, hoặc người giám hộ không thể thực hiện quyền đồng ý của mình, thì người vị thành niên này có thể kết hôn nếu có sự đồng ý của Hội gia đình mình theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 808 So với pháp luật Nhật Bản, pháp luật Hàn Quốc có phần khắt khe hơn trong việc được sự chấp nhận của cha, mẹ của người vị thành niên kết hôn, pháp luật Nhật bản chỉ cần sự đồng ý của một người hoặc

là bố hoặc là mẹ là đủ

6 http://united-korea.org/code_civil/article_0000.htm

Trang 30

Điều kiện về năng lực, năng lực ở đây chính là năng lực hành vi là khả năng thực hiện việc kết hôn theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, quy định này được đề cập trong Khoản 2 và 3 Điều 808, theo đó một người không có

đủ năng lực có thể kết hôn nếu có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ Nếu cả cha mẹ hoặc người giám hộ không thể thực hiện quyền đồng ý thì người không có đủ năng lực đó vẫn có thể kết hôn nếu có sự đồng ý của Hội gia đình của họ Vậy pháp luật Hàn quốc vẫn cho phép người không có đủ năng lực tức là bị hạn chế năng lực hành vi kết hôn, quy định này góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi của những người hạn chế năng lực hành vi, vẫn cho phép họ thực hiện các quyền vốn có của mình

Bộ luật dân sự Hàn quốc cũng quy định rõ về các trường hợp cấm kết hôn:

Thứ nhất, theo Điều 802 của Bộ luật dân sự Hàn quốc quy định cấm ép buộc kết hôn, không ai có thể yêu cầu tòa án để tiến hành hành một cuộc hôn nhân mang tính chất bắt buộc Đây chính là một trường hợp kết hôn không có

sự tự nguyện của nam nữ, khi mà bên nam hoặc nữ hoặc cả hai bị ép buộc kết hôn với nhau

Thứ hai, pháp luật Hàn quốc không cho phép kết hôn giữa những người thân thích, Điều 809 của Bộ luật dân sự Hàn quốc quy định một cuộc hôn nhân không được cho phép giữa những người có quan hệ máu mủ, nếu cả hai

họ và nguồn gốc của hai bên nam nữ có liên hệ phổ biên với nhau Quy định này cấm những người trực hệ kết hôn với nhau và những người trong họ hàng nếu họ có quan hệ mất thiết với nhau

Thứ tư, pháp luật Hàn quốc còn cấm song hôn, theo quy định tại Điều

810 của Bộ luật dân sự Hàn Quốc thì một người có vợ hoặc chồng không được phép tham gia vào một cuộc hôn nhân khác

Thứ năm, theo quy định tại Điều 811 của Bộ luật này còn quy định về thời gian cấm tái hôn Một người phụ nữ không được phép tái hôn trừ khi sáu tháng đã trôi qua kể từ ngày chấm dứt hôn nhân trước đây, nhưng quy định này không áp dụng đối với việc người phụ nữ sinh con sau khi chấm dứt cuộc hôn nhân trước

1.5.4 Quy định của pháp luật Thái Lan về điều kiện kết hôn

Các quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và điều kiện kết hôn nói riêng được đề cập trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan

Trang 31

(Quyển V) Đính hôn được xem là một nghi lễ quan trọng trong đời sống hôn nhân tại Thái Lan, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Việc đính hôn được Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định một cách khá cụ thể, về độ tuổi đính hôn, đính hôn có hiệu lực, đính hôn vô hiệu, bồi thường thiệt hại trong trường hợp các bên vi phạm thỏa thuận đính hôn…

Về điều kiện kết hôn, được quy định tại Chương II, Tiêu đề I, Quyển V của Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan Điều kiện về độ tuổi kết hôn, theo quy định của pháp luật Thái Lan khi kết hôn nam và nữ phải đủ 17 tuổi Đây là độ tuổi tối thiểu áp dụng chung cho cả nam và nữ khi kết hôn, trong một số trường hợp có lý do chính đáng thì tòa án có thể cho phép nam và nữ kết hôn trước tuổi 17 (Điều 1448)

Điều kiện về sự tự nguyện, việc kết hôn chỉ có thể tiến hành khi nam

và nữ đồng ý kết hôn, việc đồng ý kết hôn có thể được thực thông qua các hình thức: người đồng ý kết hôn ký tên vào sổ đăng ký kết hôn khi đăng ký kết hôn; bằng một văn bản đồng ý, ghi rõ tên và chữ ký của các bên kết hôn; bằng việc tuyên bố miệng trước ít nhất hai người nhân chứng trong trường hợp cần thiết

Về các trường hợp cấm kết kết hôn, cấm kết hôn đối với người mất trí hoặc bị tuyên là không có năng lực hành vi dân sự (Điều 1449); cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trực hệ, quan hệ họ hàng trên dưới, hoặc anh em, chị em cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha (Điều 1450); giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi (Điều 1451); đối với người đang

có vợ, có chồng (Điều 1452) Ngoài ra, còn có quy định về trường hợp người đàn bà có chồng đã chết hoặc đã chấm dứt quan hệ hôn nhân, thì về nguyên tắc người này chỉ được kết hôn sau 310 ngày kể từ ngày chấm dứt cuộc hôn nhân của người đó (Điều 1453) Về hình thức, việc kết hôn chỉ có thể được thực hiện bằng cách tiến hành đăng ký (Điều 1457)

Ngoài các quy định trong Bộ luật dân sự và thương mại, quan hệ hôn nhân còn bị chi phối của Luật Hồi giáo, bởi vì “Luật Hồi giáo cũng được áp dụng ở một số vùng lãnh thổ của Thái Lan nơi có những người Hồi giáo sinh sống”7

Trang 32

Như vậy, với các quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật Pháp, Nhật Bản, Hàn quốc và Thái Lan cho thấy rằng tùy thuộc vào từng quốc gia

mà các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có thể được quy định thành một đạo luật riêng hoặc cũng có thể được xây dựng như một phần trong Bộ luật dân sự Các quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật của các nước kể trên là có sự khác nhau và có sự khác biệt so với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này Xuất phát từ điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội, truyền thống phong tục tập quán mang đặc thù riêng

mà quan điểm lập pháp nói chung và quy định về điều kiện kết hôn nói riêng trong pháp luật của mỗi quốc gia có điểm khác nhau

Trang 33

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Kết hôn là cơ sở chủ yếu hình thành nên gia đình - tế bào của xã hội Bác Hồ đã từng nhận định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt Hạt nhân của xã hội

là gia đình" Vì vậy, Nhà nước ta luôn quan tâm, củng cố chế độ hôn nhân và

đề ra những biện pháp nhằm làm ổn định quan hệ này Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất đó là việc xây dựng và ban hành các quy định về điều kiện kết hôn

2.1 Điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nam và nữ khi kết hôn phải

tuân thủ các điều kiện: Điều kiện về độ tuổi, điều kiện về sự tự nguyện và các trường hợp cấm kết hôn (Điều 9)

2.1.1 Điều kiện về độ tuổi

Thời điểm bắt đầu hình thành một gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến các bên nam, nữ nói riêng và đời sống xã hội nói chung Khi gia đình có điểm khởi đầu tốt, các bên đã đạt được sự phát triển cần thiết về thể chất và tinh thần, thì gia đình đó mới có thể bền vững và hạnh phúc Thể chất và tinh thần của nam và nữ chỉ hoàn thiện khi đạt đến một độ tuổi nhất định Chính vì vậy, pháp luật các nước trên thế giới đều không cho phép nam nữ có thể kết hôn ở mọi độ tuổi mà đặt ra một độ tuổi nhất định

Điều kiện về độ tuổi kết hôn được hiểu là quy định của pháp luật về độ tuổi tối thiểu mà khi đạt được độ tuổi đó thì nam, nữ được phép kết hôn Theo khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 “nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” mới được quyền kết hôn Theo quy định này thì không bắt buộc nam phải đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ phải đủ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn Do đó, nam đã bước sang tuổi 20, nữ đã bước sang tuổi 18 mà kết hôn là không vi phạm quy định về độ tuổi kết hôn Chẳng hạn anh Nguyễn Văn B sinh ngày 10/3/1991 thì đến ngày 10/3/2010 thì anh B tròn

19 tuổi, từ sau ngày 10/3/2010 là coi như anh B đã bước sang tuổi 20, do đó

từ sau ngày 10/3/2010 anh B có quyền kết hôn mà không bị coi là vi phạm về

độ tuổi kết hôn Cách tính độ tuổi kết hôn này cũng được áp dụng đối với nữ Quy định về độ tuổi kết hôn của nam và nữ ở Luật hôn nhân và gia đình năm

Trang 34

2000 là sự kế thừa quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986

So với những văn bản luật được áp dụng ở nước ta trước đây thì quy định về

độ tuổi kết hôn ở các văn bản luật này muộn hơn Chẳng hạn như Bộ Dân luật giản yếu ở Nam kỳ, quy định độ tuổi kết hôn là 14 tuổi đối với nữ, 16 tuổi đối với nam; ở Bắc kỳ và Trung kỳ là 15 tuổi tròn đối với nữ và 18 tuổi tròn đối với nam (Điều 73 Dân luật Bắc, Điều 73 Dân luật Trung và Dân luật giản yếu) Trong trường hợp có lý do chính đáng thì quan tỉnh có thể đặc cách cho miễn tuổi nhưng nam không được dưới 15 tuổi và nữ không dưới 12 tuổi (Điều 75 Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật)

Quy định về độ tuổi kết hôn ở Việt Nam có điểm khác biệt so với pháp luật của các quốc gia trên thế giới Độ tuổi kết hôn trong pháp luật các nước phương tây thường thấp hơn so với độ tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam Chẳng hạn như độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Pháp là nam tròn mười tám tuổi, nữ tròn mười lăm tuổi; ở Hungary thì nam tròn mười tám tuổi,

nữ tròn mười sáu tuổi mới được kết hôn Có sự khác nhau về quy định độ tuổi kết hôn ở các nước phương tây so với pháp luật Việt Nam là do có sự khác biệt về nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu và kinh tế, văn hóa - xã hội… nên trẻ em ở các nước phương tây có sự phát triển về thể chất và khả năng nhận thức xã hội sớm hơn so với trẻ em ở Việt Nam Do đó, pháp luật của họ quy định độ tuổi kết hôn sớm hơn so với nước ta

Phần lớn pháp luật của các nước trên thế giới đều quy định về độ tuổi kết hôn của nữ sớm hơn nam Chẳng hạn như pháp luật của Pháp quy định độ tuổi kết hôn của nữ là tròn mười lăm trong khi đó nam phải tròn mười tám Ở nước ta, nam phải từ hai mươi tuổi trở lên mới được kết hôn nhưng nữ thì từ mười tám đã được kết hôn Quy định về độ tuổi kết hôn có sự khác biệt đáng

kể giữa nam và nữ là xuất phát từ sự phát triển và hoàn thiện tâm sinh lý ở nam và nữ có sự khác nhau Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng đối với nam giới bắt đầu ở tuổi vị thành niên bước đầu phát triển chậm hơn nữ giới, tuổi dậy thì của nữ giới ở Việt Nam hiện nay thường bắt đầu khoảng 12-13, trong khi của nam thường là 14-15 tuổi Tuổi trưởng thành hoàn chỉnh ở nam giới là 20 đến 25, nữ giới là 18 đến 25 Vì vậy, độ tuổi kết hôn của nữ cần được quy định sớm hơn nam một khoảng thời gian hai năm là hoàn toàn phù hợp

Trang 35

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về độ tuổi kết hôn của nam và nữ như trên là căn cứ vào những yếu tố nhất định:

Thứ nhất, căn cứ vào sự phát triển về thể chất của con người Việt Nam

Sự phát triển về thể chất này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện một trong những chức năng đặc biệt của gia đình đó là tái sản xuất ra con người nhằm duy trì và phát triển nòi giống Chức năng này chỉ được thực hiện tốt khi con người đạt đến độ tuổi nhất định, có như vậy mới đảm bảo người con sinh ra được khỏe mạnh và phát triển tốt để trở thành công dân có ích cho

xã hội Đây cũng là điều kiện đảm bảo sức khỏe sinh sản và là cơ sở cho việc nuôi dạy tốt con cái Khi nam, nữ chưa đạt được sự hoàn thiện nhất định về thể chất, chức năng sinh sản chưa phát triển một cách hoàn thiện nhưng đã thực hiện chức năng này thì sẽ mang lại hậu quả nặng nề “Một số nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản đã kết luận: Các bà mẹ sinh con trước 18 tuổi thường gặp các vấn đề về sức khỏe”8 Bởi vì khi chưa đạt đến độ tuổi sinh sản nhất định, nếu phụ nữ mang thai thì rất dễ xảy ra tình trạng sảy thai,

đẻ non, dễ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh, đứa trẻ sinh ra có thể chất yếu, suy dinh dưỡng và nhiều nguy cơ khác ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bà

mẹ và trẻ em

Thứ hai, căn cứ vào sự phát triển về nhận thức của con người Việt Nam Bên cạnh sự phát triển đầy đủ về mặt thể chất, đòi hỏi các bên nam nữ khi kết hôn còn phải có sự trưởng thành nhất định về mặt xã hội, đó là sự hiểu biết, kinh nghiệm sống và ý thức xây dựng gia đình Điều này là tiền đề để một người có khả năng phản ứng với những thay đổi và thích nghi với các điều kiện mới, có khả năng đưa ra những quyết định và vượt qua những khó khăn, mâu thuẫn và các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách độc lập nhất định Đồng thời khi đạt đến độ tuổi nhất định thì nam, nữ có thể tự mình lựa chọn việc kết hôn mà không bị phụ thuộc vào bất kỳ ai, do đó sẽ đảm bảo được sự tự nguyện của nam và nữ khi kết hôn Sự tự nguyện này chính là nền tảng để vợ chồng yêu thương lẫn nhau và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc

Ngoài những căn cứ trên thì việc quy định độ tuổi kết hôn còn căn cứ vào khả năng thực hiện các nghĩa vụ và quyền phát sinh từ quan hệ hôn nhân

8

Bùi Thị Mừng (2011), “Về độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Tạp chí Luật học

(11), tr 38

Trang 36

và gia đình của vợ chồng Để thực hiện được các quyền đó thì nam, nữ phải

có những yếu tố vật chất nhất định nhằm bảo đảm cuộc sống sau khi kết hôn Nam, nữ chỉ khi đạt đến một độ tuổi do pháp luật quy định mới có khả năng tham gia được tất cả các quan hệ pháp luật lao động để mang lại các yếu tố vật chất nhằm thực hiện các chức năng của gia đình

Quy định về độ tuổi kết hôn của nam và nữ ở Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là một trong những điều kiện bắt buộc để sự kiện kết hôn được pháp luật công nhận Quy định về độ tuổi này được áp dụng đối với tất cả các trường hợp kết hôn mà không có ngoại lệ So sánh với pháp luật một số nước trên thế giới ta thấy quy định này có phần cứng nhắc vì pháp luật một số nước cũng quy định về độ tuổi kết hôn của nam, nữ nhưng vẫn có trường hợp ngoại

lệ khi nam, nữ chưa đạt đến tuổi kết hôn nhưng nếu có kết hôn với nhau vẫn được pháp luật công nhận Chẳng hạn như pháp luật của Pháp quy định tuổi kết hôn đối với nam là mười tám, nữ là mười lăm Tuy nhiên, nam dưới mười tám, nữ dưới mười lăm cũng có thể kết hôn một cách hợp pháp trong trường hợp có lý do và được sự cho phép của Biện lý (ví dụ khi người phụ nữ dưới tuổi kết hôn đã mang thai)

2.1.2 Điều kiện về sự tự nguyện

Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm

2000 là nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ Theo nguyên tắc này, việc kết hôn giữa nam và nữ phải thể hiện sự mong muốn của các bên trong việc thiết lập quan hệ hôn nhân, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc

Khoản 2 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”

Sự tự nguyện khi kết kết hôn là việc hai bên nam, nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ chồng của nhau và cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc Mỗi bên nam, nữ không bị tác động bởi bên kia hay bất kỳ người thứ ba nào khác khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ Sự tự nguyện kết hôn là quyền của nam

và nữ, đây chính là một trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lý Sự tự nguyện của các bên nam nữ trong việc kết hôn phải thể hiện rõ là họ mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống suốt đời Sự tự nguyện trong việc kết hôn phải xuất phát từ tình yêu chân

Trang 37

chính giữa họ, Ph Ăngghen đã khẳng định “sự luyến ái qua lại giữa đôi bên phải là lý do cao hơn hết thảy trong việc kết hôn”

Biểu hiện của sự tự nguyện khi kết hôn là việc nam, nữ thể hiện ý chí

và tự do bày tỏ quyết định của mình trong việc kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn Để chứng minh được sự tự nguyện kết hôn của mình thì các bên nam

nữ phải cùng có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn để nộp tờ khai đăng ký kết hôn Trong trường hợp đặc biệt nếu một trong hai người không thể đến nộp hồ

sơ đăng ký kết hôn mà có lý do chính đáng thì có thể gửi cho ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn đơn xin nộp hồ sơ vắng mặt, trong đơn phải nêu rõ lý do vắng mặt, có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú Để khẳng định một lần nữa ý chí kết hôn hoàn toàn tự nguyện của mình, hai bên nam nữ phải

có mặt vào ngày ủy ban nhân dân tiến hành đăng ký kết hôn, hai người phải trả lời trước cán bộ hộ tịch và đại diện cơ quan đăng ký kết hôn rằng cho đến giờ họ vẫn hoàn toàn tự nguyện kết hôn với nhau

Sự tự nguyện là một yếu tố có ý nghĩa quyết định tính hợp pháp hay trái pháp luật của quan hệ hôn nhân Pháp luật quy định việc kết hôn phải có

sự tự nguyện của cả hai bên nam, nữ là nhằm bảo đảm cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn Việc kết hôn của nam và nữ chỉ đạt được mục đích xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc khi hôn nhân đó xuất phát từ

sự tự nguyện Bởi vì, quan hệ hôn nhân không xuất phát từ sự tự nguyện của các bên là nguyên nhân của các xung đột trong đời sống gia đình, là mầm mống của sự tan vỡ Để đảm bảo kết hôn được hoàn toàn tự nguyện, pháp luật quy định việc kết hôn phải không có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối để kết hôn hoặc cản trở việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ

Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ Việc cưỡng ép kết hôn là vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bởi lẽ một bên hoặc cả hai không thống nhất giữa việc thể hiện ý chí và bày tỏ

ý chí, họ không mong muốn kết hôn với người còn lại nhưng vì bị tác động hoặc bị chi phối bởi một nguyên nhân nào đó dẫn đến việc kết hôn trái với ý muốn mình Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì hành vi cưỡng ép kết hôn

là việc một bên hoặc cả hai bên nam nữ bị người khác cưỡng ép, buộc người

bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ Ví dụ như cha mẹ của một người nữ nợ cha mẹ người nam một số tiền và không có khả năng thanh toán

Trang 38

nhưng cha mẹ của người nam kia lại thỏa thuận với cha mẹ của người nữ là nếu gả con gái cho con trai của họ thì sẽ xóa nợ Cha mẹ người nữ đồng ý nhưng con gái của họ lại không đồng ý Để trả được nợ họ đã ép con gái của mình kết hôn với con trai của chủ nợ để trừ nợ Trường hợp này xảy ra khá nhiều ở đồng bào các dân tộc thiểu số, các gia đình nghèo (mặc dù hiện nay giảm đáng kể) Đây không chỉ là đơn thuần là việc cưỡng ép trong hôn nhân

mà còn là hành vi đáng lên án vì con người bị đem ra trao đổi như một món hàng, bị tước đoạt đi quyền tự do kết hôn Nạn nhân của những cuộc gả bán như thế này thường là phụ nữ và không ít người trong số họ đã tìm đến cái chết vì không thể tự giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc

Ngoài trường hợp cha mẹ buộc con phải kết hôn để trừ nợ thì hành vi cưỡng ép kết hôn mà ta thường thấy xảy ra trong thực tiễn nữa là việc cha mẹ hai bên đã từng có hứa hẹn nên ép con cái của họ kết hôn với nhau Việc đính ước từ trước này thường là giữa hai gia đình có mối giao hảo từ lâu của hai bên cha mẹ hoặc gia đình hai bên lấy hôn nhân để liên kết hai dòng họ nhằm mục đích về kinh tế hay chính trị Tất cả những hành động trên đều xuất phát

từ tư tưởng phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, trái ngược với tinh thần của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, ta cần phải phân biệt giữa “cưỡng ép” và “thuyết phục” Có thể ban đầu cha, mẹ hướng con đến một đối tượng kết hôn không hợp ý của con nhưng sau một thời gian nghe cha mẹ mình khuyên nhủ, thuyết phục, người con đã thuận theo mà tiến đến hôn nhân thì đây không thể coi là kết hôn không tự nguyện Bởi lẽ, một người bị “cưỡng ép” tức là về mặt ý chí người đó không thể tự làm chủ, chịu người khác điều khiển, áp đặt do bị lệ thuộc về mặt nào đó Trường hợp này, người nam hoặc nữ bị thuyết phục thì hoàn toàn tự do về mặt ý chí, thoải mái trong tư tưởng Nói một cách khác, để xem xét một cuộc hôn nhân có sự cưỡng ép hay không, hoàn toàn dựa vào ý chí chủ thể tham gia mong muốn hay không mong muốn việc kết hôn đó

Ép buộc kết hôn là hành vi của bên nam hoặc bên nữ ép buộc người còn lại phải kết hôn với mình Đây cũng là hành vi vi phạm nguyên tắc tự nguyện kết hôn bởi lẽ không có sự thống nhất giữa thể hiện và bày tỏ ý chí của bên bị cưỡng ép đối với việc kết hôn Trong trường hợp này, ý chí của bên bị ép buộc đã không thể hiện được sự mong muốn kết hôn mà vì điều kiện, hoàn cảnh nào đó họ phải chấp nhận kết hôn, nhưng khác với cưỡng ép

Trang 39

kết hôn, là hành vi từ một bên nam, nữ hoặc do bên thứ ba buộc một bên nam hoặc nữ nay hay buộc cả hai bên phải kết hôn với nhau, ép buộc kết hôn là hành vi chỉ xuất phát từ một bên nam hoặc nữ đối với một người còn lại

Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP thì hành vi ép buộc kết hôn thể hiện bằng việc một bên nam hoặc nữ có hành vi đe doạ dùng

vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất buộc người kia phải kết hôn với mình Một người đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp về tinh thần là có hành

vi ép buộc đối phương phải kết hôn với mình nếu không sẽ gây tổn hại lớn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự… cho người đó, cho thân nhân của

họ, thậm chí có trường hợp dọa sẽ tự tử để ép kết hôn, tức là gây tổn thương cho chính người ép buộc để buộc người kia kết hôn với mình Dùng vật chất

để ép buộc là việc người nam hoặc nữ dùng tiền bạc, tài sản tác động về mặt kinh tế của người kia, làm họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải kết hôn; ví dụ như cho vay với lãi suất cao rồi tìm mọi cách để bắt họ kết hôn

để trừ nợ… Sử dụng thủ đoạn là dùng những hành động xảo trá để đạt được mục đích là làm người kia phải kết hôn với mình như dùng mọi cách để khiến đối phương khiến mình mang thai rồi lấy đó như cái “cớ” để ép người đó phải

“chịu trách nhiệm” Người ép buộc có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, uy thế của mình đe dọa gây thiệt hại cho người bị ép buộc nếu người này không đồng ý kết hôn Trường hợp kết hôn do bị ép buộc không thể hiện được yếu tố

tự nguyện, không thể hiện sự mong muốn kết hôn mà vì điều kiện, hoàn cảnh nào đó họ phải chấp nhận kết hôn

Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai sự thật về bản thân, hoàn cảnh của mình nên đã đồng ý kết hôn Đây là việc dùng thủ đoạn nói dối thông qua việc đưa ra những thông tin sai sự thật, che giấu về nhân thân, hoàn cảnh của mình để bên kia chấp nhận kết hôn Lừa dối kết hôn khác với cưỡng ép và ép buộc kết hôn, trong trường hợp này người nam và nữa đều thể hiện sự thống nhất giữa thể hiện và bày tỏ ý chí của mình là mong muốn kết hôn nhưng sự mong muốn này vẫn vi phạm quy định

về sự tự nguyện Bởi vì, ý chí được thể hiện trong trường hợp này không trùng với sự mong muốn thực sự của người thể hiện ý chí, người thể hiện ý chí bị người còn lại che giấu hoặc nói sai về sự thật, làm họ bị hiểu sai về đối tượng cũng như mục đích của việc kết hôn và nếu họ biết được sự thật này có thể họ sẽ không mong muốn được kết hôn nữa, vì thế trường hợp này đã vi

Trang 40

phạm quy định về sự tự nguyên khi kết hôn Theo hướng dẫn của Nghị quyết

số 02/2000/NQ-HĐTP thì có hành vi lừa dối kết hôn khi một bên hứa hẹn nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc bảo lãnh ra nước ngoài nhưng sau đó không thực hiện hoặc một bên không có khả năng sinh lý hoặc bị nhiễm HIV nhưng cố tình che giấu Hành vi lừa dối khác với sự nhầm lẫn nên cần phân biệt rõ hai trường hợp này Khác với luật của nhiều nước trên thế giới, luật Việt Nam hiện hành không coi sự nhầm lẫn như là một trong những lý do để yêu cầu tuyên bố hôn nhân vô hiệu Nếu một người chỉ nhầm lẫn về một số yếu tố về người kia như: nhầm lẫn về nghề nghiệp, về địa vị công tác, về hoàn cảnh gia đình thì không coi là thiếu tự nguyện khi kết hôn Ví dụ như một người vì lầm tưởng đối tượng của mình là một người giàu có hay có địa vị cao trong xã hội mà quyết định đi tới hôn nhân nhưng sau khi kết hôn mới phát hiện ra sự thật hoàn toàn trái ngược với những gì đã tưởng tượng, cho rằng mình bị lừa dối thì điều này không được pháp luật công nhận Một số trường hợp khác cũng được coi là kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối như che giấu tiền án tiền sự, kết hôn để tránh sự truy nã của cảnh sát, kết hôn nhằm làm gián điệp…

Cản trở kết hôn là hành vi ngăn cản người khác kết hôn theo nguyện vọng của họ khi họ có đủ điều kiện kết hôn Khác với cưỡng ép kết hôn, ép buộc kết hôn và lừa dối kết hôn, trong trường hợp cản trở hôn nhân không có việc không thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của nam, nữ khi kết hôn, cũng không có việc kết hôn không xuất phát từ tình yêu, mong muốn chung sống với nhau và cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc Ở trường hợp này, cả hai bên nam nữ đều mong muốn kết hôn với nhau, và họ đáp ứng

đủ điều kiện mà pháp luật quy định về việc kết hôn nhưng do tác động từ người thứ ba mà đôi nam nữ không thể kết hôn được… Hành vi cản trở này của người thứ ba đã vi phạm quy định về kết hôn tự nguyện bởi lẽ nó xâm phạm đến quyền kết hôn của nam và nữ, mà thể hiện rõ nhất là không cho đôi nam nữ được thể hiện ý chí của mình, ngăn cản việc kết hôn của họ Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng

12 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi cản trở người khác kết hôn thể hiện qua việc hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng các thủ đoạn khác… Hành vi hành hạ, ngược đãi, uy hiếp về tinh thần

Ngày đăng: 21/04/2021, 19:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w