1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

47 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 98,65 KB

Nội dung

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINHSINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINHSINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINHSINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINHSINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINHSINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5

II TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 6

III MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT TRONG ĐỀ TÀI 6

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

NỘI DUNG 7

PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8

1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng 8

1.1 Khái niệm đạo đức 8

1.2 Cơ sở lí luận 9

1.3 Cơ sở thực tiễn 14

2 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 18

2.1 Quan điểm về vai trò, sức mạnh của đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh

18

2.2 Quan điểm về những chuẩn mực trong tư tưởng đạo đức cách mạng .20 2.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng 34

PHẦN II THỰC TRẠNG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 36

1 Đánh giá tình hình thực trạng vấn đề học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học Thương mại 36

2 Ưu điểm 38

3 Hạn chế 41

PHẦN III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ 43

KẾT LUẬN 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùnggiải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam, đã về với cõi vĩnh hằng được hơn

50 năm Người ra đi nhưng đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vô cùng tolớn- đó là tư tưởng về đạo đức cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọnlọc những giá trị đạo đức của dân tộc, vừa thâu góp những đạo đức của thời đại, đềxuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trongthời đại mới và hướng tới việc xây dựng con người mới có đủ đức, đủ tài phục vụ đấtnước và làm rạng ngời con người Việt Nam

Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọngđạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quantrọng Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là “người chủtương lai của nước nhà”; là cái cầu nối giữa các thế hệ - “người tiếp sức cách mạngcho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tươnglai” Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức củasinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm Nói chuyện với sinhviên, Người khẳng định: “Thanh niên phải có đức, có tài Có tài mà không có đức vínhư một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng nhữngkhông làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức màkhông có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loàingười”

Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngàycủa mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạosức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách Người viết: “có đạo đứccách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùibước khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chấtphát, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốtchứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thuần, không quan liêu, không kiêungạo, không hủ hóa”

Thời gian gần đây, Đảng ta đang đẩy mạnh cuộc vận động: “Học và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh” và đã có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân,trong đó có học sinh, sinh viên Vận dụng tư tưởng của Người về đạo đức để xây dựngmột nền đạo đức, lối sống mới là một quan điểm hết sức đúng đắn Chính vì vậy, sinhviên nói chung, sinh viên Đại học Thương Mại nói riêng – những người chủ tương laicủa đất nước, chúng ta cần tích cực học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh để xây dựng cho mình một đạo đức tốt Trên cơ sở đó, nhóm 06 thực

Trang 3

hiện nghiên cứu đề tài “Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”.

II TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Vấn đề đạo đức là một đề tài hay và mang tính xã hội Đã có rất nhiều nhữngbài báo, trang thông tin nói tới vấn đề này Song việc nói về tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh lại là một đề tài khá mới mẻ

III MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT TRONG ĐỀ TÀI

Nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề đạo đức, cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh

về vấn đề đạo đức cách mạng Đánh giá thực trạng sinh viên nói chung và sinh viêntrường Đại học Thương mại nói riêng hiện nay học tập và làm theo tư tưởng đạo đức,tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và đưa ra giải pháp khắc phục các hạn chế

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, bài thảo luận có nhiệm vụ:

 Phân tích Cơ sở lý luận về đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh

 Đánh giá thực trạng sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Thươngmại nói riêng vận dụng tư tưởng đạo đức, tấm gương Hồ Chí Minh vào việc rènluyện và học tập

 Đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Vấn đề đạo đức cách mạng là một vấn đề rộng Trong phạm vi của thảo luận,nhóm chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, cũngnhư vấn đề đạo đức cách mạng và đồng thời liên hệ đưa ra giải pháp rèn luyện đạo đứccho sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Thương mại nói riêng hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Nhà nước, của Đảng Cộng Sản ViệtNam là cơ sở phương pháp luận định hướng nghiên cứu Ngoài các phương pháp luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh, bài thảo luận sử dụng các phương pháp cụ thể, chú trọngphương pháp lịch sử kết hợp với logic, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát

và tổng kết thực tiễn,

Trang 4

NỘI DUNG

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộcViệt Nam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tư tưởng đạođức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại; đặc biệt quan trọng là những

tư tưởng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin, cũng như những tấm gương đạo đứctrong sáng mà các ông đã để lại Điều này đã được thể hiện trong những dòng viết đầyxúc động của Người sau khi Lênin mất: Lênin là người “đã nêu cho chúng ta một tấmgương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ” “Không phải chỉ thiên tài củaNgười, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng,nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởnglớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không

có gì ngăn nổi” Đây không phải chỉ là tình cảm của Hồ Chí Minh và dân tộc ViệtNam, mà còn là tình cảm của tất cả các dân tộc thuộc địa đối với Lênin vĩ đại

Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trùcủa các tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo Nếu từ đó lại chorằng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức Nho giáo thì hoàn toàn sailầm Những khái niệm, phạm trù đánh dấu những bậc thang nhận thức của loài người.Qua các thời đại lịch sử, những khái niệm, phạm trù đã trở thành tài sản chung củanhân loại, nhưng nội dung đã có nhiều thay đổi Những khái niệm như trung, hiếu,nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trướcCông nguyên; dân chủ, tự do công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy Lạp -

La Mã Nhưng trong hai thiên niên kỷ vừa qua, các giai cấp, các dân tộc đã hiểu nhữngkhái niệm đó rất khác nhau, thậm chí có những điểm trái ngược nhau Điều đó là donhững lợi ích khác nhau của các giai cấp, các dân tộc khác nhau quy định

Hồ Chí Minh sử dụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quenthuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời bổsung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thời đại mới Chính vì vậy mànhững giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dântộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi Hơn nữa, những giá trị đạođức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới, làm cho Người thực hiện được việckết hợp truyền thống với hiện đại Việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loại

đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú, đã được đông đảo những ngườinước ngoài chấp nhận, tìm thấy một Việt Nam trong nhân loại, cũng như nhân loạitrong Việt Nam Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loạicũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Trang 5

Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn việt Namthực hiện một công việc kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đức của quákhứ, đề xuất những tư tưởng, đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng ViệtNam trong thời đại mới

Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế với những chuyển biến sâusắc trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Trong đó không thể không nóiđến vấn đề đạo đức, lối sống hiện nay của thanh niên nói chung và học sinh, sinh viênnói riêng Chúng ta không thể phủ nhận những nét tích cực trong đạo đức, lối sống củahọc sinh, sinh viên Việt Nam; nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận những nét tiêu cực,những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong giới trẻ hiện nay, những ngườinắm trong tay vận mệnh của đất nước Xây dựng đạo đức, lối sống mới trong học sinh,sinh viên hiện nay là một việc làm cấp bách và thiết thực

Thời gian gần đây, Đảng ta đang đẩy mạnh cuộc vận động: “Học và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và đã có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi tầng lớp nhândân, trong đó có học sinh, sinh viên Vận dụng tư tưởng của Người về đạo đức để xâydựng một nền đạo đức, lối sống mới là một quan điểm hết sức đúng đắn

PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

1.1 Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tínhcách và giá trị của một con người Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những côngtrạng tạo nên Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thựchành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâmhồn Đạo đức được coi một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồmnhững nguyên lí, quy tắc chuẩn mực điều tiết hành vi con người trong quan hệ vớingười và với cộng đồng Đạo đức không phải là một phạm trù trừu tượng do thượng đếsinh ra, mà là một phạm trù lịch sử Đạo đức ra đời và phát triển do nhu cầu của xã hộinhằm duy trì phát triển quan hệ xã hội đã được thiết lập Học tập tư tưởng đạo đức HồChí Minh giúp nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng Sản, về Tổ quốc ViệtNam, tự nguyện “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Tư tưởng HCM về đạo đức: Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: “Sức có mạnh mớigánh được nặng và đi được xa”, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nềntảng, nếu không có đạo đức làm nền tảng, làm cái căn bản thì dù tài giỏi mấy cũngkhông lãnh đạo được nhân dân

Bác không đưa ra định nghĩa đạo đức là gì, nhưng trong sử dụng, thuật ngữ đạođức được dùng với 3 nghĩa: rộng, hẹp, và rất hẹp

Trang 6

 Nghĩa rộng: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự giác điềuchỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính người trong cácquan hệ xã hội, kể cả trong các quan hệ chính trị, tư tưởng.

 Nghĩa hẹp: Đạo đức là các qui tắc, chuẩn mực dùng điều chỉnh hành vi con ngườitrong quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống

 Nghĩa rất hẹp: Đó là hành vi đạo đức, hành vi đạo đức là hành động cá nhân thểhiện quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ đối với xã hội và đối với người khác, thểhiện lương tâm hoặc bổn phận cá nhân trong những hoàn cảnh đặc thù không lặplại

Hồ Chí Minh tập trung bàn nhiều về đạo đức theo nghĩa hẹp với 3 mối quan hệ

cơ bản của mỗi con người (với mình, với người và với việc)

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt: đạođức và tài năng, phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên Trong đó, Người xác địnhđạo đức, phẩm chất, hồng là gốc, là nền tảng, nhưng điều đó không có nghĩa là tuyệtđối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài Đức là gốc, nhưng đức và tài phải kết hợp, phải điđôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia Hồ Chí Minh đã nói rất rõ, có tài mà không

có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳngnhững không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức

mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loàingười Người thực sự có trí thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nângcao năng lực, tài năng, nghiệp vụ để hoàn thành tốt, có hiệu quả, trong thời gian ngắnnhất mọi nhiệm vụ được giao Khi đã thấy rằng không vươn lên được thì đối với ai cótài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và sẵn sàng nhường bước, để họ bước lêntrước Quan niệm đức là gốc, là nền tảng của con người, của xã hội ở Hồ Chí Minhphải được hiểu trong mối quan hệ đa chiều và biện chứng như vậy

1.2 Cơ sở lí luận

1.2.1 Truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc

Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyềnthống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề xuất pháthình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Đó là truyền thống yêu nước kiên cườngbất khuất, tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, là

ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, là chí thông minh, tài sáng tạo trọnghiền tài, khiêm tôn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc

là những giá trị đặc sắc của dân tộc Việt Nam Trong đó, chủ nghĩa yêu nước là tưtưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòngdũng cảm của con người Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc

Trang 7

Lòng yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, làchuẩn mực cao nhất, là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con ngườiViệt Nam Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam biểu hiện: mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, cảdân tộc nhất tề đứng lên đánh giặc cứu nước Người Việt Nam luôn căm thù đế quốcthực dân cao độ, sẵn sàng xả thân cứu nước Yêu nước Việt Nam trở thành triết lýnhân sinh của người Việt: sẵn sàng hy sinh tính mạng mình để giữ yên bờ cõi nonsông Khi có kẻ xâm lược thì bất kể là ai, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, mọi ngườidân đều có thể trở thành những người lính đuổi giặc

“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôitin theo Lênin, tin theo quốc tế III” Từ yêu nước, Người đã tìm ra con đường đi đúngđắn cho dân tộc Và yêu nước được thể hiện ngay trong cái tên khi Người ra đi tìmđường cứu nước: Nguyễn Ái Quốc Đặc biệt Hồ Chí Minh biết khơi dậy tinh thần yêunước cho cả dân tộc Việt Nam đứng lên tự giải phóng mình

Lòng yêu nước nồng nàn, cùng với ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần đoànkết, lòng yêu thương con người chính là tài sản quý giá trong hành trang của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, là cơ sở xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cáchmạng của Người, là động lực giúp Người vượt qua mọi gian nan thử thách, hiểm nguy

Và những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc này chính là nguồn gốc, là một cơ sởquan trọng để hình thành nên tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Trang 8

1.2.2 Tinh hoa đạo đức phương Đông, phương Tây

Văn hoá phương Đông

Với những hiểu biết uyên bác về Hán học, Hồ Chí Minh đã biết chắt lọc lấynhững gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, hoặc trong tư tưởng của Lão Tử,Mặc Tử, Quản Tử, …

Nho giáo: Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, có truyền thống hiếuhọc, từ thưở nhỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được học chữ Hán, được giáo dục theođúng tinh thần Nho giáo Những bài học đầu đời đã trở thành nền tảng nhận thức, giúpNgười sau này tiếp thu có chọn lọc, hấp thụ các tinh hoa tư tưởng của nhân loại để tạonên giá trị riêng biệt của tư tưởng Hồ Chí Minh Điều đó lý giải vì sao, đạo đức giữ vịtrí quan trọng đến như vậy trong tư tưởng của Người Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngườinêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dânnoi theo Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâmtới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thống

kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạođức Người đã tiếp thu ngững mặt tích cực của Nho giáo, đó là các triết lý hành động,

tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục,hòa đồng, là triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyềnthống hiếu học Đồng thời, Người cũng phê phán những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phảnđộng như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, nói chung là khinh thường thựcnghiệp, danh lợi của đạo Nho

Phật giáo: Đạo đức Phật giáo nổi bật với tư tưởng về hành thiện, từ bi, đem tìnhyêu thương đến với mọi người, tu tâm, và xây dựng xã hội bền vững, đã định hướngcho lý tưởng sống con người Người đã tiếp thu và ảnh hưởng một cách sâu sắc nhữngvấn đề của phật giáo Đó là lòng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương ngườinhư thể thương thân… là nếp sống có đạo dức trong sạch, giản dị chăm lo làm việcthiện, là tinh thần bình đẳng dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp, là việc đề cao laođộng, chống lười biếng Để từ đó hướng con người tới vẻ đẹp Chân - Thiện - Mỹ.Ngoài ra Người còn tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, vì thấytrong đó “những điều thích hợp với điều kiện của nước ta” đó là “dân tộc được độclập, dân quyền được tự do, dân sinh được hạnh phúc”

Văn hóa Phương Tây

Người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tácphẩm của các nhà khai sáng như Voltaire, Rousso, Montésquieu…

Kinh Thánh Phương Tây đã đưa ra quan niệm về mối liên quan trực tiếp giữacuộc sống hiện tại với cuộc sống vĩnh hằng ở đời sau, từ đó hướng con người đến sựtuân thủ lề luật và lời răn dạy của Thiên Chúa khi sống ở trần gian Với quan niệm

Trang 9

này, dù là duy tâm, nhưng cũng đã góp phần tạo ra giá trị Chân - Thiện - Mỹ Nhữngchuẩn mực đạo đức thể hiện trong Kinh Thánh là các quy tắc ứng xử của cá nhân trongcác mối quan hệ xã hội, mà trong đó các tín đồ Kitô giáo đã nhìn nhận trách nhiệm củamình Chính điều đó trên thực tế tín đồ Kitô giáo tham gia vào hoạt động xã hội dohành vi đạo đức cá nhân mang lại Trong phạm vi một gia đình, cùng với các giới rănkhác, giới răn thảo kính cha mẹ, chung thủy vợ chồng đã góp phần tạo ra sự gắn kếtchặt chẽ giữa các thành viên; và một khi gia đình hạnh phúc, yên ổn thì cũng góp phầncho xã hội tiến bộ về mặt đạo đức Hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài, tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh cũng ít nhiều ảnh hưởng bởi tư tưởng của người phương Tây, và Người

đã học hỏi, tiếp thu chọn lọc được rất nhiều kinh nghiệm quý báu và cả những đặc sắccủa văn hóa Phương Tây Đó chính là những niềm vui sướng và hạnh phúc của Người

vì Người đã được sống và trải nghiệm môt cách tinh tế trong cuộc đời mình

Ngoài ra Người còn tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dânquyền của Đại cách mạng Pháp, các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưucầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1976

Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựuhiện đại của văn minh phương Tây - đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành

tư tưởng đạo đức, nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh

1.2.3 Tư tưởng và tấm gương đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin

Quan điểm của C Mác và Ph Ăngghen

Đứng vững trên lập trường duy vật và phương pháp biện chứng, C Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những hạt nhân hợp lý trong đạo đức tiến bộ của nhân loại và bổsung, phát triển nhiều nội dung mới để tiến hành một cuộc cách mạng trong lịch sử tưtưởng về đạo đức

Trong giáo dục: tập trung rèn luyện nâng cao đạo đức, nhân cách của ngườicộng sản bởi nó có ý nghĩa quyết định đến tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhânloại Trong giáo dục nói chung cũng như giáo dục đạo đức, cần có sự kết hợp giữa 3loại giáo dục: giáo dục trí óc, giáo dục thể dục và giáo dục kỹ thuật Việc kết hợp giữalao động sản xuất được trả công với các loại giáo dục trí óc, thể dục và kỹ thuật sẽnhanh chóng nâng trình độ nói chung của giai cấp công nhân lên cao hơn trình độ nóichung của các giai cấp trong xã hội

Trong xã hội: Giai cấp vô sản là giai cấp bị áp bức cuối cùng trong lịch sử loàingười Đạo đức cộng sản là đạo đức tiến bộ nhất, bởi nó kế thừa và phát triển các giátrị tích cực của các kiểu đạo đức đã có của văn minh nhân loại Đạo đức vô sản trởthành vũ khí sắc bén của quần chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh xóa bỏtàn tích của chế độ xã hội cũ, xây dựng cuộc sống mới, con người mới xã hội chủnghĩa Đó là biện chứng của sự phát triển đạo đức trong xã hội

Trang 10

Trong chính trị: Mặc dù phản ánh đời sống xã hội dưới các hình thức khác nhaunhưng đạo đức và chính trị đều biểu hiện lợi ích kinh tế của một giai cấp nhất định vàphục vụ mục đích của nó Khi đó, ý thức đạo đức được thấm sâu vào ý thức chính trị,biến đổi dưới ảnh hưởng của ý thức chính trị và làm cho ý thức chính trị được hiệnthực hóa bởi hành động tự nguyện, tự giác của mỗi người Chỉ có kết hợp chặt chẽ vớiđạo đức thì các mục tiêu và hoạt động chính trị mới trở thành phổ biến và phát huyđược sức mạnh tinh thần, nội lực to lớn của đông đảo quần chúng nhân dân.

Trong pháp luật: Đạo đức cộng sản ngày càng phát huy vai trò to lớn của nótrong đời sống xã hội khi kết hợp duy trì trật tự xã hội và điều hành xã hội bằng phápluật với tăng cường ý thức thực hành của mọi người bằng các quy tắc, chuẩn mực đạođức Sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật chỉ thực sự có được trong xã hội mới xãhội chủ nghĩa, bởi ở đó quần chúng nhân dân đã thực sự làm chủ xã hội và nhà nước

xã hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Khi đó, luậtpháp và các quy tắc đạo đức xã hội có sự thống nhất căn bản về mục đích, nhằm bảo

vệ lợi ích của nhân dân, người dân thực hiện một cách tự nguyện, tự giác, coi như cácchuẩn mực, nguyên tắc đạo đức tối thiểu, còn các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đứcđược coi như luật pháp tối đa của toàn xã hội

Quan điểm của V I Lênin

Là người kế tục xuất sắc chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới, V I Lênin

đã đưa đạo đức học mác-xít phát triển lên một tầm cao mới - sự thống nhất, gắn kếtchặt chẽ giữa lý luận đạo đức với thực tiễn đạo đức Lênin là người đầu tiên định nghĩa

và phân tích sâu sắc nội dung khái niệm “đạo đức cộng sản”, đồng thời khẳng định đó

là đạo đức của những người lao động sáng tạo ra xã hội mới cộng sản chủ nghĩa, màgiai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội Do vậy, mọi định hướng phát triển của đạo đức đóphải gắn chặt với nhiệm vụ chính trị của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh thủtiêu chế độ tư bản chủ nghĩa và xây dựng thành công chế độ mới xã hội chủ nghĩa

Lênin đặt niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuộc đấu tranh của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động trong cải tạo triệt để các tàn tích của đạo đức tư sản, tiểu tưsản, đồng thời xây dựng cho mình một nền đạo đức mới - nền đạo đức cộng sản Đứngvững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, kế thừa những tinh hoa đạo đứccủa nhân loại và trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, ông đã luận chứng vàxây dựng một hệ thống lý luận về đạo đức cộng sản; khẳng định giá trị của đạo đứccộng sản là phục vụ cho tiến bộ xã hội và hạnh phúc của con người

Để tiến hành công tác giáo dục đạo đức cộng sản có hiệu quả, ông nêu ra một sốvấn đề cơ bản có tính nguyên tắc, như vấn đề gắn giáo dục đạo đức cộng sản vớinhững tiến bộ về đạo đức của nhân loại và truyền thống đạo đức của dân tộc; vấn đềđẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội làm động lực trong giáo dục đạo đức cộng sản;

Trang 11

vấn đề kết hợp quá trình tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức của tập thể với quá trình

tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của cá nhân

⟹ Tóm lại: Trung thành và vận dụng sáng tạo quan điểm của các nhà kinh điển

chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng, giáo dục đạo đức cộng sản, Chủ tịch Hồ ChíMinh và Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam luôn coi trọng việcgiáo dục, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân trongđội ngũ cán bộ, đảng viên Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn:Đạo đức là cái “gốc” của mỗi người cách mạng; nếu người cách mạng “không có đạođức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Cũng giống như C Mác

và Ph Ăngghen, Hồ Chí Minh vừa là nhà khoa học, vừa là những chiến sĩ cách mạngkiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Họ đều nhận thấy nhữnggiá trị đạo đức của giai cấp vô sản dưới chủ nghĩa tư bản sẽ hình thành nên đạo đứccủa xã hội tương lai, đó là đạo đức cộng sản, một kiểu đạo đức mang tính nhân văn,nhân đạo nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại

1.2.4 Nhân tố chủ quan - phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

Nhân cách, phẩm chất, tài năng và trí tuệ của Hồ Chí Minh đã tác động rất lớnđến việc hình thành và phát triển tư tưởng của Người Chính những phẩm chất cá nhânhiếm có đó đã quyết định việc Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa, pháttriển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nếp sống, phong cáchsinh hoạt gần gũi với người lao động, trọng tình người, sống có nghĩa khí và trên quêhương giàu truyền thống yêu nước Người còn được trực tiếp nhìn thấy những cảnhđau lòng, bất công, bạo ngược của bọn thực dân, phong kiến đối với nhân dân laođộng Lòng yêu nước, thương dân đã tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho Hồ Chí Minhtrong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện một mục đích cao cả, “nước ta được hoàn toànđộc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũngđược học hành” Những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương,gia đình đã được Hồ Chí Minh kế thừa, phát huy, phát triển lên một tầm cao mới, củathời đại mới và được thể hiện một cách sâu sắc trong tư tưởng của Người về đạo đứccách mạng

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Thực tiễn ở Việt Nam (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)

Dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, do chính sách cai trị độc ác của chủnghĩa thực dân, đã để lại hậu quả hết sức nặng nề Quần chúng nhân dân lao động họkhông những bị áp bức, bóc lột nặng nề về thể xác, mà còn bị nô dịch về tinh thần.Đặc biệt, trên lĩnh vực văn hoá, đạo đức, sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến

và sự áp đặt “lối sống tư sản”, cơ hội, thực dụng chạy theo đồng tiền, đề cao chủ nghĩa

Trang 12

cá nhân của chủ nghĩa thực dân là nguy cơ đe dọa đến những giá trị đạo đức, truyềnthống tốt đẹp của dân tộc và là một trở ngại to lớn đối với sự nghiệp cách mạng củanhân dân ta Nhận thức rõ được điều đó, Hồ Chí Minh cho rằng, đối với cách mạngnước ta, muốn giải phóng triệt để cho người lao động phải đồng thời giải phóng cho họ

cả về tư tưởng, văn hoá, đạo đức lối sống, thói quen lạc hậu có gốc rễ từ hàng ngànnăm nay

Mặt khác, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền đã thuộc

về nhân dân, Hồ Chí Minh sớm đã phát hiện ra những hiện tượng sai lệch của một bộphận cán bộ, đảng viên như quan liêu, hách dịch, cậy chức, cậy quyền tham ô, hủhóa… Những tệ nạn đó, nếu không sớm được phát hiện, ngăn chặn dễ trở thành nguy

cơ làm tổn hại đến thanh danh của Đảng và toàn bộ sự nghiệp cách mạng, nhất là trongđiều kiện Đảng cầm quyền

Ví Dụ: Vụ án Trần Dụ Châu, Đại tá nguyên Giám đốc Nha Quân Nhu có địa vịcao, quyền hành rộng, nắm trong tay hàng trăm triệu đồng, cơ chế kiểm tra, kiểm soátlại lỏng lẻo, không biết tự kiềm chế, Châu đi dần vào con đường sa ngã Sau khi bịphát hiện và tòa án binh Tối cao tuyên án tử hình vì tội tham nhũng; bị cáo đã gửi đơnxin ân giảm lên Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhận được đơn, Hồ Chủ Tịch thẳng thừng bácbỏ: “Một cái u nhọt dẫu có đau cũng phải cắt bỏ không để nó lây lan nguy hiểm” Sáugiờ chiều hôm sau, Trần Dụ Châu được đưa ra trường bắn trước sự chứng kiến của đạidiện Bộ Tư pháp, Nha Công an, Cục Quân nhu và một số cơ quan,… Do đó đòi hỏikhách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong quá trình tổ chức, xâydựng chế độ xã hội mới, nhằm biến nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu trở thànhmột nước giàu mạnh, văn minh, thì việc xây dựng nền đạo đức mới, đạo đức cáchmạng cho nhân dân ta nói chung và cán bộ, đảng viên nói riêng càng trở nên cấp thiết.Thực tế đó đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và trở thành cơ sở quan trọng, hìnhthành nên tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng

Đòi hỏi khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong quá trình

tổ chức, xây dựng chế độ xã hội mới, nhằm biến nước ta từ một nước nghèo nàn, lạchậu trở thành một nước giàu mạnh, văn minh, thì việc xây dựng nền đạo đức mới, đạođức cách mạng cho nhân dân ta nói chung và cán bộ, đảng viên nói riêng càng trở nêncấp thiết Thực tế đó đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và trở thành cơ sở quantrọng, hình thành nên tư tưởng của Người và đạo đức cách mạng

Tầm quan trọng của đạo đức bao giờ cũng được Người đặt ở vị trí hàng đầu.Ngay từ khi Đảng ta chưa ra đời, không phải ngẫu nhiên những bài giảng đầu tiên củaNgười cho thế hệ thanh niên yêu nước đầu tiên ở nước ta theo con đường cách mạng

vô sản là những bài giảng về tư cách của người cách mạng Trong trang đầu cuốn

Trang 13

Đường Kách Mệnh – Người đã ghi 23 nét tư cách của một người cách mạng trong ứng

xử với mình, với người, với đời, với việc Đó là những chuẩn mực: “Tự mình phải:

Cần kiệm

Hòa mà không tư

Cả quyết sửa lỗi mình

Cẩn thận mà không nhút nhát

Hay hỏi

Nhẫn nại (chịu khó)

Hay nghiên cứu, xem xét

Vị công vong tư

Không hiếu danh, không kiêu ngạo

Đối với người phải:

Với từng người thì khoan thứ

Với đoàn thể thì nghiêm

Có lòng bày vẽ cho người

Trực mà không táo bạo

Hay xem xét người

đã đặt vấn đề đạo đức cách mạng một cách rất lôgic và có cơ sở khoa học về các quan

hệ lợi ích Hầu như các nguyên tắc đạo đức Người đề ra trước hết cho mình thực hiện,sau đó mới để giáo dục người khác

Người từng nói: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cáchmạng chân chính, không có gì là khó cả Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra Lòng

Trang 14

mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công, vô

tư Mình đã chí công, vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ít, mà những tính tốt như sau,ngày càng thêm Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có 5 điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”

Có thể thấy rằng từ các khái niệm đạo đức cũ như: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, Người

đã đưa vào đây nội dung đạo đức mới bằng cách giải thích nó theo quan niệm mới, vớimột nội dung hoàn toàn khác, rất cách mạng, phản ánh các mối quan hệ một cách rõràng, cụ thể và dễ hiểu

Ngay cả trước khi qua đời, việc đầu tiên được đề cập đến trong Di chúc để lạicho toàn Đảng, toàn dân là nói về Đảng, việc đầu tiên khi đề cập đến Đảng là đạo đức,Người viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sựthấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữgìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thậttrung thành của nhân dân”

1.3.2 Thực tiễn tình hình thế giới

Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nơi, nhiều đất nước trên thế giới, Người đã nhậnthấy chủ nghĩa đế quốc một mặt thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dânlao động, mặt khác chúng thực hiện chính sách đầu độc về văn hóa, tuyên truyền cholối sống thực dụng, đề cao chủ nghĩa cá nhân, áp đặt các giá trị đạo đức, luân lý tư sảnvào các nước thuộc địa Do đó, cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa không chỉnhằm mục tiêu độc lập dân tộc, mà còn để bảo vệ những giá trị văn hóa, đạo đứctruyền thống tốt đẹp của dân tộc mình

Đặc biệt, từ khi chủ nghĩa Mác – Lênin được xâm nhập vào các nước thuộc địa

đã làm cho cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc càng gắn bó mật thiết với nhauhơn, quyền tự quyết của các dân tộc được coi trọng và đề cao Đó là những điều kiệnthuận lợi lớn trong việc xây dựng tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng trên lập trường

“hữu ái vô sản” giữa giai cấp vô sản, nhân dân lao động ở các nước chính quốc với cácdân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân đếquốc Trong cuộc đấu tranh đó, các quan điểm về cái gọi “khai hóa văn minh” của chủnghĩa thực dân ở các nước thuộc địa lần lượt bị vạch mặt, lên án; mục tiêu, lý tưởngcách mạng, niềm tin vào đạo đức cộng sản không ngừng được củng cố, mở rộng trênphạm vi thế giới Mặt khác, sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga(1917) và cùng với những thành tựu to lớn trong công cuộc cải tạo, xây dựng chủnghĩa xã hội trên quê hương đất nước của Lênin, nhất là trên lĩnh vực phát triển kinh

tế, văn hóa, xây dựng đạo đức, lối sống mới đã tác động mạnh mẽ và chiếm được cảmtình của đông đảo quần chúng nhân dân lao động trên thế giới Thực tế đó đã được HồChí Minh nhận thức, tiếp thu một cách đúng đắn và trở thành một động lực quan trọng

để hình thành nên tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng

Trang 15

Tuy nhiên, sự hình thành tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng bên cạnhnhững điều kiện khách quan cần thiết, còn do những phẩm chất thuộc nhân cách của

Hồ Chí Minh Với tư chất thông minh, tư duy độc lập sáng tạo và luôn gần gũi gắn bósâu sắc với con người, trước hết là người lao động, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa

có chọn lọc những giá trị đạo đức của nhân loại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thốngvới hiện đại, là những nhân tố có ý nghĩa quan trọng trực tiếp tác động đến việc hìnhthành nên tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng Chính vì vậy mà tư tưởng đạođức của Người không chỉ có sức hấp dẫn, thuyết phục to lớn đối với các thế hệ ngườiViệt Nam, mà còn cả đối với nhân dân lao động, yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trênthế giới

2 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

2.1 Quan điểm về vai trò, sức mạnh của đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đặc biệt quan tâm tới đạo đức cách mạng, Người làhiện thân của đạo đức cách mạng, nêu gương cho toàn Đảng, toàn dân ta Đạo đứcđược Hồ Chí Minh xem xét toàn diện bao gồm đạo đức công dân, cán bộ, đảng viên,người đứng đầu, chủ chốt Đạo đức được nhận diện từ môi trường gia đình, công sở,

xã hội; trong các mối quan hệ với mình, với người, với việc Đạo đức Hồ Chí Minh cógiá trị dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa lịch sử, hiện tại và tương lai

2.1.1 Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối Người cách mạng phải có đạo đức, không

có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Người từng nói

“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải cógốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đứcthì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng cho dântộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức,không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”

Đạo đức là sức mạnh, là nền tảng của người cách mạng Người làm cách mạngthì phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cáchmạng vẻ vang là phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân Người viết: “Làm cách mạng

để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là mộtnhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnhmới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làmnền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, là nhân tố quyếtđịnh sự thắng lợi của mọi công việc, phẩm chất, uy tín của mỗi con người Người chorằng, mọi việc thành công hay thất bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức

Trang 16

cách mạng hay không và “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, ngườilàm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”.

Theo Hồ Chí Minh, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại,cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước Khi cần, thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mìnhcũng không tiếc Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vữngtinh thần gian khổ, chất phác khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoànthành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, khôngquan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa Đó là đạo đức cách mạng, là đạo đức mới,đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung củaĐảng, của dân tộc, của loài người

Hồ Chí Minh hết sức quan tâm giáo dục toàn diện cho các em học sinh, sinhviên cả “Đức, Trí, Thể, Mỹ” Trong đó đức là gốc, là trước hết; tài là cực kỳ quantrọng, không có tài thì không xây dựng, phát triển được đất nước Đức bao gồm nếp ăn

ở, sinh hoạt hằng ngày, trước hết là với gia đình, anh em, bạn bè, rộng ra là với quốcgia, dân tộc; học để làm việc, làm người, làm cán bộ

2.1.2 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa, là sức mạnh trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên quan đến sự thành bại của cách mạng

Hồ Chí Minh cho rằng, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở mứcsống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do, giải phóng, mà trước hết là ở những giátrị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cán bộ đảng viên ưu tú, bằng tấmgương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa thànhhiện thực Chính tấm gương đạo đức, lối sống cao đẹp của từng cán bộ, đảng viên đãtạo nên nét riêng biệt, đặc thù của chế độ mới mà ở các chế độ khác không hề có, nhândân không thấy được ở những con người của chế độ cũ Chính tấm gương đạo đứccách mạng, nhân cách, lý tưởng cao đẹp, lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân laođộng đã tạo nên sức hấp dẫn của chế độ CNXH được nhân dân ta và nhân dân thế giớitin theo, ca ngợi, là nguồn cổ vũ, động viên cho toàn thể dân tộc Việt Nam và nhândân thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xãhội

Hồ Chí Minh quan niệm, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lựclượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiêntài của cách mạng vô sản, mà còn do phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩacộng sản trở thành một sức mạnh vô địch Người nói rõ: “Giai cấp công nhân là giaicấp lãnh đạo Khác hẳn với trước kia, công nhân bây giờ là người chủ đất nước, chủ xãhội, chủ cuộc sống Bởi vậy mọi người phải thấm nhuần sâu sắc ý thức làm chủ tập thể

và đạo đức cách mạng mình vì mọi người”

Trang 17

Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiêncường, bất khuất của dân tộc Việt Nam suốt hàng nghìn năm lịch sử Tấm gương đạođức và nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhân dânViệt Nam và nhân dân thế giới Tấm gương sáng của Người từ lâu đã là nguồn cổ vũđộng viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ đoànkết đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

2.2 Quan điểm về những chuẩn mực trong tư tưởng đạo đức cách mạng

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh có 4 chuẩn mực đạo đức cách mạng cơ bản: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Tình thương yêu con người, sống có tình nghĩa; Có tinh thần quốc tế trong sáng.

2.2.1 Trung với nước, hiếu với dân

Vị trí, vai trò: Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan

trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác

Nội dung:

Trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, “trung” làtrung quân, là trung thành với vua mà trung thành với vua là trung thành với nước Ởđây vua với nước là một “Hiếu” có nghĩa con, cháu hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, chữhiếu chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân” của

Hồ Chí Minh không chỉ đã kế thừa được những giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyềnthống của dân tộc mà còn vượt qua được hạn chế của truyền thống đó “Trung vớinước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước Nước ở đây là nước củanhân dân, nhân dân là người chủ của đất nước Từ Hiếu với cha mẹ, Bác phát triểnthành “Hiếu với Dân” Theo Bác, Hiếu với Dân bao gồm các nội dung chủ yếu sauđây: Một là, yêu dân, kính dân, tôn trọng dân, lấy dân làm gốc Hai là, phải đề cao tinhthần phục vụ nhân dân, có trách nhiệm trước nhân dân Ba là phải luôn luôn quan tâmđến đời sống của nhân dân, chăm lo cải thiện đời sống cho dân, khi dân còn thiếu thìmình không có quyền đòi hỏi sung sướng cho riêng mình Bốn là tôn trọng và phát huyquyền làm chủ của dân, nâng cao dân trí để dân biết và sử dụng quyền làm chủ củamình Như vậy, quan niệm về nước và dân trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đã hoàn toànkhác so với trước Điều này đã làm cho Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lênphía trước

Hồ Chí Minh sử dụng với những nội dung mới, rộng lớn: “Trung với nước, hiếuvới dân”, đã tạo nên một cuộc cách mạng sâu sắc trong quan niệm đạo đức Người nói:

“Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời Đạo đức mới nhưngười hai chân đứng vững vàng được dưới đất, đầu ngẩng lên trời.” Đầu năm 1946,Người chỉ rõ: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ Ngày nay,thời đại mới, đạo đức cũng phải mới Phải trung thành với nước Phải hiếu với dân, với

Trang 18

đồng bào” Tư tưởng “Trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kếthừa giá trị yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế củatruyền thống đó.

Tư tưởng này của Người còn được thể hiện qua các tác phẩm do tự tay Ngườiviết Thư gửi thanh niên (1965), Hồ Chí Minh viết: “Phải luôn luôn nâng cao chí khícách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng phải hoàn thành, khókhăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Luận điểm này của Bác vừa làlời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Namkhông chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước đây, hôm nay mà còn lâu dài về saunữa

Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước,trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập

tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượtqua, kẻ thù nào cũng đánh thắng Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân Vì nước

là nước của dân, còn nhân dân là chủ của đất nước Đây là chuẩn mực đạo đức có ýnghĩa quan trọng hàng đầu Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, thân dân,gắn bó với dân, kính trọng và học tập nhân dân, lấy dân làm gốc, phục vụ nhân dân hếtlòng Phải yêu kinh dân, thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân Đối với cán bộlãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thườngxuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí

Sự sáng tạo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về quan điểm này so với truyền thống:

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống ViệtNam và phương Đông đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào nội dung mới Trướckia là trung quân, là trung thành với vua; trung thành với vua cũng có nghĩa là trungthành với nước, vì vua với nước là một, vua là nước, nước là nước của vua Còn hiếuthì chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ Tư tưởngtrung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủnghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyềnthống đó Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước Nước

ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước Khi Hồ Chí Minh đặt vấn

đề “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêuquyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, Đảng và Chính phủ là “đầy tớ nhân dân chứkhông phải quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”, thì quan niệm về nước và dân

đã hoàn toàn đảo lộn so với trước Có thể nói rất ít lãnh tụ cách mạng đã nói về dânnhư vậy Nhưng vấn đề không phải chỉ là nói mà là làm như thế nào, có làm haykhông, điều này càng làm cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước

Trang 19

Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổquốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượtqua, kẻ thù nào cũng đánh thắng Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động,vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trongcuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau.

Đối với cán bộ, đảng viên, như Hồ Chí Minh đã nói, điều chủ chốt nhất của đạođức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”, là “tuyệtđối trung thành với Đảng, với nhân dân”, là “trung với nước, hiếu với dân”, hơn nữaphải là “tận trung, tận hiếu” thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là đày tớthật trung thành của nhân dân

Tư tưởng hiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất là đốitượng cần phải dạy dỗ, ban ơn, mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng Vì vậy phải gầndân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc.Theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, lại phải thườngxuyên quan tâm đến việc cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, để nhân dân hiểu đượcquyền và trách nhiệm của người chủ đất nước, quyền thì hưởng còn trách nhiệm thìphải làm tròn Có được cái đức ấy thì người cách mạng người lãnh đạo sẽ được dân tinyêu, quý mến, kính trọng, nhất định sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn cho cách mạng

Trong lời mở đầu báo Dân vận, Người đã viết:

“Nước ta là nước dân chủ,Bao nhiêu lợi ích đều vì dânBao nhiêu quyền hạn đều của dân

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”

Như vậy, hiếu với dân là lấy dân làm gốc, là làm đầy tớ phục vụ nhân dân, là

“hiếu thảo” vẫn gắn liền với “hiếu trung” Cán bộ, đảng viên phải là “người đầy tớ”của nhân dân, tức là người phục vụ nhân dân, tuyệt đối không phải là “quan nhân dân

để đè đầu cưỡi cổ nhân dân” Tư tưởng “hiếu với dân” không còn dừng lại ở chỗthương dân với tính chất là đối tượng cần phải dạy bảo, dẫn dắt, ban ơn mà là đốitượng phải phục vụ hết lòng Bác nói: “Đã phụng sự nhân dân, thì phải phụng sự cho

ra trò Nghĩa là việc gì lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được Việc gì hại cho dân, thìphải hết sức tránh”

Với tư tưởng trung với nước, hiếu với dân, Bác Hồ căn dặn cán bộ, đảng viênphải suốt đời hy sinh phấn đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhândân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũngđánh thắng Bác nói “điều chủ chốt nhất” của đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốtđời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”, là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân

Trang 20

dân”, là trung với nước, hiếu với dân, hơn nữa là “tận trung, tận hiếu” thì mới xứngđáng “vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân” Tư tưởnghiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân mà còn phải phục vụ hết lòng vìdân Vì vậy phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân,lấy dân làm gốc Đối với cán bộ lãnh đạo, phải nắm vững dân tình Hiểu rõ dân tâm,phải thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để dân hiểuđược quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước Có như vậy người lãnh đạo sẽđược dân tin yêu, quý mến, kính trọng.

ta ở mọi giai đoạn cách mạng

2.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Vị trí, vai trò: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là phẩm chất đạo đức nổi

bật và quan trọng đối với bộ máy Nhà nước xưa, nay và cả sau này

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, ĐôngĐất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, BắcNgười có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, ChínhThiếu một mùa thì không thành trời

Trang 21

Thiếu một phương thì không thành đất.

Thiếu một đức thì không thành người”

Cũng như khái niệm “trung, hiếu”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”cũng là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc, được Hồ Chí Minhlọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng nhữngyêu cầu của cách mạng:

Cần: lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất

cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, khôngdựa dẫm Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồnhạnh phúc của mỗi chúng ta”

Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của

nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộnglại thành cái to; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trươnghình thức, không liên hoan, chè chén lu bù Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau nhưhai chân của con người Bác chỉ rõ tiết kiệm không phải là bủn xỉn Khi khôngđáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việccần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vuilòng, như thế mới là kiệm

Liêm: Liêm là “luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm

một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; “không tham địa vị, khôngtham tiền tài, không tham sung sướng, không tham tâng bốc mình ”

Chính: Thẳng thắn, đúng đắn Đối với mình - không được tự cao, tự đại, tự phụ,

khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay, sửa chữa cái dở của mình Đối với không nịnh người trên, không khinh người dưới, thật thà, không dối trá Đối vớiviệc - phải để việc công lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ácnhỏ mấy cũng tránh Người chỉ ra rằng các đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” cóquan hệ chặt chặt chẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện song cán bộ, đảng viên phải

người-là người thực hành trước để người-làm kiểu mẫu cho dân Đối với một quốc gia cần,kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, thểhiện sự văn minh tiến bộ

Chí công vô tư: Công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, làm việc gì cũng

không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc Chí công vô tư là nêu caochủ nghĩa tập thể, bài trừ chủ nghĩa cá nhân Theo Người, chủ nghĩa cá nhân làđồng minh của đế quốc, từ chủ nghĩa cá nhân sinh ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm:quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, tham danh, độc đoánchuyên quyền…Người cho rằng chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi nếu khôngloại trừ chủ nghĩa cá nhân

Trang 22

Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người “giữ cán cân công lý”, khôngđược vì long riêng mà chà đạp lên pháp luật Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặtchẽ với nhau, với chí công vô tư Cần, kiệm, liêm, chính dẫn đến chí công vô tư.Ngược lại, đã chí công vô tư thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính Tưtưởng và tấm gương đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư củaChủ tịch Hồ Chí Minh luôn là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại.

Sự sáng tạo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về quan điểm này so với truyền thống:

Hồ Chí Minh khẳng định “cần, kiệm, liêm, chính” là yêu cầu nhất thiết phải có,

là “tứ đức” cơ bản làm nên “gốc” của người cách mạng “Tứ đức” vốn là những kháiniệm đạo đức truyền thống phương Đông được Người chọn lọc và tiếp biến với nhữngyêu cầu, nội dung mới, thể hiện trong 23 yêu cầu về “Tư cách một người cách mệnh”(Đường Cách mệnh, 1927), (Đời sống mới, Sửa đổi lối làm việc, 1947); đề cập trongnhiều tác phẩm sau đó và cuối cùng là trong bản Di chúc lịch sử, 1969… Ám hiểu Nhogiáo đến vậy, Hồ Chí Minh vận dụng những phạm trù đạo đức như Cần, Kiệm, Liêm,Chính, Chí công vô tư vào cách mạng một theo một nét rất riêng, rất mới

Trước nhất là Cần trong cách mạng Theo Bác thì Cần không chỉ là sự siêngnăng, cần cù trong lao động sản xuất, trong học tập mà còn được hiểu là làm để nuôidưỡng tinh thần, lực lượng của mình, để làm việc chiến đấu lâu dài và đạt được mụcđích cách mạng đã đề ra Khi người nói “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20năm hoặc lâu hơn nữa” thì đó chính là sắc thái mới của chữ Cần trong thời đại chốngchủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân

Chữ Kiệm cũng được Bác hiểu với ý nghĩa hết sức mới mẻ Nếu xưa Kiệmđược hiểu là tiết kiệm, bủn xỉn trong của cả vật chất thì theo Bác lại là không xa xỉ,không hoang phí, không bừa bãi, chi tiêu hợp lý làm lợi cho dân Đặc biệt, Người còn

mở rộng nội dung của từ Kiệm, đó là không chỉ tiết kiệm về của cải, vật chất mà còn làthời gian, công sức và chất xám của nhân dân và đặc biệt là kiệm xương máu của nhândân Và một ý nghĩa hết sức sáng tạo của Hồ Chí Minh với Kiệm đó chính là Kiệmtheo phương châm “nói ít, bắt đầu hành động”

Trong ngũ thường của Nho giáo là nhân, nghĩa, lế, chí, tín không có Liêm thì

Hồ Chí Minh, Liêm “là trong sạch, không tham lam” và “tham tiền của, tham địa vị,tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là Bất Liêm” Chữ Liêm phải đi đôi vớichữ Kiệm, cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần, vì “có Kiệm mới Liêm được

Vì xa xỉ mà sinh tham lam” Tham lam sẽ dẫn đến Bất Liêm, cho nên, cán bộ phải thựchành chữ Liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân” Cũng theo Hồ Chí Minh, “trước nhất

là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù

to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp

“dĩ công vi tư” và “Quan tham vì dân dại” Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì

Trang 23

"quan" dù không liêm cũng phải hoá ra Liêm Vì vậy dân phải biết quyền hạn củamình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ Liêm Chẳng vậy màsau cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Chính phủ sau đây phải là mộtchính phủ liêm khiết”.

Phẩm chất cuối cùng trong “tứ đức” của Hồ Chí Minh là đức Chính Trong ngũthường của Nho giáo không có đức Chính nhưng Hồ Chí Minh lại luôn yêu cầu ngườilàm cách mạng, làm cán bộ phải “chính tâm và thân dân” Chính nghĩa là không tà,thẳng thắn, đứng đắn Để là Chính, mỗi người chớ tự kiêu, tự đại, luôn luôn cầu tiền

bộ, luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình, những lời mình nói, những việc mình làm đểphát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình, đồng thời cũng phải phêbình người khác Đặc biệt, người đó phải biết bảo vệ lẽ phải, phụng sự lẽ phải mà với

Hồ Chí Minh, lẽ phải lớn nhất, chân lý lớn nhất là lợi ích của dân nên người có đứcChính phải là người “vì dân chứ không vì mình” Như vậy, Hồ Chí Minh đã thổi linhhồn vào những khái niệm cũ, sáng tạo và gạt bỏ những cái không phù hợp trong nhữngkhái niệm cũ

Hồ Chí Minh đã làm một cuộc cách mạng về đối tượng thực hành đạo đức.Người chỉ ra rằng, bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, chí công

vô tư nhưng không bao giờ thực hiện mà lại bắt nhân dân tuân theo để phụng sự quyềnlợi cho chúng Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cho tất cả mọingười nhưng người cán bộ phải là người đi đầu để làm gương cho nhân dân và đem lạihạnh phúc cho dân Người nói rõ: “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết cóđược không? Không được Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảongười ta trong sạch, siêng năng được” Ngoài việc phải làm mực thước để nhân dânbắt chước, Hồ Chí Minh còn yêu cầu cán bộ phải có trách nhiệm giáo dục tứ đức chonhân dân Nếu không làm được điều đó thì dù cá nhân anh ta có chăm chỉ bao nhiêu,tiết kiệm bao nhiêu, liêm chính bao nhiêu vẫn chỉ là người “cần, kiệm, liêm, chính mộtnửa” Quan điểm này đã thể hiện lòng tin yêu cán bộ và phong cách nêu gương củabậc hiền triết Á Đông

Trong Hán ngữ, chí công vô tư đồng nghĩa với đại công vô tư Bản dịch chữHán Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Thếgiới, Hà Nội, 2008) đều dịch chí công vô tư là đại công vô tư Ta có thể hiểu “chí công

vô tư/ đại công vô tư” có nghĩa là: Khách quan, công bình, chính trực; không thiên vị,không tự tư, tự lợi; mọi hành động đều vì đại nghĩa, vì lợi ích chính đáng của nhânloại, quốc gia, dân tộc, cộng đồng là trên hết Thấm nhuần tinh hoa văn hóa PhươngĐông, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu sâu sắc giá trị của tinh thần chí công vô tư để tựrèn luyện cho bản thân mình, đồng thời xem đây là một trong những phẩm chất quantrọng của đạo đức cách mạng, cần phải giáo dục cho cán bộ, Nhân dân Thông qua trí

Ngày đăng: 21/04/2021, 17:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w